1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
"Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy
thuộc hành động của bạn. Chỉ có bạn mà thôi". Đó là những ca từ trong bài hát
"Điều đó tùy thuộc hành động của bạn" của tác giả Kim Dung. Đồng thời đây
cũng là thông điệp gửi gắm đến tất cả mọi người hãy bảo vệ môi trường sống
của chúng ta. Bởi môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con
người và sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước, của nhân loại nhưng hiện
nay ở nước ta cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, con người đã tác động đến môi trường tự nhiên dẫn đến suy giảm các
nguồn tài nguyên và phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nước, tiếng ồn… làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
và sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, đây là đối tượng
dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm
cho những loài động vật quí hiếm dần bị tuyệt chủng.Thiên tai, dịch bệnh xuất
hiện ngày càng nhiều… một trong những giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề về
môi trường là làm thế nào để thay đổi nhận thức của cộng đồng, của mỗi người
về môi trường sống xung quanh. Đó là câu hỏi lớn mà tất cả chúng ta trong đó
có những người thầy đang luôn trăn trở tìm câu trả lời. Chính vì vậy công tác
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường tiểu học hiện nay có ý nghĩa
hết sức đặc biệt và vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến việc giáo dục nhận
thức cho các em từ tuổi mới chập chững cắp sách tới trường, ngay trong quá
trình hình thành nhân cách, ươm mầm ước mơ của các em. Giáo dục các em ở
lứa tuổi học sinh tiểu học là cơ sở ban đầu là nền tảng cho việc đào tạo các em
thành những công dân tốt cho quê hương đất nước. Điều đó còn đặc biệt quan
trọng hơn bởi không những tác động tới nhân cách và hành vi của các em,
những người giữ vai trò quan trọng "nắm giữ tương lai của đất nước" mà còn có
ảnh hưởng lớn và có sức lan tỏa tới cộng đồng, xã hội ở địa phương, góp phần
nâng cao ý thức tự giác và chủ động của con người vào phong trào bảo vệ môi
trường.
Để công tác giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả và đảm bảo thực
hiện tốt nội dung xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" đang
được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Bản thân tôi luôn đặt ra những câu hỏi:
Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục môi trường ở bậc tiểu học? Làm
thế nào để hình thành cho các em những hiểu biết về môi trường? đây cũng là
vấn đề lớn đang được quan tâm hiện nay. Với tình hình thực tế ở lớp đang giảng
dạy, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng cho
học sinh ý thức giữ gìn môi trường sống, ứng xử thân thiện với môi trường, giúp
các em hiểu được rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sống của
chính mình và của cả cộng đồng.
1
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường: Xanh - sạch - đẹp cho học sinh lớp 4 Trường
Tiểu học Cẩm Châu".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh lớp 4, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp đồng thời điều tra, khảo sát việc dạy
và học của giáo viên và học sinh. Từ đó thấy được những khó khăn vướng mắc
của giáo viên và học sinh thông qua các giờ dạy để tìm ra một biện pháp cụ thể
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4.
b. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 4B - Trường Tiểu học Cẩm Châu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Các công văn hướng dẫn,
thông tư, điều lệ trường Tiểu học, tập san giáo dục, nội dung tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4.
* Nhóm phương pháp thực hành: Thực nghiệm, quan sát, điều tra.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ở tiểu học, học sinh đã biết rằng môi trường là tất cả những gì xung
quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với con người. Môi trường có mối quan
hệ mật thiết tới cuộc sống của con người cũng như sự phát triển về kinh tế, văn
hóa của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hành động, những việc làm giữ
cho môi trường trong lành, Xanh - Sạch - Đẹp, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả
mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Việc bảo vệ môi trường
không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội, trong
đó có cả học sinh Tiểu học. Vậy nên giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
tiểu học là quá trình vô cùng quan trọng. Hoạt động này với mục đích nhằm phát
triển những kiến thức sơ giản về môi trường, là sự quan tâm đến vấn đề môi
trường phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, hiện nay việc giáo dục bảo vệ môi trường
cho các em ở lứa tuổi này là rất cần thiết và có ý nghĩa rất to lớn.
Để đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nước muốn làm được điều đó thì con
người cần phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường
rất nhiều mà mỗi chúng ta đều thấy rất rõ một thực trạng đang diễn ra hiện nay
đó là môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị tàn phá và suy thoái
nặng nề. Bởi vậy muốn bảo vệ môi trường và phát triển môi trường ngày một
bền vững thì mỗi chúng ta cần ý thức được giá trị của môi trường để cùng chung
tay bảo vệ. Hoạt động bảo vệ môi trường là chúng ta phải biết khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giữ cho môi trường trong lành sạch
đẹp. Đó cũng chính là vấn đề đang được đặt ra cho nền giáo dục, trong số đó
phải kể đến cả học sinh tiểu học.
