Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Dạy học đoạn trích “hồn trương ba, da hàng thịt” của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ YẾN

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA
LƢU QUANG VŨ (NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN
VĂN BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ YẾN

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƢƠNG BA,
DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ (NGỮ VĂN 12,
TẬP 2) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 8140111

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng


HÀ NỘI – 2017`


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, trƣớc tiên tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên các Phòng ban của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội và các thầy cô của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các
em học sinh của trƣờng THPT Gia Lộc II- Gia Lộc - Hải Dƣơng đã ủng hộ, giúp đỡ
tôi, tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành nhiệm vụ của mình.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã
dành cho tơi sự quan tâm, khích lệ, chia sẻ và động viên tơi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng trong q trình tìm hiểu và nghiên cứu
khơng tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ
phía thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Yến

i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

:

Đối chứng

ĐHSP

:

Đại học sƣ phạm

ĐHQGHN

:

Đại học quốc gia Hà Nội

GD&ĐT

:

Giáo Dục và Đào tạo

GV

:


Giáo viên

HS

:

Học sinh

KNS

:

Kĩ năng sống

KTDH

:

Kĩ thuật dạy học

Nxb

:

Nhà xuất bản

NSND

:


Nghệ sĩ nhân dân

PPDH

:

Phƣơng pháp dạy học

PTDH

:

Phƣơng tiện dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa

SGV

:

Sách giáo viên

THCS

:


Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TN

:

Thực nghiệm

TLTK

:

Tài liệu tham khảo

ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn.................................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục hình ảnh .................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu .............................................................................................. vii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 11
7. Cấu trúc của luận văn: ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 12
1.1 Lý thuyết liên văn bản ...................................................................................... 12
1.1.1 Nguồn gốc lý thuyết liên văn bản ................................................................. 12
1.1.2 Khái niệm liên văn bản.................................................................................. 14
1.1.3 Đặc trưng của liên văn bản........................................................................... 23
1.1.4 Hình thức và nhiệm vụ liên văn bản ............................................................ 23
1.2 Tính khả thi, điều kiện và ý nghĩa của việc dạy học đọc hiểu văn bản văn
học theo hƣớng tiếp cận liên văn bản trong chƣơng trình ngữ văn THPT .......... 25
1.2.1 Tính khả thi của việc dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng tiếp cận liên
văn bản trong chương trình ngữ văn THPT......................................................... 25
1.2.2 Điều kiện để vận dụng có hiệu quả lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc
hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT ................................................. 28
1.2.3 Ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc hiểu
văn bản trong chương trình ngữ văn THPT .......................................................... 32
1.3 Thực tế việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc hiểu ở THPT
hiện nay.................................................................................................................... 36
1.3.1 Vận dụng không tự giác ................................................................................ 36
1.3.2 Vận dụng tự giác trên cơ sở hiểu biết lý thuyết liên văn bản..................... 38

iii



1.3.3 Thành công và hạn chế trong việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy
học đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 .................... 40
1.4 Thực trạng dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lƣu
Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập2) trong trƣờng THPT hiện nay ............................... 44
1.4.1 Thực trạng dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay ................ 44
1.4.2 Thực trạng dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập2) trong trường THPT hiện nay ............................... 47
Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................. 49
CHƢƠNG 2. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA
LƢU QUANG VŨ (NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN
LIÊN VĂN BẢN ................................................................................................... 51
2.1 Những định hƣớng tổ chức hoạt động dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba
da hàng thịt” trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12 ................................................ 51
2.1.1 Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
theo hướng tích hợp và tích cực ............................................................................. 51
2.1.2 Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
nhằm bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ nghệ thuật cho học sinh lớp 12 ................. 52
2.1.3 Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
nhằm bồi dưỡng nền tảng văn hóa, giáo dục đạo đức,và có cái nhìn mới về
con người cho học sinh lớp 12 ........................................................................ 54
2.2 Nội dung vận dụng ........................................................................................... 56
2.2.1 Liên kết văn bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ với
văn bản truyện dân gian ......................................................................................... 56
2.2.2 Liên kết văn bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ với
các loại hình sáng tác khác .................................................................................... 70
2.2.3 Liên kết văn bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ với
các lĩnh vực khác trong đời sống, văn bản văn hóa ............................................. 72
2.3 Phƣơng pháp vận dụng ..................................................................................... 75
2.3.1 Ưu tiên sự liên kết giữa văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu

Quang Vũ với các văn bản từng quen thuộc với học sinh .................................... 75
2.3.2 Phá bỏ độc quyền vận dụng lý thuyết liên văn bản của giáo viên.............. 76
2.3.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo mang tính liên văn bản................... 78

iv


2.3.4 Tăng cường các bài tập liên hệ..................................................................... 79
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................. 83
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN
TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ ( NGỮ VĂN
12, TẬP 2) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN ............................ 85
3.1 Thực nghiệm thăm dị về tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết
liên văn bản trong dạy học đọc – hiểu văn bản văn học ở trƣờng trung học phổ
thông. ....................................................................................................................... 85
3.1.1 Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 85
3.1.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ............................................. 85
3.1.3 Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 85
3.1.4. Tiến trình và kết quả thực nghiệm ............................................................... 86
3.1.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ (tiết 5, Ngữ Văn 12, tập 2, ban cơ bản) theo hướng tiếp cận liên văn
bản............................................................................................................................ 91
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 116

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Tranh học sinh tìm hiểu về tác giả Lƣu Quang Vũ .......................... 94
Hình 3.2 Học sinh 12 I tìm hiểu về tác giả Lƣu Quang Vũ .......................... 101
Hình 3.3 Học sinh tìm hiểu về nhân vật Trƣơng Ba – kịch Lƣu Quang Vũ so
sánh với truyện cổ tích dân gian. .................................................................. 101
Hình 3.4 Liên kết "Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ với nghệ
thuật múa rối.................................................................................................. 105
Hình 3.5 Liên kết "Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ với nghệ
thuật kịch hình thể. ........................................................................................ 106

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả HS các lớp đối chứng : ...................................................... 89
Bảng 3.2: Kết quả các lớp dạy thực nghiệm ................................................... 90
Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng ........ 90
Biểu đồ 3.1.Kết quả học tập các lớp đối chứng .............................................. 89
Biểu đồ 3.2. Kết quả học tập các lớp dạy thực nghiệm .................................. 90

