Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI làm QUEN với CHỮ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.86 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết trẻ em không phải là một cơ thể thu nhỏ mà là một cơ thể
đang lớn và đang phát triển. Tâm hồn trẻ trong sáng như tờ giấy trắng, luôn khoẻ mạnh,
hồn nhiên và hấp dẫn, thích thú trước những điều mới lạ.
Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Lời dạy của Bác đã thấm nhuần vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Chính điều đó mục tiêu của giáo dục Mầm non hiện nay nhằm tạo điều kiện phát huy
hiệu quả của lực lượng hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hoá tạo tiền đề
phát triển nhân lực lao động cho tương lai. Trong chương trình giáo dục Mầm non mới
hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mĩ,
tình cảm xã hội. Ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Các mục
tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe,
đọc, phát âm và một số kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết sau khi trẻ bước vào
lớp một như: Cách lật, mở sách, cách đưa mắt, cách cầm bút và qua các trò chơi chữ cái,
khả năng phối hợp tay mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc và ý
muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác trẻ 5 tuổi tiếp


nhận việc đọc một cách gián tiếp thông qua việc phát âm và trò chơi với chữ cái dưới sự
hướng dẫn của cô giáo.
Vì vậy, là một giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để
tìm ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với
chữ cái”
2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5- 6
tuổi làm quen với chữ cái” bản thân tôi mới viết lần đầu, điểm mới của đề tài là:
Phát huy tính tích cực, sáng tạo, ham hiểu biết của trẻ, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt


động thông qua việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi dạy học, trẻ tích cực khám phá những điều
mới lạ. Giáo viên sáng tạo trong công tác dạy học, làm đồ dùng, đồ chơi học liệu phong
phú, nhằm kích thích sự hứng thú tò mò ham hiểu biết của trẻ vào các hoạt động học,
giúp giáo viên có thêm kĩ năng trong việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn
phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và điều kiện
đặc điểm của lớp để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần (chủ để) lồng ghép việc dạy trẻ
làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi.
Đề tài của tôi mới viết lần đầu được hội đồng khoa học nhà trường góp ý bổ sung
và đó đánh giá xếp loại tốt, được áp dụng rộng rói trong nhà trường và có thể áp dụng
một số trường bạn, nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói chung và
dạy trẻ 5 - 6 tuổi LQCC nói riêng.

2.PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của đề tài.


Việc cho trẻ làm quen chữ cái là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn
bị, là một hoạt động rất quan trọng và thiết thực đối với trẻ Mầm non. Thông qua hoạt
động cho trẻ Làm quen với chữ cái giúp trẻ phát triển trí tuệ và hình thành các thao tác tư
duy, trí nhớ, phân tích tổng hợp. Làm quen chữ cái góp phần hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, làm cho ngôn ngữ
của trẻ ngày càng mở rộng, hình thành ở trẻ năng lực thái độ cần thiết chuẩn bị tâm thế
cho trẻ học tốt hơn khi vào lớp một.
Để đáp ứng yêu cầu phù hợp với chiến lược giáo dục Mầm non, đòi hỏi nâng cao
giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và tăng cường hoạt động lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ cho trẻ nói riêng, đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất
đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: Tranh, máy vi tính,
máy chiếu... Mặt khác được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Hội
cha mẹ học sinh, các ban ngành, bạn bè đồng nghiệp về sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ
dùng đồ chơi, bản thân luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, biết sáng tạo lồng ghép nội dung

phong phú vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ, trong đó có giờ hoạt động làm quen chữ cái.
Được sự phân công của BGH nhà trường, năm học 2014-2015 tôi phụ trách lớp
Mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua thời gian đứng lớp, nắm bắt được tình hình thực tế bản thân tôi
gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như mua sắm đồ
dùng phục vụ cho các hoạt động khá đầy đủ, như máy vi tính, máy chiếu và các trang


