Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (seqap) ở trường tiểu học xuân lẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN
THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG HỌC (SEQAP) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN LẸ,
HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Hoàng Thị Thoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lẹ
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2017


MỤC LỤC
STT
1
1. Phần mở đầu

Mục

Trang

2

1.1. Lí do chọn đề tài


1
1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

6

2. Nội dung

2

7

2.1. Cở sở lớ luận


2

8

2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm

2

9

2.3. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 3 đến 13

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

13

11

3. Kết luận, kiến nghị

14

13

Hình ảnh minh họa

15 đến 18


14

Tài liệu tham khảo

19


1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó trẻ em được học, được
đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi
giải trí và phát triển. Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần bền vững,
tin cậy và có sức hấp dẫn nhất. Như chúng ta đã biết, độ tuổi học sinh Tiểu học
là độ tuổi rất thích sự gần gũi, thương yêu của người lớn, thích được hoạt động,
được khẳng định mình trước bè bạn, thích được tuyên dương, khen ngợi... đây là
một nhu cầu thiết thực của các em. Chính vì lẽ đó, xây dựng được lớp học thân
thiện là yêu cầu cấp thiết mà người giáo viên phải đầu tư nghiên cứu xây dựng
từ mô hình lớp học, trang trí lớp cũng như tạo các mối quan hệ gắn bó khăng
khít giữa Học sinh - Học sinh; Giáo viên - Học sinh, đổi mới phương pháp dạy
học, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp... để tạo ra một môi trường học tập tốt, tạo
cho các em sự gần gũi, coi lớp học như gia đình của mình, để các em thấy mỗi
ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Nhưng trong thực tế hiện nay, lớp học chỉ là nơi mà các em đến để tiếp
thu kiến thức, thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, các em chưa thật sự yêu
thích, gắn bó với trường, lớp của mình, học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình
bày ý kiến của mình trước đám đông, học sinh chưa thật sự tích cực tham gia
các hoạt động, chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng hợp tác...
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên đứng lớp tôi luôn trăn trở
và mong muốn làm thế nào để học sinh có được môi trường học tập tốt hơn?

Làm thế nào để các em luôn cảm thấy tự hào thực sự "Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui"? Chính vì vậy, đúc rút từ thực tế đơn vị, bản thân mạnh dạn chia
sẽ kinh nghiệm: “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo Chương
trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Seqap) ở Trường Tiểu học
Xuân Lẹ” nhằm cùng với quí đồng nghiệp gần xa góp phần xây dựng vườn hoa
giáo dục nhà trường ngày càng đua hương khoe sắc xứng đáng là nơi gieo hạt
giống cho thế hệ tương lai ngày càng hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập tốt, thân thiện, tạo mối
quan hệ gắn bó khăng khít giữa học sinh - Học sinh, giáo viên - Học sinh. Để từ
đó các em thấy vui mỗi khi đến lớp, luôn hào hứng, sôi nổi trong học tập cũng
như các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng để thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài này là học sinh lớp 1A của
Trường Tiểu học Xuân Lẹ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn;
- Phương pháp thực hành;
- Phương pháp thống kê toán học...
1


2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2008-2009 là năm học đầu tiên thực hiện kế hoạch số: 307/KHBGD&ĐT ngày 22/7/2008 và Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là một chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục. Đến nay, phong trào này vẫn được

tiếp tục duy trì và phát triển nhằm xây dựng trường học là môi trường sư phạm
lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây
dựng được lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần
đảm bảo cho sự thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Việc xây dựng “Lớp học thân thiện” có tác dụng rất lớn trong
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học sinh Tiểu học nói chung
và học sinh lớp 1 nói riêng, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên các em rất hiếu
động, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm bởi những tác động
bên ngoài. Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã có nhu cầu phát triển mạnh về nhân
cách, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Đồng thời hình thành ý thức, thái độ, hành vi,
thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng
sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ
bản phù hợp với lứa tuổi học sinh. Do đó,“Lớp học thân thiện” là một môi
trường học tập thuận lợi và giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2016 - 2017 là năm học thứ 6, Trường Tiểu học Xuân Lẹ thực
hiện dạy học theo chương trình đảm bảo chất lượng theo giáo dục Seqap và là
năm thứ hai dạy học thử nghiệm chương trình Công nghệ giáo dục môn Tiếng
việt lớp 1. Đây là một mô hình trường học hoàn toàn mới, sẽ tập trung chuyển
đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động học của học sinh.
Việc tự học của học sinh giữ vai trò chủ đạo, giáo viên sẽ là người tổ chức, theo
dõi, hướng dẫn giúp đỡ và chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh. Mô hình mới
này cũng đề cập tới việc phát huy vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng trong
việc dạy dỗ học sinh. Vì đây là chương trình mới đang được thử nghiệm có
nhiều thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học, nên khi tổ chức
thực hiện trên lớp ở những năm đầu đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại cho cả
giáo viên và học sinh. Các em còn lúng túng, thiếu tự tin trong các hoạt động,
phụ huynh học sinh và cộng đồng chưa hiểu hết mặt tích cực của mô hình giáo

dục mới nên một số phụ huynh chưa tin tưởng cho con theo học chương trình
này. Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi về truyền thống hiếu học của nhân dân
địa phương cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát xao của các cấp ban lãnh đạo nhà
trường, thông qua các đợt tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường,
cấp Cụm,… Nên giáo viên và học sinh đã dần tự tin và làm việc có hiệu quả với
việc dạy và học theo chương trình này.
2


