Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.32 KB, 142 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
  

HOÀNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU
PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM

HÀ NỘI, NĂM 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


  

HOÀNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU
PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu khoa học ngày hôm nay trước hết, tôi xin
được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Hoàng Đức
Thân, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi tìm ra
hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số
liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học
của mình. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi
còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của thầy cô bộ môn
Kinh tế và kinh doanh thương mại, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thành viên trong gia đình đã hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong thời gian tôi
theo học khóa thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thầy cô Viện
thương mại và Kinh tế Quốc tế; Thầy cô Viện đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua.
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hà



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ............................5
1.1. Lý luận chung về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ....5
1.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ..............................................5
1.1.2. Sự cần thiết của hỗ trợ Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.......11
1.1.3. Nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ........12
1.2. Nội dung chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong sản xuất và xuất khẩu.................................................................................14
1.2.1. Mục tiêu những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ........................................................................................................14
1.2.2. Nội dung chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong sản xuất hàng xuất khẩu. .15
1.2.3. Nội dung chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong xuất khẩu hàng hóa.....16
1.3. Tiêu chí đánh giá và khung nghiên cứu chính sách Vĩ mô..........................18
1.3.1. Tiêu chí đánh giá chính sách vĩ mô.........................................................18
1.3.2. Khung nghiên cứu chính sách vĩ mô.......................................................20
1.4. Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước. 20
1.4.1. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. .20
1.4.2. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc. 26
1.4.3. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan...35
1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam...................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC
XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM....................................................40
2.1. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm
tại Việt Nam...........................................................................................................40
2.1.1. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất phần mềm
tại Việt Nam......................................................................................................40
2.1.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam...............................................................................................47
2.1.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu phần mềm của một số doanh nghiệp......50


2.2. Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam..........................52
2.2.1. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...52
2.2.2. Phân tích thực trạng nội dung chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.........................57
2.2.3. Chính sách hỗ trợ của nhà nước tại một số địa phương, khu công nghiệp
công nghệ cao...................................................................................................76
2.3. Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đồi với doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam..........................91
2.3.1. Những kết quả tích cực từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm........................91
2.3.2. Những hạn chế của chính sách hỗ trợ nhà nước đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm......................................................92
2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chính sách hỗ trợ nhà nước đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm...................94
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM................96
3.1. Phương hướng phát triển và quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam đến năm 2020.....................96
3.1.1 Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Việt Nam đến năm 2020...................................................................96
3.1.2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phần mềm...99
3.1.3. Quan điểm tăng cường chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam........................101
3.2. Những khuyến nghị về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt
Nam...................................................................................................................... 102
3.2.1. Triển khai thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ...................103
3.2.2. Cụ thể hóa các nội dung trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.......................107
3.2.3. Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về chính sách hỗ trợ. .109
3.2.4. Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. 110
3.2.5. Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam........112
3.3. Khuyến nghị bảo đảm hiệu lực chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ............................................................................................................ 113
3.3.1. Thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và
triển khai chính sách hỗ trợ.............................................................................113
3.3.2. Nâng cao năng lực hấp thụ chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ..115
3.3.3. Tăng cường phối hợp trong hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng và
thực hiện chính sách hỗ trợ.............................................................................116
KẾT LUẬN..........................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................120


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
Chữ viết tắt
B KH&CN

CHLB
CNPM
CNTT
CTCP
CTTNHH
CT-TTg
CT/TW
CVPM
DN
DNNN
DNPM
DNTN
DNVVN
GTGT
HĐBT
HTX
KD
KHCN
KH-ĐT
KL/TW
LDTPKTHH
LDTPKTNN
LDTPKTTN
LDTPKTTT
NĐ-CP
NHNN
NHPT
NHTM
NSNN


Nghĩa đầy đủ
Bộ khoa học và công nghệ
Cộng hòa Liên bang
Công nghệ phần mềm
Công nghệ thông tin
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Chỉ thị -Thủ tướng
Chỉ thị/Trung ương
Công viên phần mềm
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp phần mềm
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giá trị gia tăng
Hội đồng bộ trưởng
Hợp tác xã
Kinh doanh
Khoa học công nghệ
Kế hoạch – Đầu tư
Kết luận/Trung ương
Liên doanh thành phần kinh tế hỗn hợp
Liên doanh thành phần kinh tế nhà nước
Liên doanh thành phần kinh tế tư nhân
Liên doanh thành phần kinh tế tập thể
Nghị định – Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng phát triển
Ngân hàng thương mại

