Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.36 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 2: PGS.TS. HỒ ĐÌNH BẢO

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được
quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi
sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng của con
người, ảnh hưởng đến sự duy trì nòi giống cũng như quá trình phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng
đến giống nòi mà còn là uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta cần có biện
pháp mạnh, kiên quyết, toàn diện, để công tác này đạt kết quả tốt
hơn, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân”. Thời gian qua, Đảng,
Chính phủ, các cấp, ngành đã vào cuộc quản lý. Theo thống kê chúng
ta có hơn 100 văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan vệ
sinh an toàn thực phẩm. Cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
đã được đề cập nhiều hơn, được quan tâm hơn.
Để nâng cao chất lượng QLNN về VSATTP trên địa bàntỉnh
Kon Tum nói chung và Thành phố KOn Tum nói riêng. UBND
THành phố đã ban hành rất nhiều văn bản để chỉ đạo và hướng dẫn
các ngành, các cấp liên quan triển khai thực hiện, nhờ đó công tác
QLNN về VSATTP ngày một được tăng cường. Tuy nhiên, Bên cạnh
những kết quả đạt được thì hiện nay công tác QLNN về VSATTP tại
Thành phố Kon Tum vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần phải
giải quyết từ khâu quản lý, người kinh doanh và người tiêu dùng; về
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về ATTP; về sự phối hợp
các ngành trong công tác thanh tra kiểm tra, thực hiện; công tác xử
lý vi phạm;tham mưu quản lý chưa có sự phân công, phân nhiệm vụ
rõ ràng; công tác tuyên truyền để thay đổi hành vi, thói quen trong



2
hoạt động ăn uống người dân; về trình độ, năng lực của cán bộ
chuyên môn; về điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Vì vậy, có
thể thấy rằng QLNN về VSATTP hiện nay được xem là vấn đề nóng
cần được giải quyết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon
Tum”, nhằm tìm hiểu về thực trạng QLNN về VSATTP và phân tích
những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về VSATTP trên
địa bàn Thành phố Kon Tum. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố
Kon Tum trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện công tác QLNN, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum trong
những năm tới.
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
- Tình hình VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum hiện
nay như thế nào?
- Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý VSATTP trên địa
bàn Thành phố Kon Tum?
- Những giải pháp nào để quản lý tốt và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả trong công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố
Kon Tum?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Công tác QLNN về VSATTP trên
địa bàn thành phố Kon Tum.
-Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác QLNN về VSATTP



3
(tập trung vào các nội dung: Hoạch định, ban hành chính sách; tổ
chức bộ máy nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra về VSATTP; xử
lý các vi phạm về VSATTP và đề xuất các giải pháp tăng cường
công tác QLNN về VSATTP) trên địa bàn Thành phố Kon Tum
trong giai đoạn 2016-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp khái
quát hóa, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê và phương
pháp so sánh để phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân của
những tồn tại trong công tác QLNN về VSATTP, từ đó kiến nghị, đề
xuất các giải pháp để nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác
QLNN về VSATTP trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những cơ sở khoa học của
QLNN về VSATTP. Từ đó tạo khung lý thuyết làm nên những căn
cứ khoa học cho việc nghiên cứu về công tác QLNN về VSATTP
trên địa bàn thành phố Kon Tum.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này để mô tả và đánh
giá thực trạng công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố để
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về VSATTP
trên địa bàn Thành phố.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục liên quan, nội dung chính của luận văn gồm có

3 chương:


4
Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum
Chương 3: Các giải pháp nhằm hòan thiện công tác quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon
Tum.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1.1 Một số khái niệm:
- Thực phẩm là những sản phẩm giành cho việc ăn uống của
con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- An toàn thực phẩm là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không
gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, không bị
hư hỏng, nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc
chất lượng kém.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, biện pháp
cần thiết nhằm bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính
mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý
học quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật,
thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khoẻ người sử dụng.
- Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính



5
quyền lực Nhà nước; được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều
chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
- Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động
có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công
cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện
VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu
dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực
hiện tốt các vấn đề về VSATTP.