thiết bị khác, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi
theo từng chủ đề phù hợp với các nhóm chữ cái trong tháng, hướng dẫn làm các tranh, tạo
môi trường chữ viết để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
- Phòng học rộng rãi thoáng mát và khá đầy đủ điều kiện để trẻ hoạt động.
- Bản thân tôt được tham gia các buổi tập huấn chuyên môn ở cụm cũng như ở trường,
tham dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp, sưu tầm tài liệu phục và học tập ở các
trường bạn về tiết làm quen chữ cái nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Tôi luôn
nghiên cứu tìm tòi học hỏi về cách tổ chức tiết dạy qua đó tôi nắm vững phương pháp khi
tổ chức hoạt động của bộ môn.
- Trẻ hứng thú hoạt động và đã có một số kĩ năng thao tác cơ bản ban đầu về làm
quen chữ cái như nhận biết, phát âm chữ cái.
* Khó khăn
- Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều cháu phát âm sai, nói lắp, nói
ngọng.
- Đa số trẻ là con em gia đình nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, địa
bàn không tập trung, đường đến trường lại xa xôi, phụ huynh chưa có thời gian chăm sóc
cho con nên ảnh hưởng đến việc cho trẻ đi học.
- Sự quan tâm của một số phụ huynh về môn làm quen chữ cái còn hạn chế.
- Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá các đồ dùng đồ
chơi một số chủ đề chưa phong phú.

- Trong quá trình dạy trẻ nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính tích cực sáng tạo của
trẻ, còn rập khuôn máy móc.


* Điều tra thực tiển:
- Để tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái tốt và biết được mức độ, tiếp thu,
nhận thức của trẻ vào đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái dưới mọi hình
thức khác nhau và tiến hành khảo sát đánh gía qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm
lớn như một số trẻ chưa tập trung chú ý và không hứng thú, nhận biết mặt chữ chậm, một
số trẻ phát âm không rỏ ràng, kết quả khảo sát như sau:

Nội dung
Nhận biết
chữ cái
Phát âm

Tốt
SL
7/35
10/35

%
24,1

Khá
SL
9/35

34,4


8/35

%
31

Trung bình
SL
%
10/35 34,4

Yếu
SL
3/35

%
10,3

27,5

7/35

4/35

14

24,1

- Qua kết quả theo giỏi đánh giá ở trên tôi nhận thấy giờ hoạt động cho trẻ làm quen
chữ cái của mình chưa mang lại hiệu quả cao. Với kết quả như vậy, bản thân tôi luôn băn
khoăn, lo lắng và suy nghĩ tìm ra những biện pháp tối ưu nhất kết hợp với sự chỉ đạo của

ban giám hiệu nhà trường để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen với chữ cái.
2.2 Giải pháp thực hiện:
Một là: Nâng cao trình độ chuyên môn:
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản thân là
điều được đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó bản thân
tôi phải tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên đề do trường,
cụm tổ chức. Luôn thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, có ý thức học hỏi những người đi
trước, tham gia các lớp tập huấn, dự giờ trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học


những điều hay, điều mới lạ. Điều quan trọng nhất là phải nắm chắc phương pháp của
từng loại tiết, nghiên cứu các loại sách tham khảo về hướng dẫn bài dạy để thực hiện có
hiệu quả nhất. Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loaị tranh ảnh,
xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn kiến thức được đầy đủ và phong phú
hơn.
Luôn nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt
động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các
tiết học, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
Hai là: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ LQCC:
- Để giờ học đạt kết quả cao, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì phải phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Song yếu tố xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái
đúng vai trò rất quan trọng, nếu chúng ta chủ động lên kế hoạch trước một cách cụ thể, rõ
ràng thì kết quả giờ hoạt động đó phải biết dựa vào các yêu cầu sau:
- Xây dựng kế hoạch tuần, tháng theo chủ đề, đúng với hình thức thực tiển của lớp
mình.
- Phải dựa vào nội dung hoạt động làm quen chữ cái theo từng chủ đề.
- Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với nội dung, chủ đề mình đang học.
- Dựa vào khả năng của trẻ trong lớp qua quá trình hoạt động, sự nhanh nhẹn, linh
hoạt, thích thú hay nhàm chán, không chú ý của trẻ để có biện pháp, đưa ra mục tiêu phù

hợp với từng trẻ.
- Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “ Thế giới động vật” tôi xem ở kế hoạch hoạt động với


chủ đề này mình cần chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi gì và có những biện pháp sữ dụng
như thế nào. Dựa vào kế hoạch đó bản thân tôi tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, đồ
dựng, đồ chơi, làm và sữ dụng cho phù hợp với chủ đề mình dạy.
- Có kế hoạch bồi dưỡng trẻ cụ thể, đúng đối tượng của nhóm lớp. Lồng ghép,
tích hợp họat động làm quen với chữ cái vào các hoạt động khác trong ngày và mọi
lúc mọi nơi.

