1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, đất nước chúng ta đang trên con đường hội nhập quốc tế. Tất cả
mọi mặt của đời sống xã hội đều không ngừng phát triển và giáo dục đào tạo
cũng không ngoại lệ. Phát triển giáo dục và đào tạo là nhằm “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 1 Chính vì lý do đó mà một
trong những nội dung quan trọng mà nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh là cần tổ chức các hoạt động giáo
dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học
sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất,
đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh
thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, tôi luôn trăn trở tìm ra nhiều giải
pháp, nhiều cách thức để tổ chức cho học sinh được tham gia nhiều họat động
trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục,
nhằm giúp các em có thêm kĩ năng sống, Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự
tự in, kỹ năng giải quết các vấn đề trong học tập cũng như thực tiễn cuộc
sống…. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong các hoạt động trong nhà
trường giúp các em hướng tới hoàn thiện nhân cách. Đó cũng là nội dung tôi sẽ
trình bày trong sáng kiến“ Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho đội viên
thông qua các hoạt động trải nghiệm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua các hình thức hoạt động trải nghiệm
nhằm giáo dục kĩ năng sống cho các đội viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho đội viên thông qua các hoạt động
trải nghiệm”.
- Đối tượng áp dụng nghiên cứu: Đội viên - Trường Tiểu học Lam Sơn - Ngọc
Lặc - Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Qua nghiên cứu các tài liệu như Tài liệu lớp bồi dưỡng nghiệp vũ, kĩ năng
cho đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội, nhiệm vụ năm học 2018-2019 của
Trường Tiểu học Lam Sơn; Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi
năm học 2018-2019 của Hội đồng Đội huyện; nghiên cứu Kế hoạch Hoạt động
ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Thông qua quá trình thực hiện công tác Đội tại trường ở các năm qua; Thông
qua các buổi tổ chức sinh hoạt các hoạt động trải nghiệm để nắm bắt thông tin.
- Phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tâm tư, tình cảm cũng như
những mặt còn hạn chế về kĩ năng sống của các em.
1
Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1
Qua khảo sát kết quả tổ chức thực hiện trước thực nghiệm, kết quả tổ
chức sau thực nghiệm. Từ đó so sánh, đối chiếu hai phương pháp và rút ra kết
luận (Trước thực nghiệm- sau thực nghiệm)
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động
giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà
trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình
giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan
hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Trong các nhà trường, việc tổ chức
cho học sinh được hoạt động trải nghiệm thông qua giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh là hết sức cần thiết. Ngoài việc dạy kiến thức, các thầy cô giáo còn có
nhiệm vụ dạy các em trở thành một con người hoàn thiện về “Đức, trí, thể, mỹ”.
Đối với bậc tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm tập trung nhiều hơn
vào các hoạt động phát triển bản thân, các kĩ năng sống, kĩ năng quan hệ với
bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động
lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi với học sinh
cũng được tổ chức thực hiện. Nói tới trải nghiệm sáng tạo là nói tới việc học
sinh phải trải qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện
nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới,
cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy
nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động
viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp
mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và
những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm
chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. Thông qua việc tham gia vào các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích
cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham
gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn
bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý
tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng
định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của
nhóm mình và của bạn bè,…Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những
giá trị sống và các năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản
mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo
dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong
tập thể. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính
tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập
và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo
dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao
động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống
ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục
của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế,
2
đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những
hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng nhà trường:
Trường Tiểu học Lam S¬n gåm hai khu, khu Trung Tâm và khu lẻ
(Thôn 6). Năm học 2018-2019, nhà trường có 15 lớp với tổng số 402 học sinh.
Nhà trường được công nhận Chuẩn quốc gia mức độ 1, đang hoàn thiện các tiêu
chuẩn để được công nhận Chuẩn quốc gia mức độ 2.
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu là những đồng chí lãnh đạo có uy tín, quản lí giỏi, dám nghĩ
dám làm, năng động sáng tạo. Chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn, đặc biệt là
luôn chú trọng các hoạt động giáo dục ngoài giờ để giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường luôn là một anh chị phụ Đội nhiệt
tình, tâm huyết, phối hợp tốt với tổng phụ trách Đội.
