Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ NGÂN HÀ

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÕ CHƠI VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ NGÂN HÀ

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÕ CHƠI VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 8140111

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BAN

HÀ NỘI - 2017



Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ban – Cán bộ hƣớng dẫn
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn trƣờng Đại
học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban giám hiệu, tổ Ngữ Văn trƣờng
THCS Đô Thị Việt Hƣng, trƣờng THCS Cự Khối, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Trịnh Thị Ngân Hà

i


Danh mục các chữ viết tắt
Thứ tự

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

CT

Chỉ từ

2


DT

Danh từ

3

ĐT

Động từ

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

LT

Lƣợng từ

7


Nxb

Nhà xuất bản

8

PT

Phó từ

9

Sgk

Sách giáo khoa

10

ST

Số từ

11

THCS

Trung học cơ sở

12


TT

Tính từ

ii


Mục lục
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục biểu đồ....................................................................................................vii
Danh mục hình vẽ.................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.1. Ở nƣớc ngoài ........................................................................................................3
2.2. Ở trong nƣớc ........................................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 6
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1................................................................................................................ 9
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 9
1.1. Khái quát về trò chơi và trò chơi dạy học ............................................................ 9
1.1.1. Trò chơi ............................................................................................................9
1.1.2. Trò chơi dạy học .............................................................................................14

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 6 .................................................... 24
1.2.1. Sự biến đổi thể chất .........................................................................................24
1.2.2. Sự phát triển trí tuệ, ý thức ..............................................................................25
1.2.3. Hoạt động giao tiếp .........................................................................................26
1.2.4. Đặc điểm hoạt động học tập ............................................................................26
1.3. Hứng thú và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh ......................................... 27
1.3.1. Hứng thú ..........................................................................................................27
1.3.2. Hứng thú học tập .............................................................................................28

iii


1.3.3. Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh .................................................32
1.4. Từ loại tiếng Việt ............................................................................................... 33
1.4.1. Khái niệm từ loại và cơ sở phân loại từ ..........................................................33
1.4.1.1. Khái niệm .....................................................................................................33
1.4.1.2. Căn cứ để phân loại từ..................................................................................33
1.4.2. Phân loại từ......................................................................................................34
1.5. Thực trạng dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 dƣới góc nhìn của việc sử dụng trò
chơi dạy học .............................................................................................................. 34
1.5.1. Nội dung dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 .......................................................35
1.5.2. Thực trạng thiết kế trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 ................38
1.5.3. Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại Tiếng Việt lớp 6 .............41
CHƢƠNG 2.............................................................................................................. 51
ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TRÕ CHƠI VÀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG TRÕ CHƠI
VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 ............ 51
2.1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống trò chơi ................................................................ 51
2.2. Thiết kế hệ thống trò chơi .................................................................................. 52
2.2.1. Trò chơi khởi động ..........................................................................................52
2.2.2. Trò chơi hình thành kiến thức .........................................................................55

2.2.3. Trò chơi thực hành - ứng dụng........................................................................57
2.3. Sử dụng hệ thống trò chơi trong quá trình dạy học ............................................ 63
2.4. Một số lƣu ý khi sử dụng trò chơi vào dạy học ................................................. 76
2.4.1. Một số lƣu ý khi thiết kế giáo án.....................................................................76
2.4.2. Một số lƣu ý khi tổ chức trò chơi ....................................................................78
2.4.3. Một số lƣu ý khác ............................................................................................79
CHƢƠNG 3.............................................................................................................. 81
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................. 81
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 81
3.2. Đối tƣợng, nội dung, thời gian thực nghiệm ...................................................... 81
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................................. 81
3.4. Thiết kế thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................... 81
3.5. Giáo án dạy thực nghiệm ................................................................................... 83

iv


3.6. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 100
3.7. Kết quả tổng hợp phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh .................... 102
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 111

v


Danh mục bảng
Bảng 1.1. Số lƣợng giáo viên thiết kế trò chơi trong các bài từ loại Tiếng Việt lớp 6
...................................................................................................................................38
Bảng 1.2. Số lƣợng GV sử dụng trò chơi trong các hoạt động của tiết học từ loại .39

Bảng 1.3. Số lƣợng GV sử dụng các loại trò chơi trong dạy học các bài từ loại .....40
Bảng 1.4. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi trong
dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 .................................................................................41
Bảng 1.5. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 .............42
Bảng 1.6. Tác dụng của trò chơi đối với học sinh ...................................................43
Bảng 1.7. Mức độ hứng thú của học sinh với các tiết học từ loại tiếng Việt lớp 6 ..44
Bảng 1.8. Mức độ hào hứng, nhiệt tình tham gia trò chơi của HS ..........................47
Bảng 1.9. Mức độ đa dạng các loại trò chơi dạy học đƣợc giáo viên sử dụng ........48
Bảng 1.10. Độ khó của trò chơi dạy học đƣợc giáo viên sử dụng ...........................48
Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá tiết học ....................................................................82
Bảng 3.2. Kết quả xếp loại bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm của HS ......................100
Bảng 3.3. Kết quả xếp loại bài kiểm tra sau thực nghiệm của học sinh .................101
Bảng 3.4. Đánh giá của giáo viên dự giờ về nội dung 2 .........................................103
Bảng 3.5. Đánh giá của GV dự giờ về nội dung 3 ..................................................103
Bảng 3.6. Mức độ tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập ....................104
Bảng 3.7. Mức độ chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh ...................................105
Bảng 3.8. Mức độ tích cực thực hiện nhiệm vụ của học sinh .................................105
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh ..................................105
Bảng 3.10. Số lƣợng học sinh yêu thích môn Văn – Tiếng Việt ............................106

vi


Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ giáo viên thiết trò chơi trong các bài từ loại Tiếng Việt lớp 6 ....39
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ GV sử dụng trò chơi trong các hoạt động của tiết học từ loại .....39
Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ GV nhận thức về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi trong dạy
học từ loại tiếng Việt lớp 6 ........................................................................................41
Biểu đồ 1.4. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 ..........42
Biểu đồ 1.5. Mức độ hứng thú của học sinh với các tiết từ loại tiếng Việt lớp 6 .....45

