Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH may xuất khẩu hải đăngi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 72 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

i

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.....................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG..........................................................................................................3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương..................................................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm về tiền lương......................................................................................3
1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của tiền lương...................................................3
1.1.3 Phân loại tiền lương............................................................................................4
1.1.4. Các hình thức tiền lương...............................................................................................4
1.1.4.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm................................................................4
1.1.4.2. Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp.........................................................5
1.1.4.3. Tiền lương sản phẩm tập thể..........................................................................5
1.1.4.4. Tiền lương sản phẩm có thưởng.....................................................................6
1.1.4.5. Hình thức trả lương theo thời gian................................................................6
1.1.5.Các khoản trích theo lương............................................................................................7
1.5.1.1 Quỹ bảo hiểm xã hội........................................................................................7


1.5.1.2 Quỹ bảo hiểm y tế............................................................................................7
1.5.1.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp...............................................................................7
1.5.1.4 Kinh phí công đoàn..........................................................................................8
1.1.6. Cách tính lương..............................................................................................................8
1.2. Kế toán lao động tiền lương...........................................................................................11
1.3. Kế toán các khoản trích theo lương..............................................................................13
1.4.Các hình thức ghi sổ kế toán...............................................................................16
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

ii

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung.......................................................................16
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái...................................................................17
1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ....................................................................18
1.4.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính.....................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU HẢI
ĐĂNG......................................................................................................................................22
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng ....22
2.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................22
2.1.2. Quá trình phát triển.........................................................................................22
Bảng 1.1 Bảng các chỉ tiêu tài chính 3 năm gần đây ( đvt đồng).................................25
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.............................................................29

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................29
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng.................29
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận..........................................................29
2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng.30
2.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.....................................................................30
2.1.4.2. Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán........................................................................31
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty......................................................................31
2.1.4.3. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán...................................................31
2.1.4.4. Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty................................................................32
2.1.4.5. Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty...............................................34
2.1.4.6. Hệ thống tài khoản kế toán tại công................................................................36
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng...........................................................................37
2.2.1 Đặc điểm chung về lao động, tiền lương tại Công ty......................................37
2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại lao động tại Công ty...................................................37
2.2.1.2. Quỹ tiền lương................................................................................................38
2.2.1.3. Các hình thức trả lương...............................................................................39
2.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương............................39
2.2.3.1. Kế toán chi tiết tiền lương............................................................................39
2.2.3.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương................................................52
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

iii

Khoa: Kế toán - Kiểm toán


2.2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.........................54
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng.........................................................................................54
2.2.4.2. Phương pháp kế toán....................................................................................54
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH MXK Hải Đăng..........................................................................64
3.1.3. Điều kiện hoàn thiện giải pháp...........................................................................65
KẾT LUẬN.............................................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................65

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

iv

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ khái quát quy trình phác thảo mẫu.......Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quy trình sản xuất.....................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng.................29
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty...................................................................... 31
Biểu mẫu 2.1: Bảng chấm công các phòng ban.................................................................39
Biểu mẫu 2.2: Bảng thanh toán lương BP quản lý............................................................. 47
Biểu mẫu 2.4: Phiếu chi thanh toán tiền lương bộ phận quản QLDN............................. 51
Biểu mẫu 2.5: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10-LĐTL).................53

Biểu mẫu 2.6: Bảng phân bổ lương và BHXH (mẫu số 11-LĐTL)................................54
Biểu mẫu 2.7: Sổ nhật ký chung...........................................................................................55
Biểu mẫu 2.8: Sổ cái TK 334................................................................................................60
Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết TK 3383.......................................................................................62
Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết TK 3384.....................................................................................63
Biểu mẫu 2.11: Sổ chi tiết TK 3385.....................................................................................64

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

v

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Từ viết tắt
CP
BHTN
BHXH

Cổ phần

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội

4
5

BHYT
BP

Bảo hiểm y tế
Bộ phận

6
7
8
9
10

CK
CN
CNV
CP
KPCĐ

Chuyển khoản
Công nhân
Công nhân viên
Chi phí
Kinh phí công đoàn


11
12
13
14
16
17
18
19
20

KD
NLĐ
QLDN
TMDV
TNCN
TNDN
TM
TS
VND

Kinh doanh
Người lao động
Quản lý doanh nghiệp
Thương mại dịch vụ
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tiền mặt
Tài sản
Việt Nam đồng