Với mục đích xây dựng một lớp học thân thiện, để ở đó các em thấy vui
vẻ, tự tin, được bộc lộ hết khả năng của mình, tham gia mọi hoạt động một cách
tích cực, sáng tạo, để lớp học thành ngôi nhà chung của các em. Do đó, ngay từ
vào đầu năm học, được phân công giảng dạy lớp 1A tôi đã tiến hành khảo sát đối
tượng học sinh trong lớp để nắm bắt tình hình và thu được kết quả như sau:
- Tổng số HS được khảo sát: 27 em (15 nam, 12 nữ)
Số
STT
Nội dung khảo sát
Tỉ lệ %
lượng
HS biết tự học, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn,
1
9
33%
sôi nổi, trong học tập và hoạt động tập thể.
2

HS biết tự học nhưng chưa sôi nổi, tích cực tham
gia hoạt động nhóm và các hoạt động tập thể.


10

37%

3

HS bước đầu biết tự học nhưng chưa tự tin,
mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tự giác trong học
tập.

8

30%

2.3. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Trước thực trạng khảo sát của lớp tôi băn khoăn, suy nghĩ phải làm thế
nào để khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh, để các em tích cực trong học
tập, có tính sáng tạo và đạt hiệu quả khi tham gia phong trào. Làm sao để các em
xem lớp học là nhà, thầy cô, bè bạn là những người thân trong gia đình, các em
luôn mong muốn đến trường, đến lớp. Chính vì thế tôi tiến hành xây dựng một
lớp học thân thiện thực sự để giải quyết vấn đề trên với các biện pháp, giải pháp
sau:
2.3.1. Tổ chức lớp học và lập kế hoạch xây dựng lớp học thân thiện
theo Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Seqap):
Tổ chức lớp học đảm bảo chất lượng theo dự án Seqap nhằm phát huy
tính sáng tạo và chủ động trong học tập của học sinh. Để phát huy các khả năng
đó thì mô hình lớp học thay đổi để thuận tiện cho việc học sinh học tập theo cặp,
nhóm, theo dẫy bàn. Cách sắp xếp và trang trí lớp học nhằm khuyến khích sự tự
làm của học sinh để các em phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Thành lập
các ban học tập thu hút sự tham gia của học sinh. Bên cạnh đó, phương pháp

giảng dạy của giáo viên cũng thay đổi nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu,
tự tìm hiểu của học sinh.
Từ những yêu cầu đó, ngay từ khi nhận lớp, tôi lên kế hoạch để thực hiện
quá trình xây dựng lớp học như sau:
Tuần
1

Nội dung

Người thực hiện

- Xây dựng hội đồng tự quản học sinh.
- Giáo viên - Học sinh
- Tổ chức sắp xếp lớp học.
- Phụ huynh
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa
Học sinh - Học sinh, Giáo viên - Học sinh, Giáo
viên - Phụ huynh.
3


2

3

4

Các
tuần
tiếp

theo

- Bước đầu trang trí lớp học (Xây dựng bản
đồ cộng đồng, góc cộng đồng, góc sinh nhật,
nội quy lớp học và 10 bước học tập).
- Tổ chức giao lưu sinh hoạt theo chủ điểm.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa
Học sinh - Học sinh, Giáo viên - Học sinh.
- Tiếp tục đầu tư trang trí lớp.
- Tiếp tục trang trí lớp học (Xây dựng góc học
tập môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo
đức, hoạt động giáo dục).
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa
Học sinh - Học sinh, Giáo viên - Học sinh.
- Bước đầu hoàn thành việc trang trí lớp học:
Trang trí thêm một số hình ảnh hoạt động của
lớp, những thông điệp cần gửi gắm đến học
sinh.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện
giữa Học sinh - Học sinh, Giáo viên - Học sinh.
- Tổ chức giao lưu sinh hoạt theo chủ điểm.
- Tiếp tục bổ sung trang trí để hoàn thiện lớp
học Học sinh - Học sinh, Giáo viên - Học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa
Học sinh - Học sinh, Giáo viên - Học sinh.
- Tổ chức giao lưu sinh hoạt theo chủ điểm
(Tổ chức trong lớp và hoạt động NGLL).

- Giáo viên - Học sinh


- Giáo viên - Học sinh

- Giáo viên - Học sinh

- Giáo viên - Học sinh
- Giáo viên
- Giáo viên - Học sinh

2.3.2. Xây dựng lớp học thân thiện theo Chương trình đảm bảo chất
lượng giáo dục trường học (Seqap):
2.3.2.1. Tổ chức sắp xếp lớp học dựa theo mô hình trường học mới:
Đối với học sinh Tiểu học, việc thay đổi về hình thức, những sự mới lạ
luôn thu hút các em. Do đó, việc đầu tiên khi áp dụng cho các em thực hiện theo
chương trình trường Tiểu học mới là thay đổi mô hình lớp học. Không gian học
tập của các em có thể là dẫy bàn phải là dãy bàn kê từ trên xuống dưới mà cũng
có thể lớp học được chia thành các nhóm học tập theo từng tiết học, có thể mỗi
nhóm là 4 đến 6 học sinh. Đây là mô hình học tập hoàn toàn mới với học sinh.
Từ trước đến nay so với Mầm non, chỉ khi nào giáo viên yêu cầu thảo luận thì
các em mới quay lại thành nhóm, nhưng mô hình lớp học mới này các em được
ngồi theo nhóm, theo cặp, các em ngồi quay mặt vào nhau để cùng tự học, cùng
thảo luận mọi vấn đề liên quan đến các thao tác bài học. Cách tổ chức lớp học
như vậy không những phát huy được hoạt động cặp, dãy bàn, nhóm của các em
mà qua hoạt động nhóm này còn giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập
tự tin để trình bày ý kiến của mình trong nhóm, dần dần sẽ hình thành thói quen
4