Hơn lúc nào hết, trong cuộc sống đang phát triển như hiện nay thì chúng
ta không chỉ đào tạo những con người có tri thức có khoa học mà còn phải tạo
nên những con người phát triển toàn diện, có tình yêu thiên nhiên, sống thân
thiện với môi trường và biết nhìn xa trông rộng. Những phẩm chất ấy, con người
phải được hình thành từ lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học lứa tuổi
hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học
tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là
mọi tri thức về thế giới trong đó có cả các mối quan hệ, cách thức ứng xử với
môi trường xung quanh. Kĩ năng sống, cách thức ứng xử với môi trường xung
quanh là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình
tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong xã hội phát triển như hiện nay thì người
học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho người học không còn nhiều thời
3
gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự lệch
lạc giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục sống bảo
vệ môi trường đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp cách
thức truyền tải chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng là học sinh
tiểu học nên hiệu quả lồng ghép chưa cao, dẫn đến chất lượng giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh còn nhiều hạn chế.
1. Khảo sát việc học của học sinh
Để tìm hiểu thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh để từ đó
có những biện pháp nhằm tăng cường giáo dục nội dung bảo vệ môi trường cho
các em, tôi đã tiến hành khảo sát (Lần 1) ở lớp 4B - Trường Tiểu học Cẩm Châu
vào đầu năm học. Cụ thể:
Nội dung khảo sát: Khảo sát về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của
học sinh.
Mục đích khảo sát: Đánh giá thực trạng của lớp theo hai mục tiêu, 5 yêu
cầu và 5 nội dung của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực.
Kết quả như sau:
Số học sinh tham gia khảo sát: 33 em
TSHS
HS nắm vững kiến HS nắm được kiến thức
thức, thái độ và hành vềmôi trường, biết bảo
vi bảo vệ môi trường vệ môi trường.
tốt.
SL
33
5
TL
15
SL
10
TL
30
HS không nắm
được kiến thức
thái độ bảo vệ
môi trương chưa
phù hợp.
SL
19
TL
55
Kết quả trên cho thấy học sinh có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường
chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chỉ có 15 % học sinh nắm vững kiến thức, có
thái độ hành vi, bảo vệ môi trường tốt. Số học sinh có nhận xét đánh giá về sự
việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử chuẩn mực là 30%. Còn phần lớn
(55%) các em thể hiện kĩ năng còn đại khái. Các em còn chưa có thái độ, hành
vi bảo vệ môi trường (Khi thấy rác ở lớp học hay ở sân trường còn chưa tự giác
nhặt bỏ vào đúng nơi qui định, vệ sinh cá nhân của nhiều em còn chưa sạch sẽ,
…). Chính vì vậy mà việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh là vấn đề cần quan tâm. Muốn làm tốt việc này mỗi giáo viên cần phải làm
gì? Đây cũng chính là câu hỏi cần phải tìm tòi nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân
4
dẫn đến tình trạng học sinh hạn chế về ý thức bảo vệ môi trường, để từ đó tìm ra
biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường "Xanh - Sạch - Đẹp".
2. Nguyên nhân
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và khảo sát học sinh bản thân
nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa tốt là do những nguyên
nhân sau:
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua việc tích hợp vào các môn
học còn hạn chế.
- Kiến thức thực tế về môi trường của học sinh còn hạn hẹp.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua các hoạt động
ngoại khóa, hoạt động giáo dục vui chơi còn chưa sâu sát, chưa có hiệu quả cao.
- Việc động viên, khuyến khích, khen thưởng khi học sinh làm được việc
tốt để bảo vệ môi trường của giáo viên chưa kịp thời.
- Do tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh dễ nhớ nhưng chóng quên nên việc
thực hiện bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của phụ huynh chưa cao nên cũng dẫn
đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh còn hạn chế.
- Giáo viên và phụ huynh chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của
giáo dục gia đình, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến
học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh
Từ những nguyên nhân trên thì trong quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh nhằm thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực", môi trường "Xanh - Sạch - Đẹp", bản thân đã gặp
những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
* Nhà trường: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu cùng chuyên môn
nhà trường đã xây dựng kế hoạch với những biện pháp cụ thể để giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh một cách chung nhất cho tất cả các khối lớp,
đây chính là định hướng giúp giáo viên thực hiện giảng dạy đúng theo mục tiêu
giáo dục bảo vệ môi trường.
Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng tới công tác xây dựng
cảnh quan trường lớp, luôn quan tâm, hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy
cũng như giáo dục. Hàng tháng thường phát động phong trào thi đua xây dựng
môi trường "Xanh - Sạch - Đẹp" ở các lớp.
5
* Giáo viên: Đội ngũ giáo viên có tay nghề chuyên môn vững vàng, giàu
kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp
dạy học. Luôn đồng tình ủng hộ, cùng chung tay xây dựng cảnh quan môi
trường lớp học "Xanh - Sạch - Đep"
* Học sinh: Phần đa học sinh đều là con em trong gia đình thuần nông
nên rất ngoan ngoãn, biết vâng lời, gần gũi với cô giáo. Tích cực trong các
phong trào bảo vệ môi trường; Hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào "Tết
trồng cây đời đời nhớ ơn Bác".
