Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học dạng bài ôn tập địa lí lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1 . Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài.

1

1.2.Mục đích nghiên cứu.

2

1.3.Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4.Phương pháp nghiên cứu.

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.2. Thực trạng.



4

2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học dạng bài ôn
tập địa lí lớp 5.
2.3.1. Công tác chuẩn bị và thiết kế bài giảng cho dạng bài ôn tập
địa lí lớp 5
2.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phong
phú, tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học dạng bài ôn tập
trong phân môn địa lí và giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến
thức.
2.3.3.Việc đánh giá học sinh thường xuyên khi học dạng bài ôn tập
cần thực hiên triệt để theo yêu cầu của thông tư 22.
2.3.4. Tiến trình dạy bài 16: ôn tập địa lí lớp 5 bằng giáo án điện tử

5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

18

3. Kết luận, kiến nghị.

19

3.1 Kết luận.

19

3.2 Kiến nghị.


20

Tài liệu tham khảo.

21

5
6

8
9

0


1 . Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài.
Ở bậc tiểu học, mỗi môn học đều đóng một vị trí quan trọng nhất định, đối
với phân môn Địa lí lớp 5 đã giúp cho học sinh có hiểu biết về thiên nhiên, về
môi trường sống xung quanh, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản,
thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí ở Việt Nam cũng
như một số nước đại diện cho các châu lục trên thế giới. Học sinh khối 4 và
khối 5 được tiếp cận với phân môn Địa lí là các em được hình thành kỹ năng
quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tư liệu địa lí từ sách giáo khoa,
trong cuộc sống gần gũi học sinh; học sinh biết trình bày kết quả học tập qua
nhiều hình thức: lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê … thông qua các
giờ học Địa lí trên lớp, nhất là những bài ôn tập trong chương trình địa lí lớp 5,
các em biết vận dụng vào cuộc sống phong phú. Từ đó hình thành được ở các
em thái độ ham học hỏi, tìm hiểu để biết về quê hương, đất nước, môi trường

xung quanh, thêm yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương, đất nước và
khát khao được học để trở nên con người có ích cho gia đình, xã hội, trở nên con
người năng động, sáng tạo, đem hết sức mình để góp phần xây dựng một đất
nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh hơn.
Muốn giáo dục cho học sinh lớp 5 có những hiểu biết về địa lí Việt Nam
và thế giới thì trước hết phải tạo được tình cảm hứng thú học môn Địa lí ở mỗi
em. Thực tế, qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 5, tôi thấy việc dạy học địa lí
còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Đa số phụ huynh và học
sinh đều quan niệm Địa lý chỉ là môn phụ, không quan trọng bằng môn Toán và
Tiếng Việt. Giáo viên cũng chưa thực sự đầu tư nhiều vào phân môn này để thu
hút học sinh. Khi dạy giờ Địa lí, đa số giáo viên chỉ sử dụng các thiết bị dạy học
địa lí để minh họa cho lời giảng mà ít chú ý đến chức năng nguồn tri thức của
chúng. Bên cạnh đó, còn có giáo viên chưa vận dụng tổ chức các hình thức học
tập cho các em học sinh. Đặc biệt là khi dạy dạng bài ôn tập môn Địa lí giáo
viên thường gặp rất nhiều khó khăn, tiết ôn tập tổng hợp kiến thức nên nội dung
ôn tập dài, khó thực hiện thành công trong một tiết học.
Vậy làm thế nào để dạy dạng bài ôn tập địa lí lớp 5 đạt được hiệu quả
cao?. Tôi thiết nghĩ: Tại sao chúng ta không ứng dụng công nghệ thông tin, khai
thác tiện ích của mạng Internet và những thiết bị dạy học hiện đại, đưa các hình
ảnh, tiếng động video có nội dung phục vụ cho bài giảng kết hợp với đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sẽ làm cho tiết học hấp dẫn, sinh động
đạt hiệu quả cao hơn. Làm thế nào để Địa lý không chỉ cung cấp kiến thức cơ
bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp dẫn học sinh?... là một vấn đề lớn
đòi hỏi tâm huyết và sự sẻ chia của các nhà giáo, nhất là những người giáo viên
trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học.
Chính vì vậy, với cương vị là tổ trưởng chuyên môn và là một giáo viên
được phân công giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi mạnh dạn chia sẽ cùng đồng
nghiệp: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học dạng bài ôn
tập địa lí lớp 5.” - Một vấn đề ít giáo viên quan tâm đến.
1



1.2.Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học dạng bài ôn
tập địa lí lớp 5.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối lớp 5 ở Trường Tiểu học Định Hưng
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Qua quá trình thực dạy học dạng bài ôn tập địa lí lớp 5, tôi đưa ra một số
phương pháp nghiên cứu là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp tổ chức trò chơi.

2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, vấn đề giáo dục luôn
được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu của cách
mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, đòi hỏi ngành
giáo dục và đào tạo phải thay đổi cách dạy và cách học nhằm tạo ra nguồn nhân
lực mới có tri thức khoa học cao, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn và dễ dàng
thích ứng trong môi trường mới đầy năng động, sáng tạo để giải quyết tốt các
vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, chương trình giáo dục mới rất chú trọng đến việc

