Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHÍNH PHỦ điện tử 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.88 KB, 6 trang )

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
PGS.TS Nguyễn Văn Y
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
II. DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm chính phủ điện tử
“ Việc sử dụng ICT để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc
phục những rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên giấy tờ truyền
thống” cho tới “ Sử dụng ICT để cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính
phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân, các đối tác kinh doanh và người lao động”
Chính phủ điện tử nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ
chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân
Có 4 dạng giao dịch chính phủ điện tử là:
+ Chính phủ với công dân (G2C): bao gồm việc phổ biến thông tin tới công
chúng, các dịch vụ công dân
+ Chính phủ với doanh nghiệp (G2B): là những dịch vụ trao đổi giữa chính phủ
và cộng đồng doanh nghiệp.
+ Chính phủ với người lao động ( G2E): cách thức giải quyết công việc với
người dân.
+ Chính phủ với chính phủ ( G2G) ở hai cấp độ:
- Cấp độ trong nước.
- Cấp độ quốc tế.
1.2 Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử
- Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn;
- Khách hàng trực tuyến không phải xếp hàng;
- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi
của người dân;
- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ;


- Nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa.
1.3 Các giai đoạn xây dựng chính phủ điện tử
Gồm 5 bước:
- Phát triển tầm nhìn
- Đánh giá mức độ sẳn sàng


- Xác định các mục tiêu thực tế.
- Tập trung các thủ tục hành chính và xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi .
- Xây dựng mối quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
1.3.1. Phát triển tầm nhìn
Phản ánh các mục tiêu phát triển lớn hơn của đất nước cũng như những mối
quan tâm và mục tiêu rông lớn hơn của xã hội.
1.3.2. Đánh giá mức độ sẳn sàng
Những câu hỏi cần trả lời:
- Con người và kỹ năng:
1. Họ có những kỹ năng CNTT gì?
2. Mức độ thông thạo của họ?
3. Những kỹ năng của họ có đủ để triển khai chính phủ điện tử?
1.3.2. Đánh giá mức độ sẳn sàng (tt)
Những câu hỏi cần trả lời:
- Phần cứng, phần mềm và thiết bị:
1. Cơ quan anh/chị đang sử dụng phần cứng/phần mềm ICT nào ?
2. Tình trạng mới/cũ của thiết bị ?
3. Cơ sở hạ tầng của chính phủ hiện nay ra sao ?
1.3.2. Đánh giá mức độ sẳn sàng(tt)
Những câu hỏi cần trả lời:
- Luật lệ:
1. Các chính sách và quy định hiện nay có phù hợp không?
2. Cần phải sửa đổi bổ sung các chính sách, qui định nào?

1.3.3. Xác định các mục tiêu thực tế.
- Xác định các dịch vụ chính phủ nào sẽ được cung cấp.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá.
-

Xác định các cơ quan và người lãnh đạo triển khai các dự án.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và trang bị lại thiết bị cho cơ quan.

1.3.4.Tập trung các thủ tục hành chính và xây dựng chiến lược quản lý sự
thay đổi .
- Phát triển một chiến dịch nhận thức.
- Tạo ra các thước đo được xây dựng trên cơ sở năng lực.
1.3.5. Xây dựng mối quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân.
- Khả năng triển khai các dự án


- Khu vực tư nhân có những kinh nghiệm quí báu mà chính phủ có thể tận
dụng.
1.4.5. Xây dựng mối quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân (tt).
- Khả năng chuyển giao công nghệ từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước.
Có 5 nguyên tắc xác định mối quan hệ của chính phủ với khu vực tư nhân:
- Hoàn vốn đầu tư
- Việc giảm thiểu “ rò rỉ chất xám” yêu cầu phải có kế hoạch.
1.3.5. Xây dựng mối quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân (tt).
- Tạo các mô hình kinh doanh thực tế cho các dự án chính phủ điện tử.
- Tìm ra điểm mạnh của từng đối tác.
- Phát triển các chính sách về thuê nguồn nhân công bên ngoài.

1.4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Từ trên xuống
Từ dưới lên
(Thực trạng, ưu điểm, hạn chế)
II. DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
2.1.Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến.
2.1.1.Khái niệm dịch vụ công trực tuyến
Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được
cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các
thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành
chính đó.
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là mức độ 1 và cho phép người sử dụng
tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi
hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp
dịch vụ.
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là mức độ 2 và cho phép người sử dụng
điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các
giao dịch xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc
thanh toán lệ phí và nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là mức độ 3 và cho phép người sử dụng
thanh toán lệ phí được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực
tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
2.1.Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến.
2.1.2. Vai trò của dịch vụ công trực tuyến
- Những hoạt động phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu.


- Nhà nước có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân
phối dịch vụ.

