Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn hướng dẫn học sinh giải tốt bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều trong chương trình vật lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.01 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TỐT BÀI TẬP VỀ
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10
( Phan Thị Phượng, Phạm Thị Mỹ Phượng, @THPT Chê Guê-va-ra )
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chuyên môn
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Vật lý học nghiên cứu các dạng chuyển động, các quá trình biến đổi…và cấu tạo của các vật thể.
Đó là một trong các môn khoa học tự nhiên quan trọng nhất của chương trình Trung học phổ thông.
Các em học sinh đã bắt đầu học môn Vật lý từ các lớp Trung học cơ sở. Nhưng từ lớp 10, môn Vật lý
mới được trình bày một cách hệ thống, sâu sắc và đầy đủ hơn.
Phần “Cơ học” là phần mở đầu của chương trình Vật lý lớp 10, nó đóng một vai trò rất quan
trọng. Chúng cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản về các chuyển động đơn giản
trong đời sống hàng ngày, giúp học sinh hiểu được các phương trình cơ bản của các chuyển động đó,
cũng như giúp học sinh biết cách xác định vị trí, thời gian, vận tốc… của một vật chuyển động. Một
loại chuyển động mà học sinh được tìm hiểu trong chương trình Vật lí 10 là chuyển động thẳng biến
đổi đều. Bài tập về chuyển động này rất phong phú và đa dạng nên khi giải bài tập học sinh thường
gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đây là phần mở đầu, chuyển giao từ Trung học cơ sở lên Trung học
phổ thông nên đa phần học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, vướng mắc, nếu không thông vấn đề này sẽ làm
ảnh hưởng không tốt đến thái độ học môn Vật lý của các em. Vì vậy, việc rèn luyện cho các em một
kĩ năng để giải các bài toán là một yêu cầu cần thiết.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phần lớn học sinh gặp khó
khăn khi giải các bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều, do đó nội dung sáng kiến nhằm phần
nào tháo gỡ những vướng mắc cho các em khi làm các bài tập này, cũng như giúp các em hứng thú,


1


yêu thích môn học vật lí hơn. Qua sáng kiến, tôi mong muốn cung cấp cho các em một số kĩ năng cơ
bản trong việc giải một số dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Nội dung giải pháp: Muốn giải bài tập được tốt, học sinh cần phải nắm vững lý thuyết. Do đó
trước tiên, tôi tóm tắt những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu về chuyển
động thẳng biến đổi đều.
I. ĐỘ LỚN CỦA VẬN TỐC TỨC THỜI:
Vận tốc tức thời là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động tại một thời
điểm nào đó.
v

s
t

Trong đó : v: là vận tốc tức thời (m/s)
∆s: là quãng đường rất ngắn (m)
∆t: là thời gian rất nhỏ (s)
* Lưu ý: Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm có gốc tại vật chuyển động, có hướng của
chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó.
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều
theo thời gian.
1. Khái niệm gia tốc:
Gia tốc là một đại lượng vectơ đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc
r r
r
r v  v0 v
a


t  t0
t
r
a có: + Điểm đặt (hay gốc): tại vật chuyển động

+ Phương: cùng phương với vectơ vận tốc
+ Chiều:
r

r

• Nếu chuyển động thẳng nhanh dần đều thì: a cùng chiều với v (hay a cùng dấu với v,
a.v > 0)


r
v0




r
v0

r
v
r
v




r
a

r

r

• Nếu chuyển động thẳng chậm dần đều thì: a ngược chiều với v (hay a trái dấu với v,

r

v
r r
a ●v




r
v0

2

r
v0


a.v < 0)



+ Độ lớn:
a

v  v0 v

t  t 0 t

Trong đó: a là gia tốc (m/s2)
∆v là độ biến thiên vận tốc (m/s)
∆t là độ biến thiên thời gian (s)
Lưu ý: Trong chuyển động thẳng đều thì: a = 0
2. Công thức tính vận tốc:
v  v0  a (t  t0 )

