Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường MN xuân lộc đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, năm học 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.75 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho quá
trình học tập và phát triển, tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước
vào học phổ thông.
Ngày nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng công tác giáo dục,
quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu
cầu về học tập, và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần
thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ XII đã khẳng định “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục,
đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội
của các cơ sở giáo dục, đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng. Giao quyền tự chủ
tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo”. Nâng cao chất
lượng hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa
học giáo dục và khoa học quản lý. Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược “ Chiến lược phát
triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định
hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại
hội Đảng lần thứ XII và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của đất
nước.
Đối với giáo dục mầm non việc đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai
đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu phát triển chiến
lược giáo dục mầm non. Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc nuôi dưỡng
giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ giáo viên và điều
kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của nhà trường. Muốn nâng cao chất
lượng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời tăng cường xây
dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học, vì đây là điều kiện,


phương tiện để truyền tải kiến thức tư duy cho trẻ.
Ở địa phương hiện tại nơi tôi đang công tác trước đây điều kiện kinh tế rất khó
khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo
dục trẻ còn nhiều hạn chế, phòng học chủ yếu là các nhà kho, đình làng thậm trí
có nơi còn phải mượn nhà dân để cho các cháu học, bàn ghế chưa theo quy
chuẩn, có nơi các cháu phải ngồi học dưới sàn đất hoặc kê miếng gỗ để làm bàn
học. Đồ dùng, đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chất lượng của nhà
trường hầu như rất thấp. Hiện nay với sự phát triển kinh tế của địa phương nên
cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ở bậc học mầm non đã và đang
đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình
xây dựng Giáo dục và Đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, việc
tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm của người hiệu trưởng, muốn
chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất
đầy đủ từ phòng học, các phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị, vì
1


đây là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn và đầy đủ hơn. Trong
công tác chỉ đạo quản lý, có lẽ đề tài này đã được nhiều nhà quản lý giáo dục
nghiên cứu. Nhưng đối với bản thân tôi là một người quản lý đang làm việc tại
địa phương, ở đây người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và một số
làm nghề nuôi trồng thủy sản, điều kiện kinh tế của địa phương còn rất nhiều
khó khăn, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục còn
rất hạn hẹp. Đây chính là vấn đề làm tôi quan tâm và chăn trở nhiều hơn. Vì nó
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhiều
năm qua, các cháu phải chịu thiệt thòi vì không được học trong một ngôi trường
khang trang, sạch sẽ, thoáng mát như các cháu ở vùng có điều kiện kinh tế phát
triển. Với tôi đây là một đề tài vừa có tính thực tiễn, vừa có tính chiến lược lâu
dài góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và hoàn thiện về cơ sở vật chất để
nâng cao chất lượng phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu về giáo dục mầm non

trong giai đoạn hiện nay và phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
Quốc gia trong năm 2017.
Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy chúng ta muốn giúp trẻ phát huy được
tính tích cực thì đòi hỏi giáo viên mầm non vừa là người mẹ hiền thứ hai của trẻ
vừa là nhà chăm sóc giáo dục và là nhà thiết kế ra những đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho các hoạt động của trẻ, đứng trước những đòi hỏi ấy mà trường mầm non
Xuân Lộc còn gặp muôn vàn khó khăn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ. Trường được thành lập từ năm 1995 với 10 nhóm lớp, các lớp được
phân bố ở các thôn trong toàn xã, hầu hết phòng học là nhà tạm, nhà mượn,
trang thiết bị bên trong đồ dùng, đồ chơi hầu như không có gì. Trong khi đó nhu
cầu gửi trẻ đến trường mầm non lại rất lớn vì vậy nhà trường phải huy động nhà
tạm và mượn các kho đội cũ để làm phòng học ở các thôn trên toàn xã. Năm
học 2009 - 2010 nhà trường được sự quan tâm của nhà nước hỗ trợ vốn từ trái
phiếu chính phủ đã đầu tư xây mới được 6 phòng học kiên cố, các phòng chức
năng như: Khu nhà bếp và công trình vệ sinh. Nhà trường đã từng bước khắc
phục những khó khăn, cùng với các ban ngành đoàn thể và đặc biệt là hội phụ
huynh nhà trường đã mua sắm thêm được một số trang thiết bị phục vụ dạy và
học, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng đổi mới của giáo dục mầm
non. Đặc biệt là trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi bên trong phục vụ cho
các hoạt động góc, hoạt động có chủ định, hoạt động ngoài trời vv. Bản thân là
một hiệu trưởng, là người đứng mũi chịu sào, tôi rất băn khoăn chăn trở. Làm
thế nào để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, làm đồ dùng
đồ chơi cho các nhóm lớp để các cháu có đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt
động, để các cô chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi
đi đến quyết định chọn giải pháp nâng cao chất lượng tăng cường cơ sở vật chất.
Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp tăng cường cơ sở
vật chất xây dựng trường mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học
2017 - 2018”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề ra một số biện pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho

công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ phù hợp với xu thế phát triển giáo
2


dục mầm non nói chung và địa phương Xuân Lộc nói riêng. Nhằm nâng cao
chất lượng phát triển toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Xuân
Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
mầm non là học bằng chơi, chơi mà học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Đúc rút kinh nghiệm công tác quản lý của
bản thân qua các năm.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trao đổi
- Phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự
hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trước những thời cơ và thách thức mới
đặt ra cho bậc học mầm non trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý
trường mầm non cũng dành nhiều tâm huyết quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu về
các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách. Từ sau đại hội lần thứ XII của
Đảng vấn đề giáo dục trong đó có giáo dục mầm non luôn được đảng quan tâm.
Tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục. Chuẩn hóa về
đội ngũ, về cơ sở vật chất trường lớp, các trang thiết bị dạy học. Xã hội hóa giáo
dục coi sự nghiệp giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là
nhiệm vụ của toàn xã hội, động viên sự tham gia của xã hội vào làm công tác

giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất môi trường giáo dục, đẩy mạnh đa dạng hóa
các loại hình, tạo sự bình đẳng trong tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục
và tăng cường cơ hội học tập cho trẻ em (Luật giáo dục năm 2005, cụ thể hóa
mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình và các cơ sở giáo dục mầm non
điều 28). Quyết định số 149/2006/QĐ-TTG ngày 23 tháng 6 năm 2006 của thủ
tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 –
2015 nêu rõ : Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục
mầm non, hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồng thời đẩy mạnh
xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế chính sách để mọi tổ chức cá nhân
và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non, từng bước đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục mầm non, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, góp phần
tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.
Với trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể của trẻ chưa ổn định, các cơ quan đang dần
hoàn thiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách khoa
học hợp lý. Chúng ta không thể bỏ lỡ thời cơ phát triển của trẻ và đòi hỏi từ gia
đình đến nhà trường và toàn xã hội phải giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
một cách đúng đắn ở các giai đoạn lứa tuổi tiếp theo. Hãy biến môi trường vật
3


chất là “người giáo viên thứ hai” của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ được trải
nghiệm và lĩnh hội những gì tốt đẹp nhất để có điều kiện nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện đối với trẻ ở bậc học mầm non.
Xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất ở ngành học mầm non là một quá trình
xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non của nước ta. Đây cũng là
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và bồi dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát triển
toàn diện, năng động sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của nền công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Để thực hiện tốt nghị quyết số 29/-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của hội

nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn
diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế.
Đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng Giáo dục và Đào
tạo của đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, người học là chủ thể
trung tâm của quá trình giáo dục, gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà
trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống, đổi mới phương pháp
mạnh mẽ dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Giáo dục con người phát triển
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;
giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, nâng cao chất lượng phổ cập trong
những năm tiếp theo. Từng bước chuẩn hoá hệ thống giáo dục mầm non, tạo
chuyển biến cơ bản về chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Trường mầm non Xuân Lộc trước đây là trường mầm non bán công Xuân Lộc.
Năm 2012 thực hiện chủ trương của nhà nước về việc chuyển đổi nhà trường đã
được chuyển sang trường công lập. Cơ sở vật chất của nhà trường trước đây rất
nghèo nàn, các lớp mẫu giáo và nhà trẻ phải học nhờ ở các nhà văn hoá thôn,
các nhà dân, lớp học phải học ghép các độ tuổi, phòng học không đủ ánh sáng,
chặt hẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu thốn nhiều,
chủ yếu là các cô tự tìm kiếm và tự làm, đồ dùng đồ chơi hầu như không có, chế
độ của cán bộ giáo viên không đảm bảo hàng tháng do hợp tác xã và uỷ ban
nhân xã cấp bằng thóc, sau đó hưởng chế độ theo hợp đồng nhưng mức thu
nhập rất thấp. Năm 2008 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về thực hiện
chương trình kiên cố hoá trường lớp học và đã đầu tư xây dựng được 6 phòng
học, địa phương xây dựng tường rào, khuôn viên, nhà bếp tại thôn 13 và đến
năm 2017 địa phương đã đầu tư xây dựng thêm 6 phòng học nhà hai tầng, khu
nhà hiệu bộ, khu nhà bếp 1 chiều, nhà trực, cổng, tường rào, nhà vệ sinh chung,
nhà xe cho cán bộ giáo viên nhân viên, khuôn viên sạch đẹp đảm bảo tốt cho

công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non của địa phương. Tháng 11
năm 2017 UBND tỉnh, sở Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra thẩm định 5 tiêu
chuẩn và được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Có
được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã
Xuân Lộc đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho điều kiện chăm sóc,
4


giáo dục và nuôi dưỡng trẻ mầm non. Bên cạnh đó hội phụ huynh và các đoàn
thể chính trị, xã hội thường xuyên theo dõi làm tốt công tác phối kết hợp với
nhà trường trong cuộc vận động toàn dân chăm lo cho giáo dục mầm non của
địa phương. Nhà trường có 24 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đặc biệt đội ngũ
giáo viên luôn đoàn kết, nêu cao vai trò trách nhiệm trong công việc, lãnh đạo
nhà trường luôn năng động, sáng tạo, biết lắng nghe và chỉ đạo kịp thời đội ngũ
cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường có 12 nhóm lớp được phân chia ở các độ
tuổi với tổng số 307 học sinh, có 12 phòng kiên cố, đảm bảo cho công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
* Thuận lợi.
Nhà trường luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây
là động lực mạnh mẽ giúp tôi tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục luôn được phòng Giáo dục và
Đào tao Hậu Lộc quan tâm và trực tiếp chỉ đạo. Cơ sở vật chất đảm bảo tương
đối đầy đủ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Nhà trường đã được
Uỷ ban Nhân dân tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
vào tháng 12 năm 2017, đây là một động lực to lớn tạo tiền đề cho nhà trường
duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của địa bàn xã
Xuân Lộc và là địa chỉ tin cậy của phụ huynh có các cháu ở độ tuổi mầm non.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, năng động, có trình độ chuyên môn

100% đạt chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ và luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ được phân công.
Cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại đã đầy đủ như khu nhà hiệu bộ, các
phòng học cho các nhóm lớp, phòng giáo dục thể chất và nghệ thuật, Khu nhà
bếp 1 chiều có đầy đủ các phòng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng như khu bếp
nấu, phòng kho, phòng nhân viên, phòng thay đồ của nhân viên, kho ga, khu sơ
chế, khu chế biến thực phẩm, khuôn viên có đủ các loại đồ dùng đồ chơi ngoài
trời, có góc phát triển vận động của bé đảm bảo cho hoạt động chơi, khuôn viên
nhà trường rộng rãi thoáng mát luôn sạch sẽ, có cây xanh bóng mát tạo điều
kiện cho trẻ tham gia các hoạt động học và chơi.
* Khó khăn.
Là một địa phương chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn,
nguồn thu nhập thấp chủ yếu là làm nông nghiệp và một số làm nghề nuôi trồng
thuỷ hải sản, làm công nhân công ty may, phần lớn dựa vào sự hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước. Về cơ sở vật chất yêu cầu đối với giáo viên mầm non phải luôn
ngăn nắp, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn vì cường độ làm việc so với quy
định quá nhiều, việc khai thác sử dụng đồ dùng đồ chơi vẫn còn hạn chế, chưa
sáng tạo, giáo viên đứng lớp còn thiếu so với định biên nên công việc rất vất vả,
chế độ của cô nuôi không có sự hỗ trợ của nhà nước, 100% lấy từ nguồn huy
động hỗ trợ của phụ huynh, cán bộ văn thư, y tế học đường không có nên phần
nào gây áp lực cho cán bộ quản lý của nhà trường.
* Kết quả khảo sát thực trạng.
5


Trường thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất trang thiết bị ban đầu hầu như đã bị
hỏng, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp rất nghèo nàn. Bên cạnh đó điều kiện
sống của nhân dân ở địa phương cũng chỉ tương đối ổn định. Nhận thức của một
số bậc phụ huynh về ngành học đã có chiều sâu, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều
bậc phụ huynh nhận thức về ngành học còn nhiều hạn chế, coi trường mầm non

chỉ là nơi trông nom, chăm sóc trẻ nên phó mặc mọi việc chăm sóc - giáo dục
trẻ cho các cô giáo mầm non. Về trang thiết bị đồ dùng dạy học đồ chơi ít được
các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện, phụ huynh lại phó mặc và trông chờ
vào nhà nước. Chính vì vậy trang thiết bị đồ cùng đồ chơi nhà trường ngày càng
xuống cấp cụ thể là:
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Danh mục các

phòng và trang thiết
bị theo thông tư 02
Số phòng học tập
Phòng giáo dục âm
nhạc và thể chất
Khu bếp nấu
Nhà bảo vệ
Nhà vệ sinh cho các
nhóm lớp
Nhà vệ sinh chung
Nhà tắm
Nhóm trẻ có đủ đồ
dùng, đồ chơi
Lớp mẫu giáo có đủ
đồ dùng, đồ chơi
Góc phát triển vận
động của bé
Phòng y tế
Thiết bị đồ chơi
ngoài trời
Khu sơ chế
Khu chế biến thực
phẩm
Nhà kho
Phòng nhân viên
Phòng thay đồ của
nhân viên
Phòng họp hội đồng
Phòng hiệu trưởng
Phòng phó hiệu

trưởng

Hiện


Tỉ lệ
42%
0%

Thiếu so
với quy
định
7
1

5
0

Tỉ lệ
58%
100%

1
0
5

Chưa đạt 1 chiều
0%
40%


1
1
6

50%
100%
60%

1
0
1

Chưa đảm bảo
0%
25%

1
1
3

50%
100%
75%

4

50%

4


50%

0

0%

1

100%

0
4

0%
57,1%

1
3

100%
42,8%

0
0

0%
0%

1
1


100%
100%

0
0
0

0%
0%
0%

1
1
1

100%
100%
100%

0
0
0

0%
0%
0%

1
1

1

100%
100%
100%

6


21
22

Phòng hành chính
0
0%
1
100%
Nhà xe cho cán bộ
0
0%
1
100%
giáo viên, nhân viên
23 Sân chơi giao thông
0
0%
1
100%
24 Kho ga
0