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Từ sự đổi mới cấu trúc, nội dung chƣơng trình và mục tiêu, phƣơng
pháp dạy học của môn Ngữ văn bậc TH
Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trƣờng trung học phổ thông hiện nay là

bồi dƣỡng và nâng cao thêm một bƣớc năng lực văn học cho học sinh, trong đó có
năng lực đọc – hiểu văn bản. Chính vì thế chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hai
trục tích hợp: đọc văn và làm văn. Với nguyên tắc tích hợp, chƣơng trình hiện
nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nhƣng mỗi giai đoạn sẽ lựa
chọn ra những thể loại tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản mẫu cho việc
dạy học đọc – hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua
dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phƣơng pháp đọc
để các em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác. Cùng với việc xác định
lại mục tiêu của việc dạy học văn, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học một lần
nữa đƣợc nhắc đến. Đó là đổi mới phƣơng pháp dạy học theo những yêu cầu của
quan điểm dạy học tích cực, tích hợp và tƣơng tác của lí luận dạy học ngày nay.
Theo quan điểm dạy học tích cực, giáo án khơng cịn là phƣơng án trình diễn hoạt
động giảng dạy của giáo viên, khơng cịn là kịch bản độc diễn của ngƣời dạy để
bằng cách đó giáo viên mang tới cho học sinh những kết luận có sẵn, mà là bản
thiết kế các hoạt động dạy xuất phát từ nhiệm vụ học tập của học sinh, khơi dậy
năng lực tự học và giúp các em có cơ hội tự mình chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng
trong bài học.
1.2 Từ tình hình đọc – hiểu văn bản văn học nói chung và vận dụng lý
thuyết liên văn bản và dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” của
Lƣu Quang Vũ nói riêng
Sự ra đời của lý thuyết đọc hiểu trên thế giới và sự xâm nhập lý thuyết đó vào
Việt Nam những năm gần đây đã ảnh hƣởng nhiều đến phƣơng hƣớng nghiên cứu,
giảng dạy tác phẩm văn chƣơng trong nƣớc. GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng cho rằng:
“Đọc-hiểu là một địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để phương pháp dạy
học văn phát triển thêm về mặt lý luận và vận dụng thực tế. Đọc hiểu cần tách ra
khỏi vòng kiểm soát chật hẹp của phương pháp để trở thành nội dung tri thức chung

1



gắn liền với lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết giao tiếp, thi pháp học, lý luận dạy học
ngữ văn”.[13]
Xác định rõ vai trò của đọc – hiểu nhƣ vậy nhƣng trong nhà trƣờng phổ thơng Việt
Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của
đọc hiểu và có những biện pháp đọc hiểu phù hợp. Vấn đề này tƣởng nhƣ là mâu
thuẫn, bởi chƣơng trình sách giáo khoa mới đã đi đƣợc chặng đƣờng gần 10 năm.
Ở phƣơng diện lý luận, hiện nay các sách tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức
– kĩ năng, các bài viết đăng trên tạp chí … đều đề cập đến đọc – hiểu. Nhƣng giữa
các tác giả vẫn chƣa có sự thống nhất với nhau về thuật ngữ này. Có tài liệu ghi là
“đọc - hiểu”(Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn (10, 11, 12) – Nguyễn Trọng Hoàn, Dạy
học văn là dạy học sinh đọc – hiểu văn bản – Trần Đình Sử), nhƣng cũng có tài
liệu ghi “đọc hiểu” (Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản) – Quách Duy Bình, Dạy
học đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm hình thành khái niệm phong cách nhà văn
cho học sinh – Đỗ Tiến Sĩ ). Ở đây khơng phải là sai sót trong cách viết hay lỗi kỹ
thuật đánh máy mà xuất phát từ quan niệm của ngƣời viết. Nhƣ vậy, chúng ta
thấy rằng ngay cả một thuật ngữ có thể nói là phổ biến hiện nay vẫn có những quan
niệm, cách viết khơng giống nhau.
Ở phƣơng diện thực tiễn, có thể thấy rằng từ khi vấn đề đọc – hiểu đƣợc áp
dụng vào dạy học văn đã xuất hiện nhiều mơ hình đọc – hiểu khác nhau của những
tác giả có uy tín, nhƣ mơ hình của Vũ Dƣơng Quỹ, Phan Trọng Luận, Nguyễn
Trọng Hồn…Mỗi mơ hình đều có những đóng góp nhất định và trở thành nguồn
tài liệu tham khảo phong phú cho giáo viên. Và cũng khơng ít giáo viên đã vận
dụng một trong những mơ hình trên để soạn giảng. Tuy nhiên, qua một số tiết dự
giờ, tham khảo các thiết kế bài học, cũng nhƣ qua trao đổi với các đồng nghiệp
trong các đợt tập huấn thay sách, chúng tơi thấy rằng vẫn cịn khơng ít giáo viên
chƣa ý thức rõ về tinh thần đọc - hiểu nên còn lúng túng trong thiết kế và dạy học.
Do vậy trong rất nhiều giờ dạy mặc dù giáo viên khi thiết kế bài soạn là đọc
hiểu, rồi lên lớp hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu, nhƣng việc làm này mới chỉ đơn
thuần là thay đổi một thao tác chứ thực chất để hiểu rõ xem có những cách thức đọc
hiểu nào và hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu ra sao thì hầu hết giáo viên chƣa hiểu rõ

