Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.06 KB, 25 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo huyện từ liêm
Trường tiểu học Đoàn thị điểm

--------------------------

Sáng kiến kinh nghiệm :
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2

Giáo viên : Nguyễn Thị Dũng Phương
Lớp : 2A 10

Năm học : 2009 2010


Phần I. Mở đầu
ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho học sinh. Phân môn
kể chuyện ở lớp 2 cũng góp phần phát triển các kĩ năng nói và nghe, phát triển kĩ
năng đối thoại, và nâng cao năng lực trí tuệ của trẻ và rèn luyện cho các em khả
năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi
hứng thú đọc và kể chuyện và đem lại niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt
động học tập. Đây là một phân môn quan trọng đối với học sinh tiểu học bởi học
sinh học tốt môn này sẽ giúp các con đạt được kết quả cao ở các môn khác.Bên
cạnh đó phân môn kể chuyện còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong mục
tiêu giáo dục của chương trình thay sách giáo khoa mới, đó là giúp học sinh tự
tin khi giao tiếp trước đông người.
Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc dạy tốt các phân môn tập đọc, tập viết,
chính tả, .. thì dạy kể chuyện tốt cũng góp phần quan trọng trong việc thực hiện
chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Điều này đã kích thích tôi tìm tòi, nghiên


cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy kể chuyện cho học
sinh lớp 2.
Với đề tài này, tôi mong rằng qua các kinh nghiệm, biện pháp của mình sẽ
giúp học sinh có hứng thú trong các tiết học. Kể chuyện tốt cũng góp phần phát
triển các kĩ năng sự tự tin trong học tập của các em. Đề tài sẽ giúp các bạn đồng
nghiệp có thêm kinh nghiệm giảng dạy. Từ đó giáo viên biết lựa chọn tìm ra
những biện pháp tốt nhất, những phương pháp phù hợp với đặc trưng của phân
môn để hướng dẫn học sinh kể chuyện tốt hơn.Chắc rằng các bạn đồng nghiệp sẽ
nâng cao được hiệu quả một giờ dạy kể chuyện cho học sinh tiểu học nói chung
và cho học sinh lớp 2 nói riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp điều tra khảo sát
thực tế, phương pháp trao đổi toạ đàm với đồng nghiệp và phương pháp dạy thực
nghiệm.


PhầN ii : NộI DUNG
1. Cơ sở lí luận :
ở lớp 2, mục tiêu của môn Tiếng Việt được cụ thể hoá thành những yêu cầu
về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh. Đặc biệt là phân môn kể chuyện ở lớp 2
sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng nói và nghe bao gồm: kĩ năng độc thoại, kĩ
năng đối thoại và kĩ năng nghe. Kể chuyện tốt sẽ giúp các em được củng cố, mở
rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc,
nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện.
Qua đó bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại
niềm vui cho các em trong hoạt động học tập .
ở lớp 2, mỗi tuần các em được học 1 tiết kể chuyện. Nội dung kể chuyện ở
lớp 2 là kể lại những câu chuyện mà em đã được học trong các bài tập đọc hai
tiết .
2. Cơ sở thực tiễn:

Qua kinh nghiệm giảng dạy và khảo sát thực tế ở trường mình tôi được biết:
Quy trình giảng dạy thì hầu hết giáo viên đều nắm rõ nhưng đi vào cụ thể từng
dạng bài thì nhiều giáo viên còn lúng túng vì chưa biết phương pháp hình thức tổ
chức dạy học phù hợp. Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư cho tiết dạy, chưa
có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo nên kết quả đạt được sau giờ học chưa
cao. Bên cạnh đó các em học sinh chưa hứng thú với môn học. Khả năng kể
chuyện của các em còn hạn chế. Cụ thể ở lớp tôi dạy:
- Các em còn kể quá nhỏ, chưa đúng nội dung vì các em chưa nắm được tốt
nội dung bài tập đọc vừa học đầu tuần, chưa biết cách ghi nhớ diễn biến, hình
ảnh, chi tiết nổi bật của câu chuyện.
- Các em chưa mạnh dạn, tự tin khi kể chuyện. Rất ít em biết thể hiện đúng
nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp nội dung câu chuyện vì các em chưa thực sự
nắm được nội dung câu chuyện và chưa biết cách thể hiện giọng điệu nhân vật.
- Nhiều em chưa biết nêu ý kiến bổ sung, nhận xét của mình vì các em chưa
biết kể như thế nào là đúng,là sáng tạo để nhận xét được câu chuyện bạn kể.


