Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
Thư viện là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư
viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường
văn hóa học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu
cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện
trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Bên cạnh đó thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung
tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng
thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng
bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các
thành viên trong nhà trường.
Ngoài ra thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng
chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói
quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình
cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.
Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó,
hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động
trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều
này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong
cuộc đời mình.
Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan
trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những
bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với
những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Các thầy cô giáo sử dụng
những tri thức từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình
chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng
cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa
thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động.


Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần
gủi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo
khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng
chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...,ở
Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên
và học sinh trong nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng
thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi
phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi
dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên
nhà trường.
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy
1


và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải
được thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút
bạn đến với thư viện ngày càng nhiều.Trong giai đoạn hiện nay, thời đại công
nghệ 4.0 thì sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, Internet, mạng xã
hội facebook đã mang lại cho con người những giá trị vô cùng to lớn trong việc
tra cứu, truy cập và chia sẻ thông tin. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện
ích mà công nghệ thông tin mang đến cho cuộc sống, càng không thể phủ nhận
nguồn thông tin khổng lồ do công nghệ thông tin mang lại. Tuy nhiên không
phải thông tin nào, nhất là những kiến thức chuyên ngành, chúng ta cũng có thể
tìm kiếm được qua công cụ tìm kiếm google. Bên cạnh nhiều mặt tích cực, công
nghệ thông tin cũng có những mặt trái tác động đến đời sống xã hội. Đó là con
người ngày càng lệ thuộc vào nó, thói quen đọc sách ngày càng trở nên xa vời
đối với rất nhiều người.

Nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là ngay cả đối với đội ngũ giáo
viên, được xem như là tầng lớp dẫn dắt xã hội ở khu vực nông thôn ngày nay
cũng chưa có thói quen đọc sách, hoặc chỉ đọc những sách giáo khoa, sách tham
khảo liên quan trực tiếp đến bộ môn giảng dạy. Thói quen đến thư viện của đại
bộ phận giáo viên hầu như rất hạn chế; đa số chỉ dừng lại ở việc mượn sách giáo
khoa, sách giáo viên đầu năm học; hoặc chỉ tìm tài liệu vào các dịp thao giảng.
Bên cạnh đó phần lớn giới trẻ, nhất là học sinh của chúng ta rất thờ ơ với sách,
đa số các em chỉ dừng lại ở việc học tập các nội dung kiến thức trong sách giáo
khoa do nhà trường truyền tải, các em ít được tiếp cận với những loại sách hay
có giá trị về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như khoa học, lịch sử,
văn hóa, xã hội…. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kém
hiệu quả của hệ thống thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng.
Nguyên nhân xuất phát từ văn hóa đọc còn nhiều hạn chế của toàn xã hội,
nguyên nhân từ nguồn tư liệu nghèo nàn trong các thư viện đã không lôi cuốn
người đọc, nguyên nhân từ phương pháp dạy học một chiều của nhà trường,
nguyên nhân từ sức ép của nền kinh tế thị trường, từ những mặt tác động tiêu
cực của công nghệ thông tin. Gần như đi đến đâu chúng ta cũng chỉ nghe người
ta kể về những thông tin giải trí, những tin tức nóng họ mới đọc được ở trên
internet; giới trẻ thì vùi đầu vào mạng xã hội, vào game on line. Đó là một thực
tế rất đáng buồn trong xã hội chúng ta ngày nay.
Trong giai đoạn hiện nay cải cách, đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng
dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết
sức quan trọng, thực tiễn những năm tháng qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều
đó. Song thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi
học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít học sinh giỏi có lòng ham mê
đọc sách báo và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học
sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có
phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách
và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình.
Vậy làm thế nào để xây dựng văn hóa đọc trong trường tiểu học là một

nhiệm vụ đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết, hình thành thói quen đọc sách là một
hành trình hết sức khó khăn ở mỗi trường học. Trên địa bàn chúng ta đã có
2


100% thư viên đã đạt chuẩn hoặc đạt danh hiệu thư viện tiên tiến. Nhưng chúng
ta phải thừa nhận một thực tế là nguồn tài liệu trong các thư viện hầu hết rất
nghèo nàn, chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo. Số giáo viên và học sinh
đến thư viện thường xuyên cũng rất ít. Trăn trở trước thực trạng đọc sách như
trên và trước tình chung của xã hội hiện nay là sự phát triển của báo hình và
Internet, việc đọc sách báo của các em học sinh bị sao nhãng cộng với việc đọc
sách không đúng mục đích không phù hợp với lứa tuổi như: các em chỉ thích
xem tranh xem hình chứ không đọc, không hiểu nội dung sách nói gì. Tất cả
những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh
hưởng đến tâm hồn của các em học sinh.
Xác định được điều ấy, tôi cảm thấy băn khoăn một điều là làm thế nào để
nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường tiểu học thu hút Người đọc
trong nhà trường đến thư viện đọc sách, ham mê đọc sách. Từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng hoạt
động thư viện trường Tiểu học Yên Thái, bản thân là một cán bộ quản lý tôi rất
trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện nhà trường lên,
đặc biệt là niềm đam mê đọc sách của học sinh, vì vậy tôi đã chọn đề tài : “Một
số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện
trường Tiểu học”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của thư viện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động thư viện của trường Tiểu học Yên Thái .