Trong đó : v0 : là vận tốc đầu (m/s)
v : là vận tốc sau (m/s)
(t – t0): là thời gian chuyển động (s)
t0 = số chỉ đồng hồ - gốc thời gian
* Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) thì:

v  v0  a.t

* Đồ thị vận tốc theo thời gian: là một đường thẳng cắt trục tung tại v0 . Độ dốc là gia tốc a.
+ CĐNDĐ: đồ thị hướng lên
+ CĐCDĐ: đồ thị hướng xuống
+ CĐTĐ: đồ thị nằm ngang
+ Giao điểm của đồ thị với trục thời gian: vật dừng lại
+ Hai đồ thị song song: hai chuyển động có cùng gia tốc

3. Công thức tính quãng đường đi được:
1
s  v0 (t  t0 )  a (t  t0 ) 2
2

* Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) thì:

s = vo t +

1
at2
2

4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường:
v2 - v02 = 2as
5. Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:
1
x  x0  v0 (t  t0 )  a (t  t0 ) 2
2

* Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) thì:

3

x = x o + vo t +

1 2
at
2



Trên đây là những điểm trọng tâm và những điều cần lưu ý của nội dung kiến thức về chuyển
động thẳng biến đổi đều. Qua đó, ta có thể phân loại các dạng bài tập vận dụng như sau:
Dạng 1: Tính gia tốc, vận tốc, thời gian và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Yêu cầu cần đạt: vận dụng được các công thức:
a

v  v0 v

t  t0 t

v = v0 + at
v2 - v 02 = 2as
s = v0t +

1 2
at
2

x = x 0 + v0 t +

1 2
at
2

(Lưu ý học sinh: Vật chuyển động từ trạng thái nghỉ (bắt đầu chuyển động) thì: v0 = 0.
Vật dừng lại v = 0.)
Bài toán 1: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, sau 10s thì dừng hẳn lại.
a. Tìm gia tốc của đoàn tàu.
b. Sau 4s, kể từ lúc hãm phanh, tàu đi được quãng đường bao nhiêu?

Giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu.
Chọn gốc thời gian là thời điểm đoàn tàu hãm phanh.
a) Ta có: v = v0 + at
Tàu dừng: v = 0 � 10 + a.10 = 0 � a = - 1 m/s2.
(Lưu ý học sinh: giá trị âm của gia tốc ở đây là do vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động của tàu
hay vì tàu chuyển động chậm dần nên gia tốc ngược dấu với vận tốc). Ngoài ra, đối với những học
sinh yếu cần lưu ý việc đổi đơn vị.)
b) Quãng đường tàu đi trong 4s:
s = v0t +

1 2
at = 10.4 – 0,5.42 = 32 m
2

Bài toán 2: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh
dần đều với gia tốc 0,1m/s2 đến cuối dốc đạt vận tốc 72km/h.
a. Tìm thời gian ôtô đi hết dốc.
b. Chiều dài của dốc là bao nhiêu?
c. Tìm vận tốc của ôtô khi đi được nửa dốc. Còn bao lâu nữa thì ôtô xuống hết dốc.
4


Giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô.
Chọn gốc thời gian là thời điểm ôtô có vận tốc 36km/h.
a) Thời gian ôtô đi hết dốc:
v = v0 + at
� 20 = 10 + 0,1t � t = 100s


b) Chiều dài của dốc
v2 - v 02 = 2.a.s
� 202 – 102 = 2.0,1.s
� s = 1500 m

(Lưu ý học sinh: có thể tính chiều dài dốc theo cách khác, từ đó nhằm giúp học sinh vận dụng tốt
các công thức đã học.)
c) Khi ôtô đi được nửa dốc thì: s1 = 750 m
Vận tốc của ôtô khi đi được nửa dốc:
v12  v02 = 2.a.s1
� v12 - 102 = 2.0,1.750
� v12 = 250 � v1 �15,81 m/s.

Thời gian ôtô đi nửa dốc còn lại:
v = v1 + at1
� 20 = 15,81 + 0,1.t1 � t1 = 41,9 s

