Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP TRANG TRÍ lớp học THEO HƯỚNG THÂN THIỆN tại TRƯỜNG TIỂU học PHÚ XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.45 KB, 12 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, các nhà trường đã tích cực thi đua thực hiện chỉ thị số
40/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông. Một trong năm nội dung xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” là: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, sạch sẽ,…học sinh
tích cự tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng
…Làm đẹp trường học, lớp học; tạo môi trường thân thiện, thẩm mỹ bên ngoài và
bên trong lớp học; giáo dục học sinh ý thức làm đẹp và giữ gìn, bảo vệ trường lớp;
tạo cho học sinh niềm vui trong học tập, tình cảm thân thương gắn bó với mái
trường;
Tâm lí học sinh Tiểu học rất thích được tham gia các hoạt động nhóm và hoạt
động trải nghiệm, thích được khẳng định mình trước bè bạn, nhưng để khơi gợi sự
ham muốn đó là một vấn đề để đội ngũ thầy cô giáo chúng ta cần phải suy nghĩ, đề
ra những giải pháp thích hợp giúp cho các hoạt động của cá nhân trẻ được đi đúng
hướng.
Các em học sinh cũng rất thích thi đua, cũng rất muốn tập thể lớp của các
em được khen ngợi. Vì vậy, giáo viên cũng cần chú ý cách nêu gương để từng
tập thể lớp, từng cá nhân học sinh biết noi gương, biết thi đua để đạt được thành
quả cao. Điều này cũng là một bài toán đối với giáo viên để làm sao cho tất cả
tập thể lớp đều có những hoạt động đáng biểu dương, làm cho các em hãnh diện
và càng cộng tác, khăng khít với lớp, với mái trường mà mình đang học.
Vì thế ngoài hoạt động học tập văn hóa, hoạt động ngoại khóa khác,
người giáo viên cũng cần tổ chức những hoạt động thi đua giữa các lớp để thúc
đẩy phong trào trang trí lớp học, trang trí cảnh quan nhà trường, trong đó cũng
tích hợp những mục tiêu khác như: Ôn tập kiến thức, giáo dục đạo đức, giúp học
sinh nắm vững được những trang sử vẻ vang của dân tộc, phát triển năng khiếu
của các em, tạo hứng thú học tập cho các em và đặc biệt tạo nên tínhđoàn kết,
gắn bó của học sinh.
Với những quan điểm đó, trong những năm làm chủ nhiệm lớp, đặc biệt là


được học tập được một số điểm mới ở mô hình trường học Việt Nam mới (VNEN),
tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp trang trí lớp học theo hướng
thân thiện tại trường Tiểu học Phú Xuân” để nghiên cứu và thực hiện.
1


2. Mục đích nghiên cứu.
Từ cơ sở lí luận và thực trạng của việc trang trí lớp học hiện nay để đưa
các biện pháp và cách trang trí lớp học theo hướng thân thiện ở các trường tiểu
học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc trang trí lớp học thân thiện, tích cực ở
trường Tiểu học.
- Tìm hiểu về thực trạng trang trí lớp học ở một số lớp học trong nhà trường.
- Đề xuất các hình thức, biện pháp trang trí lớp học theo hướng thân thiện.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức trang trí lớp học ở các trường tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận:
Mục đích của việc trang trí lớp học là tạo môi trường học tập thân thiện, thu
hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường, lớp; Trao đổi thông tin của lớp
học, tạo hứng thú cho quá trình dạy và học; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS. Tôn vinh học sinh, tôn vinh sản phẩm của học sinh; Tạo cho bầu không

khí thoáng mát trong lành, tạo cảnh quan môi trường lớp học, đồng thời tạo nên
phong trào thi đua giữa các tập thể lớp, động viên tinh thần học sinh trong những giờ
học tập, hưởng ứng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
Yêu cầu của việc trang trí lớp học: Việc trang trí lớp học đảm bảo yêu cầu
hài hoà, phù hợp, đầy đủ các nội dung. Thể hiện sự sáng tạo, có tác dụng giáo
dục phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học; việc trang trí lớp học phải
được ứng dụng vào việc dạy học hằng ngày của giáo viên và học sinh.
Như chúng ta đã biết, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là
đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
2


hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động
quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng
đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành
học.Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển
những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên
quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính
hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải
pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, có lộ trình và bước đi phù hợp.
Mục tiêu mà đề tài cần đề cập là mục đích và tác dụng của việc trang trí
lớp học. Trang trí để làm gì? Vì sao phải trang trí và trang trí như thế nào? Thời
điểm nào thì bắt đầu thực hiện? Quan trọng nhất là cách sử dụng. Nếu sử dụng
không đúng mục đích, không phù hợp đối tượng thì kết quả sẽ không như mong
muốn. Vì vậy, nhiệm vụ của đề tài là tìm ra các giải pháp giúp giáo viên năm rõ
cách trang trí và biết vận dụng linh hoạt vào bài dạy. Điều đó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: giáo viên – học sinh – cha mẹ và cộng đồng. Tất cả phải có cùng
quan điểm, có sự đồng thuận và nhất trí cao mới đem lại thành công.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực tế trong các trường tiểu học huyện Quan Hóa vẫn chưa chú trọng đến việc
trang trí lớp học, nhận thức của một số giáo viên, một số cán bộ quản lí vẫn chưa xem
trọng việc trang trí lớp học hoặc trang trí qua loa, hình thức, không có tác dụng.
Việc “Trang trí lớp học thân thiện và tích cực” đã đem lại nhiều đam mê
học tập cho học sinh. Dẫn chứng: Khi chúng tôi có phương án cho các em học
sinh thì các em cho biết là: “Rất yêu thích hoạt động này vì nó đem lại cho các
em nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được
trưng bày những sản phẩm mình làm ra, được thể hiện các ý tưởng của bản thân,
được cùng nhau tham gia hoạt động chung, …”
Tuy nhiên việc định hướng để các lớp học có những nét chung mà vẫn đảm
bảo những đặc thù riêng của mỗi lớp thì còn một vấn đề bỏ ngỏ ở nhiều trường.
Có những lớp trang trí, rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa
mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh. Thông thường công việc
này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào đầu năm học. Nhưng sau đó không được
cập nhật nên dần dần bộc lộ những hạn chế.
Dưới đây là bảng thống kê đầu năm về việc trang trí lớp học của các lớp
trong nhà trường.
3


LỚP

1A
2A
2B
3A
4A
5A

Nội

quy
lớp học
x
x
x
x
x
x

NỘI DUNG TRANG TRÍ LỚP HỌC
Góc
Thời
Góc
Đồ dùng
trưng
Góc
khóa
thiên
dạy học bầy sản
lịch sử
biểu
nhiên
phẩm
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
( Lưu ý : ô đánh dấu X là đã thực hiện)

Phần
đặc thù
Góc
riêng của ôn bài
từng lớp
x
x
x

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Mỗi giáo viên cần xác định rõ mục đích, nguyên tắc trang trí lớp học:
Mục đích của việc trang trí lớp học là tạo môi trường học tập thân thiện, thu
hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường, lớp; Trao đổi thông tin của lớp
học, tạo hứng thú cho quá trình dạy và học; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS. Tôn vinh học sinh, tôn vinh sản phẩm của học sinh; Tạo cho bầu không
khí thoáng mát trong lành, tạo cảnh quan môi trường lớp học, đồng thời tạo nên
phong trào thi đua giữa các tập thể lớp, động viên tinh thần học sinh trong những giờ
học tập, hưởng ứng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
Yêu cầu của việc trang trí lớp học: Việc trang trí lớp học đảm bảo yêu cầu
hài hoà, phù hợp, đầy đủ các nội dung. Thể hiện sự sáng tạo, có tác dụng giáo
dục phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học; việc trang trí lớp học phải
được ứng dụng vào việc dạy học hằng ngày của giáo viên và học sinh.
Việc trang trí lớp học phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Trang trí lớp học phải khả thi, giáo viên và học sinh dễ dàng thực hiện.
Tổng thể lớp học được trang trí phải có bố cục hợp lí, đẹp mà không tốn
kém, màu sắc mà không loè loẹt, nhiều mà không rối, sắp xếp các nội dung khoa
học và phù hợp.
Sáng tạo trong sắp xếp trang trí, trong thiết kế các góc, tạo sự gần gũi,
thân thiện, sinh động….
Có nhiều sản phẩm trang trí đảm bảo tính thẩm mỹ do giáo viên, học sinh và
cha mẹ học sinh tự làm cùng tham gia. Đặc biệt, các nội dung trang trí lớp học phải
được ứng dụng thường xuyên vào các bài học, là công cụ giúp học sinh học tập tốt
hơn.
4