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra thực tế
-Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh
hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen
tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay
đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên
trong nhà trường. Thư viện là một trong những yếu tố quyết định chất lượng
giáo dục học sinh, thư viện trường học có vị trí hết sức đặc biệt, quan trọng
trong nhà trường tiểu học nói riêng – nó là linh hồn của trường học, là nơi hội tụ
kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho GV, HS không chỉ dạy tốt – học tốt
mà còn giúp mở mang trí tuệ, nhân cách, xây dựng nền tảng và phong văn hóa
cá nhân. Là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện
trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa
học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về
thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường
học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của
con người, là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích

lũy qua mấy ngàn năm.
Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nghe nhìn, văn hóa mạng phát triển
đang thu hút giới trẻ và có xu hướng lấn át văn hóa đọc. Việc “Nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện trong trường Tiểu học” thực sự cần
thiết và có ý nghĩa. Từ đó tiến tới phong trào xây dựng văn hóa đọc trong Nhà
trường.
Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tiêu
chuẩn thư viện trường phố thông và công văn số 11185/GDTH của Bộ GD&ĐT
về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Trong các năm học qua, song song với các văn bản chỉ đạo kế hoạch,
nhiệm vụ năm học của ngành đều nói tới vị trí vai trò cũng như tác dụng của thư
viện trường học. Vào đầu năm học Phòng giáo dục huyện Yên Định đã mở lớp
tập huấn cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác thư viện để nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn. Ngoài ra Phòng giáo dục còn có những văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn công tác thư viện tới từng trường trong huyện. Đặc biệt hơn nữa để nhân lên
ngọn lửa hiếu học và tinh thần ham đọc sách, ngày 6/1, tại trường tiểu học Yên
Trường, 418 tủ sách với hơn 30.000 đầu sách, trị giá 1,045 tỉ đồng đã được Tủ
sách Lam Sơn trao cho toàn bộ 29 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa. Trên chuyến hành trình đó, Yên Định là điểm dừng chân thứ 5
của Tủ sách Lam Sơn.
Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư
viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng.
Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động
của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng
tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một
cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên
4


quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin

tra cứu.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đi đôi với sự phát triển của Ngành giáo dục huyện Yên Định, thư viện
trường TH Yên Thái đạt chuẩn năm 2005, cho đến ngày hôm nay thư viện đã
không ngừng được cải tiến, ngày càng đa dạng, phong phú nội dung hoạt động
của thư viện, cán bộ phụ trách thư viện chuyên trách, thuộc diện biên chế, có
trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ thư viện vững vàng; có tinh thần trách nhiệm
cao đối với công tác thư viện; luôn đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc.
Năm học 2017-2018 thư viện nhà trường có kho sách, phòng đọc cho giáo
viên và học sinh, đặc biệt ở 11 lớp đều có tủ và sách truyện của từng khối ngay
trong lớp của mình. Phòng đọc đảm bảo đủ ánh sáng, quạt mát và các điều kiện
khác cho tổ chức và hoạt động của thư viện tương đối tốt. Thư viện được trang
bị hai máy tính có kết nối internet.
Thư viện có khoảng hơn 4254 bản sách và các loại báo tạp chí… Được
phân thành các mảng. Trong đó 831 bản sách đang nằm tại tủ sách của các lớp.
Hiệu trưởng luôn chú trọng chỉ đạo công tác thưc viện; tích cực đẩy mạnh
công tác xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất và các nguồn tài liệu cho thư viện.
luôn quan tâm chỉ đạo tổ công tác thư viên tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách,
báo, công tác phục vụ bạn đọc.
Bên cạnh đó do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung các loại
sách báo hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư
viện. Thói quen đọc sách của đại bộ phận giáo viên và học sinh còn hạn chế.
Về hoạt động công tác thư viện chỉ diễn ra một cách đơn thuần, hoạt động
chưa phong phú, mới chỉ dừng lại ở việc đầu năm cho giáo viên mượn sách
giảng dạy, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo cáo.
Số lượng các môn học nhiều, nội dung các môn học có phần quá tải, hầu
hết thời gian cả tuần học sinh học ở trên lớp do thời lượng học 2 buổi/ ngày. Vì
vậy cả giáo viên và học sinh hầu nhưng không có thời gian để đến thư viện.
Chính phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy truyền thống như hiện
nay cũng là tác nhân cản trở, chưa tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên và học

