Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen với khám pha khoa học tại trường mầm non tân phúc, huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Xung quanh chúng ta có bao điều kì diệu
Mà ta mới biết chẳng được bao nhiêu
Chuyện trên trời với ơng sao trăng gió
Chuyện ở trong nhà, chuyện ngồi xóm ngõ
Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế
Sao khơng thế này mà lại là thế kia
Vì sao lại thế, tại vì ra ngọn ngành
Càng thêm hiểu biết chúng ta càng lớn nhanh [1].
Lời bài hát quen thuộc đối với thiếu nhi vẫn cất lên mỗi khi nói đến những
điều thú vị có ở xung quanh ta. Từng câu hát đã nói lên thế giới xung quanh
chúng ta rất bao la rộng lớn, bao gồm tất cả các sự vật hiện tượng, cỏ cây, hoa lá,
con vật, các vấn đề tự nhiên và xã hội, là mơi trường sống của con người, đó là
kho tàng kiến thức vô tận, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người.
Chính vì vậy, bản thân mỗi con người nói chung và mỗi trẻ em nói riêng ln có
nhu cầu khám phá về thế giới xung quanh.
Nhu cầu khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người xuất
hiện từ khi mới sinh ra, khi cịn là một đứa trẻ. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn
sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá về thế giới xung quanh nên
người lớn phải có trách nhiệm giúp đỡ trẻ, phải tổ chức hướng dẫn trẻ thông qua
các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen khám phá về thế giới xung quanh.
Khám phá thế giới xung quanh là hoạt động hấp dẫn làm thỏa mãn nhu
cầu nhận thức của trẻ. Trong hoạt động khám phá khoa học các giác quan của trẻ
được phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ được nhanh nhạy và chính xác hơn,
đồng thời trong q trình khám phá khoa học trẻ phải tiến hành các thao tác trí
tuệ, quan sát, so sánh, nhận xét, giải thích... Vì vậy mà tư duy và ngôn ngữ của
trẻ được phát triển[2].
Khám phá khoa học, khám phá thế giới xung quanh được coi là phương
tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Trong quá trình khám phá cần khơi gợi
cho trẻ cảm giác nhân ái, quan tâm và bảo vệ những đối tượng yếu ớt hơn mình,


giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, yêu thiên nhiên. Khám phá khoa học, khám phá
xã hội còn là phương tiện giáo dục thẩm mĩ, qua đó giúp trẻ nhận ra cái hay, cái
đẹp, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Trong quá trình khám phá góp
phần rèn luyện sức khỏe, cho trẻ dạo chơi, hít thở khơng khí trong lành... Đối
với trẻ mầm non học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành vì có những sự
vật hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ không thể nhận biết qua quan sát
thông thường mà phải qua hoạt động thực nghiệm[2].
Đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về
nhận thức, tư duy, ngơn ngữ, tình cảm…Thế giới xung quanh trẻ thật bao la rộng
lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, khó hiểu, trẻ tị mò muốn biết, muốn khám
phá và trải nghiệm. Giáo dục mầm non là một trong những bậc học rất quan
trọng góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Nó là cơ sở ban đầu đặt
nền tảng cho việc hình thành nhân cách con người.


Thông qua việc cho trẻ làm quen với khám phá khoa học sẽ mang lại
nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ.
Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về những gì
xung quanh mình từ môi trường tự nhiên (Cỏ cây, hoa lá, chim muông…) đến
môi trường xã hội (Công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con
người với con người) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, về các loại
phương tiện giao thông, về quê – hương - đất nước – Bác Hồ….Có thể nói khi
trẻ làm quen với môi trường xung quanh như vậy sẽ giúp trẻ tích lũy được
những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên xã hội, giúp trẻ phát triển toàn diện về các
mặt Đức – Trí – Thể – Mỹ. Đồng thời nhân cách của trẻ được hình thành phát và
phát triển, đó là mục tiêu hàng đầu của nghành giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6
tuổi làm quen với khám phá khoa học chưa thực sự thu hút trẻ, chưa vận dụng
các biện pháp linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt chưa phát huy được tính tích cực,