3.2. Một số hình thức trang trí lớp học theo hướng thân thiện
Năm học 2017 – 2018, ngành giáo dục Quan Hóa tiếp tục phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc Tiểu
học”. Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực, học
sinh nhận thấy mình được tôn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng , đoàn kết,
tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động, giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu
quê hương đất nước. Là một giáo viên dạy và chủ nhiệm lớp 3A, tôi nhận thấy :
để xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phải bắt đầu từ
việc“xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và không thể thiếu “trang
trí lớp học thân thiện”. Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên
gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực
hoàn thiện và nhanh nhất. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất những hình thức và
phương pháp trang trí lớp học theo hướng
thân thiện mà tôi đã thực hiện như sau:
3.2.1. Nội quy lớp học
* Thiết lập nội quy lớp học hiệu quả
Mỗi lớp học cần có nội quy. Các nội quy được coi là nền tảng của một lớp

học được quản lý tốt. Các nội quy phải có có ý nghĩa và ngăn cản các vấn đề về
hành vi của người học đồng thời lôi cuốn tạo dựng điều kiện để học sinhtham
gia các hoạt động trong lớp học.
Lý do chính để thiết lập các nội quy trong lớp học là để loại bỏ và tránh mọi
thắc mắc và hành vi sai trái có thể gây cản trở việc học. Mục đích là để tạo ra một
bầu không khí tích cực và thuận lợi cho việc học tập. Vì thế, nội quy lớp học là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình quản lý lớp học.
* Các tiêu chí cho các nội quy hiệu quả
Các nội quy chỉ có hiệu quả khi học sinh tôn trọng và tuân theo chúng.
Thiết lập các nội quy hiệu quả có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách tuân
theo 5 đặc điểm sau:
+ Tính đơn giản: Các từ ngữ của nội quy nên đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu
cho học sinh hiểu và làm theo.
+ Đặc trưng: Nói chung, các nội quy trong lớp học bao gồm các kỳ vọng
hành vi của học sinh và cần phải được tách riêng biệt với các bộ nội quy khác
(như nội quy trường học).
+ Độ rõ ràng: Tránh đặt các nội quy mơ hồ có thể gây nhầm lẫn.
5


+ Thực hành: Tuân thủ các nội quy sẽ dễ dàng hơn khi học sinh hiểu được
qua những ví dụ thực tế, những minh họa cho các hành vi tốt và xấu. Tốt nhất là
đừng đặt ra những nội quy quá mơ hồ.
+ Cam kết thực hiện: Nhấn mạnh tầm quan trọng và yêu cầu của các nội quy
trong lớp học và trưng bày chúng ở nơi học sinh có thể nhìn thấy chúng rõ ràng mọi lúc.
* Nội quy hiệu quả trong lớp học:
Nội quy của từ ngữ tích cực, không sử dụng quá nhiều “điều cấm không
được”… để khuyến khích học sinh tuân thủ chúng.
Giáo viên và học sinh cùng xây dựng nội quy lớp học, giáo viên cần phát
huy tính dân chủ, yêu cầu học sinh nêu những điều nên làm, không nên làm và

những nội quy khác để học sinh thoai rmais khi thực hiện nội quy đó.
Làm cho nội quy ngày càng hoàn thiện bằng kết hợp với việc “Xây dựng kỷ
luật lớp học tích cực”: việc làm này nhằm giúp các tập thể lớp tự giác thực hiện. (Hình
1 - phụ lục)
3.2.2. Góc trưng bày sản phẩm
Học sinh Tiểu học rất thích những sản phẩm của mình được giới thiệu đến
mọi người xung quanh. Qua hoạt động này giúp các em càng thêm ham muốn
sản phẩm của mình được triển lãm. Vì lẽ đó, các em ngày càng hoàn thiện công
việc của mình với kết quả cao hơn. Qua đó, học sinh cũng được học tập toàn
diện và yêu thích tất cả các môn học, không chỉ tập trung cho mônToán và Tiếng
Việt.
Sản phẩm tranh vẽ học sinh học sôi nổi hơn vào các tiết mĩ thuật. Các bài
luyện viết chữ đẹp được chấm và trưng bày hàng tuần để các em nhìn nhận và
thi đua luyện viết và học tập ở các môn học khác. Các ngày lễ lớn các lớp thi
đua thực hiện làm báo tường để ca ngợi, ghi ơn và học tập các anh hùng liệt sĩ
đã có công dựng nước và giữ nước. (Hình 2,3,4,5,6 – Phụ lục)
3.2.3. Góc lịch sử “Dân ta biết Sử ta” và sưu tầm “Những câu chuyện
về Bác Hồ”
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời và nhiều thành tựu và chiến công
huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu
của mình. Vì vậy, việc giáo dục truyền thống những trang sử hào hùng của dân
tộc và việc học tập làm theo tấm gương của Bác Hồ là một tiêu chí không thể
nào thiếu được trong trang trí lớp học.