0%
1
100%
25 Góc thiên nhiên
0
0%
1
100%
Qua các nội dung khảo sát trên có thể thấy rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị
của nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều so với quy định. Nhất là phòng học,
phòng chức năng, khu nhà hiệu bộ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trẻ
hầu như không có và thiếu, đồ dùng đồ chơi nghèo nànkhông đảm bảo cho hoạt
động chơi học đối với trẻ.
Khuôn viên trường lớp chưa gọn gàng, trang thiết bị đồ chơi ngoài trời còn
thiếu so với quy định, đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc chơi của trẻ còn ít, đồ
dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chưa đầy đủ, các hoạt động chơi tập
chưa được thường xuyên, chưa gây hứng thú cho trẻ vì vậy mà chất lượng giáo
dục còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực trạng trên, là một người cán bộ quản lý nên tôi đã quyết tâm
xây dựng đề tài này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của địa
phương nơi công tác.
2.3. Các biện pháp thực hiện
*Biện pháp 1: Nghiên cứu thu thập các tài liệu liên quan đến quy định chuẩn
về cơ sở vật chất trang thiết bị ở trường mầm non.
Đây là giải pháp đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng đối với người đứng đầu,
phải nghiên cứu đầy đủ các tài liệu và nắm chắc được những yêu cầu tối thiểu,
các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non. Để xây dựng
được kế hoạch có tính khả thi tôi đã tập trung nghiên cứu quyết định số
05/VBHN – BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của bộ giáo dục và đào tạo
ban hành điều lệ trường mầm non. Thông tư số 02/2014/TT-BGD&ĐT ngày 08

tháng 02 năm 2014 của bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế công nhận trường
mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Thông tư số 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11
tháng 02 năm 2010 ban hành danh mục đồ dùng đồ - đồ chơi - thiết bị dạy học
tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, các văn bản quy định tiêu chuẩn cụ thể về
cơ sở vật chất cần thiết đối với trường mầm non như phòng học diện tích phải
đạt được 55m2, diện tích hiên chơi rộng phải được 2m, lan can tầng trên 0,8m.
Ví dụ: Diện tích các phòng chức năng như phòng giáo dục âm nhạc phải đạt
60m2, phòng y tế phải đạt 12m2, phòng làm việc của hiệu trưởng diện tích tối
thiểu phải đạt được 15m2, phòng họp tối thiểu 30m2, phòng phó hiệu trưởng,
phòng hành chính tối thiểu cũng phải đạt được 15m2, các phòng như y tế diện
tích phải đạt 12m2, nhà bảo vệ phải đạt 6m2, nhà vệ sinh của trẻ, các đồ dùng
trong nhà vệ sinh phục vụ cho trẻ như bệ sí, chậu rửa tay, vòi rửa phù hợp với
kích thước của trẻ, nhà vệ sinh phải được ngăn nam riêng, nữ riêng để giáo viên
giáo dục giới tính cho trẻ, nhà vệ sinh chung của cán bộ giáo viên cũng phải
đảm bảo theo đúng quy định theo thông tư số 02/2014, các phòng phải đầy đủ,
thoáng mát phù hợp với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra ở trường
7


mầm non các loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cũng cần đầy đủ về số lượng và
đạt chuẩn chất lượng theo thông tư 02/2014. Các loại đồ dùng học tập như bộ
học toán, lô tô, vở các loại, bút chì, bút sáp, đất nặn, bảng, các loại đồ chơi như
lắp ghép, xếp hình, các loại đồ chơi phù hợp với các chủ đề, chủ điểm và phù
hợp với hoạt động của từng độ tuổi, các trang thiết bị như ti vi, máy chiếu, máy
tính,đầu đĩa, các loại đồ dùng đồ chơi có vai trò rất quan trọng trong quá trình
hướng dẫn trẻ tích cực hoạt động chơi học, giúp trẻ phát triển tư duy, tưởng
tượng sáng tạo và lĩnh hội các tri thức sơ đẳng ngay từ những ngày đầu tiên. Ở
đây giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn để trẻ tự học, tự khám phá những gì
xung quanh trẻ, giúp trẻ tái tạo những sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh,
làm tiền đề cho trẻ chuẩn bị vào học lớp 1 trường Tiểu học.

Ảnh 1 - Một góc sân chơi của bé
Các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trường học đưa vào chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020. Quyết định số 800/QĐ-TTG
ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình
mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ khó khăn và vất vả đối với
địa phương nói chung và nhà trường nói riêng. Huy động sức mạnh tổng hợp từ
nhiều kênh,như tham quan học tập các đơn vị trường đã được công nhận trường
đạt chuẩn Quốc gia, các chuyên gia tư vấn, đặc biệt là tham mưu với UBND
huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo để thu thập các văn bản tài liệu liên quan đến
công tác giáo dục mầm non.
*Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tham mưu báo cáo cấp ủy chính quyền địa
phương và các tổ chức có liên quan.
Xây dựng kế hoạch là một trong những biện pháp rất quan trọng trong công tác
quản lý. Nếu không có kế hoạch thì sẽ không thực hiện được chức năng quản lý,
là then chốt trong thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Chính vì
thế tôi luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hoạch định kế hoạch đối với tất
cả các hoạt động của nhà trường. Chiến lược xây dựng cơ sở vật chất không chỉ
là một hai năm mà là 10 năm 20 năm nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Để làm tốt
điều này tôi cần phải có cái nhìn tổng thể về tầm nhìn chiến lược, cần phải xác
định rõ mục tiêu cần được là gì. Tổ chức già soát đối chiếu cơ sở vật chất còn
thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu để đưa vào trong kế hoạch phát triển. Trên cơ sở
căn cứ vào thực trạng hiện có để xây dựng kế hoạch sát thực, có tính khả thi cao
và các kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở. Đặc biệt trong năm học 2017 –
2018 tôi đã xây dựng kế hoạch phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 1, một là bám vào nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XVIII,
nghị quyết Hội đồng nhân xã năm 2017, hai là sự tham gia vào cuộc của tất cả
các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương và sự đồng tình
ủng hộ của hội cha mẹ học sinh, của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên của nhà
trường. Đặc biệt là sự quan tâm của ban ban thường vụ đảng uỷ luôn sát sao,
trực tiếp chỉ đạo cùng với lãnh đạo nhà trường đưa ra kế hoạch, phương án tổng

thể phù hợp với điều kiện của địa phương.
Ví dụ: Khi kết thúc năm học 2016 – 2017 lãnh đạo nhà trường cùng với đội ngũ
giáo viên tổ chức kiểm tra, già soát các hạng mục theo quy định, tổng hợp so
sánh những gì đã có, trên cơ sở những gì còn thiếu tổng hợp lập tờ trình báo cáo
8


chính quyền địa phương, sau đó địa phương thành lập đoàn tổ chức già soát lại
những danh mục đề nghị của nhà trường và tiến hành bổ sung các hạng mục còn
thiếu so với quy định như phòng giáo dục âm nhạc, phòng y tế, khu nhà hiệu
trong đó phòng họp, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành
chính, nhà xe, nhà bảo vệ, tu sửa lại khu nhà cũ như lát lại nền, quét vôi ve, sửa
lại 1 số phòng vệ sinh của các cháu ở khu phòng học xây dựng từ những năm
trước đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, trong thời gian nghỉ hè địa phương đã hoàn
thành các công trình và ngay đầu năm học 2017 – 2018 địa phương đã bàn giao
lại cho nhà trường quản lý và đưa vào sử dụng.
Ảnh 2 - Lãnh đạo địa phương chúc mừng nhà trường trong buổi lễ phát động
xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa
Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp vừa mang tính tổng thể vừa mang
tính chi tiết như điều tra, dự đoán số lượng trẻ đến năm 2020 ở các độ tuổi để dự
kiến số lớp tương ứng với số phòng học cần đầu tư xây dựng, xác định phạm vi
tập trung dân cư, điều kiện tự nhiên, xã hội, mặt bằng, diện tích để quy hoạch
khuôn viên trường lớp. Để làm tốt được điều này thì trước hết bản thân phải có
ý kiến thăm dò, tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành tìm hiểu thêm về
nhiệm vụ, chức năng của ngành học cũng như yêu cầu cấp thiết của công tác
chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tham mưu với ban thường vụ
đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ủy ban mặt trận tổ quốc và trước
hết là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Không chỉ tham mưu ở cấp địa phương
mà còn phải tranh thủ ý kiến của phòng Giáo dục & Đào tạo, ý kiến của Ủy ban
nhân dân huyện. Chính vì thế đã nhiều lần gặp gỡ trao đổi và làm tờ trình lên