Ngân sách nhà nước


Chữ viết tắt
NQ
NQ-CP
NQ-TW
QĐ-TTg
QĐ-UBND
QH
SPPM
TNDN
TTNDN
TMCP
TP
TT-BTC
TT-BTTTT
TT-TT
UBND TP
VD
VND
VBQPPL

Nghĩa đầy đủ
Nghị quyết
Nghị quyết – Chính phủ
Nghị quyết- Trung ương
Quyết định- Thủ tướng
Quyết định - Ủy ban nhân dân
Quốc hội

Sản phẩm phần mềm
Thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thương mại cổ phần
Thành phố
Thông tư - Bộ Tài chính
Thông tư - Bộ Thông tin truyền thông
Thông tin - Truyền thông
Ủy ban nhân dân thành phố
Ví dụ
Việt Nam đồng
Văn bản quy phạm pháp luật


2. Tiếng Anh
Chữ viết tắt
ADB
AEC
APAC

Đầy đủ Tiếng Anh
Asian Development Bank
ASEAN Economic Community
Asia-Pacific

Nghĩa Tiếng Việt
Ngân hàng phát triển Châu Á
Cộng đồng kinh tế Asean
Khu vực Châu Á - Thái Bình


Dương
Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –

APEC

Asia-Pacific

API

Cooperation
Application

APICTA

Interface
Asia Pacific ICT Alliance

Liên minh công nghệ thông tin và

BMI

Business Monitor International

viễn thông Châu Á
Tổ chức nghiên cứu, đánh giá về

Thái Bình Dương
Programming Giao diện lập trình ứng dụng

ERP

FTA
GDP
ICT

kinh tế tài chính thế giới
Capability
Maturity
Model Chuẩn đánh giá mức độ thuần thục
Integration
trong quy trình sản xuất phần mềm
do Viện công nghiệp phần mềm của
Mỹ phát triển
Enterprise Resource Planning
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Information Communication
Công nghệ thông tin và truyền thông

JICA

Technology
The
Japan

MCCI

Cooperation Agency

Mandaue Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp

OECD

and Industry
Mandaue
Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SME
SMAC

operation and Development
Small and Medium Enterprise
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Social - Mobility - Analyst - Xã hội - Di động - Phân tích dựa

SMRJ

Cloud
trên dữ liệu lớn - Đám mây
Small and Medium Enterprises Đổi mới các doanh nghiệp vừa và

TPP

and Regional Innovation, JAPAN nhỏ Nhật Bản
Trans Pacific Strategic Economic Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

USD

Partnership Agreement

United States Dollar

CMMI

International Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

Đô la Mỹ


Chữ viết tắt Đầy đủ Tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce Phòng thương mại và công nghiệp
VINASA

and Industry
Vietnam Software

WB
WTO

Services Association
World Babk
World Trade Organization

and

Việt Nam
IT Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ
công nghệ thông tin Việt Nam

Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1:

Các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới............................................................................7

Bảng 1.2:

Danh sách các văn bản pháp luật hỗ trợ DNVVN của Hàn Quốc.......27

Bảng 2.1:

Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phần
mềm tại Việt Nam năm 2015..............................................................40

Bảng 2.2:

Danh sách 40 doanh nghiệp phần mềm và XKPM hàng đầu VN 2016...43

Bảng 2.3:

Doanh thu xuất khẩu ngành CNTT Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. .47

Bảng 2.4:


Thị phần xuất khẩu phần mềm của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. .49

Bảng 2.6:

Tổng hợp các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.56

Bảng 2.7:

Nội dung chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn ưu đãi theo Nghị định số
56/2009/NĐ-CP..................................................................................61

Bảng 2.8:

Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam........62

Bảng 2.9:

Mức thuế ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm..65

Bảng 2.11:

Những thành tựu đạt được trong các nhóm chính sách hỗ trợ DNVVN...71

Bảng 2.12:

Bảng tổng hợp các chính sách hỗ trợ tại TP Đà Nẵng đối với doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.......................................77

Bảng 2.13: Tổng hợp các nhóm chính sách ưu đãi tại Công viên phần mềm
Quang Trung......................................................................................85

Bảng 2.14:

Tổng hợp các chính sách ưu đãi tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc......87

Bảng 2.15:

Tổng hợp các chính sách ưu đãi tại Khu đô thị Công viên công nghệ
phần mềm Hà Nội..............................................................................89

HÌNH
Hình 3.1:

Tăng trưởng các thị trường xuất khẩu phần mềm.............................100


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

  

HOÀNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU
PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI


HÀ NỘI, NĂM 2017



i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự cần thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển của nhiều nước trên thế giới đã chứng minh vai trò to
lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế. Việc phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo việc làm cho nhiều người; góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển
của doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống… Với một
số lượng đông đảo, chiếm tới hơn 96% tổng số doanh nghiệp, tạo việc làm cho gần
một nửa số lao động trong các doanh nghiệp, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm
quốc nội và kim ngạch xuất khẩu của nước ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên tác động của chính sách hỗ trợ đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm còn hạn chế. Xuất phát từ
thực tiễn đó, với mong muốn tìm hiểu tập hợp làm rõ và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong nước hoạt động về lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm có cái nhìn
sâu hơn về chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như hạn chế của doanh nghiệp
trong lĩnh vực hoạt động, đề tài "Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của nhà nước đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt
Nam" đã được chọn để nghiên cứu.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ và thực trạng trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; phương pháp phân tích chính sách và
khuyến nghị về chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đề
xuất khuyến nghị về Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.


ii
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và lịch sử; Phương pháp thống kê
- toán; Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp đối chiếu so sánh … và
các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
Trong chương 1, Lý luận chung về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và kinh nghiệm quốc
tế. Tác giả đề cập đến Lý luận chung về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ; Sự cần thiết của hỗ trợ Nhà
nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa: Nói về Mục tiêu những
chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nội dung chính
sách hỗ trợ của Nhà nước trong sản xuất hàng xuất khẩu; Nội dung chính sách hỗ
trợ của Nhà nước trong xuất khẩu hàng hóa. Tiêu chí đánh giá chính sách vĩ mô và
khung nghiên cứu chính sách vĩ mô. Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở một số nước: Nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Nhật Bản; Nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc;
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan; Một số bài
học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Đến chương 2, Thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam. Với các nội
dung về Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm
tại Việt Nam: Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất phần
mềm tại Việt Nam; Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Việt Nam; Phân tích thực trạng xuất khẩu của một số doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp và và
nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam: Những chủ trương của Đảng,
Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phân tích thực trạng nội dung chính
sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu


iii
phần mềm; Chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại một số địa phương, khu công
nghiệp công nghệ cao. Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam: Những
kết quả tích cực từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm; Những hạn chế của chính sách hỗ trợ Nhà
nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm; Những
nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chính sách hỗ trợ Nhà nước đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.
Và trong chương 3, Phương hướng và khuyến nghị về Chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt
Nam. Tác giả đề cập đến các nội dung Phương hướng phát triển, quan điểm hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm đến năm 2020: Những chủ
trương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đến
năm 2020; Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phần mềm;
Quan điểm tăng cường chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam. Những khuyến nghị về chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt
Nam: Triển khai thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cụ thể hóa các nội
dung trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh
vực xuất khẩu phần mềm; Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về chính
sách hỗ trợ; Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát
huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam - Vinasa. Khuyến nghị đảm

bảo hiệu lực chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thu hút sự tham gia của
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ; Nâng cao năng
lực hấp thụ chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tăng cường phối hợp trong
hệ thống quản lý Nhà nước về xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
  

HOÀNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU
PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂN


HÀ NỘI, NĂM 2017


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển của nhiều nước trên thế giới đã chứng minh vai trò to
lớn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế. Việc phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên

nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo việc làm cho nhiều người; góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển
của doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống…
Với một số lượng đông đảo, chiếm tới hơn 96% tổng số doanh nghiệp, tạo
việc làm cho gần một nửa số lao động trong các doanh nghiệp, đóng góp đáng kể
vào tổng sản phẩm quốc nội và kim ngạch xuất khẩu của nước ta, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa
phương và ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Quá trình hội nhập đó đã mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít thách thức đối với sự phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ - một bộ phận trong quá trình phát triển đã và đang bộc lộ
rất nhiều hạn chế chưa thể tự mình giải quyết được và rất cần có sự trợ giúp từ phía
Nhà nước. Ở Việt Nam, sau khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới vào ngày 7 tháng 11 năm 2006 Nhà nước đã quan tâm tạo
lập môi trường cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có doanh nghiệp
xuất khẩu phần mềm. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được
Nhà nước ban hành. Tuy nhiên tác động của chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm còn hạn chế. Lý do chủ yếu là thiếu
tính đồng bộ, tính ổn định và chưa phù hợp của chính sách. Một trong những vấn đề
cấp thiết để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhanh và mạnh trong bối
cảnh hội nhập hiện nay là xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho khu vực
doanh nghiệp này. Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và phát triển