Với lòng yêu nghề, mến trẻ, với mong muốn học sinh của mình có khả năng
kể chuyện tốt, tôi đã thực sự trăn trở để tìm ra nhiều biện pháp dạy học phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Sau đây tôi xin được trình bày Một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2 mà bản
thân đã áp dụng thành công trong năm học qua để các bạn đồng nghiệp cùng
tham khảo.

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy
kể chuyện lớp 2 :

3.1 Chuẩn bị cho tiết dạy:
- Người giáo viên cần dạy thật tốt bài tập đọc 2 tiết mở đầu mỗi tuần.Tôi
thấy nhờ đã được đọc và hiểu kĩ bài tập đọc đầu tuần các em kể chuyện sẽ tự tin

hơn rất nhiều.
- Để giờ dạy đạt kết quả cao, tôi luôn chuẩn bị kĩ cho tiết học bằng cách
xác định rõ mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Với mỗi bài dạy, tôi thường đọc kĩ yêu cầu của bài để hiểu nội dung mà
mình cần truyền đạt cho học sinh cũng như kĩ năng mà học sinh cần có như:
+ Kĩ năng nói và nghe cụ thể ra sao?
+ Dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong tiết học, những lỗi mà
học sinh dễ mắc phải.
+ Cân nhắc xem những từ ngữ nào cần hiểu rõ ý nghĩa, được thay thế
bằng những từ ngữ khác.
+ Sử dụng tranh minh hoạ như thế nào cho hợp lí.
+ Mình cần đưa ra những câu hỏi gợi ý làm điểm tựa cho trẻ thực hành
kể chuyện sao cho phù hợp.
+ Khi kể từng đoạn hoặc khi kể lời nhân vật học sinh cần có ngữ điệu,
cử chỉ như thế nào để đúng nội dung câu chuyện.

3.2 Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học
Đồ dùng, phương tiện dạy học góp phần không nhỏ để tạo ra hiệu quả của giờ
dạy. Trước khi sử dụng, bao giờ tôi cũng cân nhắc kĩ mình sử dụng nó để làm gì
? Sử dụng vào lúc nào ? Cách sử dụng nó ra sao ?


Các đồ dùng thường được tôi sử dụng trong tiết kể chuyện là:
- Tranh trong sách giáo khoa phóng to (dùng để cho học sinh tập kể
chuyện theo tranh hoặc giải nghĩa từ).
- Phấn màu (ghi bảng từ ngữ quan trọng cần giải nghĩa)
Ngoài ra, ở một số bài kể chuyện tôi còn sử dụng các mô hình, vật thật để
giảng dạy. ở trường tôi, các lớp học được trang bị nhiều phương tiện dạy học
hiện đại nên tôi thường thiết kế các bài giảng điện tử phù hợp từng tiết dạy.


3.3 Tiến hành phân loại các dạng bài tập từ đó có phương
pháp dạy phù hợp
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có rất nhiều kiểu bài tập kể chuyện từ mức độ
đơn giản đến khó dần như:
- Kiểu bài 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Kiểu bài 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý.
- Kiểu bài 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện.
- Kiểu bài 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình.
- Kiểu bài 5: Kể một chi tiết trong truyện theo ý tưởng tượng.
- Kiểu bài 6: Phân vai
Người giáo viên cần nắm rõ từng kiểu bài và mục đích yêu cầu cần đạt
được trong từng kiểu bài cụ thể:
Kiểu bài 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Trong sách có các dạng bài kể chuyện theo tranh như sau:
- Kể theo tranh và câu hỏi gợi ý. Đây là hình thức tập kể dễ nhất vì học sinh
có hai chỗ dựa là hình ảnh và lời để kể.
- Kể theo tranh không có câu hỏi gợi ý. Đây là hình thức tập kể chuyện khó
hơn vì học sinh chỉ được dựa vào các bức tranh để kể mà không có câu hỏi gợi ý.
- Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu
chuyện, sau đó kể lại.
Kiểu bài 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý.
Đây là loại bài tập đòi hỏi học sinh nhớ truyện hơn và huy động tư tưởng
nhiều hơn.