sáng tạo cho trẻ. Vì vậy, việc sử dụng những thủ thuật, biện pháp gây hứng thú
cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy “Làm quen với khám phá khoa học là
một trong những vấn đề cần thiết.
Chính vì vây, tơi lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với khám phá
khoa học tại trường mầm non Tân Phúc huyện Lang Chánh tỉnh Thanh
Hóa” với mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức, năng lực lịng u nghề
mến trẻ của mình trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, môi trường xã hội
từ đó nâng cao hiểu biết cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Tân Phúc huyện Lang Chánh
tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu về bộ môn KPKH - KPXH
- Phương pháp trao đổi với phụ huynh.
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Theo nhà tâm lý học Piaget q trình hình thành và phát triển trí tuệ là sự
liên tục hình thành các cấu trúc mới trên cơ sở các cấu trúc đã có. Để đạt được
sự phát triển đó, chủ thể phải tiến hành các hoạt động tương tác với mơi trường
nhằm tích lũy và hồn thiện những tri thức, thao tác đã có và chuyển hóa thành
cấu trúc mới. Điều này cho thấy, để kích sự phát triển của trẻ cần cho trẻ tiếp
xúc với môi trường xung quanh. Khám phá khoa học có vai trị to lớn đối với sự
phát triển của trẻ. Cũng theo nhà tâm lý học lỗi lạc Jean Piaget đã giải thích tính
ham hiểu biết của trẻ và khát vọng hành động của trẻ trong môi trường bởi quá



trình tự điều chỉnh hay cịn gọi là sự cân bằng. Trẻ từ 3 – 5 tuổi quá trình tư duy
của trẻ có nhiều thay đổi từ giai đoạn cảm giác – vận động đến giai đoạn tư duy
tiền thao tác, kèm theo tư duy tượng trưng để trẻ tìm hiểu các sự vật, hiện tượng
xung quanh[2]. Bên cạnh đó, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ Mẫu giáo nói
chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là thích khám phá bằng các giác quan, hay đặt
câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời. Bắt đầu hiểu thí nghiệm
là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá; Thường
dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi
theo nhóm, thích trao đổi trong nhóm nhỏ, có thể làm một số thí nghiệm do cơ
hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau. Bắt đầu đưa ra những dự
đốn dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm, khám phá. Thích nghĩ ra các lời giải
thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự
sự việc. Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có
thực để giải thích các khái niệm đó... Chính vì vậy, được trực tiếp thí nghiệm với
các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ.
Theo các chuyên gia Tâm lý cho rằng “Nhân cách không tự nhiên sinh
ra và cũng không tự nhiên mất đi mà nó được hình thành và phát triển trong
q trình hoạt động”. Để nhân cách con người được phát triển tồn diện thì
giáo dục phải thực hiện việc chăm sóc, ni dưỡng ngay từ khi cịn nhỏ. Đây
cũng chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân – đào tạo con người, đào tạo nhân cách.
Đây là thời kỳ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lĩnh hội những khái
niệm đạo đức sơ đẳng và việc hình thành những hành vi phù hợp với khái niệm
ấy. Chính vì thế nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ
những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại.
Trong cơng tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học
là khơng thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như: ngơn
ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện

để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để giao
lưu và bầy tỏ nguyện vọng của mình. Khám phá khoa học mang lại nguồn
biểu tượng vơ cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ
môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông..) đến môi trường xã hội (công
việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau…), trẻ
hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ ln có niềm khao khát khám phá,
tìm hiểu về chúng.
Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính
vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng
hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu
tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua
những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình
thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của
trẻ. Vì vây, nâng cao chất lượng mơn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nói
chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là một việc làm vơ cùng cần thiết đến sự phát
triển toàn diện ở trẻ.


2. Thực trạng.
a) Thuận lợi:
Bản thân tôi đã được nhà trường tạo điều kiện tham gia tiếp thu các
chuyên đề do Phòng giáo dục & Đào tạo Lang Chánh tổ chức.
Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao trong công tác chỉ đạo việc lên kế
hoạch và thực hiện các hoạt động của cơ và trẻ
Phụ huynh nhiệt tình, hưởng ứng và giúp đỡ hết lòng trong việc phối hợp
với giáo viên và làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương rất dồi dào, góp phần khơng
nhỏ trong việc thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt
động của cơ và trẻ.
b) Khó khăn:

Trường mầm non Tân Phúc là một trường ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn nên cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá
khoa học còn hạn hẹp.
Do thời tiết bất thường và dịch bệnh dẫn đến trẻ đi học còn nghỉ nhiều,
việc truyền thụ kiến thức cịn gặp nhiều khó khăn hơn nữa khả năng nhận thức
của các trẻ không đồng đều.
Bên cạnh đó, phụ huynh của trường nghề nghiệp chủ yếu là nơng nghiệp
nên nhiều phụ huynh cịn chưa quan tâm đến việc học của con, chưa hiểu biết
được tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo .
Đa số trẻ là người dân tộc thiểu số, nhút nhát, vốn hiểu biết của trẻ về mơi
trường xung quanh cịn hạn chế.
c) Khảo sát
TT
1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm,
tính chất cơng việc, cơng
dụng, lợi ích của đối tượng.
Trẻ có khả năng so sánh,
phân loại, phân nhóm đối
tượng.
Trẻ có khả năng trả lời câu
hỏi của cơ lưu lốt, đúng
ngữ pháp.
Trẻ biết chơi trò chơi củng

cố đúng luật, đúng cách.
Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động.