- Tổng phụ trách Đội luôn được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ
công tác đội và có chuyên môn vững vàng.
- Các Đội viên luôn chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động Đội.
b. Khó khăn:
- Về phía Đoàn thanh niên: Lực lượng Đoàn thanh niên trong nhà trường yếu vì
số Đoàn viên không đủ để sinh hoạt, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác tổ chức
các hoạt động trải nghiệm cho các Đội viên.
- Về giáo viên: Bản thân là giáo viên dạy môn Âm nhạc kiêm nhiệm công tác
Đội nên còn hạn chế về thời gian để tổ chức tốt, hiệu quả các hoạt động trải
nghiệm.
+ Về phía phụ huynh: Chú trọng đến các các môn học chính trong thời khóa
biểu, coi nhẹ các hoạt động trải nghiệm.
- Về phía học sinh:
+ Các Đội viên, Sao nhi đồng của Liên đội gồm 402 em, phân bố ở hai khu nên
phần nào hạn chế đến việc tổ chức các hoạt động chung trong liên Đội cũng như
các hoạt động trải nghiệm.
+ Xã Lam Sơn là một trong những xã có điều kiện kinh tế phát triển nên học
sinh được đảm bảo đầy đủ các nhu cầu trong học tập, các em có kĩ năng sống
khá tốt, tuy vậy cũng không tránh khỏi những hạn chế như:
* Nhóm Kĩ năng giao tiếp, hòa nhập: Vẫn còn học sinh còn rụt rè, chưa mạnh
dạn trong giao tiếp đặc biệt là khả năng thể hiện mình trước đám đông còn nhút
nhát, thiếu tự tin. Nhiều em còn ham chơi, thích xem ti vi, sử dụng điện thoại
của cha mẹ hơn là biết quan tâm, chia sẻ buồn, vui với bạn bè, với mọi người
xung quanh hay với chính ông bà, cha mẹ. Một số em còn hạn chế về kĩ năng
nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống vui chơi, học tập, lao động, …
* Nhóm Kĩ năng trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí: Nhiều gia đình cưng
chiều, bao bọc khiến một số em chưa có kĩ năng làm việc nhà dù là việc đơn
giản như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo, .... nhiều em đến trường còn quên đồ
dùng, sách vở, chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh trường lớp. Nhiều em còn hạn
chế về kĩ năng quan sát cuộc sống xung quanh; những hiểu biết về xã hội. Một
3
số em chưa có kĩ năng an toàn giao thông, kĩ năng tự bảo vệ mình (phòng chống
tránh xâm hại), kĩ năng bơi; Kĩ năng phòng tránh đuối nước; Kĩ năng phòng
tránh tai nạn thương tích, Bạo lực học đường, tệ nạn xã hội). Đa số học sinh
chưa có kĩ năng tự kiềm chế bản thân như thích ăn quà vặt (những sản phẩm
không rõ nguồn gốc, có hại cho sức khỏe mặc dù đã được thầy cô, bố mẹ dặn
dò, tuyên truyền…)
- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm như đi tham quan, dã ngoại còn nhiều
khó khăn vì tại địa phương ít địa điểm tổ chức, đi xa liên quan kinh phí và khó
khăn trong việc đảm bảo an toàn cho các em vì các em còn nhỏ, ý thức tự bảo vệ
mình chưa cao.
* Kết quả khảo sát kĩ năng sống đầu năm của các Đội viên
2.2.2 Kết quả thực trạng:
Đầu năm học 2018-2019, tôi tiến hành một cuộc khảo sát trên tổng số 207
đội viên với nội dung sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau (Trả lời hoặc
đánh dấu x vào ô trống):
Câu 1: Trong các môn học ở tiểu học, em thích môn học nào nhất?
Trả lời: .....................
Câu 2:Mỗi lần được phát biểu trước đám đông em cảm thấy thế nào?
Vui sướng
Ngại
Nói nhỏ
Câu 3: Nếu được sử dụng điện thoại hoặc xem ti vi thì các em thích:
Xem thật nhiều
Xem nhưng xem ít
Câu 4: Mỗi lần bạn bè hay người thân có chuyện buồn, vui em đã làm gì?