1.2. Đặc điểm của hệ thống quản lý nhà nƣớc về vệ
sinh an toàn thực phẩm
Ở nước ta hiện nay, công tác QLNN về VSATTP do nhiều Bộ,
ngành nhiều cơ quan thực hiện. Việc đảm bảo ATTP là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm quản lý
của các cơ quan nhà nước đã được quy định tại Luật An toàn thực
phẩm năm 2010 và các quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật An toàn thực phẩm. Tại Điều 61, Luật An
toàn thực phẩm Chính phủ thống nhất QLNN về ATTP, Bộ Y tế chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về VS ATTP; Trách
nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn được quy định tại Điều 63 và Điều 64 Luật An toàn thực phẩm;
Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 65
Luật An toàn thực phẩm.
1.1.3. Tầm quan trọng của quản lý nhà nƣớc về VSATTP.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra cũng

như công tác quản lý tại các địa điểm, các trung tâm thương mại, chợ


6
đầu mối diễn ra các hoạt động mua bán, tiêu dùng thực phẩm.
- Định hướng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực
phẩm có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ
thể kinh doanh dựa trên hệ thống pháp luật về ATTP.
-Góp phần định hướng cho người dân lựa chọn được sản
phẩm an toàn, được chăm sóc và được bảo vệ sức khỏe, yên tâm hơn
khi sử dụng sản phẩm thực phẩm được bày bán trên thị trường, gián
tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
1.2.1. Ban hành các quy định về Quản lý nhà nƣớc về vệ
sinh an toàn thực phẩm
Ban hành văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về VSATTP, các quy định và tiêu chuẩn về VSATTP; Ban
hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
về VSATTP và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực
VSATTP.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP
Bộ máy QLNN về VSATTP đến nay đã được xây dựng hoàn
chỉnh từ Trung ương đến địa phương và phải bảo đảm tinh gọn, điều
hành tập trung, giải quyết kịp thời, thống nhất, thông suốt, linh hoạt,
đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ở Trung ương: QLNN về VSATTP được phân công cho Bộ Y
tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ
trách; Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
thống nhất QLNN về ATTP.

Ở địa phương: Tại khoản 4 Điều 65 Luật An toàn thực phẩm


7
năm 2010 quy định UBND có trách nhiệm“ bố trí nguồn lực, tổ chức
bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an
toàn thực phẩm trên địa bàn”. Để triển khai thực hiện, UBND giao
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế cho các Sở Y tế, Sở Công
Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp
UBND trong công tác QLNN về ATTP.
1.2.3. Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác tuyên truyền về ATVSTP nhằm nâng cao nhận thức
của người tiêu dùng, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực
phẩm về VSATTP, theo phân cấp Bộ ngành quản lý từ Trung ương
đến địa phương phối hợp với các ban ngành đoàn thể, cơ quan truyền
thông đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về
VSATTP; Tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện về đảm bảo an
toàn thực phẩm, lồng ghép với các buổi sinh hoạt các tổ dân phố…
1.2.4. Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về
VSATTP
Cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được 3 Bộ:
Công Thương, NN&PTNT và Bộ Y tế cấp phát.
1.2.5. Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về vệ sinh ATTP
Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về VSATTP là hoạt động
thanh tra chuyên ngành, thanh ATTP do ngành Y tế, Nông nghiệp và
Công thương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thanh
tra. Đây là một hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong công
tác quản lý về VSATTP nhằm phát hiện sai phạm trong việc chấp
hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân về VSATTP và xử lý

nghiêm, kịp thời các vi phạm.


8
1.2.6. Xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào
các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc
hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP
nhằm giáo dục, răn đe các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm có hành vi vi phạm, góp phần hạn chế và chấm dứt
tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.3.1. Yếu tố về ngƣời tiêu dùng
1.3.2. Yếu tố về ngƣời sản xuất và kinh doanh
1.3.3. Yếu tố về pháp luật
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trước tình hình vấn đề vệ sinh ATTP đang ở mức báo động,
trong cuộc sống thường ngày con người luôn phải đối mặt với nhiều
áp lực để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội đang là
vấn đề thách thức, cấp bách cần giải quyết.