nguồn gốc của nó. Do vậy đây mới chỉ là việc làm thay một chiếc bình mới cịn

2


rƣợu trong bình vẫn là rƣợu cũ. Nói cách khác, chúng ta đang khốc lên mình mơn
Ngữ văn một chiếc áo mới của đọc – hiểu, còn các biện pháp sử dụng trong dạy học
vẫn là của giảng văn và phân tích.
Trong khi đó Bộ Giáo Dục và Đào tạo ngày càng đẩy mạnh quá trình phát
triển giáo dục, vận dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích
cực học tập, sáng tạo của học sinh. Nhất là học sinh lớp 12 đang bƣớc vào giai đoạn
chuẩn bị cho các kì thi quan trọng và lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Để hiện thực
hóa quan điểm dạy học tích hợp hiện nay một cách sống động, đạt hiệu quả cao thì
việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong các giờ đọc hiểu văn bản văn học đã trở
thành một đòi hỏi tất yếu. Một số nhà giáo, nhà nghiên cứu đã quan tâm và nghiên
cứu tìm hiểu đến vấn đề khá là thú vị và hấp dẫn, nhƣng cũng khơng kém phần gai
góc này trong các đề tài khác. Tuy nhiên, cịn rất nhiều khía cạnh của vấn đề cần
bàn thảo, kỹ hơn và sâu hơn nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên – với mục đích nâng
cao chất lƣợng đọc hiểu văn bản văn học, một hoạt động trọng yếu của dạy học ngữ
văn ở THPT nói chung và dạy học Ngữ văn với lớp 12 nói riêng.
Từ những lí do trên, chúng tơi thấy rằng việc “Dạy học tác phẩm Hồn
Trương Ba da hàng thịt của Lƣu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập 2) theo
hƣớng tiếp cận liên văn bản” cho học sinh lớp12 là việc làm thiết thực, có ý
nghĩa góp thêm tiếng nói về một trong những vấn đề có tính thời sự hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Những công trình nghiên cứu về lý thuyết liên văn bản
Trong hơn hai chục năm gần đây, lý thuyết liên văn bản đã từng bƣớc đƣợc
giới thiệu ở Việt Nam cùng với cấu trúc luận, giải cấu trúc và cấu trúc hiện đại. Đã
có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên
cứu về vấn đề này. Sau đây là một số cơng trình mà chúng tơi quan tâm:

Trƣớc hết là bài viết của Hồng Trinh tập tiểu luận Ký, hiệu, nghĩa và phê
bình văn học (1993), tiếp đến là bài viết của Trần Đình Sử giới thiệu những cống
hiến của M.Bakhtin tính đối thoại và phức điệu trong tiểu thuyết (in trong tập tiểu
luận Lý luận và phê bình văn học.1996). Đỗ Đức Hiểu trong thi pháp hiện đại
(2000) đã đề cập khá trực tiếp về liên văn bản.

3


Những cơng trình dịch thuật về liên văn bản : Các khái niệm và thuật ngữ của
các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (I.PIlin và E.A
Tzurgaanova chủ biên) nhóm tác giả Đào Tuấn Anh - Trần Hồng Vân - Lại Nguyên
Ân dịch năm 2003, Bản mệnh của lý thuyết- văn chương và sự cảm nghĩ thông
thường của Antoine Compagnon (Lê Hồng Sâm và Đăng Anh Đào dịch năm 2006),
Liên văn bản- sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề của L.P.
Rjanskaya (Ngân Xuyên dịch, năm 2007), cơng trình thi pháp của chủ nghĩa hậu
hiện đại của Liviu Petrescu (Lê Nguyên Cần dịch), Văn bản- liên văn bản- Lý thuyết
liên văn bản của G.K. Kosikov (Lã Nguyên dịch 2017)...
Cụ thể và có hệ thống nhất là bài viết của Nguyễn Minh Quân nhƣ Liên văn
bản- sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn học (2001); Nguyễn Nam Điểm
qua mấy hướng tiếp cận văn bản ở nước ngoài (2011); Nguyễn Nam (viện Harvard
– Yenching) có buổi thuyết trình về “Lý thuyết liên văn bản trong nghiên cứu văn
học và Hán Nôm” tại khoa Văn học, Đại học KHXH & NV, 2009, hay Nguyễn Văn
Thuấn với đề tài “Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”. Luận án đã
nghiên cứu nguồn gốc của lý thuyết liên văn bản và định hƣớng những cách tiếp cận
mới về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 2013.
Các bài nghiên cứu cụ thể và có hệ thống là các bài viết : Liên văn bản trong
Cây đàn ghi-ta của Lorca (Lê Huy Bắc), bài viết “Yếu tố liên văn bản trong tiểu
thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo" tạp chí khoa học – Đại học Huế Số 7,
(2012), (Nguyễn Văn Hùng). Hay Phùng Phƣơng Nga có bài viết “Liên văn bản và

vấn đề đối thoại của tư tưởng trong văn xuôi đương đại”. Văn nghệ trẻ số 3 (741)
và số 13 (754); Liên văn bản trong tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara (Nguyễn
Thị Quỳnh Hƣơng); các hình thức liên văn bản trong tiểu thuyết của Pau Auster
(Nguyễn Thị Thanh Hiếu); Truyện ngắn Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản của
Nguyễn Văn Thành (Luận văn thạc sĩ KHXH & NV tại đại học Đà Nẵng, năm
2013); luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Vui với đề tài "Dạy học văn học trung đại - Ngữ
văn 10 theo hướng liên văn bản" (Trƣờng đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà
Nội - 2013); luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Châm "Dạy học truyện ngắn sau năm
1975 theo hướng tiếp cận liên văn bản" (Trƣờng đại học Giáo dục - Đại học QGHN,
2013); Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học tác phẩm thơ mới chƣơng trình

4


Ngữ văn 11 - THPT của Phạm Thị Bích Phƣợng (Trƣờng đại học Giáo dục 2015),...
Các bài nghiên cứu cùng các luận văn, luận án là minh chứng cho việc vận
dụng lý thuyết liên văn bản để nghiên cứu về tác giả, tác phẩm đang thu hút mạnh
mẽ các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đƣơng đại trong những năm gần đây.
Tiếp cận liên văn bản từ lý thuyết liên văn bản đã mở ra một hƣớng tiếp cận mới, nó
kích thích q trình tìm hiểu khoa học và khám phá thế giới văn hóa của ngƣời đọc,
mở ra vỉa tầng giá trị mới cho tác phẩm văn chƣơng.
Các cơng trình nghiên cứu của tác giả đi trƣớc là những gợi ý bổ ích cho đề
tài của tơi và có đóng góp lớn vào việc chỉ ra những con đƣờng, phƣơng pháp để
dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ theo hƣớng
tiếp cận liên văn bản.
2.2 Những cơng trình nghiên cứu về dạy học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng
thịt” của Lƣu Quang Vũ
Kịch bản "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của tác giả Lƣu Quang Vũ trong
sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (chƣơng trình chuẩn) là một tác phẩm mới đƣợc đƣa
vào giảng dạy năm học 2008-2009, song đã có nhiều bài viết định hƣớng phƣơng