* Phụ huynh học sinh: Phụ huynh rất quan tâm, ủng hộ nhiệt tình, luôn
song hành cùng nhà trường giáo dục các em. Sự quan tâm của phụ huynh học
sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh.
b. Khó khăn
* Đối với giáo viên: Nhà trường là nơi giáo dục quan trọng nhất trong
việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em, nhưng trong thực tế hiện
nay việc nhận thức, sự hiểu biết về tầm quan trọng, đối với giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường ở một số giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa thực sự chú ý đến
giáo dục kĩ năng cho các em mà mới chỉ hoàn thành theo mục tiêu môn học,
chưa nghiên cứu phương pháp dạy học nhằm mục đích giáo dục cao nhất, chưa
xác định rõ được kĩ năng cần rèn qua từng bài học, chưa chú ý kiểm tra kĩ năng
hành vi đạo đức đã học của học sinh. Việc rèn kĩ năng cho học sinh chưa thường
xuyên liên tục nên các hành vi đạo đức chưa trở thành thói quen, các em nhanh
quên hành vi đó và chưa có giá trị thực tế cao.
* Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, các em đã được giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn nhiều em
do nhận thức về bảo vệ môi trường sống chưa cao nên các em còn có nhiều hành
vi, thói quen xấu ảnh hưởng đến môi trường, ý thức tham gia các hoạt động giữ
gìn môi trường ở gia đình cũng như ở trường còn hạn chế như: Chơi nhiều trò
chơi mất vệ sinh, chưa có ý thức bỏ rác vào đúng nơi quy định, tham gia lao
động vệ sinh ở trường cũng như ở gia đình với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa biết
giữ gìn an toàn lao động.
* Đối với phụ huynh học sinh: Do đăc điểm vùng miền, do điều kiện
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa, ít có thời gian quan
tâm đến việc học tập của các em, nhất là sửa những hành vi thói quen chưa
đúng, chưa chuẩn. Ngoài ra một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em, các bậc cha mẹ
luôn nóng vội trong việc giáo dục con nên chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức
về Toán và Tiếng Việt mà quên đi việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
6
Xuất phát từ những khó khăn, nguyên nhân trên của giáo viên, học sinh và
phụ huynh học sinh, tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường "Xanh - Sach - Đẹp" như sau:
2.3. Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường "XanhSạch-Đẹp" cho học sinh
1. Xác định mức độ và môn học tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường ở lớp 4
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở
trường Tiểu học hiện nay thì một trong những biện pháp giáo dục có hiệu quả đó
là tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học. Để
nội dung này đạt hiệu quả thì trong dạy học lồng ghép giáo viên cần xác định rõ
mức độ, phương thức và địa chỉ lồng ghép ở môn học nào.
Căn cứ vào nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa và đặc thù
dạy học ở lớp 4, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có thể tích hợp ở các
môn học: Tiếng Việt, Khoa học và Hoạt động giáo dục đạo đức.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các môn học ở lớp 4
gồm có ba mức độ:
Mức độ 1: Lồng ghép toàn phần.
Mức độ 2: Lồng ghép bộ phận.
Mức độ 3: Liên hệ.
* Phương thức lồng ghép:
Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
Mức độ 2: Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường.
Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường.
Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học
làm sao cho phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn.
Trong các hoạt động học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu
sắc nội dung bài học hoặc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ
môi trường chính là giáo dục các em một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi
trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù
hợp và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn.
2. Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục giá trị sống, kĩ năng
sống cho học sinh
Môi trường sống xung quanh chúng ta hiện nay ngày càng bị ô nhiễm
nặng một phần lớn do nhận thức của con người. Với nhận thức lệch lạc cùng với
lối sống vị kỉ, bất công với thiên nhiên nên con người đã có những hành vi gây
7
tổn hại cho môi trường. Chính vì vậy giáo dục môi trường muốn hiệu quả và
ngày càng có giá trị cao thì trước hết phải giáo dục cho các em những thói quen,
những việc làm tốt trong cuộc sống như: Tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh
trường lớp, ích lợi của một bầu không khí trong lành, giá trị của một môi trường
"Xanh, sạch, đẹp". Bên cạnh đó chúng ta phải giáo dục những kĩ năng sống liên
quan đến bảo vệ môi trường để học sinh hiểu được sự cần thiết của những việc
làm đó. Cụ thể:
Cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về môi trường sống, về
việc bảo vệ môi trường, những hoạt động tích cực với môi trường, các nguồn
nhiên-vật liệu, những hiểu biết cơ bản về sự sống của các loài động vật, thực
vật…Trong quá trình này, giáo viên chú ý để học sinh đồng thời được rèn luyện
các kĩ năng nhận thức bằng cách đặt các câu hỏi mở, dẫn dắt gợi hướng cho các
em tư duy, tạo các tình huống nhận thức.