và sự tự tin cho các em để trình bày trước lớp, trước nhiều người.
Nắm bắt được những yêu cầu đó, ngay từ đầu năm học, tôi cùng phụ

huynh và các em học sinh sắp xếp lại mô hình của lớp, sau đó, tôi chia đồng đều
học sinh vào các nhóm. Nhóm nào, bàn nào cũng có học sinh học tốt, tự tin để
các em giúp đỡ những bạn còn rụt rè nhút nhát cùng nhau tiến bộ.
2.3.2.2. Xây dựng hội đồng tự quản:
Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự
phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh
nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với
những người xung quanh. Hội đồng tự quản học sinh được thành lập vì học sinh
và bởi học sinh để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực
vào đời sống học đường, khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào
các hoạt động của nhà trường và tạo tinh thần đoàn kết, hợp tác cho học sinh.
Hội đồng tự quản học sinh giúp các em phát triển các kĩ năng: kĩ năng hợp tác,
kĩ năng lãnh đạo... Đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi
thực hiện quyền và bổn phận của mình. Từ những thông tin để thành lập hội
đồng tự quản trên, tôi tiến hành thành lập hội đồng tự quản cho lớp ngay từ khi
bắt đầu nhận lớp. Tôi hướng dẫn các em cách thức bầu cử để các em được tự do,
bình đẳng bầu chọn người mà mình cho là có đủ năng lực và khả năng để làm
các công tác của lớp. Lúc đầu, các em còn bỡ ngỡ với các tên gọi như: Chủ tịch,
phó chủ tịch Hội đồng tự quản, (Thay cho lớp trưởng, lớp phó trước đây), các
ban như: ban vệ sinh, ban thư viện, ban học tập, ban sức khoẻ,... Do đó, tôi giúp
các em hiểu được các khái niệm, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng
tự quản để các em biết được mình phải làm gì, làm như thế nào? Các em biết
được hội đồng tự quản phải điều hành tốt mọi hoạt động của lớp. Ví dụ như:
Đầu giờ vào tiết học, chủ tịch hội đồng tự quản hoặc ban văn nghệ phải lên cho
các bạn sinh hoạt múa hát, chơi trò chơi để khởi động cho tiết học. Khi có khách
đến thăm lớp thì chủ tịch phải có trách nhiệm hỏi thăm khách là ai để giới thiệu
cho các bạn biết và từng nhóm trong lớp cũng giới thiệu về mình cho khách biết.
Từ những việc làm lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng dần dần các em sẽ quen.
Qua đó giúp các em không còn rụt rè, nhút nhát khi có người lạ vào thăm lớp,
dự giờ vì các em được làm quen, tiếp cận, tạo sự gần gũi thân thiện ngay khi

chưa vào tiết học. Để khuyến khích, động viên hội đồng tự quản hoạt động tốt,
tôi luôn đánh giá tuyên dương kịp thời khi các em hoàn thành tốt nhiệm vụ, và
đưa ra quy định cứ mỗi tháng sẽ đánh giá quá trình hoạt động và thăm dò sự tín
nhiệm của lớp đối với hội đồng tự quản. Nếu hoạt động tốt và được tín nhiệm
cao thì sẽ tiếp tục nhận nhiệm vụ, nếu chưa được thì những học sinh nào có
thành tích, cố gắng trong quá trình học tập cũng như trong hoạt động sẽ được
lớp bầu chọn thay thế. Vì thế, các học sinh trong lớp phải luôn nổ lực phấn đấu,
thể hiện mình trước lớp để luôn được tín nhiệm của bạn bè và thầy cô.
2.3.2.3. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Học sinh - Học
sinh; Giáo viên - Học sinh“Lớp học thân thiện”:
Là lớp học mà nơi đây luôn có những tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn
5


bó lẫn nhau. Luôn có sự chia sẻ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với
học sinh. Lớp học thân thiện không có sự xúc phạm về nhân phẩm, danh dự,
thân thể học sinh. Vì lẽ đó, đối với lớp tôi đang giảng dạy, khi học sinh có sai
phạm hoặc học sinh chưa ngoan, tôi tìm hiểu nguyên nhân và nhẹ nhàng khuyên
nhủ, sử dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.
Ngoài việc giáo dục đạo đức cho các em qua các môn học thì tôi thường
tâm sự với học sinh trong những giờ giải lao để nắm bắt tâm tư, tình cảm của
các em. Tôi thường tìm hiểu về thái độ, nguyện vọng và sở thích của các em
xem như thế nào? Luôn khuyên các em đối xử công bằng với các bạn trong lớp,
nhất là đối với những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có đủ điều
kiện như mình thì mình phải thương yêu và giúp đỡ bạn nhiều hơn.
Từ những buổi tâm sự đó, tôi đã tạo nên mối quan hệ gần gũi với
học sinh hơn, biết được học sinh cần gì và không thích gì. Học sinh đã
mạnh dạn hơn trong việc nêu ra ý nghĩ của mình với cô giáo và qua đó cũng
biết cùng nhau giúp đỡ các bạn trong lớp. Trong lớp tôi đang dạy có 15 học
sinh nghèo các học sinh khác trong lớp cũng thường xuyên giúp đỡ các bạn ấy