2
doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần phải có cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa
học phù hợp.
Ngày 12/06/2017 tại kỳ hợp thứ 3 Quốc Hội khóa 14 đã thông qua Luật hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để Luật có hiệu lực thực tiễn cần phải xây dựng hàng

loạt chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành và triển khai trong thực tế. Xuất phát
từ thực tiễn đó, với mong muốn tìm hiểu tập hợp làm rõ và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong nước hoạt động về lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm có cái nhìn
sâu hơn về chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như hạn chế của doanh nghiệp
trong lĩnh vực hoạt động, đề tài "Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam" đã
được chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai (2008), “Chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt Nam và
phân tích tác động của những chính sách hiện có đối với sự phát triển của DNNVV,
luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách giúp
phát triển hơn nữa các DNNVV ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án tiến sĩ Dương Huy Hoàng (2008), “Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của
Việt Nam khi là thành viên của tổ chức (WTO)”. Từ những lý luận kết hợp với phân
tích thực tiễn và tiếp thu những bài học kinh nghiệp của các nước, tác giả đã đề xuất
một hệ thống nhóm các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Bùi Liên Hà (2011), “Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam”. Luận án nhằm mục đích đánh giá thực trạng dịch vụ phát
triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường
dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Đặng Ngọc Lợi (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Tiếp tục đổi
mới chính sách xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đến
năm 2010”. Tác giả đã làm rõ nội dung cơ bản của chính sách xuất khẩu, việc xây


3
dựng và thực hiện chính sách xuất khẩu trong thực tế; Khái quát quá trình đổi mới
và thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam.

Lã Hoàng Trung (2010), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Nghiên cứu
chính sách ưu tiên - ưu đãi cho phát triển công nghệ phụ trợ ngành công nghệ thông
tin và truyền thông”. Đề tài có sự phân tích, lập luận và đảm bảo cơ sở khoa học,
tính trung thực cũng như tính mới của nghiên cứu. Tuy nhiên, đa phần lập luận,
đánh giá vẫn mang tính hành chính của cơ quan Nhà nước, do đó, vẫn thiếu đánh
giá khoa học đối với việc thực hiện chiến lược.
Trần Quý Nam (2011), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Nghiên cứu đề
xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn
đến 2015”. Sau khi rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp
phần mềm Việt Nam, kết hợp phân tích, học tập kinh nghiệm quốc tế, chủ yếu là các
quốc gia đã thành công về công nghiệp phần mềm như Ailen, Ixrael, Ấn Độ,… đề
tài đã đề xuất được một số chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam
trong thời gian tới năm 2015.
Như vậy không có công trình khoa học nào trùng lắp với đề tài “Nghiên cứu
chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực
xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam” của tác giả.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đề
xuất khuyến nghị về Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, Luận văn có những
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trước tiên, hệ thống hóa lý luận về chính sách nhà nước hỗ trợ daonh nghiệp
vừa và nhỏ và nội dung nghiên cứu chính sách Nhà nước.
Sau đó, phân tích - đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.



4
Cuối cùng, đề xuất phương hướng và khuyến nghị về Chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và
thực trạng trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; phương pháp phân tích chính sách và
khuyến nghị về chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu chính sách ở góc độ vĩ mô đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.
- Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng giai đoạn từ 2011 - 2016 kiến nghị
đến 2020 tầm nhìn 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và lịch sử; Phương pháp thống kê
- toán; Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp đối chiếu so sánh … và
các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày
trong ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và khuyến nghị về Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.