pháp tiếp cận văn bản này. Chúng tơi quan tâm đến những cơng trình sau:
2.2.1 Những ý kiến bình phẩm về kịch Lưu Quang Vũ
- Cuốn "Phân tích Ngữ văn 12" của tác giả Trần Nho Thìn, Nxb Giáo dục
(2009) định hƣớng phân tích đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt": "Đối với
một văn bản tác phẩm kịch thì cách phân tích thuận tiện hơn cả là phân tích đối
thoại và xung đột giữa các nhân vật...". Tác giả cho rằng sự tồn tại của nhân vật
trong kịch là sự tồn tại thông qua các đối thoại. Song tác giả bài viết chƣa nói gì đến
tính liên văn bản của đoạn trích mà chỉ nói đến ý nghĩa nội dung của vở kịch "Từ
văn bản, các cuộc đối thoại giữa hồn Trƣơng Ba và xác hàng thịt, với ngƣời thân và
với Đế Thích, dễ nhận thấy có một triết lý quan trọng đƣợc quan tâm: hồn và xác là
hai thực thể quan trọng làm nên nhân cách của con ngƣời. Để là chính mình, để
khơng giả dối và phân thân, cần có cuộc sống hài hòa của thân xác và tâm hồn".
- Trong cuốn "Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12", chƣơng trình nâng
cao, NXB Giáo dục (2008) tác giả Lê Quang Hƣng định hƣớng phân tích kịch bản

5


văn học "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" có nói đến sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang
Vũ thông qua diễn biến của xung đột kịch và sự phân thân của nhân vật mà chƣa hề đề
cập đến vấn đề định hƣớng tiếp cận văn bản theo hƣớng tiếp cận liên văn bản.
- Bài "Nhân đọc và xem "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của tác giả Phan
Trọng Thƣờng nêu rõ: Vở kịch vừa mang ý nghĩa tự nó, vừa mang ý nghĩa cho nó.
Nghĩa tự nó của "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là sự hòa hợp và ý thức đạo lý về
phần hồn và phần xác của con ngƣời. Cịn nghĩa cho nó là cuộc đấu tranh hồn thiện
nhân cách của con ngƣời. Tác giả Phan Trọng Thƣờng trong bài nghiên cứu của
mình cũng có nói đến sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch:
Khai thác triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích "Hồn Trương Ba,da hàng thịt" ...Từ
triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích, Lƣu Quang Vũ đã sáng tạo nên một tác phẩm
đa nghĩa.

Các nhà nghiên cứu tập trung khai thác hai đề tài chính trong kịch của Lƣu
Quang Vũ là đề tài khai thác mơ típ truyện cổ dân gian và đề tài hiện đại viết về
cuộc sống mới để đƣa ra những nhận xét đánh giá về tài năng nghệ thuật, cội nguồn
sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ. Đề tài hiện đại vẫn luôn là vấn đề cốt lõi,
xuyên suốt các sáng tác của Lƣu Quang Vũ cho dù nhà văn khai thác các yếu tố dân
gian trong vở kịch. Đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: "Anh hay dùng câu chuyện
huyền thoại cổ tích để viết lên tâm sự của con ngƣời ngày hôm nay" [33,tr.174]. Tác
giả Cao Minh cũng có chung nhận xét khi viết về kịch "Hồn Trương Ba, da hàng
thịt": Từ một câu truyện cổ dân gian mang tính triết lý cao. Lƣu Quang Vũ đã sáng
tác vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Vở kịch đi thẳng vào ngƣời xem về vấn
đề muôn thuở của con ngƣời cũng là vấn đề cấp bách của cuộc sống hiện tại"
[38,tr.322]. Nhà phê bình Lý Hồi Thu chỉ rõ trong vở kịch "Hồn Trương Ba, da
hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ không lệ thuộc vào nội dung câu chuyện, đã tìm tịi,
vừa mở rộng kích thƣớc tự sự, vừa khơi sâu vào giá trị tƣ tƣởng để tạo vở kịch nổi
tiếng mà "hạt cơ bản" là giá trị nhân văn sâu sắc là giá trị nhân văn sâu sắc về lẽ tử
sinh" [39, tr.117]. Những ý kiến đánh giá về kịch Lƣu Quang Vũ đều có chung
nhận xét: tác giả Lƣu Quang Vũ là một tài năng lao động nghệ thuật, sức sáng tạo
đặc biệt, đề tài kịch Lƣu Quang Vũ rất đa dạng đặc biệt bắt nhịp với cuộc sống mới,

6


chất lƣợng kịch của Lƣu Quang Vũ hấp dẫn lôi cuốn ở cách tổ chức xung đột kịch, ở
ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Ngồi ra cịn một số luận án và luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống về
kịch của Lƣu Quang Vũ và tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" mà chúng tôi
quan tâm nhƣ: Đặc điểm kịch của Lưu Quang Vũ, Mảng kịch dựa trên tích truyện
dân gian của Lưu Quang Vũ, Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang vũ,....
2.2.2 Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy đoạn trích "Hồn Trương Ba, da
hàng thịt" của Lưu Quang Vũ

2.2.2.1 Sách giáo viên
- Sách giáo viên chƣơng trình chuẩn do GS Phan Trọng Luận làm tổng chủ
biên, đã định hƣớng tìm hiểu đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nhƣ sau:
+ Về nội dụng: Sách giáo viên hƣớng dẫn tìm hiểu trên 3 nội dung:
Thứ nhất: Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật hồn Trƣơng Ba: phải trú ngụ trong
xác hàng thịt, sống vay mƣợn, tạm bợ và trái tự nhiên, khiến tâm hồn nhân hậu,
thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thơ lỗ, phàm tục.
Thứ hai: Về quan niệm con ngƣời là một thể thống nhất giữa hồn và xác, hồn
và xác phải hài hịa, sống thực cho ra con ngƣời q khơng đơn giản.
Thứ ba: Vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời lao động trong cuộc đấu tranh chống lại
sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền đƣợc sống và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
+ Về phƣơng pháp: Giáo viên định hƣớng học sinh tìm hiểu văn bản dựa trên
các câu hỏi ở mục "hƣớng dẫn học bài" trong sách giáo khoa.
- Sách giáo viên chƣơng trình nâng cao do GS Trần Đình Sử làm tổng chủ
biên định hƣớng khai thác nhƣ sau:
+ Về nội dung:
Phân tích tình huống kịch qua các đối thoại để làm nổi bật triết lý về hạnh
phúc, về lẽ sống chết: con ngƣời là một thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
Sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống khơng đƣợc là chính mình thì cuộc sống đó
thật vơ nghĩa.
Phê phán thói chạy theo ham muốn tầm thƣờng về vật chất, những kẻ lấy cớ
tâm hồn đáng quý mà chẳng chăm lo đến đời sống vật chất, khơng phấn đấu vì hạnh
phúc tồn vẹn.