sinh hình thành thói quen đọc sách và nghiên cứu tài liệu thư viện một cách
thường xuyên.
Thực trạng của hoạt động thư viện trường Tiểu học Yên Thái trong những
năm qua có rất nhiều khó khăn song tôi chỉ đưa ra 3 yếu tố cơ bản dẫn đến
phong trào hoạt động của Thư viện đạt hiệu quả chưa cao như sau:
Thứ nhất: Hoạt động thư viện chưa đạt hiệu quả cao bởi vì cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho thư viện còn hạn chế, chưa đáp ứng được mong muốn, đòi hỏi
của giáo viên và học sinh.
Như chúng ta đã biết cơ sở vật chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
công tác phục vụ bạn đọc. Thư viện trường học muốn tổ chức hoạt động tốt thì
điều kiện đầu tiên phải có là hệ thống sách, giá để sách và có phòng đọc đảm
bảo theo quy định. Có đầy đủ chủng loại sách đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của
giáo viên và học sinh. Nhưng do điều kiện nhà trường còn hạn hẹp nên mỗi một
năm việc bổ sung nguồn sách cho thư viện còn hạn chế, mặc dù hằng năm nhà
5


trường cũng đã có biện pháp kêu gọi nguồn góp sách, nhưng sách có giá trị rất ít
phần lớn đều là sách giáo khoa hoặc vở bài tập. Do điều kiện nhà trường về cơ
sở vật chất còn hạn chế, mới có phòng thư viện nhưng chưa đủ không gian để
học sinh có thể ngồi đọc đông được, bàn ghế cũ chưa đạt chuẩn, mặt khác hiện
nay mặt sàn của thư viện bị rộp nát nên đi lại rất khó, từ đó trở nên bụi, mất vệ
sinh.
Thứ hai: Hoạt động thư viện tổ chức còn cứng nhắc, chưa linh hoạt trong cách
phục vụ bạn đọc, chưa tạo được hứng thú cho học sinh và giáo viên đến thư
viện.
Xuất phát từ việc cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, học sinh
chưa có không gian để có thể đọc sách, nguồn sách trong thư viện hạn chế. Bên
cạnh đó người phụ trách thư viện lại chưa linh hoạt trong cách tổ chức phục vụ
bạn đọc, chưa tạo được không gian đọc lý thú lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện,

chưa tạo được hứng thú một cách triệt để mọi lúc, mọi nơi và mọi thời gian. Bởi
vì thời gian các em học ở trường chiếm gần hết nên các em sẽ không có thời
gian để lên thư viện mượn sách để đọc, từ đó các em ngại lên thư viện nên các
em sẽ bị hạn chế tiếp cận với tri thức trong sách, báo.
Thứ ba: Chưa đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức học, các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, hình thức sinh hoạt chuyện môn để tạo sự tò mò, kích
thích sự, tìm hiểu để giáo viên và học sinh muốn tìm đến thư viện .
Người phụ trách thư viện chưa đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hình thức sinh hoạt chuyện môn
để tìm kiếm thông tin. Mặc dù nhà trường đã có máy tính kết nối internet song
công tác khai thác triệt để những thông tin của giáo viên trong nhà trường còn
rất hạn chế.
2.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện
Giải pháp 1: Tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư
viện
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động thư
viện. Ngoài những yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất được quy định chung như
vị trí đặt thư viện, diện tích tối thiểu, hệ thống giá, tủ chuyên dùng bàn ghế, ánh
sáng…thì một không gian thư viện được bố trí khoa học, rộng rãi, thoáng mát
và được trang trí đẹp phù hợp với tâm lí lưa tuổi sẽ thu hút bạn đọc, nhất là học
sinh tiểu học. Vì vậy ngay từ đầu năm tổ công tác thư viện có trách nhiệm tham
mưu cho hiệu trưởng xây dựng dự trù kinh phí bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, báo cáo về
kế hoạch về cơ sở vật chất cho địa phương nắm được, để bổ sung nguồn cơ sở
vật chất cho nhà trường. Các nội dung cần đầu tư bổ sung gồm: bổ sung tủ giá
đựng sách, báo – tạp chí, băng đĩa giáo khoa; làm mới hệ thống hộp mục lục,
bảng giới thiệu sách; sắm mới bàn ghế đọc sách của giáo viên và học sinh; cải
tạo hệ thống điện sáng, quạt mát theo đúng các tiêu chuẩn quy định về thư viện
trường phổ thông.
Một thực tế hiện nay ở hầu hết các thư viện trường học phổ thông (kể cả