Ba là:. Làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động.
- Đối với trẻ mẫu giáo, đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường phong phú là một vấn đề hết
sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hoạt động, để trẻ dễ dàng lĩnh hội các biểu tượng
về chữ cái.
- Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm; vẽ, nặn, xé dán, cắt dán …đều phải viết chữ để
hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái đã học, khi trẻ nhớ được các chữ cái
đó trẻ có thể đọc đúng chữ một cách rỏ ràng theo cách riêng của mình.
- Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở lớp bé, nhỡ. Trên mỗi bức
tranh, góc đồ chơi đều có chữ viết để trẻ có thể đọc ghi nhớ mặt chữ và tạo điều kiện ban
đầu cho trẻ làm quen với các chữ cái.
- Cô giáo nên xây dựng tạo góc “ Bé làm quen chữ cái" trong góc học tập theo từng
chủ đề, hấp dẫn phù hợp với đầy đủ các loại tranh ảnh truyện tranh kèm theo thơ chữ to,
kí hiệu của từng cháu, kí hiệu các sự vật hiện tượng xung quanh được thay đổi thường
xuyên kích thích sự hứng thú của trẻ. Qua đó giúp cho trẻ khả năng ghi nhớ. Sau khi trẻ
đọc cô giáo gợi ý cho trẻ tìm các chữ cái đó học trên trang sách, rồi tìm những chữ cái


giống nhau dùng bút chì khoanh tròn hoặc gạch chân những chữ cái đã học trong bức
tranh.

Ví dụ: Thông qua hình vẽ đồ dùng, con vật, đồ vật cho trẻ điền thêm chữ cái còn
thiếu trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng, con vật, đồ vật đó… để trẻ
nhận biết những chữ cái vừa học có trong từ.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ bằng cách viết tên ở các đồ dùng, đồ
chơi, tên của mình, tên đồ dùng cá nhân,..để trẻ nhận biết được các chữ cái đã học, tôi đã
chú trọng tạo ra những đồ dùng đồ chơi dễ làm dễ kiếm như: Lịch báo cũ trang trí và ghi
từ phù hợp có gắn tranh, sưu tầm các bài ca dao đồng dao, câu đố
ghi bằng chữ to với các kiểu chữ phù hợp với trẻ. Đồng thời vận động trẻ tìm kiếm sưu
tầm các loại hột hạt, giấy loại, hoạ báo tranh ảnh.
Ví dụ: Khi học nhóm chữ cái l, n, m thuộc chủ đề “thế giới thực vật” tôi chọn
tranh “quả na”, “ quả lê”, “quả mít” và gắn từ tương ứng với tranh hoặc ghi thơ chữ
to lên bìa, những chữ cái đang học cô dùng bút màu để ghi từ đó giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ
những chữ cái đã học.
Bốn là: Công tác phối hợp với phụ huynh.
Đây là nét đặc trưng của bậc học MN. Gia đình, nhà trường, đều là môi trường
giáo dục trẻ nên người cần có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện
pháp giáo dục có kết quả cao. Trước hết, tôi nhanh chống nắm bắt tình hình, điều kiện,
đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai họp phụ huynh, tuyên truyền
tầm quan trọng của việc làm quen chữ cái đối với trẻ. Báo cáo tình hình chất lượng của
trẻ qua đợt khảo sát đầu năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của


trẻ ở lớp, ở nhà, nội dung mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn. Giáo viên
vận động mỗi phụ huynh mua bộ chữ cái, sách truyện... để cùng trẻ học ở nhà.
Điều chú ý quan trọng là quán triệt với phụ huynh biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi
nơi, bố mẹ người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lời nói phải luôn
dùng từ ngữ đầy đủ chính xác, nếu trẻ có biểu hiện nói lắp, nói ngọng, chớt... người lớn
phải kịp thời sữa ngay, tuyệt đối không dạy trẻ bằng cách nói chớt nói lắp theo trẻ và
không được bắt trẻ tập tô, tập viết chữ ở nhà. Tôi thường xuyên trao đổi kịp thời tình hình
của trẻ vào giờ đón, trả trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía để có biện pháp giáo dục kịp