Giới thiệu cho các em những hành vi đúng thể hiện cách sống thân thiện
với môi trường để các em biết phải làm như thế nào, từ đó rèn cho các em thói
quen trong cuộc sống hàng ngày như giáo dục các em thói quen không vứt rác ra
lớp học hay ngoài sân trường hoặc không ném rác trên đường đi… ở bất cứ đâu
khi thấy rác các em phải nhặt phải bỏ rác vào đúng nơi qui định. Để làm được
điều này trước hết giáo viên cần rèn cho hoạc sinh thực hiện tốt những việc làm
ngay trên lớp học bằng cách: Tuyên truyền bằng các câu khẩu hiệu, đồng thời
mỗi lớp cần có thùng rác đặt ở cuối lớp với dòng chữ "Cho tôi xin rác". Hàng
ngày giáo viên cần quan sát việc thực hiện của các em, thường xuyên nhắc nhở
các em thực hiện tốt các hành vi thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó giáo viên cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt
động ngoài giờ lên lớp để các em được hợp tác hoạt động với nhiều đối tượng
khác nhau đồng thời tạo sức mạnh lôi cuốn mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường như ngày hội trồng cây, ngày chủ nhật xanh… Giáo dục các em về tình
cảm, hành vi và ý thức bảo vệ môi trường là nền tảng của một tương lai tốt đẹp
cho các em.
8
Học sinh và giáo viên tham gia trồng cây đầu xuân
3. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện "Xanh - Sạch - Đẹp"
Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng lớp học thân thiện "Xanh Sạch - Đẹp" là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập. Trong môi trường lớp học thân thiện "Xanh Sạch - Đẹp" các em sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động tìm kiếm kiến
thức khi nội dung học tập được trải nghiệm trong đời sống qua các hoạt động tập
thể, qua các trò chơi và các hoạt động ngoại khóa. Đó chính là nhân tố rèn kĩ
năng sống góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách cho học sinh
việc bảo vệ môi trường.
Để đạt được mục tiêu quan trọng này giáo viên cần thực hiện tốt việc xây
dựng mối quan hệ giữa thầy và trò, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên ngay trong lớp học bằng việc tạo ra một
không gian lớp học, bởi nơi đây "Trường học thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai
của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình" cũng là một
điều kiện rất cần thiết để phát triển kĩ năng bảo vệ môi trường cho các em. Để
tạo nên không gian lớp học đó thì ngay từ đầu năm học, giáo viên phải xây dựng
kế hoạch trang trí lớp học theo nội dung "Trường học thân thiện, học sinh tích
cực", lớp học "Xanh - Sạch - Đẹp" và tạo điều kiện để học sinh được cùng giáo
viên và các bạn trong lớp trang trí. Qua đó các em sẽ được trao đổi với các bạn,
được trải nghiệm và được thể hiện những điều đã được học vào cuộc sống. Cụ
thể: Trong không gian lớp học, ngoài các góc học tập, giáo viên và học sinh cân
xây dựng thêm góc thiên nhiên, có nhiều loại cây xanh gần gũi để các em có một
không gian xanh, hàng ngày các em có thể tự chăm sóc cây (tưới nước, bắt sâu,…)
từ đó giúp các em thêm yêu lao động, tạo cho các em sự yêu thích thiên nhiên. Đặc
biệt, giáo viên còn xây dựng một góc mở để các em được chơi, được trưng bày các
sản phẩm như: "Em với bảo vệ môi trường", " Việc làm của tôi và bạn".
9
Hình ảnh thân thiện với môi trường trong lớp học
(Do giáo viên và học sinh trang trí )
Một góc lớp học do giáo viên học sinh trang trí từ vật liệu phế thải
10
4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các trò chơi khởi động, trò
chơi học tập
Trò chơi khởi động và trò chơi học tập là những trò chơi có nội dung gắn
liền với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học, việc tổ chức cho học
sinh chơi vào bất kì phần nào của bài học đều rất quan trọng. Nó không chỉ làm
thay đổi hình thức học tập, làm cho không khí học tập trong lớp học được thoải
mái, dễ chịu mà còn làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành một hình
thức vui chơi hấp dẫn, qua đó các em được cũng cố, hệ thống hóa kiến thức và
quan trọng nhất là các em được phát triển kĩ năng giao tiếp, ý thức bảo vệ môi
trường.
Vì vậy giáo viên có thể lựa chọn bất kì hoạt động nào để tổ chức thành trò
chơi bằng cách vận dụng các yêu cầu, các nhân tố cơ bản của trò chơi như: Trò
chơi phải đơn giản, dễ thực hiện, thể hiện rõ mục đích học tập, không chỉ đơn
thuần là trò chơi giải trí. Ngoài các trò chơi đã có trong Tài liệu hướng dẫn học,
giáo viên có thể bổ sung, thiết kế các trò chơi cho hợp lí với bài học, với trình độ
nhận thức của học sinh, đặc biệt là phát triển ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh phù hợp với nội dung của từng bài học.