các cấp lãnh đạo đề đạt được nguyện vọng, những khó khăn của nhà trường và
nhu cầu cần thiết. Sau nhiều lần tham mưu, nhà trường đã nhận được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo địa phương.
Thông qua các buổi hội họp Đảng ủy, chính quyền, tôi đã trực tiếp ý kiến đề
xuất tranh thủ sự đồng tình của lãnh đạo địa phương, của các đoàn thể trong xã
và đặc biệt tranh thủ sự đồng tình của các đồng chí đảng viên lâu năm, có uy tín
trong Đảng bộ. Sau nhiều lần đệ trình theo phương trâm “ Mưa dầm thấm lâu”,
nhà trường đã nhận được sự quan tâm về tinh thần và vật chất đó là sự hỗ trợ về
tài chính: Uỷ ban nhân dân xã đã trực tiếp khảo sát tình hình cùng với nhà
trường, kịp thời hỗ trợ tài chính để nhà trường mua bổ sung đồ chơi cho trẻ theo
danh mục 02/2014 - đồ dùng đồ chơi nhóm lớp, Kịp thời mua sắm mới bàn ghế
học sinh, tham mưu với cấp trên và được cấp một số loại đồ chơi ngoài sân
trường cho trẻ hoạt động. Hiện tại nhà trường đã có 8 loại đồ chơi ngoài trời,
phần nào đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ. Có thể nói với một xã nhỏ bé
thuần nông, điều kiện tài chính có hạn thì đây quả là sự cố gắng lớn và là nguồn
động viên và tạo điều kiện để nhà trường chúng tôi chăm sóc giáo dục trẻ được
tốt hơn.
*Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí của địa phương
Công tác tham mưu của nhà trường phải trở thành ý Đảng lòng dân, có như
vậy mới được thể hiện cụ thể trong các nghị quyết của cấp ủy đảng chính quyền
địa phương. Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin
9


cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội, sau nhiều lần đề
nghị nhà trường đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng chính quyền địa
phương. Địa phương tổ chức tham quan học tập các đơn vị bạn, các mô hình
tiên tiến, xây dựng dự toán tiến hành thẩm định và chỉ định nhà thầu tổ chức
thực hiện. Cụ thể năm 2016 địa phương xây dựng được 6 phòng học 2 tầng với
tổng kinh phí 4.500 triệu đồng, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ 1 tỷ đồng,

năm 2017 địa phương xây dựng khu nhà bếp 1 chiều gồm 6 phòng, 1 phòng
nấu, 1 phòng chia ăn, 1 phòng kho để thực phẩm, 1 phòng kho để ga, 1 phòng
của nhân viên, 1 phòng thay đồ của nhân viên, khu chế biến thức ăn, Xây dựng
khu nhà hiệu bộ gồm 4 phòng, trong đó 1 phòng họp và 3 phòng làm việc, 1 nhà
bảo vệ, 1 nhà tắm, 1 khu nhà vệ sinh chung, làm lại khuôn viên tường rào, cổng,
sửa chữa quét vôi ve lại 5 phòng học cũ và lát lại nền phòng học cũ, lắp đặt hệ
thống nước thải, khu nhà vệ sinh cũ đảm bảo cho các cháu học tập và sinh hoạt
theo quy định trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Với tổng kinh phí xây dựng từ
nguồn ngân sách của địa phương trên 7 tỷ đồng. Đây là một bước đột phá lớn
đối với địa phương chủ yếu thu nhập từ nguồn nông nghiệp. Ngoài ra nhà
trường còn nhận được sự hỗ trợ của sở Giáo dục và Đào tạo, uỷ ban Nhân dân
huyện Hâu Lộc các loại đồ dùng đồ chơi ngoài trời và nhiều trang thiết bị khác,
như tủ dựng đồ dùng của trẻ, giá góc, tủ đựng trang phục âm nhạc, tủ đựng tài
liệu của cán bộ quản lý, bàn họp hội đồng và nhiều trang thiết bị như đồ chơi
ngoài trời đu quay, cầu trượt, bập bênh và các trang thiết bị đồ dùng phục vụ
cho trẻ với kinh phí hỗ trợ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của các cấp hàng trăm
triệu đồng.
Ảnh 3 - Một góc sân trường
Để được đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình và mua sắm các
loại đồ đùng trang thiết bị phục vụ cho 12 nhóm lớp của nhà trường. Bản thân
đã không ngần ngại, đưa ra các giải pháp và lộ trình xây dựng trong từng giai
đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của địa phương, những ý kiến tôi
đưa ra luôn được cấp ủy chính quyền địa phương đồng thuận và được tập thể
tạo mọi điều kiện quan tâm ủng hộ. Cụ thể nhà trường đã kêu gọi sự ủng hộ của
các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm, hội cha mẹ học sinh đã quyên góp trang
thiết bị, đồ dùng tiếp nhận được 5 chiếc ti vi 42 in kết nối internet phục vụ cho
hoạt động học của các nhóm lớp đạt hiệu quả, mua bàn ghế học tập, giá góc, tủ
đựng đồ dùng, giá úp cốc, giá phơi khăn, giá để chăn chiếu trong nhà kho, sạp
giường ngủ, chăn chiếu cho các cháu bán trú phục vụ cho 6 phòng học mới. Các
loại đồ dùng phục vụ cho phòng âm nhạc và giáo dục thể chất như gương gắn

tường, gióng múa, giá vẽ, các loại vòng gậy, bảng xây dựng kế hoạch, trang
phục phục vụ cho hoạt động nghệ thuật và hoạt động giáo dục thể chất cho các
nhóm lớp hoạt động thường xuyên theo lịch.
Ảnh 4 - Một góc khuôn viên nhà trường
Như vậy qua thực tế cho thấy việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường,
đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn. Ngoài nguồn kinh phí của nhà nước thì
phần lớn còn tùy thuộc vào chủ yếu là nguồn kinh phí của địa phương, còn sự
10


hỗ trợ đóng góp của phụ huynh và các nhà hảo tâm chỉ hỗ trợ tu sửa nhỏ và mua
sắm bổ sung trang thiết bị học tập cho các cháu. Tuy nhiên trong những năm
gần đây đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến ngành học mầm non, đã có nhiều
chính sách ưu tiên cho bậc học như đầu tư các công trình kiên cố, hỗ trợ nhiều
loại đồ dùng đồ chơi cho nhà trường, như đồ chơi ngoài trời, giá góc, đồ dùng
giáo dục thể chất, các chế độ đãi ngộ cho các cháu và cán bộ giáo viên, sự quan
tâm này đã đóng góp một phần to lớn đến sự nghiệp phát triển giáo dục mầm
non trong giai đoạn hiện nay.
Nhà trường hiện tại không những đảm bảo các điều kiện và được công nhận
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, mà nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hoàn thành các minh chứng
về các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng theo thông tư
25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/08/2014, tháng 3 năm 2018 sở Giáo dục và Đào
tạo Thanh Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra về nhà trường tổ chức đánh giá theo 5
tiêu chuẩn. Kết quả nhà trường đã được đoàn kiểm tra đánh giá và công nhận
đạt cấp độ II, đây là một bước ngoặc lớn đối với địa phương và nhà trường và là
một thành tích đáng tự hào đối với Cán bộ nhân dân và tập thể cán bộ giáo viên
nhà trường trong năm học 2017 – 2018.
*Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.

Tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương để có kế hoạch tích lũy nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo
các hoạt động của nhà trường, chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp giáo dục, phát động tăng cường
làm đồ dùng đồ chơi để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, nhằm tạo lòng
tin trong quần chúng nhân dân và phụ huynh, thu hút mọi nguồn quan tâm đến
sự phát triển giáo dục mầm non của địa phương.
Gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các nhóm
lớp. Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo
trong việc làm đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục và hiệu quả sử dụng cao.
Khích lệ đội ngũ cán bộ giáo viên cùng với ban lãnh đạo nhà trường vận động
các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ kinh phí công sức để tăng cường cơ sở
vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt hiệu quả
cao. Tận dụng mọi cơ hội của các chương trình dự án, các nhà hảo tâm để đầu
tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị.
Ví dụ: Hội đồng hương Xuân Lộc tại thành phố Hà Nội đã kêu gọi quyên góp
ủng hộ cho nhà trường 1 bộ tăng âm loa đài, 1 ti vi màn hình rộng. Ban thường
vụ tinh Đoàn Thanh Hóa đã tặng nhà trường 6 chiếc ghế đá, 5 đồng hồ treo
tường cho các nhóm lớp, 1 đồng hồ lớn treo tại phòng họp của nhà trường. Bên
cạnh đó các con em xa quê thành lập các công ty doanh nghiệp như công ty
cổng phần Đại Phúc DFC hàng năm đều có quà trao tặng các cháu trong nhà
trường có hoàn cảnh khó khăn, trao tặng ghế đá để ở khuôn viên trường lớp, tạo
cho cảnh quan môi trường khang trang sạch đẹp và thân thiện.
11


Nhà trường luôn đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trên địa bàn toàn
xã, thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục mầm non phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế ở địa phương. Ngoài ra tôi còn tranh thủ xen kẽ các buổi họp

phụ huynh toàn trường hoặc các buổi họp ban đại diện phụ huynh học sinh để
tuyên truyền phổ biến những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, những điều
kiện và nhu cầu cần thiết về trang thiết bị dạy học, đồ dùng dồ chơi phục vụ cho
việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Từ đó lãnh đạo nhà trường
kết hợp với hội phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng và mua
sắm thêm, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, đóng góp những phế liệu sẵn có tại
gia đình vào công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của nhà trường. Kết quả năm
học 2017- 2018, hội cha mẹ học sinh đã quyên góp, ủng hộ nhà trường mua sắm
các trang thiết bị trong lớp được 25 bộ bàn ghế cho học sinh, 5 tủ đựng đồ dùng
đồ, 8 giá góc đựng đồ dùng đồ chơi, 1 bàn chia cơm, 1 bàn đẩy cơm, 1 nồi cơm
ga vv.., góc phát triển vận động của bé như thang leo, đoàn tàu, cổng chui, các
con nhún, thảm cỏ nhân tạo trong góc chơi của bé, đồ dùng phục vụ cho công
tác trang trí cho 12 nhóm lớp trị giá 150 triệu đồng, huy động phụ huynh quyên
góp các chậu hoa cây cảnh để làm góc thiên nhiên cho bé. Các loại giấy bìa
dùng để trang trí các phòng học nhóm lớp, các góc hoạt động học và hoạt động
chơi của bé, mua bổ sung các loại dây leo, lẵng hoa, cờ để trang trí diềm của sổ
lớp học, mảng chủ đề, ảnh Bác Hồ, trang trí các mảng phòng giáo dục thể chất
và âm nhạc. Khuôn viên ngoài trời trang trí các loại dây lá, lan can cầu thang,
bảng góc tuyên truyền, các loại biểu bảng chung của nhà trường, khẩu hiệu,
biển trường tất cả đều được làm mới và chỉnh sửa lại đảm bảo theo quy định
theo thông tư số 02/2014 về danh mục quy định các tiêu chuẩn công nhận
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Đặc biệt trong buổi lễ đón bằng công nhận
trường đạt chuẩn Quốc gia nhà trường đã được chính quyền địa phương, các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các gia đình phụ huynh đã
đến chia vui và chúc mừng nhà trường, được các cấp, các ngành đánh giá rất
cao, các đại biểu tặng quà và vật chất, để hỗ trợ mua sắm thêm trang thiết bị, đồ
dùng phục vụ cho các cháu vui chơi và học tập, đây cũng là dịp mà con em của
địa phương đang công tác ở mọi miền của tổ quốc, được gặp gỡ và giao lưu
ngay ngày đầu của năm mới Mậu Tuất 2018, và cũng là dịp mọi người cùng
động viên, chia sẻ những khó khăn, vất vả của cán bộ giáo viên, ngành học mầm

non ở xã nhà, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, ươm trồng những mầm non
tương lai của đất nước.
*Biện pháp 5: Tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú đa dạng.
Với cương vị là một lãnh đạo trong cơ quan đơn vị, tôi xác định nhiệm vụ
nâng cao chất lượng giáo dục rất quan trọng. Mà các cháu ở lứa tuổi mầm non
là tư duy trực quan hành động nên việc đưa đồ dùng trực quan vào trong từng
hoạt động những đồ dùng trực quan ấy lại thiếu thốn rất nhiều vì vậy đòi hỏi
giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mới lạ, đẹp mắt
phù hợp với trẻ nên tôi đã tham khảo các tài liệu chương trình giáo dục mầm
non, tập san của giáo dục mầm non, tổ chức tham quan học tập các đơn vị được
phòng Giáo dục chỉ đạo làm điểm. Tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo,
tạo điều kiện của các nhà trường trên địa bàn hỗ trợ về nhân lực như giáo viên
12


có năng lực khéo tay cắt dán, trang trí các góc chơi phù hợp với chủ đề mạng
hoạt động của trẻ, tạo môi trường thân thiện gần gũi để trẻ vui chơi và học tập
một cách thoải mái, không gò bó áp đặt trẻ.
Ảnh 5 - Lãnh đạo địa phương trao hoa chúc mừng nhà trường trong buổi lễ
đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
Ảnh 6 - Giờ tập tô của các bé lớp 5 tuổi A
Muốn làm được điều đó trước hết tôi phải huy động các bậc phụ huynh, giáo
viên. Thu thập phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như chai dầu gội,
chai sữa tắm, chai nước giải khát, ống, hộp các loại, bìa cát tông, vỏ hộp sữa,
ống nhựa, dây thừng vv.. Từ đó tôi chỉ đạo cho phụ trách chuyên môn phân ra
từng chủng loại để thiết kế làm mẫu khi làm mẫu được rồi thì tôi họp giáo viên
lại và phân cho giáo viên làm nhân lên số lượng thật nhiều để phục vụ cho các
chủ đề, các góc, các hoạt động liên quan đến hoạt động trong ngày của trẻ. Việc
trang trí tranh ảnh đúng chủ đề theo các góc hoạt động cũng không kém phần
quan trọng đó là tạo thêm sự mới lạ, sinh động của trường lớp vì thế tôi vận