thời.
Năm là: Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái mọi lúc mọi nơi.
Ngoài giờ hoạt động chung của bộ môn, tôi lên kế hoạch đưa chuyên đề LQCC vào
các hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.......lồng
ghép chữ cái vào các môn học khác: văn học, môi trường xung quanh, thể dục, tạo
hình...Làm quen chữ cái là môn học khô khan nên tôi cố tìm tòi đưa chữ cái đến với trẻ
bằng các trò chơi mới lạ hấp dẫn như: TC '' quay xổ số", " đánh cờ", hái hoa trong vườn"
Ô cữa bí mật, chiếc túi kỳ lạ...tìm các chữ cái có trong tên của mình, tên của bạn, đồ dùng
cá nhân.......Thông qua hoạt động tạo hình tổ chức cho trẻ dùng hột hạt, giấy các
loại.......xếp, cắt dán tạo thành các chữ cái. Với những trẻ phát âm còn yếu, tôi dành nhiều
thời gian luyện thêm cho trẻ ở hoạt động góc, sinh hoạt chiều, mọi lúc, mọi nơi phối hợp
với bố mẹ trẻ luyện thêm cho trẻ lúc ở nhà. Riêng kỹ năng phát âm đúng đã là một vấn đề
khá nan giản vì mỗi khi trẻ đã nói chớt, nói ngọng thì rất khó sữa, do đó trước hết cô giáo
phải dùng từ ngữ chính xác phát âm rõ ràng ở mọi lúc mọi nơi. Khi cho trẻ làm quen một


chữ cái mới cô phải tập trẻ phát âm nhiều lần, trẻ làm quen không chỉ là chữ cái đơn
thuần mà các chữ cái đó gắn liền với các từ ngữ có ý nghĩa với những âm khó dễ lẫn lộn
như s-x, b-p, -,b, v-r...tôi chú trọng vào cách so sánh phân tích phát âm đơn giản, dễ hiểu,
dùng các hình ảnh đồ vật quen thuộc có tên gọi chứa các chữ cái đó cho trẻ phát âm. Mặt
khác, ở mọi lúc mọi nơi tôi thường chú ý theo dõi luyện trẻ nói đúng, sữa sai kịp thời, đặc
biệt các giờ hoạt động ngoài trời: khi quan sát tôi chú trọng vào việc khuyến khích trẻ
dùng các từ láy, từ mới, như: lung lay, lung linh, nhè nhẹ, xanh ngắt, xanh biếc, rì rào, ào
ạt...để miêu tả hiện tượng phù hợp đối tượng trẻ quan sát. Đồng thời tôi luôn tìm tòi sưu
tầm các bài đồng dao, ca dao, lời hát ru, câu nói vần về trò chơi dân gian ở địa phương để
luyện thêm cho trẻ, không những nó giúp trẻ luyện phát âm mà còn bồi bổ cho tâm hồn
trẻ ngày càng trong sáng hồn nhiên hơn.
Sáu là: Làm quen chữ cái trên tiết học.
- Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khó khăn so với các hoạt
động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô một cách tích cực và để khắc

sâu những kiến thức vừa học, tôi đã lòng ghép phương pháp “ Học bằng chơi, chơi mà
học” vào bài dạy.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tiết làm quen chữ cái i, t, c thay chỉ vì đơn
giản gắn tranh có chứa từ: Gà mái, Con vịt, Cá chép ….thì tôi đưa những hình ảnh
động trong máy tính qua chương trình ba boi để tạo sự hấp dẫn cho trẻ như: Gà mái mẹ
dẫn gà con đi ăn, vịt bơi lội, đàn cá chép bơi trong ao….Sau đó cho trẻ gọi tên các con
vật và trẻ trả lời chúng đang làm gì? rồi mới gắn bằng từ có chữ cái đó. Hình ảnh “động”


trẻ được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp
theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài một cách say mê nhẹ nhàng.
- Bên cạnh đó tôi luôn nhận ra khả năng đọc - phát âm khác nhau của từng trẻ để dẫn
dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà không làm trẻ cảm thấy nặng nề.
- Song song với việc cho trẻ làm quen với mặt chữ còn phải hướng dẩn trẻ cách phát
âm đối với các chữ cái khác nhau chính xác.
2.3. Kết quả đạt được
Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, triển khai áp dụng các biện pháp nêu trên vào
hoạt động cho trẻ làm quen vái chữ cái tôi đã thu được kết quả như sau.
* Đối với bản thân:
- Đã nắm chắc nội dung, phương pháp hình thức thiết kế tổ chức linh hoạt vào các giờ
cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái.
- Bản thân đã có kinh nghiệm trong việc sữ dụng và làm các loại đồ dùng, đồ chơi cho
trẻ hoạt động làm quen chữ cái. Đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng thay đổi theo
từng chủ đề phù hợp với từng chữ cái sắp cho trẻ làm quen đã tập trung được sự thu hút,
của trẻ vào hoạt động " Làm quen với chữ cái" được nhiều trẻ thích tham gia vào hoạt
động, trẻ tích cực quan sát tìm tòi, khám phá phát hiện ra những câu trả lời chính xác.
* Đối với trẻ
- Thông qua sự vận dụng phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen chữ cái, trẻ đã tự nắm bắt một số kĩ năng nghe, nhìn, phát âm, đọc. Các thao tác
như tư thế ngồi, cách giở vở, điền từ còn thiếu, nối chữ, gạch chân chữ cái đó học, cách