Kiểu bài 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện.
HS tự suy nghĩ tìm và tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng một cụm từ hoặc một
câu rồi dựa vào kết quả tóm tắt để kể lại từng đoạn câu chuyện.
Kiểu bài 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình.
Yêu cầu của loại bài tập này là học sinh kể đúng nội dung, không lặp lại

nguyên văn từng từ ngữ trong truyện. Các em có thể dùng từ, đặt câu theo cách
khác, diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự tượng tượng của mình.
Kiểu bài 5: Kể một chi tiết trong truyện theo ý tưởng tượng.
Đây là cách kể đòi hỏi sáng tạo ở mức cao hơn so với kể bằng lời của mình
vì các em phải tưởng tượng cả ý để kể. Tuy nhiên, ở lớp 2, bài tập chỉ yêu cầu
các em tưởng tượng một chi tiết nhỏ.
Kiểu bài 6: Phân vai
Mỗi HS một vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. Các em rất thích
đóng kịch. Ngoài việc rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng kể cho HS, kiểu bài này
còn giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện
văn học.
Để đạt được tốt mục tiêu của một tiết dạy kể chuyện thì với mỗi kiểu bài
giáo viên cần áp dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức khác nhau. Sau
đây là các kiểu bài tập và phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng kể
chuyện phù hợp.
Kiểu bài 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Kiểu bài

Ví dụ minh họa

Phương pháp, hình thức tổ chức

a) Kể theo tranh 1. Dựa vào các bức tranh - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
và câu hỏi gợi ý.

sau, kể lại từng đoạn câu - Hướng dẫn mẫu 1 tranh:
chuyện Có công mài sắt + Tranh vẽ gì ?( 2-3 học sinh trả lời
có ngày nên kim.

nội dung tranh).


(TiếngViệt 1, tập một,

- Dựa vào hình vẽ kể lại nội dung

trang 5)

tranh 1 ( 2-3 học sinh kể, học sinh
nhận xét, giáo viên nhận xét).
- Làm tương tự với các tranh còn lại


Kiểu bài

Ví dụ minh họa

Phương pháp, hình thức tổ chức

b) Kể theo tranh 1. Kể lại đoạn 1 và 2 - 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
không có câu hỏi trong câu chuyện Bím tóc - Giáo viên yêu cầu học sinh quan
gợi ý.

đuôi sam dựa theo hai sát từng tranh, nhớ lại nội dung đoạn
tranh sau:
(TiếngViệt 2, tập một,
trang 15)

1,2 của câu chuyện để kể lại. Với
lớp học sinh chậm hơn, có thể nêu
các câu hỏi gợi ý:

- Hà có hai bím tóc ra sao?
- Khi Hà đến trường, mấy bạn gái
đã reo lên thế nào ?
- Tuấn đã trêu chọc Hà thế nào?
Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
(tranh 2).
Sau đó giáo viên mời 2-3 học sinh
thì kể đoạn 1 theo tranh thứ nhất. 2-3
học sinh khác thì kể đoạn hai theo
tranh thứ 2.
- Cho HS thi kể đoạn 1 và2
- Cả lớp và giáo viên nhận xét,
khen ngợi động viên những
học sinh kể hay.

c)Kiểu bài: Sắp 1. Xếp lại thứ tự các tranh - 1HS đọc theo yêu cầu của bài
xếp lại các tranh sau theo đúng nội dung - 1 HS tự suy nghĩ và sắp xếp lại các
đã bị đảo lộn thứ câu chuyện Ông Mạnh tranh theo đúng nội dung câu
tự cho đúng với thắng Thần Gió.

chuyện.

nội

- 1HS nêu ý kiến của mình

dung

câu


chuyện sau đó kể
lại.

(TiếngViệt 2, tập một,
trang 15)

- HS khác và GV nhận xét khen ngợi
những HS xếp đúng thứ tự các tranh.
- GV cho HS kể lại lần lượt từmg
tranh ( Tương tự như kiểu bài 1.)


Kiểu bài 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý.
( Đây là loại bài tập đòi hỏi HS nhớ truyện hơn và huy động tư tưởng nhiều
hơn.)
Kiểu bài

Ví dụ minh hoạ

Phương pháp, hình thức tổ chức

a) Kể theo các Kể lại đoạn 1 câu chuyện - 1HS đọc yêu cầu và đọc các gợi
gợi ý.

Phần thưởng theo các ý.

ý a) Các việc làm

gợi ý:


tốt của Na, GV

a) Các việc làm tốt của có thể dựa vào gợi ý này để kể
Na
mẫu đoạn 1 cho HS nghe.
b) Điều băn khoăn của
Na

Sau đó cho HS tự kể lại đoạn 1
bằng lời kể của mình.