5
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Lý luận chung về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp chiếm đại đa số ở rất nhiều nước
trên thế giới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và có những quy định phân loại
khác nhau tuỳ theo từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Các tiêu chí cơ bản để phân loại
doanh nghiệp có thể chia thành hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm thứ nhất, các tiêu chí định tính: Là những tiêu chí có thể xác định
doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như trình độ
chuyên môn hoá thấp, quản lí ít (một người kiêm rất nhiều nhiệm vụ), mức độ phức
tạp của quản lý thấp... Nhóm các tiêu chí này có ưu điểm là phản ánh chân thực bản
chất của vấn đề nhưng lại rất khó có thể xác định rõ ràng trên thực tế. Do đó nhóm
tiêu chí này thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong kiểm chứng, trên thực
tế gần như không được sử dụng để xác định doanh nghiệp.
Nhóm thứ hai, các tiêu chí định lượng: Là những tiêu chí có thể nhìn vào các
con số cụ thể như số lao động trong doanh nghiệp, giá trị tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ
biến nhất là nhìn vào số lượng lao động trong doanh nghiệp.
Còn một số tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ khác thì tuỳ thuộc
vào điều kiện phát triển, cơ sở hạ tầng và quy định của từng nước. Tuy nhiên sự xác
định các doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như:
Yếu tố về trình độ phát triển kinh tế của một nước: Trình độ phát triển



6
càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ như một doanh nghiệp có
300 lao động ở Việt Nam không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại
được tính là SME ở CHLB Đức. Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế
thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ
thấp hơn so với các nước phát triển.
Yếu tố về tính chất ngành nghề: Với những ngành nghề khác nhau đòi hỏi
về số lượng lao động cũng khác nhau. Những doanh nghiệp gia công, sản xuất số
lượng lao động thường cao hơn những doanh nghiệp lắp ráp sản xuất. Do đó khi
xác định tiêu chí để phân loại doanh nghiệp thì nên chú ý đến tiêu chí này để phân
loại doanh nghiệp giữa các ngành nghề khác nhau. Có thể thấy trên thực tế nhiều
nước, người ta thường phân loại thành các nhóm ngành với các tiêu chí phân loại
khác nhau. Ngoài ra có thể dùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng
giữa các ngành khác nhau.
Và yếu tố về vùng lãnh thổ: Do trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau
nên số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số
vùng (Ia) để đảm bảo sự phù hợp trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các
vùng khác nhau. Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh
nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có quy mô vừa hay là doanh nghiệp có quy mô
nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một
DNVVN có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc
gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của
mục tiêu kinh tế xã hội mỗi giai đoạn khác nhau, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ
phát triển kinh tế của quốc gia đó...
Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số
lượng lao động bình quân của doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu
tư của doanh nghiệp, tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp (Bảng 1.1).



7
Bảng 1.1: Các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới
Quốc gia/
Phân loại DN vừa và
Khu vực
nhỏ
A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1. Hoa kỳ
Nhỏ và vừa
- Đối với ngành SX
2. Japan
- Đối với ngành TM
- Đối với ngành DV
3. EU
Nhỏ
Vừa
4. Australia
Nhỏ và vừa
5. Canada
Nhỏ
Vừa

Số lao động
bình quân
0-500
1-300
1-100
1-100
< 50

< 250
< 200
< 100
< 500

6.
New Nhỏ và vừa
< 50
Zealand
7. Korea
Nhỏ và vừa
< 300
8. Taiwan
Nhỏ và vừa
< 200
B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Thailand
Nhỏ và vừa
Không quy
định
2. Malaysia
- Đối với ngành SX
0-150
3. Philippine
Nhỏ và vừa
< 200
4. Indonesia
Nhỏ và vừa
Không
quy

định
5.Brunei
Nhỏ và vừa
1-100
C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI
1. Russia
Nhỏ
1-249
Vừa
250-999
2. China
Nhỏ
50-100
Vừa
101-500
3. Poland
Nhỏ
< 50
Vừa
51-200
4. Hungary
Nhỏ
11-50
Vừa
51-250

Vốn đầu tư

Doanh thu


Không quy định
¥ 0-300 triệu
¥ 0-100 triệu
¥ 0-50 triệu
Không quy định

Không quy định
Không quy định

Không quy định

< €7 triệu
< €27 triệu
Không quy định
< CDN$ 5 triệu
CDN$ 5 -20
triệu
Không quy định

Không quy định
< NT$ 80 triệu

Không quy định
< NT$ 100 triệu

< Baht 200 triệu

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định RM 0-25 triệu
Peso 1,5-60 triệu Không quy định
< US$ 1 triệu
< US$ 5 triệu
Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Nguồn: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.
Bảng 1.1 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình
quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là hợp
lý hơn so với việc lựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có

thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan
trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự


×