(Để giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về tính chất của loại chuyển động này, có thể đưa ra nhận
xét: thời gian để ôtô đi nửa quãng đường đầu là: 100 – 41,9 = 58,1 s. Tức là ôtô chuyển động nửa
quãng đường cuối mất ít thời gian hơn nửa quãng đường đầu, lí do vì ôtô chuyển động nhanh dần
đều, càng lúc chuyển động càng nhanh hơn.)
Bài toán 3: Một vật chuyển động theo phương trình: x = 4t2 + 20t (cm; s)
a. Tính quãng đường vật đi từ t1 = 2s đến t2 = 5s.
b. Tính vận tốc lúc t = 3s. Trong giây thứ 3, vận tốc vật tăng thêm bao nhiêu?
Giải
Nhận xét: Để giúp học sinh giải được dạng bài toán liên quan đến phương trình chuyển động cho
trước như thế này, trước tiên cần hướng dẫn học sinh đối chiếu phương trình đã cho với dạng
phương trình tổng quát để xác định các đại lượng: x0, v0, a. Từ đó, học sinh có thể xác định được
đặc điểm của chuyển động này.
5



a) Ta có: x0 = 0; v0 = 20 cm/s; a = 8 cm/s2.
(Lưu ý: học sinh có thể nhằm lẫn tính quãng đường vật đi được từ t1 = 2s đến t2 = 5s bằng cách
thế khoảng thời gian đi tương ứng lúc này là 3s vào phương trình quãng đường như sau:
s = 20.3 +

1
1
.8.32 . Do đó, cần lưu ý học sinh công thức: s = v 0t + at2 dùng để xác định quãng
2
2

đường vật đi được sau t giây kể từ lúc vật có vận tốc v0.)
Quãng đường vật đi sau 2 s:
s1 = 20.2 + 4.22 = 56 cm
Quãng đường vật đi sau 5 s:
s2 = 20.5 + 4.52 = 200 cm
Quãng đường vật đi được từ t1 = 2s đến t2 = 5s là: 200 – 56 = 144 cm
Nhận xét: có thể hướng dẫn học sinh tính quãng đường theo cách khác nhằm giúp học sinh vận
dụng tốt hơn về công thức này.
Cách khác: Vận tốc vật lúc t = 2 s: v = v0 + a.t = 20 + 8.2 = 36 cm/s
Quãng đường vật đi được từ t1 = 2s đến t2 = 5s (tức thời gian đi của vật là 3s):
s = 36.3 +

1
.8.32 = 144 cm
2

b) Vận tốc vật lúc t = 3s: v = v0 + a.t = 20 + 8.3 = 44 cm/s

Trong giây thứ 3, vận tốc của vật tăng thêm 8 cm/s. Vì vật chuyển động nhanh dần đều với
gia tốc 8 cm/s2 nên cứ sau mỗi giây vận tốc vật sẽ tăng thêm 8 cm/s.
Dạng 2: Tìm thời điểm và vị trí hai chất điểm gặp nhau, khoảng cách giữa hai chất điểm.
Yêu cầu cần đạt: Xác định đúng loại chuyển động. Nắm được các bước để giải bài toán dạng
này; từ hệ quy chiếu đã chọn, viết được phương trình chuyển động của chất điểm.
Đây là dạng bài tập học sinh đã được gặp ở chuyển động thẳng đều, vì vậy có thể yêu cầu học
sinh đưa ra phương pháp chung:
- Chọn hệ quy chiếu: chọn trục tọa độ, chọn gốc thời gian.
- Lập phương trình chuyển động cho từng chất điểm từ phương trình tổng quát:
x = x0 + v0(t – t0) +

1
a(t – t0)2.
2

Có thể 1 trong 2 chất điểm chuyển động thẳng đều theo phương trình:
x = x0 + v(t – t0)
- Khi 2 chất điểm gặp nhau thì hai vật cùng có chung một tọa độ: x1 = x2.
� Giải phương trình tìm các ẩn của bài toán.
6


- Khoảng cách giữa 2 chất điểm tại thời điểm t là: Δx = x1  x 2
(Lưu ý học sinh: Khi viết phương trình chuyển động của 2 vật, trước tiên phải xác định vật
chuyển động cùng hay ngược chiều dương để suy ra dấu của vận tốc, tiếp theo xác định dấu của
gia tốc: nếu vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc và vận tốc cùng dấu, nếu vật chuyển động
chậm dần đều thì gia tốc và vận tốc trái dấu.)
Bài toán: Một xe có vận tốc tại A là 20 m/s, chuyển động nhanh dần đều về B với gia tốc 0,8
m/s2. Cùng lúc đó, một xe khác bắt đầu khởi hành từ B đến A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
0,8 m/s2. A và B cách nhau 375 m.