Tổng số
trẻ
15
15
15
15
15

Trẻ đạt
Số trẻ
%

Trẻ chưa đạt
Số trẻ
%

6

40%

9

60%

5


33%

10

67%

40%

9

5

33%

10

67%

8

53%

7

47%

6

60%


Nhìn vào bảng trên tơi thấy số trẻ đạt ở các kĩ năng chưa cao. Vì vậy, tơi
đã suy nghĩ tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hữu hiệu nhất cho việc nâng
cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với khám phá khoc học


3. Biện pháp thực hiện.
a) Xây dựng môi trường phục vụ cho các hoạt động làm quen khám
phá khoa học của trẻ
a) Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy trẻ làm quen
khám phá khoa học:
Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên thu hút trẻ vào hoạt động, nhờ có đồ
dùng trực quan mà trẻ được trực giác, tư duy, suy nghĩ, khám phá và trải
nghiệm, qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, ngay từ
đầu năm tơi đã lên kế hoạch sưu tầm các nguyên vật liệu, làm đồ dùng bổ sung
vào các giá góc và các hoạt động khám phá của trẻ nhằm mục đích giúp trẻ hứng
thú tham gia hoạt động và tiếp thu kiến thức nhanh và chính xác nhất. Việc làm
đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá của trẻ phải đảm bảo
những yếu tố sau:
* Đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung bài học, với đề tài và
chủ đề.
Căn cứ vào mỗi chủ đề, mỗi nội dung bài học cụ thể, tôi chuẩn bị đồ dùng
trực quan minh họa phù hợp, nhằm mục đích kích thích trẻ tư duy trực quan một
cách sáng tạo, hấp dẫn qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng, hiệu quả.
Ví dụ: Với hoạt động khám phá “Trị chuyện về một số phương tiện giao
thông đường bộ” tôi đã chuẩn bị những đồ dùng trực quan như: Ơ tơ, xe máy, xe
đạp, xe xích lơ...và một số loại phương tiện giao thơng khác nhằm mục đích mở
rộng vốn hiểu biết của trẻ, qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, chính xác và
hiệu quả hơn.

Hình ảnh: Đồ dùng trực quan trong tiết dạy trẻ tìm hiểu một số phương tiện giao thông

* Đồ dùng trực quan phải đẹp, mới lạ, bắt mắt.


Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng đều rất u
thích cái đẹp, cái mới lạ, hấp dẫn nên trong quá trình chuẩn bị và làm đồ dùng
trực quan tôi đã chú ý lựa chọn những đồ dùng đẹp, có màu sắc tươi sáng, rực rỡ
để hấp dẫn trẻ. Từ đó, trẻ hứng thú và tích cực tham gia khám phá, tìm hiểu và
q trình lính hội kiến thức cũng đạt hiệu quả hơn..
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về một số loại rau, củ, quả, tôi đã lựa chọn
những loại rau củ quả thật tươi ngon, khơng bị dập nát. Ngồi ra tôi làm thêm
một số loại rau củ quả từ vải nỉ, xốp dạ để trẻ mở rộng kiến thức và lĩnh hội kiến
thức đa dạng, chính xác và hiệu quả.

Hình ảnh: Các loại rau củ quả cho trẻ tìm hiểu
* Sử dụng đa dạng các loại đồ dùng trực quan trong một tiết dạy.
Trong một giờ hoạt động khám phá khoa học thì các đồ dùng trực quan
phải được chuẩn bị đa dạng, phong phú và sử dụng linh hoạt sáng tạo. Cô không
nên sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối mà cô phải phối hợp sử dụng
nhiều loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp linh hoạt theo từng phần để giúp
trẻ không bị nhàm chán mà tạo cho trẻ có một cảm giác mới lạ, hấp dẫn, lôi
cuốn, thu hút sự chú ý của trẻ từ đó trẻ tham gia hoạt động khám phá kiến thức
một cách tích cực có hiệu quả hơn.
Ví dụ: Trong giờ trò chuyện với trẻ về một số loại rau
- Trong phần vào bài cô cùng trẻ thăm quan mơ hình vườn rau ( Đồ dùng
trưc quan là mơ hình vườn rau)
- Đến phần cung cấp kiến thức ( nội dung) cho trẻ quan sát đàm thoại bằng
các loại rau thật: Rau ngót, rau cải…( Sử dụng đồ dùng trực quan là các loại rau thật)