(Tiếng Việt 2,tập một
trang 14)

HS nhận xét, GV nhận xét góp ý
- Các đoạn văn còn lại không cần
kể mẫu nữa.

b)Kể theo các ý. Dựa vào các ý sau, kể lại - 1HS đọc yêu cầu và đọc các gợi
từng đoạn câu chuyện. ý.
Sáng kiến của bé Hà:

ý a) Chọn ngày lễ,GV có thể dựa

a. Chọn ngày lễ

vào gợi ý này để kể mẫu đoạn 1

b. Bí mật của hai bố con


cho HS nghe.

c. Niềm vui của ông bà

Sau đó cho HS tự kể lại đoạn 1

(Tiếng việt 2, tập một bằng lời kể của mình.
trong 79)
HS nhận xét, GV nhận xét góp ý
- Các đoạn văn còn lại không cần
kể mẫu nữa.

Kiểu bài 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện.
Kiểu bài

Ví dụ minh hoạ

Phương pháp, hình thức tổ chức

Tự tóm tắt nội

Hãy tóm tắt nội dung - 1HS yêu cầu của bài.

dung và kể lại

mỗi

từng đoạn
Kiểu bài


đoạn

của

chuyện.
Ví dụ minh hoạ

câu - Gọi tiếp HS nối tiếp nhau đọc 1
và đoạn 2 của câu chuyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức


truyện.

Những quả đào bằng - HS tự suy nghĩ tìm và tóm tắt

Mẫu:

một cụm từ hoặc một nội dung mỗi đoạn bằng một cụm

Đoạn 1: Chia

câu. Dựa vào kết quả bài từ hoặc một câu.

đào

tập 1, kể lại từng đoạn.

Đoạn 2: Chuyện


(TiếngViệt 2, Tập hai,

của Xuân

Trang 92)

HS khác nhận xét,GV nhận xét.
- Gv ghi tóm tắt những từ và câu
đó lên bảng.
- HS dựa vào kết quả tóm tắt để
kể lại từng đoạn câu chuyện.

Kiểu bài 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình.
Kiểu bài
Kể

một

Ví dụ minh hoạ

đoạn a. Kể lại cuộc gặp gỡ

Phương pháp, hình thức tổ chức
GV giúp HS hiểu được yêu cầu

truyện bằng lời giữa Hà và thầy giáo của loại bài tập này là kể đúng
của mình.

(Truyện Bím tóc đuôi nội dung, không lặp lại nguyên
sam) bằng lời của em.


văn từng từ ngữ trong truyện. HS

(Tiếng việt 2, tập một,

có thể dùng từ, đặt câu theo cách

trang 33).

khác, diễn đạt rõ thêm một vài ý

b. Kẻ lại đoạn 1 câu qua sự tượng tượng của mình.
chuyện Sự tích cây vú - GV kể mẫu đoạn này bằng lời
sữa bằng lời của em.
(Tiếng Việt 2, tập một,
trang 97).

của mình.
- Hỏi HS: Muốn kể hay đoạn này
ta cần chú ý điều gì?

c. Dựa vào tranh, kể lại - Cho HS tập kể lại đoạn này theo
nội dung chính của câu nhóm đôi.
chuyện Bông hoa Niềm - Đại diện các nhóm lên thi kể.
Vui (đoạn 2,3) bằng lời HS nhận xét, GV nhận xét, bình
của em.

chọn bạn kể hay nhất.

(Tiếng Việt 2, tập một,

trang 105)

Kiểu bài 5: Kể một chi tiết trong truyện theo ý tưởng tượng.


Kiểu bài

Ví dụ minh hoạ

Phương pháp, hình thức tổ chức

Kể một chi tiết - Kể lại đoạn cuối của - HS đọc thầm yêu cầu của bài.
trong truyện theo câu chuyện Bông hoa - GV lưu ý HS lời của bố Chi là
ý tưởng tượng.

Niềm Vui (đoạn 4), trong do em tưởng tượng ra.
đó có lời cảm ơn của bố - HS tập kể cá nhân theo yêu cầu
Chi. (Do em tưởng tượng của bài.
- HS kể lại đoạn 4 trước lớp.

ra).
(Tiếng Việt 2, tập một
trang 105)

- HS nhận xét, GV nhận xét bình
chọn bạn có lời cảm ơn hay nhất.

