Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích và bình luận về nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.95 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Luật thương mại dịch vụ quốc tế là bộ phận mới của Luật thương mại quốc tế và
ngày càng giữ vị trí quan trọng trong thương mại toàn cầu. GATS của WTO là hiệp
định đầu tiên và duy nhất cho đến nay tập hợp những quy định thương mại quốc tế
đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Nhằm tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh và thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ, GATS có hệ thống những nguyên tắc trong quan hệ hợp tác kinh tế song
phương và đa phương. Trong hệ thống những nguyên tắc đó, nguyên tắc mở cửa thị
trường (MA) và đối xử quốc gia (NT) là hai nguyên tắc quan trọng trong việc xây
dựng, mở cửa, tiếp nhận thị trường trong quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
Ngày 7-11-2006, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tổ chức Thương mại quốc tế
(WTO) đã thông qua Báo cáo của Ban công tác và các văn kiện gia nhập của Việt
Nam. Các thành viên WTO đã đón nhận Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức này. Cùng với việc gia nhập WTO, là những thỏa thuận thương mại mà Việt
Nam ký trong đó nguyên tắc mở cửa thị trường vàđối xử quốc gia là những nguyên
tắc quan trọng trong việc xây dựng, mở cửa, tiếp cậnthị trường trong quan hệ hợp
tác giữa các nước thành viên. Để tìm hiểu và làm rõ hơnvề hai nguyên tắc này trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ của WTO, trong khuôn khổnội dung bài tập lớn em
xin được chọn đề tài: “Phân tích và bình luận về nguyên tắc mở cửa thị trường
và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO”

NỘI DUNG
I. Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ trong WTO
1. Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụ
Trong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm
1986 đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung
về Thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết tắt là
GATS). Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống
thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không điều chỉnh một mình lĩnh
vực thương mại hàng hóa như trước đó. GATS không có định nghĩa về dịch vụ. Để
xác định hành vi hoặc hoạt động nào đó làdịch vụ, các nước phải tuân thủ theo quy


định của Liên Hợp Quốc về dịch vụ, đặc biệt là phải tuân theo quy định tại Bảng
phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên Hợp Quốc. Bất cứ hành vi hoặc hoạt động
nào được liệt kê vào, được mô tả và được mã hóa trong Danh mục nói trên thì hành


vi hoặc hoạt động đó được thừa nhận là dịch vụ trong giao dịch thương mại quốc
tế. Đối với thương mại dịch vụ khoản 2 điều I GATS có định nghĩa khá rõ ràng,
Thương mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấp dịch vụ:
- Từ lãnh thổ của nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của nước
khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên
giới” (hay “phương thức 1” theo ngôn từ của WTO);
- Trên lãnh thổ của nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch
vụ của bất kì nước nào khác theo phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước
ngoài” (phương thức 2);
- Cung cấp dịch vụ bởi người - tổ chức - cung ứng dịch vụ của nước này (nước
cung cấp dịch vụ) tại bất kì nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo
phươngthức “hiện diện thương mại” (phương thức 3);
- Cung cấp dịch vụ bởi người - thể nhân - cung cấp dịch vụ của nước này
(nước cung cấp dịch vụ) tại bất kì nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ)
theo phương thức “hiện diện của thể nhân” (phương thức 4)
2. Những nguyên tắc cơ bản
Hoạt động thương mại dịch vụ nói chung phải theo các nguyên tắc cơ bản của
WTO đối với thương mại hàng hóa, nhưng có sự vận dụng linh hoạt đối với các
nước đang phát triển và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Các nguyên
tắc cơ bản trong thương mại dịch vụ theo quy định của WTO bao gồm:
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử, gồm hai quy chế: Đãi ngộ tối huệ quốc
và Đối xử quốc gia.
- Nguyên tắc mở cửa thị trường, bao gồm hai khía cạnh. Một là, các nước
thành viên mở cửa thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước.
tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở đường cho thương

mại quốc tế phát triển. Hai là, các chính sách, luật lệ thương mại phải được
công bố công khai, kịp thời, minh bạch để có thể dự báo được môi trường và
triển vọng thương mại.
- Nguyên tắc chấp nhận loại trừ các dịch vụ công. Các dịch vụ được loại ra
khỏi luật thương mại quốc tế và không có quy định nào của GATS buộc các
cơ quan công quyền phải tự nhãn hóa các ngành công nghiệp dịch vụ.
- Nguyên tắc đảm bảo tình minh bạch, công khai. Luật thương mại quốc tế quy
định pháp luật trong nước phải bảo đảm tính minh bạch. Chính phủ các nước
phải công bố các luật, quy định phù hợp và thiết lập các điểm thông tin trong
các cơ quan hành chính của mình.
- Nguyên tắc công nhận hệ thống chất lượng: Khi hai (hay nhiều) chính phủ kí
các hiệp định công nhận hệ thống chất lượng của nhau thì họ phải tạo điều
kiện cho các thành viên khác được đàm phán với họ về các thỏa thuận tương