- Sang phần trị chơi cơ có thể cho trẻ chơi trò chơi bằng một số loại rau

củ nhựa đồ chơi, hoặc tranh lô tô. ( Đồ dùng trực quan lô tô về các loại rau)
b) Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen khám phá khoa học thông qua hoạt
động tổ chức tiết học.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với khám phá khoa học, khám phá xã
hội thì tiết học là một trong những hình thức cơ bản, giúp hình thành kiến thức,
rèn luyện các kĩ năng một cách có hệ thống dựa trên khả năng của trẻ, đặc điểm,
hồn cảnh, địa điểm của mơi trường xung quanh và điều kiện của trường, lớp.
Thông qua giờ học, dưới sự hướng dẫn của cô, hệ thống kiến thức, kĩ năng đơn
giản được hình thành ở tất cả trẻ trong nhóm, lớp. Thơng qua giờ học cịn giúp
làm chính xác hóa, hệ thống hóa mở rộng và khắc sâu những kiến thức cho trẻ.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường,
căn cứ vào khả năng của trẻ và điều kiện cơ sở vật chất của đnư vị, tôi đã xây
dựng kế hoạch với những nội dung phù hợp để đưa vào giáo dục trẻ. những nội
dung gần gũi, phù hợp với chủ đề, khơng q khó đối với trẻ sẽ giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức và hình thành những kĩ năng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra để các giờ học khám phá khoa học đạt hiệu quả thì bản thân mỗi
giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo trong cách tổ chức, gây hứng thú cho trẻ,
tránh làm trẻ nhàm chán, tất cả các hoạt động phải đảm bảo trẻ được thoải mái
trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Bởi vì bản chất của bộ môn khám phá khoa học, khám phá xã hội là mơn
học mang tính chất đặc thù, là q trình cung cấp và lĩnh hội kiến thức giữa cô và
trẻ, để giờ dạy khơng bị cứng nhắc, mang tính dập khn, gây hứng thú và tránh
nhàm chán cho trẻ
b) Biện pháp 2: Tổ chức các giờ học cho trẻ làm quen khám phá
khoa học nhẹ nhàng, lôi cuốn trẻ, lồng ghép các mơn học khác trong q
trình gây hứng thú cho trẻ
. Tơi có thể lồng ghép các hoạt động của mơn học khác: Âm nhạc, tạo hình,
văn học, ….Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
để tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia.

* Lồng ghép mơn Âm nhạc.
Ví dụ: Đề tài: “Tìm hiểu về một số loại hoa”. Trong phần ổn định tổ chức,
tôi cho trẻ hát và vận động bài “Màu hoa” và trò chuyện về đặc điểm của một số
loại hoa trong bài hát, với mục đích gây hứng thú và dẫn dắt trẻ vào hoạt động
phù hợp, tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiên thức đạt hiệu quả.


Hình ảnh: Cơ và trẻ hát bài màu hoa
* Lồng ghép mơn văn học.
Ví dụ: Trong hoạt động khám phá khoa học với đề tài: “Trò chuyện về
nghề sản xuất”. Trong phần ổn định tổ chức cơ có thể sử dụng tình huống phù
hợp và kể một đoạn trong câu truyện “Hai anh em” để gay hứng thú và dẫn dắt
trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn và hiệu quả.

Hình ảnh: Cơ kể chuyện “Những người con biết nghe lời”
c) Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng các biện pháp cho trẻ được thực
hành, trải nghiệm:
Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng đều có tính hiếu động,
thích tị mị, trải nghiệm và khám phá. Đó là nhu cầu thiết yếu của trẻ nên trong
quá trình dạy trẻ bằng đồ dùng trực quan, cô phải cho trẻ được hành động với


đối tượng thông qua những việc làm cụ thể với đối tượng, vừa để thoả mãn nhu
cầu của trẻ, giúp trẻ có hứng thú. Mặt khác khi cho trẻ hoạt động với đối tượng
sẽ giúp trẻ nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và giúp trẻ
khắc sâu kiến thức hơn.
Ví dụ 1: Đề tài: “Trị chuyện về một số con vật sống dưới nước”.
Cô cho trẻ quan sát một số con vật sống dưới nước như cá, tôm, cua, ôc...
và cho trẻ trải nghiệm cho cá ăn ngay ở ngồi suối nước có trong khn viên
trường, việc đó sẽ giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, được trực tiếp cho cá

ăn, qua đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.