6


Nhà trường nên tuyên truyền, giáo dục lịch sử, các gương tiền nhân và các
tấm gương của vị anh hùng của dân tộc. Thể hiện ngay trong lễ chào cờ, ngay
trong lớp học, trong những giờ sinh hoạt tập thể và tạo cho học sinh một góc để

thực hiện điều này. (Hình 7 – Phụ lục)
3.2.4. Thời khóa biểu của lớp: (Hình 8 – Phụ lục)
Xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò bằng việc sử dụng thời khoá
biểu, thời khoá biểu là lịch dạy học của các lớp . Ngoài lịch dạy học các môn
học , thời khoá biểu cũng sắp xếp lịch sinh hoạt tập thể của học sinh như sinh
hoạt lớp , sinh hoạt đội , và cũng bố trí một số hoạt động giáo dục khác như: lao
động .vệ sinh trường lớp. Thời khoá biểu được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất
và theo một trật tự chặt chẽ, vì vậy nó được coi như một kế hoạch dạy học kiểu“
chương trình hoá ”. Thời khoá biểu có vai trò trong việc xây dựng, duy trì nề
nếp giờ lên lớp cho thầy, trò.
Tất cả các lớp đều thực hiện ở một nơi dễ cho học sinh quan sát. Đây
cũng là việc góp phần, nhắc nhở học sinh thi hành các nghĩa vụ của mình đối với
chính bản thân, gia đình, thầy cô và bè bạn. Để các em làm đúng theo lời Bác
Hồ dạy: “Học tập tốt, lao động tốt”
3.2.5. Góc ôn bài.
Để học bài nhanh thuộc cần có một không gian cho góc ôn bài.Góc ôn bài
được bố trí không gian có ánh sáng tốt, không ồn ào, không nhiều người đi lại và
nên sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp, để đúng thứ tự, dễ
nhìn thấy. Khi cần dùng đến thì nhìn thấy ngay.
Góc ôn bài còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, mau nhớ
và nhớ sâu. Cũng đồng thời giúp học sinh biết tự giác chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng
thói quen tự học, giúp giáo viên các lớp “Chuyên môn hóa đối tượng người dạy”
(Hình 9,10 – Phụ lục)
3.2.6. Đồ dùng dạy và học:
Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng
luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có
cách xử lý, giải quyết sáng tạo. Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu
hỏi về nội dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên
lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng
cao chất lượng giảng dạy tôi thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các

tiết học là cần thiết đối với sự tiếp thu của học sinh. Nhất là với vấn đề đổi mới
7


phương pháp dạy học hiện nay “ Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có
hiệu quả cao phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.” Đó là một giải pháp bước
đầu, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các
giờ học.
100% giáo viên sử dụng thường xuyên và sắp xếp có khoa học. giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có sắp xếp khoa học công việc của mình thì sẽ là
một gương sáng thuyết phục các em học sinh có thói quen tổ chức việc chuẩn bị,
góc học tập, sắp xếp của mình khoa học hơn! (Hình 11 – Phụ lục)
3.2.7. Góc thiên nhiên:
Như các thầy cô cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến
sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của trẻ một cách hiệu quả. Chính vì thế,
việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất
để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp trẻ
cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung
quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng
thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng.
Ý tưởng như sau:
Giáo viên có thể đặt một kệ gỗ gồm nhiều nấc ngay góc lớp và lựa chọn
những chậu cây,chậu hoa nhỏ nhắn với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt
lên đó. Sắp xếp vị trí sao cho thật đẹp mắt, đồng thời giáo viên có thể trang trí
thêm trên kệ những quyển sách, một vài hộp quà để tăng thêm sự sinh động.
Đối với việc trang trí góc thiên nhiên giúp cho các em biết yêu thiên nhiên
hơn. Đây cũng là công việc chung của tất cả các em học sinh, thông qua công việc
này các em sẽ có kĩ năng làm việc tập thể, biết chia sẻ, biết giúp đỡ và đoàn kết hơn.
(Hình 12 – Phụ lục)
3.2.8. Góc cộng đồng: (Hình 13 – Phụ lục)

Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập
thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu, ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm
khác. Cộng đồng có sự liên kết không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà
do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.
Học sinh tự sưu tầm các đồ vật như: cái nỏ, khèn bè, cái bế, mâm gỗ, cái
nơm, thoi dệt vải, khung cửi, giỏ đựng cá, cái dón, dụng cụ quay sợi để dệt vải,
đèn băng xông…. Những đồ vật, dụng cụ đó gắn liền với nhân dân vùng cao.

8


Qua những bài học, qua những đồ vật và dụng cụ đó giúp các em có ý thức
đoàn kết tập thể, trân trọng những giá trị của dân tộc mình.
3.2.9. Phần đặc thù riêng của lớp:
* Hình ảnh các thành viên và thông tin của lớp:
Sinh nhật của mỗi người được coi là một dịp đặc biệt, cũng là một mốc
đánh dấu thêm tuổi mới. Vì thế nhân dịp đặc biệt, các bạn trong lớp sẽ dành cho
những cô, cậu bạn thân của mình những lời chúc thật ý nghĩa để ghi dấu lại
khoảnh khắc thêm tuổi mới của mình thật ý nghĩa và ấn tượng. Nhằm giúp các
em bày tỏ tình cảm với bè bạn và coi đây như là một gia đình thứ 2 của các em,
biết chia sẻ, yêu thương nhau trong lúc buồn vui.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên
một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không
chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những
thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
Góc này nhằm giúp các em được bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô và
bạn bè. Nó đã giúp các em nói lên được những suy nghĩ nhằm xây dựng tốt hơn
lớp học và giúp các thầy cô, Ban giám hiệu hiểu được mong muốn và từ đó giáo
viên chủ nhiệm lớp cũng như nhà trường có kế hoạch kết hợp cùng gia đình giáo
dục và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các em. (Hình 14,15,16,17 – Phụ

lục)
4. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến
Trên đây là những việc mà chúng tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua
và đạt được những kết quả cụ thể như sau:
Không gian phòng học trước đây chỉ là bê tông cốt thép, bây giờ trên đó là
những sản phẩm, thành quả của các em đã đạt được. Những bức tranh, ảnh về
Bác Hồ, chú bồ đội, những sản phẩm học tạp của chính các em, những bầy tỏ
mà lâu nay các em ngại ngùng, e ngại, không giám nói với các bạn, cô giáo chủ
nhiệm và mọi người xung quanh…Các em được trình bầy những ý tưởng hay,
được cùng nhau làm việc chung, được trang trí các góc học tập, trang trí góc
thiên nhiên, …
Hàng ngày các em luôn thực hiện đầy đủ các quy định về nề nếp của lớp,
của Đội cũng như quy dịnh của nhà trường thông qua “quy định lớp học”.
Kiến thức cơ bản của bài học mà các em coi là khó nhớ luôn được nhắc nhở
và hỗ trợ cho các em trong quá trình học tập nhờ vào “Góc ôn bài”.
9


Phòng học của các em đã trở nên như một ngôi nhà chung để các em có thể
“vừa học vừa chơi”. Kết quả quan trọng nhất là học sinh ứng dụng được các giờ
học, kết quả học tập tốt hơn, học sinh thi đua học tập hơn.
Trong phòng học có đủ các màu sắc làm cho phòng học trở nên đẹp mắt,
thân thiện hơn.Thông qua việc trang trí lớp học các em đã góp phần vào việc
xây dựng lớp học thân thiện.
Những việc làm trên của chúng tôi được các đồng nghiệp của các đơn vị
bạn, các đoàn công tác của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa, Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa ghi nhận trong các đợt thanh tra, đặc biệt
trong đợt công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia năm 2017.
Điều đặc biệt của những việc làm trên của chúng tôi là đã thực hiện được
một trong những nội dung của việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

cực đó là: “Trường học xanh, sạch, đẹp”, góp phần tô đẹp thêm cảnh quan của
ngôi trường đạt Chuẩn Quốc gia.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả đạt được ở cuối tháng 3/2018

