Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.91 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu
dùng nhưng vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực
phẩm sử dụng những cách thức khác nhau để bảo quản, kích thích tăng trưởng
không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con
người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn
bao giờ hết. Nguồn thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân chính gây nên một
số bệnh nguy hiểm về đường ruột, các bệnh cấp tính, mãn tính,…Tuy nhiên, hiện
nay ngoài thị trường vẫn còn vô số các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không
an toàn đấy là còn chưa kể đến rất nhiều loại thực phẩm được “tắm” hóa chất độc
hại trước khi bán ra thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Phải chăng vấn đề
này chưa được xã hội, nhà nước quan tâm một cách thích đáng? Để tìm hiểu rõ hơn
vấn đề này, nhóm chúng em xin triển khai đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thực hiện
pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng, nhận thức cũng như cách thực hiện các quy định
pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của đại bộ phận sinh viên trường Đại học
Luật Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót
của thực tại, hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Đưa ra được nguyên nhân và hậu quả của mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nêu kiến nghị và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng mất an toàn
vệ sinh thực phẩm.
3. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức và thực hiện quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của
người dân hiện nay chưa cao, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang
1


được xã hội quan tâm và chú ý, cần có các biện pháp tác động tích cực để hạn chế
cũng như kiểm soát vấn đề này.


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Phương pháp thu thập số liệu thống kê để đưa ra các số
liệu.
- Phương pháp thu thập thông tin : Sử dụng phương pháp phỏng vấn để điều tra
ý kiến của sinh viên trường đại học luật Hà Nội về tình trạng an toàn vệ sinh thực
phẩm hiện nay.
5. Chọn mẫu điều tra
- Phiếu điều tra xã hội học gồm các câu hỏi về nhận thức, thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp.
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi là sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội
- Phát ra 100 phiếu và thu về 100 phiếu.
- Xử lí thông tin thu được bằng bảng số liệu theo từng câu hỏi.

NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực phẩm được hiểu là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã
được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an
toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng
khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
2


Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản
xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm
cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu

dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế
biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
2. Khái niệm về thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
Pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, pháp luật vệ
sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật, các thông tư nghị
định có liên quan điều chỉnh những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn
vệ sinh thực phẩm.
Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật an toàn vệ sinh thực
phẩm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Hằng ngày, không khó để chúng ta bắt gặp các bài báo với tựa đề như “Dừa tươi
được ‘tắm trắng’ bằng axit cực độc”, “Rau muống, bắp chuối ‘ngậm’ hóa chất”,
“TP. HCM phát hiện nhiều mẫu rau, thịt, thủy sản chứa chất cấm”… Thực phẩm
kém an toàn đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề tới nhiều mặt của xã hội. Đầu tiên,
hậu quả dễ thấy nhất của vấn nạn này chính là sức khỏe người tiêu dùng. Theo
thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ
độc thực phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân. Trung bình mỗi năm, nước ta có

3


thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì căn bệnh này là 70.000. Nguyên
nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% trong số các bệnh nhân ung thư.
Với mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn sức khoẻ của con người thì vấn đề

ATVSTP luôn được đặt lên hàng đầu. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này mà còn là trách nhiệm của mọi người dân,
trong đó có sự tự bảo vệ của chính người tiêu dùng và sự vào cuộc kịp thời của các
cơ quan truyền thông. Sinh viên cũng là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành
trồng trọt và chăn nuôi cùng với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn là rất lớn
nên họ rất lo lắng cho sức khỏe của mình.
Để đánh giá được mức độ quan tâm của sinh viên, chúng em đưa ra câu hỏi:
“Anh (chị) có quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?”

Kết quả thu được có 96% sinh viên trả lời là “Có quan tâm” và chỉ có 4% sinh
viên “không quan tâm” đến vấn đề này. Từ đó chứng tỏ rằng có rất nhiều người
đang quan tâm đến vấn đề này. Qua số liệu điều tra về mức độ hiểu biết pháp luật
về ATVSTP thì có đến 53% số người hiều đôi chút và họ được nghe, nắm bắt qua
các phương tiện sau: Đại đa số sinh viên biết được quy định về pháp luật qua
nguồn Internet khi 70% câu trả lời chọn đáp án này. Có vẻ đây là nơi cung cấp
thông tin tiện lợi, dễ cập nhật được liên tục, 61% sinh viên biết qua các chương
trình thời sự, 6% là biết qua khi được tham gia các chương trình tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức, 2 % sinh viên tự nghiên cứu vấn đề này và không có ai đưa ra
được đáp án khác. Như vậy, để biết mà thực hiện pháp luật không thiếu gì cách để
biết mà quan trọng là họ có muốn biết hay không, và biết có thực hiện hay không.
Bó hẹp lại phạm vi quan sát, chúng em có hỏi rằng, “Ở khu vực anh (chị) sinh
sống, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm được tuân thủ như thế nào?”. Kết
quả cho thấy rằng 25% sinh viên nhận xét là việc tuân thủ quy định pháp luật về
4