Ví dụ 2: Đề tài: “Trị chuyện về đồ dùng quần áo, đồ dùng của bé”
Để dạy trẻ có kỹ năng tự mặc qn áo, thay vì cơ chỉ nói mà làm mẫu, cô
nên tổ chức cho trẻ được thực hành tự mặc quần áo như: Chui vào áo, cho tay
vào ao, cho chân vào ống quần….Việc đó sẽ tạo ra cho trẻ có cảm giác vui
sướng, cơ gắng hồn thành tốt nhiệm vụ.
Trẻ mẫu giáo có đặc điểm nhận thức là nhận thức bằng cảm tính. Để trẻ
có thể nhận biết chính xác về các sự vật, hiện tượng khi trẻ tiếp xúc với đối
tượng bằng giác quan nên trong q trình dạy trẻ cơ phải tạo điều kiện để cho trẻ
được sủ dụng nhiều giác quan như vị giác, thị giác, khướu giác….để tham gia
vào việc khám phá đối tuợng.
Ví dụ: Đề tài:“Trị chuyện về một số loại quả” (Quả xồi, quả chuối, quả
cam…) tơi cho trẻ quan sát, nhận xét, trò chuyện về đặc điểm của một số loại
quả, sau đó cho trẻ được trực tiếp rửa các loại quả, nếm vị của các loại quả, sau
đó cho trẻ nêu nhận xét, cảm nhận về vị của các loại quả. Từ đó vốn kiến thức
của trẻ sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.


Hình ảnh: Trị chuyện một số loại quả
d) Biện pháp 4: Sử dụng trị chơi trong q trình cho trẻ làm quen
với khám phá khoa học
Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ học mà
chơi, chơi mà học, nên trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường khám
phá khoa học, cô phải thường xuyên sử dụng lồng ghép trò chơi trong tiết học
nhằm mục đích ơn luyện, cũng cố kiên thức. Với tính chất của trị chơi động và
yếu tố thi đua với nhau ở những trị chơi tĩnh sẽ lơi cuốn thu hút sự chú ý của
trẻ, giúp trẻ có hứng thú tham gia tích cực vào trị chơi. Khi đưa trị chơi vào tiết
dạy, cơ chú ý đưa xen kẽ cả trò chơi động và trò chơi tĩnh để thay đổi khơng khí
và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Cơ cần lựa chọn những trị chơi phù hợp với từng

nội dung bài học, từng chủ đề để trẻ không những được hứng thú mà còn tiếp
thu lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngồi ra cơ cịn phải ln phiên
thay đổi trị chơi trong tiết học. Khơng lặp đi lặp lại nhiều lần và cơ có thể cải
biến trò chơi, sáng tạo những trò chơi mới cho phù hợp.
Ví dụ 1: Đề tài: “Trị chuyện về một số loại quả”.
Tơi cho trẻ chơi trị chơi chiếc nón kì diệu, khi mũi kim dừng ở ơ có loại
rau, củ, quả nào trẻ phải gọi tên và nói được đặc điểm của các loại rau, củ, quả
đó. Ngồi việc cải biến một số trò chơi theo trò chơi đã biên soạn để tạo sự mới
mẽ đối với trẻ cô có thể sáng tạo ra một trị chơi phù hợp với nội dung tiết dạy,
gây được sự hứng thú và sự chú ý của trẻ.


Hình ảnh: Trẻ chơi trị chơi chiếc nón kỳ diệu
Ví dụ: đề tài: “Làm quen một số phương tiện giao thơng”.
Để cũng cố kiến thức cho trẻ cơ có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bác
thợ giỏi”. Với cách chơi như sau: Cô đưa ra những bức tranh về phương tiện
giao thơng nhưng cịn thiếu một bộ phận : bánh xe, cửa xe, cửa ra vào, thùng xe,
và cô chuẩn bị các phương tiện giao thông bằng giấy. Cô cho trẻ quan sát phát
hiện ra các bộ phận của các phương tiện giao thơng cịn thiếu rồi cho trẻ lên tìm
và gắn vào đúng vị trí. Với trị chơi nay cơ có thể tổ chức cho trẻ chơi theo hình
thức tổ, nhóm, cá nhân.
e) Biện pháp 5: Tăng cường cho trẻ làm quen với khám phá khoa học
trong các hoạt động ngoài tiết học:
Đặc điểm của trẻ lứa tuổi mầm non là học bằng chơi, chơi mà học, thơng
qua chơi trẻ có thể tiếp thu lĩnh hội kiến thức và nếu như nói các hoạt động cho
trẻ làm quen khám phá khoa học trong tiết học giúp trẻ hình thành những kĩ
năng cơ bản thì các hoạt động ngồi tiết học chính là cơ hội để trẻ ứng dụng các
kĩ năng đã học vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội kiến thức
khác nhau. Vì vậy, ngồi giờ học khám phá khoa học tơi đã tạo cơ hội để trẻ
được khám phá, trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức ở mọi lúc, mọi noi. Thông qua