Biểu đồ 1.6. Mức độ hào hứng, nhiệt tình tham gia trò chơi của học sinh ...............47
Biểu đồ 1.7. Độ khó của trò chơi dạy học đƣợc giáo viên sử dụng ..........................49
Biểu đồ 3.1. Kết quả xếp loại bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm của học sinh ..........101
Biểu đồ 3.2. Kết quả xếp loại bài kiểm tra sau thực nghiệm của học sinh .............102
Biểu đồ 3.3. Mức độ tích cực chủ động học tập của học sinh ................................104
Biểu đồ 3.4. Số lƣợng học sinh yêu thích môn Tiếng Việt – Ngữ Văn ..................106

vii


Danh mục hình vẽ
Hình 1.1. Phân loại danh từ ......................................................................................36
Hình 1.2. Phân loại động từ ......................................................................................37
Hình 1.3. Phân loại phó từ ........................................................................................38
Hình 2.1. Hệ thống trò chơi dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6 ..................................52

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang chuyển mình qua cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự thay
đổi lớn lao, toàn diện không chỉ về kinh tế mà cả văn hóa xã hội. Thời kì của trí
thông minh nhân tạo, của vạn vật kết nối, của sự xóa nhòa khoảng cách không gian
đang chứng kiến những sự thay đổi nhƣ vũ bão của mọi ngành nghề. Theo đó, con
ngƣời của thời đại mới cũng phải luôn học hỏi, tu dƣỡng, tự rèn luyện mình để đáp
ứng đƣợc yêu cầu của thời đại. Giáo dục hiện đại là nhân tố quan trọng nhất trong
việc phát triển con ngƣời phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, ở Việt Nam một số
phƣơng pháp và quan niệm giáo dục lỗi thời bắt rễ sâu từ thời phong kiến vẫn còn
tồn tại. Ngay cả khi giáo viên nhận ra rằng việc truyền thụ tri thức bằng thông báo

giải thích kết hợp hỏi đáp không còn là cách tốt nhất nhƣng đa số vẫn không thay
đổi phƣơng pháp giảng dạy. Trong những tiết học này, học sinh chủ yếu chỉ nghe,
ghi chép một cách thụ động. Điều này làm cho học sinh không hứng thú với tiết học
và dần sinh ra không hứng thú với môn học, sợ học.
Nhƣ chúng ta biết, hứng thú là một thuộc tính tâm lí của con ngƣời. Hứng
thú có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động, trong đó có học tập. M.Gorki
từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú
làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng
khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Trong dạy học, để tạo đƣợc hứng thú học tâp
cho học sinh có rất nhiều cách nhƣ: Làm cho học sinh nhận thức đƣợc mục tiêu, lợi
ích của bài học; tác động vào nội dung dạy học; xây dựng môi trƣờng thân thiện
giữa thầy và trò, trò và trò; phối hợp các phƣơng pháp và các hình thức dạy học linh
hoạt, phù hợp… Và trong việc phối hợp các phƣơng pháp và các hình thức dạy học
thì sử dụng trò chơi học tập là một trong những hình thức vô cùng hiệu quả nếu giáo
viên biết sử dụng và tổ chức một cách khoa học.
Từ trƣớc đến nay, một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của môn
Ngữ Văn là phát triển khả năng cảm thụ, biểu cảm cho học sinh. Môn học giúp xây
dựng, bồi dƣỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chƣơng;

1


đồng thời giúp các em biết cách thể hiện cảm xúc trƣớc những đối tƣợng, hoàn cảnh
trong cuộc sống bằng những tiếng nói từ trái tim mình. Những lời nói, bài viết của
các em có trong sáng, biểu cảm, ý nghĩa hay không phần quyết định lớn nằm ở tƣ
duy ngôn ngữ của các em. Vì thế, phân môn Tiếng Viên trong môn Ngữ Văn là
phần bổ trợ rất cần thiết, quan trọng. Nhƣng thực tế cho thấy, có không ít giáo viên
khi bƣớc vào dạy bộ môn Ngữ Văn đều rất ngại dạy và dạy học chƣa hiệu quả phân
môn Tiếng Việt bởi đây là một phân môn khô, khó. Vì thế giờ học Tiếng việt ở
trƣờng THCS thƣờng nhàm chán, đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức ở