phát huy tư duy tổng hợp, sáng tạo, tự nghiên cứu, tự học của học sinh.
Chương trình địa lí lớp 5 bao gồm 2 nội dung cơ bản:
Địa lí Việt Nam: Học sinh học về địa lí Tổ quốc một cách có hệ thống. Từ
địa lí tự nhiên đến dân cư, kinh tế nhằm giúp cho học sinh có được các kiến thức
mang tính khái quát về đất nước Việt Nam, đồng thời có một số kĩ năng, phương
pháp tìm hiểu về địa lí một quốc gia, một lãnh thổ cụ thể và tăng thêm tình yêu
quê hương đất nước.
Địa lí thế giới: Học sinh học về địa lí các châu lục, một số quốc gia tiêu
biểu trên thế giới. Phần nội dung này giúp học sinh mở rộng tầm nhìn ra thế giới
bên ngoài và giúp các em biết được một số phương pháp, kĩ năng tìm hiểu địa lí
một châu lục. Tuy nhiên còn có thêm bài học về các đại dương trên thế giới để
học sinh có cái nhìn tổng thể về bề mặt Trái đất.
Riêng đối với môn Địa lí dạng bài ôn tập là một trong những bài khó dạy,
khô khan không gây được hứng thú học tập của học sinh. Chính vì lẽ đó giáo
viên khi dạy các tiết này thường gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp học sinh nắm
vững kiến thức địa lí, hình thành các kĩ năng địa lí thì đòi hỏi giáo viên phải có
vốn kiến thức địa lí vững vàng, nắm vững mục tiêu của chương trình của mỗi
bài dạy, phải chuẩn bị bài công phu và đồ dùng dạy học chu đáo, thiết kế bài học
một cách khoa học, kiến thức tổng hợp, kĩ năng phân tích thuần thục và quan
trọng là biết lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
với mỗi tiết dạy và đối tượng học sinh. Người giáo viên biết kết hợp nhuần
nhuyễn, hợp lí và khoa học các phương pháp sẽ làm học sinh thích thú và hào
hứng tham gia học tập một cách tích cực. Như Hêghen đã nói: “ Phương pháp là
sự vận động bên trong của nội dung”. Vì thế phương pháp dạy học là hệ thống
những cách thức hoạt động bao gồm các hành động và thao tác của giáo viên,
học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ học tập. Mặt khác, học sinh
tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên", lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức,
tư duy trực quan và cụ thể. Muốn học sinh nhớ nội dung học tập thì ngoài việc
thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhất thì việc tạo cho các em
cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em

sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Các em không những nhận thức tốt các
vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn
đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các trực quan mang tính
bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng.
3


2.2. Thực trạng.
Qua quá trình giảng dạy phân môn địa lí ở lớp 5 cho thấy: đa số các giáo
viên đều nhận thấy phân môn địa lí là môn học quan trọng, nhằm giúp cho học
có những kiến thức cơ bản thiết thực về: Các sự vật hiện tượng và các mối quan
hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới.
Giáo viên thấy cần phải tạo hứng thú học môn địa lí cho học sinh thông qua việc
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và hình thức dạy học tích cực. Tuy
nhiên trong thực tế giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy vẫn còn tồn tại
những vấn đề sau:
2.2.1. Công tác chuẩn bị và thiết kế bài giảng cho tiết ôn tập địa lí lớp 5
chưa đầy đủ, chưa chu đáo.
- Giáo viên chủ quan trong công tác chuẩn bị về kiến thức nội dung ôn tập
và đồ dùng phục vụ cho tiết học, trong các tiết dạy, giáo viên thường sử dụng
tranh ảnh, hệ thống các bài tập, thông tin...có sẵn trong sách giáo khoa mà
không mở rộng thêm, chưa chú ý đến việc sưu tầm tranh ảnh, cập nhật thông tin,
tranh ảnh trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng để đưa
vào bài dạy nhằm khắc sâu, mở rộng kiến thức địa lí cho học sinh.
- Khi gặp dạng bài ôn tập thường khô khan nên giáo viên thường ngại nên
chỉ dạy theo hệ thống các bài tập trong sách giáo khoa một các đơn giản, chưa
nắm vững mối quan hệ giữa kiến thức bài mới với kiến thức của phần ôn tập,
không có sự sáng tạo để gây hứng thú học tập cho học sinh.Giáo viên thường
dạy chay ngại thiết kế giáo án điện tử vì phải ứng dụng công nghệ thông tin,
phải tìm tòi thông tin, tư liệu... đầu tư mất nhiều thời gian. Một số giáo viên

không nắm được các bước và các thao cơ bản để soạn giáo án điện tử. Giáo viên
đôi khi không đầu tư đúng mức từ việc thiết kế bài dạy đến việc giảng dạy trên
lớp, không dành đủ thời gian cho một tiết địa lí.
2.2.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa mạnh dạn đổi mới,
chưa linh hoạt, chưa phong phú, chưa đảm bảo cá thể hóa hoạt động học tập để
giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức.
- Dạy tiết ôn tập, giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học truyền
thống như hỏi - đáp là chủ yếu, giáo viên truyền thụ kiến thức còn học sinh thì
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Khi sử dụng giáo án điện tử các thao tác
sử dụng máy chiếu trên lớp còn lúng túng, chưa nhịp nhàng.
- Giáo viên chưa chịu khó tìm tòi các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học để giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Hình thức dạy học đơn
điệu, chưa có sự sáng tạo.Bởi vậy chất lượng học tập ở các tiết ôn tập chưa cao,
học sinh chỉ làm bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên kiểm tra kết quả và kết
luận đúng hoặc sai, ít quan tâm đến khai thác kiến thức ở kênh hình để thấy
được cái hay, cái đẹp, cái thực tế của môn học … Tất cả những điều đó dẫn đến
khi học tiết ôn tập địa lí các em không có sự liên hệ thực tế, một số học sinh
không thích học môn địa lí, không hứng thú với tiết ôn tập môn địa lí, tiếp thu
bài một cách thụ động.