Ví dụ: Để tạo cho các em mạnh dạn, tự lập và phát huy bản thân về ý thức
bảo vệ môi ở lớp học cũng như ở nhà, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi "Gia đình ngăn nắp".
*Đồ dùng: Các đồ trong không gian lớp học (Sách vở, lọ hoa…).
*Cách chơi: Chia làm 2 nhóm chơi và 1 Ban giám khảo.
Nhiệm vụ của các nhóm: Sắp xếp lại các đồ dùng trong lớp học sao cho
gọn gàng, đẹp theo thời gian qui định (5phút).
Sau khi kết thúc trò chơi, Ban giám khảo sẽ đưa ra nhận xét và bình bầu
nhóm sắp xếp đồ dùng nhanh gọn gàng và đẹp nhất, sau đó Ban giám khảo có
thể phỏng vấn các bạn qua trò chơi về cách sắp xếp đồ dùng như thế nào để cho
lớp học đẹp, gọn gàng và quan trọng nhất là bạn cảm thấy thế nào khi môi
trường lớp học sạch đẹp.
Lúc đầu các em cảm thấy không tự tin nhưng khi được nhắc nhở những
điều cần chú ý về những việc cần làm, cộng thêm một môi trường lớp học thân
thiện các em đã thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại, thay vào đó
là những cánh tay tự tin cùng những câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu khi được Ban
giám khảo phỏng vấn. Ví dụ như: "Mình tên là Quỳnh Nga, mình là trưởng ban
Sức khỏe - Vệ sinh, mình có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn thực hiện tốt vệ sinh
thân thể, nhắc nhở các bạn quét dọc lớp học, sân trường sạch sẽ, chăm sóc và
bảo vệ cây xanh, qua trò chơi mình đã hiểu được nhiều điều bổ ích khi được
sống trong một môi trường sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, mình rất vui khi được
đón tiếp các bạn đến thăm lớp mình".
11
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Vì vậy sau những bài học tìm
hiểu kiến thức về môi trường là những bài học về thái độ, ý thức bảo vệ môi
trường.
Ví dụ: Tổ chức trò chơi "Hãy", "Đừng" khi dạy bài tập đọc "Bè xuôi sông
La", Tiếng Việt 4-Tập 2B.
*Mục đích: Giúp học sinh nắm vững được những việc nên làm, những
việc không nên làm đối với môi trường.
*Cách chơi:
Gồm 2 đội chơi: Đội A và Đội B.
- Đội A đặt câu với động từ "Hãy" để nêu những việc cần làm đối với môi
trường.
- Đội B đặt câu với động từ "Đừng" để nêu những việc không nên làm
đối với môi trường.
*Thời gian chơi: 5 phút.
Chẳng hạn: Đội A với động từ "Hãy"
- Hãy bảo vệ rừng.
- Hãy bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Hãy giữ gìn vệ sinh lớp học xanh, sạch, đẹp.
* Đội B với động từ "Đừng":
- Đừng vứt rác xuống sông, suối.
- Đừng giết hại những loài vật quí hiếm.
- Đừng phá rừng.
Học sinh chơi lần lượt và cứ thế, hết thời gian, đội nào nêu được nhiều
câu, đúng nội dung hơn thì đội đó là đội thắng cuộc.
Hay để giúp học sinh hiểu về vai trò của môi trường đối với đời sống của
con người, vẻ đẹp của đất nước, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
"Em tập làm hướng dẫn viên du lịch".
Với trò chơi này giáo viên sẽ tổ chức tại lớp vào các giờ như: Sinh hoạt
cuối tuần; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chẳng hạn:
Học sinh sẽ đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch đón khách đến thăm
lớp. Các em sẽ giới thiệu với khách tham quan biết về trường của em về truyền
thống thi đua Dạy tốt, học tốt của thầy và trò nhà trường, giới thiệu về không
gian lớp học theo Mô hình trường học mới (VNEN), giới thiệu về những thông
tin cơ bản về nhà ở, khoảng cách từ nhà đến trường… của các bạn trong lớp qua
12
sơ đồ cộng đồng hoặc các em có thể giới thiệu về một cảnh đẹp của đất nước,
danh lam thắng cảnh ở địa phương mà các em biết như: Biển Sầm Sơn, Di tích
lich sử Lam Kinh, Động Phong Nha,…
Sau khi giới thiệu về một cảnh đẹp hoặc danh lam thắng cảnh nào của đất
nước, bạn hướng dẫn viên du lịch sẽ phỏng vấn các bạn dưới lớp qua các câu hỏi
về môi trường.
Ví dụ: - Bạn có suy nghĩ gì sau khi nghe tôi giới thiệu về cảnh đẹp này?