tự. Việc công nhận hệ thống chất lượng của các nước không được mang tính
phân biệt đối xử cũng như mang tính bảo hộ trá hình.
- Được thanh toán và chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước:
Một khi đã cam kết mở cửa một ngành dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài thì
về nguyên tắc chính phủ không được cấm việc trả tiền ra nước ngoài dưới
danh nghĩa chi trả cho các dịch vụ đã tiêu dùng. Chỉ có trường hợp một nước
gặp khó khăn về cán cân thanh toán nhưng ngay cả trong trường hợp này thì
các quy định cấm đó chỉ có thể được áp dụng tạm thời và phải tuân thủ
những hạn chế và các quy định khác.
II. Nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ theo quy định của WTO
1. Cớ sở pháp lý
Nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ được quy định tại điều XVI và XVII Phần III: Cam kết cụ thể của Hiệp định
chung về thương mại dịch vụ (GATS)

Điều XVI: Tiếp cận thị trường
“1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại
Điều I, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các
Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều
kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết
cụ thể.”
Điều XVII: Đối xử quốc gia
“1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các
điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các
biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho
dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không
kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ của mình.
2. Một Thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách
dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác
một sự đối xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà
thành viên đó dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.
3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn
nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch
vụ của Thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ
Thành viên nào khác.”


2 Nội dung của nguyên tắc
Cam kết của các nước về mở cửa thị trường nội địa và mức độ mở cửa trong các
lĩnh vực cụ thể chính là kết quả của các cuộc đàm phán. Các cam kết này được liệt
kê lại trong các“danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi
ngành (những hạn chế đối với sự tham gia của đối tác nước ngoài được nêu rõ nếu
cần) và các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (tức khi một số
ưu đãi được dành cho các côngty trong nước nhưng không dành cho các công ty

nước ngoài). Ví dụ: Nếu cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động trên thị
trường nội địa, chính phủ một nước nào đó đã đưa ra cam kết về mở cửa thị trường.
Nếu chính phủ đó hạn chế số lượng giấy phép được cấp thì đó chính là hạn chế mở
cửa thị trường. Cuối cùng, nếu chính phủ đó tuyên bố các ngân hàng nước ngoài
chỉ có thể lập một chi nhánh duy nhất trong khi các ngân hàng trong nước lại có thể
lập nhiều chi nhánh thì đó được coi là một ngoại lệ của nguyên tắcđãi ngộ quốc gia.
Những cam kết này được quy định rõ ràng và được “ràng buộc”: cũng giống như
các mức thuế quan “trần” trong thương mại hàng hoá, các cam kết trong thương
mại dịch vụ chỉ có thể được thay đổi sau khi đã thương lượng với các nước liên
quan. Do rất khó bị phá vỡ, các cam kết này chính là sự đảm bảo đối với điều kiện
hoạt động của các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu trong nước cũng
như các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
a. Nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Nguyên tắc mở cửa thị trường bao gồm 2 khía cạnh:
Một là các nước thành viên mở của thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm
từng bước tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở đường chosự
phát triển
Hai là các chính sách, luật lệ phải được công bố công khai, kịp thời, minh bạch để
có thể sự báo được môi trường và triển vọng thương mại Nội dung của nguyên tắc
gồm:
- Đàm phán về nguyên tắc mở cửa thị trường
- Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của từng thành viên - Mức độ tự do hóa
hạn chế hơn Điều XVI - GATS quy định về nguyên tắc mở cửa thị trường
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Đối với việc tiếp cận thị trường theo phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều I
GATS, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các
thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều
kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết
cụ thể. Các thành viên không được duy trì được ban hành những biện pháp quy
định tại khoản 2 Điều XVI - GATS trong lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường.



Tuy nhiên, WTO không yêu cầu tất cả các thành viên phải mở cửa thị trường đối
với tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ nào và mức độ mở
cửa tới đâu sẽ được thực hiện thông qua đàm phán. Kết quả đàm phán của từng
thành viên sẽ được ghi nhận trong biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ.
b. Nguyên tắc đối xử quốc gia
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là việc thành viên đối xử với dịch vụ nước
ngoài và dịch vụ trong nước, người cung cấp dịch vụ nước ngoài và người cung cấp
dịch vụ trong nước là như nhau.
Về phạm vi áp dụng: Nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thì trong
thương mại dịch vụ là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về
đối xử quốc gia đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành
dịch vụ. Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại dịch
vụ:
-

Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở
tại.