7


+ Về phƣơng pháp:
Sách giáo viên cũng định hƣớng cho giáo viên giúp học sinh tìm hiểu văn bản
dựa trên 7 câu hỏi trong phần "hƣớng dẫn học bài" của sách giáo khoa.

2.2.2.2 Sách tham khảo
- Cuốn thiết kế bài học Ngữ văn của TS. Hoàng Hữu Bội, Nxb Giáo dục
(2008) định hƣớng tiếp cận đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" ở các nội
dung sau:
+ Hƣớng dẫn tìm hiểu 3 xung đột miru tả trong đoạn trích.
+ Về phƣơng pháp: mỗi một xung đột cần tìm hiểu theo các chặng. Xây dựng
hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học
- Cuốn thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2 của tác giả Nguyễn Văn Đƣờng
chủ biên, Nxb Hà Nội (2008) đã đƣa ra hƣớng tiếp cận vở kịch:
+ Nội dung: Phân tích ba cuộc đối thoại trong vở kich, từ đó khám phá ra ý
nghĩa triết lý về lẽ sống của con ngƣời và ý nghĩa phê phán của vở kịch
+ Về phƣơng pháp: Tác giả đƣa ra 13 câu hỏi để tìm hiểu các cuộc đối thoại.
Nhìn chung các cơng trình và bài viết đều định hƣớng đi tìm hiểu đoạn trích
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ theo đặc trƣng thể loại kịch.
Song chƣa có cơng trình bài viết nào quan tâm đến việc dạy học đoạn trích "Hồn
Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ theo hƣớng tiếp cận liên văn bản.
Những đề xuất và gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trƣớc là những đóng góp đáng kể
cho việc dạy học văn bản kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" trong chƣơng trình
Ngữ văn 12. Những thành tựu nghiên cứu khoa học đó là những tài liệu tham khảo
quý báu cho chúng tôi khi giải quyết và nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý thuyết: mở thêm hƣớng nghiên cứu từ hệ thống lý thuyết liên văn
bản thuộc trào lƣu giải cấu trúc thế kỉ XX.
- Vê mặt thực tiễn: Ứng dụng lý thuyết liên văn bản để phân tích khả năng
điều kiện và ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy đọc hiểu
Ngữ văn cho học sinh THPT nói riêng và tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
của Lƣu Quang Vũ nói riêng. Từ việc tìm ra tính liên văn bản trong đoạn trích

8



" Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ sẽ có những đánh giá sâu
sắc về giá trị nội dung tƣ tƣởng, tầng sâu văn hóa, tinh thần dân chủ trong sáng tác
kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ. Qua đó khẳng định tài
năng nghệ thuật, vị tí tiên phong, vai trị khơi mở, tầm tƣ tƣởng lớn của nhà viết
kịch đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn Lƣu Quang Vũ - một nhà văn, nhà viết kịch
xuất sắc thời kỳ đổi mới.
3.2 Nghiên cứu phạm vi, nội dung và phƣơng pháp vận dụng lý thuyết liên
văn bản trong dạy học tác phẩm “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của Lƣu Quang
Vũ trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12.
3.3 Tiến hành thực nghiệm để khẳng định khả năng vận dụng lý thuyết
liên văn bản nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da
hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ cho sinh lớp 12.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba
da hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ (Ngữ Văn 12, tập 2) theo hƣớng tiếp cận liên
văn bản.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết liên văn bản trong giờ Ngữ văn ở lớp 12 nói chung và giờ
dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ (Ngữ văn 12,
tập 2) nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu thuộc hai nhóm
phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp lịch sử xã hội: Tìm hiểu lý thuyết liên văn bản trong các tiến
trình lịch sử và hình thành bối cảnh xã hội Châu Âu. Từ đó lƣợc giản những vấn đề
cốt lõi nhất của lý thuyết liên văn bản, ứng dụng khía cạnh của lý thuyết phù hợp để
phân tích tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ trong bối

cảnh xã hội Việt Nam. Ngƣời viết khi ứng dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học
đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ sẽ đặt tác phẩm vào
tiến trình vận động của văn học Việt Nam suốt chặng đƣờng từ năm 1945 đến hết

9


thế kỉ XX. Soi xét bối cảnh văn hóa xã hội, đặc biệt là xã hội Việt Nam những năm
80 của thời kì đổi mới, những yếu tố khách quan lẫn chủ quan có ảnh hƣởng và tác
động mạnh mẽ đến sáng tác kịch của Lƣu Quang Vũ nói chung và tác phẩm "Hồn
Trương Ba, da hàng thịt" nói riêng. Căn cứ vào bối cảnh xã hội có thể nhận xét
đúng đắn về vị trí và vai trị của nhà văn và tác phẩm.
- Phƣơng pháp loại hình: Xem xét và phân tích tác phẩm từ lí thuyết loại hình
(kịch) ngƣời viết sẽ chú ý đến xung đột kịch, hành động kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ
kịch để nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên đề tài của luận văn là dạy học đoạn trích "Hồn
Trương Ba, da hàng thịt" theo hƣớng tiếp cận liên văn bản nên khi xem xét tác phẩm
kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ sẽ khơng đi sâu vào loại hình
kịch mà nhƣờng chỗ cho thuật ngữ liên văn bản mà ngƣời viết sẽ sử dụng.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: luận văn sẽ phân tích đoạn trích
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ theo tiêu chí nhất định. Có thể
theo đề tài, theo chủ đề, theo kiểu nhân vật,...Trên cơ sở đó sử dụng phƣơng pháp
phân tích sâu một số nhân vật, hoặc tình tiết quan trọng của tác phẩm. Trên cơ sở
phân tích sẽ có những đánh giá mang tính tổng hợp, khái qt.
- Phƣơng pháp phân loại cấu trúc, hệ thống hóa lý thuyết: Ngƣời viết sẽ xem
xét cấu trúc của tác phẩm, mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm, ngƣời đọc, ngƣời
xem. Tìm hiểu sự vận động về nhận thức, tình cảm của nhà văn và nhân vật trong
quá trình sáng tác. Qua việc xem xét cấu trúc bên ngoài và bên trong của tác phẩm.
Ngƣời viết sẽ hệ thống theo cách diễn giải của thuật ngữ liên văn bản thành chƣơng
mục cụ thể.
- Phƣơng pháp mơ hình hóa, quan sát, điều tra, thực nghiệm: để nắm bắt đƣợc