- Bạn cần làm gì để danh lam thắng cảnh đó ngày càng thêm đẹp và thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước? …
Qua những hội thi như vậy, lớp 4B đã có một đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch nhỏ tuổi sẵn sàng đón khách đến thăm lớp và các em cũng sẽ là những thành
viên cộng tác với giáo viên trong việc hướng dẫn các em học sinh khác nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường.
Ảnh học sinh tham gia trò chơi "Em tập làm hướng dẫn viên du lịch
Qua các hoạt động trò chơi, các em được vừa chơi vừa học. Như vậy giờ
học diễn ra nhẹ nhàng mà các em lại tiếp thu được kiến thức cũng như thái độ,
hành vi về bảo vệ môi trường một cách tự nhiên và dễ nhớ.
5. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
13
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục quan
trọng ở trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thông qua hoạt động này sẽ giúp các em nắm kiến thức về môi trường một cách
nhẹ nhàng, không khô khan mà lại có hiệu quả cao. Từ đó, các em sẽ có thái độ
và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ đúng trước những
sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù
đó có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em
tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa.
Mỗi hoạt động đều có những kết quả riêng nên tôi luôn chú ý lồng ghép
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách linh hoạt, tạo tâm thế
nhẹ nhàng, tự nhiên, không chỉ lồng ghép vào một hoặc hai hoạt động mà nội
dung này cần được tính cực lồng ghép, tích hợp ở nhiều hoạt động và với những
hình thức khác nhau, điều đó phụ thuộc vào sự linh hoạt và sáng tạo của giáo
viên. Vì vậy song song với việc tổ chức các trò chơi, cũng với mục đích rèn cho
học sinh kĩ năng giao tiếp, ứng phó với môi trường tôi đã nghiên cứu, xây dựng
kế hoạch, lựa chọn và thiết kế tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để các
em có môi trường rèn luyện kĩ năng cho mình. Đó là:
* Tổ chức các hoạt động tham quan ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là cơ hội để các em được tiếp xúc với đa dạng các
đối tượng về môi trường (cỏ cây, hoa lá…) và các hiện tượng xung quanh các
em. Trong quá trình cho các em quan sát về môi trường xung quanh các em, giáo
viên tạo tình huống để các em trao đổi kinh nghiệm và tự giải quyết vấn đề mà
giáo viên đã đưa ra. Từ đó tạo hứng thú bước đầu cho các em về những nội dung
bảo vệ môi trường.
Ví dụ: - Tại sao chúng ta phải trồng cây xanh?
- Cây xanh sống được là nhờ đâu?
- Muốn cây xanh trong sân trường tươi tốt em phải làm gì?
- Để sân trường sạch sẽ em cần làm gì?
Chính những câu hỏi, những lời dẫn dắt của giáo viên sẽ dần hình thành ở
các em ý thức bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường sống xung quanh các em.
* Tổ chức cuộc thi "Sức sống mới từ phế thải"
Muốn giáo dục học sinh trong lớp chung sức xây dựng mái trường, lớp
học "Xanh, sach, đep" ngoài hoạt động dạy và học chính khóa thì giáo viên đã tổ
chức cho học sinh cuộc thi "Sức sống mới từ phế thải", với nội dung đó là chế
tạo các sản phẩm, mô hình hữu ích từ vật liệu phế thải được làm từ các vật liệu
như bao ni lông, vỏ hộp, vỏ của một số loài hải sản, ống hút…
14
Sản phẩm của học sinh được làm từ những vật liệu phế thải
Ảnh: Góc thiên nhiên của em, bình hoa được làm từ vỏ hộp
* Tổ chức xây dựng phong trào "Công trình măng non" ở lớp học
15
Để phong trào xây dựng "Công trình măng non" đạt hiệu quả thì hàng
tuần sẽ có một hoạt động tổ chức cho các bạn thiếu niên tham gia lao động (do
Liên Đội phân công vị trí), khi đến hoạt động này thì Ban Sức khỏe - Vệ sinh sẽ
tự phân công công việc cho các bạn với các nội dung như: Nhổ cỏ, tưới nước
cho hoa, chăm sóc vườn cây thuốc nam, quét dọn sân trường, cổng trường, lớp
học. Nội dung này cũng được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng tuần của
lớp. Khi tổng kết thi đua, giáo viên sẽ tuyên dương, khích lệ những cá nhân có ý
thức bảo vệ môi trường, chăm chỉ lao động. Như vậy vậy sẽ kích thích tính tự
giác, tích cực trong các em.
Khi được tham gia các hoạt động tập thể như vậy ở nhà trường sẽ giúp các
em nhận thấy rõ thành quả lao động của các em đó là một sân trường sạch sẽ,
những lớp học thoáng mát, những bồn hoa, vườn cây xanh tươi, tất cả tạo nên
một môi trường học tâp, vui chơi đẹp mắt do chính bàn tay lao động của các em.