a. Hai xe gặp nhau ở đâu?
b. Tìm quãng đường 2 xe đi được khi gặp nhau.
c. Xác định thời điểm khi khoảng cách giữa 2 xe là 30 m.
Giải
Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương là chiều từ A đến B, gốc thời gian lúc xe đi từ B khởi hành.
Phương trình chuyển động của 2 xe:
xA = 20t + 0,4t2
xB = 375 – 0,4t2
Khi 2 xe gặp nhau thì: xA = xB
� 20t + 0,4t2 = 375 – 0,4t2

� t1  12,5s
��
t 2  37,5s  loa�
i

Vậy: 2 xe gặp nhau tại vị trí cách A là: x = xA = 20.12,5 + 0,4.12,52 = 312,5 m
b) Quãng đường 2 xe đi được khi gặp nhau.
Xe đi từ A là: sA = 312,5 m
Xe đi từ B là: sB = 375 – 312,5 = 62,5 m
c) Theo đề bài khoảng cách giữa 2 xe là: Δx = x1  x 2 = 30 m
(Lưu ý học sinh: đối với câu hỏi này phải xét 2 trường hợp là: x 1 – x2 = 30 và x2 – x1 = 30 (điều
kiện t > 0)
x1 – x2 = 30 � 20t + 0,4t2 – 375 + 0,4t2 = 30 � t �13,24 s
x2 – x1 = 30 � 375 – 0,4t2 – 20t – 0,4t2 = 30 � t �11,74 s
Vậy sau 11,74s và 13,24s kể từ khi xe đi từ B khởi hành thì khoảng cách giữa 2 xe là 30 m.
Dạng 3: Bài toán về đồ thị

7



Yêu cầu cần đạt: Biết cách thu thập thông tin từ đồ thị. Nhận biết được loại chuyển động của
vật. Vẽ được các dạng đồ thị.
Ở phần chuyển động thẳng đều, học sinh đã được làm quen với việc vẽ đồ thị nên cũng có nhiều
thuận lợi khi tìm hiểu dạng bài tập này. Tuy nhiên, để có thể giải được dạng bài tập này học sinh cần
nắm vững dạng các đồ thị.
Bài toán 1: Cho đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động thẳng.
a. Hãy mô tả chuyển động của vật và viết phương
trình vận tốc của vật.
b. Viết phương trình chuyển động của vật, cho biết

v (m/s)
4

O

10

t (s)

vật bắt đầu chuyển động từ tọa độ x0 = 100 m. Vẽ đồ thị
- 40

tọa độ - thời gian của vật.
Giải

- 60

(Lưu ý học sinh: các em có thể nhằm lẫn giữa chuyển
động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. Do đó trước tiên, cần biết đây là đồ thị gì?

Đường biểu diễn là đường gì? Từ đó suy ra dạng chuyển động của vật.)
a) ● Giai đoạn 1 (0 �t �4s): vật chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều dương, vận tốc
có độ lớn giảm từ 40 m/s đến 0 m/s.
Gia tốc của vật: a1 =

0  40
= 10 m/s2
4

Phương trình vận tốc của vật: v1 = - 40 + 10t.
● Giai đoạn 2 (4s �t �10s): vật chuyển động thẳng nhanh dần đều ngược chiều dương, vận
tốc có độ lớn tăng từ 0 m/s đến 60 m/s.
Gia tốc của vật: a2 =

60  0
= - 10 m/s2
6

Phương trình vận tốc của vật: v2 = 0 – 10 (t – 4) = 40 – 10t.
(Lưu ý: học sinh thường viết sai phương trình ở giai

x (m)

đoạn 2, cần lưu ý học sinh thời điểm đầu của giai đoạn
100

này không trùng với mốc thời gian nên t0 ≠ 0.)
b) Phương trình chuyển động của vật:

20

O

● Giai đoạn 1: x1 = 100 – 40t + 5t2.
Khi t = 4s thì:
x1 = 100 – 40.4 + 5.42 = 20 m.
● Giai đoạn 2: x2 = 20 – 5 (t – 4)2.
8