những thư viện đạt chuẩn và thư viện tiên tiến) đó là nguồn tư liệu rất hạn chế về
số lượng, chưa phong phú và đa dạng về chủng loại tài liệu. Nguồn tài liệu trong
6


thư viện chủ yếu là các tài liệu sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa,
sách giáo khoa theo tiêu chí được quy định kèm theo quyết định số 01/2003/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định tiêu chuẩn của thư
viện trường học đạt chuẩn và thư viện tiên tiến. Các nguồn tài liệu về các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội rất hạn chế. Đây là một nguyên nhân chính
dẫn đến sự thiếu hấp dẫn của bạn đọc đối với thư viện.
Đầu năm học 2017-2018, cán bộ phụ trách công tác thư viện đã tổ chức
khảo sát nhu cầu hứng thú của bạn đọc. Trên cơ sở đó, đã tham mưu cho hiệu
trưởng bổ sung nhiều đầu sách có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phù
hợp với cả hai đối tượng bạn .
Được sự hổ trợ của “Tủ sách Lam Sơn” trong năm học 2017-2018
Trường Tiểu học Yên Thái đã nhận được nguồn sách thiện nguyện của “Tủ sách
Lam Sơn” trao tặng 831 đầu sách và 11 tủ sách cho các khối lớp, với mong
muốn thư viện mini sẽ được đưa đến từng lớp học giúp các em thuận tiện trong
việc tiếp cận tri thức nhân loại thông qua việc đọc sách. Mang theo tâm nguyện:
Nếu mỗi cuốn sách chứa đựng tình cảm và tinh thần “sẻ chia trách nhiệm xã
hội” của các thế hệ đi trước, thì chắc chắn rằng tinh thần ấy sẽ được các em
mang theo và khi lớn lên, các em lại tiếp tục giúp đỡ các thế hệ kế tiếp. Những
người sáng lập ra Tủ sách Lam Sơn hi vọng rằng ngọn lửa này sẽ tiếp tục được
nhân rộng, thúc đẩy sự ham học và mở ra chân trời mới cho tất cả học sinh trên
vùng đất bán sơn địa này. Vì vậy Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong
các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi
nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một
thư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và
đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn
và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết

hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài
liệu, phục vụ thông tin tra cứu.

7


Lễ trao tặng Tủ sách Lam Sơn cho các trường Tiểu học
trên địa bàn huyện Yên Định.
Bên cạnh đó trong năm học vừa qua nhà trường đã nhận được sự quan
tâm và hổ trợ của gia đình bà Nguyễn Thị Oanh là con em người Yên Thái đang
công tác và làm việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 127 đầu sách gồm sách
tham khảo và chuyện đọc cho học sinh.
Một nguồn sách vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự phong phú và đa
dạng các nguồn tài liệu cho thư viên là nguồn sách từ bạn đọc. Tổ công tác thư
viện đã phát động phong trào “Góp 1 cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách”.
Mặc dù phong trào năm nay yêu cầu sách phải có giá trị, thời gian phát động
chưa dài, song được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh và học sinh nên kết
8


quả đã huy động được trên 200 cuốn sách từ bạn đọc bổ sung vào thư viện. Với
thời gian ngắn trong vòng 2 tháng đến thời điểm này, mặc dù nguồn sách phát
động chưa nhiều song với một đơn vị trường học mà đời sống nhân dân còn khó
khăn thì đó là một cố gắng rất cao của phụ huynh và học sinh. Nhà trường sẽ
tiếp tục phát động phong trào này trong thời gian tiếp theo.Nhờ những biện pháp
nêu trên mà đến hết năm học 2017-2018 thư viện nhà trường đã có 4454 cuốn
sách . Có thể khẳng định đây là một con số chưa cao so với một số thư viện khác
trong huyện nhưng với đơn vị Trường Tiểu học Yên Thái thì nó rất có ý nghĩa
đối với thư viện của nhà trường trong năm học này. Nhà trường sẽ còn tiếp tục
bổ sung nguồn sách trong những năm học tiếp theo để cho kho tàng kiến thức

