Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xi Măng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................2
2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................2
2.2.2. Khó khăn......................................................................................................3
2.2.3. Kết quả thực trạng.......................................................................................3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................4
2.3.1. Thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động............................4
2.3.2. Tổ chức tham gia trải nghiệm hoạt động chiến dịch...................................5
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài lớp học
phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm.................................................................7
2.3.4. Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ...............................................................................8
2.3.5. Tổ chức hoạt động nhân đạo.......................................................................9
2.3.6. Tổ chức lễ hội............................................................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................12
2.4.1. Kết quả đạt được.......................................................................................13
2.4.2. Đối với giáo viên.......................................................................................13
2.4.3. Đối với phụ huynh.....................................................................................13
2.4.4. Đối với nhà trường....................................................................................13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................14
3.1. Kết luận........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị......................................................................................................14


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời Bác Hồ vẫn thường nói:
“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Thật vậy, với trẻ sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ “vàng” đối với cuộc
đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một
nhân cách toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng đó là tạo nền móng cho
quá trình học tập của trẻ sau này mà điều quan trọng để làm được mục đích
không thể không chú trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường

mầm non đó là dạy học thông qua thực hành trải nghiệm. Thực tế là như vậy
nhưng phần lớn giáo viên ở các trường mầm non thực hiện chưa có hiệu quả
phương pháp này nên chưa phát huy được yêu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ta hiện nay
thì việc đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua trải nghiệm là một quan điểm giáo dục
tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Với quan điểm giáo dục này
cần đảm bảo nhu cầu hứng thú, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đề được hiểu,
đánh giá đúng và tôn trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để
giáo dục được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì việc cho trẻ
thực hành trải nghiệm là việc làm cần thiết và không thể thiếu.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục trải nghiệm phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động
của trẻ. Qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Trước
lúc vào học trường mầm non trẻ sống trong môi trường gia đình hoàn toàn khác
biệt. Làm thế nào để việc tham gia hoạt động trải nghiệm tạo cho trẻ cảm giác
thích thú, yêu mến, không sợ sệt và đầy tình yêu thương đùm bọc của cô giáo,
đặc biệt đến với môi trường mà trẻ được tìm hiểu, khám phá, thực hành trải
nghiệm và sáng tạo, đến một môi trường an toàn về tình cảm và thể chất. Đây
chính là điều trăn trở của các nhà quản lý giáo dục mầm non nói chung và bản
thân tôi nói riêng.
Việc cho trẻ tham gia thực hành trải nghiệm đối với giáo viên mầm non
không hề đơn giản bởi lẽ trẻ còn quá nhỏ. Có những trải nghiệm diễn ra ngay tại
trường dưới sự quản lý hoạt động của giáo viên nhưng cũng có những trải
nghiệm phải đi xa cần sự phối hợp của các bậc phụ huynh.
Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn, cũng là phụ trách công tác chỉ
đạo cho trẻ hoạt động trải nghiệm của nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng
của nhiệm vụ này nên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra: “Một số kinh nghiệm
chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non”.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên của trường mầm non Xi
Măng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục giúp cho cô và trẻ có
môi trường hoạt động giáo dục tốt hơn để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo của nhà trường.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác chỉ đạo và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Xi Măng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Phương pháp thực hành
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm (Không viết lại đề tài
những năm học trước).
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường mà trong đó trẻ được
tham gia hoạt động trải nghiệm có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về
thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống và học tập sinh hoạt trong
môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh, năng
động, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát
triển sau này của trẻ. Đối với các trường mầm non việc giáo dục trẻ thông qua
hoạt động trải nghiệm phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện phù hợp với từng
trẻ và từng độ tuổi vì mỗi em bé là một con người riêng biệt. Đối với phụ huynh
và xã hội quá trình phối hợp tham gia hoạt động trải nghiệm cùng trẻ sẽ thu hút

được sự tham gia và đóng góp của cộng đồng để thỏa mãn mong đợi của họ đối
với sự phát triển của thế hệ mầm non- những chủ nhân tương lai của đất nước.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm của trường chúng tôi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Làm thế nào để đạt mục tiêu tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho
trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Việc này không chỉ cán bộ giáo
viên của nhà trường thực hiện mà còn cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng, các tổ chức đoàn thể xã hội, các bậc phụ huynh học sinh cùng
tham gia để đảm bảo sự thân thiện, an toàn, hiệu quả, phát huy tính chủ động
tích cực, sáng tạo của trẻ trong sinh hoạt học tập và vui chơi. Giúp trẻ thực sự
cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đó cũng là nỗi băn khoăn, trăn
trở của người làm công tác quản lý.
Từ thực trạng đó tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi
Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục được bổ sung thay thế kịp thời tương đối đồng
bộ và theo hướng hiện đại.
2


Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có 100% cán bộ giáo viên trên chuẩn,
nhiệt tình, nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo trong công tác.
Có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình trong công tác xã hội hóa
giáo dục.
Bản thân tôi thường được phòng giáo dục và đào tạo cử đi các lớp tập huấn
của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên việc nắm bắt nội dung chương trình đổi
mới và tham quan học tập ở các đơn vị bạn cũng có phần thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn

Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm có những lúc không
thuận lợi do trẻ còn nhỏ mà có những hoạt động tham gia cần có sự giám sát,
quản lý của người lớn. Trong khi các bậc phụ huynh lại rất bận.
Giáo viên có con nhỏ chiếm 80% mà có những hoạt động trải nghiệm phải
đi cả ngày. Điều này cũng có phần hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động trải
nghiệm ngoài nhà trường.
Sau khi khảo sát sơ bộ thực tế giáo viên và trẻ của nhà trường tôi thu được
kết quả như sau:
2.2.3. Kết quả thực trạng
Bảng 1: Bảng khảo sát việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
của giáo viên vào đầu năm học 2018 – 2019
T
T

1
2
3

Mức độ đạt được
Đạt
Chưa
Trung đạt
Tốt Khá
bình
9
9
10
0

Tổng

số giáo
viên

Tiêu chí khảo sát
Tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm
Tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia
vào các hoạt động trải nghiệm
Tạo cơ hội cho trẻ được trải
nghiệm khám phá

28
28
28

32%

32%

36%

0%

8
28%
7
25%

10

36%
12
43%

10
36%
9
32%

0
0%
0
0%

Bảng 2: Bảng khảo sát mức độ hoạt động trải nghiệm của trẻ
vào đầu năm học 2018 – 2019
T
T
1

2

Tiêu chí khảo sát

Tổng số
giáo
viên

Trẻ tham gia hoạt động
trải nghiệm theo quan

điểm lấy trẻ làm trung tâm

354

Trẻ hứng thú với các hoạt
động trải nghiệm

354

Tốt
65
18,3
%
75
21%

Mức độ đạt được
Đạt
Chưa
Trung
đạt
Khá
bình
105
184
0
29,7
52%
0%
%

117
162
0
33%
46%
0%
3


Vậy làm thế nào để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ không
mang tính hình thức và đạt được hiệu quả cao? Tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ và
đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên trong việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động
Căn cứ vào kế hoạch năm học và thực tế của nhà trường tôi xây dựng kế
hoạch và phân công cụ thể trách nhiệm cho khối lớp và các giáo viên phụ trách.
Bảng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
trong năm học 2018 - 2019
Thời gian
hoạt động

Khối, lớp

Chủ đề

Địa điểm
hoạt động

Nội dung

hoạt động

Tháng
9/2018

Toàn thể các cháu
(Có ngày cụ thể
từng lớp)

Trường
mầm non

Vườn cổ tích
của trường

Dạo chơi
Lội suối bắt ốc,
trai, hến

Tháng10/
2018

Khối C (5 - 6 tuổi)

Bản thân

Sân vận động
Đá bóng
Bảo An


Gia đình

Tham quan dạo
Khu phố 5 –
chơi. Tìm hiểu về
P. Đông Sơn
các kiểu nhà

Tháng
11/2018
Tháng
12/2018
Tháng
01/2019

Khối A (3 - 4 tuổi)
Khối B (4 - 5 tuổi)
Khối C (5 - 6 tuổi)
Khối B (4 - 5 tuổi)
Khối C (5 - 6 tuổi)
Khối C (5 - 6 tuổi)

Tháng
02/2019

Khối mẫu giáo

Tháng
03/2019


Cả trường

Tháng
04/2019

Tháng
05/2019

Khối C (5 - 6 tuổi)

Khối B (4 - 5 tuổi)
Khối C (5 - 6 tuổi)

