Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng tiếp cận liên văn bản : Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học : 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ VUI

DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (NGỮ VĂN 10, TẬP I)
THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ VUI

DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (NGỮ VĂN 10, TẬP I)
THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 601410

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

HÀ NỘI - 2013



LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian nghiên cứu miệt mài, nghiêm túc, cuốn luận văn của tôi đã
hoàn thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Kim Sơn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích
lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người luôn nhiệt tình với công tác đào
tạo người thầy đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong suốt 6 năm tôi học tập
tại đây.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy
tại trường THPT Đào Duy Từ Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
triển khai đề tài. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân và
bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Vui


MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………… ...……………………i
Danh mục các chữ viết tắt…………..………………………… .. ……………….….ii

Danh mục các bảng……………………………………………… .. ……………….iii
Danh mục các biểu đồ…………………………………………… .........………………iv

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 12
1.1. Lí thuyết về liên văn bản ................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm liên văn bản .................................................................................. 12
1.1.2. Các cấp độ liên văn bản ................................................................................. 13
1.1.3. Đặc trưng của liên văn bản hậu hiện đại ........................................................ 15
1.2. Đặc thù văn học trung đại Việt Nam ................................................................. 16
1.2.1. Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại ....................................... 16
1.2.2. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo .. 17
1.2.3. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian .................. 17
1.2.4. Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua
một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt. ........................................................ 18
1.2.5. Con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu
ngã. ........................................................................................................................... 19
1.2.6. Tư duy nguyên hợp và quan niệm “văn – sử - triết bất phân” trong các thể
loại văn học trung đại Việt Nam. ............................................................................. 20
Chƣơng 2: DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (NGỮ VĂN LỚP 10,
TẬP I) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN ....................................... 21
2.1. Thực trạng dạy và học các tác phẩm văn học trung đại trước đây. .................. 21
2.1.1. Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại. ................................. 21
2.1.2. Thực trạng của việc học các tác phẩm văn học trung đại .............................. 26
2.1.3. Hiện trạng dạy học văn theo hướng tiếp cận liên văn bản .............................. 27


2.2. Những yêu cầu của việc dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I)
theo hướng tiếp cận liên văn bản. ............................................................................. 28
2.3. Một số giải pháp dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo

hướng tiếp cận liên văn bản .................................................................................... 30
2.3.1 Giúp học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ theo hướng tiếp cận liên văn bản . 30
2.3.2 Giúp các em hình dung và sống lại không khí trung đại................................. 42
2.3.3. Dạy văn chương cổ trong sự so sánh giữa bản dịch với nguyên tác. ............. 47
2.3.4. Đặt các bản bản so sánh với các văn bản khác theo hướng liên văn bản ....... 54
2.3.5. Dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng liên văn bản
với điện ảnh. ............................................................................................................. 61
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................. 64
3.1. Những vấn đề chung của việc Thực nghiệm dạy học phần văn học trung đại lớp
10 tập I- Ban cơ bản theo hướng tiếp cận liên văn bản ............................................ 64
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................... 64
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm................................................. 64
3.1.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 65
3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm .................................................................... 66
3.2.1. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................... 66
3.2.2. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐC

Đối chứng


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HS1

Học sinh 1

HS2

Học sinh 2

LVB

Liên văn bản

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

STT

Số thứ tự

Tr.

Trang

TS

Tiến sĩ



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng....... 70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút… ................................................................. 71

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 60 phút............................................. 71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam (gọi tắt là văn học cổ) là một di sản vô cùng
quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung và hình thức.
Nghiên cứu di sản này là quá trình chúng ta tìm về với cội nguồn của dân tộc. Nhờ
có di sản này, chúng ta hiểu được gốc gác của nền văn học Việt cùng với quá trình
phát triển đi lên của nó. Nhờ có di sản này mà cuộc sống văn hóa, tinh thần của
chúng ta ngày nay thêm phần phong phú. Trong nhà trường, di sản này có khả
năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và năng khiếu thẩm mĩ, nhận thức
thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, bồi đắp
tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Các em thêm tự hào về quá khứ vẻ vang
của dân tộc từ đó hiểu rõ hơn về trách nhiệm đối với đất nước.
Trong thời đại ngày nay với bao biến động có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng,
tính cách của học sinh, các em thích cái mới, cái hiện tại nhưng lại không biết cái
đã qua, cái quá khứ đầy hào hùng vẻ vang của dân tộc. Các em không cảm thấy

rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn, lạnh lùng với số phận
của nhân vật trong tác phẩm, thờ ơ trước cảnh đời, … Điều đó thật đáng lo ngại.
Cần phải khơi dậy tình cảm nhân văn cho các em từ ngay khi còn trên ghế nhà
trường, mới mong đào tạo các em thành những công dân có ích trong tương lai.
Những tác phẩm văn học cổ dạy trong nhà trường chính là công cụ quan trọng để
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn các em. Bởi lẽ giá trị to lớn
của văn học cổ, cái cốt lõi của nó chính là vấn đề nhân văn. Cho nên, dạy văn học
cổ ngoài mặt cung cấp cho học sinh hiểu biết về cuộc sống, xã hội và cung cấp cho
các em về vốn văn học, lại còn phải biết khơi gợi tinh thần nhân văn cho các em
bởi như M.Gorki đã nói “văn học là nhân học”. Văn học thời đại nào cũng mang
những chức năng riêng biệt. Văn học cổ là sản phẩm tinh thần của con người thời
đại xưa, in đậm dấu ấn, suy nghĩ tâm hồn họ. Cho nên học xưa để hiểu nay, “học
cũ để làm mới”, “từ mới để hiểu cũ” đó chính là phương châm tiếp thu tinh thần di
sản văn hóa của chúng ta.
Tiếp nhận tác phẩm văn học cổ đối với học sinh THPT ngày nay gặp nhiều
khó khăn:

1


- Học sinh ngày nay vốn liếng từ Hán Việt rất ít. Đến với văn học cổ, các em
vấp phải hàng rào của từ ngữ, địa danh, nhân danh, điển tích, điển cố, thi liệu,… xa
lạ khó hiểu, muốn hiểu được phải nhờ sự cắt nghĩa giảng giải của giáo viên, không
phải là sự hiểu trực tiếp do đó hạn chế sự rung cảm, hứng thú ở các em.
- Do gián cách văn hóa, khái niệm về hệ giá trị khiến học sinh khó tiếp nhận
và cảm thụ đầy đủ được giá trị quý báu của văn học cổ.
- Học sinh còn học tập một cách thụ động, khuôn mẫu, chưa tự học, chưa có
nhu cầu tự bộc lộ những hiểu biết, cảm nhận về văn học. Các em có lối quen thẩm
mĩ đơn giản, hiểu tác phẩm chỉ nắm nội dung, khả năng tư duy chưa được huy
động, vận dụng ở mức tối đa để chiếm lĩnh tác phẩm.

- Điều kiện thông tin văn hóa, cơ sở vật chất của nhà trường cho việc dạy và
học văn chương cổ còn nghèo nàn, thiếu thốn.
Làm thế nào để học sinh ngày nay khai thác đúng hướng di sản quý báu của
cha ông để lại, từ đó phát huy được tác dụng đào tạo và giáo dục của bộ phận văn
học này là một câu hỏi trăn trở, day dứt của nhiều giáo viên THPT nói chung.
Xuất phát từ tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học văn ở
trường THPT là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động
nhận thức cảm thụ và ứng dụng các kiến thức và kĩ năng văn học. Dạy văn nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc: “Giáo viên giúp
học sinh khám phá trên cơ sở tự giác”. Giáo viên không còn là người chỉ biết
truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học với học sinh mà giữ vai trò là người tổ chức,
hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm, vận dụng các kiến thức kĩ
năng văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn hay áp đặt, giáo điều xơ
cứng, máy móc. Học sinh sẽ được hiểu, cảm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học
và bộc lộ sự hiểu, cảm nhận bắng ngôn ngữ, tình cảm của lứa tuổi mình. Như vậy
theo lối tinh thần đổi mới, vai trò trung gian của giáo viên cần giảm tới tối thiểu và
phải tối đa hóa sự tham gia của học sinh. Đây là sự thay đổi cơ bản về chất, sự thay
đổi hệ hình và nguyên lí: Từ thông tin- tiếp thu sang tổ chức cho học sinh chủ động
tiếp nhận, cảm thụ, vận dụng kiến thức kĩ năng văn học.
Với những lí do nói trên thì yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
theo tính chất tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh THPT trong giảng văn

2


cần được hỗ trợ, cung cấp công cụ, phương tiện để học sinh có điều kiện hiểu biết
về văn học một cách dễ dàng hơn, các em có thể bộc lộ sự hiểu biết một cách chính
xác. Đặc biệt, với văn học cổ là một quá trình đi từ chữ nghĩa đến văn bản, không
thể dạy tác phẩm chỉ dựa trên bản dịch hoặc các văn bản còn sót lại. Muốn vậy,
học sinh cần được trang bị phông văn hóa trung đại ở mức tối thiểu như các tư liệu,

các văn bản chính xác của tác giả hoặc nhiều các văn bản liên quan tới tác phẩm,
cần có “vốn sống cổ” để rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ, hiểu được cách nói,
cách nghĩ của cha ông xưa. Từ đó, học sinh có thể cảm thụ tác phẩm văn học cổ
một cách sâu sắc.
Từ những vấn đề trên là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi viết luận văn với
đề tài: DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (NGỮ VĂN 10, TẬP I) THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN. Đây là một vấn đề bổ ích, thiết thực đối
với nghề nghiệp của chúng tôi. Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong
muốn tìm ra một đáp án giảng dạy tác phẩm văn học cổ Việt Nam đạt hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn cho học sinh THPT, giúp các em
khai thác đúng hướng vốn quí mà cha ông để lại, khơi gợi trong các em những
rung động đích thực và sự đồng cảm sâu sắc đối với bộ phận văn học này.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước tới nay ở Việt Nam ta vấn đề dạy học thơ văn cổ đã được các nhà
nghiên cứu lí luận, các nhà giáo, các nhà lí luận dạy học chú ý quan tâm ở những
mức độ khác nhau. Trong phạm vi đề cương vắn tắt, tôi chỉ xin điểm lại một số
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.
2.1. Các công trình nghiên cứu khoa học về đặc điểm văn học trung đại Việt Nam
Chúng tôi rất quan tâm tới các công trình sau:
+ A.Gurê vich- Các phạm trù văn hóa trung cổ- NXBGD- 1996.
+ Lê Trí Viễn- Đặc trưng văn học trung đại- NXBKHXH, Hà Nội, 1996.
+ Lê Trí Viễn- Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam- NXBĐH và THCN- 1987.
+Phương Lựu- Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt
Nam- Thư viện ĐHSP Hà Nội.
+ Đặng Thanh Lê- Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối
quan hệ khu vực- Tạp chí văn học số 1 năm 1992.