những khó khăn của học sinh và giáo viên khi dạy và học thể loại kịch nói chung và
cảm thụ đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ nói riêng
chúng tôi đã phát phiếu khảo sát thực trạng dạy và học đoạn trích "Hồn Trương Ba,
da hàng thịt" cho giáo viên dạy Ngữ văn và học sinh lớp 12 ở trƣờng THPT Gia Lộc
II ( Thị trấn Gia Lộc - Gia Lộc - Hải Dƣơng) để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu làm
cho việc nghiên cứu đề tài đƣợc sát thực, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạyhocj
đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ theo hƣớng tiếp cận
liên văn bản.

10


Ngồi ra chúng tơi cịn tiến hành thực nghiệm sƣ phạm bằng cách soạn giáo
án và giảng dạy đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ theo
hƣớng tiếp cận liên văn bản bằng những đề xuất của luận văn.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Đối với đề tài ứng dụng vận dụng lý thuyết
liên văn bản trong một tác giả, tác phẩm cụ thể luôn phải dùng đến phƣơng pháp so
sánh đối chiếu. Ngƣời viết sẽ đói chiếu với các văn bản ra đời trƣớc đó. Đặc biệt đối
chiếu kịch bản "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lƣu Quang Vũ với truyện cổ tích
dân gian cùng tên để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt, chỉ ra những sáng tạo của
nhà văn khi sử dụng liên văn bản. So sánh đối chiếu để thấy đƣợc những đặc sắc
trong nghệ thuật và cả tính sáng tạo, khả năng khơi mở những sáng tạo của nhà văn.
Ngồi ra, ngƣời viết có thể dùng phƣơng pháp thống kê phân loại, phƣơng
pháp liên hóa văn hóa - văn học, văn học và sân khấu. Tất cả các phƣơng pháp sẽ
mở ra những tiếp cận thú vị cho sự sản sinh vơ tận "tính năng sản" của văn bản- một
thuộc tính cơ bản của tính liên văn bản.
6. Đóng góp của luận văn
6.1 Với đề tài Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ ( Ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản, ngƣời viết cố gắng
hệ thống hóa những kinh nghiệm vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy đọc

hiểu văn bản văn học ở THPT.
6.2 Đồng thời, đề xuất những biện pháp khả thi nhằm vận dụng lý thuyết liên
văn bản vào dạy học tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ
trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc
dạy Ngữ văn ở nhà trƣờng THPT hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chƣơng 2: Phạm vi, nội dung và phƣơng pháp dạy học đoạn trích “Hồn
Trương Ba da hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ (Ngữ Văn 12, tập 2) theo hƣớng tiếp
cận liên văn bản
- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm: Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba da
hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập 2) theo hƣớng tiếp cận liên văn bản

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lý thuyết liên văn bản
1.1.1 Nguồn gốc lý thuyết liên văn bản
“Thuật ngữ liên văn bản (intertextuality) lần đầu tiên xuất hiện do J.Kristeva
sử dụng trong một tham luận về sáng tác của M.M. Bakhtin đọc tại Xeemina do
R.Barthes chủ trì vào mùa thu năm 1966. Mùa thu năm 1967, tham luận đƣợc công
bố dƣới dạng một bài báo có nhan đề : Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết. Và
ngồi ra cịn hàng loạt các cơng trình của J. Kristeva liên quan trực tiếp đến bài báo
này, ví nhƣ “Lời nói đầu” viết cho bản dịch sang tiếng Pháp cuốn Những vấn đề thi
pháp Dostoevski (Một nền thi pháp học sụp đổ, 1970), hoặc tuyển tập Semeiotikē.
Những cơng trình nghiên cứu lí thuyết biểu nghĩa (1969) và cuốn Văn bản tiểu

thuyết (1970)
Dù nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của nhóm “Tel Quel” đứng đầu
là Philippe Sollers, lí thuyết liên văn bản của Kristeva, một cơ gái Bungaria mới 25
tuổi, đƣợc giới trí thức Pháp ở Paris thời ấy tiếp nhận hết sức dè dặt. Sau này, phải
nhờ vào uy tín của R. Barthes, ngƣời hết lịng ủng hộ và phát triển một cách độc đáo
– trong cuốn S/Z (1970), và những bài báo, tiểu luận, ví nhƣ Từ tác phẩm đến văn
bản (1971), Văn bản (lí luận văn bản) (1973), Khoái cảm văn bản (1973) của ông –
những luận điểm cơ bản của lí thuyết liên văn bản mới đƣợc cấp “quyền công dân”,
nhập vào đời sống khoa học, trở thành đối tƣợng phân tích và giải thích rộng rãi.
Trƣớc tiên, phải nhấn mạnh, việc phân tích và diễn giải nguyên tắc “đối thoại” của
Bakhtin đƣợc Kristeva thực hiện dƣới ánh sáng “triết học đa bội” của chủ nghĩa hậu
cấu trúc (J. Derrida, G. Deleuze…), cho nên cần chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt
giữa triết học này và triết học của M. Bakhtin.”
Liên văn bản là một trong những thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất nhƣng
đồng thời cũng là một trong những thuật ngữ khó xác định nhất trong lý thuyết văn
học nửa sau thế kỷ XX. Kể từ khi đƣợc gọi tên bởi nhà nghiên cứu trẻ ngƣời Pháp
gốc Bulgaria, Julia Kristeva vào khoảng những năm 1966-1967, lý thuyết về tính
liên văn bản cho đến nay đã có một lịch sử gần nửa thế kỷ. Trong quá trình hình