của thư viện ngày một lớn mạnh và phong phú hơn nữa.
Giải pháp 2: Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để phục vụ bạn đọc
một cách linh hoạt, hiệu quả.
Bạn đọc của thư viện trường tiểu học đa phần là các em học sinh từ lớp 1
đến lớp 5 và Cán bộ giáo viên trong nhà trường. Do đặc điểm về lứa tuổi của các
em còn nhỏ thường ham chơi, tò mò, thích khám phá nên không gian gò bó của
thư viện truyền thống sẽ không thu hút các em đến với thư viện. Thời gian học
của các em thường kín hết cả buổi. Để không tạo áp lực cho các em, tạo không
gian chơi mà học, học mà chơi, kích thích niềm đam mê đọc sách hướng các em
đến với một không gian giải trí hữu ích thì thư viện trường tiểu học cần linh hoạt
trong cách tổ chức phục vụ bạn đọc. Vì vậy để năng cao hiệu quả hoạt động
của Thư viện , đặc biệt là hiệu quả nhu cầu đọc của Học sinh thì trong năm học
vừa qua nhà trường đã xây dựng các mô hình thư viện như sau: Thư viện ngoài
trời; thư viện mi ni.
Bước 1: Xây dựng thư viện ngoài trời.
- Mục đích xây dựng thư viện ngoài trời
+ Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận với thông tin, xây dựng thói quen đọc
sách và tích cực tham gia các hoạt động của Thư viện.
+Hỗ trợ việc dạy và học tích cực
+Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở tích cực giữa cán bộ thư viện và
học sinh, giữa giáo viên và giáo viên, giữa cán bộ thư viện và giáo viên và giữa
giáo viên và học sinh.
+ Không gây quá tải cho phòng đọc
+ Tạo môi trường thân thiện, thoải mái gần gũi với thiên nhiên.
+ Tạo cảm hứng cho sự sáng tạo, tư duy tưởng tượng của học sinh.
-Điều kiện áp dụng thư viện ngoài trời:
+ Trường có không gian để xây dựng thư viện ngoài trời: Có nhiều tán cây
xanh, hành lang.
+ Có tổ cộng tác viên thư viện là giáo viên và học sinh để quản lý thư
viện với sự hướng dẫn của cán bộ thư viện.

Chúng tôi đã sử dụng tấm tôn, đóng tạo thành các hộp làm với kích thước
các loại truyện tranh, sách, báo, tạp chí.... Phía ngoài dùng khóa khóa lại để sách
đặt trong hộp không rơi xuống đất, HS tiện lấy ra, cất vào. Bên ngoài ta có thể
trang trí thêm hình các bông hoa, con vật ngộ nghĩnh tạo cảm giác băt mắt, thân
9


thiện , đặt dưới tán lá cây, có thể ở cả hành lang lớp học tiện cho các em sử
dụng.
Không gian ngoài trời là một trong các yếu tố kích thích và thúc đẩy nhu
cầu, sở thích đọc sách của các em bởi không khí tự nhiên thoáng mát. Thành lập
nhóm học sinh quản lý thư viện ngoài trời, giáo viên tổng phụ trách hoặc cán bộ
thư viện hướng dẫn nhóm học sinh quản lý có nhiệm vụ chọn sách và thay đổi
sách hàng ngày vào đầu giờ. Hướng dẫn các em chọn sách mỏng thông tin khoa
học, lịch sử, tự nhiên thú vị vì thời gian của giờ nghỉ giải lao thường không
nhiều. Nhóm học sinh quản lý cho các bạn mượn sách báo, tuyên truyền về thư
viện ngoài trời. Nhiệm vụ của nhóm học sinh quản lý thư viện ngoài trời có thể
bổ sung thêm vào nhiệm vụ của lớp trực tuần và được luân chuyển giữa các lớp
trong nhà trường. Lớp trực tuần sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ quản lý thư viện
ngoài trời của trường trong tuần lớp mình thực hiện nhiệm vụ trực tuần. Nhằm
đảm bảo các học sinh trong trường đều được tham gia vào quản lý thư viện
ngoài trời, từ đó ý thức bảo quản sách của các em sẽ được nâng cao hơn.
Đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao - Mô hình "Thư viện ngoài trời " đã làm
cho học sinh thực sự thích thú khi tham gia đọc sách, báo, truyện tranh vào
những giờ ra chơi hay sinh hoạt ngoài trời.
Thư viện ngoài trời thật sự mang đến cho học sinh một “khu vườn trí
thức” đầy màu sắc, không chỉ khơi dậy niềm đam mê đọc sách của các em, củng
cố “văn hoá đọc” trong học đường mà còn tạo cho khuôn viên trường thêm xanh
- sạch - đẹp.