3



+ Bùi Duy Tân- Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn
học Việt Nam thời trung đại: Tiếp cận- cách tân- sáng tạo- Tạp chí VH số 1- 1992.
+ Trần Đình Sử- Thi pháp văn học trung đại Việt Nam- NXBĐHQGHN- 2005.
+ Trần Nho Thìn- Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóaNXBGDVN- 2009.
Như vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thế giới đặc điểm
văn học trung đại dưới nhiều hướng nghiên cứu, nhiều góc độ tiếp cận khác nhau:
Về tiến trình phát triển, về thể loại, về nội dung hình thức, cách tiếp nhận tiếp biến
của nó .v.v... Đại bộ phận đều đi vào những vấn đề thuộc khoa học cơ bản. Tất
nhiên qua sự khảo sát các công trình nghiên cứu này chúng tôi rút ra được những
kiến thức cơ bản về phần văn học trung đại phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Trở lên, chúng tôi đã điểm qua những ý kiến xung quanh về vấn đề văn học
trung đại. Mặc dù có khá nhiều bài viết về công trình nghiên cứu về phần văn học
này nhưng chưa có một công trình nào tìm hiểu cách thức tiếp cận nào cho văn học
cổ theo hướng giải mã văn bản bằng cách đặt các văn bản, liên văn bản liên quan
đến bài học để học sinh có vốn văn hóa nhất định để cảm thụ tác phẩm văn học cổ
tốt nhất. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài: “Dạy học phần văn học
trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng tiếp cận liên văn bản”.
2.2. Các công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy phần văn học trung đại
Nguyễn Sĩ Cẩn trong cuốn “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ văn cổ”
(NXBGD- Hà Nội, 1984) đã đề xuất cách giảng dạy thơ văn cổ theo hai phương
pháp chính: Phương pháp dạy thơ văn cổ theo đặc điểm đề tài và phương pháp dạy
thơ văn cổ theo đặc điểm ngôn ngữ. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra một số
kinh nghiệm về phương pháp dạy thơ văn cổ xuất phát từ đặc trưng nghệ thuật,
song chưa chú ý tới khả năng và những khó khăn trong tiếp nhận của học sinh.
Đặng Đức Siêu với bài “Một cách nhìn đối với dạy văn thơ cổ” đã nhấn
mạnh tới ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy thơ văn cổ trong nhà trường và đặt
ra một số yêu cầu đối với người dạy.
Lê Trí Viễn với cuốn “Những bài giảng văn ở đại học” (Nxb GD- 1992)qua các bài giảng văn (tác phẩm văn học trung đại) đã định hướng cho chúng ta
trong quá trình tiếp cận phân tích để chiếm lĩnh tác phẩm văn học cổ đúng hướng.


4


Phan Trọng Luận với thiết kế một số bài giảng- học tác phẩm văn chương
cổ: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), “Chạy tây” (Nguyễn Đình
Chiểu), “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Nguyễn Du),... đã đưa ra một số phương pháp
và biện pháp cụ thể cho cả giáo viên và người học (học sinh) khi khám phá, chiếm
lĩnh tác phẩm.
Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn sách “Văn học Tầm nhìn biến đổi” đã
khẳng định: “Không có con đường nào khác là phải tìm hiểu, phân tích, khám phá
ra chiều sâu của tác phẩm văn học”, với thơ cổ: “Trong luật thơ bát cú thì câu luận
chiếm một vị trí quan trọng. Đi sâu, mở rộng và suy luận đều được bộc lộ khá rõ
trong câu luận.”
Nguyễn Thị Thanh Hương trong cuốn sách “Phương pháp tiếp nhận tác
phẩm văn học ở trường phổ thông trung học” đã đưa ra phương pháp cắt nghĩa và
chú giải sâu với việc dạy- học thơ văn cổ. Tác giả nhấn mạnh: “Chú giải sâu chính
là phương pháp rút gần khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để tiếp nhận
văn học có hiệu quả, đây là một cách để “thời sự hóa trở lại” các văn bản cổ và bắc
cho thơ cổ một chiếc cầu để nối lịch sử với hiện tại, khôi phục lại, trẻ hóa văn bản
thơ cổ để người đương thời nhất là lớp học sinh trẻ hiện nay dễ tiếp nhận”.
Đặng Thanh Lê có bài viết: “Phân tích “Truyện Kiều” theo phương hướng
tiếp cận thi pháp học và ngôn ngữ học” đã chỉ ra những khoẳng cách của học sinh
với tác phẩm văn học cổ, như từ ngữ, điển cố, thi liệu,…
Các công trình nghiên cứu trên đây, tùy từng mức độ và các khía cạnh khác
nhau đã có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu văn học cổ nói riêng cũng như
phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học cổ ở nhà trường phổ thông nói chung.
Các công trình đã góp phần nêu lên, hoặc giải quyết những khó khăn, trở ngại của
việc dạy học tác phẩm văn học cổ Việt Nam trong nhà trường. Các ý kiến nhận
định trong các bài viết, công trình nghiên cứu trên là sự gợi ý quý báu cho việc
nghiên cứu của chúng tôi.

Tuy có những đóng góp đáng kể, song các công trình nghiên cứu trên mới
chỉ chú ý tới con đường tiếp cận tác phẩm hoặc nêu lên những đặc trưng cơ bản
của văn học cổ mà chưa thực sự chú ý tới tâm lí, khả năng tiếp nhận nền văn học
ấy ở học sinh phổ thông.