4


- Trong tiết ôn tập địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh chưa
tốt, chưa thành thạo, học sinh chỉ mới xem bản đồ, lược đồ, khi chỉ các vị trí trên
bản đồ, lược đồ còn lúc túng, có học sinh chỉ vị trí địa lí trên bản đồ, lược đồ
thiếu chính xác.
2.2.3. Việc đánh giá học sinh thường xuyên khi học địa lí lớp 5 với dạng bài
ôn tập chưa triệt để theo yêu cầu của thông tư 22.
- Giáo viên còn chú trọng về việc giáo viên đánh giá học sinh mà học sinh

tham gia đánh giá, tự đánh giá học sinh và phụ huynh tham gia đánh giá học
sinh chưa nhiều.
- Đánh giá học sinh mới thay đổi nên quy trình đánh giá học sinh trong đánh
giá thường xuyên và đánh giá định kì chưa tạo thành thói quen đánh giá, chưa
đánh giá đúng yêu cầu.
- Kĩ năng giao tiếp của học sinh trong trường tiểu học còn nhiều hạn chế,
các em còn e dè chưa có ngôn ngữ để nhận xét học sinh chính xác.
2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học dạng bài ôn
tập địa lí lớp 5.
2.3.1. Công tác chuẩn bị và thiết kế bài giảng cho dạng bài ôn tập địa lí
lớp 5
2.3.1.1. Công tác chuẩn bị cho tiết ôn tập địa lí lớp 5.
- Giáo viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị chu đáo việc thiết kế bài giảng
cho dạng bài ôn tập địa lí lớp 5. Giáo viên phải xác định rõ dạng bài ôn tập và
nắm vững mục tiêu của tiết ôn tập; cần tư duy để chuẩn bị đồ dùng dạy học ,
trang thiết bị dạy học phục vụ chu đáo cho tiết ôn tập địa lí.
- Để giúp cho việc dạy dạng bài ôn tập địa lí lớp 5 thành công thì đòi hỏi
người giáo viên phải hệ thống được các kiến thức địa lí của phần trước bài ôn
tâp, sưu tầm, cập nhật thông tin để củng cố mở rộng kiến thức địa lí, môi trương
xung quanh cho học sinh, chuẩn bị phiếu học tập phục vụ cho tiết học.
Ví dụ dạy bài 7: Ôn tập thì giáo viên phải nắm được mục tiêu cần đạt của
tiết ôn tập và phải hệ thống, nắm vững các kiến thức về một số đặc điểm địa
hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta.
- Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập, bản đồ, lược đồ và
lựa chọn hình ảnh, tranh ảnh, thông tin, âm thanh, video... để tiết ôn tập đạt hiệu
quả cao.
- Bản đồ, lược đồ vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan
trọng, chiếm một số lượng nhiều nhất trong hệ thống kênh hình ở phần Địa lí lớp
5. Vì vậy, việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh là
không thể thiếu trong quá trình dạy học địa lí. Với dạng bài ôn tập này, rèn luyện

cho học sinh kĩ năng về chỉ các vị trí các sân bay, các cảng biển lớn, đường sắt
Bắc- Nam, quốc lộ 1A... trên bản đồ, lược đồ.
2.3.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế giáo án điện tử.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học
có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy học ở tiểu học. Học sinh
tiểu học có tư duy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên quá trình
5


nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các
phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Các hình ảnh âm
thanh sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Ứng dụng công
nghệ thông tin có thể vận dụng vào giảng dạy tất cả các môn học. thấy rõ được
hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bản thân tôi đã
áp dụng và sử dụng giáo án điện tử đề dạy dạng bài ôn tập địa lí lớp 5. Sau đây
là các bước và các thao tác cơ bản để soạn giáo án điện tử.
* Các bước soạn giáo án nhanh và hiệu quả:
Bước 1: Xác định mục tiêu, trọng tâm bài học.
Bước 2: Chuẩn bị các “ nguyên liệu” cần thiết cho giáo án.
Bước 3: Tạo hiệu ứng, liên kết các trang ( slide)
Bước 4: Sắp xếp các nội dung.
Bước 5: Chạy thử và đóng gói bài giảng.
* Các thao tác đơn giản khi soạn giáo án điện tử.
- Nháy chuột phải vào Desktop (màn hình) xuất hiện một menu. Ở Menu
này chúng ta vào mục New
Microsoft Powerpoint
- Chọn một slide mới : Vào menu Insert
New Slide
- Soạn nội dung, đưa hình ảnh, video... theo yêu cầu nội dung của môn
học.

-Hiệu ứng các thông cần trình chiếu theo thứ tự: Nháy chuột vào menu
“Slide Show”
“Custom Animation”
- Sau đó để trình chiếu một Slide ta ấn biểu tượng
trên Slide
2.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phong phú,
tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học dạng bài ôn tập trong phân môn địa lí
và giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức.
2.3.2.1. Nội dung, yêu cầu của các tiết ôn tập địa lí lớp 5.
Phần địa lí lớp 5 gồm 2 chủ đề lớn với 29 bài, trong đó 25 bài học kiến
thức mới và với 4 bài ôn tập.
Bài 7: Ôn tập về các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức
độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông
ngòi, đất, rừng.
Bài 16: Ôn tập các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của
nước ta ở mức độ đơn giản.
Bài 22: Ôn tập kiến thức về một số đặc điểm của châu Á, châu Âu về:
diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
Bài 35: Ôn tập về một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa
lí, đặc điểm tự nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp,
sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ,
châu Đại Dương, châu Nam cưc.
2.3.2.2. Phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình áp dụng phương pháp hiện đại
trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền
thống nhằm thay đổi cách thức phương pháp học tập của học sinh, sử dụng một
6


cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn,

đặc điểm của từng loại bài phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong
hoạt động nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình
chuyển từ giáo dục truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ
kiến thức sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng
lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Những gì học sinh
nghĩ được, nói được, làm được thì giáo viên không làm thay, nói thay. Qua đó,
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đối với tiết ôn tập địa lí lớp 5 là một dạng khô khan, chỉ gồm một số bài
tập nhằm củng cố các kiến thức về địa lí mà các em vừa học ở những bài trước
đó nên trong quá trình dạy hay thao giảng, thi giáo viên giỏi thì giáo viên đều
tránh dạng bài này, nếu bắt được bài này nếu giáo viên không biết lựa chọn
phương pháp dạy học mà chỉ dạy theo phương pháp truyền thống giáo viên nêu
câu hỏi hoặc nêu yêu cầu của bài tập để học sinh đáp ứng đủ yêu cầu của bài tập.
Sử dụng các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều thì không
thể phát huy được tính tích cực và sự sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy
học không có phương pháp nào là vạn năng, để phát huy tinh thần tự giác, tích
cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh giáo viên cần vận dụng linh
hoạt các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác... thì
giờ dạy mới đạt hiệu quả cao.
2.3.2.3. Hình thức tổ chức dạy học.
Để giờ ôn tập địa lí lớp 5 đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải linh
hoạt phối hợp các hình thức tổ chức dạy học như: dạy học theo nhóm, dạy học
cá nhân, dạy học cả lớp... một cách linh hoạt vì mỗi hình thức tổ chức dạy học
có chức năng và ý nghĩa khác nhau đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm huy động mọi khả
năng của từng học sinh, để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung của bài học.
Trong hoạt động cá nhân của tiết ôn tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh
làm việc thực sự với các đối tượng học tập: Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để thu
thập những kiến thức cần nắm, hoặc trả lời các câu hỏi, làm các bài tập trong tiết
ôn tập một cách độc lập. Qua đó, để vừa giúp học sinh nắm được kiến thức vừa

rèn luyện kĩ năng độc lập và làm quen phương pháp tự học, tự nghiên cứu chủ
động chiếm lĩnh kiến thức địa lí lớp 5.
Trong hoạt động nhóm của tiết ôn tập: Giáo viên tiến hành chia nhóm,
giao nhiệm vụ và hướng dẫn, trình chiếu yêu cầu nhóm thực hiện, trong một thời
gian nhất định, muốn hoạt động nhóm có hiệu quả, mỗi học sinh được chủ quan
mà cần xem lại kiến thức đã học của những bài địa lí đã học trước tiết ôn tập.
Khi ôn tập một mảng kiến thức cơ bản học sinh đã học, giáo viên cho học
sinh tự tìm tòi kiến thức, học sinh tự nghiên cứu, sau đó giáo viên yêu cầu bất
cứa học sinh nào để các em trình bày kết quả và học sinh khác nhận xét bổ sung
rồi rút ra kết quả đúng. Giáo viên phải biết khuyến khích động viên câu trả lời
và giúp học sinh hoàn thiên câu trả lời để tạo điều kiện cho học sinh được trình
bày trước tập thể từ đó học sinh tự tin hơn và hứng thú học tập hơn.
7


Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học tập của học sinh
trở nên lí thú gắn với thực tiễn, gắn với cuộc sống; kết hợp dạy học cá nhân với
dạy học theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học
sinh trong quá trình giáo dục làm cho học sinh học tập tích cực chủ động, sáng
tạo, thay đổi thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc.
Như vậy, giáo viên cần mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học đảm bảo cá thể hóa hoạt động học tập tạo hứng thú để học sinh
chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Căn cứ vào kiểu bài mà giáo viên đã phân dạng
để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo yêu
cầu, mục tiêu của tiết dạy.
Mặt khác, tạo hứng thú cho học sinh và giờ học đạt hiệu quả cao thì giáo
viên cần lựa chọn hình ảnh, tranh ảnh.... sinh động và tổ chức trò chơi cho học
sinh để học sinh vừa học vừa chơi tạo cho tinh thần thoải mái hứng khởi, tích
cực trong giờ học. Tranh ảnh không chỉ là hình ảnh minh họa cho bài dạy mà nó
còn ẩn chứa kiến thức bên trong. Qua việc khai thác thông tin, tranh ảnh, giáo

viên dễ dàng hình thành các khái niệm Địa lí còn học sinh có thể lĩnh hội các
kiến thức Địa lí một cách dễ dàng và hứng thú. Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu
kĩ bài dạy trước khi lên lớp để sưu tầm (hoặc cho học sinh sưu tầm) thêm các
thông tin, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học. Có như vậy mới rèn
luyện cho học sinh các kĩ năng, thao tác hoạt động, phát huy năng lực độc lập,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập; rèn cho học sinh
phương pháp tư duy khái quát; có khả năng chuyển tải thông tin ở mức độ cao
hơn. Quan trọng hơn cả là giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng
lực và thói quen tự học, sáng tạo.
Ví dụ khi dạy bài 16: Ôn tập (địa lí lớp 5) dù là bài ôn tập nhưng giáo viên
và học sinh cần sưu tầm thông tin, tranh ảnh trong sách báo hay trên mạng
Internet về ảnh của các một số dân tộc trên đất nước Việt Nam thân yêu, tranh
ảnh về cuộc sống lao động sản xuất, các hoạt động thương mại, các sân bay quốc
tế của nước ta.
Trong tiết học ôn tập địa lí lớp 5, giáo viên cần lựa chọn các trò chơi học tập
và tổ chức trò chơi một cách hợp lý để có thể chuyển tải các tri thức mới, củng
cố những kiến thức đã học và hình thành những kỹ năng cho học sinh một cách
nhẹ nhàng, sinh động, có hiệu quả,… Qua trò chơi đã tạo hứng thú học tập cho
học sinh. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên cần nắm mục tiêu, nội dung của bài
học mà lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng
trò chơi “Ô chữ kì diệu”, hoặc “Hái hoa dân chủ”, “Nối nhanh tay”… . Với tiết
ôn tập tuần 16- địa lí lớp 5 tôi sử dụng trò chơi: “Ô chữ kì diệu”. Thông qua trò
chơi nhằm củng cố nội dung kiến thức cần nắm của bài học. Giáo viên cần nhận
xét, đánh giá một cách khách quan công bằng. Giáo viên nên biểu dương khen
ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực giúp học sinh tự
tin trong học tập.
2.2.3. Việc đánh giá học sinh thường xuyên khi học dạng bài ôn tập cần
thực hiện triệt để theo đúng yêu cầu của thông tư 22.
8