Kiểu bài 6: Phân vai
Kiểu bài


Ví dụ minh hoạ

Phương pháp, hình thức tổ chức

Phân vai, dựng - Phân vai, dựng lại câu - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
lại câu chuyện

chuyện (Các vai: người - GV hỏi: Câu chuyện có mấy
dẫn chuyện, Hà, Tuấn, vai?
Thầy giáo)

- GV đóng vai người dẫn chuyện

(Tiếng Việt 2, tập một và gọi HS khác vào vai còn lại.
trang 33)

- Gọi HS nhận xét vai diễn của cả
cô và các bạn. Chú ý nhận xét kĩ
như sau:
Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa!
Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành
câu chưa? Dùng từ có hợp lí
không?
+ Về cách thể hiện: Kể có tự
nhiên không? Đã biết phối hợp lời

Kiểu bài

Ví dụ minh hoạ


Phương pháp, hình thức tổ chức


kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ
chưa? giọng kể có thích hợp
không?
- GV cho HS tập kể theo nhóm.
- GV gọi đại diện 2 nhóm lên thi
kể.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
- GV gọi HS xung phong đóng vai
mình thích lên diễn lại câu
chuyện.
- HS nhận xét bình chọn bạn kể
hay. GV nhận xét cho điểm.

3.4 Giao tiếp với học sinh
Một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ thích kể chuyện, giúp học sinh
có hứng thú trong học tập chính là thái độ của giáo viên đối với học sinh. Người
giáo viên phải tạo bầu không khí thân mật, tin cậy, khéo động viên, khuyến
khích để học sinh mạnh dạn kể chuyện tự nhiên, thoải mái, kết hợp lời kể với nét
mặt, cử chỉ, giọng điệu, giống như là các em đang kể chuyện cho anh, chị, em
hay bạn bè nghe. Để làm được như vậy giáo viên phải tế nhị khi hướng dẫn học
sinh kể chuyện, tạo sự tin tưởng cho các em. Cụ thể:
- Khi đang kể nếu có em lúng túng vì quên chuyện. Giáo viên có thể nhắc
một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.
- Nếu có em kể thiếu chính xác thì cũng không nên ngắt lời em, chỉ nhận xét
khi các em đã kể xong.
- Hướng dẫn học sinh khi nhận xét lời kể của bạn cần tìm những điểm tốt

của bạn trước để nhận xét, tránh chê bạn nhiều hơn là đi tìm cái đáng học, đáng
khen. Giáo viên cần khen ngợi đúng và kịp thời, khẳng định thành công và sự
tiến bộ của từng học sinh, nhất là những học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạn,
thiếu tự tin.

3.5 Xây dựng phong trào kể chuyện trong lớp:


- Ngoài một tiết kể chuyện trong tuần, tôi thường khuyến khích học sinh tập
kể chuyện hoặc thi kể với nhau vào giờ truy bài hay trong giờ ra chơi.
- Trong các tiết sinh hoặc lớp, tôi cũng tổ chức cho các em thi kể chuyện
giữa các tổ. Thi dựng lại những câu chuyện ở các bài tập đọc có kịch tính (Ví dụ:
Mít làm thơ, Bàn tay dịu dàng, Đi chợ...)
- Khuyến khích các em xung phong làm người dẫn chương trình trong các
hoặc động ngoại khóa hay vào các buổi sinh hoạt lớp để giúp các em được mạnh
dạn, tự tin trong giao tiếp.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh những quyển truyện hay dành cho lứa
tuổi các em như: Thần đồng Đất Việt, Búp sen xanh...

4. Kết quả đạt được
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi thấy khả năng kể
chuyện của học sinh trong lớp mình tăng lên rõ rệt. Nhiều em đã mạnh dạn tự tin
hơn rất nhiều, kể chuyện cũng hay hơn. Qua mỗi tiết kể chuyện các em đã cảm
nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích.nhưng điều quan
trọng hơn là các em đã học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý,
liên kết các ý trong một đoạn, một bài; đây chính là yêu cầu rèn kĩ năng nói ( kết
hợp kĩ năng nghe) của phân môn kể chuyện theo chương trình tiểu học. Kể
chuyện tốt cũng giúp cho các em đọc bài đạt kết quả cao hơn và góp phần phát
phát triển kĩ năng đối thoại, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc cho học
sinh. Đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện

và đem lại niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập.
Bên cạnh đó, học sinh lớp tôi ngày càng thích học tiết kể chuyện, thích kể
chuyện cho bạn nghe, các em hào hứng trông đợi các tiết học tiếp theo.
Bản thân tôi trong những đợt hội giảng ở trường cũng như trong các lần thi
giáo viên dạy giỏi các cấp, tiết dạy của tôi luôn đạt điểm cao.