VSATTP là rất hiệu quả, 11% là hiệu quả, 39% sinh viên thấy bình thường, 23%
sinh viên thấy chưa được hiệu quả và 2% sinh viên thấy chưa hiệu quả. Như vậy,
vấn đề tuân thủ quy định về VSATTP không phải là vấn đề khó hay không thể thực
hiện, mà nó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào con người, vào khả

năng dẫn dắt lãnh đạo của từng địa phương hoặc có thể lí do khác. Nhưng có thể
kết luận người có khả năng tuân thủ quy định pháp luật một cách nghiêm túc và
hiệu quả.
Từ nhận thức kém về pháp luật dẫn đến việc những hành vi vi phạm pháp luật
VSATTP trong thực hiện pháp luật. Ngoài ra, do ý thức của một bộ phận người có
biết về pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm. Một bộ phận người sản xuất, kinh
doanh vì lợi ích kinh tế; chạy theo năng xuất, sản lượng mà không chú trọng đến
chất lượng sản phẩm; sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu, không chịu đổi mới,
không áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất… gây hậu quả xấu đến cộng đồng.
Về phía người tiêu dùng, mọi người gần như rất quan tâm đến chất lượng thực
phẩm mình dùng hằng ngày, tuy nhiên làm thế nào để nhận ra thực phẩm không
sạch, điều kiện cuộc sống nói chung còn nhiều khó khăn nên những yêu cầu về
chất lượng chưa đủ mạnh để tạo sức ép hữu hiệu lên sản xuất và quản lí.
Nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi khảo sát: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm để sử
dụng hằng ngày cho bản thân, gia đình?
1

Phải trông thật tươi ngon, bắt mắt

2

Phải biết rõ nguồn gốc cụ thể thì mới yên tâm sử dụng

3

Dùng nguồn thực phẩm ở siêu thị, vì được thoải mái lựa chọn và đa số sản

phẩm đã qua kiểm duyệt và có thông tin chi tiết đi kèm
4


Dùng nguồn thực phẩm nào cũng được, miễn là tiện lợi

5

Tiêu chí khác

5


Từ số liệu thống kê trên cho thấy, tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người dân là
rất cao, vậy tại sao thực phẩm bẩn vẫn trôi nổi đầy trên thị trường? với người sản
xuất kinh doanh thì phải có lợi nhuận mới làm tức là tiêu thụ được bằng cách thức
nào đó. Từ đó cho thấy người dân vẫn sử dụng những sản phẩm không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm do không biết nguồn thực phẩm này bẩn hoặc biết nhưng
vẫn phải chấp nhận sử dụng. Điều này góp phần không nhỏ cho các loại thực phẩm
bẩn, kém chất lượng có mặt trên thị trường, các hành vi vi phạm pháp luật
ATVSTP tiếp tục diễn ra.
Và để khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhóm đưa ra câu hỏi
số 16: Theo anh (chị) đâu là giải pháp khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh
thực phẩm hiện nay?
1. Người tiêu dùng phải tự nâng cao ý thức của bản thân về ATVSTP đồng thời
lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATVSTP
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATVSTP qua các phương tiện
thông tin đại chúng
3. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các
hành vi vi phạm quy định về bảo đảm ATVSTP
4. Các cơ quan có thẩm quyền siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập
khẩu thực phẩm, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể
tại các khu công nghiệp
5. Ý kiến khác

Theo kết quả thu được, có 69 lượt thời lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất,
kinh doanh không bảo đảm ATVSTP. 46 lượt cho rằng cần các cơ quan có thẩm
quyền siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, bảo đảm
vệ sinh trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp.
Và 42 lượt nghĩ rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATVSTP qua
6


các phương tiện thông tin đại chúng. 26 lượt chọn phát huy vai trò của nhân dân
trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm
ATVSTP…
Tình hình VSATTP ngày càng phức tạp, để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của bản
thân và cộng đồng, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trước hết người dân phải
hiểu biết về pháp luật. Nhận thấy được việc trang bị kiến thức về pháp luật ATTP
đến với người dân là vô cùng cần thiết, nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi số 14:
Theo bạn có thể làm thế nào để có thể phổ biến hiệu quả pháp luật tới đông đảo
người dân?
1. Thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo đài, ti vi, mạng
xã hội
2. Đi tuyên truyền trực tiếp pháp luật tới các địa phương
3. Chuyển nội dung pháp luật khô khan thành những hình thức khác có sức hấp
dẫn và dễ hiểu hơn: câu chuyện nhỏ, vở kịch ngắn… hài hước, dễ tiếp thu, có ý
nghĩa tuyên truyền cao hơn
4. Tác động vào niềm tin của con người
5.