- Giáo viên cần quan tâm đến việc đánh giá thường xuyên ở từng tiết học.
GV dùng lời nói chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa;
viết nhận xét vào vở, phiếu học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể
giúp đỡ kịp thời.
Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh nêu đặc điểm tự nhiên và dân cư châu Á,
nhưng học sinh chỉ nêu được dân cư châu Á thì giáo viên cần có gợi ý giúp đỡ
học sinh hoặc khích lệ học sinh khác cùng bạn thực hiện nêu đặc điểm tự nhiên
của châu Á, giúp em hoàn thiện kiến thức cho trả lời, tránh hiện tượng chê trách
học sinh làm học sinh tự ti trong học tập.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cùng đánh giá trong tiết học, HS tự
nhận xét và tham gia nhận xét kết quả thảo luận của bạn, nhóm bạn trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
Ví dụ: Khi thực hiện yêu cầu của bài tập 2( tiết ôn tập bài 16) giáo viên để
học sinh tự hoàn thiện yêu cầu và học sinh tự đánh giá lẫn nhau rồi giáo viên
cùng học sinh thống nhất chốt kiến thức của bài.
- Giáo viên cần tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách đánh giá học
sinh theo thông tư mới để cùng tham gia đánh giá học sinh ở từng bài học qua
việc kiểm tra vở ghi của con em mình thông qua lời nhận xét của giáo viên.
Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá
học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp
đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
- Giáo viên cần khuyến khích học sinh nêu ý kiến đánh giá nhận xét của bản
thân học sinh để tạo cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn trong quá trình đánh giá và
tự đánh giá.
Mặt khác, động viên học sinh được đánh giá có ý kiến phản hồi để có sự
tương tác lẫn nhau đưa ra sự thống nhất, đọng nhất quan điểm về một kiến thức
cơ bản.
2.3.4. Tiến trình dạy bài 16: ôn tập địa lí lớp 5 bằng giáo án điện tử:
Địa lí

Ôn tập
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của
nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ ( lược đồ) đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A,một số
thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước ta.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập tiết ôn tập, phiếu học tập, tranh ảnh, máy
chiếu. Bản đồ, lược đồ giao thông vận tải.
2. Học sinh: SGK địa lí lớp 5, sưu tầm tranh ảnh, thông tin.
C. Các hoạt động dạy học:
9


I. Kiểm tra bài cũ:
- Tôi đã dùng hình thức trò chơi : Ai nhanh ai đúng ?
- Mục tiêu là để giúp học sinh nhớ lại được một số kiến thức đã học và tự
tin trình bày trước lớp.
- Giáo viên: Cô có 2 hộp quà mỗi hộp quà có một câu câu hỏi và một phần
quà bí mật, bạn nào trả lời nhanh chính xác sẽ được nhân một phần quà bí mật
này.
- Học sinh đã tham gia một cách tích cực và hào hứng.

II. Các hoạt động dạy - học:
* Giới thiệu bài mới tôi mở nhạc cho học sinh cùng hát bài: Quê hương
tươi đẹp( Hoàng Anh) giúp cho tinh thần các em thoải mái bước vào tiết học ôn
tập.
- Với bài tập 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân
đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- GV cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi (theo cặp) nhằm nâng cao
tinh thần hợp tác của học sinh. Giáo viên chia nhóm, học sinh thảo luận trong
thời gian 3 phút.
Tiếp theo, hai nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận, bằng hình thức
đố bạn: nhóm 1 nêu câu hỏi- nhóm 2 đáp ứng yêu cầu của nhóm bạn. Nhóm
khác theo dõi nhận xét kết quả, để đưa đến kết quả đúng.
Giáo viên cho học sinh liên hệ để các em tiếp cận với thực tế ở địa
phương các em sinh sống.Cụ thể: Em hãy kể tên một số dân tộc ít người mà em
biết? Em là người dân tộc nào? Ở tỉnh Thanh Hóa có những dân tộc nào sinh
sống?
Giáo viên chốt: Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh( Việt) có số dân
đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng ven biển. Dân tộc ít người sống chủ

10


yếu ở vùng núi và cao nguyên. Mỗi dân tộc có tiếng nói, trang phục, phong tục
và tập quán riêng. Tất cả các dân tộc đều là anh em trong đại gia đình Việt Nam.
Giáo viên trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh về 54 dân tộc
sinh sống trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, giúp các em biết được
mỗi dân tộc có tiếng nói, trang phục, phong tục và tập quán riêng. Tất cả các dân
tộc đều là anh em trong đại gia đình Việt Nam. Qua đó giáo dục được tinh thần
đoàn kết, tương thân ,tương ái cho các em học sinh.