Khóa luận tốt nghiệp

Diễn giải

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

1

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái
sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương
vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ
góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng
suất lao động, tăng tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động. Gắn chặt
với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với
người lao động. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và
thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị đối với
người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào
đặc điểm và tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất của
công việc. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh
toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị đối với
người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý

doanh nghiệp, em chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng – Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung :
Nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở
Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May
xuất khẩu Hải Đăng.
- Mục tiêu cụ thể :
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp
+ Phản ánh thực tế hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty
TNHH May xuất khẩu Hải Đăng

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

+ Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện phát nhằm hoàn thiện công tác hạch
toán kế toán tiền lương và vác khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May xuất khẩu
Hải Đăng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu chính là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng.

+ Phạm vi về mặt không gian: tại Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng. Địa
chỉ: khu 3- xã Hanh Cù- huyện Thanh Ba- tỉnh Phú Thọ
+ Phạm vi về mặt thời gian:
Nghiên cứu công tác kế toán trong 3 năm 2015-2016-2017
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu ở đây chủ yếu dùng phương pháp phỏng vấn, điều tra
để tìm hiểu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May xuất
khẩu Hải Đăng.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH May xuất khẩu Hải Đăng.

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

3

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương.
1.1.1 Khái niệm về tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá,
là một sản phẩm của xã hội, biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động theo chất
lượng và số lượng lao động của mỗi người, dùng để bù đắp chi phí lao động và hiệu quả
lao động đảm bảo tính chính xác của giá thành.
1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của tiền lương


Ý nghĩa của tiền lương:

Tiền tệ, giá cả, tiền lương là những chính sách quan trọng của một quốc gia, nó
không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là yếu tố nhạy cảm tác động trực tiếp đến tình hình
kinh tế chính trị xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Do đó, tiền lương có ý
nghĩa vai trò rất quan trọng:
+ Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động.
+ Tiền lương đảm bảo tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng.
+ Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất.
+ Tiền lương đảm bảo việc tích luỹ để dành.
 Nhiệm vụ và yêu cầu của tiền lương:
+ Tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động và trở thành thu nhập chính
của người lao động.
+ Chính sách tiền lương là một bộ phận cấu thành của tổng thể các chính sách kinh
tế xã hội của Nhà nước, nên thay đổi chính sách tiền lương thì phải cải cách các chính
sách có liên quan. Lương tối thiểu đảm bảo phải thật sự là nền tảng của chính sách tiền
lương mới.
+ Triệt để xoá bỏ bao cấp, từng bước tiền tệ hoá tiền lương.
+ Tiền lương phải kích thích người lao động làm việc, tăng cường hiệu quả của bộ
máy quản lý Nhà nước.


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

4

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

+ Mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh,
quan hệ cung cầu lao động và sự biến động của giá cả lạm phát.
1.1.3 Phân loại tiền lương
Do có nhiều hình thức tiền lương với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối
tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có rất
nhiều cách phân loại tiền lương như: Phân loại tiền lương theo cách thức trả lương (lương
sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng trả lương (lương gián tiếp, lương trực
tiếp), phân loại theo chức năng lao động tiền lương (lương sản xuất, lương bán hàng,
lương quản lý)… Mỗi một cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý.
Về mặt hạch toán tiền lương được chia làm hai loại là: Tiền lương chính và tiền lương
phụ.
- Tiền lương chính: Bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế có làm việc, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính
chất lương.
Tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản
xuất sản phẩm, có quan hệ trực tiếp với khối lượng sản phẩm sản xuất và gắn với năng
suất lao động.
1.1.4. Các hình thức tiền lương

1.1.4.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao động dựa trực tiếp
vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ), công việc mà họ đã hoàn thành đảm
bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc
đó.
Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhất là
các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bởi vì hình thức trả lương theo sản phẩm
quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, gắn tiền
lương với kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi người.

Do vậy kích thích người lao

động nâng cao chất lượng lao động, khuyến khích họ học tập về văn hoá, kỹ thuật, nghiệp
vụ để nâng cao trình độ tay nghề của mình. Công thức tính:
Lsp = ĐG Mtt
Trong đó:

Lsp: Lương trả theo sản phẩm
ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm
Mtt: Số lượng, khối lượng, sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ hoàn thành.