động giáo viên sưu tầm tranh ảnh, sách báo liên quan đến chủ đề trang trí vào
các góc cho hấp dẫn đó là động lực kích thích trẻ đến trường lớp đều đặn và
ngày càng đông hơn. Hàng năm phát động phong trào làm đồ dùng dạy học thi
đua giữa các nhóm lớp, tổ chức hội thi chấm đồ dùng đồ chơi cấp trường chọn
những đồ dùng đồ chơi bền đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi để
dự thi cấp huyện đều đạt giải.
Ảnh 7 - Sân chơi phát triển vận động của bé
Ảnh 8 - Góc âm nhạc của bé lớp 4 – 5 tuổi B
Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” có 12 nhóm lớp
tham gia đạt 100%, các nhóm lớp và giáo viên rất tích cực tạo ra các sản phẩm,
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc chơi, vai chơi của trẻ. Môi trường trong
lớp là các góc chơi của trẻ, ở các góc chơi trẻ được tham gia các vai chơi phản
ánh cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Từ đó giúp trẻ có kỹ năng sống và thêm
kiến thức về môi trường xung quanh, để trẻ luôn lôi cuốn vào các hoạt động thì
giáo viên phải tạo nên một môi trường lớp học thân thiện, gần gũi với nhiều loại
đồ chơi đa dạng phong phú, phù hợp với các chủ đề và các hoạt động của trẻ với
các màu sắc sinh động như các loại cây, hoa, quả mô phỏng trong thục tế cuộc
sống. Để phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động, giáo
viên phải tổ chức nhiều các hoạt động như; tổ chức hội chợ quê hình thức tái tạo
lại những gian hàng, người bán hàng, trao đổi giữa người mua và người bán, rèn
luyện cho trẻ kỹ năng giao tiếp. Tạo nhiều loại đồ dùng đồ chơi cho các góc
chơi, vai chơi, tổ chức trình diễn các loại trang phục của bé. Các khối nhóm lớp
rất tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức, trẻ nhập vai chơi một cách tự
tin thoải mái ở tất cả các hoạt động như môi trường trong lớp và môi trường
ngoài lớp học. Tổ chức môi trường giáo dục trong trường lớp mầm non có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm và kỹ
năng xã hội. Với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ
đạo vì “Học bằng chơi - chơi mà học”. Trong hoạt động của trẻ giáo viên chỉ là
người hướng dẫn và tạo các cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực
tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

13


Môi trường ngoài lớp học là quá trình phát triển kỹ năng thể chất, kỹ năng
tình cảm xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức của trẻ được hỗ trợ rất nhiều
khi giáo viên tổ chức nhiều hoạt động chơi ngoài trời khác nhau. Góc phân vai
có thể tổ chức ngoài trời để trẻ được trải nghiệm vai chơi trong cuộc sông thực
tế với một không gian rộng lớn. Từ đó giúp trẻ phát triển tốt hơn vè nhận thúc
cũng như kỹ năng xã hội, có thể nói việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm” trong trường mầm non là thật sự cần thiết và rất quan trọng, nó
được ví như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm
thỏa mãn nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ
được hình thành và phát triển toàn diện. Kết quả hội thi cấp trường đạt 2 giải
nhất, 3 giải nhì, 4 giải 3 và 4 giải khuyến kích. Nhà trường tuyển chọn 2 lớp
tham gia dự thi cấp huyện đó là một lớp khối 5 tuổi và một lớp khối 4 tuổi. Kết
quả có 2 giáo viên được phòng Giáo dục và Đào tạo chứng nhận có thành tích
xuất sắc trong hội thi và tập thể nhà trường được giải ba cấp huyện.Nhà trường
được gửi tham gia dự thi cấp tỉnh và kết quả đạt giải ba cấp tỉnh hội thi “Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Qua hội thi này đã tạo điều
kiện cho giáo viên học hỏi thêm kinh nghiệm, giao lưu, trao đổi lẫn nhau, thi
đua dạy tốt học tốt trong công tác chăm sóc giáo dục và nâng cao chất lượng
phát triển toàn diện.
Ảnh 9 - Một giờ hoạt động góc của các bé lớp 4 – 5 tuổi B
Ảnh 10 - Góc thiên nhiên của bé
*Biện pháp 6: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng bảo quản cơ sở vật
chất của nhà trường.
Với việc xây dựng tăng cường cơ sở vật chất thì nhà trường cần làm tốt công
tác sử dựng và bảo quản cơ sở vật chất. Đây không phải là một việc làm riêng
của cán bộ quản lý mà đòi hỏi tất cả những người tham gia vào công tác giáo
dục đều có trách nhiệm bảo quản, nhưng trước hết là đội ngũ cán bộ giáo viên,

nhân viên trong nhà trường là những người đầu tiên phải làm tốt việc sử dụng
và bảo quản cơ sở vật chất. Vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp sử dụng,
trong quá trình sử dụng, muốn phát huy hết công dụng, sử dụng được lâu và bền
đẹp của các loại đồ dùng trang thiết bị thì nhà trường cần có cơ chế quản lý theo
phương thức tự quản, những loại đồ dùng trang thiết bị máy móc cần thiết cho
người nào sử dụng thì phải có biên bản bàn giao và người sử dụng phải có trách
nhiệm bảo quản, giữ gìn, có sự kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật
chất. Thành lập ban kiểm kê tài sản và tiến hành kiểm kê 2 lần/năm, thanh lý
những tài sản hư hỏng theo quy định. Hàng năm vào cuối năm học nhà trường
phối kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã, hội cha mẹ học sinh tổ chức thống kê các
loại tài sản theo quy định để xác định những tài sản nào thuộc cấp quyền quản
lý, để có cơ sở xây dựng kế hoạch với Uỷ ban nhân dân xã, tổ chức kiểm kê đồ
dùng trang thiết bị của nhà trường duyệt với phòng giáo dục và đào tạo.
Ví dụ: Tài sản nhà bếp giao cho cô dinh dưỡng và đồng chí phó hiệu trưởng
phụ trách nuôi dưỡng quản lý, các loại đồ dùng ở các nhóm lớp giao cho giáo
viên phụ trách quản lý. Ban kiểm kê tài sản có đầy đủ các thành viên. Trưởng
ban thanh tra nhân dân, cán bộ quản lý phụ trách cơ sở vật chất, tổ trưởng
chuyên môn, kế toán và giáo viên các lớp. Khi kiểm kê cập nhật danh mục đầy
14


đủ và lập biên bản tại chỗ, phân thành các loại tài sản khác nhau thuận lợi trong
việc quản lý trong nhà trường.
Ảnh 11- Đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú của học sinh
Còn tài sản trên nhóm lớp như bàn ghế học sinh, giá góc, tủ đựng đồ dùng đồ
chơi, các thiết bị đồ dùng, đồ chơi, ca cốc uống nước, sách vở đồ dùng của trẻ
giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý, chịu trách nhiệm sử dụng, bảo quản,
tránh tình trạng mất mát, thất thoát hư hỏng nhiều. Một khối lượng tài sản rất
lớn ngoài tài sản kiên cố đó là hệ thống các phòng học, phòng giáo dục âm
nhạc, giáo dục thể chất, phòng họp, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng,

phòng hành chính, phòng nhân viên, phòng y tế, các trang thiết bị đồ chơi ngoài
trời vv, bên trong còn có các loại tài sản như máy vi tính, máy chiếu, ti vi, âm ly,
đầu đĩa, các loại đồ dùng như bàn ghế, đồ chơi, tài liệu trị giá hàng trăm triệu
đồng, kinh phí này không chỉ của nhà nước mà còn là của nhân dân, của phụ
huynh và các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ, nếu chúng ta sử dụng không đúng
mục đích và bảo quản không tốt, không những làm ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục mà còn làm tổn thất đến tài sản của nhân dân và của nhà nước.
Thường xuyên đối mối với công ty thiết bị giáo dục Hồng Đức có kế hoạch
kiểm tra, sửa chữa các trang thiết bị hư hỏng, các đồ dùng học tập như bàn ghế,
giá góc, tủ đựng đồ dùng, các loại đồ chơi ngoài trời bảo dưỡng, tu sửa bảo đảm
an toàn cho các cháu vui chơi và học tập.
Chính vì thế trong quá trình sử dụng tài sản cơ sở vật chất của nhà trường cần
nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm vào tiêu trí thi đua
và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ không bị thất
thoát hư hỏng.
Đối với phòng học nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên vệ sinh
sạch sẽ, như thường xuyên quét dọn măng nhện, giáo dục trẻ không viết, vẽ bậy
lên tường, tổ chức trang trí các góc chơi cho trẻ, các mảng chủ đề, chủ điểm
sinh động và hấp dẫn, tạo môi trường ngộ nghĩnh để các bé khám phá tham gia
các hoạt động chơi học, trang trí phòng học hợp lý, tạo sự thoáng mát sạch sẽ,
chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng lên. Mặt khác tôi lên kế
hoạch cho cán bộ giáo viên trong trường thao giảng giáo viên, xây dựng giờ dạy
thực hành mẫu kết hợp đồ dùng trực quan tự tạo để chị em học tập trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau, giao cho các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ
đánh giá chéo giữa các khối, tổ để tạo sự công bằng, khách quan và giáo viên
phấn khởi, hăng hái tham gia các hoạt động do nhà trường phát động.
Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để giáo viên phổ biến kinh nghiệm
trong công tác chuyên môn như: cách làm đồ dùng đồ chơi, cách soạn giảng trên
máy vi tính, cách thiết kế các bài giảng điện tử, việc tổ chức linh hoạt các hoạt
động trong ngày cho trẻ, đặc biệt là việc thực hiện chương trình giáo dục mầm

non theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2017 – 2018. Xây
dựng góc tuyên truyền ngay cạnh của lớp học để hàng ngày phụ huynh theo dõi,
kiểm tra nhà trường thực hiện những nội dung gì, giúp phụ huynh cập nhật các
thông tin khi trẻ ở trường.
Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ, phù hợp theo
mùa, theo tuần và theo từng độ tuổi, đảm bảo calo/1 ngày cho trẻ nhà trẻ và trẻ
15


mẫu giáo theo đóng góp của phụ huynh học sinh, lưu mẫu thức ăn hàng ngày
trong 24 giờ để theo dõi tránh tình trạng thực phẩm không an toàn xảy ra trong
nhà trường.
Thực hiện tốt công tác này nên hàng năm nhà trường không có vấn đề gì xảy
ra đối với công tác tổ chức cho trẻ bán trú. Các loại đồ dùng, đồ chơi cho các
nhóm lớp đã được bổ sung, số lượng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động học và chơi của các cháu ngày đa dạng và phong phú.
*Biện pháp 7: Tổ chức các hội thi của cô và trẻ.
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi, thông qua các
hoạt động đó trẻ được trải nghiệm những kiến thức, trẻ lĩnh hội được qua quá
trình truyền thụ của cô giáo, trẻ được thể hiện mình. Chính vì vậy, trong chương
trình giáo dục mầm non một nội dung không thể thiếu được đó là việc tổ chức
các lễ hội và các hội thi của trẻ. Đó chính là thước đo đánh giá chất lượng dạy
và học của nhà trường, qua đó các cấp các ngành và phụ huynh thấy được kết
quả học tập của trẻ từ đó có sự ủng hộ nhà trường trong việc xây dựng mua sắm
trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhà
trường luôn tổ chức các hội thi của cô và trẻ, tất cả các khối nhóm lớp trong
toàn trường đều tham gia như: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên
dinh dưỡng giỏi cấp trường và chọn tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện,
giáo viên dinh dưỡng giỏi cấp huyện, thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường
tham gia dự thi đồ dùng cấp huyện,đối với hội thi cháu “Bé khoẻ – Bé khéo

tay”, “ Bé với phát triển vận động”, “Bé yêu môi trường”, “Bé với an toàn giao
thông và bảo vệ môi trường” vv. Các hội thi cá nhân và tập thể nhà trường luôn
đạt giải, cá nhân các cháu đều đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích, nhìn chung
khi tổ chức các hội thi đều được tập thể cán bộ giáo viên và phụ huynh nhiệt
tình ủng hộ. Kết quả của các hội thi đó đã khai thác và đánh giá thực chất chất
lượng dạy và học, tạo thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh và đay cũng là sân
chơi cho cô và trò của các nhà trường trên địa bàn toàn huyện, đó cũng là thông
điệp chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội hãy chung
tay giúp sức cùng với chúng tôi - người giáo viên mầm non xây dựng nền móng
vững chắc cho thế hệ tương lai của gia đình và đất nước. Có như vậy việc huy
động cộng đồng tham gia xây dựng xã hội hoá giáo dục mới được bền lâu và
duy trì được thường xuyên.
Ảnh 12 - Trẻ tham gia hội thi “Bé với phát triển vận động cấp huyện”
Mặt khác, nhà trường tập chung quan tâm đến chất lượng mũi nhọn nhằm khẳng
định uy tín nhà trường, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để công tác xã hội hóa
giáo dục được triển khai có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng,
xây dựng và hưởng ứng có hiệu quả phong trào thi đua. Phấn đấu có nhiều giáo
viên giỏi, học sinh giỏi các cấp. Hàng năm nhà trường đều có giáo viên đạt giỏi
cấp huyện, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học cấp huyện
đánh giá xếp loại cấp huyện và có cả sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng
khoa học cấp tỉnh đánh giá xếp loại, đây là một động lực lớn để động viên cô trò
trong nhà trường vững bước đi lên để sánh vai với các trường trên địa bàn
huyện.
16


*Biện pháp 8: Tổ chức kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất theo thông tư
02/2014 đề nghị công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Tham mưu với ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia tổ chức kiểm tra
già soát các hạng mục công trình như phòng học, phòng giáo dục âm nhạc và

thể chất, khu nhà bếp phục vụ công tác bán trú trong đó có các phòng như
phòng để ga, nhà kho, khu bếp nấu, khu chia thức ăn, khu nhà hiệu bộ bao gồm
phòng họp, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính, cổng,
tường rào sân chơi bãi tập, sửa chữa lát nền lại 5 phòng học cũ và quết lại toàn
bộ vôi ve tạo cho môi trường lành mạnh và an toàn. Với tổng kinh phí dự toán
công trình xây dựng là 7.450 triệu đồng. Các loại biểu bảng, khẩu hiệu trang trí
sao cho vừa tầm và đẹp mắt. Trang thiết bị phục vụ học tập và vui chơi cho trẻ
như bàn ghế, bảng, giá góc, tủ đựng đồ dùng, sách học liệu cho trẻ đảm bảo theo
tiêu chuẩn kích thước, chất lượng mẫu mã bền đẹp. Mua sắm lắp các trang thiết
bị đồ dùng cho phòng giáo dục nghệ thuật và thể chất đảm bảo bền đẹp. Với
kinh phí này nhà trường huy động sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh, các gia
đình, các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, tiết kiệm chi hoạt
động của nhà trường để hỗ trợ 1 phần kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị như
bàn ghế văn phòng, bàn ghế làm việc của các bộ quản lý, máy tính, các loại biểu
bảng, vẽ tranh tường, trang trí các phòng học của các nhóm lớp, chăn chiếu, sạp
ngủ, bát thìa phục vụ công tác bán trú, đồ dùng vệ sinh như ca, cốc trị giá 450
triệu đồng.
Ảnh 13 - Các bé tham gia biểu diễn văn nghệ trong buổi lễ đón bằng công nhận
trường đạt chuẩn Quốc gia
Để được đầy đủ các hạng mục công trình và các trang thiết bị, các đồ dùng
phục vụ cho các nhóm lớp, các điều kiện theo 5 tiêu chuẩn quy định theo thông
tư số 02/2014. Bản thân đã tích cực tham mưu với đảng uỷ, chính quyền địa
phương, sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn
thể ở địa phương, với các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm
nên cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường ngày càng được bổ sung, phụ
huynh và nhân dân trên địa bàn rất phấn khởi vì đã tạo được niềm tin tưởng vào
sự phát triển của nhà trường, con em được học tập vui chơi trong một môi
trường giáo dục lành mạnh và an toàn, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo
dục ngày càng được nâng lên, đây là sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền,
của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường và tất cả nhân dân địa phương đã quyết

tâm tạo mọi điều kiện để đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Ảnh 14 - Lãnh đạo phòng GD&ĐT Hậu Lộc trao bằng công nhận trường đạt
chuẩn Quốc gia
2.4: Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Nhờ làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy đảng chính quyền địa phương,
sự chỉ đạo và theo dõi của phòng Giáo dục và Đào tạo Hậu Lộc và quyết tâm
của tập thể sư phạm nhà trường nên đã đạt được kết quả đáng tự hào, phấn khởi
như ngày hôm nay. Cở sở vật chất phòng học cho các nhóm lớp, các phòng chức
năng như phòng giáo dục âm nhạc, phòng họp, phòng hiệu trưởng, phòng phó
hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng nhân viên, phòng thay đồ của nhân viên,
phòng kho, kho ga, khu nấu, khu chế biến, khu sơ chế thực phẩm, khu chia thức
17