5


2.3. Ngoài ra còn có các luận văn cao học và sau đại học đã nghiên cứu phần
văn học này ở những góc độ khác nhau.
Đó là luận án Thạc sĩ khoa học tâm lí của Ngô Xuân Sao- 1997 do Phó Giáo
sư, Phó Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương hướng dẫn, bàn về vấn đề: “Một số
phương pháp và biện pháp tạo ra sự thăng hoa nhằm thúc đẩy quá trình tự phát
triển của học sinh khi dạy- học phần thơ cổ điển trong chương trình phổ thông
trung học”. Đây là một công trình có ý nghĩa cho việc giảng dạy thơ cổ từ góc độ
thi pháp. Luận văn đã góp phần đổi mới phương pháp dạy thơ cổ bằng các biện
pháp tạo ra sự thăng hoa, nhằm thúc đẩy quá trình tự phát triển của học sinh, tạo ra
sự hòa đồng cảm xúc thẩm mĩ giữa thơ cổ với bạn đọc học sinh ngày nay. Từ đó
rút ngắn được cảm xúc tiếp nhận của học sinh với thơ cổ để đạt được hiệu quả tiếp
nhận văn chương cao nhất.
Đó là luận án Thạc sĩ Tâm lí sư phạm của Nguyễn Thanh Sơn- 1997 do Giáo
sư Phan Trọng Luận hướng dẫn bàn về vấn đề: “Biện pháp hạn chế khoảng cách
tiếp nhận của học sinh trong giờ học giảng văn truyện Kiều của Nguyễn Du”. Với
luận án này vấn đề dạy học văn chương cổ ở miền núi đã được đặt ra. Tác giả đã
chọn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du làm cơ sở định hướng cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương cổ nói chung, phương pháp giảng
dạy văn chương cổ ở miền núi nói riêng. Điều đó rất có ý nghĩa bởi Truyện Kiều là
một tác phẩm hay, mang đậm tính văn chương hơn cả, học sinh miền núi không
thích học phần văn học cổ nhưng lại rất thích Truyện Kiều. Điều đó góp phần nâng
cao hiệu quả giảng dạy Truyện Kiều ở các trường THCS ở miền núi. Luận án đã

góp phần giải quyết một số vấn đề khó khăn trở ngại của giáo viên và học sinh ở
các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở miền núi Tây Bắc nói chung
trong quá trình dạy và học Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đặc biệt luận văn đã đề ra
được một hệ thống biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tác
phẩm văn học cổ Việt Nam cho học sinh các trường trung học miền núi.
Đó là luận văn tốt nghiệp của Phạm Thị Thu Hương năm 1998 do Giáo sư
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng hướng dẫn với đề tài: “Phát huy tác dụng dào tạo và
giáo dục học sinh PTTH của văn học Lí Trần theo quan niệm nghệ thuật về con
người”. Đề tài đã tập trung chỉ ra và phân tích tác dụng đào tào và giáo dục lớn lao

6


cho học sinh PTTH qua hình tượng nghệ thuật về con người tiêu biểu của văn học
Lí Trần cùng với các biện pháp xây dựng lên nó. Đó là hình tượng con người với
tiến trình lịch sử dân tộc và hình tượng con người với Đạo Phật và đức tin vào
những giá trị cao cả, vĩnh hằng. Luận văn đặc biệt có ý nghĩa trong việc đưa ra
những định hướng cơ bản cho người giáo viên trong quá trình giảng dạy văn học
Lí Trần.
2.4. Các công trình nghiên cứu khoa học về liên văn bản
TS Nguyễn Nam (Viện Harvard-Yenching) đã có buổi thuyết trình về "Lý
thuyết Liên văn bản trong nghiên cứu văn học và Hán Nôm" tại khoa Văn học, Đại
học KHXH & NV đã thể hiện một quan niệm khá "uyển chuyển" về văn bản và
liên văn bản: Tất cả văn bản đều là LVB, điều quan trọng là mỗi người đọc phải tự
thiết lập cho mình một mạng lưới LVB (rộng hơn là "liên văn hóa") riêng để tự tìm
ra cho mình một phương án lý giải tác phẩm. Tất nhiên, điều đó phụ thuộc vào
"phông văn hóa" (cultural background) của mỗi người, khả năng ứng dụng nó để
phân tích ra các tầng bậc ngữ nghĩa khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật. Thực
chất, LVB không phải là một phương pháp, mà là một khái niệm, cho phép nhận ra
mố i quan hê ̣ phức hợp giữa một văn bản với những văn bản khác


. Theo hướng

này, cả người viết lẫ n người đo ̣c đều đươ ̣c xem như những nhân tố thao tác giữa
những ma ̣ng văn bản , liên tưởng, chọn lựa, phố i kế t , và sáng tạo ra những văn bản
mới của miǹ h . Trong phê bin
̀ h , nghiên cứu văn ho ̣c , chủ thể người đọc được chú
trọng vì chính đây là nơi sản sinh ra những cách đọc mới cho văn bản , làm phong
phú thêm hàm nghĩa của nó , khiế n cho sức số ng của tác phẩ m không bi ̣ca ̣n kiê ̣t
mà luôn được sáng tân.
Văn nghệ Trẻ số 3 (741) và số 13 (751) đã tập trung bàn thảo những cái chết
trong văn học đương đại từ trường nhìn liên văn bản. Trong đó có bài viết “Liên
văn bản và vấn đề đối thoại của tư tưởng trong văn xuôi đương đại” của Phùng
Phương Nga. Bài viết chỉ rõ văn học đượng đại Việt Nam đã đem đến một sắc thái
mới trong hành trình tiếp cận liên văn bản. Liên văn bản được sử dụng một cách có
ý thức và mang tính tự giác, đem lại diện mạo mới mẻ cho văn học. Văn học Việt
Nam trở nên gần gũi hơn với văn học thế giới trong cảm quan hậu hiện đại, trong
trường nhìn liên văn bản.