LỚP Nội quy
lớp học
1A
2A
2B
3A
4A
5C

x
x
x
x
x
x

NỘI DUNG TRANG TRÍ LỚP HỌC
Đồ
Góc
Phần đặc
Thời
Góc
Góc
dùng
trưng
thù riêng

khóa
thiên
lịch
dạy
bầy sản
của từng
biểu
nhiên
sử
học
phẩm
lớp

x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
( ô đánh dấu x là đã thực hiện)
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

x
x
x
x
x
x

Góc
ôn bài

x
x
x

x
x
x

1. Kết luận
Để có được kết quả như mong muốn, điều quan trọng đầutiên góp phần
cho thành công đó, chính là sự đồng thuận trong Ban giám hiệu và tập thể hội
đồng sư phạm nhà trường. Tôi chỉ ước mong: Làm sao cảnh quan môi trường
học tập tạo sự phấn khích nơi học sinh nhưng đồng thời phải phục vụ cho mục
tiêu rèn luyện văn hóa, đạo đức và kỹ năng sống cho các em?

10


Lòng ham muốn nữa của chúng tôi chính là: tạo cho học sinh biết yêu quý
môi trường mình đang học tập và cũng như giáo viên chúng ta cũng yêu thương
và trải lòng với nơi chúng ta đang công tác để góp phần thúc đẩy tạo thêm nền
tảng cho một thế hệ tương lai đầy bản lĩnh, năng động nhưng luôn yêu cội
nguồn. Điều đó thể hiện ở việc tưởng chừng bé nhỏ nhất là “Trang trí lớp học”.
Để việc trang trí lớp học thực sự đẹp và hiệu quả, giáo viên cần tuân thủ
các nguyên tắc trong trang trí lớp học, nắm rõ mục đích của từng góc trang trí,
từ đó lên ý tưởng và thực hiện trang trí các góc đó. Việc trang trí phải được vận
dụng thường xuyên vào các bài dạy, tránh hiện tượng trang trí màu mè, hình
thức, không tác dụng và tốn kém.
Chúng tôi đã thực hiện và đã có thành công ở một ngôi trường nhỏ bé,
thiết nghĩ rằng đề tài này sẽ được đồng nghiệp tiếp nhận và bằng kinh nghiệm
phong phú của mình, quý thầy cô sẽ áp dụng thành công hơn chúng tôi ở đơn vị
mình.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường

- Ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa đến việc trang trí lớp học, cần phát
động phong trào thi đua trang trí lớp học ngay từ đầu năm học, có kế hoạch
trang trí trường lớp học rõ ràng, cụ thể để việc trang trí lớp học được diễn ra
đồng loạt, đồng bộ.
- Tổ chức hội thi trang trí lớp học để tạo sự phấn khởi trong việc thi đua
trang trí lớp học, có động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập
thể trang trí lớp học đẹp, thân thiện.
- Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập ở các đơn vị trường Chuẩn
quốc gia, các đơn vị điển hình tiên tiến về trang trí trường lớp đẹp trong huyện
và các huyện khác (nếu có điều kiện)
- Hỗ trợ kinh phí cho các lớp để thực hiện trang trí lớp học.
2.2. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần nhiệt tình, tâm huyết trong công tác dạy học, công tác chủ
nhiệm nói chung và công tác trang trí lớp học nói riêng, từ đó cần có kế hoạch
trang trí lớp học ngay từ đầu năm để thực hiện.
- Giáo viên cần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, sự chung tay
của phụ huynh học sinh trong việc trang trí lớp học.

11


Trên đây là những biện pháp trong việc trang trí lớp học có hiệu quả và
thân thiện trong năm học 2017 – 2018 của bản thân. Do kinh nghiệm cá nhân
còn ít nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của đồng
nghiệp và các cấp trên để tôi hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Hóa, ngày 25 tháng 4 năm
2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Hà Thị Huệ

12



×