Với bài tập 2:
- Học sinh đọc nội dung của bài tập 2( phụ lục).
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành yêu cầu của
bài tập 2 trong thời gian 3 phút.
- Học sinh làm bài cá nhân nhằm phát huy cá thể hóa trong học tập, mỗi
em tự suy nghĩ vận dụng những kiến thức đã học về nông nghiệp, giao thông

vận tải, thương mại và du lịch để hoàn thành bài tập này một cách độc lập.
Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Truyền điện. Nhằm
giúp cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, cách chơi rất đơn giản: 1
bạn đọc và nêu kết quả của câu a sau đó truyền điện cho 1 bạn bất kì nêu câu
tiếp theo.. Cứ như vậy, các bạn chưa được truyền điện thì theo dõi để nhận xét
bài làm của bạn và đến lượt mình để trả lời tốt hơn. Bên cạnh đó giáo viên giúp
học sinh giải thích những câu sai để giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn như:
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở vùng
núi và cao nguyên; đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển ở
nước ta vì đường ô tô mới là đường có khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành
khách lớn nhất nước ta và có thể đi trên mọi địa hình, mọi ngóc ngách để nhận
hàng và trả hàng.

11


Để củng cố, mở rộng kiến thức của bài tập 2, giáo viên trình chiếu tiếp
cho học quan sát lược đồ nông nghiệp để học sinh nắm vững hơn về ngành trồng
trọt, chăn nuôi ở nước ta.

Giáo viên trình chiếu cho học quan sát một số hình ảnh về các ngành công
nghiệp, nghề thủ công phát triển ở nước ta, đã góp phần không nhỏ trong sự phát
triển kinh tế ở nước ta.

Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh về trung tâm
công nghiệp lớn, nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.

12



Giáo viên kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều điều
kiện thuận lợi cho cây trông phát triển, cây lúa gạo được trồng nhiều nhất ở
nước ta, nước ta là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây là một trong
những thành tựu lớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam. Nước ta có thành phố
Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương
mại phát triển nhất cả nước.
Với bài 3 và 4: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu để giúp các em nắm
rõ yêu cầu của vấn đề cần giải quyết.
3. Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. Những thành phố nào có cảng
biển lớn bậc nhất nước ta ?
4. Chỉ trên bản đồ Việt Nam đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 A.
( Hình 2: Lược đồ giao thông vận tải. Trang 97- SGK)
-Giáo viên cho học làm việc nhóm 4 trong thời gian 4 phút để giúp các em
củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, các em được rèn luyện kĩ
năng hoạt động nhóm, năng cao kĩ năng tự giác và hợp tác.
- Học sinh thực hiện yêu cầu: Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta.
( Các sân bay quốc tế nước ta: Nội Bài( Hà Nội ), Tân Sơn Nhất( TP Hồ Chí
Minh), Đà Nẵng( Đà Nẵng).
Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh một số sân bay quốc
tế. Giáo viên cần sưu tầm thông tin mạng Internet cung cấp cho học sinh biết :
Sân bay quốc tế là sân bay được trang bị các thiết bị hải quan và nhập cư để xử
lí các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các nước khác. Sân bay quốc tế thường
phục vụ cả các chuyến bay nội địa cùng với các chuyến bay quốc tế.

13


Giáo viên trình chiếu lược đồ yêu cầu học lên chỉ vị trí của các sân bay
trên lược đồ, giáo viên quan sát để giúp đỡ học sinh.


Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế: Qua sách ,báo, ti vi.. Em hãy kể
têm một số sân bay mà em biết? Ở địa phương em có sân bay phục vụ cho các
chuyến trong nước và quốc tế chưa?
Giáo viên cung cấp thông tin: Hiện nay nước ta có 21 sân bay phục vụ
cho mục đích thương mại vận chuyển, trong đó có 9 sân bay quốc tế ( sân bay
quốc tế Nội Bài; sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; sân bay quốc tế Cam Ranh; sân
bay quốc tế Đà Nẵng; sân bay quốc tế Phú Bài, Huế; sân bay quốc tế Phú Quốc;
sân bay quốc tế Vinh; sân bay quốc tế Cần Thơ; sân bay quốc tế Chu Lai) và 12
sân bay nội địa ( sân bay Côn Đảo; sân bay Phù Cát- Bình Định; sân bay Cà
Mau; sân bay Buôn Ma Thuột; sân bay Điện Biên Phủ; sân bay Pleiku; sân bay
Cát Bi; sân bay Hải Phòng; sân bay Rạch Giá; sân bay Liên Khương- Lâm
Đồng; sân bay Tuy Hòa; sân bay Đồng Hới; sân bay Thọ Xuân- Thanh Hóa.)
14


- Học sinh thực hiện yêu cầu: Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc
nhất nước ta ? ( Các thành phố, các cảng biển Đà Nẵng, Hải Phòng, TP Hồ Chí
Minh) .
Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát một số cảng biển lớn.

Sau đó học sinh lên bảng chỉ vị trí Các thành phố, các cảng biển Đà
Nẵng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh trên lược đồ Giao thông vận tải.

Học sinh thực hiện yêu cầu: Chỉ đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A trên
lược đồ giao thông vận tải. Giáo viên giúp đỡ học sinh chậm hoặc chỉ chưa
chính xác để hướng dẫn cho học sinh.

15



Giáo viên: Đường sắt Bắc- Nam ( từ thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ
Chí Minh chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1A, tạo
nên một trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc- Nam.