như góp tiền mua bút cho bạn, xin cha mẹ ủng hộ vở, quần áo cho bạn...
Không những giúp
cho các bạn học sinh
trong lớp mà các em
còn hăng hái tham gia
các phong trào ủng hộ
như: "Áo ấm tặng bạn"
"Tết vì người nghèo"...
nhằm giúp đỡ các bạn
trong lớp, trong trường
cũng như các trường
bạn. Từ những việc đã
làm đó, tôi nhận thấy
lớp tôi đã tạo nên được
một lớp học tình cảm,
Thầy - Trò gói bánh chưng tặng bạn nghèo
thân thiện, ấm áp tình
nhân dịp Tết Đinh Dậu
người.
2.3.2.4. Trang trí lớp học:
Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Ở
trong môi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân
thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú trong học tập
và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Lớp học được coi như ngôi nhà chung,
ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp
thực sự là một ngày vui! Bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với
ngôi nhà chung đó. Chính vì lẽ đó, tôi nhận thấy việc trang trí lớp học thân thiện
là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học, đặc biệt là
6



đối với học sinh lớp 1, nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn
giữ trường lớp của mình sạch đẹp.
2.3.2.5. Trang trí góc học tập:
Góc học tập là nơi để tài liệu, đồ dùng học tập của giáo viên và học sinh.
Từ góc học tập học sinh có thể tiếp cận dễ dàng với các đồ dùng và các tài liệu
khác nhau. Những loại tài liệu, đồ dùng học tập được trưng bày ở góc học tập là:
Vật dụng phục vụ cuộc sống; dụng cụ thí nghiệm; tài liệu in ấn; tài liệu sáng tạo
nghệ thuật; đồ dùng do giáo viên và học sinh tự làm; đồ dùng được trang cấp,…
Bên cạnh đó góc học tập cũng là nơi để trưng bày các sản phẩm đẹp mà sau tiết
học các em hoàn thiện như sản phẩm môn thủ công, mĩ thuật, những bài văn
hay, bài viết chữ đẹp... Những học sinh nào có bài hay và đẹp thì được trưng bày
ở góc học tập này. Việc làm này cũng nhằm khuyến khích động viên các em sẽ
cố gắng nhiều hơn để có sản phẩm được trưng bày. Giáo viên còn sưu tầm thêm
những nội dung, kiến thức mới như những câu ca dao tục ngữ, những bài toán
hay, lịch sử địa phương... nhằm khuyến khích sự tò mò, khám phá của các em.
Qua đó, giáo viên có thể dễ dàng cung cấp thêm hiểu biết cho học sinh mà
không cần phải nhồi nhét, gò ép gây áp lực cho các em. Những học sinh nào có
bài hay và đẹp thì được trưng
bày ở góc học tập này. Việc
làm này cũng nhằm khuyến
khích động viên các em sẽ cố
gắng nhiều hơn để có sản
phẩm được trưng bày. Giáo
viên còn sưu tầm thêm những
nội dung, kiến thức mới như
những câu ca dao tục ngữ,
những bài toán hay, lịch sử
địa phương... nhằm khuyến
khích sự tò mò, khám phá của

các em.
Góc học tập (Trang trí lớp học)
2.3.2.6. Xây dựng "Góc cộng đồng":
Để xây dựng được góc cộng đồng
cần có sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh
cùng với giáo viên và các em học
sinh. Bởi "Góc cộng đồng" là sự mô
tả một cách đơn giản về mối quan hệ
giữa nhà trường và cộng đồng địa
phương, trong đó bao gồm các thông
tin về mùa vụ, sản vật chính, nghề thủ
công, phong tục tập quán, văn hóa lễ
hội, khí hậu thời tiết…
Với mục đích thông qua các tiết
Góc cộng đồng (Trang trí lớp học)
học, các buổi ngoại khóa giáo
7


viên có thể lồng ghép liên
hệ để giới thiệu nội dung
thông tin về địa phương
trong hoạt động dạy học
trên lớp một cách hữu ích.
Để từ đó các em có thêm
hiểu biết về văn hóa xã hội,
phong tục tập quán, sinh
hoạt, lao động sản xuất của
nhân dân các dân tộc tại địa
phương. Từ đó giáo dục

các em càng thêm yêu quý
và gắn bó với quê hương
mình.