Nghề
nghiệp
Thế giới
động vật
Thế giới
thực vật

Giao
thông
Hiện
tượng tự
nhiên
Quê
hương đất
nước Bác Hồ
Trường
Tiểu học


Lữ đoàn 368- Tham quan, giao
P Ngọc Trạo
lưu với bộ đội
Tham quan các
Khu sinh thái
con vật nuôi
Vườn hoa, rau Thăm vườn hoa,
của trường, rau của trường,
vườn rau của vườn rau của các
các hộ dân hộ dân quanh
quanh trường trường
Quan sát các
Đường Lê Lợi
phương tiện giao
- P Lam Sơn
thông trên đường
Cùng
phụ
huynh đưa trẻ Biển Sầm Sơn
đi biển
- Trường Tiểu
học Đông Sơn
- Lăng Chủ
Tịch Hồ Chí
Minh

Trường Tiểu học
Đông Sơn
Lăng Chủ Tịch

Hồ Chí Minh
4


Đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Chỉ đạo, chịu trách
nhiệm lập kế hoạch, triển khai kế hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp việc thực
hiện kế hoạch của các nhóm lớp, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của từng
nhóm lớp, từng khối.
Các đồng chí khối trưởng là trưởng nhóm của từng khối (Khối nhà trẻ không
tham gia hoạt động trải nghiệm dã ngoại ngoài nhà trường): khối mẫu giáo bé, mẫu
giáo nhỡ, mẫu giáo lớn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể của nhóm. Triển
khai thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường và của nhóm. Chịu trách nhiệm
về công việc của nhóm mình trước phó hiệu trưởng chuyên môn.
2.3.2. Tổ chức tham gia trải nghiệm hoạt động chiến dịch
Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến các bé
mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, trẻ có cơ hội khẳng
định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”. Việc các con được tham gia các hoạt động chiến
dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của trẻ đối với các vấn đề xã
hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp cho trẻ có
ý thức hành động vì cộng đồng; phát triển ở các bé một số kĩ năng cần thiết như
kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, kĩ năng đánh giá...
Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động
như: Chiến dịch Em yêu trường em với mục đích làm sạch môi trường xung
quanh lớp học, trường học; Chiến dịch bảo vệ môi trường mang chủ đềMôi
trường thân thiện xung quanh bé hay chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn…
Để việc tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm thông qua các hoạt động chiến
dịch được thành công, bản thân tôi rất sát sao hướng dẫn và chỉ đạo tập thể giáo
viên phụ trách từ khâu lập kế hoạch, tổ chức cho đến khâu tuyên truyền với các
bậc phụ huynh nói riêng và với cộng đồng xã hội nói chung. Bởi lẽ mỗi một

chiến dịch của xã hội mà chúng ta cần chung tay hành động đều phải được diễn
ra theo một mốc thời gian nhất định. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là vào
các khoảng thời gian khác thì chúng ta không được tổ chức chiến dịch mà quan
trọng là chúng ta cần cùng lúc chú ý vận dụng hài hòa được các yếu tố thì mức
độ tác động và hiệu quả giáo dục đem lại sẽ cao hơn.
Hoạt động chiến dịch - cái tên nghe đọc lên đối với giáo viên có thể rất to
lớn, vĩ mô nhưng đối với những đứa trẻ đó thực chất là hoạt động: Chung tay
hay cùng chung sức. Những đứa trẻ đang sống trong tình hình xã hội như thế
nào thì chúng rất xứng đáng được hiểu về thực trạng của xã hội đó. Bởi không gì
khác, đây chính là thực tại và cả tương lai của chúng.Nếu chiến dịch của xã hội
là Giờ Trái Đất của năm 2019 là thời khắc từ 20:30 – 21:30, thứ 7 ngày 30 tháng
03 năm 2019 thì những người bạn nhỏ cũng cần được giáo viên giáo dục một
cách đơn giản nhất đó chính là: chúng ta cần tắt hết các thiết bị điện vào tối nay,
trong vòng một giờ đồng hồ, bởi đó chính là giờ mà tất cả mọi người, mọi nhà
trên thế giới tiết kiệm điện.
Trên đây, chỉ là đơn cử một ví dụ để qua đó, tôi muốn nói lên là: nếu với
người lớn là những chiến dịch hoạt động thì với trẻ nhỏ, chúng chỉ cần các nhà
giáo dục đưa những thông tin về xã hội này đến với chúng một cách chính xác
nhất và đơn giản nhất trước khi chúng đi vào chung tay hành động. Đó cũng là
5


điều mà tôi đưa ra chú ý đối với giáo viên: hãy đặt mình vào vị trí của trẻ và đơn
giản hóa mọi hoạt động bằng lăng kính khả năng và sự tinh nghịch của trẻ nhỏ.