7


Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thuấn đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
Ngữ văn với đề tài: “Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”. Luận
án tiếp cận liên văn bản sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp với mục đích vừa muốn
làm sáng rõ hệ thống lý thuyết liên văn bản, vừa muốn qua một cách tiếp cận mới,
đưa lại những hiểu biết mới về sáng tác của ông, qua đó gián tiếp góp một phần
nhỏ vào quá trình đổi mới hệ hình nghiên cứu văn học ở Việt Nam theo hướng
hiện đại. Mỗi văn bản nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp được xem như một
không gian của sự tích hợp, thẩm thấu, chuyển hóa, đối thoại, tương tác, ảnh

hưởng, trích dẫn, giễu nhại, pha trộn và kết nối đến những văn bản khác đã ra đời
trước đó.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là những gợi ý quan trọng
cho đề tài của chúng tôi. Các luận án trên đã có đóng góp lớn vào việc chỉ ra
những con đường để chiếm lĩnh tác phẩm văn học cổ cụ thể, đã chú ý tới đối tượng
tiếp nhận, nhưng không phải cho việc tiếp nhận cả giai đoạn văn học trung đại từ
thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
3. Mục đích nghiên cứu
Giải quyết đề tài, luận văn chúng tôi lưu ý tới mục đích sau:
Qua điều tra khảo sát dạy và học văn chương cổ trong chương trình Ngữ
Văn lớp 10 tập 1 (Ban cơ bản), luận văn nhằm phát hiện ra những khó khăn trở
ngại, những tồn tại của học sinh và giáo viên khi dạy và học phần văn học này. Từ
đó khái quát được một cách có căn cứ đặc điểm dạy học văn thơ cổ ở chương trình
Ngữ Văn lớp 10 tập 1 (Ban cơ bản). Đồng thời vận dụng thành tựu nghiên cứu về
thi pháp văn chương cổ và phương pháp giảng văn mới làm cơ sở cho việc đề xuất
một số phương hướng và biện pháp khả thi để nâng cao hiệu quả dạy tác phẩm văn
học cổ trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 (Ban cơ bản) theo hướng tiếp cận
liên văn bản.
Luận văn đề xuất mô hình thiết kế bài giảng theo cách tiếp cận giải mã văn
bản bằng cách đặt các văn bản khác nhau trong mối liên hệ với tác phẩm để học
sinh tự chiếm lĩnh, cảm thụ kiến thức.

8


4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài, chúng tôi lấy: “Dạy học phần văn học trung đại
(Ngữ văn 10, tập I) theo hướng tiếp cận liên văn bản” làm đối tượng nghiên cứu
cơ bản. Trên cơ sở lí luận về đặc điểm văn học trung đại Việt Nam, lý thuyết liên

văn bản, chúng tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy để đề ra vấn đề dạy học phần văn
học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo hướng tiếp cận liên văn bản.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Khảo sát việc dạy và học phần văn học trung đại Việt Nam ở lớp 10, tập I để
nắm bắt hiện trạng một cách chính xác.
4.2.2 Đề xuất một số giải pháp dạy học phần văn học trung đại (Ngữ văn lớp 10,
tập I) theo hướng tiếp cận liên văn bản
4.2.3 Thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp DH trong dạy
học phần văn học trung đại Việt Nam ở lớp 10 tập I) theo hướng theo hướng tiếp
cận liên văn bản.
5. Giới hạn của đề tài
5.1. Phạm vi, nội dung đề tài
- Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học cổ.
- Tìm hiểu tâm lý tiếp nhận văn học cổ của học sinh lớp 10 THPT
- Tìm hiểu những quan điểm đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà
trường THPT.
- Đề tài chỉ giới hạn ở các tác phẩm văn học cổ Việt Nam có trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập I (Ban cơ bản).
- Đề tài chỉ nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiêu quả
dạy- học tác phẩm văn học cổ cho học sinh lớp 10 THPT theo hướng tiếp cận liên
văn bản.
5.2. Phạm vi khảo sát
- Do điều kiện thời gian có hạn, nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra khảo sát
2 lớp ở trường THPT Đào Duy Từ.
- Thời gian khảo sát: Năm học 2013-2014.

9


6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi đã vận
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Đọc sách và tài liệu
- Đọc các tác phẩm văn học cổ Việt Nam có trong chương trình Ngữ Văn
lớp 10 tập 1 (Ban cơ bản). Đọc sách giáo viên ngữ văn lớp 10 tập 1 THPT, tìm
hiểu phương pháp dạy tác phẩm văn học cổ nói chung và để ứng dụng sáng tạo cho
việc soạn giáo án dạy học sinh lớp 10 nói riêng.
- Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài: Theo phần lịch sử vấn đề.
- Đọc và tìm hiểu các thành tựu khoa học của lý luận dạy học văn, tâm lý
học tiếp nhận để xây dựng cơ sở lý luận cho việc đề ra biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học tác phẩm văn học cổ cho học sinh lớp 10.
6.2. Phương pháp điều tra.
Điều tra khảo sát thực trạng dạy – học phần thơ văn cổ Việt Nam ở chương
trình ngữ văn lớp 10 tập 1, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Lập phiếu điều tra và tiến hảnh khảo sát học sinh trên các vấn đề:
- Tâm lý tiếp nhận tác phẩm văn học cổ: Thích học hay không thích học.
- Những khó khăn của học sinh khi học tác phẩm văn học cổ: Khó khăn từ
phía văn bản? Từ phía học sinh? Từ cách dạy?
- Vốn tri thức văn học cổ của học sinh: Cảm nhận về một câu thơ, giải nghĩa
một số từ Hán việt, phân tích một câu thơ hay một đoạn thơ …
- Nhận thức về giá trị văn học cổ của học sinh: Học tác phẩm văn học cổ có
lợi ích gì cho học sinh ngày nay?
- Khảo sát một số bài tập làm văn của học sinh về phần văn học cổ theo ba
vấn đề: Kiến thức sai? Kiến thức dạng sao chép? Bài viết có suy nghĩ riêng?
Khảo sát một số giáo án của giáo viên về phần dạy tác phẩm văn học cổ
Việt Nam, chỉ ra ưu, nhược điểm, đề xuất biện pháp khắc phục.
Thiết kế giáo án theo cách tiếp cận tác phẩm bằng cách đặt nhiều văn bản
khác nhau của tác phẩm, có hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức phù hợp với
học sinh lớp 10 THPT.