Nội dung chương 1 đã phần nào làm rõ cơ sở lý luận cơ
bản trong công tác QLNN về VSATTP, đồng thời nêu lên được
những nội dung thiết yếu trong công tác quản lý. Từ đó làm cơ
sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
hoàn thiện nội dung QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố
Kon Tum.



9

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ KON TUM
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
b. Địa hình:
c. Khí hậu:
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế, xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế:
b. Dân số, nguồn nhân lực.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới QLNN về vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
a. Yếu tố về ngƣời tiêu dùng
Hiện nay phong tục tập quán của người dân trên địa bàn Thành
phố thường hay mua hàng hóa, ăn uống ở những nơi thuận tiện cho
mình nhưng những cơ sở đó chưa qua sự kiểm duyệt có thể mang lại
một mối nguy hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, người dân cũng
không quan tâm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất chế biến dịch
vụ ăn uống, thức ăn đường phố kém chất lượng, sử dụng thực phẩm
không an toàn tăng lên gây ra mối nguy hiểm lớn đến người tiêu
dùng. Đây cũng là thách thức lớn cho công tác QLNN về ATTP trên
địa bàn Thành phố.
b. Yếu tố về ngƣời sản xuất và kinh doanh



10
Người sản xuất và kinh doanh trên địa bàn Thành phố hiện nay
mặc dù họ có sự hiểu biết và có về vấn đề VSATTP rất nhiều nhưng vì
lợi nhuận mà rất nhiều cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn vi phạm về vấn đề ATTP sẵn sàng cho những chất phụ gia
độc hại vào thực phẩm bất chấp các nguy cơ về sức khỏe cho người
tiêu dùng, bất chấp cả đạo đức của người kinh doanh, sẵn sàng làm
mất uy tín của mình và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng không chỉ cho thế hệ hiện nay mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển của các thế hệ trẻ trong tương lai.
c. Yếu tố về pháp luật
Từ Thành phố đến các xã, phường đã tập trung chỉ đạo, triển
khai khá đầy đủ, kịp thời các văn bản của Trung ương, tỉnh về
VSATTP. Việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về VSATTP cơ bản đáp ứng được yêu cầu QLNN về
VSATTP, bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật quy định về
vấn đề ATTP vẫn còn nhiều chồng chéo. Các văn bản, quy định phục
vụ cho công tác QLNN về ATTP ban hành còn thiếu đồng bộ, nhiều
quy định đã cũ, không còn phù hợp với thực tiễn của địa bàn, do đó
gây khó khăn, lung túng cho hệ thống quản lý nhà nước.
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ KON TUM
2.2.1. Thực trạng ban hành các quy định.
Trên địa bàn Thành phố Kon Tum, từ thành phố đến 21 xã,
phường đã tập trung, chỉ đạo triển khai khá đầy đủ, kịp thời các văn
bản của Trung uơng về vệ sinh an toàn thực phẩm.



11
Những văn bản quản lý nhà nước về ATTP được UBND
thành phố Kon Tum thực thi, áp dụng trong việc quản lý về VSATTP
trên địa bàn thì quan trọng nhất là Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ban hành; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, ngày
25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật ATTP; Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP .
Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP được các cơ
quan có thẩm quyền bổ sung liên tục, ban hành mới để phù hợp với
xu hướng phát triển ngày càng đa dạng về lĩnh vực thực phẩm.
Thành phố Kon Tum cũng như nhằm triển khai đảm bảo vấn đề
QLNN về ATTP đã cụ thể hóa bằng các văn bản để thực hiện phù
hợp với địa bàn của địa phương.
2.2.2. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý VSATTP
a. Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ máy QLNN về VSATTP của Thành phố gồm: Phòng Y tế, Trung
tâm Y tế và phòng Kinh tế Thành phố. Trong đó, Phòng Y tế Thành
phố là Thường trực BCĐ liên ngành về VSATTP của thành phố.
b. Nguồn nhân lực QLNN về VSATTP
- Phòng Y tế Thành phố (cơ quan thường trực ban chỉ đạo về
ATTP) hiện nay có 04 biên chế, tuy nhiên số lu ợng cán bọ
chu a đáp ứng đu ợc những chức na ng, nhi

vẫn

m vụ, yêu cầu


đu ợc giao.
- Tuyến phường, xã số người tham gia quản lý chất lượng
ATTP là 21 người (trung bình 1 người/phường, xã), do còn kiêm
nhiệm nhiều công việc khác của đơn vị, nên không có trình độ