Ảnh trẻ tham gia chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”
Trong quá trình tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động chiến dịch,
tôi cũng chỉ đạo các giáo viên cần phải định hướng tư duy cho trẻ và đưa ra bài học
giáo dục đối với trẻ. Bởi đây là mục đích giáo dục gần nhất của hoạt động này.
Hoạt động chiến dịch không chỉ có đích đến là giáo dục trẻ mà thông qua

hoạt động này, tôi còn mong muốn thu hút được sự tham gia của các bậc phụ
huynh và cộng đồng.
Ví dụ như vào đầu tháng 9 năm học 2018 - 2019 vừa qua trong Chiến dịch
Em yêu trường em với mục đích làm sạch môi trường xung quanh lớp học,
trường học, các giáo viên đã cùng với trẻ vận động được phụ huynh cùng tham
gia chiến dịch và kết quả đem lại rất thành công: trường lớp sạch sẽ, mối quan
hệ giữa cô và các phụ huynh gần gũi gắn bó thân thiết hơn. Qua những lần gặp
gỡ đó, vô hình chung còn giúp cô và phụ huynh trao đổi, thông qua nhau và hiểu
về trẻ hơn đểcó phương pháp giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ khi tất cả chúng
ta đề hiểu mỗi em bé là một con người riêng biệt.

Phụ huynh cùng các cô tham gia chiến dịch “Em yêu trường em”
6


Bằng các thủ thuật của giáo viên như tuyên truyền qua các giờ đón, trả trẻ,
qua các buổi họp phụ huynh, qua góc tuyên truyền. Để từ nhiều phía, tác động vào
nhiều đối tượng của xã hội, đưa mục đích của hoạt động thêm một tầm cao hơn.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài lớp
học phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm
Sau khi đã có kế hoạch, giáo viên của chúng tôi bắt tay vào làm việc.
Không quản ngại khó khăn về thời gian, giờ giấc tập thể giáo viên của chúng tôi
đá dốc sức đồng lòng xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Môi trường xã hội tốt chính là môi trường mà trong đó thể hiện mối quan
hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với trẻ, giữa phụ huynh với trẻ và
giữa trẻ với trẻ. Đó là sự yêu thương, chở che, sự tôn trọng, cởi mở, khoan dung,
an toàn và đáp ứng yêu cầu của trẻ. Còn trong mối quan hệ với phụ huynh chúng
tôi không ngừng trao đổi những kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ như
kinh nghiệm dạy chữ cái, dạy số và phép đếm.
Một yếu tố quan trọng song hành với môi trường xã hội của trẻ chính là

môi trường vật chất. Đây là nơi mà chúng ta trao cho trẻ những cơ hội để khám
phá, trải nghiệm và học tập, đặc biệt là học tập thông qua vui chơi.
Khi bắt tay vào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ban
giám hiệu cho làm một số panô áp phích về môi trường rất thân thiện gần gũi như
“Cô mẫu mực - trò chăm ngoan - trường khang trang - lớp thân thiện”, “Con
đường đến với trái tim trẻ chỉ có thể là tình thương của cô” hay “Đoàn kết - thân
thiện - hợp tác và phát triển”. Tất cả những câu pa nô áp phích đó nhắc nhở giáo
viên và phụ huynh cùng đồng lòng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
Để thiết kế môi trường bên ngoài lớp học trước hết tôi chỉ đạo giáo viên tận
dụng hiên chơi, lan can, trần nhà. Với những không gian ấy cộng với lối trang trí
hài hòa, thẩm mỹ. Giáo viên trang trí những giàn hoa chạy dọc trên trần nhà,
những chú bướm xinh gắn trên các cột hành lang, những ngôi sao nhỏ đã làm
cho môi trường bên ngoài lớp học của bé thêm sinh động và thân thiện hơn để
hàng ngày trẻ được quan sát chiêm ngưỡng, thấy yêu thích và có niềm vui khi
bước chân đến lớp, đến trường.
Một yếu tố nữa trong môi trường bên ngoài lớp học để trẻ được trải
nghiệm và khám phá, đó còn là những vườn hoa, vườn rau với đa dạng các loại
rau do giáo viên tận dụng các khoảng đất trống để trồng.
Vườn cổ tích có nhiều cây, nhiều hoa và có các câu chuyện cổ tích gắn với
các nhân vật minh họa. Còn gì thú vị hơn khi trẻ được tận mắt quan sát các nhân
vật và được nghe cô kể chuyện để nội dung câu chuyện và những nhân vật đi
vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng lắng động sâu sắc.
Đưa trẻ đến với thiên nhiên như sà vào lòng mẹ bởi trẻ em yêu thích thiên
nhiên biết nhường nào. Đó là nơi mà trẻ được hoạt động trực tiếp với các yếu tố
tự nhiên, được học làm những công việc như của người lớn như trồng cây, gieo
hạt, tưới cây, theo dõi quá trình phát triển của cây từ hạt, chăm sóc cây và chiêm
ngưỡng những vẻ đẹp rực rỡ của muôn vàn sắc hoa.
7