Ví dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại có giống
điều kiện để ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không, nếu giống nhau là
nguyên tắc NT đã được tuân thủ.
- Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch
vụ tại nước sở tại.
Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt Nam của ngân
hàng nước ngoài có giống với ngân hàng Việt Nam hay không?
3. Bình luận về việc thực hiện nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường và đối xử
quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường và đối xử quốc gia giúp các nước được tiếp

cận thị trường dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã
được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử đồng thời tạo cơ hội
cho các nước được hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như thúc đẩy
tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của của nước thành
viên đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Ngoài ra nguyên tắc đối xử quốc gia còn tạo ra
sự bình đẳng hóa giữa các dịch vụ của nước được dành ưu đãi đối xử quốc gia với
dịch vụ của nước dành ưu đãi. Hai nguyên tắc này bổ sung cho nhau góp phần tạo
nên môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên
việc áp dụng nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên thực tế vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể một số thành viên
trong WTO có tiềm lực vật chất còn yếu, cơ sở vật chất hạ tầng dịch vụ chưa thực


sự phát triển nên chưa thực sự mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực thương mại
dịch vụ. Cụ thể như ở Việt Nam hiện này có những dịch vụ chưa có quy định cho
người nước ngoài được kinh doanh (viễn thông, hàng không...). Có những phân
ngành dịch vụ còn chưa có các quy định pháp luật cụ thể, như dịch vụ nghiên cứu
và phát triển, dịch vụ nghiên cứu thị trường, dịch vụ săn bắn, dịch vụ lâm nghiệp,
dịch vụ nhiếp ảnh, dịch vụ đóng gói, dịch vụ hội nghị... Vì chưa có các quy định cụ
thể nên rất khó khăn cho việc cấp đăng lý kinh doanh cho các nhà kinh doanh các
dịch vụ này. Một số dịch vụ còn sử dụng những quy định, biện pháp mang tính hạn
chế về số lượng, trợ giá các dịch vụ, số lượng người cung cấp dịch vụ, số lượng thể
nhân được tuyển dụng, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài, hình thức công ty của
người nước ngoài... Về các hình thức cung cấp dịch vụ thì hiện tại pháp luật Việt
Nam mới quy định cụ thể về hình thức, đó là hiện diện thương mại và hiện diện thể
nhân. Vì vậy, chưa tạo điều kiện mở cửa thị trường cho sự phát triểnhình thức cung
cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài. Ngoài ra sự phức tạp
trong thực thi cam kết còn bắt nguồn từ những nguyên nhân như cách thức cam kết
mở cửa thị trường dịch vụ, khó khăn trong nhận biết nếu dịch vụ hoặc đàm phán
dịch vụ không phải là lĩnh vực chuyên môn của người có liên quan, chiến thuật

đàm phán của các nhà đàm phán, tức là không mấy liên quan tới bản chất và nội
dung, khiến quá trình thực thi vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn.
Việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia cũng có những vấn đề đó là nguyên tắc
này không có hiệu lực ngay lập tức mà được cam kết thực hiện theo lộ trình cụ thể.
Do tác động của việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia đến khả năng cạnh tranh
của dịch vụ của nước dành ưu đãi rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của
thương mại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó. Đặc biệt với những nước có năng
lực cạnh tranh thấp, khi thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia thì các sản phẩm dịch
vụ nước ngoài sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn lên thị trường nội địa, việc mở rộng
thị trường nội địa cũng có thể biến nước được ưu đãi trở thành thị trường tiêu thụ
sản phẩm dịch vụ của nước ngoài. Ngoài ra, có những ngành dịch vụ còn chưa có
các quy định pháp luật cụ thể như dịch vụ nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu thị
trường, dịch vụ săn bắn,… Vì chưa có các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể nên
rất khó khăn để có thể cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các ngành dịch vụ
này. Một số dịch vụ còn sử dụng quy định, biện pháp mang tính chất hạn chế số
lượng, trợ giá các dịch vụ, số lượng thể nhân tuyển dụng,… Như vậy, nếu không
theo kịp các thành viên khác thì khi mở cửa thị trường đồng thời với việc áp dụng
nguyên tắc đối xử quốc gia đốivới các quốc gia có nền kinh tế khác nhau, không
đồng đều thì đây có thể coi là “con dao hai lưỡi” là rào cản gia nhập đối với các
quốc gia, làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng tụt hậu.

KẾT LUẬN


Cả hai nguyên tắc đều tạo điều kiện cho các nước được hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới cũng như thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến
trình cải cách của nước thành viên đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Cả hai nguyên tắc
này bổ sung cho nhau góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc
đẩy thương mại quốc tế


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Luật thương mại quốc tế”, năm 2016, trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân.
2. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - GATS 1994.
3. />4. />5. />


×