10


Hoạt động đọc trong giờ ra chơi của học sinh trường Tiểu học Yên Thái.
Bước 2: Xây dựng thư viện mi ni ở từng lớp học
Để nhân lên ngọn lửa hiếu học và tinh thần ham đọc sách, ngày 6/1, tại
trường tiểu học Yên Trường , 418 tủ sách với hơn 30.000 đầu sách, trị giá 1,045
tỉ đồng đã được Tủ sách Lam Sơn trao cho toàn bộ 29 trường tiểu học trên địa
bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Cùng với việc phát động các lớp trang trí phòng học đẹp, khoa học, có tác
dụng học tập, tổ công tác thư viện đã tham mưu cho hiệu trưởng chỉ đạo các lớp
xây dựng mỗi lớp một thư viện mi ni ngay tại lớp học. Nguồn sách ở các thư
viện này là do chương trình thiện nguyện của chương trình “Tủ sách Lam Sơn
” trao tặng và sách mượn từ thư viện nhà trường. Nội dung các loại sách mượn
từ thư viện được thực hiện theo kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm dựa trên
những yêu cầu về học tập phù hợp ở từng khối lớp và phù hợp với trình độ nhận
thức của từng lứa tuổi. Việc xây dựng tủ sách mi ni sẽ tạo điều kiện thuận tiện
cho học sinh đọc và tìm kiếm thông tin ngay tại lớp, trong giờ học, giờ giải lao
và trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; phát huy tối đa tác dụng
của sách báo đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và phát
triển vòng quay của sách.
Chương trình “ Chắp cánh ước mơ trao tặng Tủ sách Lam Sơn” đi kèm với
tủ và sách, mỗi lớp học sẽ có 3 cuốn sổ ghi chép: Sổ ghi danh mục sách (ghi tên
và mã số của tất cả sách có trong tủ sách của lớp. Giáo viên chủ nhiệm hướng
dẫn các em học sinh đánh mã số và dán vào bìa các cuốn sách để tiện cho việc
quản lý. Hàng năm, những cuốn sách được bổ sung thêm sẽ được ghi vào sổ
danh mục); Sổ ghi chép mượn - trả (Sau mỗi học kỳ, dựa vào cuốn sổ này, nhà
trường và phụ huynh đo lường học sinh đã đọc được bao nhiêu cuốn sách, mỗi
em thích đọc những loại sách nào) để có hướng giúp đỡ và phát huy khả năng
riêng của mỗi em.

11


Đối với học sinh khối 1, các em chưa thể đọc chuyện được, Nhà trường
đã chỉ đạo cho Đội phân công nhiệm vụ cho những em học sinh phụ trách SaoĐội của khối 1 đọc cho các em nghe vào 15 phút đầu giờ theo lịch. Ngoài ra
còn khuyến khích học sinh lớp 1 mượn sách về nhà cho phụ huynh đọc cho học
sinh nghe. Đối với học sinh từ lớp 3 trở lên thì học sinh sẽ ghi những cảm nhận
của mình vào sổ ghi cảm nhận. Trong cuốn sổ ghi cảm nhận, bài học, các em
học sinh sẽ lần lượt ghi lại những bài cảm nhận về những cuốn sách mình đã
đọc. Bài cảm nhận có thể dài ngắn tùy ý, được cô giáo khuyến khích các em
phát biểu một cách chân thật, rõ ràng những gì mình nghĩ, cảm nhận. Nhờ đó,
giáo viên và phụ huynh hiểu hơn về tâm tư, tình cảm, thiên hướng của mỗi em.
Hàng tháng nhà trường đã kiểm tra theo dõi tình hình đọc của từng lớp
và nhận thấy kết quả tăng lên khá rõ rệt, số lượng học sinh tham gia đọc truyện
tăng lên hàng tuần từ khi tổ chức triển khai “thư viện mi ni” đến nay, thì lớp nào
học sinh cũng hứng thú mượn và đọc sách. Trong những buổi sinh đầu tuần
Tổng phụ trách đội đã thông báo kết quả lượt đọc của từng lớp trước cờ và tuyên
dương những học sinh đã có tinh thần ham đọc sách, tạo hứng thú đọc cho học
sinh phát huy.

12


Hoạt động đọc tại thư viện Mi ni trường Tiểu học Yên Thái
trong giờ ra chơi.
Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp; hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng
khuyến khích giáo viên, học sinh tự tra cứu, tìm kiếm thông tin
Để xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế
tri thức và xã hội tri thức trong thế kỷ 21, giải pháp có ý nghĩa quyết định là phải