12
chuyên môn sâu về lĩnh vực ATTP.
Trình đọ

chuyên môn nghiệp vụ của cán bọ

làm công tác

Quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố tương đối đồng đều, hi

n

tại cơ bản đáp ứng đu ợc yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, mọ t số
cán bọ

chưa được trang bị kiến thức về ATTP, yếu về chuyên môn

dẫn đến gạ p nhiều khó kha n trong triển khai nhi

m vụ.

2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền VSATTP
Công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật về
VSATTP rên địa bàn thành phố đã được triển khai khá đồng bộ,

được các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố quan tâm cấp nguồn
kinh phí lớn để thực hiện thông qua rất nhiều các hình thức khác
nhau như: Nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền trên đài Truyền thanh
- truyền hình thành phố, tuyên truyền Thông điệp bảo đảm ATTP
trên loa phát thanh xã, phường, treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp
phích, bản tin, lồng ghép trong các buổi họp dân tại các thôn làng...
được đa số người dân đánh giá cao về hình thức, nội dung tuyên
truyền, đã bước đầu tạo sự chuyển biến nhanh và góp phần nâng cao
ý thức, chuyển biến nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh
doanh và người tiêu dùng thực phẩm, giúp cải thiện phần nào công
tác bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, công tác

tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả không cao; các
cơ sở chế biến vi phạm về VSATTP vẫn còn xảy ra nhiều.
2.2.4. Thực trạng về công tác cấp giấy phép VSATTP
Từ năm 2016, việc Cấp GCN được thực hiện theo Thông tư 47
của Bộ Y tế, Phòng Y tế là cơ quan tham mưu chính cũng đã tích cực
tham mưu cho UBND quản lý; đề án quản lý thức ăn đường phố,
công tác cấp GCN, công tác cam kết dần đi vào nề nếp.


13
Trong 03 năm qua, Thành phố đã tiến hành thẩm định và cấp
GCN đủ điều kiện ATTP cho 152 cơ sở và giấy xác nhận kiến thức
về ATTP cho 261 cơ sở; 21 UBND xã, phường đã làm bản cam kết
đối với dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất
ăn/ngày, nhóm trẻ độc lập dưới 30 trẻ; Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống
không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, thức ăn đường phố. UBND
thành phố phân cấp về UBND phường, xã tiến hành cho ký bản cam

kết.
Tuy nhiên, một số cơ sở trên địa bàn Thành phố có quy mô
nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị không đảm bảo điều kiện về
VSATTP, quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, chưa đúng theo
quy trình; chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn
uống chưa có giấy xác nhận kiến thức về VSATTP, chưa tham gia
khám sức khoẻ, đa số chưa có đăng ký giấy phép kinh doanh, hoặc
có một số cơ sở lợi dung sự chủ quan của chính quyền trong công tác
kiểm tra, thanh tra nên không khai báo. Vì vậy số lượng cấp GCN cơ
sở đủ điều kiện VSATTP, bản cam kết đảm bảo ATTP chưa được
thực thi hiệu quả.
2.2.5. Thực trạng công tác thanh, kiểm tra và giám sát việc
thực hiện VSATTP
Công tác thanh, kiểm tra được các cơ quan chức năng thường
xuyên tăng cường lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra
VSATTP, kiểm tra các sai phạm của cơ sở. Qua đó kịp thời phát hiện và
xử lý kịp thời nhiều vụ vi phạm pháp luật về VSATTP. Mỗi na m tiến
hành thành lập ít nhất 03 đợt kiểm tra vào các thời điểm Tết Nguyên
đán, tháng hành đọ ng vì chất lu ợng vệ sinh an toàn thực phẩm,