học sinh bị hạn chế. Thay đổi điều này, không có cách nào khác là chúng ta phải đổi
mới phƣơng pháp dạy học. Và đổi mới phƣơng pháp dạy học chính là nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục hiện nay nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động và
sáng tạo của học sinh. Một trong số những biện pháp rất hiệu quả để đạt đƣợc mục
đích trên là sử dụng trò chơi trong dạy học.
Học sinh lớp 6 là lứa học sinh vừa mới rời ghế trƣờng tiểu học với phƣơng
pháp học tập gắn liền với những hoạt động vui chơi theo tiêu chí: Học mà chơi, chơi
mà học, biết mà học không bằng vui mà học. Bƣớc vào cấp học mới với sự thay đổi
môi trƣờng học tập, phƣơng pháp học tập, các em không khỏi bỡ ngỡ, việc giúp các
em thích nghi dần dần là điều vô cùng quan trọng. Dạy học sử dụng trò chơi giúp
cho các em có thêm niềm hứng thú, say mê, có thêm động lực học Tiếng Việt nói
riêng, môn Văn cũng nhƣ các môn khoa học xã hội khác nói chung; tạo nền tảng
kiến thức và hứng thú học tập cho các em ở những năm học tiếp theo. Theo tác giả
Ngô Thu Cúc, có rất nhiều cách để tạo đƣợc tính tích cực, hứng thú học tập cho học
sinh nhƣ: Làm cho học sinh nhận thức đƣợc mục tiêu, lợi ích của bài học; tác động
vào nội dung dạy học; phối hợp các phƣơng pháp và các hình thức dạy học linh hoạt
(tổ chức trò chơi học tập, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học ngoài
trời…); xây dựng môi trƣờng thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò.[1.tr.62]
Bản thân là một giáo viên mới vào nghề, dù kinh nghiệm giảng dạy còn hạn
chế song tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng
tạo, hứng thú hơn trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao cho các
em có cảm giác mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui. Chúng tôi luôn cố gắng
nghiên cứu tìm tòi và áp dụng những phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy năng lực

2


của học sinh. Phƣơng pháp sử dụng trò chơi học tập đã đƣợc chúng tôi tìm hiểu, áp
dụng trong thực tế dạy - học Tiếng Việt của mình và bƣớc đầu mang lại hiệu quả rất
tốt. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn xây dựng một hệ thống trò chơi trong dạy học

Tiếng Việt một cách khoa học, bài bản nhất để làm tƣ liệu cho chính bản thân mình
và đồng nghiệp tham khảo. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng
trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình Ngữ Văn 6”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Ở nước ngoài
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga nhƣ:
P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki ... đã đánh giá cao vai trò giáo
dục đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo.
E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra
nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thƣờng của trò chơi dân gian. Bên
cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi dạy
học khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hƣớng sử
dụng trò chơi dạy học làm phƣơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà
sƣ phạm nổi tiếng ngƣời tiệp khắc I.A.Komenxki (1592-1670). Ông coi trò chơi là
hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hƣớng của trẻ. Trò
chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ
em đƣợc phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi
là niềm vui sƣớng của tuổi thơ, là phƣơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ,
I.A.Komenxki đã khuyên ngƣời lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải
hƣớng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi. Trong nền giáo dục cổ điển, ý tƣởng sử
dụng trò chơi với mục đích dạy học đƣợc thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục
của nhà sƣ phạm ngƣời Đức Ph.Phroebel (1782-1852). Ông là ngƣời đã khởi xƣớng
và đề xuất ý tƣởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò
chơi phản ánh cơ sở lý luận sƣ phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò
chơi trẻ nhận thức đƣợc cái khởi đầu do thƣợng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi,
nhận thức đƣợc những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì
thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phroebel

3



cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò
giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng
nhƣ phát triển tƣ duy, trí tƣởng tƣợng của trẻ. I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là
phƣơng tiện dạy học. Theo ông, nếu trong tiết học, giáo viên sử dụng các phƣơng
pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dƣới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng
đƣợc nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của ngƣời học và tất nhiên hiệu quả tiết học
sẽ cao hơn. Ông đã đƣa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời nhƣ: trò chơi gọi tên,
trò chơi phát triển kỹ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa,
điền những từ còn thiếu ... Theo ông, những trò chơi này mang lại cho ngƣời học
niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng. Vào những năm 30-60 của thế kỷ
XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học đƣợc thể trình bày trong công trình của
R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova, E.I.Udalsova ... R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị
thế của dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những tiết
học có sử dụng trò chơi học tập, coi trò chơi học tập nhƣ là hình thức dạy học quan
trọng, giúp ngƣời học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tƣởng đó. Bà bà đã
soạn thảo ra một số tiết học và trò chơi đồng thời đƣa ra một số yêu cầu khi xây
dựng chúng. Bên cạnh đó, tính tích cực cũng đƣợc các nhà khoa học nhƣ
B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liênxô); Okon (Balan), Skinner, Bruner (Mỹ),
Xavier, Roegiers (Pháp)... nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau. Thứ nhất,
nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của ngƣời học trong mối quan hệ
giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.I.Serbacov, I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov,
V.Okon ...). Hƣớng nghiên cứu này đã bổ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong
việc tìm kiếm những con đƣờng và điều kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực
nhận thức của ngƣời học. Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích
cực nhận thức của ngƣời lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lƣu ý tới vai trò chủ động
và chủ thể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers,
Jean-Marc Denomme, Madedine Roy...). Các tác giả này coi tính tích cực nhận thức
là thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tƣợng nhận thức thông qua việc huy
động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức.