- 160

6
4

10

t (s)


x2 = - 5t2 + 40t – 60.
(Lưu ý: Nhiều học sinh trong giai đoạn 2 sẽ thế x0 = 100 m. Cần nhắc học sinh tọa độ đầu của giai
đoạn 2 ứng là vị trí ứng với thời điểm t = 4 s. Khi vẽ đồ thị phải lưu ý đến giới hạn của đồ thị, tức
là điểm bắt đầu và kết thúc của đường biểu diễn.)
● Giai đoạn 1: t = 0 → x = 100m; t = 4 s → x = 20m
● Giai đoạn 2: t = 10 s → x = - 160m; x = 0 → t = 6s
Bài tốn 2: Hai vật chuyển động thẳng biến đổi đều có

v (m/s)

các đồ thị vận tốc – thời gian như hình bên. Hãy nêu các đặc


20

điểm của mỗi chuyển động.

10
O

Giải

- 10

● Vật 1 (v0 = 20m/s):

Vật 1
2

t (s)

10
6

8

12

Vật 2

+ Từ t0 = 0 đến t1 = 8s chuyển động thẳng chậm
dần đều cùng chiều dương, vận tốc có độ lớn giảm từ 20m/s đến 0. Gia tốc của vật là:
a=


0  20
= - 2,5 m/s2.
8

+ Từ t1 = 8 s đến t2 = 12 s: chuyển động thẳng nhanh dần đều ngược chiều dương, vận tốc
có độ lớn tăng từ 0 đến 10m/s. Gia tốc của vật là:
a=

10  0
= - 2,5 m/s2.
4

● Vật 2 (v0 = - 10m/s):
+ Từ t0 = 2s đến t1 = 6s chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều dương, vận tốc có
độ lớn giảm từ 10 m/s đến 0. Gia tốc của vật là:
a=

0  10
= 2,5 m/s2.
4

+ Từ t1 = 6s đến t2 = 10s: vật chuyển động nhanh dần đều cùng chiều dương, vận tốc có
độ lớn tăng từ 0 đến 10 m/s. Gia tốc của vật là:
a=

10  0
= 2,5 m/s2.
4


+ Từ t2 = 10 s đến t3 = 12 s: vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s.
BÀI TẬP TƯƠNG TỰ
1. Tính gia tốc của các chuyển động sau :
a. Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốùc 36km/h
b. Tàu hỏa đang chuyển động đều với vận tốc 54km/h thì hãm
phanh và dừng lại sau 10 giây.
c. Ôtô đang chạy đều với vận tốc 30km/h thì tăng tốc đều 60km/h
9


sau 10 giây.
2. Một viên bi thả lăn trên mặt phẳng nghiêng không vận tốc đầu
với gia tốc là 0,1 m/s2. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả viên bi có vận
tốc 2m/s.
3. Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh dốc đến chân dốc nhanh dần đều
hết 5 s và tại chân dốc vật có vận tốc 10m/s. Nó tiếp tục chạy
chậm dần đều 10s nữa thì dừng lại. Tính gia tốc của vật trên mỗi giai
đoạn.
4. Một vật nằm ở chân dốc được đẩy chạy lên với vận tốc đầu là
10m/s. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4 m/s 2.Tìm quãng
đường vật đi được khi lên dốc và thời gian đi hết quãng đường đó.
5. Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 10s vận tốc
tăng từ 4m/s đến 6m/s. Trong thời gian ấy xe đi được một đoạn đường
là bao nhiêu?
6. Một đầu tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s 2. Tính quãng đường đi
của tàu trong 10s sau lúc hãm phanh.
7. Một tàu hỏa bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia
tốc 0,1m/s2. Cần bao nhiêu thời gian để tàu đạt đến vận tốc 36km/h
và trong thời gian đó tàu đi được quãng đường bao nhiêu?

8. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s 2. Xác đònh đường đi
của xe sau khi hãm phanh 2s và cho đến khi dừng hẳn .
9. Môt viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 và vận
tốc ban đầu bằng không . Tính quãng đường đi được của bi trong thời
gian 3 giây và trong giây thứ ba.
10. Cho đồ thò vận tốc của vật như hình vẽ:
v(m/s)
a. Xác đònh loại chuyển động và gia tốc trong
mỗi giai đọan.
20 A
b. Tính quãng đường vật đã đi được trong 56s.
B
C
c.Viết phương trình vận tốc của vật trong mỗi
10
giai đoạn với cùng một gốc thời gian.
D
O
11. Một ôtô đang chuyển động đều với vận
t(s)
50 56
20
tốc 36km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh
dần đều với gia tốc 0,1m/s2, đến cuối dốc đạt vận tốc 54km/h .
a. Tìm chiều dài dốc và thời gian đi hết dốc .
b. Tại chân dốc xe bắt đầu hãm phanh, CĐCDĐ sau 10s dừng lại. Tìm
quãng đường đi được và gia tốc của giai đoạn CĐCDĐ.
12. Thang máy bắt đầu đi lên theo 3 giai đoạn: Nhanh dần đều không
vận tốc đầu với gia tốc 2m/s 2 trong 1s. Đều trong 5s tiếp theo.Chuyển

động chậm dần đều cho đến khi dừng lại hết 2s. Tìm :
a. Vận tốc của chuyển động đều .
b. Quãng đường tổng cộng
mà thang máy đi được .
13. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu v 0 =
18km/h. Trong giây thứ năm vật đi được quãng đường 5,45m.Tìm :
a. Gia tốc của vật .
b. Quãng đường đi được sau 6
s.
14. Lúc 8giờ một ô tô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận
10


tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s 2. Cùng lúc
đó tại điểm B cách A 560m một xe thứ hai bắt đầu khởi hành đi
ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động nhanh dần đều với gia
tốc 0,4 m/s2. Xác đònh thời gian hai xe đi để gặp nhau, thời điểm gặp
nhau và vò trí lúc gặp nhau .
15. Một xe đạp đang đi với vận tốc 7,2 km/h thì xuống dốc CĐNDĐ với
gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó một ô tô lên dốc với vận tốc ban
đầu 72km/h CĐCDĐ với gia tốc 0,4 m/s 2. Chiều dài dốc là 570m. Xác
đònh quãng đường mỗi xe đi được cho tới lúc gặp nhau. Giải bài toán
bằng cách lập phương trình chuyển động.
16. Cùng một lúc một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm
A, B cách nhau 120 m và chuyển động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe
đạp .Ô tô bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
0,4m/s2 xe đạp chuyển động đều. Sau 40 giây ô tô đuổi kòp xe đạp .
Xác đònh vận tốc xe đạp và khoảng cách hai xe sau thời gian 60s .
17. Một vật chuyển động có phương trình đường đi là : s = 16t - 0,5t 2
(m/s)

a. Xác đònh các đặc tính của chuyển động này : v 0 , a , tính chất
chuyển động ?
b. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thò vận tốc của vật .
18. Phương trình chuyển động của một chất điểm là : x= 50t 2 + 20t 10 (cm,s)
a. Tính gia tốc của chuyển động .
b. Tính vận tốc của vật lúc t =2s
c. Xác đònh vò trí của vật lúc nó có vận tốc 120 cm/s.
19. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 4 kể từ lúc
bắt đầu chuyển động nhanh dần vật đi được 12m. Tính gia tốc và qng đường xe đi được trong 4s
đó.
20. Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường s 1 = 24m và s2 = 64m trong hai
khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc chuyển động của vật.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Áp dụng cho các học sinh lớp 10.
Khi nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp học sinh
dễ dàng tiếp thu khi nghiên cứu các dạng bài tập ở bài sự rơi tự do.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Bằng việc hệ thống kiến thức trọng tâm và phương pháp giải một số dạng bài tập về chuyển
động thẳng biến đổi đều như trên, tơi đã trang bị cho các em học sinh một chuẩn kiến thức cần thiết
để giải quyết thành cơng các dạng bài tập này.
Sáng kiến kinh nghiệm trên đã giúp cho giáo viên chủ động giảng dạy cho học sinh một cách hệ
thống và tương đối đầy đủ các dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều. Đồng thời, nó còn
giúp cho học sinh phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Từ đó, học sinh có cái nhìn tồn
diện và tự tin hơn khi tiếp cận các dạng bài tập này.
11


Qua việc trình bày nội dung sáng kiến, tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm mà bản thân đã
góp nhặt được trong quá trình giảng dạy. Tuy đã có sự cố gắng nhưng đề tài trên chắc không tránh
khỏi những khuyết điểm và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài

ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bến Tre, ngày 19 tháng 03 năm 2018

12



×