Cô giáo đang cùng trẻ trải nghiệm môi trường bên ngoài
2.3.4. Chỉ đạo phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh
trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Ngay khi triển khai kế hoạch tôi yêu cầu các nhóm lớp phải xây dựng kế
hoạch cụ thể trong việc phối hợp với các bậc phụ huynh. Vận động phụ huynh
tham gia xây dựng cơ sở vật chất: Tham gia dọn vệ sinh làm đẹp môi trường,
sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có của địa phương, nguyên vật liệu phế
thải làm đồ dùng đồ chơi như các vỏ hộp sữa, các vỏ chai nước khoáng, nước
giặt, dầu gội đầu, sữa tắm... Phụ huynh còn ủng hộ cho các cô giáo các chậu hoa,
cây cảnh rất đẹp.

Ảnh phụ huynh ủng hộ phế liệu để xây dụng môi trường trong và ngoài lớp học
Tuyên truyền cho phụ huynh biết được hoạt động thực hành trâỉ nghiệm
cho trẻ được tổ chức hàng tháng trong năm học để phụ huynh nắm bắt, phối hợp
cùng cô và trẻ tham gia trải nghiệm đạt kết quả tốt. Đây là việc làm thiết thực
thu hút phụ huynh tham gia, cùng chung tay với nhà trường cũng như hướng dẫn
trẻ tham gia các hoạt động đạt hiệu quả.
Trong quá trình chỉ đạo cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm tôi luôn lưu
ý giáo viên là tổ chức trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ đơn giản ở
đây có thể hiểu phần nào đó là trước hết cho trẻ tham gia trải nghiệm ngay tại
8


trường tại lớp trước, sau đó mới cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm
ngoài nhà trường. Vì sao tôi lại nói vậy bởi vì hoạt động trải nghiệm tại trường
chỉ cần sự tham gia hướng dẫn giám sát của giáo viên nhưng hoạt động trải
nghiệm ngoài nhà trường cần có sự phối hợp của các bậc phụ huynh để đảm bảo
sự an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hành trải nghiệm của trẻ. Trải nghiệm
trong nhà trường có thể chỉ giản đơn là lội suối ở vườn cổ tích mò trai, bắt hến,

hoạt động với cát, sỏi, nước và quan sát các vườn rau, vườn hoa, chăm sóc cây
xanh cũng như tham gia các thí nghiệm cùng cô tại nhóm lớp. Sau những trải
nghiệm ở trường giáo viên phối hợp với các bậc phụ huynh đưa trẻ đi trải
nghiệm ngoài nhà trường và với các chuyến đi đó thường có sự phối hợp của các
bậc phụ huynh đó là đi du lịch tại bãi biển Sầm Sơn, đưa trẻ đi tham quan Lăng
Bác, thăm và trải nghiệm tại làng Gốm sứ Bát Tràng.

Hình ảnh trẻ lội suối, chơi với cát, sỏi, đá trong vườn cổ tích

Các cô giáo cùng phụ huynh đưa trẻ đi thăm Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
2.3.5. Tổ chức hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng
cảm của các bé trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông
9


qua hoạt động nhân đạo, các con biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người
nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật,
người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp
họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với
cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các con nhận thức được và chia sẻ những
suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng
đồng, giúp các bé biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo
dục các con biết: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương...
Hoạt động nhân đạo hay còn gọi là hoạt động tình nguyện. Điểm đến của
hoạt động này là những gia đình của các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn hay
những hộ gia đình trong địa bàn Phường Đông Sơn có hoàn cảnh khó khăn. Nếu
cách hoạt động tình nguyện của người lớn là ủng hộ tấm lòng, tiền bạc hay đồ
dùng… thì với các bạn nhỏ, điều mà các bạn ấy cần trong hoạt động tình nguyện