Phần III: kết luận
Việc hình thành và phát triển các kĩ năng cho học sinh là một nhiệm vụ quan
trọng của chương trình giáo dục tiểu học.Đặc biệt vấn đề này càng có ý nghĩa
khi chúng ta thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Phân môn kể
chuyện đã góp phần quan trọng phát triển các kĩ năng nói và nghe cho học sinh.
Đồng thời cũng nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống qua những câu
chuyện có nội dung phong phú và giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
hàng ngày và đem lại niềm vui cho các em trong từng tiết học.
Thực tế cho thấy, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào
người thầy. Để giờ kể chuyện đạt kết quả cao, giáo viên phải:
- chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp
- Dạy kĩ bài tập đọc đầu tuần
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
- Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp từng dạng bài
- Có thái độ khích lệ, động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
- Ngoài ra, muốn học sinh học tốt thì người giáo viên phải biết kể chuyện
hấp dẫn. Giáo viên cần tham khảo, rút kinh nghiệm cách kể chuyện trên vô tuyến
truyền hình và trên đài để hướng dấn học sinh kể chuyện một cách sáng tạo.Do
đó, tôi không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ nghiệp
vụ và cập nhật kiến thức kịp thời.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy kể chuyện
lớp 2 mà bản thân tôi đã áp dụng thành công trong năm học qua. Khi viết sáng
kiến này, tôi mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn

đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2010
Người viết:

Nguyn Th Dng Phng


Phòng GD & ĐT huyện từ liêm
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên bản duyệt Sáng kiến kinh nghiệm

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2
Họ và tên người viết : Nguyễn Thị Dũng Phương
Phân môn : Kể chuyện
Trường: Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Nhận xét của Hội đồng xét duyệt:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Xếp loại: .

Tính sáng tạo:

./ 5 điểm

Tính KH, SP:

./ 4 điểm

Xếp loại A: từ 17 20 điểm

Tính hiệu quả:

./ 5 điểm

Xếp loại B: từ 14 16,5 điểm

Tính phổ biến:

./ 6 điểm

Xếp loại C: từ 10 13,5 điểm

Tổng số

./ 20 điểm

Ngày ... tháng ..năm 2010
Ngời xét duyệt

:


Ngày . tháng ..năm 2010
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

UBND Huyện Từ Liêm
Phòng Giáo Dục & Đào tạo

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên bản duyệt Sáng kiến kinh nghiệm

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2
Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Dũng Phương
Phân môn : Kể chuyện
Trường: Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Nhận xét của Hội đồng xét duyệt:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Xếp loại: .

Tính sáng tạo:


./ 5 điểm

Tính KH, SP:

./ 4 điểm

Xếp loại A: từ 17 20 điểm

Tính hiệu quả:

./ 5 điểm

Xếp loại B: từ 14 16,5 điểm

Tính phổ biến:

./ 6 điểm

Xếp loại C: từ 10 13,5 điểm

Tổng số

./ 20 điểm

Ngày ... tháng ..năm 2010
Ngời xét duyệt

:


Ngày . tháng ..năm 2010
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt


UBND Thành Phố hà nội

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở Giáo Dục & Đào tạo

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên bản duyệt Sáng kiến kinh nghiệm
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2
Họ và tên người viết : Nguyễn Thị Dũng Phương
Phân môn : Kể chuyện
Trường: Tiểu học Đoàn Thị Điểm
Nhận xét của Hội đồng xét duyệt:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Xếp loại: .
Tính sáng tạo:

./ 5 điểm


Tính KH, SP:

./ 4 điểm

Xếp loại A: từ 17 20 điểm

Tính hiệu quả:

./ 5 điểm

Xếp loại B: từ 14 16,5 điểm

Tính phổ biến:

./ 6 điểm

Xếp loại C: từ 10 13,5 điểm

Tổng số

./ 20 điểm

Ngày ... tháng ..năm 2010
Ngời xét duyệt

:

Ngày . tháng ..năm 2010
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt



Phòng giáo dục và đào tạo huyện từ liêm
Trường tiểu học Đoàn thị điểm

--------------------------

Sáng kiến kinh nghiệm :
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 2

Giáo viên : Nguyễn Thị Dũng Phương
Lớp : 2A 10

Năm học : 2009 2010


Phụ lục
Một bài dạy kể chuyện lớp 2 ( gồm có kiểu bài 1,4,6) có sử dụng bài giảng
điện tử làm ví dụ minh hoạ rõ hơn phương pháp , hình thức tổ chức tiết học để
mọi người cùng tham khảo.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt

GV: Nguyễn Thị Dũng Phương

Phân môn: kể chuyện

Lớp : 2


Tiết 4 : Bím tóc đuôi sam

I. Mục tiêu:

1.Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung đoạn 1+2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình (có sáng tạo riêng về từ
ngữ; có giọng kể, cử chỉ, điệu bộ thích hợp).
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai( người dẫn chuyện,
Hà, Tuấn, thầy giáo).
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện; Biết nhận xét, đánh giá lời
kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học :

- Bài giảng điện tử cụ thể:
+ Slide 1: 2 tranh trong SGK
+ Slide 2: tranh1 trong SGK
+ Slide 3: tranh2 trong SGK
+ Slide 4: nội dung bài 2
-Những mảnh bìa ghi tên : Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện để thực
hiện bài tập kể chuyện theo vai và 1 cái caravat.


III. Hoạt động dạy học:

Thời

Nội dung các hoạt động


Phương pháp, hình thức tổ

Ghi

gian

dạy học

chức dạy học tương ứng

chú

5'

A. Kiểm tra bài cũ:

*PP Kiểm tra đánh giá

- Giáo viên mời 3 học sinh lên dựng lại
câu chuyện: Bạn của Nai Nhỏ theo
lối phân vai.
- Các bạn kể chuyện như thế nào?

- 1 HS nhận xét.

- Câu chuyện muốn nói với các em

- 1 HS trả lời

điều gì?(Người bạn tốt là người sẵn


- GV nhận xét và cho điểm.

lòng giúp bạn, cứu bạn.)
B. Bài mới:
1'

1. Giới thiệu bài:

*PP trực quan

- Cô có 2 bức tranh cho cô biết 2 bức

* PP Vấn đáp

tranh này minh hoạ cho nội dung bài

* GV cho hiện ra Slide1

tập đọc nào các con đã học?

- Giáo viên hỏi , HS trả lời

( Bím tóc đuôi sam )

-

- 2 nhân vật trong tranh là ai?
- (Tuấn và Hà)


7'

Tiết học này các con sẽ tập kể laị câu

GV ghi tên bài lên bảng.

chuyện Bím tóc đuôi sam.

- HS ghi tên bài vào vở

2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể lại đoạn 1+2 ( theo tranh
minh hoạ)

ở trên màn hình là 2 tranh minh hoạ

ở Slide 1 chạy tiếp ra dòng
ghi yêu cầu bài 1 ở phía trên
2 bức tranh

đoạn 1 và 2 của câu chuyện đã được cô - 1đến2 HS đọc yêu cầu bài
được phóng to. Mời một bạn đọc giúp 1
cô yêu cầu bài 1.

- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ tranh1

+ Slide 2: tranh1 trong SGK


hiện ra.


Thời

Nội dung các hoạt động

Phương pháp, hình thức tổ

Ghi

gian

dạy học

chức dạy học tương ứng

chú

7'

và cho cô biết : Bức tranh 1 vẽ gì?

- 2 HS trả lời

(Bức tranh vẽ bạn Hà với hai bím tóc
nhỏ xinh xắn.)
- Dựa vào nội dung tranh1 và các con

- 2 HS kể

nhớ lại đoạn 1 của bài Bím tóc đuôi


- HS nhận xét

sam, bạn nào có thể kể cho cô đoạn 1

- GV nhận xét, khen

của câu chuyện?

ngợi những học sinh

+Với những em chưa kể được thì giáo

kể chuyện hay.

viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý
sau:
- Hà có hai bím tóc ra sao? Khi Hà đến
trường, mấy bạn gái reo lên thế nào?

- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ tranh 2
và cho cô biết : Bức tranh vẽ gì?
(Bức tranh vẽ bạn Tuấn đang trêu bạn

+ Slide 3: tranh 2 trong SGK
hiện ra.
- 2 HS trả lời

Hà và bạn Hà bị ngã phịch xuống
đất.)

- Dựa vào nội dung tranh 2, bạn nào có
thể kể cho cô đoạn 2 của câu chuyện?
+Với những em chưa kể được thì giáo
viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý
sau:

- 3 HS thi kể đoạn 2
- HS nhận xét
- GV nhận xét, khen
ngợi những học sinh
kể chuyện hay.

- Tuấn đã trêu chọc Hà thế nào? Việc
làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
- Cho HS thi kể cả đoạn 1 và đoạn 2.

2 HS thi kể đoạn 1 và 2
- HS nhận xét


- GV nhận xét, khen
- ngợi những học sinh

Thời

Nội dung các hoạt động

Phương pháp, hình thức tổ

Ghi


gian

dạy học

chức dạy học tương ứng

chú

- kể chuyện hay.
8'

2.2. Kể lại đoạn 3
- Mời một bạn đọc giúp cô yêu cầu bài

+ Slide 4: nội dung bài 2

2.

hiện ra.