các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các buổi tham quan dạo chơi ngoài
trời, qua các giờ đón trả trẻ, qua giờ ăn, giờ ngủ tơi cũng có thể lồng ghép những
kiên thức về mơi trường xung quanh để dạy trẻ một cách nhẹ nhàng, hiệu quả
cao.
a) Giờ hoạt động ngồi trời:
Hoạt động ngồi trời chính là hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với mơi
trường xung quanh trong điều kiện tự nhiên, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với
thiên nhiên, xã hội, với cuộc sống xung quanh, hình thành và phát triển xúc cảm
của trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội và con người. Ngồi ra, thơng qua
hoạt động ngồi trời cịn giúp trẻ hình thành năng lực, nhận thức, giúp trẻ tích


cực, say mê tìm tịi, khám phá các sự vật hiện tượng được tiếp xúc, hình thành
biểu tượng ban đầu về thế giới khách quan, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, u
cuộc sống, thích cái đẹp và có ý thức giữ gìn bảo vệ mơi trường, rèn luyện thể
lực, sức khỏe cho trẻ.
Để các giờ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả, tôi đã chuản bị kĩ càng,
đầy đủ về nội dung của buổi quan sát, dạo chơi
Sau giờ học buổi sáng là lúc cô cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài
trời, trẻ được dạo chơi, được quan sát, trị chuyện, tìm hiểu và trải nghiệm
với các hiện tượng thời tiết... qua đó, trẻ được mở rộng vốn kiến thức về các
hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ.
Ví dụ: - Cho trẻ quan sát cây xanh ở sân trường, tơi trị chuyện với trẻ
về tên gọi, đặc điểm, cách chăm sóc về một số loại cây xanh, từ đó giáo dục
trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh...
- Trị chuyện về thời tiết: Cho trẻ quan sát về thời tiết hơm nay
và cho trẻ nói lên nhận xét, cảm nhận của trẻ, cách bảo vệ sức khỏe khi thời
tiết thay đổi...
a) Trong giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cơ giáo cần tạo khơng khí vui vẻ, thu hút trẻ đến trường.

Ngoài ra đây cũng là thời điểm thuận lợi để tạo cơ hội cho trẻ được tìm hiểu,
khám phá và tiếp thu lĩnh hội kiến thức về khám phá khoa học, khám phá xã hội
vì vậy vào những giờ đón trẻ, tơi cho trẻ xem tranh, quan sát trị chuyện về chủ
đề trẻ đang học, điều đó vừa có tác dụng tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi chào
bố mẹ ở lại với cô giáo, vừa giúp trẻ tự khám phá, lĩnh hội kiến thức tốt nhất.
Ví dụ: ở chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” tôi cho trẻ xem
tranh, ảnh về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... qua đó trẻ được mở rộng
vốn kiến thức vầ các địa danh có trong nước và ở địa phương...

Hình ảnh: Trẻ xem tranh trong giờ đón trẻ
b) Trong các giờ hoạt động học khác:


Thơng thường trẻ được tìm hiểu, trị chuyện và khám phá ở những giờ học
khám phá khoa học....nhưng tôi muốn tạo cơ hội để trẻ được tìm hiểu, khám phá
và mở rộng kiến thức vào các giờ học khác nhau, vậy nên tôi đã lồng ghép hoạt
động khám phá khoa học, khám phá xã hội vào các giờ học khác của trẻ để trẻ
được tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất.
Ví dụ: Trong giờ âm nhạc: Dạy trẻ hát và vận động bài “Màu hoa”, trước
khi vào bài học tôi đã cho trẻ quan sát mơ hình vườn hoa, trị chuyện với trẻ về
các loại hoa...