đó chính là sự chia sẻ và đồng cảm.
Vâng, hoạt động nhân đạo tự bản thân nó đã là một nghĩa cử cao đẹp nhất
cho những người thực hiện bởi vẻ đẹp mục đích của hoạt động chính là tình
người. Trong mái trường mầm non Xi Măng, chúng tôi chung tay làm điều này
và mục đích “tình người” đã được tôi nhân rộng ra với cả chính những người
thực hiện đó là những đứa trẻ. Không chỉ những người mà chúng tôi “cho đi”
mới là những người được cảm nhận lòng tốt, mà chính trẻ cũng được nhận
những lòng tốt đó từ chính những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng
ngày. Trong đó có cha mẹ, ông bà, anh chị của trẻ và các cô giáo.
Sở dĩ, tôi lại đưa ra luận điểm như vậy là bởi lẽ ở trường, hoạt động nhân đạo
được tôi (chủ tịch công đoàn) chỉ đạo gây quỹ từ chương trìnhquỹ tình thương trao
tặng quà noel cho các bé. Nếu hằng năm, bưu điện Thị xã Bỉm Sơn thường triển
khai dịch vụ này thì trong ngày lễ Giáng sinh năm 2019 này, công đoàn trường chỉ
đạo Đoàn Thanh niên đã triển khai chương trình với phương châm:
“Mùa Giáng sinh vui an lành ấm áp
Thắm tình cha mẹ đượm tình cô”

10


Ảnh trao quà Giáng sinh cho các bé
Điều đặc biệt của hoạt động này là đích thân bàn tay của các cô đi chọn lựa
và bọc từng hộp quà cho trẻ, thắt từng chiếc nơ xinh trang trí cho món quà của
trẻ. Đích thân các cô đóng làm Ông già Noel để trao quà cho các bé. Sau tất cả
chúng tôi nhận được sự đồng thuận và ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh, niềm
vui hân hoan trong từng món quà nhỏ của trẻ thơ. Và trên tất cả, chúng tôi tuyên
truyền giáo dục cho trẻ hiểu rằng: sau hoạt động của mùa Giáng Sinh này, quỹ
mà chúng ta có được chúng ta sẽ sử dụng để ủng hộ các bạn nhỏ vừng bão lũ,
ủng hộ gia đình một số bạn khó khăn và gia đình người già yếu neo đơn.


Ảnh đại diện Đoàn Thanh niên nhà trường tham gia công tác tình nguyện
2.3.6. Tổ chức lễ hội
Hoạt động tổ chức lễ hội là hoạt động luôn được trẻ và các bậc phụ huynh
đón đợi. Trong độ tuổi mẫu giáo, trẻ đã có một số kĩ năng hoạt động, một số
hiểu biết về ngày hội, ngày lễ gần gũi đối với trẻ. Vì vậy, có thể cho trẻ tham gia
hoạt động lễ hội nhiều hơn nhằm khuyến khích tính tích cực, tự lập của trẻ, đồng
thời qua đó giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Hơn cả, là tạo thêm cơ hội cho
trẻ được trải nghiệm từ chính các hoạt động ý nghĩatrong cuộc sống.
Hoạt động tổ chức lễ hội được tôi lên trong kế hoạch năm học sau đó triển
khai vào từng thời gian khác nhau. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch của
nhà trường. Tuy nhiên, tôi vẫn hướng dẫn chỉ đạo đến các giáo viên trong trường
về cách tổ chức hoạt động lễ hội này sao cho những nhà giáo dục như chúng tôi
khai thác hết được hiệu quả của hoạt động này để coi đó như là cơ hội để trẻ
được trải nghiệm, khám phá và coi đó là cơ hội để hướng đên sự phát triển toàn
diện cho trẻ.
Các giáo viên mẫu giáo phải đảm bảo được các luận điểm sau trong việc
khai thác hiệu quả giáo dục của hoạt động tổ chức lễ hội:
11


Trước thời điểm diễn ra ngày lễ hội: Giáo viên cần tạo cho trẻ tâm thế chờ
đón bằng cách trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh, ảnh hoặc hình về ngày hội,
ngày lễ sắp diễn ra. Khuyến khích trẻ lựa chọn các tiết mục văn nghệ như múa,
hát, đọc thơ… và luyện tập cho trẻ các tiết mục đó. Điều quan trọng là gợi cho
trẻ tâm thế háo hức, cảm xúc mong chờ, niềm vui sướng đối với ngày lễ, hội sắp
được diễn ra. Chính trong thời điểm này, điều mà trẻ được trải nghiệm đó là xúc
cảm được đón đợi một ngày ý nghĩa đối với bản thân mình. Còn gì vui thích hơn
và có thể rèn luyện được sự tự tin cho trẻ hơn khi chính trẻ được thể hiện bản
thân mình qua các bài thơ, bài hát, điệu nhảy, vở kịch mà chính trẻ thể hiện. Khi
đó, lại một lẫn nữa trẻ được thẩm thấu lại những vần thơ truyện trong chương

trình học, một lần nữa trẻ được tiếp thu những bài học giáo dục như về môi
trường, an toàn thực phẩm từ chính các phẩm kịch do trẻ hoặc có thể do những
người bạn của trẻ thể hiện.