4


2.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi
dạy học dƣới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả nhƣ Nguyễn Thị
Hòa [3.tr.57-68], Vũ Minh Hồng [4.tr.47-56], Lê Bích Ngọc [7.tr.50-59], Nguyễn
Thế Truyền [11.tr.70-76], Trƣơng Thị Xuân Huệ [5.tr.55-62],... đã để tâm nghiên
cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập. Những hệ thống trò chơi và trò
chơi học tập đƣợc các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ
một số môn học nhƣ: Hình thành biểu tƣợng toán sơ đẳng, làm quen với môi trƣờng
xung quanh ..; rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tƣ duy và ngôn ngữ cho
trẻ. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không
chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của ngƣời
học. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chƣa đi sâu nghiên cứu việc xây
dựng và sử dụng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của ngƣời học. Gần
đây trong cuốn“Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến trò chơi
trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong tác
phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em [12.tr.57-71]. Còn
tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống trò chơi học tập nhằm phát
triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn [10.tr.54-69]. Một số luận văn,
luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc xây dựng và sử dụng
trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực của ngƣời học. Tuy nhiên, mỗi một tác
giả lại xem xét các trò chơi dạy học ở các bộ môn khác nhau, chẳng hạn: Trƣơng
Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu
tƣợng toán ban đầu cho trẻ 5- 6 tuổi. Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc thiết kế và sử
dụng trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Tác
giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
thông qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập. Tuy nhiên, các tác giả chỉ

dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trẻ mẫu giáo, tiểu học.
Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trƣớc đến nay,
chúng tôi thấy tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học nhƣng
chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc thiết kế và sử dụng trò chơi
dạy học nhằm bổ trợ cho việc dạy học từ loại Tiếng Việt lớp 6.

5


Những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài:
“Thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình Ngữ Văn lớp
6”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong dạy
học, luận văn đề xuất hệ thống trò chơi nhằm bổ trợ cho việc dạy học từ loại trong
chƣơng trình Ngữ văn lớp 6 và cách thức sử dụng những trò chơi đó vào dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học từ
loại tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ Văn lớp 6 nói riêng, dạy học tiếng Việt nói
chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nhƣ: hứng thú học
tập của học sinh, trò chơi trong dạy học và tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong
dạy học.
- Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học Từ loại (Ngữ Văn 6).
- Đề xuất hệ thống trò chơi và cách thức sử dụng những trò chơi trong hệ
thống đó vào dạy học Từ loại (Ngữ Văn 6).
- Thực nghiệm sử dụng hệ thống trò chơi vào dạy học Từ loại (Ngữ Văn 6)
để đánh giá tính khả thi của những đề xuất trong luận văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống trò chơi dạy học, cách thức sử
dụng trò chơi vào dạy học từ loại tiếng Việt (Ngữ Văn 6).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Các bài từ loại tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ Văn
lớp 6 (Danh từ, Động từ, Tính từ, Số từ và Lƣợng từ, Chỉ từ, Phó từ).

6


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Phân tích, nghiên cứu các tài
liệu, lý luận khác nhau liên quan đến trò chơi trong dạy học nói chung, dạy học từ
loại Tiếng Việt nói riêng bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu
sâu sắc về đối tƣợng nghiên cứu. Sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận
thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về
đối tƣợng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp điều tra: Khảo sát một nhóm đối tƣợng là giáo viên dạy Ngữ
Văn và học sinh trên địa bàn quận Long Biên để phát hiện các quy luật, đặc điểm
của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Từ loại trong môn Ngữ Văn lớp 6: Quan sát
hoạt động dạy học phần Từ loại môn Ngữ Văn 6 thông qua dự giờ đồng nghiệp để
thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng trò chơi trong các tiết học; xây dựng
bảng điều tra cho giáo viên và học sinh để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.
Phỏng vấn giáo viên và học sinh về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và tổng kết các
kinh nghiệm, thành quả từ các nghiên cứu tƣơng tự và các tài liệu liên quan để xây
dựng hệ thống trò chơi dạy học Từ loại lớp 6 sao cho phù hợp.
Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia (giáo viên
hƣớng dẫn, những ngƣời có hiểu biết sâu rộng về đối tƣợng) để xem xét, nhận định
bản chất của đối tƣợng, tìm ra một giải pháp tối ƣu.

Phương pháp thực nghiệm: Chủ động tác động vào đối tƣợng và quá trình
diễn biến sự kiện mà đối tƣợng tham gia để hƣớng sự phát triển của chúng theo mục
tiêu dự kiến của mình.
Phương pháp thống kê toán học: Thống kê toán học các tiêu chí đánh giá
sau thực nghiệm phục vụ cho việc phân tích đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của đề tài. Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày
những cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học Từ loại trong

7


môn Ngữ Văn 6; đƣa ra những cơ sở thực tiễn của nội dung phần từ loại tiếng Việt
trong chƣơng trình Ngữ Văn 6 và việc thiết kế, sử dụng trò chơi vào dạy học Từ
loại trong môn Ngữ Văn 6.
Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống trò chơi và cách thức sử dụng hệ thống trò
chơi vào dạy học từ loại trong chƣơng trình Ngữ Văn 6. Nội dung chính của chƣơng
là hệ thống trò chơi và cách thức sử dụng trò chơi vào dạy học Từ loại trong môn
Ngữ Văn 6.
Chƣơng 3: Thực nghiệm. Ở chƣơng này, chúng tôi trình bày thực nghiệm sƣ
phạm áp dụng hệ thống trò chơi đề xuất vào sáu bài từ loại cụ thể trong chƣơng
trình Ngữ Văn 6 là Danh Từ, Động Từ, Tính từ, Chỉ từ, Số từ và Lƣợng từ, Phó từ.
Phần kết luận: Đƣa ra những ý kiến tổng hợp của tác giả sau khi thực hiện
nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại Tiếng Việt môn
Ngữ Văn 6.