Ý kiến khác

Như vậy, theo kết quả thu được có 52 lượt cho rằng để có thể phổ biến hiệu quả
pháp luật tới đông đảo người dân thì phải thông tin trên các phương tiện thông tin

truyền thông, báo đài, ti vi, mạng xã hội, ngoài ra có 50 lượt cho rằng nên chuyển
nội dung pháp luật khô khan thành những hình thức khác có sức hấp dẫn và dễ hiểu
hơn: câu chuyện nhỏ, vở kịch ngắn… hài hước, dễ tiếp thu, có ý nghĩa tuyên truyền
cao hơn. Có 43 lượt cho rằng cần đi tuyên truyền trực tiếp pháp luật tới các địa
phương. Và có 23 đáp án cho rằng rằng cần tác động vào niềm tin của con người,


7


Thực trạng tác động của vấn đề ATVSTP ở nước ta hiện nay đã chỉ ra rằng các
biện pháp liên quan đến việc giảm thiểu các hành vi vi phạm cần được quan tâm,
đầu tư hơn nữa để giải quyết và xử lý vấn đề xã hội cấp thiết này.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN
1.

Xuất phát từ người tiêu dùng

Trong khi hầu như cả xã hội đều lên án người sản xuất cũng như cơ quan chức
năng khi nói đến vấn đề chất lượng thực phẩm xuống cấp thì một phần lỗi là do
chính người tiêu dùng.
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam là người thu nhập thấp nên họ chỉ có thể lựa
chọn thực phẩm có giá thành thấp, và đa phần có chất lượng không cao.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng còn thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn thực
phẩm. Chẳng hạn, thời gian gần đây, giới trẻ rộ lên trào lưu uống trà sữa Thái, có
mùi vị vừa miệng, giá thành rẻ. Nhưng ẩn đằng sau những chai trà Thái tự làm
tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do nguyên liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc,
quy trình pha chế không đảm bảo vệ sinh dẫn đến rối loạn các hormone, tăng nguy
cơ ung thư…
Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng đã có ý thức nâng cao nhận thức lựa chọn thực

phẩm an toàn nhưng chính vì thực phẩm kém chất lượng đang tràn lan trên thị
trường nên họ khó có cơ hội được trở thành “người tiêu dùng thông minh”. Thật
vậy, bằng cách thông thường, khó có thể nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn.
Vì vậy, người tiêu dùng dù muốn nhưng cũng không dễ để bảo vệ quyền lợi cho
chính mình.
2.

Xuất phát từ người sản xuất, kinh doanh

Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, lợi nhuận luôn đóng vai trò quan
trọng. Tuy nhiên, việc chạy theo lợi nhuận, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu mà bỏ
quên đạo đức kinh doanh không phải là điều đáng khuyến khích.

8


Hiện nay, có không ít người sản xuất do thiếu hiểu biết, bị hấp dẫn bởi lợi nhuận
cao mà bất chấp hậu quả đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng; thậm chí vô
cảm, bán rẻ lương tâm khi trục lợi trên sự sống của đồng bào mình. Khi có một, hai
hay ba người thực hiện được các “mánh khóe” thì những người khác – những
người có thể không bao giờ nghĩ đến việc vi phạm pháp luật – sẽ làm theo và vấn
đề lại gia tăng theo cấp số nhân. Nếu trong một xã hội, ai cũng làm theo thì điều đó
sẽ trở thành điều hết sức bình thường, dễ chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, do
thiếu kiến thức, họ cho rằng thực phẩm kém an toàn có khả năng gây bệnh, thậm
chí ung thư là điều mơ hồ và xa xôi. Hoặc đôi lúc họ có nghĩ đến, nhưng rồi sau đó
lại bị cuốn vào guồng quay công việc, vì miếng cơm manh áo. Do đó, gần đây có
một câu nói rất nặng nề được sử dụng khá phổ biến: “Chính người Việt đang giết
lẫn nhau”. Vậy, suy cho cùng, là thực phẩm bẩn hay chính con người “bẩn”?
3.