Không biết
Biết nhưng không hỏi thăm, chia sẻ.
Câu 5: Ở nhà em đã làm gì để giúp gia đình trong các việc sau:
Quét nhà và sân
Lau nhà và sân
Nấu cơm, rửa bát
Giặt quần áo
Câu 6: Nếu em vô tình làm một em lớp 1 ngã em sẽ làm gì?
Bỏ đi và không nói gì
Đỡ em dậy
Đỡ em bé dậy và xin lỗi
Câu 7: Thái độ của em đối với các hoạt động tập thể:
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
4
Câu 8: Những hoạt động nào trong các buổi tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo hấp dẫn em :
Giao lưu với bạn bè
Tham gia các trò chơi dân gian
Tham quan các địa danh của địa phương
Tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao
Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Tham gia các hoạt động nhân đạo
Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Với những nguyên nhân và thông qua kết quả khảo sát, tôi đã theo dõi
phân nhóm, đánh giá về thực hiện kĩ năng sống của Đội viên đầu năm học 20182019 như sau:
Kĩ năng trong học tập,
lao động
Năm học
vui chơi, giải trí hạn chế
SL
%
SL
%
2018 - 2019
207
41
19,8%
41
19,8%
Như vậy, qua bảng số liệu trên việc quan tâm đến công tác giáo dục kĩ
năng sống cho các Đội viên là vô cùng cần thiết. Bản thân làm tốt công tác tham
mưu với Chi bộ nhà trường đồng thời phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ, các
Ban ngành đoàn thể cũng như với Hội đồng Đội xã để thực hiện tốt việc giáo
dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua một số hoạt động trải nghiệm.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua tổ chức sinh
hoạt các câu lạc bô.
Như chúng ta đã biết Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của
những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng
của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa
các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, … Qua hoạt động sinh
hoạt câu lạc bộ các em được giao lưu, được chia sẻ những kiến thức, kĩ năng,
những hiểu biết của bản thân với nhau… từ đó các em được trải nghiệm, được
phát triển các kĩ năng sống như kĩ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự quyết
định, kĩ năng phán đoán, kĩ năng giải quyết vấn đề, … không những thế còn
giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, biết yêu thương, quan
tâm giúp đỡ bạn bè, người thân. Chính vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ năm học
2018-2019, tôi – với cương vị một tổng phụ trách Đội, dưới sự chỉ đạo của BGH
nhà trường tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tự
nguyện tham gia các câu lạc bộ học tập như Câu lạc bộ Em yêu toán; Câu lạc bộ
Em yêu Tiếng Việt. Hàng tháng phối hợp tổ chức cho các em giao lưu văn nghệ,
giao lưu trải nghiệm tìm hiểu về kiến thức Toán, Tiếng Việt, Khoa học, LS&ĐL,
Âm nhạc và những hiểu biết xã hội khác. Ban đầu, nhiều em còn nhút nhát, rụt
rè, hoặc bị áp lực mất bình tĩnh khi tham gia nhưng đến thời điểm này các em tỏ
Tổng
số Đội
viên
Kĩ năng giao tiếp,
hòa nhập hạn chế
5
ra rất phấn khởi, tự tin, bản lĩnh hơn rất nhiều. Cuối năm học 2018-2019,
Trường Tiểu học Lam Sơn có 18 học sinh tham gia giao lưu câu lạc bộ cấp
huyện và đạt 18/18 giải nhất, xếp thứ hai toàn huyện.
Bản thân cũng phối hợp xây dựng một ngân hàng câu hỏi để hàng tháng tổ
chức cho HS giao lưu dưới hình thức Rung chuông vàng ở tất cả các khối lớp
Ví dụ: Một số câu hỏi trong ngân hàng đề giao lưu
Câu 1: Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh?
a- Ngày 26/3
b- Ngày 15/5
c- Ngày 10/10
Câu 2: Trên Huy hiệu Đội có chữ gì?
a- Măng non
b- Sẵn Sàng
c- Đội viên
Câu 3: Em hãy nêu tên tác giả bài Đội ca?
a- Nhạc sĩ Phong Nhã
b- Nhạc sĩ Hoàng Lân
c- Nhạc sĩ Huy Trân
Câu 4:Trường TH Lam Sơn công nhận chuẩn Quốc gia mức độ I lần thứ nhất
vào năm nào?