8



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về trò chơi và trò chơi dạy học
1.1.1. Trò chơi
a) Sự chơi và hoạt động chơi
Chơi là phạm trù rất rộng và cần đƣợc giải thích trên nguyên tắc tiến hoá. Nó
là một dạng hoạt động phổ biến ở sinh vật, bao gồm một phạm vi rộng những sự
việc, quan hệ, hành vi hoặc hành động có tính chất tự nguyện, vô tƣ, thích thú cho
dù cuối cùng có thu đƣợc lợi ích thực dụng hay không (ví dụ tiền bạc, tài sản... ). Ở
động vật, chơi là hành vi hoặc hành động bản năng, tự nhiên hoàn toàn. Có thể thấy
rõ hiện tƣợng chơi ở các động vật nhƣ chó, mèo, khỉ, voi... Ở ngƣời, bắt đầu từ trẻ
thơ, chơi là hoạt động ngày càng đƣợc xã hội hoá. Các cử chỉ, hành vi chơi đùa nhƣ
khua tay khua chân, với lấy đồ vật xung quanh, bập bẹ, nhìn ngó... của trẻ sơ sinh
trong những tháng tuổi đầu tiên chính là hiện tƣợng chơi tự nhiên, giống với động
vật. Do vậy, loại hành vi này tuy là chơi, nhƣng không phải chơi đùa, vui chơi,
không phải là trò chơi có bản chất xã hội, mà là trò thật, trò tự nhiên. Trong cuộc
sống con ngƣời, có thể phân chia 2 phạm trù hoạt động tổng quát nhất: Chơi và
Thật. Bên cạnh những hoạt động nhằm mƣu cầu một vị thế xã hội và kinh tế nhất
định cho mình (sinh nhai, công danh, học vấn, thể chất...) con ngƣời còn tiến hành
hoặc tham gia các hoạt động và quan hệ khác không nhất thiết nhằm những lợi ích
trên (có hay không có cũng đƣợc) mà chủ yếu để thƣ giãn, điều chỉnh những điểm
mất cân bằng trong sinh hoạt và công việc xã hội hoặc thể nghiệm những tâm trạng
riêng của mình. Đó là chơi. Trên thực tế, chơi xâm nhập vào cuộc sống và công
việc, ngƣợc lại những việc thật cũng không hoàn toàn tách biệt khỏi chơi. Có nhiều
sự kiện, quan hệ và việc làm trong thực tế chứa đựng cả tính chất chơi lẫn thật. Ví
dụ, lúc rỗi rãi rủ ngƣời bạn đi dạo hoặc quan sát một vƣờn cây, bàn bạc, trò chuyện;
đó có thể là một công việc chuyên môn nghiêm túc, có thể là một trƣờng hợp giao
tiếp, vì lợi ích gia đình, tập thể, có thể là chơi. Những ứng dụng của chơi trong giáo
dục (thể hiện ở những Trò chơi giáo dục) đều dựa trên nguyên tắc giao thoa này:

Chơi mà đƣợc việc, đƣợc việc mà vẫn thoải mái nhƣ chơi.

9


Chơi và hoạt động chơi bắt đầu từ đời sống trẻ thơ, với bản chất sinh học và
tâm lý tự nhiên của nó. Trong khi đó trò chơi lại có nguồn gốc xã hội, có bản chất
lao động và sinh hoạt và bắt đầu từ ngƣời lớn. Các trò chơi nói chung đều do ngƣời
lớn chứ không phải do các cháu bé bày ra. Tuy vậy ngƣời lớn bày ra trò chơi lại nhờ
căn cứ vào hiện tƣợng chơi và hoạt động chơi của trẻ em. Tóm lại, chơi là kiểu hành
vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên
trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu và lợi ích
thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Bản thân quá trình chơi có sức cuốn
hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con ngƣời trong khi chơi nói chung mang tính
chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thƣ giãn; có khuynh hƣớng thể nghiệm
những tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình.
Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi, chỉ có ở ngƣời. Quá trình
chơi diễn ra ở hai cấp độ: Cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động. Bản chất của sự chơi
ở động vật và ở một số hình thức chơi ở ngƣời (nhất là ở trẻ nhỏ) là hành vi có tính
tự nhiên, giống nhƣ nhiều dạng vận động thông thƣờng khác trong sinh hoạt và đời
sống. Với tƣ cách là hoạt động, sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, đƣợc điều
khiển bởi động cơ bên trong quá trình chơi. Yếu tố động cơ là căn cứ phân biệt rõ
hoạt động chơi với những dạng hoạt động khác. Hoạt động chơi là dạng chơi có ý
thức, có nội dung văn hóa - xã hội, dựa trên các chức năng tâm lý cấp cao và chỉ có
ở ngƣời, không có ở động vật. Sự phân loại hoạt động dựa vào phân biệt các động
cơ của chúng có thể giúp chúng ta giải thích rõ hơn bản chất của hoạt động chơi.
Động cơ chơi khác những động cơ khác ở một số điểm chủ yếu sau: Động cơ của
hành động chơi nằm trong hành động và quá trình thực hiện hành động và nó biến
mất khi hoạt động chơi kết thúc, hoặc nó chuyển thành động cơ có nội dung khác.
Hiện tƣợng này thƣờng xảy ra trong các quan hệ giữa chơi và học, giữa chơi và làm,