Giáo viên thu thập thông tin để giúp học sinh hiểu rõ:
+ Đường sắt Bắc - Nam ( từ thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh
chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1A, tạo nên một
trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc- Nam.
+ Quốc lộ 1A ( hay đường 1) chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị( Lạng Sơn)
đến Nam Căn( Cà Mau) là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ
nước ta, nối các vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế của nước ta
Giáo viên mở rộng thêm cho học sinh biết về đường Hồ Chí Minh: Đường
Hồ Chí Minh ( từ Cao Bằng đến Cà Mau) là một trong bốn con đường giao
thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam, chạy qua vùng núi phía Tây góp phần
phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng núi phía Tây của đất nước.
* Lưu ý: Khi học sinh thực hành chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược
đồ, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chỉ đúng quy định.Chẳng hạn khi chỉ
vị trí của thành phố, sân bay, cảng biển lớn thì chỉ vào kí hiệu, biểu tượng thể
hiện thành phố, sân bay, cảng biển lớn chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố,
sân bay, cảng biển. Khi chỉ vị trí của đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chỉ theo
chiều Bắc- Nam.
Cuối tiết ôn tập này tôi đã tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ô chữ kì
diệu”
Mục tiêu nhằm củng cố lại các kiến thức về Địa lí Việt Nam đã học.
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi và nêu nhiệm vụ cho các đội chơi:
Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì rung
chuông xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 10
16



điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó
không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt ngôi sao hy vọng ở mỗi lần
trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số
điểm của mình. Thời gian chơi: 7 phút.
- Giáo viên có ô chữ sau:

Đ
N

Ô
H

N
H

G


D Ư Ơ N G
L O N G

V Ị
P H Ù S A
L À O C A I
H Ồ C H Í M I N H
V Ù N G N Ú I
C Ó I
N H I Ệ T Đ Ớ I
T Â Y N G U Y Ê N
H À N Ộ I

1 A
M U Ố I
- Giáo viên đặt câu hỏi tìm ra ô chữ như sau:
Hàng ngang thứ 1: Có 9 chữ cái - Nước Việt Nam nằm trên bán đảo này.
Hàng ngang thứ 2: Có 10 chữ cái - Nơi đây hai lần được UNESSCO tôn vinh là
Di sản thiên nhiên thế giới.
Hàng ngang thứ 3: Có 5 chữ cái - Tên một loại đất chính ở nước ta.
Hàng ngang thứ 4: Có 6 chữ cái - Tỉnh này có ngành khai thác a – pa – tít phát
triển nhất nước ta.
Hàng ngang thứ 5: Có 9 chữ cái - Thành phố này là trung tâm công nghiệp lớn
nhất nước ta.
Hàng ngang thứ 6: Có 7 chữ cái - Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đây
Hàng ngang thứ 7: Có 3 chữ cái - Ở Nga Sơn (Thanh Hóa) nổi tiếng với nghê
thủ công này.
Hàng ngang thứ 8: Có 8 chữ cái - Việt Nam nằm trong đới khí hậu này.
Hàng ngang thứ 9: Có 9 chữ cái - Lễ hội cồng chiêng diễn ra ở đây.
Hàng ngang thứ 10: Có 5 chữ cái - Đây là thành phố có Sân bay quốc tế Nội
Bài.
Hàng ngang thứ 11: Có 2 chữ cái - Đây là đường quốc lộ dài nhất nước ta.
Hàng ngang thứ 12: Có 4 chữ cái - Đây là tài nguyên của biển có màu trắng và
vị mặn.
Ô chữ hàng dọc: Địa lí Việt Nam
Thông qua trò chơi, học sinh ôn tập lại được một phần kiến thức về địa lí
Việt Nam mà các em đã một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Như vậy, sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở bậc Tiểu học - đặc biệt
với học sinh lớp 5 là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính
17


tích cực say mê học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức Địa lí cho các em, góp

phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo
hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với việc vận dụng linh
hoạt phương pháp và cách hình thức tổ chức dạy học phong phú vào trong quá
trình giảng dạy tiết ôn tập Địa lí lớp 5. Tôi nhận thấy:
- Tiết học rất nhẹ nhàng, sôi nổi hơn, không gò bó áp đặt, khô khan, tạo
hứng thú cho học sinh, học sinh hăng hái tìm hiểu và có đặt nhiều thắc mắc rất
hay. Chứng tỏ các em rất ham hiểu biết, thích được tự mình khám phá ra kiến
thức.
- Những tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học thực sự thu hút các em. Các
em biết sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu để khai thác kiến thức.
- Biết sưu tầm tranh ảnh, mô hình... làm phong phú cho tiết học.
- Học sinh hăng say xây dựng bài và tích cực hoạt động theo nhóm
- Học sinh được tham gia đánh giá nên hào hứng, tự tin, mạnh dạn hơn.
- Ngoài ra các kiến thức địa lí cũng truyền thu tới học sinh nhẹ nhàng,
sinh động, có hiệu quả cao qua các trò chơi học tập.
Với việc ứng dụng công nghê thông tin với việc vận dụng linh hoạt
phương pháp và cách hình thức tổ chức dạy học phong phú vào trong quá trình
giảng dạy tiết ôn tập Địa lí lớp 5 đã đạt hiệu quả cao, hơn thế nữa còn có thể áp
dụng được ở tất cả các môn học khác.
Cách dạy này tôi đã thực hiện ở trường Tiểu học Định Hưng nơi tôi công
tác và trong đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2017-2018 do phòng giáo
dục huyện Yên Định tổ chức tôi đã bốc thăm bài 16 : Ôn tập ( địa lí lớp 5) này,
đối tượng dạy thực hành là học sinh là lớp 5C- Trường Tiểu học Định Tường.
Bắt được tiết học này ai cũng ngại và lắc đầu bởi tiết ôn tập khô khan, khó dạy,
yêu cầu kiến thức tổng hợp từ các bài đã học, kiến thức nhiều nếu giáo viên
không tổng hợp được kiến thức và không linh hoạt vận dụng phương pháp dạy
học và hình thức tổ chức dạy học sẽ khó thành công. Bản thân đã bao trăn trở,
băn khăn, tìm hiểu nghiên cứu tìm tòi, đọc tài liệu, đọc chuyên đề giáo dục Tiểu