Câu 5:Trường TH Lam Sơn công nhận chuẩn Quốc gia mức độ I lần thứ hai vào
năm nào?
Câu 6: Trường Tiểu học Lam Sơn được đặt ở thôn nào trên địa bàn xã?
a- Thôn Trung Tâm
b- Thôn Minh Thủy
c- Thôn Trụ Sở
Câu 7: Em hãy cho biết tên của Bác Chủ tịch xã Lam Sơn?
Câu 8: Tượng đài Liệt sĩ xã Lam Sơn được xây dựng năm nào?
Câu 9: Loại cây trồng được trồng nhiều nhất ở xã Lam Sơn?
a- Cây Cà phê
b- Cây Mía
c- Cây Luồng
Câu 10:Nghề chính của người dân ở xã Lam Sơn là gì?
a- Nghề nông
b- Buôn bán
c- Đánh bắt Thủy sản.
6
(Ảnh chụp học sinh giao lưu phần trải nghiệm cấp trường, cấp huyện năm học 2018-2019)
2.3.2. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua tổ chức các trò
chơi.
Trò chơi là một hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần bổ ích và
không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói
riêng. Đặc biệt là đối với học sinh tiểu học, bởi “chơi mà học, học mà chơi”. Có
nhiều hình thức trò chơi khác nhau có thể tổ chức để các em được trải nghiệm
sáng tạo bản thân mình. Qua mỗi trò chơi, các em không những được trải qua
cảm xúc vui vẻ, sự hứng thú mà còn giúp các em phát huy tính sáng tạo, sự khéo
léo, tác phong nhanh nhẹn hay tính kiên trì, thông minh, sự tự tin, bản lĩnh, ….
Xuất phát từ những lý do trên, trong kế hoạch hoạt động Đội theo chủ điểm hàng
tháng, tôi tham mưu Chi bộ nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng
cách chơi các trò chơi cho học sinh các khối lớp.
Ví dụ: Tháng11- kỉ niệm ngày 20-11, ngày nhà giáo Việt Nam, bên cạnh
nhiều hoạt động thi tiếng hát-kể chuyện, thi làm bào tường,… Tôi đã xây dựng
kế hoạch tổ chức các trò chơi như nhảy “bao bố”; “kéo co”; “bịt mắt bắt dê”
nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi… đồng thời giáo dục cho các kĩ năng
nhanh nhẹn, đoàn kết, khéo léo, biết phán đoán vấn đề, bản lĩnh, tự tin…
(Ảnh chụp HS trường Tiểu học Lam Sơn tham gia các trò chơi năm học 2018-2019)
Ví dụ: Tháng 1: Với chủ điểm: Chào năm mới. Để học sinh hiểu rõ về lễ
hội, truyền thống của dân tộc ở những ngày xuân – Tết cổ truyền.. tôi đã kế
hoạch tổ chức cho các chơi các trò chơi dân gian: Sơn Tinh-Thủy Tinh, Cô Tấm
lựa đậu,…
2.3.3. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua tổ chức các
mô hình hoạt động Đội
Để giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thì có rất nhiều các mô hình hoạt
động, mỗi một mô hình là một trải nghiệm cho học sinh. Trong năm học qua, tôi
đã thông qua các hoạt động chủ điểm xây dựng được các mô hình “Đọc sách cho
tương lai”; mô hình “vườn rau sạch của em”; mô hình “Người tốt, việc tốt”; mô
hình “Đôi bạn cùng tiến”,… Qua mỗi mô hình đó, mỗi đội viên đã xây dựng môi
trường học tập tích cực, biết chia sẻ giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, tạo phong trào thi
đua sôi nổi nhằm khuyến khích sự sáng tạo, từng bước trang bị cho các em nền
7
tảng tri thức khoa học mới, hiện đại đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội.