giữa chơi và thật, giữa các thời kỳ sinh sống và làm việc, giữa các giai đoạn lứa
tuổi. Tuy có tính tự giác song động cơ của hoạt động chơi nói chung không phải là
những lợi ích thực dụng nhất thiết phải đạt đƣợc. Vấn đề thắng hay thua ở đây chỉ
có ý nghĩa trong quá trình chơi, chứ không hƣớng tới những mục tiêu xa. Ví dụ,
nhân lúc nghỉ giải lao giữa công việc, ngƣời ta chơi cờ. Những ngƣời tham gia có
thể dành hết tâm huyết và hoạt động rất sôi nổi, có thể vui thích hoặc nổi giận vì

10


diễn biến của quá trình chơi, song dừng chơi lại thì hết chuyện, lại rủ nhau làm việc
với một động cơ hoạt động khác với lúc chơi. Động cơ hoạt động chơi hình thành
và tác động thƣờng xuyên, rõ ràng hơn cả vào các lứa tuổi từ 1- 8 tuổi và trong tuổi
già, khi đã giã từ công việc với tính cách là hoạt động lao động. Ngƣời xƣa cũng đã
nhận thấy sự giống nhau giữa trẻ thơ và tuổi già ở điểm này. Ở những lứa tuổi khác,
hoạt động chơi xuất hiện không nhiều và không đặc trƣng, rất khác nhau giữa các cá
nhân. Chúng xen kẽ vào những hoạt động và quan hệ hàng ngày, có tính chất tạm
thời, thoáng qua, vào những thời gian đệm. Trong khoảng 3-8 tuổi, hoạt động chơi
có vai trò chủ đạo. Trong tuổi già, vai trò của nó cũng gần nhƣ vậy, tuy không hẳn
là chủ đạo nhƣng chi phối phần lớn đời sống của ngƣời già. Bên cạnh hoạt động chủ
đạo, ở mỗi lứa tuổi còn có những hoạt động cơ bản và không cơ bản và đôi khi
chúng kết hợp với nhau nên khó có thể phân biệt rạch ròi đƣợc. Hoạt động chơi khi
trở thành chủ đạo lại ảnh hƣởng rất mạnh mẽ, kích thích các hoạt động nhận thức và
giao tiếp phát triển. Nói chính xác hơn, lúc này hoạt động nhận thức và hoạt động
giao tiếp đƣợc định hƣớng vào hoạt động chơi, chúng gắn bó với nhau. Mặt khác,
nội dung chủ yếu của hoạt động chơi chính là nhận thức, giao tiếp và vận động.
Những yếu tố này kết hợp với nhau trong động cơ chơi. Nói cách khác, sự kết hợp
các mục tiêu nhận thức và giao tiếp cùng với nhu cầu vận động cơ thể và giải phóng
năng lƣợng sinh học tạo nên động cơ hoạt động chơi. Tóm lại, hoạt động chơi cả ở
trẻ em lẫn ngƣời lớn đều có cùng bản chất tự nhiên - ngây thơ, vô tƣ vì nó là một

trƣờng hợp của chơi, nhƣng đây là dạng chơi ở ngƣời, có ý thức; có động cơ xã hội
và văn hóa; có nội dung nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ. Hoạt động chơi
đƣơng nhiên là chơi, nhƣng không phải mọi hiện tƣợng chơi nào cũng là hoạt động
chơi. Có nhiều hiện tƣợng chơi chỉ là hành vi hay động thái biểu hiện những khả
năng và nhu cầu bản năng của cá thể sinh vật hoặc ngƣời.
b) Khái niệm trò chơi
Theo tác giả Đặng Thành Hƣng [6.tr.254], trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa
khác nhau tƣơng đối xa: (1) Một kiểu loại phổ biến của chơi chính là chơi có luật
(tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh
tranh hoặc tính thách thức đối với ngƣời tham gia; (2) Những thứ công việc đƣợc tổ
chức và tiến hành dƣới hình thức chơi, nhƣ chơi, bằng chơi, chẳng hạn: học bằng

11


chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dƣới hình thức chơi… Trò chơi nói
chung và Trò chơi giáo dục nói riêng hoàn toàn có bản chất xã hội, mang nội dung
và giá trị xã hội. Nói đến trò chơi nào cũng vậy, đều là nói đến luật lệ, quy tắc,
nhiệm vụ, yêu cầu, tức là có tổ chức và thiết kế. Nếu không có những thứ đó, thì
không có trò chơi, mà chỉ có sự chơi đơn giản. Một số nhà Tâm lý - Giáo dục học
theo trƣờng phái Sinh học nhƣ K.Gross, S.Hall, V.Stern ... cho rằng trò chơi là do
bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lƣợng dƣ thừa. Còn G.Piagie cho
rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một nhân tố quan trọng đối với sự
phát triển trí tuệ. Trên quan điểm macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định
trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội, đƣợc truyền thụ từ thế
hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đƣờng giáo dục.
Nhƣ vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì
thế luật hay quy tắc chính là phƣơng tiện tổ chức tập hợp đó. Tóm lại, trò chơi chính
là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi.
c) Nguyên tắc chung để phân loại trò chơi