ăn, nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà bảo vệ, phòng tắm, nhà vệ sinh chung, khu chơi
giao thông của bé, góc vận động của bé, góc thiên nhiên của bé,vườn rau của bé,
các trang thiết bị của nhà trường đã được bổ sung đầy đủ và đồng bộ hóa. So
với các năm học trước, cơ sở vật chất đã tăng lên vượt bậc, đồ dùng phục vụ cho
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đầy đủ và hiện đại, chất
lượng chăm sóc giáo dục ngày được nâng cao, môi trường hoạt động trong và
ngoài lớp dành cho trẻ thân thiện, gần gũi, trẻ rất thích được đến trường được
tham gia trải nghiệm các hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ bằng nhiều cách khác
nhau theo phương châm “Học bằng chơi - chơi mà học”; những gì trẻ đạt được
đó chính là hiệu quả, là thước đo để tạo điều kiện tốt cho nhà trường hoàn thành
xuât sắc nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, đây là điều kiện cho nhà trường sánh
vai cùng với các đơn vị bạn trên địa bàn, phụ huynh và nhân dân rất phấn khởi
nhà trường xứng đáng vinh dự được đón nhận những thành tích cao quý. Từ
những kết quả trên đã làm đột phá mang lại thành tích cho Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân địa phương, các cháu đến trường được học tập trong môi
trường lành mạnh, an toàn.

Cũng từ đây nhận thức của các bậc phụ huynh về ngành học được nâng lên,
các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp cùng
với nhà trường, gia đình và xã hộichăm sóc thế hệ mầm non tương lai sau này
trở thành công dân gương mẫu cho quê hương đất nước. Hiện tại trong năm học
2017 – 2018 nhà trường có 307/307 cháu đăng ký ăn bán trú, đạt kết quả 100%.
Bảng 2: Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp tăng cường cở sở vật chất
xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Danh mục các
Hiện có
phòng và trang thiết
bị theo thông tư 02
Số phòng học tập
12
Phòng giáo dục âm
1

nhạc và thể chất
Khu bếp nấu
1
Nhà bảo vệ
1
Nhà vệ sinh cho các
11
nhóm lớp
Nhà vệ sinh chung
1
Nhà tắm
1
Nhóm trẻ có đủ đồ
4
dùng, đồ chơi
Lớp mẫu giáo có đủ
8
đồ dùng, đồ chơi
Góc phát triển vận
1
động của bé
Phòng y tế
1
Thiết bị đồ chơi
1

Tỉ lệ

Tỉ lệ


100%
100%

Thiếu so
với quy
định
0
0

100%
100%
100%

0
0
0

0%
0%
0%

100%
100%
100%

0
0
0

0%

0%
0%

100%

0

0%

100%

0

0%

100%
100%

0
0

0%
0%

0%
0%

18



ngoài trời
13 Khu sơ chế
7
100%
0
0%
14 Khu chế biến thực
1
100%
0
0%
phẩm
15 Nhà kho
1
100%
0
0%
16 Phòng nhân viên
1
100%
0
0%
17 Phòng thay đồ của
1
100%
0
0%
nhân viên
18 Phòng họp hội đồng
1

100%
0
0%
19 Phòng hiệu trưởng
1
100%
0
0%
20 Phòng phó hiệu
1
100%
0
0%
trưởng
21 Phòng hành chính
1
100%
0
0%
22 Nhà xe cho cán bộ
1
100%
0
0%
giáo viên, nhân viên
23 Sân chơi giao thông
1
100%
0
0%

24 Kho ga
1
100%
0
0%
25 Góc thiên nhiên
1
100%
0
0%
Đối chiếu giữa các danh mục theo thông tư 02/2014 quy định nhà trường đã
đầy đủ các hạng mục, ngày 11 tháng 12 năm 2017 UBND tỉnh Thanh hóa đã ký
quyết định số 4772 công nhận trường Mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1, đây là một thành quả của quá trình phấn đấu của đảng chính quyền và
nhân dân xã. Đặc biệt là niềm tự hào của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường
trong năm học 2017 – 2018.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Có thể nói sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục
chính là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy nhà trường phải tạo được mối quan hệ
mật thiết với các cấp ủy đảng chính quyền, địa phương và các ban ngành đoàn
thể chính trị - xã hội, các cơ quan doanh nghiệp, không ngừng huy động sự
chung tay vào cuộc góp sức về mọi mặt của toàn xã hội để “Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài cho đất nước”; Xây dựng đất nước ngày
càng phồn vinh và phát triển. Để làm tốt công tác tham mưu tăng cường bổ sung
cơ sở vật chất cho nhà trường. Từ những kết quả đã đạt được như trên bản thân
tôi đã không ngừng học hỏi, nêu cao vai trò trách nhiệm của cá nhân đối với tập
thể, huy động sức mạnh của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn
nơi tôi đang công tác. Để làm tốt được điều đó tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm trong công tác tham mưu đó là:

Là người cán bộ quản lý nhất là một thủ trưởng trong đơn vị, muốn làm tốt
công tác tham mưu với của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự ủng hộ
trong cộng đồng xã hội, việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất đầu tư mua
sắm thêm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho nhà trường, làm tốt được
điều này là nguồn động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên và học sinh là động
lực chính giúp cho bản thân, nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
19


Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, công tác tham mưu phải kiên
trì bền bỉ, nắm bắt và sử lý thông tin kịp thời có hiệu quả, xây dựng kế hoạch có
tính khả thi, có lộ trình từng bước. Bám sát nghị quyết đảng ủy, nghị quyết hội
đồng nhân dân xã và đề án phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện
nay. Là người cán bộ quản lý đặc biệt là hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham
mưu, công tác vận động xã hội hóa giáo dục, gắn bó mật thiết với các ban ngành
đoàn thể, với nhân dân để tận dụng triệt để sức mạnh của đảng và của nhân dân.
Làm được điều đó mới có được kết quả như ngày hôm nay nhà trường đã được
công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, với tôi đây là niềm
vui lớn để chấp cánh cho tôi phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng nhà trường
phát triển vững mạnh và bền vững.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với phòng Giáo dục & Đào tạo.
Tham mưu với UBND huyện hỗ trợ thêm cho ngành học mầm non trên địa bàn
huyện nói chung và nhà trường chúng tôi nói riêng nâng mức hỗ trợ kinh phí để
mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học, nhất là các loại đồ dùng theo danh
mục 02/2014 để đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non, thực hiện theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đổi mới phương pháp giáo dục
mầm non hiện nay.
* Đối với các ngành cấp trên.
Quan tâm hơn nữa đến các trường có điều kiện khó khăn ở vừng nông thôn,

hỗ trợ kinh phí và trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
giáo dục trẻ, vì ở các trường vùng nông thôn điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó
khăn, tạo điều kiện cho nhà trường giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 1 và tiến tới phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia mức độ 2 trong những năm tới.
Trên đây là một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm
non Xuân Lộc đạt chuẩn quốc gia năm học 2017 - 2018 của bản thân. Kính
mong sự giúp đỡ, góp ý của hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi có nhiều
kinh nghiệm tốt hơn nữa trong công tác tham mưu tăng cường cơ sở vật chất
cho nhà trường trong những năm tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của HĐKH ngành
(Xác nhận, ký, đóng dấu)

Xuân Lộc, ngày 15 tháng 4 năm 2018
(Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Liên

20


21




×