Góc cộng đồng (trang trí lớp học)

2.3.2.7. Xây dựng thư viện lớp học:
Thư viện lớp học là một công cụ quan trọng tạo cơ hội cho học sinh học
tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác
nhau để học sinh học tập và nghiên cứu. Thư viện là một nguồn tài liệu tham
khảo, tham vấn rất hữu ích cho cá nhân của từng học sinh hoặc nhóm học sinh.
Học sinh rất tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, do đó thư
viện giúp học sinh thỏa mãn sự tò mò đó bằng cách cho các em đọc và tìm hiểu
về các chủ đề mà các em thấy thích và hứng thú nhất. Bên cạnh đó, thư viên lớp
học cũng được sử dụng để giúp các em giải trí và phát triển óc sáng tạo.
Thư viện lớp học chỉ đơn giản là một giá sách, tủ sách nhỏ do giáo viên,
học sinh sưu tầm, quyên góp nhằm đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp cận với sách
mọi lúc, mọi nơi. Thư viện thường được đặt ở cuối lớp, không quá cao hoặc quá
thấp, sao cho phù hợp với tầm với của học sinh. Các loại sách trong thư viện lớp
học cần được sắp xếp, phân loại theo từng lĩnh vực để tiện cho việc sử dụng và
quản lí. Giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, đặt vấn đề, giao việc cho học
sinh tìm hướng giải quyết và khen ngợi, động viên học sinh thích đọc sách.
2.3.2.8. Trang trí các bảng biểu,
công cụ khác trong lớp học:
Ngoài việc trang trí các góc học
tập, góc cộng đồng, thư viện lớp học
tôi cũng tiến hành trang trí các bảng
biểu, các câu khẩu hiệu mang tính giáo
dục hoặc hành động để học sinh nêu
cao ý thức, tính tự giác thực hiện tốt

mọi nội quy và nề nếp lớp học, cũng
như tạo ra không khí lớp học xanh,
sạch, đẹp, an toàn thân thiện là yếu tố
quan trọng để góp phần thu hút trẻ đến
8


Bảng Nội quy lớp học

trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng sinh khí thân thiện, thoải mái,
hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Bên cạnh các bảng biểu, khẩu hiệu hành động tôi còn tạo ra một số công
cụ giúp các em được bày tỏ tâm tư nguyện vọng hay chia sẻ cảm xúc với bạn bè
như “Nội quy lớp học”, "Chúc mừng sinh nhật, ",…
"Chúc mừng sinh nhật" là bảng được trang trí đẹp mắt, ở đó có gắn tên từng học
sinh trong lớp và kèm theo ngày tháng năm sinh của bạn đó. Chỉ cần nhìn vào
bảng này học sinh dễ dàng nhận ra sinh nhật của từng bạn trong lớp, để các em
tổ chức, nói lời chúc mừng sinh nhật tới bạn của mình.
Thông qua hoạt động sẽ này
giúp các em thêm yêu quý, trân
trọng tình cảm mà thầy cô, bạn bè
dành riêng cho bản thân mình,
cũng như các em sẽ cảm nhận
được sự ưu ái quan tâm đặc biệt
của mọi người đối với mình. Để từ
đó các em càng thêm yêu trường,
mến lớp và yêu quý những người
Chúc mừng sinh nhật
xung quanh mình hơn.
2.3.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy:

2.3.3.1. Hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình 10 bước học tập:
Lớp học theo mô hình mới đòi hỏi học sinh phải tự học theo 10 bước học
tập, tự lĩnh hội kiến thức, phát huy óc sáng tạo. Giáo viên chỉ là người hướng
dẫn cho học sinh phương pháp học. Nhưng hướng dẫn của giáo viên phải tuỳ
thuộc vào từng môn, từng bài học cụ thể. Cần phải hướng dẫn như thế nào, cần
phải đổi mới phương pháp ra sao? Điều đó giáo viên cần phải nghiên cứu nội
dung bài trước khi đến lớp để làm sao cho tiết học mà học sinh vừa nắm được
kiến thức, vừa được học trong một không khí vui vẻ, thoải mái, thân thiện, để
khuyến khích sự chuyên cần tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của
học sinh.
Đối với chương trình mới này, học sinh thời gian đầu còn bỡ ngỡ với cách
học mới, chưa phát huy được tính tự học của học sinh, chưa biết phải làm thế
9


nào để nắm được kiến thức của bài. Tôi không vội vàng bắt các em phải làm
theo ngay, vì như thế sẽ tạo áp lực khi các em đến lớp. Nhất là đối với những
học sinh vốn đã rụt rè, nay thì càng không biết mình phải làm gì với quyển sách
trên tay và không giám hỏi thầy cô cũng như các bạn. Tôi hướng dẫn các em
từng bước một. Đầu tiên, tôi cho các em làm quen với mười bước học tập được
in và treo ở bên cạnh bảng lớp, tôi hướng dẫn cụ thể cho các em từng bước một
(Có thể làm mẫu để học sinh làm theo).
Sau đó, tôi chú thích các hình ảnh lôgo cho các em biết khi gặp lôgo đó
thì mình phải làm gì? Hướng dẫn nhóm trưởng phải điều hành, hướng dẫn
các bạn ra sao? Các thành viên trong nhóm còn lại phải thực hiện những
việc gì? Khi nào thì cần sự giúp đỡ của thầy cô.
Từ những hướng dẫn ban đầu đó, các em dần dần làm quen với cách học
mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không ép buộc, gò bó.
2.3.3.2. Hướng dẫn cách học theo nhóm:
Từ cách học truyền thống ở Mầm Non (hoạt động cả lớp là chủ yếu), bây