12


thành và phát triển, lý thuyết này đã đƣợc sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau: Đối
thoại, liên ý thức, tiếp xúc văn bản, ngữ cảnh,...Đồng thời cách tiếp cận lý thuyết
liên văn bản của mỗi nhà nghiên cứu: triết học, mỹ học và lý luận, phê bình văn
học,…lại có những lập trƣờng và lý giải tƣơng đối khác biệt.
M.Bakhtin và N. Voloshilov sử dụng liên văn bản để nghiên cứu trong các
cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ và văn học, thi pháp học và phƣơng pháp luận xã
hội, chống hình thức chủ nghĩa và ngữ nghĩa học mĩ học. Thuật ngữ liên văn bản lần
đầu tiên đƣợc J.Kristeva sử dụng (1967) trên cơ sở phân tích quan niệm "tiểu thuyết đa

thanh" của M.Bakhtin. [1]
Liên văn bản theo nghĩa nguyên khởi của thuật ngữ là cơ chế vận hành hiện
thực đƣợc văn bản hóa, nằm ngồi ý muốn của tác giả văn bản lại do tâm thức của thế kỉ
XX sinh ra. Chính trong thế kỉ này liên văn bản đã trở thành quan niệm trung tâm về
một bức tranh thế giới xác định, cụ thể là quan niệm thế giới nhƣ một văn bản, điều này
đƣợc thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện đại. Chính khái niệm liên văn bản đã
làm thay đổi cả cách nhìn về tính điển phạm, dẫn đến việc lật đổ các hệ thống giá trị
cũ, mở ngỏ cho sự lên ngôi của nhiều luồng văn học vốn trƣớc đó bị xem là ngồi lề,
thậm chí hồn tồn bị qn lãng.
Tiếp cận liên văn bản xem mỗi sự sinh thành của văn bản là một hiện tƣợng
quan hệ, một quá trình kết nối, tƣơng tác, đối thoại của văn bản trong mạng lƣới diễn
ngơn xã hội. Văn bản có những mối quan hệ liên văn bản trong mạng lƣới từ cấp độ vi
mơ đến vĩ mơ: kí ức ngơn ngữ, sự biến tấu và tái sinh các thủ pháp, mơ-típ, hình
tƣợng, sự mơ phỏng, nhại, vay mƣợn, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, biến đổi,
ảnh hƣởng, đọc sai, ám chỉ, đạo văn, pha trộn thể loạiTrong cách tiếp cận này, bất cứ một
văn bản nào cũng có tiềm năng trở thành chất liệu của một văn bản khác ra đời sau nó, bất
cứ một văn bản nào cũng đƣợc giả thiết là sự đối thoại, chồng xếp, đồng quy vô số
văn bản khác nhau. Tiếp cận liên văn bản đòi hỏi ngƣời nghiên cứu tiến dẫn văn bản
vào mạng lƣới văn bản xã hội, diễn ngôn ý thức hệ và diễn ngôn tập thể, trong đó bất
kì văn bản nghệ thuật nào cũng là kết quả của thực tiễn thƣơng thỏa nghệ thuật, nơi
mà những gì biệt lập, cơ lập đều bất khả và khơng có tƣơng lai.

13


1.1.2 Khái niệm liên văn bản
1.1.2.1 Sơ lược về lý thuyết liên văn bản
Liên văn bản là một khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong giới, phê bình
văn học thế giới nửa cuối thể kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI. Có thể nói việc
phát hiện ra liên văn bản đã tạo nên một cuộc "cách mạng" trong tƣ duy văn học,

thay đổi một cách mạnh mẽ các quan niệm về văn chƣơng. Định nghĩa một cách khái
quát và tƣơng đối, ngƣời ta chia ra hai loại liên văn bản: Kinh Điển và Hậu hiện đại.
Liên văn bản theo quan niệm kinh điển, biểu hiện bởi sự liên hệ trực tiếp giữa
văn bản này và những văn bản khác. Khái niệm liên văn bản gắn liền với ba tên tuổi
Jacques Derrida, Roland Barthes và Julia Kristeva - những lý thuyết gia tiên phong
trong trào lƣu giải cấu trúc và phê bình hậu hiện đại. Nếu Jacques Derrida là ngƣời
đầu tiên khởi động ý tƣởng "khơng có gì ngồi văn bản" để manh nha những ý thức
phơi thai về vai trị của liên văn bản (intertextuality) thì Roland Barthes mới là kẻ đi
đầu trong sự cổ xuý và quảng bá tƣ tƣởng này nhƣ một bƣớc đột phá lớn - đƣa văn học
từ điểm nhìn gị bó và tù hãm dựa trên hệ lý thuyết cấu trúc luận (structualism) sang
một cách nhìn rộng hơn, sâu hơn và nhiều tự do hơn của lý thuyết giải cấu trúc
(deconstruction). Chính văn bản mới là động lực hƣớng dẫn sự hành ngôn chứ không
phải chủ thể của hành động hành ngơn - một khi đã bắt đầu, tính chất liên văn bản sẽ
khởi động một động hƣớng có tính cách dây chuyền để làm bộc lộ càng lúc càng
nhiều thêm những văn bản khác. Kết quả, ngƣời đọc (và cả ngƣời viết) sẽ có một cuộc
du hành kỳ thú qua nhiều chặng đƣờng lịch sử, xã hội, tâm lý hay trải nghiệm sự tƣơng
tác giữa các nền văn hoá khác nhau.
Khái niệm liên văn bản nảy sinh từ tƣ tƣởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại về
vai trò tích cực của mơi trƣờng văn hóa - xã hội trong quá trình khám phá và tri nhận
thế giới. Khái niệm liên văn bản nhắc nhở cho ngƣời đọc nhận biết một cách có ý thức
rằng mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trƣớc hoặc
cùng thời. Thực tế văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào
chính ngƣời tạo ra nó. Tính chất này đã đƣợc Michel Foucault, cha đẻ của một trong
những trƣờng phái Tân Lịch Sử (New Historicism) thuộc trào lƣu hậu hiện đại nhấn
mạnh: "Những biên thuỳ của một cuốn sách không bao giờ rõ ràng, bên kia trang bìa
ghi ra tựa đề cuốn sách bắt đầu từ những dòng đầu tiên cho đến khi cuốn sách ngưng