phát âm rõ, nhận biết từ đúng và nhanh, cách đưa mắt đọc từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới ngày càng linh hoạt. Trẻ nhận biết chữ cái với nhiều kiểu
chữ khác nhau như: chữ in thường, chữ in hoa, chữ viết thường và phát âm rõ ràng chính
xác. Cuối năm chuyển giáo lên tiểu học đạt 100%.
- Trẻ đã linh hoạt trong việc đọc tên, gọi tên các sự vật xung quanh.
- Kết quả ở trẻ lĩnh hội, làm quen chữ cái ngày càng được nâng cao. Cụ thể là :

Nội dung
Nhận biết chữ
cái
Phát âm

Tốt

Khá

SL
20

%
69

SL
8

%
27,5


19

65,5

8

27,5

Trung bình
SL
%
1
3,5
2

`Yếu
SL

%

6,9

* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh tin tưởng vào cô giáo và sự chăm sóc giáo dục ở trường Mầm non ngày
càng đạt chất lượng cao. Phụ huynh thể hiện sự chăm lo đến phương pháp giáo dục và
chăm sóc trẻ khi trẻ ở nhà, có ý thức trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ
chơi và nêu ý kiến hay trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
- Thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên, từ đó kết hợp giữa nhà trường
với gia đình trẻ ngày càng gắn bó.


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với chữ cái là một hoạt
động cá ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính giáo dục cao đối với trẻ .Mẫu giáo 5 - 6
tuổi. Đồng thời đó là một nhân tố quyết định sự hình thành cơ sở ban đầu và phát triển


nhân cách toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào
lớp một. Vì thế mổi một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ
quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ phát âm chính xác, rỏ ràng
mạch lạc 29 chữ cái tiếng việt, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Qua quá trình thực hiện và đã đạt được kết quả như trên. Bản thân tôi đã rút ra
được những bài học kinh nghiệm sau:
- Trước hết giáo viên phải luôn tự học hỏi và có ý thức tự bồi dưỡng cho bản thân.
Thường xuyên nghiên cứu trao đổi với bạn bè đồng nghiệp về các phương pháp biện
pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả trong quá trình hoạt động.
- Nghiên cứu kĩ và soạn bài nắm chắc mục đích, yêu cầu để đưa ra mục tiêu, kỹ năng,
kiến thức của từng loại tiết phù hợp.
- Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm, dễ kiếm để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
hoạt động nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp học với nhiều hình thức hấp dẫn và được thay đổi
thường xuyên theo từng chủ đề trong tháng.
- Cung cấp, củng cố kiến thức làm quen chữ cái thông qua các hoạt động khác.
- Thường xuyên theo giỏi về chất lượng để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và các tổ chức khác.
- Luôn có kế hoạch trao đổi với phụ huynh trong việc bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà,
tạo sự gần gủi, niềm tin và sự thống nhất trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
Qua quá trình thực hiện tôi đã vận dụng những phương pháp, biện pháp có hiệu
quả trẻ thích thú, nhanh nhẹn, tiếp thu bài nhanh tạo cho giáo viên thêm khéo léo, sáng



tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà bản thân tôi đang thực hiện và tiếp tục nghiên cứu lâu dài
để bổ sung những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn với mục đích mang lại kết
quả cho trẻ trong việc làm quen chữ cái.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Kính mong sự góp ý chân
thành của bạn bè đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu Nhà trường và hội đồng khoa học nhà
trường để bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái
ngày càng hiệu quả hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Đề nghị nhà trường, các cấp tiếp tục tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên
về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Ngoài tuần dạy, tuần làm cô phụ kính mong nhà trường tao điều kiện cho giáo viên
được gần gũi với công nghệ thông tin hơn để tìm kiếm những bài dạy hay nhằm chất
lượng giáo dục đạt kết quả cao hơn.

Xác nhận hội đồng khoa học nhà trường

Người viết SKKN




×