Lâu nay chƣa có sự nhất quan trong phân loại trò chơi, cũng không rõ
nguyên tắc phân loại. Quan điểm phổ biến hiện nay thể hiện trong chƣơng trình, tài
liệu giáo khoa, giáo trình, luận văn khoa học là phân chia trò chơi thành các loại:
Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi xây dựng - lắp ghép,
trò chơi bác sĩ… Theo logic này có thể có trò chơi ngôn ngữ trò chơi nghệ thuật, trò
chơi khoa học, trò chơi giao thông vận tải, trò chơi truyền tin…. Hay cách phân chia
trò chơi theo dấu hiệu cụ thể của nó: Trò chơi với chữ cái, trò chới với mô hình, trò
chơi với con số, trò chơi nấu ăn... Tất cả những cách tiếp cận này thực chất không
phân loại trò chơi mà là kể tên trò chơi. Nếu vậy, sẽ có vô vàn loại trò chơi, điều
này không có giá trị gì đối với giáo dục.
Tùy theo cách tiếp cận khoa học cụ thể sẽ có những nguyên tắc phân loại trò
chơi đáp ứng mục đích tiếp cận. Tác giả Đặng Thành Hƣng [6.tr.256-258] cho rằng
về trò chơi nói chung, có thể phân loại theo một số cách tiếp cận sau:
Cách tiếp cận văn hoá: (1) Những trò chơi nhại lại hay phóng tác. Đó là sự
trừu tƣợng hoá và tái tạo một mảng hiện thực dƣới hình thức chơi, với những đối
tƣợng, quá trình, quan hệ và tình huống mô phỏng nhƣng phản ánh nhu cầu giải

12


quyết vấn đề; nhận thức, đánh giá, tạo dựng cái gì đó thiết thực trong cuộc sống của
con ngƣời. (2) Những trò chơi sáng tạo hay kiến tạo. Đó là tổ hợp những hoạt động
đƣợc tiến hành theo những luật, quy tắc, phần thƣởng hay phần thắng và mục đích
chơi mới đƣợc đặt ra một cách chủ động, không phụ thuộc vào những tiền lệ một
cách trực tiếp. Kiểu trò chơi này có thể gồm một vài yếu tổ đơn lẻ mang tính chất
phóng tác, nhƣng chúng không giữ vai trò quan trọng trong mục đích, luật và quy
tắc chơi. (3) Những trò chơi nửa phóng tác nửa sáng tạo. Đó là những trò chơi mà
hoạt động chơi, mục đích và phần thƣởng hay giải thƣởng thƣờng phỏng theo
những tiền lệ đã có, tức là phóng tác những thói thƣờng, nhƣng luật lệ, quy tắc của
trò chơi lại là những yếu tố mới đƣợc đặt ra, không dựa vào tiền lệ có sẵn nào. Và

trƣờng hợp ngƣợc lại, trò chơi gồm các luật lệ, quy tắc phóng tác và những mục
đích, cách đặt giải thƣởng có tính rất sáng tạo.
Cách tiếp cận lịch sử: (1) Những trò chơi dân gian, có tính truyền thống. Đó
là những trò chơi thƣờng đi kèm với lễ hội, liên hoan và sinh hoạt cộng đồng truyền
thống nhƣ múa lân, chơi cầu mây, thi nấu cơm trên thuyền, chơi trốn tìm, thi vật
v.v... Chúng thƣờng có hình thức đặc trƣng của văn hoá dân tộc và có nội dung
nghiêng về giải trí, tiêu khiển, thƣ giãn, vui vẻ, bồi dƣỡng đời sống tinh thần của
con ngƣời. (2) Những trò chơi hiện đại, có tính chất công nghiệp và văn minh. Đó là
những trò chơi đƣợc thiết kế và tổ chức theo phong cách hiện đại, có sự tham gia
của các yếu tố công nghệ, nghệ thuật, sƣ phạm, tâm lý và các khoa học khác; với
nội dung phản ánh các hoạt động, quan hệ, quá trình và tình huống xã hội hiện đại.
Ví dụ: Trò chơi xây dựng hay lắp ráp các cấu kiện, mô hình kỹ thuật; trò chơi điện
tử nhƣ lái xe, bắn súng, các môn thi đấu thể thao mới xuất hiện....Chúng thƣờng phổ
biến ở nhiều nền văn hoá khác nhau và có nội dung nghiêng về phản ánh hiện thực
đƣơng đại.
Cách tiếp cận tâm lý: (1) Những trò chơi thi đấu, có tính chất tranh đua để
giành thành tích tốt nhất hoặc vƣợt qua thử thách một cách xuất sắc nhất. Đó là
những trò chơi có tập hợp quy tắc, luật lệ chặt chẽ nhằm định rõ mục đích, kết quả,
hoặc yêu cầu về thành tích phải vƣợt qua, buộc những ngƣời tham gia phải nỗ lực
ganh đua với nhau để giành thành tích cao nhất. (2) Những trò chơi không thi đấu,
không có tính chất thi thố, tranh đua. Đó là những trò chơi chỉ có mục đích thắng

13


đối thủ, loại đối thủ khỏi cuộc chơi hoặc thắng chính trò chơi, có tính chất "không
nhất thì bét", không thắng thì thua mà không có quá trình đánh giá, xem xét và xếp
hạng thành tích. Chẳng hạn các trò đánh cờ vây đôi, đánh cờ với máy tính điện tử,
chọi gà, chơi quyền anh, giải các bài toán vui hay lắp ghép các mô hình kỹ thuật...là
những trò chơi không thi đấu.