Xuất phát từ cơ quan quản lý

Hiện nay ở Việt Nam, công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chế tài xử phạt
của nước ta chưa đủ sức răn đe. Việc thiếu sự phối hợp trong quản lý của các cơ
quan cũng dẫn đến tình trạng khi xảy ra vụ việc, ai cũng cho rằng mình làm đúng
thủ tục, quy trình, và sau cùng là “đá bóng trách nhiệm”.
Khung pháp lý trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đã rất nhiều, có thể nói
là khá đầy đủ, gồm Luật An toàn thực phẩm, Luật Hóa chất, Luật Thú y, Luật Thủy
sản, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Pháp lệnh về quản lý thị trường; về chế tài xử lý có Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi
phạm hành chính,… Luật An toàn thực phẩm 2010 ra đời đánh dấu sự đổi mới tư
duy từ quản lý trực tiếp sản phẩm sang quản lý cả quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Điều này có nghĩa là thay vì chứng nhận sản phẩm, sẽ thực hiện chứng nhận quy
trình như quy trình nuôi trồng, sản xuất, chế biến; bảo quản và phân phối. Tại Điều
3 của Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm phải
được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở
9


phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm”. Tuy nhiên, hệ thống các quy định về
quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gây khó khăn khi áp dụng trên thực
tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa
đồng bộ, còn thiếu và chồng chéo. Mặt khác, tính khả thi của các văn bản quy
phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa cao.
Bên cạnh đó, các vi phạm nếu bị phát hiện thì đa phần chỉ bị xử phạt hành chính,
mức xử phạt cũng không đủ mạnh để quán triệt các sai phạm này. Chẳng hạn như
vụ ngâm chuối vào thuốc trừ cỏ, có qui mô bán cho hàng vạn người ăn, khi cơ
quan chức năng đến phát hiện, bắt thì chỉ bị phạt 6,5 triệu đồng, trong khi đây là
một hành vi dã man, đầu độc rất nhiều người.
Bên cạnh việc “phạt chưa tới” thì chính sách khen thưởng, khuyến khích những

người làm tốt cũng còn thiếu. Ví dụ như trồng rau theo quy trình sản xuất tốt trong
nông nghiệp (tiêu chuẩn Vietgap), cần có chính sách khuyến khích nông dân để họ
áp dụng qui trình đó và hình thành các chuỗi cung cấp rau sạch, an toàn vệ sinh.
Như vậy, chính công tác kiểm tra, giám sát yếu kém và những thiếu sót trong
việc tổ chức thực thi pháp luật đã góp phần gây ra vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực
phẩm đáng ngại ở nước ta hiện nay.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRÊN
An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng , được sử dụng thực phẩm an
toàn là quyền cơ bản của con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong quá
trình cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.
Ngộ độc thực phẩm và một vài bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không
chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của con người, mà còn gây
thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. An toàn thực
phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên tới sức khỏe mà còn liên quan
chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh
xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển
10


kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Để giải quyết vấn đề này,
nhóm chúng em xin đưa ra những giải pháp sau đây:
1.

Giải pháp từ phía người tiêu dùng

Đối với người tiêu dùng, nên tỉnh táo và thận trọng trước khi lựa chọn thực
phẩm để sử dụng, không nên dễ dãi và gián tiếp tạo điều kiện cho vấn nạn này phát
triển.
Hiện nay, với mức độ phủ sóng của các phương tiện thông tin xã hội mà nhất là
facebook, mở ra cơ hội cho tất cả mọi người kết nối và chia sẻ các thông tin hữu

ích, bằng cách đó người tiêu dùng cần chung tay tẩy chay các sản phẩm không an
toàn. Như chúng ta đã biết, thực phẩm liên quan chặt chẽ đến sức khỏe, chất lượng
cuộc sống. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỏ thái độ rõ ràng trong việc lựa chọn thực
phẩm, trong đó có việc tẩy chay những thực phẩm không đạt chuẩn cùng những
người và tổ chức liên quan chính là một phương cách quan trọng để có tiếng nói
quyết định của mình với thị trường thực phẩm, từ đó thực phẩm bẩn sẽ tự “khai
tử”.
Thực tế là người dùng rất khó lựa chọn trước nhiều mặt hàng đa dạng, phong
phú ở chợ, siêu thị, vậy nên trước hết cần quan tâm tới: Thương hiệu, thời hạn sử
dụng, các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm
ghi trên nhãn hàng,… để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
2.