Hình ảnh: Trẻ quan sát mơ hình vườn hoa
Ví dụ: Trong giờ văn học: Thơ “Đèn giao thông”, trước khi vào nội dung
bài dạy, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát, trị chuyện về mơ
hình ngã tư đường phố, qua đó vừa giúp trẻ hứng thú vào nội dung bài học, vừa
mở rộng vốn kiến thức về các phương tiện và một số luật lệ an tồn giao thơng
c) Trong giờ hoạt động ngoài trời:
Sau giờ học buổi sáng là lúc cơ cho trẻ tham gia các hoạt động ngồi
trời, trẻ được dạo chơi, được quan sát, trị chuyện, tìm hiểu và trải nghiệm

với các hiện tượng thời tiết... qua đó, trẻ được mở rộng vốn kiến thức về các
hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ.
Ví dụ: - Cho trẻ quan sát cây xanh ở sân trường, tơi trị chuyện với trẻ
về tên gọi, đặc điểm, cách chăm sóc về một số loại cây xanh, từ đó giáo dục
trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh...
- Trị chuyện về thời tiết: Cho trẻ quan sát về thời tiết hôm nay
và cho trẻ nói lên nhận xét, cảm nhận của trẻ, cách bảo vệ sức khỏe khi thời
tiết thay đổi...


Hình ảnh: Trẻ quan sát cây xanh và dạo chơi sân trường
d) Trong giờ hoạt động góc.
Hoạt động góc là hoạt động một buổi chơi dài của bé. Trẻ được học mà chơi,
chơi mà học. Đây là hoạt động trẻ được thoải mái nhất sau giờ học căng thẳng. Các
trò chơi như: Xếp hình, xây dựng cơng viên, , đóng vai bác sĩ, cô giáo,...tùy thuộc
vào từng chủ đề cụ thể mà giáo viên có thể trị chuyện với trẻ, tạo điều kiện để trẻ
mở rộng vốn kiến thức, khắc sâu và lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả cao..
Ví dụ: - Ở góc phân vai tơi khi trẻ tham gia chơi nấu ăn, bác sĩ, cô giáo hoặc
bán hàng..., tơi trị chuyện và đặt những câu hỏi để trẻ tự tìm ra đặc điểm của một
số sự vật hiện tượng, cơng việc hoặc các đối tượng có liên quan nhằm mục đích
giúp trẻ khắc sâu được vốn kiên thức đã học

Hình ảnh: Trẻ chơi trong góc bán hàng


e) Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Trước khi vào giờ ăn, tôi tổ chức cho trẻ rử tay đúng quy định, trò chuyện
với trẻ về đặc điểm, vai trị của nước, xà phịng... qua đó lồng ghép giáo dục trẻ
biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, phịng chống bệnh tật. Khi vào giờ ăn, giới thiệu
với trẻ về các món ăn, cách chế biến, cách bảo quản và lợi ích của các món ăn

đối với sức khỏe cơ thể, giáo dục trẻ ăn hết xuất, nhớ đến công ơn của những
người làm ra lúa gạo, thực phẩm...

Hình ảnh: Trẻ rửa tay trước khi ăn
f) Giờ hoạt động chiều
Trong giờ hoạt động chiều, ngoài việc tổ chức cho trẻ ôn bài, làm bài tập,
tôi để trẻ chơi tự do ở các góc, xem tranh, sách truyện và trị chuyện với trẻ về
nội dung của chủ đề. Tạo điều kiện để trẻ được tự khám phá, trải nghiệm, thực
hành và tiếp thu lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả.
Như vậy, ở trường mầm non nói chung và lớp 5 – 6 tuổi nói riêng, Có thể
lồng ghép, tạo cơ hội để trẻ được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh vào tất
cả các thời điểm hoạt động trong ngày, với mục đích giúp trẻ được mở rộng vốn
hiểu biết, khắc sâu kiến thức và lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
f) Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh.
Qúa trình truyền đạt kiến thức cho trẻ được diễn ra ở lớp và trong tất cả
các hoạt động trong ngày của trẻ. Để trẻ lĩnh hội và khắc sâu được vốn kiến


thức đã học thì ngồi việc học ở trên lớp trẻ cần được thực hành và nhắc lại
khi ở nhà.. Người truyền đạt nội dung, kiến thức về thế giới xung quanh trẻ
có thể là ơng bà, cha mẹ, anh chị và những người thân trong gia đình. Có như
thế trẻ mới khắc sâu và lĩnh hội kiến thức, tiếp thu được cái hay, cái đẹp của
thế giới xung quanh.
Chính vì vậy, chất lượng cho trẻ làm quen với khám phá khoa học đạt
hiệu quả, ngoài việc dạy trẻ ở trên lớp, tôi đã trao đổi, vận động phụ huynh tạo
điều kiện để trẻ được học ở mọi lúc mọi nơi, với mục đích như vậy, tơi đã mời
phụ huynh tham dự giờ dạy mẫu sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện và tham
dự các hội thi do nhà trường tổ chức như: “Bé khỏe, bé tài năng”… Kêu gọi phụ
huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho góc thư viện:
sưu tầm sách báo, ảnh có liên quan tới hoạt động cho trẻ làm quen với khám phá