tăng cường đầu tư cho nguồn vốn con người bằng những cải cách và đổi mới sâu
sắc nâng cao chất lượng của sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội, đáp ứng
những yêu cầu của nền kinh tế và xã hội mới trong tương lai. Một nền giáo dục
cho mọi người, cho toàn xã hội, được đổi mới và hiện đại hóa cả về phương thức
tổ chức và nội dung giáo dục, kết hợp hài hoà những thành tựu khoa học hiện
đại với những tinh hoa của văn hóa truyền thống... sẽ là một bảo đảm chắc chắn
cho chúng ta tìm được một con đường thích hợp, có hiệu quả và có những bản
sắc riêng để phát triển, hội nhập với xu hướng chung của thế giới.
Ngày nay công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trên
phạm vi toàn cầu. Một thời đại công nghệ 4.0. Đảng và nhà nước ta cũng đã xác
định công nghệ thông tin là một ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn cần được
ưu tiên, phát triển để tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và
hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với ngành thông tin – thư viện, công nghệ thông tin không phải chỉ là
ứng dụng quan trọng cho ngành mà hiện nay công nghệ thông tin chính là
nghiệp vụ của thư viện hiện đại. Việc quản lý thông tin được xem như là thành
13


quả của công nghệ thông tin. Hiện nay đang có xu hướng xây dựng các thư viện
điện tử, thư viện số hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và chia
sẻ thông tin.
Trong xu thế ấy Thư viện trường tiểu học cũng phải có những thay đổi
căn bản về tư duy nghiệp vụ về cách thức tổ chức hoạt động. Mặc dù các điều
kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhận lực, kinh phí không cho phép chúng ta xây
dựng những thư viện điện tử, xây dựng kho tài liệu số hóa… nhưng với những
thiết bị hiện có như máy tính có kết nối internet, máy chiếu đa năng thư viện
trường tiểu học bước đầu đã được tiếp cận với công nghệ thông tin.
Từ những thiết bị ấy chúng ta có thể cài đặt các phần mềm hỗ trợ cho
nghiệp vụ thư viện, chia sẻ và khai thác thông tin có chọn lọc qua internet. Đặc

biệt chúng ta cũng có thể truy cập một số tài liệu số của các thư viện hiện đại ở
Việt Nam và trên thế giới.
Vấn đề đặt ra là người cán bộ thư viện cần có những tư duy sáng tạo được
đào tạo về nghiệp vụ thư viện và phải có những hiểu biết nhất định về công nghệ
thông tin.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hình thức sinh hoạt chuyên môn ở các trường
học lâu nay vẫn không khuyến khích giáo viên và học sinh chủ động tra cứu
thông tin từ tài liệu. Vì vậy cần phải đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn,
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục để giáo
viên và học sinh chủ động vào thư viện tra cứu tài liệu tại thư viện thì tôi đã chỉ
đạo theo các bước sau:
Thứ nhất: Giáo viên cần thường xuyên giao nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, tư liệu
phục vụ cho hoạt động học tập để HS tự vào thư viện tra cứu và tìm đọc tài liệu.
Đội thiếu niên phát động học sinh thi kể chuyện theo chủ đề, chủ điểm với
những câu chuyện không có trong chương trình SGK để hướng học sinh tìm đọc
ở thư viện.
Thứ hai: Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn cần lựa chọn các chuyên đề để
sinh hoạt, giao nhiệm vụ cho giáo viên đọc và tìm tài liệu để đóng góp ý kiến
vào nội dung sinh hoạt; kết hợp với công đoàn tổ chức các buổi tọa đàm với các
bài tham luận và các cuộc thi vào các dịp lễ để tuyên truyền về các chủ trương,
đường lối, chính sách từ đó hướng GV vào tra cứu, tìm hiểu thông tin từ thư
viện.
Thứ ba: Đổi mới các hình thức giới thiệu sách. Như chúng ta đã biết giới thiệu
sách là một khâu hết sức quan trọng trong nghiệp vụ công tác của cán bộ thư
viện. Nếu giới thiệu tốt, hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn được nhiều bạn đọc đến thư
viện.Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng, nay đã giới thiệu trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu dưới cờ. Nhờ thay đổi hình thức này
mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo.
Cán bộ thư viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung

từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây
hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực
tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường.
14


Ngoài ra chuyên môn và công đoàn phát động phong trào đọc sách đến
toàn thể cán bộ giáo viên. Hàng tháng cán bộ thư viện sẽ dán kết quả về số lượt
bạn đọc (đối tượng là cán bộ, giáo viên) đến thư viện. Sau đó cuối năm học sẽ
tổ chức hội thảo về sách nhân ngày sách Việt Nam 21/4. Trong mỗi buổi sinh
hoạt trước cờ vào sáng thứ hai đầu tuần , nhà trường đã tuyên dương tinh thần
đọc sách của các lớp và của cán bộ giáo viên.