14
dịp Tết trung thu… và các đợt kiểm tra đọ t xuất theo chuyên đề
(nếu có). Từ năm 2016 đến 2018 thành lập10 BCĐ liên ngành và 01
Ban Chỉ đạo chuyên ngành kiểm tra về ATTP đối với 836 cơ sở; Công
tác giám sát ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực
phẩm được được phối hợp chặt chẽ và thực hiện thường xuyên trên địa
bàn. Trong giai đoạn 2016- 2018 không có vụ NĐTP nào xảy ra trên
địa bàn thành phố.
Bên cạnh vi


c ta ng cu ờng công tác thanh tra, kiểm tra

thì chất lu ợng các cuọ c thanh tra, kiểm tra cũng đu ợc coi trọng,
sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền với co
quan QLNN về ATTP được thắt chặt hơn; na ng lực chuyên môn
ngày càng được nâng cao, qua kiểm tra đã phát hi
phạm về vệ sinh ATTP. T l

co

n nhiều sai

sở sai phạm ta ng cao.

2.2.6. Thực trạng công tác xử lý vi phạm
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố Kon Tum công
tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP ngày càng được tăng
cường và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên số cơ sở vi
phạm có xu hướng tăng lên do các cơ sở mới hoạt động. Hình thức
xử lý chủ yếu vẫn là mang tính nhắc nhở, phạt cảnh cáo, phạt tiền và
ở mức độ nh nên chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm.
Công tác phúc tra được duy trì, qua đó các cơ sở chấp hành
tốt, khắc phục được những sai phạm do đoàn kiểm tra nhắc nhở. Tuy
nhiên những cơ sở sau khi phúc tra không chấp hành thì cơ quan
quản lý chưa có hướng xử lý, việc phúc tra không được thường
xuyên. Nội dung vi phạm hầu hết rơi vào nội dung điều kiện đảm bảo
về VSATTP dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ



15
NƢỚC VỀ VSATTP
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc
Hệ thống tổ chức quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đã
được hình từ trên xuống dưới, kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo thực hiện công tác đảm bảo ATTP; Việc tuyên truyền giáo dục,
phổ biến pháp luật đến các chủ thể sản xuất, kinh doanh, chế biến
thực phẩm được tổ chức thường xuyên và bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú; Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ việc vi
phạm đã mang lại hiệu quả nhất định; điều kiện cơ sở vật chất, thiết
bị máy móc phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thực phẩm ngày càng
hiện đại; Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về VSATTP ngày
càng chặt chẽ và các nhiệm vụ đều có sự phân công, phân nhiệm rõ
ràng đối với từng cơ quan chức năng. Đồng thời phối hợp với các cơ
quan chức năng có chuyên môn mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức về VSATTP cho một số đối tượng trên địa bàn.
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về VSATTP
trên địa bàn thành phố Kon Tum
Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của chính
quyền địa phương đôi lúc chưa quyết liệt, hiệu quả; Công tác phối
hợp giữa các cơ quan về quản lý VSATTP có lúc, có nơi còn chưa
tốt; Các văn bản ban hành phục vụ cho công tác QLNN về ATTP còn
chậm, nhiều quy định đã lạc hậu; Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên
ngành quản lý chất lượng VSATTP chưa đồng bộ. Lực lượng cán bộ
quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP còn thiếu về số
lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; Công xử lý các vụ vi phạm
về đảm bảo VSATTP đôi khi còn chưa nghiêm, kiên quyết; Công
tác tuyên truyền về VSATTP còn mag tính hình thức, chưa có kế



16
hoạch tổng thể, đa phần là do yêu cầu của tình hình thực tế, hay khi
có dịch bệnh xảy ra hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên;
Công tác cấp GCN đủ điều kiện ATTP và Giấy xác nhận ATTP triển
khai còn chậm.
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản
Nguồn nhân lực chuyên trách về ATTP tuyến phường, xã hiện
nay chỉ có 01 cán bộ và còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác tại địa
phương nên việc triển khai các hoạt động về ATTP chưa kịp thời,
kém hiệu quả. Bố trí nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra
còn nhiều hạn chế, hàng năm phân bổ nguồn kinh phí ít ỏi, chưa
thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP,
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra về
vệ sinh ATTP còn lạc hậu, cũ kỹ, trình độ cán bộ chưa được đào tạo
chuyên sâu phần nào gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm chất lượng
thực phẩm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Hiện nay, vấn đề về ATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum
đặt ra nhiều thách chức đối với cơ quan QLNN về VSATTP. Trong
đó lĩnh vực ATTP gặp không ít những khó khăn, vướng mắc nguyên
nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như hệ thống pháp luật chưa được
kiện toàn, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan quản
lý, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo cơ bản; Cùng với sự phát triển
về kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu tiêu
thụ thực phẩm ngày càng lớn.
Trên cơ sở thực trạng QLNN về VSATTP, đánh giá những
kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Là cơ sở để thực hiện các nội dung giải pháp trong Chương 3.