giờ các em chuyển sang hoạt động nhóm, cặp là chủ yếu. Vậy làm thế nào để
các em biết cách hoạt động và hoạt động có hiệu quả? Đây là câu hỏi lớn khi
thực hiện dạy học theo mô hình này. Để nhóm hoạt động tốt trước hết phải có
nhóm trưởng hoạt động tốt. Vì vậy, việc đầu tiên là bồi dưỡng, hướng dẫn nhóm
trưởng làm việc. Thông qua từng hoạt động cụ thể mà giáo viên hướng dẫn, có
thể giáo viên phải làm mẫu để học sinh học tập. Khi đã bồi dưỡng được nhóm
trưởng rồi thì hoạt động nhóm sẽ tiến hành dễ dàng hơn, các thành viên trong
nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
Thông qua hoạt động nhóm, học sinh được trao đổi, tương tác với nhau,
cùng khám phá rút ra kiến thức, nội dung bài học. Từ đó các em thấy rằng mình
cũng tự học được và không biết thì có quyền hỏi thầy cô giáo và trao đổi với các
bạn. Một số học sinh có tính cách nhút nhát khi tham gia học nhóm như thế này,
các em đã dần dần trút bỏ được sự tự ti và đã trở nên mạnh dạn, tự tin hơn để thể
hiện khả năng của bản thân. Khi các em đã quen với cách tự học thì tôi tiến hành
giảng dạy theo phương pháp mới là để các em tự hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến
thức và tôi theo sát hoạt động của từng nhóm để kịp thời hướng dẫn cho các em
khi các em cần hoặc khi các em chưa hiểu đúng một vấn đề nào đó.
2.3.3.3. Tổ chức các trò chơi học tập:
Để thay đổi không khí giờ học, tôi thường tổ chức xen kẽ các trò chơi học
tập, giúp các em thấy thoải mái, vui vẻ mà vẫn học hoàn thành được nội dung
bài học.
Ví dụ: Ở môn Toán, tổ chức trò chơi "Truyền điện"
Cách chơi: Quản trò (Một thành viên trong Hội đồng tự quản) nêu cách
chơi: Ôn lại bảng cộng, bảng trừ đã học. Nêu kết quả đúng của phép cộng hoặc
phép trừ mà bạn yêu cầu, nếu nêu sai hoặc nêu chậm sẽ phải dừng cuộc chơi,
nhường quyền chơi cho bạn khác. Yêu cầu trò chơi phải được diễn ra nhanh,
chính xác.
Ở môn tiếng Việt, tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên"
10



Cách chơi: Quản trò (Một thành viên trong Hội đồng tự quản) sẽ là người
tổ chức (Mỗi học sinh sẽ đóng vai là một vật để bắn).
Ví dụ: Quản trò: Bắn tên bắn tên, Học sinh cả lớp hô: Tên gì tên gì? Trò
được gọi đến tên tự tìm tiếng mới và cứ như thế để tìm đước số tiếng cần tìm
được quan trò cho kết thúc cuộc chơi,...
2.3.4. Làm tôt công tác chủ nhiệm lớp:
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, ngoài hoạt động học tập, các em thích
sinh hoạt, hoạt động vui chơi, được nêu lên ý kiến của mình, được nghe các bạn
đánh giá về sự nỗ lực của mình... Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của các em, tiết
sinh hoạt lớp của tôi luôn được tổ chức hằng tuần theo quy định. Đối với giờ
sinh hoạt lớp, tôi không nặng nề phải làm thế nào với những học sinh chưa
ngoan, phải làm sao để các em phải biết nghe lời, làm sao cho lớp học tuần này
sẽ hơn tuần trước hoặc phải đạt thành tích cao nhất trường... mà tôi chú trọng
đến việc làm sao cho tiết sinh hoạt lớp thật ý nghĩa, vừa giáo dục được các em
một cách nhẹ nhàng, vừa tổ chức tiết sinh hoạt đúng nghĩa là sinh hoạt để các
em sinh hoạt vui chơi, thoải mái nêu lên những tâm tư, nguyện vọng của mình
với các bạn.
Qua hoạt động sinh hoạt lớp, tôi mong muốn rằng các em thêm đoàn kết
yêu thương nhau, giúp đỡ bạn trong học tập khi bạn chưa đạt kết quả cao, cùng
vui và chúc mừng những bạn có tiến bộ, có thái độ học tập tốt, có cố gắng. Do
đó, trong tiết sinh hoạt lớp, sau khi các nhóm báo cáo tổng kết công tác của các
bạn trong tuần qua, tôi tuyên dương những học sinh hoàn thành tốt, có tiến bộ,
có cố gắng trong tuần bằng hình thức tặng hoa việc tốt và những học sinh đó
được ghi tên mình vào bảng danh dự được treo ở góc học tập của lớp. Các em có
thành tích rất hãnh diện về điều này và các em cũng tự nguyện giúp các bạn
khác để tất cả đều đạt thành tích cao. Tôi không phê những học sinh chưa hoàn
thành tốt mà chỉ động viên, khuyến khích các em cố gắng.
Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt, tôi luôn nhắc nhở các em một số kĩ năng
sống như thấy người lớn phải chào, xưng hô trong lớp phải thân thiện, rèn thói