10


7. Đóng góp của luận văn.
1 – Đóng góp thêm một số tiền đề lý luận và thực tiễn đáng tin cậy cho việc
đổi mới dạy học thơ văn cổ ở lớp 10 THPT.
2 – Bước đầu đề xuất có thể nghiệm một số phương pháp và biện pháp khả
thi để nâng cao việc dạy và học văn học trung đại ở lớp 10 THPT.
3 – Góp phần vào phong trào nâng cao chất lượng dạy học văn đang diễn ra
trong ngành mấy năm nay theo hai hướng tăng chất văn và tăng tính tích cực, chủ
động, sáng tạo ở học sinh trong giờ học văn ở phổ thông.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Dạy học Ngữ Văn phần văn học trung đại (Ngữ văn 10, tập I) theo
hướng tiếp cận văn bản
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết về liên văn bản
1.1.1. Khái niệm liên văn bản
Một cách khái quát (và cũng rất tương đối), người ta chia ra hai loại liên văn
bản: kinh điển và hậu hiện đại.
Liên văn bản theo quan niệm kinh điển, biểu hiện bởi sự liên hệ trực tiếp
giữa văn bản này và những văn bản khác. Ví dụ, trên phương diện thực hành, ghi

chú rõ ràng nguồn gốc tài liệu tham khảo trong một bài viết nghiên cứu văn học
(hay khoa học), hoặc sự sử dụng các điển cố trong Kiều chẳng hạn.
Liên văn bản (intertext) là một thuật ngữ của văn bản học chỉ mối liên hệ tác
động qua lại giữa văn bản đang được xem xét với những văn bản khác (có thể là/
không là văn bản văn học) hoặc với môi trường (context) văn hóa- lịch sử nói
chung. Với tư cách một thuật ngữ lý luận văn học xác định, một phạm trù của thi
pháp học, một tham số lý luận và phê bình văn học, nó từng được sử dụng từ
những năm 20 và 30 của thế kỷ trước dưới những tên gọi khác nhau: đối thoại, liên
ý thức, tiếp xúc văn bản, ngữ cảnh. Những thuật ngữ này đã được M. Bakhtin và
N. Voloshilov sử dụng trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học, về
thi pháp học và phương pháp luận xã hội học, chống hình thức chủ nghĩa và “ngữ
nghĩa học-mỹ học”. Thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được J. Kristeva sử dụng
(1967) trên cơ sở phân tích quan niệm “tiểu thuyết đa thanh” của M. Bakhtin, ghi
nhận hiện tượng đối thoại giữa một văn bản với các văn bản (và thể loại) có trước
và cùng thời với nó. Ngoài lý luận tiểu thuyết đa thanh của Bakhtin, nhà văn hóa
học M. Jampolsky còn xác định thêm hai nguồn làm nảy sinh lý thuyết liên văn
bản: các công trình nghiên cứu về giễu nhại (parody) của N. Tynyanov và lý thuyết
đảo tự (anagram) của Ferdinant de Saussure.
Khái niệm liên văn bản nảy sinh từ tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện
đại về vai trò tích cực của môi trường văn hóa-xã hội trong quá trình khám phá và
tri nhận thế giới (trong trường hợp này là thế giới nghệ thuật của nhà văn). Theo
đó, mỗi văn bản đều là một phức hợp “ghép nối” (Jacques Derrida); “một tấm vải
đặc biệt, mới mẻ, được dệt nên từ những đoạn trích dẫn cũ”, “những trích dẫn

12


không nằm trong dấu ngoặc kép”, “một quần thể những sự chồng xếp các văn bản
khác nhau” (M. Riffater), “được tạo nên nhờ… sự xâm nhập của nó vào những văn
bản khác, mã khác, ký hiệu khác” (R. Barthes); mỗi văn bản hiểu theo nghĩa rộng,

như là palimpsest (gốc Latin, có nghĩa bản viết trên da cừu), được viết trên bề mặt
của những văn bản khác, tất yếu thẩm thấu qua ngữ nghĩa của nó (G. Genette), đều
“có sự liên hội với nhiều ngôn từ (văn bản) khác”, “có sự đối thoại giữa các dạng
phong cách ngôn từ khác nhau – phong cách của chính nhà văn, của người đọc
(hoặc nhân vật) và phong cách được tạo nên bởi môi trường văn hóa đương thời
hoặc trước đó” (J. Kristeva). Thi pháp liên văn bản có liên quan đến đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa tân huyền thoại với vai trò đặc biệt của huyền thoại cổ đại,
huyền thoại thánh kinh và các văn bản được huyền thoại hóa (như Hamlet, Don
Juan, Faust,...) trong việc tạo nên tư tưởng của tác phẩm.
1.1.2. Các hình thức liên văn bản và các cấp độ liên văn bản
1.1.2.1 Các hình thức liên văn bản
Theo hệ thống phân loại những kiểu tác động qua lại giữa các văn bản do
Genette đưa ra, có các hình thức liên văn bản sau đây: 1) Văn bản (text), đúng ra là
hai hay nhiều văn bản khác nhau (đoạn trích, đoạn sao chép, ám chỉ) cùng hiện
diện trong một văn bản; 2) Cận văn bản (paratext) là quan hệ của văn bản với bộ
phận của nó (lời đề từ, nhan đề, truyện lồng vào); 3) Á văn bản (metatext) là quan
hệ của văn bản với các tiền văn bản của nó; 4) Siêu văn bản (hypertext) là quan hệ
nhái lại của văn bản với các văn bản khác bị nó giễu nhại; 5) Nguồn văn bản
(archetext) là những mối liên hệ thể loại của văn bản.
1.1.2.2 Các cấp độ liên văn bản
Về cấp độ liên văn bản, có 3 cấp độ khác nhau.
Thứ nhất, trên cấp độ đối tượng phản ánh tạo nên ám gợi liên văn bản, tác
phẩm hiện đại quay về với một số tác phẩm cụ thể của quá khứ từ môi trường khác
biệt, trong khi đó tác phẩm hậu hiện đại lại thiết lập quan hệ với một cái gì đó
chung hơn, hướng đến một thể loại, một thời đại hoặc một quy ước văn học (đề tài,
phong cách)...
Thứ hai, quan hệ liên văn bản phát triển trên cấp độ hình thức theo một quy
trình mà đối với các nhà hiện đại chủ nghĩa “đối thoại liên văn bản được hoàn tất