Điều này góp phần rất lớn vào việc tạo cảnh quan trường học "Xanh,
sạch, đẹp" trong khuôn viên nhà trường. Đây cũng là một hoạt động nhằm thực
hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua hoạt
động đó cũng tạo nên động lực, ý thức giữ gìn vệ sinh sân trường, lớp học, bảo
vệ cảnh quan nhà trường ngày một khang trang hơn.
Sau đây là một số hình ảnh của phong trào xây dựng "Công trình măng
non" ở nhà trường:
Học sinh chăm sóc bồn hoa và dọn vệ sinh sân trường
16
6. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua cộng đồng.
Trong mô hình trường học mới, bên cạnh cùng đồng hành với giáo viên,
với nhà trường là phụ huynh học sinh. Bởi sự quan tâm của cộng đồng sẽ không
chỉ giúp các em học được các kiến thức mà còn hỗ trợ một cách hiệu quả việc
hình thành, bồi dưỡng các kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc
sống của các em. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu tăng cường rèn kĩ năng bảo
vệ môi trường cho học sinh, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực", giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt
chẽ với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục, trong đó có giáo dục môi
trường cho học sinh.
Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm thông
báo về đặc điểm tình hình của nhà trường, của lớp, tuyên truyền tới phụ huynh
học sinh kế hoạch tổ chức các hoạt động trong nhà trường của các cấp, nêu tầm
quan trọng của việc giáo dục đạo đức, tính cấp bách của môi trường sống hiện
nay. Định hướng và thống nhất với phụ huynh trong việc hướng dẫn các em
nhận biết và phân biệt được môi trường ở gia đình và ở cộng đồng, giúp các em
thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh. Từ đó giáo dục và hình thành
ở các em thói quen lao động tự phục vụ như: Lau dọn, sắp xếp đồ dùng gọn
gàng, không vứt rác bừa bãi, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày…
Đồng thời phụ huynh cũng cần hướng dẫn các em biết chăm sóc vật nuôi,
cách gieo hạt trồng cây xanh ở gia đình. Biết cùng với người thân và mọi người
trong cộng đồng tham gia chăm sóc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở địa
phương, tham gia quét dọn và trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh sạch - đẹp ở đường làng, ngõ xóm .
Học sinh dọn vệ sinh ở cộng đồng
Học sinh chăm sóc đài tưởng niệm
Ngoài việc tuyên truyền đến phụ huynh giáo dục học sinh nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường ở gia đình, ở cộng đồng thì ở lớp giáo viên còn xây dựng một
17
góc cộng đồng để phụ huynh học sinh đóng góp những sản phẩm của quê
hương, sản phẩm được tái chế và những hình ảnh, tấm gương người tốt, việc tốt
về bảo vệ môi trường.
Góc cộng đồng lớp em
Đặc biệt các kế hoạch hoạt động của lớp, đều được bàn bạc và ghi nhận sự
đóng góp ý kiến của phụ huynh học sinh. Chính nhờ việc làm này mà giáo viên
chủ nhiệm đã nhận được những thông tin đóng góp tích cực của phụ huynh để
kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện của lớp, của trường cũng
như tâm tư, nguyện vọng chính đáng của phụ huynh để đi đến một mục đích
chung là giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ môi trường tốt nhất cho học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tiến hành nghiên cứu, tìm tòi phương pháp tổ chức cho học sinh
rèn kĩ năng giao tiếp, giáo viên đã thu được nhiều kết quả khả quan hơn so với
đầu năm học. Cụ thể:
1. Đối với giáo viên
- Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh.
- Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, giáo viên không còn lúng túng khi
tổ chức các hoạt động cho học sinh, quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện hơn.
- Tăng cường được sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo
viên với phụ huynh, với cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục.
2. Đối với học sinh
18
Để kiểm tra về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh sau
khi áp dụng một số biện pháp giáo dục nêu trên, giáo viên đã tiến hành khảo sát
chất lượng học sinh của lớp (Lần 2) .
Nội dung khảo sát: Em hãy đánh dấu x vào ý em cho là đúng nhất.
a.Về kiến thức:
Trồng nhiều cây xanh trong trường học và trên đường phố để:
Lấy gỗ và che mưa.
Làm trong sạch bầu không khí và giảm tiếng ồn.
Giúp cho chim làm tổ.
b.Về thái độ, hành vi:
Để giữ gìn lớp học "Xanh, sạch, đẹp" em cần:
Vứt rác qua sửa sổ lớp học.
Trực nhật lớp, trồng và chăm sóc cây xanh thường xuyên.
Khạc nhổ, vứt rác bừa bãi ra lớp học, sân trường.
Kết quả thu được:
Số học sinh tham gia khảo sát: 33 em
TSHS
HS nắm vững kiến
thức, thái độ và hành
vi bảo vệ môi trường
tốt.
SL
HS nắm được kiến
thức về môi trường,
biết bảo vệ môi
trường.
TL
SL
T
HS không nắm được
kiến thức thái độ bảo
vệ môi trường chưa
phù hợp.