học, sưu tầm các thông tin, tranh ảnh..... để xây dựng tiết học ôn tập tránh sự
nhàm chán của học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh. Kết quả là được
ban giám khảo cuộc thi giáo viên giỏi cấp huyện đánh giá cao tiết học này: có sự
sáng tạo gây được sự hứng thú học tập của học sinh, học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức, tự tin trình bày trước lớp. Kết thúc kì thi giáo viên giỏi cấp huyện tôi đã
đạt danh hiệu xuất sắc, đây là một thành quả đáng tự hào. Tôi chia sẽ cùng đồng
nghiệp mong có sự góp ý của đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện hơn trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học của tất cả các môn học.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Giáo viên cần nắm vững dạng bài ôn tập, mục tiêu cụ thể của bài học để
có phương pháp tổ chức dạy - học phù hợp. Cần hình thành và phát triển cho
18


học sinh các kĩ năng sử dụng bản đồ. Phải sưu tầm thêm thông tin, tranh ảnh từ
nhiều nguồn, tham khảo tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy, tranh ảnh đưa
ra phải đẹp, vừa có ý nghĩa văn hóa vừa phải mang ý nghĩa giáo dục, tính thẩm
mĩ. Biết tổ chức trò chơi học tập đúng lúc, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài
học và đối tượng học sinh. Để tiết học đạt hiệu quả cao, đưa học sinh tiếp cận
với thế giới xung quanh bằng những hình ảnh thật sinh động và học sinh chủ
động nắm vững được kiến thức địa lí thì giáo viên nên vận dụng công nghệ
thông tin vào tiết học- giáo án điện tử là sự lựa chọn thiết thực.
Học sinh cần phải sử dụng thành thạo lược đồ, bản đồ, biết dựa vào các kí
hiệu để tìm ra các đối tượng địa lí trên bản đồ hoặc phân tích bản đồ để tìm ra
được các đặc điểm, mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Phải tự giác trong hoạt
động nhóm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, nắm vững kiến thức địa lí đã học và
phải biết chủ động trong các trò chơi học tập và yêu thích môn học.
Hơn nữa, để biến những tiết địa lí ôn tập đơn điệu,khô khan, nhàm chán trở
thành những tiết học nhẹ nhàng, sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong

mỗi tiết học thì giáo viên cần:
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và lựa chọn các hình thức
tổ chức dạy học phong phú. Đánh giá học sinh thường xuyên trong tiết học để
giúp các em tiến bộ trong học tập.
- Tạo ra các tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học để phát huy tính
tích cực của học sinh, tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên, giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức địa lí một cách chủ động.
- Giáo viên phải có khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh.
- Lời nói kết hợp với ngữ điệu nét mặt, cử chỉ của giáo viên cũng là một
trong những yếu tố gây hứng thú học tập cho học sinh. Bằng thái độ ân cần,
niềm nở, vui mừng và tuyên dương kịp thời của giáo viên khi học sinh hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ hay giải quyết tốt vấn đề học tập cũng là động lực tạo
hứng thú và khuyến khích, khích lệ được tinh thần học tập của học sinh.
Có như vậy, giáo viên mới đủ cơ sở để tự tin, vững vàng tổ chức những
giờ dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả. Vì đối với giờ học Địa lí, nếu là 1 tiết học tốt
sẽ để lại cho tâm hồn trẻ những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn thêm
rộng mở, thêm yêu thương con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên
trái đất, quyết tâm đấu tranh bảo vệ bầu không khí trong lành và cùng nhau giữ
gìn, bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước.
Để tự hào làm rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu.

3.2. Kiến nghị.
- Trong sinh hoạt chuyên môn, cần thảo luận đưa ra kinh nghiệm soạn
giáo án điện tử ngắn gọn, dễ thao tác và đưa ra các hình thức tổ chức dạy học
nhằm tạo hứng thú cho học sinh để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
19


- Nhà trường tham mưu với địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo

dục để có nguồn kinh phí mua sắm, các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu
hoặc màn hình ti vi phục vụ cho công tác giảng dạy thuận lợi hơn..
- Phòng Giáo dục và Đào tạo mở lớp bồi dưỡng, chuyên đề để giáo viên
trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau và áp dụng có hiệu quả vào quá trình
giảng dạy.
Trên đây là :“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học
dạng bài ôn tập đia lí lớp 5.” và với bài thực hành dạy bài 16: Ôn tập ( địa lí lớp
5) bằng giáo án điện tử đạt hiệu quả cao.Với kinh nghiệm nhỏ này cùng với kiến
thức ít ỏi của bản thân, tôi kính mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa
học cũng như tất cả cá đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo tính khoa
học, hiệu quả và thiết thực hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 13 tháng 3 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Lê Thị Nương

20


Tài liệu tham khảo.

1- Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
hiện hành.

2- Sách giáo viên Địa lí lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3- Sách Thiết kế bài dạy Địa lí lớp 5 của NXB Hà Nội.
4- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học ở Tiểu
học của Nhà xuất bản Giáo dục
5- Tài liệu : Bài giảng tin học
6- Chuyên đề Giáo dục Tiểu học.
7. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểu học.
8. Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2017 quy định đánh giá học
sinh tiểu học.
9. Thông tin trên mạng Internet.

21



×