13



dưới dạng trích dẫn, ám chỉ, tranh luận, bắt chước, giễu nhại” và trong khi văn bản
được xem xét vẫn còn là nó thì các nhà hậu hiện đại “chấp nhận thể loại của những
quy ước khác tuân theo các văn bản cũ” và để đi đến kết cục đó họ sử dụng “những
trích dẫn giả và đánh lừa”. Với ý nghĩa đó, trích dẫn được hiểu không chỉ (và không
hẳn) là sự vay mượn trực tiếp một đoạn văn bản mà chủ yếu là vay mượn mã phong
cách-chức năng thuộc kiểu tư duy trước đó.
Thứ ba, ở cấp độ phong cách, mục tiêu của nhà hiện đại chủ nghĩa khi thiết
lập quan hệ liên văn bản là làm cho nghĩa của văn bản mới phong phú thêm, trong
khi các nhà hậu hiện đại xây dựng quan hệ này là gắn văn bản mới vào nghĩa hiện
tồn có trước: Nhà hiện đại chủ nghĩa tập trung chú ý vào văn bản mới, còn nhà hậu
hiện đại lại nhắm đến văn bản cũ. Họ làm cho phức tạp lên trên cơ sở một phân
tích so sánh, chẳng hạn giữa Ulysses của J. Joyce và The Name of the Rose (Tên
của hoa hồng) của U.Eco. Chủ nghĩa hậu hiện đại phủ nhận tính độc lập của tác
phẩm văn học và nhấn mạnh tính lịch sử và tính ngữ cảnh của nó. Nhà văn hiện đại
thừa nhận một thể loại văn học mới, coi tác phẩm văn học là một văn bản mở, một
liên văn bản, biến nó thành siêu văn bản, không chỉ bàn giao cho cuộc đời mà còn
đóng vai trò người giải thích và tự giải thích. Thế giới trong tác phẩm hậu hiện đại bao
gồm cả những tổ hợp văn học với tư cách tự nó đã coi như một tác phẩm văn học.
Để chỉ ra mối liên hệ liên văn bản đòi hỏi phải xác định hai cách thức quan
hệ. Thứ nhất, đặt tác phẩm văn học trong quan hệ với các văn bản khác: a) văn bản
văn học (kể cả văn bản truyền miệng lẫn văn bản viết), b) văn bản phi văn học (ít
nhiều có thể đoán nhận ra được).
Thứ hai, đặt văn bản văn học trong quan hệ với hệ thống riêng biệt trong
lĩnh vực văn hóa, lịch sử và đời sống thực tại. Trong trường hợp thứ hai có quan hệ
giữa văn bản văn học và “văn cảnh” (context) theo nghĩa ký hiệu học. Điều này có
nghĩa “văn cảnh” có thể là bất kỳ ngôn ngữ ký hiệu nào của nguồn gốc lịch sử:
truyền thuyết, huyền thoại, tín ngưỡng, biểu tượng chung hoặc bất kỳ sự gợi nhắc
quá khứ bằng biểu tượng. Đó có thể là tục kiêng kỵ, nghi lễ, quy ước hoặc những

chính sách khác của tộc người, về tư tưởng và tôn giáo.
Như vậy, từ bản chất, nội hàm khái niệm liên văn bản, có thể xác định
nguyên tắc “đọc” tác phẩm văn học từ góc độ liên văn bản là phải tìm ra những

14


mối liên hệ hiển lộ và ngầm ẩn về mặt ngữ nghĩa-chức năng giữa văn bản với văn
bản, giữa văn bản với văn cảnh, trên các tầng bậc cấu trúc của nó.
1.1.3 Đặc trưng của liên văn bản hậu hiện đại
Trong lý thuyết của việc đọc theo lối liên văn bản, các lý thuyết gia hậu hiện
đại thường lưu ý đến những khía cạnh sau đây:
● Tính Tự Giác (reflexivity): phân tích và chứng minh tính chất tự giác hay
tính chất bản năng của văn bản sử dụng kỹ thuật hoặc biểu hiện tính chất liên văn
bản. Thông thường, một văn bản được viết theo lối liên văn bản một cách có ý
thức, thường làm cho văn bản đó vượt hẳn ra ngoài chủ định của người viết. Tác
động của ngôn ngữ làm cho văn bản đi ra ngoài tầm nhận thức của chính tác giả
sáng tạo ra nó, trong khi đó, một văn bản được viết theo tính chất bản năng tự phát,
bằng lối đọc liên văn bản chúng ta có thể dễ dàng khám phá ra những động hướng
ẩn tàng bên trong văn bản. Sự diễn dịch từ lối đọc liên văn bản có thể làm rộng và
sâu thêm một tác phẩm nhưng rất khó để có thể triển hạn thật xa một văn bản được
viết không chủ ý.
● Tính Biến Đổi (alterationality): tính chất biến đổi một sự kiện, một tư liệu,
một văn bản gốc bằng chính ý thức của người viết, sẽ giúp chứng minh thêm tính
tự giác của người viết sử dụng kỹ thuật liên văn bản. Liên hệ đến tính biến đổi của
intertextuality thể hiện bằng cách bắt chước (pastiche), châm biếm (parody) hay
xoáy vặn (twisting), hoặc thuần tuý sắp xếp lại những chất liệu sẵn có (collage), có
thể là tiểu sử cá nhân (biography) như các tác phẩm của Peter Arkroyd viết về
Oscar Wilde, T. S. Eliot, Charles Dickens và Ezra Pound; về một quan niệm xã hội
như Michael Foucault viết về tính dục trong Archaeologhy of Knowledge, hay sự