quen ăn sạch, uống sạch, giữ gìn về sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp. Thấy
việc thì các em phải làm, không tỵ nạnh nhau, biết nhường nhịn giúp đỡ nhau
trong học tập. Nửa phần còn lại của giờ sinh hoạt lớp là phần tổ chức trò chơi
cho các em, những tiết mục biểu diễn văn nghệ của các nhóm hoặc tôi kể cho
các em nghe những câu chuyện cổ tích, câu chuyện người tốt việc tốt mà tôi sưu
tầm được,... Do đó, giờ sinh hoạt của lớp tôi lúc nào cũng là giờ sôi nổi, luôn
được các em yêu thích và mong đợi nhất.
3.4.5. Tạo môi trường giao lưu thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh
mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình trước tập thể:
Đối với không chỉ học sinh mà đối với tất cả chúng ta, các hoạt động văn
hóa nghệ thuật sẽ giúp ta quên hết mệt mỏi, căng thẳng để tận hưởng những giờ
phút thư giãn giải trí, giúp tâm hồn thoải mái, cùng nhau tập luyện sẽ tạo nên
mối quan hệ đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Nhận thức rõ điều đó, tôi tổ chức cho
các em tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ bằng nhiều hình thức khác
11


nhau. Hằng tuần, lớp tôi có 1 tiết hoạt động vui chơi và 1 tiết sinh hoạt tập thể,
trong các tiết đó, tôi thường tổ chức cho các em tham gia sinh hoạt theo chủ
điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Chủ điểm tháng 11 là “Kính yêu thầy
cô giáo” thì tôi tổ chức cho các em thi văn nghệ với các bài hát về thầy cô (Tuần
thứ nhất), thi vẽ tranh về thầy cô giáo (Tuần thứ hai)... các em có thể chuẩn bị
nội dung thi cá nhân hoặc theo nhóm tuỳ thích. Hoặc trong tháng 12 chủ điểm là
“Nhớ ơn anh bộ đội cụ Hồ” thì tôi cho các em sưu tầm về tranh ảnh anh bộ đội
để giới thiệu trước lớp, tất cả những học sinh trong lớp đều là Ban giám khảo,
những học sinh nào không sưu tầm được cũng có quyền xem - Trao đổi và đánh
giá tranh của bạn... Nói chung, tôi thay đổi nhiều hình thức sinh hoạt theo chủ
điểm khác nhau nhằm tránh sự nhàm chán, gượng ép với các em. Ngoài việc cho
học sinh tham gia trong lớp, tôi luôn động viên, khuyến khích các em tham gia
các chương trình hoạt động sao như tập múa hát tập thể, sinh hoạt sao, thi vẽ

tranh, xé dán tranh, thi báo ảnh và các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài
giờ lên lớp khác…Các em còn tham gia vào đội văn nghệ trường, tham gia các
hội diễn văn nghệ, các cuộc thi do trường hoặc cấp trên tổ chức.
Qua các hoạt động ở lớp,
ở trường nói trên, các em sẽ
tạo được tinh thần đoàn kết,
thái độ cộng tác khi tập luyện
và sẽ có nhiều cơ hội được
rèn luyện mỗi khi tham gia
thi hoặc biểu diễn, được rèn
thói quen và mạnh dạn, tự tin
hơn. Khích lệ cho các em có
niềm vui, hứng khởi say mê
yêu thích khi được tham gia
các hoạt động và cảm thấy Cô, trò đi thăm anh hùng Lò Văn Bường nhân ngày
thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2016
yêu trường, yêu lớp hơn.
2.3.6. Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh:
Đối với yêu cầu học theo mô hình trường Tiểu học mới yêu cầu có sự
tham gia tích cực gia đình, cộng đồng trong việc phối hợp giảng dạy cho học
sinh. Vì vậy, ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã tuyên truyền sâu rộng
về mục đích ý nghĩa của việc day - học theo mô hình Seqap và việc xây dựng
lớp học thân thiện theo mô hình là cần thiết giúp các em phát triển một cách toàn
diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đó, tôi huy động phụ huynh cùng vào cuộc
với giáo viên để cùng trang trí lớp học như xây dựng góc thư viện, xây dựng bản
đồ cộng đồng, cũng như việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức cho các em ở nhà về
lịch sử địa phương.
Để các em có thêm sự mạnh dạn tự tin, yêu thích trường, lớp, đoàn kết
gần gũi với mọi người, có thái độ thân thiện hoà nhã, ở lớp, tôi phải thường
xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh đối với những em còn rụt rè, nhút nhát

để gia đình có khuyến khích, động viên thêm con em ở nhà, tập sự mạnh dạn, tự
12


tin cho các em hơn khi phát biểu, nêu ý kiến trước đám đông. Những học sinh
nào phụ huynh chưa ủng hộ cho con em mình tham gia hoạt động ngoài giờ lên
lớp của nhà trường tôi cố gắng giải thích, thuyết phục và thực hiện việc làm có
hiệu quả để phụ huynh thấy rằng muốn các em có những khoảng thời gian vui
vẻ, thoải mái khi đến lớp thì không chỉ bắt các em học tốt, đạt thành tích cao là
được, mà các hoạt động này cũng góp phần giúp các em phát triển một cách toàn
diện hơn. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục
cho học sinh là điều kiện tốt nhất để các em phát huy những khả năng vốn có
của các em và là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong công tác
giáo dục cho các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ các biện pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức lớp học, lập kế hoạch
và tiến hành đầu tư xây dựng lớp học đến việc nghiên cứu đổi mới phương pháp
giảng dạy và làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy rằng học sinh đã có
sự tiến bộ vượt bậc. Phải khẳng định rằng từ khi đầu tư xây dựng lớp học thân
thiện theo mô hình trường Tiểu học mới, không khí lớp học của tôi lúc nào cũng
vui vẻ, kĩ năng giao tiếp của học sinh tốt hơn, học sinh luôn có thái độ thân thiện
đoàn kết với nhau, thân thiện với thầy cô giáo hay bất kỳ thành viên nào tới
thăm lớp. Các em luôn có thái độ học tập tốt, và các em tự tay trang trí, tô điểm
lớp học nên các em yêu thích lớp học của mình hơn. Cụ thể là từ đầu năm đến
giờ, lớp tôi được các thầy cô giáo thực tập, thầy cô giáo trường bạn cũng như
Ban lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô của Phòng,... về thăm lớp, học sinh lớp tôi
không còn thấy rụt rè như trước mà luôn tỏ thái độ vui vẻ, hiếu khách, tự tin
trong học tập, giao tiếp và mạnh dạn thể hiện những gì mình biết trước đám
đông, tham gia tốt các hoạt động trong học tập góp phần vào sự thành công cho
giờ dạy.