Các em được rèn luyện đạo đức, lối sống, có kĩ năng cá nhân thông qua việc rèn
luyện ý thức, tác phong của đội viên. Đối với phong trào thi đua “ Đọc sách cho
tương lai”, tôi triển khai cho Đội cờ đỏ đến từng chi đội tuyên truyền cho các
đội viên hiểu vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đọc sách. Trang bị các
kiến thức, kĩ năng đọc, định hướng cho các em biết đọc sách mang lại những bổ
ích nào. Kết hợp với phong trào này, tôi tổ chức phong trào “Ngày hội đọc
sách”, phổ biến cho các em hiểu được mục đích ý nghĩa của ngày hội. Thông
qua phong trào này, tôi nhận thấy các em ham thích đọc sách hơn, biết chia sẻ
thông tin với bạn về những cuốn sách mình đã được đọc. Đồng thời biết lắng
nghe những nội dung hay mà bạn mình chia sẻ từ những cuốn sách bạn đã đọc.
Trong tiết chào cờ tôi dành khoảng 5 phút cho Ban phát thanh Măng non
của trường tổ chức giới thiệu những cuốn sách mới, hay, bổ ích. Hay những hôm
trời mưa, không tổ chức được tiết chào cờ thì Ban thanh phát thanh Măng non có
nhiệm vụ phát thanh, đánh giá những việc Đội đã làm được trong tuần qua,
thông qua kế hoạch tuần tới, đồng thời tuyên truyền những cuốn sách, câu
chuyện hay tấm gương người tốt, việc tốt,…Để từ đó giáo dục cho các em các kĩ
năng sống như có kiến thức về hiểu biết xã hội, học tập những tấm gương người
tốt việc tốt, kĩ năng biết chia sẻ với mọi người xung quanh, …
(Ảnh chụp Đôi viên Trường tiểu học Lam Sơn đọc sách)
2.3.4. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua tổ chức các
cuộc thi.
Việc tổ chức các cuộc thi cũng là một hoạt động cho các em được trải
nghiệm, sáng tạo. Với hình thức này sẽ hấp dẫn, lôi cuốn và đạt hiệu quả cao
trong giáo dục học sinh. Cuộc thi sẽ tạo hứng thú, thi đua giữa cá nhân với cá
nhân, giữa tập thể với tập thể cùng nhau vươn lên thực hiện được mục tiêu
mong muốn. Chính vị vậy, việc tổ chức các cuộc thi trong Liên Đội là rất quan
trọng và cần thiết. Qua mỗi cuộc thi các em sẽ được phát huy tính chủ động, tích
cực, giáo dục những kĩ năng sống cơ bản như kĩ năng tư duy, kĩ năng tự bảo vệ
mình….
Ngay từ đầu năm học, căn cứ nhiệm vụ năm học 2018-2019, tôi đã xây
dựng kế hoạch hoạt động của Liên đội theo các chủ điểm. Căn cứ vào những
ngày lễ lớn trong năm để xây dựng các cuộc thi. Ví dụ: Tháng 10 có ngày lễ 2010, ngày phụ nữ Việt Nam. Tôi tổ chức cho các Đội viên thi viết về mẹ; Tháng
11 tổ chức hội thi tiếng hát kể chuyện; thi làm báo tường, thi kéo co, tháng 12
tham gia tổ chức thi giao lưu tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông…; tháng 1:
Tổ chức cho học sinh thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48; Tháng 2: Tổ chức
cuộc thi tìm hiểu về Danh xưng Thanh Hóa,….. Qua mỗi cuộc thi đã mang lại
hiệu quả giáo dục cao. Các em được thể hiện mình, bày tỏ những cảm xúc, suy
nghĩ, mong muốn của bản thân. Quan trọng hơn là em được giáo dục các kĩ năng
sống và có động lực phấn đấu hơn trong học tập.
(Ảnh chụp Bài thi viết về mẹ của học sinh Trường Tiểu học Lam Sơn năm học 2018-2019)
8
(Ảnh chụp học sinh thi Tiếng hát-kể chuyện; làm báo tường năm học 2018-2019)
(Ảnh chụp học sinh thi viết thư UPU lần 48 và là bài thi được chọn dự thi cấp tỉnh
năm học 2018-2019)
(Ảnh chụp Cuộc thi Đội mũ Bảo hiểm đúng cách)
(Ảnh chụp phần thi tiểu phẩm tìm hiểu về kiến thức an toàn giao thông cấp huyện năm học
2018-2019 đạt giải nhất cấp huyện)
(Ảnh chụp HS Lê Thị Kim Ngân học sinh Trường Tiểu học Lam Sơn tham gia giao lưu tìm
hiểu kiến thức an toàn giao thông cấp tỉnh năm học 2018-2019)
(Ảnh chụp HS Trường Tiểu học Lam Sơn tham gia giao lưu tìm hiểu kiến thức an toàn giao
thông cấp tỉnh năm học 2018-2019)
2.3.5. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua tổ chức tham
quan, dã ngoại.