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

5


Khoa: Kế toán - Kiểm toán

1.3.2 Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ trả lương này được áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm,
khi người lao động làm việc mang tính chất tương đối độc lập, có thể định mức và kiểm
tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
Tiền công của người lao động nhận được tính theo công thức sau:
L
ĐG =

= LT
Q

Trong đó:

ĐG: đơn giá sản phẩm

L: Lương theo cấp bậc công việc
Q: Mức sản lượng
T: Mức thời gian
1.1.4.2. Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp
Chế độ trả lương này áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất
sản phẩm.
Đơn giá được xác định theo công thức sau :
L
ĐG = --------MQ
Trong đó: M : Mức phục vụ của công nhân
ĐG : Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp
L : Lương cấp bậc của công nhân phụ
Q : Mức sản lượng của công nhân chính

1.1.4.3. Tiền lương sản phẩm tập thể
Chế độ này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực
hiện.
Đơn giá tiền lương tính theo công thức sau:
L
ĐG = ----- = L T
Q
Trong đó: ĐG : Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

6

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

 L : Tổng số tiền lương tính theo cấp bậc công việc
Q : Mức sản lượng
T : Mức thời gian
Sau khi áp dụng công thức tính được tiền lương sản phẩm của tập thể ta
tiến hành tính lương cho từng người như sau:
Lsptập thể
Lcnj =

x Tj x L j
T j x Lj


Trong đó: Lcnj : tiền lương sản phẩm của công nhân thứ j
Tj : Ngày (giờ) công của công nhân thứ j
Lj : Lương ngày(giờ) của công nhân thứ j
Lsptập thể : Lương sản phẩm của tập thể
1.1.4.4. Tiền lương sản phẩm có thưởng
Là tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất, chất lượng
sản phẩm. Phần tiền lương được tính theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào
mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về mặt số lượng công việc.
Công thức tính:

L(m x h)
Lth= L + –––––––
100
Trong đó : L: Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m : % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h : % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
1.1.4.5. Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức
danh và thang lương theo quy định theo 2 cách: Lương thời gian giản đơn và lương thời
gian có thưởng .
+ Lương thời gian giản đơn được chia thành:

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

7


Khoa: Kế toán - Kiểm toán

• Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc quy định gồm tiền
lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp dụng trả
lương nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc
các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.
• Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo
chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV, tính trả lương cho
CNV trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng.
• Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong
ngày chế độ. Lương giờ thường được làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy
nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả
lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất,
kiểm tra chấp hành chấp hành kỉ luật lao động nhằm tạo người lao động tự giác làm việc,
làm việc có kỉ luật và năng suất cao.
1.1.5.Các khoản trích theo lương
1.5.1.1 Quỹ bảo hiểm xã hội
Là khoản chi phí cấp cho cán bộ, công nhân viên trong trường hợp tạm thời hoặc
vĩnh viễn mất sức lao động nhằm giảm bớt những khó khăn trong đời sống của bản thân
khi gặp tai nạn, rủi ro, ốm đau, thai sản. Số tiền bảo hiểm xã hội do Cơ quan bảo hiểm xã
hội quản lý và được trích theo một tỷ lệ nhất định phát sinh trong kỳ. Theo chế độ hiện
nay tỷ lệ là 26%, trong đó 18% do người sở dụng lao động nộp và tính vào chi phí, 8%
còn lại do người lao động nộp và được trừ vào lương trong tháng.
1.5.1.2 Quỹ bảo hiểm y tế
Được trích lập để trợ cấp cho người lao động cho việc khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khoẻ cho người lao động. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ là 4,5%, trong đó người sử
dụng lao động nộp 3% được tính vào chi phí, 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
1.5.1.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Được trích lập để hỗ trợ về thu nhập cho người lao động bị thất nghiệp tuỳ theo loại
hình thất nghiệp; ổn định nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái thông qua duy trì sức mua
của lao động mất việc làm; hỗ trợ cải cách doanh nghiệp; duy trì kỹ năng nghề của người
lao động mất việc làm; nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm của người lao động có nhu
cầu việc làm và khuyến khích nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Hiện nay theo quy định thì