chuyển thể của phim Tân Romeo và Juliet do Leonardo DiCaprio thủ vai chính,
vân vân. Tính biến đổi càng tế vi bao nhiêu, ý thức về liên văn bản của người viết
càng sâu sắc bấy nhiêu.
● Tính Minh Bạch (explicitness): tính minh bạch ở đây không phải là sự ghi
chú rõ ràng xuất xứ tư liệu tham khảo như trong một luận văn nghiên cứu văn học
hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Tính minh bạch ở đây nói đến những
nguồn tư liệu lịch sử và văn học được các nhà Tân Lịch Sự sử dụng để “lịch sử hoá
một tác phẩm văn học và văn học hoá một sự kiện lịch sử” (Louis Montrose).

15


● Tính Phê Bình Trong Sự Nhận Thức (criticality in comprehension): Như
đã trình bày ở trên, một quá trình đọc theo lối liên văn bản đối với một văn bản
được viết theo lối liên văn bản phải được tiến hành theo bốn giai đoạn, phân tích,
phá vỡ, kiến tạo và diễn dịch. Dĩ nhiên, bước đầu tiên, người đọc phải nhận diện
mức độ liên văn bản hiện diện trong một tác phẩm văn học.
● Mức Độ Tiếp Nhận và Hợp Nhất (scale of adoption and incorporation):
người đọc nên ý thức về kỹ năng tiếp nhận, đan xen và hợp nhất các chất liệu từ
nhiều nguồn khác nhau vào trong một văn bản. Nhiều khi, sự kết hợp khéo đến nỗi,
nếu không chú ý, chúng ta khó mà nhận ra được tính chất tương liên của những
tầng ý nghĩa trong việc xếp đặt các dữ kiện.
● Tính Vượt Thoát Cấu Trúc (structural unboundedness): tìm hiểu xem văn
bản được trình bày như thế nào trong một bối cảnh lớn về thể loại, hoàn cảnh, hay
ngôn ngữ vân vân, để từ đó giúp người đọc phân tích và diễn dịch. Nhưng động tác
đầu tiên trong lối đọc như thế, điều cần thiết nhất là phải phá bỏ trung tâm cấu trúc
để giải phóng tất cả mọi thành tố và tạo cho chúng một sự hoạt tác tự do. Đây là
nơi thể hiện tài năng của người đọc vì hầu hết các tác giả khi viết, ít khi ý thức
được sự vượt thoát này và ngôn ngữ đã biến người viết thành một trạm chuyển tiếp
của các tương tác giữa những yếu tố tự do.

Liên văn bản, không những xoá nhoà đi ranh giới giữa những văn bản (ở
nhiều thể loại khác nhau), mà còn làm biến mất sự phân chia giữa văn bản và thế
giới của kinh nghiệm. Ứng dụng một lối đọc liên văn bản đúng đắn, không phải chỉ
làm cho người đọc, nhà phê bình làm giàu thêm kiến thức của mình, lối đọc ấy sẽ
giúp phát hiện những tư tưởng thâm thuý, những kỹ thuật cách tân hay những lý
thuyết cấp tiến ẩn tàng sau văn bản văn học.
1.2. Đặc thù văn học trung đại Việt Nam
1.2.1. Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại
Thời trung đại do bị bắt buộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng
Hán, chữ Hán, văn hóa Hán. Tiếng Hán trở thành một thứ tiếng nằm trong quỹ đạo
của quy luật âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt và văn học chữ Hán của các nhà văn
Việt Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam. Hai thứ tiếng, hai bộ phận văn
học đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Tình hình đó tạo nên hiện tượng song

16


ngữ trong văn học. Tính song ngữ tạo thành đặc điểm văn học của nhiều thành
phần và không chỉ thể hiện trong dòng văn học chữ Hán và Nôm tách biệt, mà còn
thể hiện ở sự xâm nhập, pha trộn của văn học Hán và Nôm.
Đồng thời do ý thức hệ trong việc sử dụng ngôn ngữ nên ngôn ngữ được
chia thành hai loại: ngôn ngữ cao nhã và ngôn ngữ tầm thường. Cũng chính vì thế
mà văn học chia thành loại cao nhã, cao thượng với văn học “nôm na”, thông tục
mà loại sau nhiều khi không được thừa nhận từ phía học giả quan phương.
1.2.2. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo
Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi
ý các thể loại văn học trung đại. Các tôn giáo và học thuyết Phật, Nho, Đạo đã ảnh
hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản
chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. Tư tưởng tôn giáo và
kinh điển còn đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và

phàm tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân và ý thức cá nhân; mặt khác đem đến việc
đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn học có mối quan hệ trực tiếp
với tư tưởng. Những quan điểm này có quan hệ đến việc hình thành những đặc
trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn chương trung đại. Vì vậy, muốn
lí giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương, cái hay cái đẹp của tác
phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật
đặc thù về thế giới con người thời trung đại. Chẳng hạn, khi tìm hiểu các truyện
trong “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta phải thấy được các truyện
được viết chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân
quả” của đạo Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện.
1.2.3. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian
Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều
phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ
giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học
viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở
khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối
quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân
gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các

17


×