17

CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP,
Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum đã
triển khai thực hiện, cụ thể hóa và ban hành các văn bản chỉ đạo liên
quan về công tác QLNN về ATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum.
3.1.2. Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 về thực
hiện chiến lƣợc đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố Kon
Tum giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện việc ban hành các quy định
về an toàn thực phẩm
Cần phải có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP,
phân công cụ thể trách nhiệm quản lý đối với các chủ thể hoạt động
trong nhiều lĩnh vực.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với
công tác đảm bảo VSATTP; tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả các
chính sách và pháp luật về ATTP.
Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc thực hiện các
quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo VSATTP. Kiên



18
quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về VSATTP; Đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP ở các cấp. Củng cố tổ chức, nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về ATTP; Đẩy
mạnh sự phối hợp liên ngành nhất là các tổ chức chính trị xã hội
trong công tác vận động tuyên truyền bảo đảm VSATTP.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy Quản lý nhà
nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tăng cường biên chế cho đội ngũ thực hiện công tác bảo đảm
ATTP của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt
động bảo đảm ATTP.; Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ quản lý,
thanh tra, kiểm nghiệm ATTP tại các tuyến, từng bước tăng t lệ cán
bộ có trình độ đại học, trên đại học; Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu
biết và thực hành của đội ngũ cán bộ chuyên trách quản VSATTP ở
tuyến phường xã; Đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và
dụng cụ kiểm tra nhanh, dụng cụ kiểm nghiệm các chỉ tiêu về thực
phẩm; Bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn,
nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP.….
Nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở
tuyến thành phố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay;
tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thanh tra chuyên
ngành, thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị phục
vụ cho công tác kiểm tra, kiểm nghiệm.
Từng bước kiện toàn đội ngũ làm công tác đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm nhất là cấp xã, phường; Đề cao trách nhiệm của
các cấp, các ngành, các cấp chính quyền địa phương chịu trách
nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn mình quản lý, trực tiếp chỉ



19
đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về
ATTP; Xử lý nghiêm minh các cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm,
bao che, buông lỏng trong công tác quản lý.
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các ngành để
giải quyết kịp thời những vấn đề ATTP mang tính chất phức tạp có
liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; Thành lập các đoàn kiểm tra
liên ngành để thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
3.2.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác tuyên truyền về vệ
sinh an toàn thực phẩm
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí, Đài
truyền thanh- truyền hình Thành phố tổ chức tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đảo bảo ATTP;
vận động người dân tích cực tố giác các hành vi vi phạm ATTP.
Tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong
công tác vận động, tuyên truyền bảo đảm ATTP; Đẩy mạnh phối
hợp, chia sẻ thông tin về ATTP giữa các cơ quan, ban ngành chức
năng và chính quyền địa phương nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển thực
phẩm vi phạm ATTP.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và
pháp luật về ATTP đối với người quản lý, người sản xuất kinh
doanh, người tiêu dùng thực phẩm; đặc biệt chú trọng tuyên truyền
nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của người sản
xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, tuyên truyền có sẵn ở địa
phương, bổ sung chức năng và cán bộ chuyên trách về truyền thông,
giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ chức các chiến dịch truyền