SL
TL
L
33
22
67
7
21
4
12
Qua bảng số liệu cho thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều
nắm vững kiến thức, có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, được thể hiện
rõ qua:
- Ý thức giữ vệ sinh chung của các em đã được nâng cao.
- Tham gia nhiệt tình vào các buổi lao động, các ngày chủ nhật xanh.
- Tích cực chăm sóc cây xanh trong trường, góc thực vật trong lớp được
chăm sóc chu đáo.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
19
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường "Xanh, sạch, đẹp" cho học sinh là
một việc làm hết sức cần thiết cho xã hội, các em không chỉ học giỏi về kiến
thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một
môi trường lành mạnh, an toàn tích cực, vui vẻ. Vì thế, theo tôi để làm tốt việc
giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, người giáo viên cần
chú ý:
- Xác định rõ tầm quan trọng của việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh, để hướng các em vào các hoạt động tích cực nhằm
hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Nắm vững đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động
giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động khác.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục gắn với nội dung rèn kĩ
năng sống về bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia
tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
- Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường rất đa dạng và mang đặc trưng
vùng, miền đòi hỏi giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù
hợp với nhu cầu, trình độ học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh địa phương.
- Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các hoạt động
giáo dục trong nhà trường.
- Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh
hoạt chuẩn mực, phải là tấm gương tốt về ý thức bảo vệ môi trường, hết lòng
thương yêu, gần gũi với học sinh. Vì học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở
tấm gương sống của người thầy "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo" .
3.2. Kiến nghị
- Đối với học sinh cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường. Các em cần được động viên khuyến khích kịp thời để các em
có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập.
- Đối với giáo viên cần không ngừng học hỏi, tìm tòi, tích luỹ kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu thông tin sách vở và từ chính học sinh. Ngoài ra
giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình, dạy sát đối tượng học sinh, lựa
chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp và đặc biệt giáo viên cần
phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, gần gũi, động viên giúp
đỡ học sinh.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc giáo dục nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4, những kinh nghiệm của bản
thân trình bày ở trên chỉ là một khía cạnh nhỏ. Rất mong được sự góp ý bổ sung
20
của Hội đồng khoa học nhà trường cùng các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Cẩm Châu, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác .
Người viết
Nguyễn Ngọc Long
Phạm Thị Phượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu tham khảo
Tên tác giả
Nhà xuất
bản
Năm
xuất
bản
1
Giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học.
Ngô Thị Tuyên
Giáo Dục
2010
2
Giáo dục kĩ năng sống trong các
môn học ở tiểu học lớp 4
Bộ Giáo Dục
Giáo Dục
2010
3
Tài liệu BDTX Mo dun43: Giáo
dục bảo vệ môi trường qua các
môn học ở tiểu học.
4
Hoạt động và trò chơi.
Vụ Giáo Dục
tiểu học
Giáo Dục
2006
5
HD học Tiếng Việt lớp4
Bộ Giáo Dục
Giáo Dục
2013
Lê Thị Chinh
21
6
HD học Đạo Đức lớp4
Bộ Giáo Dục
Giáo Dục
2013
7
HD học Khoa học lớp4
Bộ Giáo Dục
Giáo Dục
2013
8
HD học Lịch Sử và Địa lí lớp 4
Bộ Giáo Dục
Giáo Dục
2013
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Phượng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Cẩm Châu
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
xếp loại
Kết quả
đánh giá
xếp loại
Năm học
đánh giá
xếp loại
22
1.
2.
Đổi mới phương pháp dạy
học các dạng bài Luyện từ
và câu lớp 4
Ngành GD
Cấp
C
Năm học
2012- 2013
C
Năm học
2015- 2016
tỉnh
Giải pháp rèn kĩ năng giao Ngành giáo
tiếp cho học sinh tiểu học, dục cấp huyện
Trường Tiểu học cẩm Châu
MỤC LỤC
1 : Mở đầu.....................................................................................................trang 1
1.1
Lí do chọn đề tài..................................................................................trang 1
1.2 Mục đích nghiên cứu......................................................từ trang 1 đến trang 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................trang 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................trang 2
2 : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..........................................................trang 3
2.1
Cơ sở lí luận của SKKN.......................................................................trang 3
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN..........từ trang 3 đến trang 6
2.3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............................. trang 6
23
1. Xác định mức độ và môn học tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường...................................................................................từ trang 6 đến trang
7
2. Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống
cho học sinh ………………………………………………………từ trang7 đến
trang8
3. Xây dưng môi trường lớp học thân thiện"Xan-SạchĐẹp"..................................................................................từ trang 8 đến trang 10
4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các trò chơi học tập, trò chơi khởi
động .................................................................................từ trang10 đến trang 12
5. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp....................................................................................từ trang13 đến trang 15
6. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua cộng
đồng ..........................................................................................từ trang16 đến
trang 17
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và Nhà trường..................................................................từ trang 17 đến trang 18
3. Kết luận – Kiến nghị...........................................................................trang 19
ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
24
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
25