Cách tiếp cận chức năng: (1) Những trò chơi giải trí, tiêu khiển. Đó là kiểu
trò chơi có chức năng cứu rỗi, giải toả bớt những căng thẳng tâm lý do công việc,
quan hệ, đời sống lao động và đấu tranh gây ra. Chúng có thể có tính chất thi đấu
hoặc không thi đấu, có giải thƣởng hay không có giải thƣởng... Nói chung, các trò
chơi giải trí không nhằm những mục đích hay lợi ích công việc. Ví dụ: Đánh bài, thi
hát đối, chơi cờ, chơi đố chữ...cốt để vui vẻ trong những lúc rỗi rãi, họp mặt, hội hè.
(2) Những trò chơi công vụ. Gồm những trò chơi nhằm những mục đích công việc
nghiêm túc, trong đó các hoạt động của ngƣời tham gia tuy có hình thức là chơi
song nội dung và nhiệm vụ phải giải quyết lại là những công việc nhất định. Trong
trò chơi công vụ, luật chơi chỉ là hình thức và chỉ dẫn công việc phải làm, ngƣời
tham gia hầu nhƣ không thực sự tiến hành hoạt động chơi, mà tiến hành những hoạt
động khác. (3) Những trò chơi dùng sức lực thể chất. Chúng có chức năng chủ yếu
là cải thiện và phát triển thể chất của ngƣời tham gia, về hình thể, sức vóc, sức
mạnh cơ thể, khả năng vận động cơ thể, độ khéo léo của chân tay hay tƣ thế của
thân thể, vận động và chức năng của các giác quan.... (4) Những trò chơi trí tuệ.
Chúng có tác động chủ yếu đến các chức năng và quá trình tâm lý của con ngƣời,
cải thiện các yếu tổ tâm trí đồng thời cũng đòi hỏi ngƣời tham gia phải huy động và
vận dụng các sức mạnh tâm trí của mình để thực hiện những hoạt động cần thiết
trong trò chơi.
1.1.2. Trò chơi dạy học
a) Trò chơi giáo dục và trò chơi dạy học
Trò chơi giáo dục đƣợc đặc trƣng bởi tác dụng cải thiện tri thức, kỹ năng,
tình cảm, ý chí, kinh nghiệm cá nhân của ngƣời tham gia, và để thực hiện các nhiệm
vụ, hành động, luật, quy tắc và yêu cầu của trò chơi thì ngƣời tham gia cần phải sử
dụng tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phải huy động tình cảm, ý chí của mình ở mức

14


độ nhất định. Trong số tất cả những trò chơi của con ngƣời, chỉ có một số mang

những đặc trƣng ấy, đƣợc gọi là trò chơi giáo dục, cho dù chúng đƣợc sử dụng trong
hay ngoài nhà trƣờng, trong hay ngoài ngành giáo dục. Chức năng cải thiện tri thức,
kỹ năng hoặc những đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời tham gia của trò chơi giáo dục
cũng chính là tiêu chuẩn để lựa chọn trò chơi, đồ chơi thích hợp với độ tuổi và đặc
điểm cá nhân của trẻ. Nói cách khác, không có trò chơi cụ thể nào luôn luôn là trò
chơi giáo dục đối với mọi đứa trẻ và ở mọi giai đoạn lứa tuổi. Những trò chơi không
phải là trò chơi giáo dục đa số là những trò chơi dân gian hay cổ truyền, đó là những
kiểu chơi bài dựa vào may rủi, rút thăm, chơi xúc xắc, chơi đố theo lối đoán mò….
Trong xã hội hiện đại, gần nhƣ mọi trò chơi đƣợc sáng tạo ra đều có chức năng giáo
dục, ít hay nhiều đều có thể đƣợc sử dụng vào mục đích giáo dục. Vấn đề là đánh
giá và lựa chọn chúng nhƣ thế nào để sử dụng có hiệu quả cao nhất, đúng mục đích
nhất.
Trò chơi dạy học là trò chơi giáo dục đƣợc lựa chọn và sử dụng trực tiếp để
dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phƣơng pháp dạy học, có
chức năng tổ chức, hƣớng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri
thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích luỹ và phát triển các phƣơng thức hoạt động
và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn
ngữ…; cải thiện và phát triển thể chất. Tức là tổ chức và hƣớng dẫn quá trình học
tập của học sinh khi các em tham gia trò chơi gọi là tổ chức trò chơi dạy học. Các
nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học đƣợc tổ chức
tƣơng đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và đƣợc định hƣớng vào
mục tiêu, nội dung học tập.
Trò chơi dạy học đƣợc sáng tạo ra và đƣợc sử dụng bởi các nhà giáo và
ngƣời lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận
dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tƣởng và mục tiêu của nhà
giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc
nhƣ những giờ học. Do đó, cách gọi tên trƣớc đây là trò chơi học tập thật ra chƣa
chính xác, bởi vì học sinh không xây dựng và thiết kế chúng, ý tƣởng và mục tiêu
của trò chơi không phải do học sinh đề ra, học sinh cũng không tiến hành trò chơi
mà là tham gia trò chơi. Đó là một loại hoạt động giáo dục do giáo viên tiến hành để


15


×