khoa học và khám phá xã hội.
Tại góc tuyên truyền, vào đầu tuần kêu gọi các phụ huynh cùng học
sinh sưu tầm các nguyên phế liệu, đồ dùng không dùng nữa để làm đồ chơi,
đồ dùng dạy trẻ. Trao đổi thông tin với phụ huynh về kết quả học tập và tình
hình của trẻ. Vận động phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các
hoạt động trải nghiệm và thực hành với mơi trường bên ngồi như chăm sóc
cây, nhổ cỏ, tưới cây, trồng hoa, cho gà ăn, nhặt rau...Ngoài ra vào các ngày
lễ hội, ngày nghỉ có thể kết hợp với phụ huynh tổ chức đưa trẻ đi tham quan
các danh lam thắng cảnh: Khu di tích chùa mèo…từ đó tạo cho trẻ tình yêu
quê hương đất nước và mở rộng vốn hiểu biết về các danh lam thắng cảnh và
di tích lịch sử tại địa phương...

Hình ảnh: Cơ tun truyền với phụ huynh
4. Hiệu quả:
Sau thời gian áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen
với hoạt động khám phá tôi đã đạt được một số kết quả sau:


a) Đối với giáo viên
Tất cả các giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản thân tơi nói riêng
đều nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của
hoạt động này.
Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ,
năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.
Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp
tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các
biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tơi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt,
bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương

tiện thông tin đại chúng…
b) Đối với trẻ:
- 100% trẻ hứng thú tham gia và hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục mầm non.
Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình vào hoạt động cho trẻ
là quen với môi trường xung quanh, tơi thấy lớp mình đã đạt được kết quả rất
khả quan như sau:
TT
1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm,
tính chất, cơng dụng, lợi ích
của đối tượng.
Trẻ có khả năng so sánh,
phân loại, phân nhóm đối
tượng.
Trẻ có kỹ năng trả lời câu
hỏi của cơ lưu lốt, đúng
ngữ pháp.
Trẻ biết chơi trò chơi củng
cố đúng luật, đúng cách.
Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động.

Tổng

số trẻ

Trẻ đạt
Số trẻ
%

Trẻ chưa đạt
Số trẻ
%

15

15

100%

0

0

15

13

87%

2

13


15

14

93%

1

7%

15

14

93%

1

7%

15

15

100%

0

0


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua quá trình vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình vào thực tế dạy
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh, bản thân tôi thấy
trong giờ làm quen với môi trường xung quanh, muốn gây hứng thú cho trẻ từ
đó giúp trẻ nhận thức được một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác những kiến
thức mà cô cần truyền đạt. Nâng cao chất lượng dạy học.
- Trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh
nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy.


- Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học
tập riêng cho trẻ.
- Giáo viên biết sử dụng đồ chơi sáng tạo, tích hợp các môn học khác một
cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút được sự
chú ý cho trẻ, các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết.
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Giáo viên phải ln nghiên cứu tài liệu, chun đề, tập san có liên quan
tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng.
2. Kiến Nghị:
- Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để gây hứng thú
cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với mơi trường xung
quanh ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non Tân phúc nói riêng.
Tơi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp. Cụ thể như sau:
a) Đối với phịng giáo dục:
Tơi xin được đề xuất với phịng giáo dục chọn những sáng kiến kinh nghiệm
hay có giá trị và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu.

b) Đối với ban giám hiệu:
- Ban giám hiệu cần có chỉ đạo cụ thể, làm tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá
rút kinh nghiệm cho giáo viên và kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn những
mặt hạn chế.
- Ban giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề về làm quen
với môi trường xung quanh cho giáo viên và phụ huynh tham gia.
c) Đối với giáo viên:
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, gíáo viên phải linh
hoạt, sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các phương
pháp linh hoạt khi lên lớp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.
- Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
- Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học một cách khoa
học, nhẹ nhàng , thoả mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ, cung
cấp cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
- Giáo viên nên có sổ nhật ký để cập nhật thông tin trong từng ngày để bổ
sung, điều chỉnh cho trẻ một cách kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn làm quen với môi trường
xung quanh mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát
triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mĩ, trí tuệ và ngơn ngữ.
Với khn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế,
chưa thể bao quát hết được tất cả. Đồng thời trong q trình viết vẫn cịn những
thiếu sót nhất định, tơi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng
nghiệp, các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được ngày càng hồn
thiện hơn.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Lang Chánh, ngày 15/4/2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Lệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài hát “Vì sao lại thế” Sáng tác Lưu Hoài An
[2] Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh


Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Diệp –NXB GD Quảng Ngãi tháng 4 năm 2014.



×