- Họat động có tính chất phục vụ trực tiếp
- Mục tiêu nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ.
2.1.3.Các tiêu chí đánh giá dịch vụ công trực tuyến.
- Các thủ tục được thực hiện một cách công khai và giảm bớt nhiều trình tự
không cần thiết.
-Tính minh bạch và liên thông của hành chính được tăng cường.
-Trách nhiệm cá nhân và bộ phận trong cơ quan hành chính được phân định rõ
và hợp lý hơn
- Yêu cầu được giải quyết đúng thời hạn.
2.2. Các dịch vụ công trực tuyến của 1 số quốc gia và khu vực trên thế giới.
- Ở Mỹ
- Ở Liên minh Châu Âu (www.eu.conecta.it/paper;
www.uncjin.org/CiCP/cicp.html)
2.2. Các dịch vụ công trực tuyến của 1 số quốc gia và khu vực trên thế giới.
+ Tại Singapore cổng giao dịch điện tử CP địa chỉ: www.ecitizen.gov.sg
- Có 1600 dịch vụ bao gồm: kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến việc làm và
gia đình.
- Có 1300 giao dịch điện tử giữa người dân và Chính phủ
2.3.Điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam
2.3.1.Điều kiện pháp lý cho dịch vụ công trực tuyến
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật.
+ Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm:
- Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân;
- Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước;
- Cung cấp các dịch vụ công;
- Các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ.
+ Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- Phải có mục “Dịch vụ công trực tuyến” thông báo danh mục các dịch vụ hành
chính công và các dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của DV.
- Cung cấp chức năng hướng dẫn sử dụng, theo dõi tần suất sử dụng, quá trình

xử lý và số lượng hồ sơ đã được xử lý đối với từng DVcông trực tuyến từ mức độ 3 trở


2.3.2.Trang Web và cơ sở dữ liệu của dịch vụ công trực tuyến
+ Trang Web của dịch vụ công trực trực tuyến có những thông tin:

- Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị
trực thuộc;


- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có
liên quan;

• 2.3.2.Trang Web và cơ sở dữ liệu của dịch vụ công trực tuyến (tt)
- Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên
của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính,
thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;
- Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ,
chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;

• 2.3.2.Trang Web và cơ sở dữ liệu của dịch vụ công trực tuyến (tt)
- Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ,
công chức có thẩm quyền;
- Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
- Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật CNTT;
- Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.


2.3.2.Trang Web và cơ sở dữ liệu của dịch vụ công trực tuyến (tt)

+ Cơ sở dữ liệu của dịch vụ công trực tuyến:
- Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện;

- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông
tin điện tử;


2.3.2.Trang Web và cơ sở dữ liệu của dịch vụ công trực tuyến (tt)

- Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang
thông tin điện tử;
- Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử;
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

• 2.3.Điều kiện về con người tham gia dịch vụ công trực tuyến
Thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin trên môi trường mạng thực hiện
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán
bộ, công chức có thẩm quyền;
- Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật CNTT
2.4. Đánh giá chung về dịch vụ công trực tuyến ở Viết Nam
2.4.1. Số lượng dịch vụ công trực tuyến.
+ Tại TP.HCM
- Mức độ 1: 0 dịch vụ;
- Mức độ 2: 2.362 dịch vụ;
- Mức độ 3: 7 dịch vụ;


- Mức độ 4: 4 dịch vụ (Cấp phép Họp báo; Cấp phép Hội thảo - Hội nghị có yếu

tố nước ngoài; Cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, Cấp phép thiết
lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet).
2.4.2. Chất lượng dịch vụ công trực tuyến.
- Thông tin về dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa
kịp thời ngay sau khi có sự thay đổi.
- Các dịch vụ được tổ chức, phân loại theo ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho
việc khai thác sử dụng.
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
3.1. Xây dựng môi trường pháp lý
- Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện.
- Bảo đảm tính chích xác và sự thống nhất về nội dung
- Thực hiện quy định của pháp luật
3.2.Hạ tầng về công nghệ thông tin-Truyền thông và xây dựng cổng thông
tin điện tử.
- Cơ sở hạ tầng phải được phát triển để đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa các
lọai hình dịch vụ công trực tuyến.
- Nhà nước có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin –
truyền thông có tốc độ và chất lượng cao. Điểm truy cập Internet công công được ưu
tiên.
- Cơ sở hạ tầng từ trung ương đến địa phương được thống nhất xây dựng và
quản lý theo quy định của Chính phủ.
3.3. Bảo đảm an toàn và bí mật thông tin cá nhân của các dịch vụ công trực
tuyến ở Việt Nam
- Thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi truyền đưa, lưu trữ trên
môi trường mạng của các dịch vụ công trực tuyến được đảo bảo bí mật theo quy định
của pháp luật.
3.4.Các biện pháp
- Xây dựng ban hành thể chế, cơ chế chính sách về dịch vụ công trực tuyến, tạo
môi trường thuận lợi cho dịch vụ công trực tuyến.

- Thống nhất chỉ đạo cung cấp các dịch vụ công cho tòan xã hội theo từng
ngành, lĩnh vực, kiểm tra việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Tổ chức một số dịch vụ công trọng điểm, then chốt hoặc đòi hỏi trình độ cao,
không thể phân cấp hoặc xã hội hóa.
- Chuyển phần lớn các dịch vụ công ( cấp phép, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,..)
cho chính quyền địa phương thực hiện để đáp ứng kịp thời, sát với yêu cầu của nhân
dân.
- Xã hội hóa dịch vụ công trực tuyến.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×