Hoạt động đọc của giáo viên trường Tiểu học Yên Thái huyện Yên Định
tỉnh Thanh Hóa trong giờ nghỉ tiết.
2.4. Hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp nói trên đối với việc nâng xây
dựng thói quen đọc sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường
Từ những thực trạng và những giải pháp cụ thể trên mà bản thân đã chỉ
đạo đến thời điểm giữa tháng 4 năm 2108 công tác hoạt động của thư viện
trường Tiểu học Yên Thái đạt được kết quả như sau:
Sau gần một năm áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện trường tiểu
học ” qua theo dõi sổ nhật kí thư viện của nhà trường và sổ theo dõi mượn sách
của các lớp, tỷ lệ giáo viên và học sinh tham gia đọc sách ngày một tăng, ngày
một nhiều giáo viên và học sinh ham thích đọc sách và yêu sách, vòng quay của
sách tăng lên đáng kể. Kết quả cụ thể như sau:
+ Tỷ lệ học sinh đọc sách tại thư viện mi ni đến tháng 4 năm 2018 là 95
%, tăng 35 % so với đầu năm học .
+ Tỷ lệ tài liệu đến thời điểm tháng 4 năm 2018 của năm học 2017-2018
so với năm học 2016-2017 tăng 958 cuốn, đạt tỉ lệ 15 %.

+ Tỉ lệ giáo viên đến thư viện đạt 100 % số lượt đọc tăng lên rõ rệt so với
năm học trước (tối thiểu mỗi giáo viên đến thư viên 4 lượt/tháng).
Bên cạnh các chỉ số thống kê lượt bạn đọc đo được cụ thể qua các số liệu
thống kê tăng lên, một số dấu hiệu tích cực khác từ hiệu quả của việc đọc sách
có thể thấy được qua theo dõi các hoạt động giáo dục của nhà trường là:`trình độ
nhận thức, hiểu biết và năng lực của giáo viên được nâng lên; các tiết dạy của
15


giáo viên được sinh động hơn; chất lượng các giờ thao giảng cấp trường, cấp
huyện được nâng lên so với những năm học trước (giáo viên tham gia thao giảng
cấp huyện xếp thứ 5/ toàn huyện)

16


3. Kết luân, kiến nghị
3.1. Kết luận
Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cho xã hội là một nhiệm vụ
hết sức khó khăn và cần phải có một tiến trình dài mới có thể thực hiện được.
Việc thực hiện các giải pháp nêu trên đã từng bước xây dựng được một kho tư
liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên sự phong phú và đa dạng về các
loại tư liệu phục vụ bạn đọc. Các giải pháp cũng đã dần xây dựng thói quen và
niềm đam mê đọc sách cho mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Trong
những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ tiếp tục áp dụng triệt để những giải pháp
đã đề ra và khuyến khích cán bộ, giáo viên đưa ra những giải pháp sáng tạo hơn
nữa để khai thác có hiệu quả thư viện, từng bước xây dựng để thư viện đạt thư
viện tiên tiến; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng những
yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế của quê hương đất nước.

3.2. Kiến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có một số đề xuất như sau:
1. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tiếp tục có những đánh giá, xếp
loại đối với những thư viện đạt chuẩn và thư viện tiên tiến, xem xét đề nghị công
nhận thư viện đạt danh hiệu xuất sắc đối với những thư viện đã đạt tiên tiến và
có những hoạt động đặc biệt xuất sắc, có hiệu quả cao, có sáng tạo.
2. Đối với nhà trường: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu với địa
phương để bổ sung nhiều đầu sách có giá trị, đáp ứng những nhu cầu đa dạng
thuộc nhiều lĩnh vực của bạn đọc.
Trên đây là một số giải pháp trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động
của thư viện trường tiểu học Yên Thái, trong thời gian ngắn nghiên cứu còn
nhiều hạn chế . Kính mong được sự góp ý của các đồng chí đồng nghiệp,Phòng
Giáo dục & Đào tạo giúp sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Yên Thái, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Thị Xuân

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông - Vũ Bá Hòa (Chủ
biên).

2. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành quy định về tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông.
3. Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 1 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn công nhận thư
viện xuất sắc.

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Xuân
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường Tiểu học Yên Thái
Cấp đánh
Kết quả
Năm
giá xếp
đánh giá
học
loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
đánh
(Phòng,
(A, B,
giá xếp

Sở,
hoặc C)
loại
Tỉnh...)
1.

Một số biện pháp giúp HS học tốt
Phòng GD
dạng giải toán có lời văn cho HS lớp 1

B

2003

2.

Một số kinh nghiệm dạy “ Dấu hiệu
chia hết cho HS lớp 4”

Phòng GD

B

2009

3.

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng chữ viết cho HS lớp 1trong
phân môn Chính tả.


Phòng GD

C

2014

4.

Một số biện pháp giúp học sinh giải
bài toán có lời văn bằng phương pháp
sơ đồ đoạn thẳng cho HS lớp 3

Phòng GD

B

2015

5.

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng dạy- học dạng toán
tính nhanh cho học sinh khối 4

Phòng GD

B

2016


19



×