Ảnh các bé tham gia hội thi Bé khỏe - Bé tài năng cấp Thị xã
Điều quan trọng nhất trong việc tổ chức ngày lễ, hội cho trẻ chính là việc
trẻ được sống và hoạt động trong chính ngày lễ hội đó để được vui sướng, được
nô nức, được cảm nhận và được trải nghiệm qua vẻ đẹp trong hình ảnh, trang
phục, trong không khí, trong cử chỉ hành động và cảm xúc của mọi người khi
cùng nhau tham gia vào lễ hội.
Kết thúc lễ, hội giáo viên cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp trong
ngày để gợi lại những cảm xúc của trẻ. Một số giáo viên trong trường rất sáng
tạo khi khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình bằng cách vẽ lại quang cảnh
hay một chi tiết nào mà trẻ cảm thấy thú vị nhất khi tham gia ngày hội, ngày lễ.
Tất cả đều hướng trẻ đến những ấn tượng sâu sắc hơn về ngày hội, ngày lễ và
nuôi dưỡng tâm thế chờ đón cho các ngày hội, lễ tiếp theo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
12


Qua năm học triển khai và chỉ đạo công tác tổ chức hoạt động thực hành
trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non Xi Măng đã thu được kết quả như sau:
2.4.1. Kết quả đạt được
Bảng 3: Bảng khảo sát việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ của
giáo viên vào cuối năm học 2018 – 2019

Tiêu chí khảo sát

Tổn

g số
giáo
viên

Tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm

28

2

Tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia
vào các hoạt động trải nghiệm

28

3

Tạo cơ hội cho trẻ được trải
nghiệm khám phá

28

T
T
1

Mức độ đạt được
Đạt

Chư
Trung a đạt
Tốt Khá
bình
13
15
0
0
46%

54%

0%

0%

20
71%
18
64%

8
29%
10
36%

0
0%
0
0%


0
0%
0
0%

Bảng 4: Bảng khảo sát mức độ hoạt động trải nghiệm của trẻ
vào cuối năm học 2018 - 2019
T
T

Tiêu chí khảo sát

Tổng
số
giáo
viên

1

Trẻ tham gia hoạt động trải
nghiệm theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm

354

2

Trẻ hứng thú với các hoạt động
trải nghiệm


354

Mức độ đạt được
Đạt
Chưa
Trung đạt
Tốt
Khá
bình
142
121
91
0
40%

34%

26%

0%

153
43%

147
41%

54
15%


0
0%

2.4.2. Đối với giáo viên
Giáo viên soạn giáo án và các bài dạy cũng như tổ chức hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ đổi mới sáng tạo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
thiết thực hơn, chất lượng hơn.
Giáo viên đã nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ.
2.4.3. Đối với phụ huynh
Nhiệt tình, tích cực hơn trong công tác phối kết hợp với giáo viên của các
nhóm lớp, với nhà trường trong việc tham gia thực hành trải nghiệm cùng trẻ.
Ủng hộ về vật chất và tinh thần trong tổ chức các hoạt động cho trẻ cùng nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục để giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.4.4. Đối với nhà trường
13


Đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giảng dạy được bổ sung thay thế sinh động
và hoàn thiện hơn.
Công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm đã làm thay đổi diện mạo của nhà
trường, giúp cho trường khoác lên mình một màu áo mới đẹp hơn, khang trang
hơn. Giúp cho tập thể giáo viên gần gũi, gắn kết và tâm huyết với nghề hơn. Môi
trường bên trong cũng như bên ngoài nhà trường đã thực sự thay đổi. Đó là môi
trường đoàn kết thân thiện hợp tác và phát triển.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau thời gian triển khai thực hiện sử dụng các kinh nghiệm trên vào việc
chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non tôi đã