Ông cha ta đã từng nói: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chúng ta
muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu cuộc sống xung quanh thì
chúng ta đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi tri thức của cuộc sống
nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân. Tham quan, dã ngoại
chính là một hoạt động để học sinh được trải nghiệm, được học tập, được giáo
dục các kĩ sống. Các em rất hứng thú với những hoạt động này, tuy nhiên do
điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, các em còn nhỏ nên việc tổ chức đi tham quan ở
những địa điểm xa gặp nhiều khó khăn. Mà hoạt động này không thể thiếu trong
quá trình giáo dục kĩ năng sống nên bản thân đã căn cứ tình hình thực tế ở địa
phương và nhà trường lên kế hoạch tổ chức cho học sinh các khối lớp tham quan
những địa điểm thuận lợi ở địa phương nhưng vẫn mang được tính giáo dục cao.
Ví dụ: Trong tháng 3 năm học 2018-2019, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức chức cho học sinh khối 45 đi tham quan vườn dưa sạch (vườn dưa trồng trong nhà kính) của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lam Sơn; học sinh khối 2-3 đi tham quan
mô hình trồng cây ăn quả thanh long; dứa của những gia đình sản xuất giỏi ở địa
phương. Đến đây, các em được nghe giới thiệu về truyền thống xây dựng và phát
9
triển của Nông trường Lam Sơn, nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Lam Sơn. Các em được nghe các cô bác ở đây giới thiệu về những cây
trồng của công ty như cây cao su, cây mía, cây dứa,…và vườn dưa trong nhà
kính của Công ty. Học sinh biết được quy trình trồng, chăm sóc dưa sạch, thanh
long và dứa. Tác dụng của những loại quả này đối với sức khỏe con người cũng
như giáo dục học sinh biết tự hào về quê hương mình và biết trân trọng giá trị
của lao động. Từ đó, các em biết hướng tới những ước mơ trong tương lai và
cùng phấn đấu học tập.
(Ảnh chụp học sinh khối 4-5 năm học 2018-2019 Trường Tiểu học Lam Sơn thăm vườn dưa sạch)
(Ảnh chụp học sinh khối 2 năm học 2018-2019 Trường Tiểu học Lam Sơn thăm vườn dứa)
(Ảnh chụp học sinh khối 3 năm học 2018-2019 Trường Tiểu học Lam Sơn thăm vườn thanh Long)
2.3.6. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông các hoạt động lao
động.
Với mục tiêu tuổi nhỏ làm việc nhỏ, trong năm tôi đã xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện phong trào “Trường em xanh-sạch-đẹp”, Phong trào “Vệ
sinh đường làng ngõ xóm”, mô hình “Vườn rau sạch của em”. Cụ thể là cho các
em thực hiện quét dọn vệ sinh trong và ngoài lớp học vào các ngày trong tuần,
Phối hợp với Đoàn xã và Bí thư chi đoàn các Thôn trong địa bàn xã tổ chức cho
các em quét dọn đường làng ngõ xóm nơi các em sinh sống vào chiều chủ nhật
hàng tuần; phối hợp với các anh chị phụ trách và đoàn thể hướng dẫn các em
trồng và chăm sóc vườn rau sạch. Qua những việc làm này các em có kỹ năng
như Học từ thiên nhiên, các em sẽ có kĩ năng quan sát, có ý thức và kĩ năng làm
việc cùng tập thể, đồng thời cũng có ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường sạch đẹp
hơn.
(Ảnh chụp học sinh Trường Tiểu học Lam Sơn năm 2018-2019 tham gia lao động bảo vệ môi trường)
(Ảnh chụp học sinh Trường Tiểu học Lam Sơn năm 2018-2019 chăm sóc vườn hoa,vườn rau)
2.3.7. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua các hoạt động
nhân đạo.