14



lại ở dấu chấm cuối cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức tự thân của
cuốn sách ấy" [58, tr. 23]
Khái niệm liên văn bản trong trào lƣu hậu hiện đại đã tạo nên một lối đọc mới,
lạ và mang tính chất cách mạng khi tiếp cận một văn bản, để thƣởng thức đối với
ngƣời thuần tuý biết đọc hay để thẩm định, phân tích dƣới quan điểm của một nhà phê
bình. Sẽ khơng cịn biên giới của văn bản, của thể loại, sẽ khơng cịn có bất cứ nghi
vấn nào về trong hay ngoài văn bản, ngay cả sự phân biệt giữa văn bản và ngữ cảnh
(context) cũng dần dần biến mất khi ứng dụng lý thuyết liên văn bản. Một kịch bản
chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim ảnh là một ví dụ minh hoạ điển hình cho sự
xố đi các biên cƣơng của văn bản, hay ngƣợc lại một cuốn sách đƣợc viết sau khi một
bộ phim đã trình chiếu. Những lý thuyết gia hậu hiện đại còn cho rằng: văn bản trong
bất cứ môi trƣờng nào, không nhất thiết phải là văn bản điện tử (hypertextualtext), đều
chứa đựng một đặc tính tƣơng tự; một kịch bản có thể liên hệ đến nhiều văn bản văn học,
lịch sử, văn hoá, xã hội hoặc ngƣợc lại.
Khái niệm liên văn bản về cơ bản có thể hiểu: Chiều ngang (chủ thể - ngƣời
nhận) và chiều dọc (văn bản - văn cảnh) cùng hiện diện làm sáng tỏ một thực tế quan
trọng. Mỗi từ (văn bản) là một giao tuyến của từ (các văn bản) nơi mà ít nhất một từ
khác (văn bản khác) có thể đọc đƣợc. Kristeva quy cho văn bản trong giới hạn của hai
trục: trục ngang kết nối giữa tác giả và ngƣời đọc văn bản, trục dọc kết nối giữa văn bản
với các văn bản khác. [58, tr.6-9]
Mọi văn bản đều là liên văn bản ở những cấp độ khác nhau, trong hình thức
đƣợc nhận biết ít hay nhiều, bao giờ cũng hiện diện những văn bản khác những văn
bản của văn hố trƣớc đó và những văn bản của văn hoá bao bọc xung quanh. Theo
nghĩa rộng nhất khái niệm này có thể đƣợc xác định là "sự tương tác của các văn bản",
nhƣng tùy thuộc vào các lập trƣờng triết học và nghiên cứu của nhà khoa học mà
nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi. Chúng tôi đƣa ra quan niệm "Liên văn bản là
sự đồng hiện của hai hay nhiều văn bản (ra đời trước đó hay cùng thời) trong một văn
bản (cùng thời hoặc sau đó) được tác giả tạo lập bằng ý thức hoặc vô thức. Người đọc
tiếp nhận trong thực tiễn giao tiếp nghệ thuật bằng vốn sống, trải nghiệm, tri thức
của bản thân họ. Từ đó các giá trị văn hóa sẽ khơng ngừng nảy sinh từ văn bản.


15


1.1.2.2 Liên văn bản như là một thuộc tính của văn bản
Từ khái niệm liên văn bản mà J. Kristeva đã nêu ra, Roland Barthes đã tạo
cho nó một cái tên ngắn gọn và mạnh mẽ hơn: văn bản. Barthes nhấn mạnh, về mặt
thuật ngữ, “văn bản” có nghĩa là “tấm dệt”, “mạng lƣới”, “tấm vải”, và nếu vào
những năm 1970, nguyên mẫu của văn bản của Barthes thƣờng là “thiên hà của
Gutenbeg”, hoặc “thƣ viện” của Borges, thì ngày nay, hình ảnh thích hợp nhất với
nó là “siêu văn bản” máy tính - một “tấm dệt”, “mạng lƣới tồn thế giới”.
Vào năm 1970, trong cuốn S/Z, Barthes đã mô tả văn bản dƣới dạng mở rộng
nhƣ là tính “đa bội đắc thắng”: “một văn bản lý tưởng như thế nào đầy ắp vô lối đi
giao cắt nhau ở bên trong, khơng áp chế lẫn nhau, nó là mạng lưới của những cái
biểu đạt, chứ không phải là cấu trúc của những của những cái được biểu đạt, nó
khơng có mở đầu, nó khơng mang tính khả hồi, có thể thâm nhập vào đó qua vơ
khối cửa ngõ, nhưng khơng một lối nào được coi là chính đạo, chuỗi mã do nó khởi
động đã biến mất ở đâu đó trong cõi xa xăm vô tận, chúng “bất khả giải”, cho nên
mọi sự giải quyết mang tính ngẫu nhiên, nhiều hệ thống ngữ nghĩa khác nhau có
khả năng sở đắc cái văn bản cực kì đa bội ấy, nhưng phạm vi của chúng khơng khép
kín, bởi vì mực thước của những hệ thống như vậy là tính vơ tận của bản thân ngơn
ngữ”. [55, tr14 -15]
Có những đặc điểm chính yếu đƣợc Barthes đề cập đến trong khái niệm văn
bản (liên văn bản, siêu văn bản) : “Liên văn bản đƣợc hiểu nhƣ là thuộc tính bản thể
của mọi văn bản, “bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản”[58, tr 444-445] - tức là
đƣợc nhận định nhƣ là sự xóa nhịa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả riêng
rẽ, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các văn
bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau (khơng nhất thiết là mang tính nghệ
thuật) giữa văn bản và độc giả và cuối cùng, giữa các văn bản và hiện thực. Nhƣ
vậy, liên văn bản mô tả không phải các hiện tƣợng văn học, mà một quy luật khách

quan nào đấy của sự tồn tại của loại ngƣời nói chung (theo L.P.Rjanskaya - Liên văn
bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề).
Chính đây là cách diễn dịch gốc “từ ruột mà ra” của thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên xuất hiện trong cơng trình của J.Kristeva Bakhtine, ngôn từ, đối thoại và
tiểu thuyết. Về sau, khái niệm liên văn bản đƣợc các nhà Hậu cấu trúc luận Pháp

16


×