Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

HÓA 10 ôn tập CHƯƠNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.96 KB, 2 trang )

Tên: …………………………………………………. Lớp: 10C……
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Các nguyên tố bắt đầu và kết thúc ở mỗi chu kì lần lượt là:
A. Kim loại và phi kim B. Phi kim và khí hiếm C. Kim loại và khí hiếm D. Khí hiếm và kim loại
Câu 2: Chọn câu sai. Trong bảng tuần hoàn:
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử thì được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử thì được xếp thành một cột.
Câu 3: Cho các nguyên tố Na (Z=11), Cl (Z= 17), Al (Z=13). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại:
A. Cl, Al, Na
B. Na, Al, Cl
C. Al, Na, Cl
D. Na, Cl, Al
Câu 4: Các nguyên tố cùng thuộc chu kì có đặc điểm chung là
A. cùng số electron LNC B. cùng điện tích hạt nhất C. cùng số phân lớp electron D. cùng số lớp electron
Câu 5: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là do sự biến đổi tuần hoàn của:
A. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. phân lớp electron ngoài cùng
C. số lớp electron
D. số hiệu nguyên tử
Câu 6: Chọn câu đúng.
A. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để tạo thành ion dương
B. Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để tạo thành ion âm
C. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để tạo thành ion dương
D. Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để tạo thành ion âm
Câu 7: Nguyên tố nào sau đây không phải là kim loại kiềm
A. Na (Z = 11)
B. K (Z = 19)
C. Ca (Z = 20)
D. Li (Z = 3)


Câu 8: Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA, hóa trị cao nhất của R với oxi là:
A. I
B. III
C. V
D. VII
Câu 9: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn:
A. Tính kim loại, tính phi kim.
B. Cấu hình electron LNC
C. Hóa trị của các nguyên tố.
D. Nguyên tử khối
Câu 10: Chọn câu đúng. Trong một nhóm A, tính phi kim
A. mạnh dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
B. không biến đổi
C. yếu dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
D. biến đổi không theo quy luật
Câu 11: Công thức oxit cao nhất của R là R2O5. Công thức hợp chất khí của R với hidro là:
A. HR
B. H2R
C. RH5
D. RH3
Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nhóm halogen là:
A. ns1
B. ns2np2
C. ns2np3
D. ns2np5
Câu 13: Câu nào sau đây đúng:
A. Trong một chu kì, theo chiều tăng của Z, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần.
B. Trong một chu kì, theo chiều tăng của Z, tính phi kim của các nguyên tố mạnh dần.
C. Trong một nhóm, theo chiều tăng của Z, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần.
D. Trong một nhóm, theo chiều tăng của Z, tính phi kim của các nguyên tố mạnh dần.

Câu 14: Nhóm A gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s và p
B. Nguyên tố s và d
C. Nguyên tố d và f
D. Nguyên tố p và f
Câu 15: Câu nào sau đây sai:
A. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tố đó khi hình thành liên kết hóa học.
B. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng nhường e của nguyên tố đó khi hình thành liên kết hóa học.
C. Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim của nguyên tử càng mạnh.
D. Độ âm điện càng nhỏ thì tính kim loại của nguyên tử càng mạnh.
Câu 16: Câu nào sau đây sai:
A. Trong bảng tuần hoàn nhóm A có 8 cột, nhóm B có 10 cột.
B. Trong bảng tuần hoàn nhóm A có 8 cột, nhóm B có 8 cột.
C. Bảng tuần hoàn có nhóm A có 8 nhóm, nhóm B có 8 nhóm.
D. Trong bảng tuần hoàn, mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.
Câu 17: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R 2O5, trong hợp chất của nó với hidro có 8,82% H về mặt khối lượng.
Nguyên tử khối của R là:


A. 14
B. 31
C. 32
D. 35,5
Câu 18: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA, hóa trị của X trong hợp chất khí với hidro là:
A. VI
B. II
C. VII
D. IV
2
2

Câu 19: Nguyên tố N có cấu hình e là 1s 2s 2p3. N nằm ô số bao nhiêu trong bảng tuần hoàn:
A. 7
B. 5
C. 3
D. 1
Câu 20: Nguyên tố X có tổng số electron là 17. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô nguyên tử số 17, chu kì 3, nhóm VIIA
B. Ô nguyên tử số 17, chu kì 3, nhóm VA
C. Ô nguyên tử số 15, chu kì 3, nhóm VA
D. Ô nguyên tử số 15, chu kì 3, nhóm VIIA
Câu 21: Cho các hợp chất sau: Al2O3, MgO, NH3. Hóa trị của Al, Mg, N trong các hợp chất trên lần lượt là:
A. III, II, III
B. III, I, V
C. II, II, III
D. III, I. III
Câu 22: Cho các nguyên tố Li (Z=3), Rb (Z= 37), K (Z=19). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim:
A. Rb, K, Li
B. Li, K, Rb
C. Li, Rb, K
D. K, Li, Rb
Câu 23: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nhóm kim loại kiềm là:
A. ns1
B. ns2np2
C. ns2np3
D. ns2np5
Câu 24: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R 2O3 ?
A. 15P
B. 12Mg
C. 14Si
D. 13Al

Câu 25: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất với oxi bằng I ?
A. Nhóm VIA
B. Nhóm IIA
C. Nhóm IA
D. Nhóm VIIA
Câu 26: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là:
A. RH3
B. RH4
C. H2R
D. HR
Câu 27: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị với hidro bằng II ?
A. Nhóm VIA
B. Nhóm IIA
C. Nhóm IA
D. Nhóm VIIA
Câu 28: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. X thuộc ô số:
A.17
B. 16
C. 14
D. 15
Câu 29: Cho cấu hình electron của nguyên tố sau:
X1: 1s22s22p6
X2: 1s22s22p5
X3: 1s22s22p63s23p5
X4: 1s22s22p1
Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ?
A. X1, X4
B. X2, X3
C. X1, X2
D.X1, X2, X4

Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học?
A. 12Mg
B. 13Al
C. 11Na
D. 14Si



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×