Hoạt động nhân đạo, từ thiện ngày càng được trân trọng để cao bởi qua
hoạt động này học sinh hiểu được tính nhân văn cao cả, lòng nhân ái, biết quan
tâm, chia sẻ với bạn bè, với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may
mắn. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn đó, bản thân tôi – Một
tổng phụ trách Đội đã góp mình vào giáo dục học sinh để các em được phát triển
một cách toàn diện thông qua một số hoạt động nhân đạo ở nhà trường như vận
đông các đội viên, sao nhi đồng trong toàn liên đội tham gia phong trào “kế
hoạch nhỏ” với việc làm nuôi lợn đất; ủng hộ Tết vì bạn nghèo; tổ chức thu gom
10
phế liệu.. đã thu hút được đông đảo các em học sinh trong toàn trường tham gia.
Từ nguồn quỹ này nhiều học sinh nghèo của nhà trường được động viên, giúp
đỡ và vươn lên trong học tập tiêu biểu như học sinh Trịnh Lương Việt lớp 4A1
đã học tập càng tiến bộ trở thành một học sinh giỏi trong lớp; học sinh Tô Đức
Anh Lớp 4A3, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ở với bà (bố mẹ bỏ nhau, bố ốm
đau, mẹ đi làm xa ở miền nam)…. được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các
đoàn thể trong trường, cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh trong trường nên
em đã cố gắng vươn lên trong học tập.
(Ảnh chụp cô giáo đến thăm gia đình em Tô Đức Anh lớp 4A3)
(Ảnh chụp học sinh Trường Tiểu học Lam quyên góp, ủng hộ tết vì bạn nghèo.
Năm học 2018-2019)
Với kết quả đạt được như trên, hy vọng trong các năm học tiếp theo mô hình này
sẽ được nhân rộng, không chỉ để giúp đỡ các bạn trong nhà trường mà còn có cơ
hội được giúp đỡ những mảnh đời không may mắn khác với phương châm “Lá
lành đùm lá rách; lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Qua những hoạt động này, học
sinh trường tiểu học Lam Sơn đã ngày một trường thành hơn về nhân cách, đạo
đức và lối sống. Các em biêt yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn.
2.3.8. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho Đội viên thông qua hoạt động
“Uống nước nhớ nguồn”
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống có từ lâu đời của ông cha ta
truyền lại cho thế hệ trẻ. Giúp cho thế hệ trẻ lòng biết ơn và hướng về cội nguồn,
về quê hương đất nước, về những người đã phải hy sinh bản thân giành lại độc
cho dân tộc hay đối với những người công lao nuôi dưỡng dạy dỗ chúng ta nên
người. “Uống nước nhớ nguồn” không phải là việc làm gì đấy “to lớn” mà đó là
thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, hành động,… thể hiện sự tôn trọng lòng biết ơn
về quá khứ, cội nguồn. Chính vì vậy, đối với học sinh tiểu học, các em đang ở
lứa tuổi hình thành nhân cách đạo đức, thái độ tình cảm nên bản thân tôi đã làm
tốt công tác cho các em được trải nghiệm về các hoạt động nhớ về cội nguồn để
giáo dục tình cảm, thái độ, đạo đức cho các em. Năm học 2018-2019, nhân ngày
27/7, tổ chức cho học đến thăm gia đình có công với cách mạng; 22/12, tổ chức
cho học sinh dâng hương Tượng đài liệt sĩ tại xã nhà; nhân ngày 20/11 tổ chức
cho học sinh đến chúc mừng, thăm hỏi thầy cô giáo đã nghỉ hưu.
((Ảnh chụp học sinh Trường Tiểu học Lam Sơn dâng hương tại Tượng đài liệt sĩ tại xã nhà.
năm học 2018-2019)
(Ảnh chụp học sinh Trường Tiểu học Lam đến chúc mừng thăm hỏi thầy cô giáo đã nghỉ hưu.
Năm học 2018-2019)
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của các giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể, sự ủng hộ tích cực của các
bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc giáo dục kĩ năng sống
thông qua hoạt động trải nghiệm.
* Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh:
Tôi đã theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các kĩ năng sống của các Đội
viên tại thời điểm tháng 4 năm 2019, đồng thời tôi cũng tiến hành khảo sát nội
dung sau:
Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau (Trả lời hoặc
đánh dấu x vào ô trống):
Câu 1: Trong các môn học ở tiểu học, em thích môn học nào nhất?
Trả lời: .....................
Câu 2:Mỗi lần được phát biểu trước đám đông em cảm thấy thế nào?
Vui sướng
Ngại
Nói nhỏ
Câu 3: Nếu được sử dụng điện thoại hoặc xem ti vi thì các em thích:
Xem thật nhiều
Xem nhưng xem ít
Câu 4: Mỗi lần bạn bè hay người thân có chuyện buồn, vui em đã làm gì?
Không biết
Biết nhưng không hỏi thăm, chia sẻ.
Câu 5: Ở nhà em đã làm gì để giúp gia đình trong các việc sau:
Quét nhà và sân
Lau nhà và sân
Nấu cơm, rửa bát
Giặt quần áo
Câu 6: Nếu em vô tình làm một em lớp 1 ngã em sẽ làm gì?
Bỏ đi và không nói gì
Đỡ em dậy
Đỡ em bé dậy và xin lỗi
Câu 7: Thái độ của em đối với các hoạt động tập thể:
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
Câu 8: Những hoạt động nào trong các buổi tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo hấp dẫn em :
Giao lưu với bạn bè
Tham gia các trò chơi dân gian
Tham quan các địa danh của địa phương
12
Tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao
Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Tham gia các hoạt động nhân đạo
Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Kết quả đạt được như sau:
Kĩ năng giao tiếp,
hòa nhập hạn chế
Năm học
2018-2019
Tổng số
207
Kĩ năng trong học tập, lao
đông,vui chơi, giải trí hạn
chế
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
0
0%
0
0%
Nhìn vào bảng số liệu trên chứng tỏ rằng việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh lớp tôi đã có sự chuyển biến rõ nét so với đầu năm
Các em đã có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự
lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt
động hàng ngày trong cuộc sống và được rèn kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát
triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu như: hát, thể
dục, ….
Các em đi học đều hơn, chuyên cần hơn và ít gặp khó khăn khi đến lớp,
có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, tự tin giao tiếp, biết làm chủ bản
thân và bước đầu biết tự quyết định việc làm của mình, biết thương yêu bạn bè
trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ,…
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Để các em sau này trở thành con người phát triển toàn diện đáp ứng được
nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và phát triển của đất nước thì việc giáo dục
kĩ năng sống cho các em ngay từ cấp học đầu tiên là vô cùng quan trọng, cần
thiết. Giáo dục kĩ năng sống cho các em phải cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
giáo viên, các bậc phụ huynh và toàn xã hội.
Bản thân giáo viên và các bậc phụ huynh phải luôn gần gũi, thân mật với
các em, chia sẻ kịp thời những vướng mắc cũng như phát hiện kịp thời những
biểu hiện lệch lạc của các em, giúp các em sửa chữa kịp thời, giáo viên và cha
mẹ phải là tấm gương cho các em noi theo.
Tôi tin rằng bằng tình yêu chân thành, bằng trái tim yêu nghề mến trẻ của
người thầy, người cô cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường.
Mỗi chúng ta hãy cố gắng góp phần giáo dục các em, giúp các em nắm được
những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để làm hành trang vào đời. Từ tập thể
nhỏ của mình làm tốt được điều này, mỗi chúng ta hãy nhân rộng ra nhiều tập
13
thể như thế để có một xã hội với những con người đủ đức, đủ tài, đủ niềm tin
làm cho đất nước ta ngày càng văn minh, tươi đẹp hơn.
Trên đây chỉ là một số giải pháp nhỏ của bản thân tôi đã rút ra trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ. Với phạm vi của đề tài, năng lực của bản thân có
nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự
góp ý kiến bổ sung của các đồng nghiệp tổ khối chuyên môn, Hội đồng khoa
học các cấp để đề tài được hoàn thiện và có tính khả thi hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng
Lam Sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tôi xin xin cam đoan đây là sáng
kiến kinh nghiệm của mình viết,
không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN
Nguyễn Đức Trọng
Trần Thị Duyên
14
15