Kết quả kiểm tra cuối năm học 2016 - 2017 thu được như sau:
Tổng số HS được khảo sát: 27 (15 nam, 12 nữ)
STT

Nội dung khảo sát

Số
lượng

Tỉ lệ%

1

HS biết tự học, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn,
sôi nổi, trong học tập và hoạt động tập thể.

19

70%

5

19%

3

11%

2
3


HS biết tự học nhưng chưa sôi nổi, tích cực tham
gia hoạt động nhóm và các hoạt động tập thể.
HS bước đầu biết tự học nhưng chưa tự tin, mạnh
dạn trong giao tiếp, chưa tự giác trong học tập.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, lớp cũng đạt được thành tích nổi trội như:
Giải Nhì trong hội thi kể chuyện, tiếng hát học sinh Tiểu học cấp trường, chất
lượng học sinh trong học năm học đạt khá cao vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
100% học sinh đạt từ hoàn thành “Môn học và hoạt động giáo dục” trở lên;
trong đó có 55,6% học sinh được khen thưởng. 100% học sinh có “Năng lực” và
“Phẩm chất” xếp loại từ đạt trở lên; trong đó có 55,6% xếp loại Tốt.
13


Từ những kết quả trên, tôi cảm thấy rất vui vì qua quá trình đầu tư xây
dựng lớp học thân thiện, không những giúp các học sinh trong lớp phát huy
được những bản chất tốt đẹp như tự tin, sáng tạo, yêu thương, đoàn kết... mà còn
giúp các em bảo đảm tiếp thu được nhanh và đầy đủ những kiến thức trong
chương trình giáo dục và những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Qua quá trình đầu tư nghiên cứu và tiến hành xây dựng lớp học thân thiện
theo mô hình trường Tiểu học Seqap, tôi nhận thấy rằng học sinh đã tiến triển rõ
nét hơn. Đến nay học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ, không còn các tình trạng
như: Học sinh rụt rè nhút nhát ngại phát biểu, lớp học nặng nề, học sinh không
đoàn kết giúp nhau trong học tập... Nhưng để đạt được kết quả này không phải
trong một vài ngày, vài tuần mà người giáo viên phải nỗ lực nghiên cứu sáng tạo
cùng với lòng nhiệt tình, mến trẻ, sự kiên trì nhẫn nại thực hiện trong cả một quá
trình lâu dài để lớp học thân thiện luôn là môi trường giúp các em phát triển một

cách toàn diện nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong quá
trình "Xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục
(Seqap) ở lớp 1A - Trường Tiểu học Xuân Lẹ", huyện Thường Xuân. Tuy nhiên,
các biện pháp tôi đã áp dụng như trên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi
tồn tại, thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp của đồng nghiệp.
3.2. Đề xuất - kiến nghị:
3.2.1. Đối với cấp Sở, Phòng giáo duc:
- Tạo nhiều điều kiện để các giáo viên đang dạy trong chương trình có cơ
hội được đi thăm quan, dự giờ học tập mô hình lớp học của các đơn vị bạn, nhất
là các trường đã áp dụng dạy chương trình này trước.
3.2.2. Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thuận tiện cho giáo viên trong việc
đầu tư trang trí lớp học và làm đồ dùng dạy học.
- Đối với những sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại từ cấp huyện trở lên
mong nhà trường và chuyên môn triển khai.
3.2.3. Đối với phụ huynh, học sinh:
- Cần quan tâm tạo điều kiện để các em có thời gian học ở nhà.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi các em đến lớp.
Trên đây là một số biện pháp“Xây dựng lớp học thân thiện theo Chương
trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Seqap)” nhằm tạo cho các em
môi trường học tập và phát triển một cách toàn diện nhất. Tôi rất mong được sự
góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học các cấp trên để
bản thân rút kinh nghiệm bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
Xuân Lẹ, ngày 20 tháng 5 năm 2017
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

14


Nguyễn Văn Anh

Hoàng Thị Thoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam của
Nhà xuất bản giáo dục năm 2013.
2. Tài liệu tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở
Trường Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học - Nhà
xuất bản giáo dục.
4. Báo Dạy và Học ngày nay - Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.
5. Báo Giáo dục và Thời đại.
6. Mạng Internet.

15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GS&ĐT
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Thoa
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lẹ
TT

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh
giá xếp
loại

1

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu
học Vạn Xuân 2

Phòng
GD&TĐ

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2011- 2012

16




×