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

8

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

người lao động và người sử dụng lao động phải đóng 2%, trong đó người lao động đóng
1%, người sử dụng lao động đóng 1%.
1.5.1.4 Kinh phí công đoàn
Được trích lập để trợ cấp cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy
định trên tổng quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế
phát sinh trong tháng của doanh nghiệp. Theo quy định của nhà nước năm 2016, tỷ lệ
trích lập quỹ này là 2%.
1.1.6. Cách tính lương
Tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát
triển kinh tế gia đình. Tiền lương trả cho người lao động lớn hơn hoặc bằng mức lương
tối thiểu thì sẽ tạo cho người lao động cảm giác yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả
năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng. Vậy cách tính

lương như thế nào? có các hình thức trả lương gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới
đây.
Cách tính lương cho người lao động
Hình ảnh: Cách tính lương cho người lao động
1. Trả lương theo thời gian
Tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
“Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho
người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo
tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:
a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao
động;
b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng
nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng
chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và
bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy
định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

9

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia

cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao
động.”
Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể
là theo tháng, theo ngày, theo giờ. Có 2 cách tính lương mà các doanh nghiệp thường áp
dụng như sau:
Cách 1:
Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm
việc thực tế
– Lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không
hưởng lương.
– Nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền vào lương và ngược lại tháng nào làm
đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.
– Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày
nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật
Cách 2:
Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / 26 x ngày công thực tế làm việc
– Lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, vì có
tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có
tháng là 27 ngày.
– Khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm
sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất
cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công
chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ. (Con số 26 kia tưởng trừng như là cố định,
nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)
Ví dụ: Tháng 06/2016 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, công ty trả lương cho
nhân viên X là 5 Triệu đồng/ tháng, A đi làm đầy đủ (tức là 27 ngày)
– Theo cách 1:
Lương tháng = 5.000.000/27 X 27 = 5.000.000
– Theo cách 2:


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

10

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

Lương của A: 5.000.000/26 X 27 = 4.814.815 (DN quy định ngày công chuẩn là: 26
ngày)
Vẫn là A, Nhưng trong tháng 2/2016, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật, 24 ngày đi làm, A đi
làm đầy đủ.
Lương của A = 5.000.000/26 x 24 = 4800000
=> Vậy là trong tháng 2, A đi làm đâỳ đủ nhưng lương mức nhận được lại không đầy đủ.
Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào
doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của
công ty.
2. Trả lương theo sản phẩm
– Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo
số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả
lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người
lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.
– Công thức tính lương: Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm
3. Trả lương theo lương khoán
– Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo
đúng chất lượng được giao.
– Công thức tính: Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

4. Lương/ thưởng theo doanh thu:
– Là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt
được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.
– Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… Hưởng lương theo
doanh thu
– Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
Lương/thưởng doanh số cá nhân
Lương/thưởng doanh số nhóm
Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…
5. Kỳ hạn trả lương

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

11

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

– Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm
việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp
một lần.
– Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một
lần.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả
thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng
tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

6. Nguyên tắc trả lương
– Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
– Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01
tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất
bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
trả lương.
1.1.7. Yêu cầu của quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kế toán lao
động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
-Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời
gian và kết quả lao động.Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các
khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy
động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, tình
hình sử dụng quỹ tiền lương
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng
chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao
động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản theo
lương vào chi phi sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động.
-Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề
xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp.
1.2. Kế toán lao động tiền lương
1.2.1 Kế toán chi tiết tiền lương

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


12

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

- Thu thập và kiểm tra chứng từ: Bảng chấm công, bảng chấm tăng ca…
- Nếu việc chi lương được thực hiện tại quỹ doanh nghiệp, thì thủ quỹ căn cứ vào
bảng thanh toán tiền lương để chi trả tiền lương cho người lao động. Người lao động
nhận lương phải ký tên bảo bảng thanh toán tiền lương
1.2.2. Kế toán tổng hợp tiền lương
1.2.2.1. Tài khoản kế toán và chứng từ kế toán sử dụng
* Tài khoản sử dụng
-

TK 334, phải trả công nhân viên.
Nội dung: Phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp phải trả công nhân viên về tiền
lương, tiền thưởng, tiền công lao động, tiền chi trả BHXH và các khoản thu nhập của
từng người lao động.
 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334
Nợ

TK 334 Có

- Các khoản khấu trừ vào tiền công,

Tiền lương, tiền công và các lương của

tiền lương của CNV

khoản khác còn phải trả cho CNV chức


- Tiền lương, tiền công và các khoản
khác đã trả cho CNV
- Kết chuyển tiền lương công nhân
viên chức chưa lĩnh

Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho CNV

Dư có: Tiền lương, tiền công và các

chức
* Chứng từ kế toán sử dụng

khoản khác còn phải trả CNV chức

-Mẫu số 01a - LĐTL - Bảng chấm công
-Mẫu số 01b - LĐTL - Bảng chấm công làm thêm giờ
-Mẫu số 02 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương
-Mẫu số 03 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

13

Khoa: Kế toán - Kiểm toán


1.2.2.2. Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương
1.3. Kế toán các khoản trích theo lương
1.3.1 Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương
- Thu thập và kiểm tra chứng từ: Bảng phân bổ tiền lương, Bảng kê trích nộp các
khoản theo lương…
1.3.2. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương
1.3.2.1. Chứng từ sử dụng
-Mẫu số 10 - LĐTL – Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
-Mẫu số 11 - LĐTL – Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
1.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
-

14

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

TK 338: Phải trả khoản phải nộp khác
Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật,
cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, các
khoản khấu trừ vào lương, theo quyết định của toà án, trị giá tài sản thừa chờ xử lý và các
khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cước ngắn hạn các khoản giữa hộ và thu hộ.

TK 338 gồm 6 TK cấp 2:
- TK 338.1: "Tài sản thừa chờ giải quyết" phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ
nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
- TK 338.2: " Kinh phí công đoàn" phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công
đoàn ở đơn vị.
- TK 338.3: " BHXH" phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH theo quyết định.
- TK 338.4: "BHYT" phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT theo quyết định.
- TK 338.8: "Phải trả nộp khác" phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị
- TK 338.9: “ BHTN ” phản ánh tình hình trích và thanh toán BHTN theo quyết định.
Kết cấu và nội dung phản ánh TK338

Nợ

TK 338



- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý

- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN

- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

theo tỷ lệ quy định

- Xử lý giá trị tài sản thừa thu

- Tổng số doanh thu nhận trước phát

- Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh


sinh trong kì

thu bán hàng tương ứng từng kỳ

- Các khoản phải nộp, phải trả hay hộ

- Các khoản đã trả đã nộp khác

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp,
phải trả được hoàn lại.

Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa Vượt Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và
chi chưa được thanh toán

giá trị tài sản thừa chờ xử lý

1.2.2.3. Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích theo lương

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

15

Khoa: Kế toán - Kiểm toán


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích theo lương

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

16

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

1.4.Các hình thức ghi sổ kế toán
1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo
trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau
đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức ghi sổ kế toán - Nhật ký chung bao gồm các loại sổ như sau
-Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
-Sổ Cái;
-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết;
+ Trình tự luân chuyển chứng từ
- Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết
ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký
chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán
chi tiết thì đông thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào các
sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

- Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căc cứ vào các chứng từ được
dùng làm căc cứ ghi sổ, ghi trên nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký đặc biệt lien quan. Định kỳ
(3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từ sổ Nhật ký
đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ đi số trùng
lặp do một ngiệp vụ được ghi vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sauk khi đã kiểm tra đối chiếu đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập
từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng phát sinh
nợ phải bằng Tổng phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

17

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung
Đánh giá ưu nhược điểm của hình thức ghi sổ Nhật ký chung
+Ưu điểm
- Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuân tiện cho phân công lao động kế toán;
- Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời
điểm => vì vậy kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
+Nhược điểm
Lượng ghi chép tương đối nhiều


1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự
thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ
kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
+ Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

18

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Ưu điểm
- Số lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép.
- Việc ktra đối chiếu số liệu có thể thực hiện thường xuyên trên sổ Tổng hợp Nhật
ký – sổ cái
+ Nhược điểm
- Khó thực hiện việc phân công lao động kế toán( chỉ có duy nhất 1 sổ tổng hợp –
Nhật ký sổ cái)
- Khó thực hiện đối với DN có quy mô vừa và lớn, phát sinh nhiều Tài khoản.
+Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái :


Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

19

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Ưu điểm
- Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

+ Nhược điểm
- Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp.
- Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, vì vậy
cung cấp thông tin thường chậm
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

20

Khoa: Kế toán - Kiểm toán

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
1.4.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên
máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn
hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm
kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ
sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:
- Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của
hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
*Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc


×