thu được một số kết quả sau:
Giáo viên đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục mầm non,
trong đó việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ cần thiết và
quan trọng như thế nào.
Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao thể hiện qua chất lượng
bài soạn, kết quả kiểm tra, dự giờ. Giáo viên đã biết cách tổ chức các giờ dạy,
các hoạt động thực hành trải nghiệm chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng phương
pháp. Làm đa dạng hóa các hoạt động tích cực cho trẻ.
Môi trường giáo dục bên trong cũng như bên ngoài lớp học của tất cả các
nhóm lớp được thay đổi theo từng chủ đề từ trong ra ngoài tạo sức thu hút, hấp
dẫn và sự tích cực tham gia hoạt động của trẻ. Thông tin tuyên truyền về chăm
sóc, giáo dục trẻ tới phụ huynh được thay đổi thường xuyên hàng tháng, hàng
quí với các nội dung phong phú và có tác dụng tốt.
3.2. Kiến nghị
Không có
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc chỉ đạo giáo viên
trong việc tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm
non Xi Măng. Trong quá trình thực hiện đề tài có những vấn đề tôi chưa bao
quát hết được. Vậy kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý, bổ sung để đề
tài của tôi hoàn thiện hơn và giúp cho nhà trường có một môi trường giáo dục
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn với mục tiêu duy trì và
giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc Gia mức độ II và Huân chương Lao
động hạng Nhất mà nhà trường đã vinh dự được đón nhận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bỉm Sơn, ngày 03 tháng 04 năm
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 2019
VÀ ĐÀO TẠO
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Người viết sáng kiến

14


Nguyễn Thị Ngọc Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục, số 2 - Chỉ thị về việc chấn chỉnh
tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1, năm 2013
2. Tạp chí Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 4, Giới thiệu thông
tin số 36/2013/TT- BGDDT ngày 06/11/2013, năm 2013
3. Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non), Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, tháng 8 năm 2017
4. Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, tháng 4 năm 2016
5. Các hoạt động giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non, Nhà
xuất bản Giáo dục, tháng 4 năm 2014

15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Mầm non Xi Măng

TT


1.
2.
3.
4.
5.
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Dạy trẻ quan sát cảm thụ vẻ
Sở GD&ĐT
đẹp của thiên nhiên

Phòng
Kinh nghiệm dạy trẻ cá biệt
GD&ĐT
Phương pháp dạy thơ cho trẻ
Phòng
mẫu giáo
GD&ĐT
Kinh nghiệm hướng dẫn trẻ
Phòng
hoạt động tạo hình
GD&ĐT
Dạy trẻ cảm nhận vẻ đẹp
Phòng
trong đời sống con người
GD&ĐT
Giáo dục đạo đức cho trẻ
Phòng
thông qua truyện cổ tích
GD&ĐT
Phương pháp dạy thơ cho trẻ
Sở GD&ĐT
mẫu giáo
Kinh nghiệm dạy trẻ học tốt
Phòng
môn môi trường xung quanh
GD&ĐT
Thiết kế góc học tập nhằm
củng cố biểu tượng toán cho Sở GD&ĐT
trẻ mẫu giáo
Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào

Phòng
tiểu học
GD&ĐT
Một số kinh nghiệm giáo dục
Phòng
nề nếp cho trẻ mẫu giáo
GD&ĐT
Giáo dục cái đẹp cho trẻ
Sở GD&ĐT
thông qua hoạt động tạo hình
Kinh nghiệm giúp trẻ học tốt
Phòng
môn văn học
GD&ĐT

Năm học đánh
giá xếp loại

B

1998-1999

B

1999-2000

B

2000-2001


B

2001-2002

C

2002-2003

B

2003-2004

B

2004-2005

B

2005-2006

B

2006-2007

A

2007-2008

B


2008-2009

C

2009-2010

B

2010-2011


14

15

16

17

18

19

Kinh nghiệm ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong
giảng dạy
Kinh nghiệm chỉ đạo giáo
viên tổ chức các trò chơi dân
gian cho trẻ
Kinh nghiệm kết hợp giữa

nhà trường gia đình và xã hội
trong công tác chăm sóc nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ
Một số kinh nghiệm chỉ đạo
giáo viên nâng cao kỹ năng
vệ sinh răng miệng cho trẻ
Kinh nghiệm chỉ đạo giáo
viên học bồi dưỡng thường
xuyên đạt kết quả cao
Kinh nghiệm chỉ đạo giáo
viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Phòng
GD&ĐT

B

2011-2012

Phòng
GD&ĐT

B

2012-2013

Phòng
GD&ĐT


B

2013-2014

Phòng
GD&ĐT

B

2014-2015

Phòng
GD&ĐT

B

2016-2017

Phòng
GD&ĐT

B

2017-2018



×