20
thông với quy mô lớn trên toàn quốc, đưa công tác giáo dục truyền
thông về ATTP vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội hàng năm của đất nước.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tiếp tục phổ biến
Luật ATTP và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kiến thức về ATTP
đối với tất cả các nhóm đối tượng quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng như: Xây dựng băng rôn, pano, khẩu hiệu tuyên truyền trong
các dịp trọng điểm, in và cấp phát tờ rơi gấp tuyên truyền về ATTP;
Tổ chức những buổi truyền thông cộng đồng, phổ biến các kiến thức
cơ bản về ATTP và hướng dẫn chế biến, bảo quản, sử dụng thực
phẩm an toàn, ký cam kết ATTP; Phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng xây dựng các chuyên đề, phóng sự kịp thời đưa tin và
thông tin chính xác về tình hình ATTP trên địa bàn.
3.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng các lớp tập huấn
kiến thức; tăng cƣờng công tác quản lý cấp giấy chứng nhận về
ATTP .
- Đẩy mạnh huấn luyện, tổ chức mở các lớp tập huấn các kiến
thức về Luật ATTP, các quy định về ATTP tới các nhóm đối tượng:
Người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng
thực phẩm. Nâng cao hơn nữa về chất lượng nội dung của các lớp tập
huấn; xây dựng nội dung kiến thức phù hợp dễ nghe, dễ hiểu. Tổ
chức các cuộc thực hành, diễn tập điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm,
tổ chức các hội thi tìm hiểu về ATTP tại các xã, phường để nâng cao
nhận thức cộng đồng về ATTP cho các đối tượng được tham gia tập
huấn.
- Tăng cường hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm để tăng số cơ sở hiện có trên địa bàn thông qua việc cấp GCN



21
cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ
ăn uống thuộc phạm vị quản lý và tổ chức ký cam kết bảo đảm
ATTP với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP. Kiểm soát chặt chẽ sản phẩm trên thị trường bằng
cách cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, Cấp Giấy
tiếp nhận phù hợp công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù
hợp quy định ATTP cho cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa
bàn Thành phố và thực hiênụ công tác hậu kiểm tra đối với các tổ
chức, cá nhân được cấp Giấy sản phẩm, giấy xác nhận theo quy định.
3.2.5. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giám sát
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định của pháp luật về ATTP đặc biệt là thanh, kiểm tra
đột xuất về ATTP theo thẩm quyền.
Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất
lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, không
rõ nguồn gốc và gian lận thương mại.
Tập trung đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện các quy định vệ sinh ATTP; tăng cường kiểm tra việc đảm bảo
điều kiện về dịch vụ kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng thực
phẩm công nghiệp, hoá chất dùng cho thực phẩm; Kiểm tra tình hình
sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của các hộ sản xuất rau hàng hóa, các
hộ dân sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng
trên cây rau quả trên địa bàn; Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm; Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cơ quan Y
tế tổ chức kiểm tra ATTP tại các bếp ăn tập thể nhà trường, kịp thời
phát hiện, kiến nghị các giải pháp khắc phục để đảm bảo ATTP trong
nhà trường.



22
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý vi phạm

Quan tâm đến công tác hậu kiểm tra việc xử lý vi phạm
hành chính sau khi thanh tra, kiểm tra và đôn đốc việc thực
hiện các kết luận thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
Kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm; kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ tự phát,
không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y; kiến nghị xử lý nghiêm
những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức
thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.
Thống kê, phân loại và công khai danh sách những đối
tượng chưa chấp hành việc xử phạt theo quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thực phẩm để từ đó đưa ra
những biện pháp, chế tài xử lý.
3.3. Kiến nghị
Đối với Quốc Hội
- Đối với Chính phủ
- Đối với Bộ Y Tế và các Bộ liên quan


23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực trạng quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Kon Tum đoạn
2016-2018 và những quan điểm, chiến lược công tác quản lý nhà
nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các ngành trong thời gian tới,
nội dung chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn

thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm của thành phố Kon Tum trong thời gian đến.
Để có thể thực hiện được các giải pháp đưa ra trước hết cần
có sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và đặc biệt sự vào cuộc
của các cấp chính quyền địa phương về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bên cạnh đó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành có liên quan trên cơ sở thực hiện những mục tiêu,
những kế hoạch quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã được xây
dựng; có sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất của các
ngành để việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có
hiệu quả trong thời gian đến.


×