Giải pháp từ phía nhà sản xuất

Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ một vài
quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ
của cơ quan chức năng trong nước, do vậy, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản,
thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự
giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng
mặt hàng, bởi thế đạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an toàn cho khách
hàng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa. Thực chất,
11


không ít các nhà sản xuất chăm chút quá nhiều tới lợi ích riêng của mình, chẳng
cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra cho cộng đồng. Nhằm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:
– Tuân thủ một số quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm
đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn,

hợp quy.
– Không được dùng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu,
hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.
– Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được
sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an
toàn cho người dùng.
3.

Giải pháp về phía quản lý Nhà nước

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc
biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe
cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình
hội nhập của Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết
phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn vệ sinh
thực phẩm:
Thứ nhất, khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến an toàn thực phẩm để sớm trình QH sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo
hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng
chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý an toàn thực phẩm; tăng
cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành
các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù
hợp với chuẩn mực quốc tế
Thứ hai, đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản xong bộ máy quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng
12


cường hiệu lực, hiệu quả. Ở cấp xã, phân công cán bộ theo dõi an toàn thực phẩm.
Tăng cường năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực

phẩm ở các cấp
Thứ ba, phấn đấu giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm tỷ lệ
mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn, tăng tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm
bảo an toàn thực phẩm so với giai đoạn trước
Thứ tư, hoàn thiện chính sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh
doanh thực phẩm đồng bộ với quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất an toàn
Thứ năm, đẩy mạnh quản lý an toàn thực phẩm sang kiểm soát theo quá trình
sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động
truy xuất nguồn gốc thực phẩm; chỉ đạo các địa phương phát triển, nhân rộng chuỗi
cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối
với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; tăng
cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Thứ sáu, bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo dự
toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ
hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo
đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính
và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm
Thứ bảy, tăng cường công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp
thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực
phẩm
Thứ tám, chú trọng công tác đào tạo, tăng cường tập huấn chuyên môn nghiệp
vụ; tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm tại các tuyến; từng
bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về an toàn thực
13


phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực vận động sự hỗ trợ của các nước, các tổ
chức quốc tế cho công tác an toàn thực phẩm.


KẾT LUẬN
Trải qua cuộc khảo sát xã hội học của nhóm về vấn đề VSATTP, Nhóm chúng
em nhận thấy rằng vấn đề VSATTP hiện nay đang ngày càng nhứ nhối và trở nên
tinh vi, phức tạp. Vì lợi ích, con người sẵn sàng đánh đổi lương tâm của chính bản
thân mình và sức khỏe của biết bao người khác. Mặc dù xã hội ngày càng phát
triển kéo theo sự nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng lên tuy nhiên, họ
vẫn không thể nào bảo vệ sức khỏe của bản thân họ và gia đình ra khỏi vòng quay
của thực phẩm bẩn. Nhận thức về con người tăng lên, nhưng pháp luật về
VSANTP thì lại đang bộc lộ sự thiếu chặt chẽ, dẫn đến thực phẩm mất vệ sinh tràn
lan trên thị trường dưới vô vàn hình thức khác nhau mà ngay chính bản thân người
tiêu dùng cũng không thể đảm bảo rằng thực phẩm mà mình đang dùng có thực sự
đảm bảo hay không. Chính bởi lẽ đó, thiết nghĩ nhà nước cần thắt chặt hơn nữa các
khâu kiểm soát thực phẩm và có những chế tài nghiêm khắc và chặt chẽ hơn để
thựcphẩm bẩn không còn có “cửa” để ra thị trường nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

TS. Ngọ Văn Nhân, Giáo trình xã hội học, Nxb. Lao động-Xã hội, Hà Nội,
2011;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2010;
Luật An toàn thực phẩm 2010
/>14



5.

/>
6.

bang-cach-nao-105967.html
/>
7.

hoi-buc-xuc-can-duoc-giai-quyet/
/>%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………….
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài…………………………………..
3. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………….
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….
5. Chọn mẫu điều tra …………………………………………………………...
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG…………………………………………………………..
1. Khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm……………………………………..
15

1
1
1
2
2
2

2


2. Khái niệm về thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm…………….
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY……
III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN…………………………...
1. Xuất phát từ người tiêu dùng…………………………………………………
2. Xuất phát từ người sản xuất, kinh doanh……………………………………..
3. Xuất phát từ cơ quan quản lý…………………………………………………
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRÊN……………
1. Giải pháp từ phía người tiêu dùng……………………………………………
2. Giải pháp từ phía nhà sản xuất, kinh doanh………………………………….
3. Giải pháp về phía quản lý Nhà nước…………………………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

16

3
3
9
9
10
10
11
12
12
13

15



×