+ GV lưu ý HS: Bài tập 2 là một kiểu

- 1 HS đọc yêu cầu bài 2

bài tập mới , lần đầu tiên con em được
biết. Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và

- HS mở SGK


thầy giáo bằng lời của em có nghĩa là

- 1 HS đọc đoạn 3

con kể đúng nội dung nhưng không lặp
lại nguyên văn các từ ngữ trong
sách.Các em có thể dùng từ, đặt câu
theo cách khác, diễn đạt rõ theo ý của
mình và kết hợp lời kể với nét mặt, cử
chỉ, giọng điệu.
- Yêu cầu học sinh mở bài tập đọc

- HS mở SGK

Bím tóc đuôi sam trong SGK.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.

-1 HS đọc đoạn3

- Giáo viên kể mẫu đoạn 3 bằng lời

- Giáo viên kể

kể của mình.
+ Ví dụ: Hà vừa mách tội Tuấn vừa
khóc thút thít. Thầy giáo nhìn hai bím
tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ khen tóc
Hà đẹp lắm. Nghe thầy nói thế, Hà
ngạc nhiên hỏi lại: Thật thế không
ạ? Thầy bảo: Thật chứ!. Thế là Hà


- HS lắng nghe


khỏi buồn tủi, nín khóc hẳn....
- Muốn kể hay đoạn này các con cần
chú ý điều gì?

- Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- HS khác nghe và nhận xét.

- Yêu cầu HS tập kể trong nhóm

- HS tập kể theo nhóm 2

Thời

Nội dung các hoạt động

Phương pháp, hình thức tổ

Ghi

gian

dạy học

chức dạy học tương ứng

chú


- Đại diện các nhóm thi kể lại đoạn3.

- Đại diện 3 nhóm thi kể lại
đoạn3.
-

HS nhận xét.
- GV nhận xét, khen
ngợi những học sinh
- kể chuyện hay.

9'

2.3. Phân vai, dựng lại câu chuyện (

- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.

các vai:người dẫn chuyện, Hà, Tuấn,
thầy giáo.)
- Mời một bạn đọc giúp cô yêu cầu bài

- Giáo viên hỏi.
- HS trả lời.

3.
- Câu chuyện có mấy vai?
( 3 vai: người dẫn chuyện, Hà,Tuấn,
thầy giáo.)
Các bước tiến hành:

- Giáo viên làm người dẫn chuyện.
GV làm người dẫn
chuyện; 1 em nói lời
Hà, 1 em nói lời Tuấn;
1 em nói lời thầy giáo.
- HS nhận xét, chú ý
nhận xét thật kĩ về:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý


chưa! Kể có đúng trình tự
không?

Thời

Nội dung các hoạt động

Phương pháp, hình thức tổ

Ghi

gian

dạy học

chức dạy học tương ứng

chú

+ Về cách diễn đạt: Nói đã

thành câu chưa? Dùng từ có
hợp lí không?
+ Về cách thể hiện: Kể có
tự nhiên không? Đã biết phối
hợp lời kể với điệu bộ, nét
mặt, cử chỉ chưa? giọng kể
có thích hợp không?
- GV nhận xét, động viên
HS.
- Học sinh tập kể theo nhóm 4

+ HS tự hình thành nhóm,
mỗi nhóm 4 em tập kể
chuyện theo vai.
+ Cả lớp và giáo viên nhận
xét, bình chọn bạn kể hay
nhất.
- GV chọn 4 HS kể chuyện
giỏi nhất dựng hoạt cảnh
theo vai như diễn kịch.


- Dựng hoạt cảnh

4 HS dựng hoạt cảnh
- HS nhận xét
- GV nhận xét, khen
ngợi những học sinh
kể chuyện hay.
- Giáo viên hỏi

- 2-3 HS trả lời?

Thời

Nội dung các hoạt động

Phương pháp, hình thức tổ

Ghi

gian

dạy học

chức dạy học tương ứng

chú

4

3. Củng cố , dặn dò
- Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Qua câu chuyện này em hiểu thêm
được điều gì?
(Không nên đùa ác, cần đối xử tốt với
tất cả các bạn đặc biệt là các bạn gái. )
- Giáo viên nhận xét tiết học và dặn HS * GV nhận xét tiết học, khen
những nhóm, cá nhân làm
về nhà kể lại chuyện cho mọi người
tốt.

nghe.



×