Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.73 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
11. Lí do chọn đề tài
Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học.
Toán học là nền tảng cho sự phát triển cho quá trình học tập ở các cấp học tiếp
theo. Nó có khả năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển các năng lực và
phẩm chất trí tuệ. Việc tìm kiếm các kiến thức mới, tìm lời giải hay cho một bài
toán…có tác dụng trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp trong tư
duy khoa học trong học tập, trong việc giải quyết các vấn đề, biết cách quan sát,
phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, suy luận…qua đó rèn luyện cho học sinh
trí thông minh sáng tạo. Không những thế, môn Toán còn góp phần tích cực vào
việc giáo dục cho các em những phẩm chất đáng quý trong học tập, lao động và
cuộc sống như: tính kỷ luật, tính kiên trì, tính chính xác, biết cảm thụ cái đẹp
trong những ứng dụng phong phú của toán học, tìm ra cái đẹp của những lời giải
hay…Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình môn Toán tiểu
học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. Chương trình này kế thừa và
phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 2 ở nước ta, thực hiện những đổi
mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng những kiến thức
mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh
hoạt động học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của từng học sinh.
Mà mục đích của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là cung cấp trang bị kiến thức
cơ bản về tự nhiên và xã hội cho học sinh.Mục đích đó được thực hiện qua việc
đổi mới chương trình nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng giá dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các em
theo định hướng “ Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”. [1] Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục
tiểu học nói riêng đang thực hiện theo hướng đổi mới PPDH theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh.
Trong chương trình bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, việc
giải dạng toán tìm thành phần chưa biết nâng cao là để chuẩn bị cho việc giải
phương trình và bất phương trình ở bậc Trung học cơ sở. Trong những năm học
qua, chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp học sinh giải


dạng toán tìm thành phần chưa biết, dạng toán từ cơ bản đến nâng cao đạt hiệu
quả cao nhất. Qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán và kiểm
tra thực tế chất lượng học sinh giải dạng toán tìm thành phần chưa biết từ cơ bản
đến nâng cao. Mà mục tiêu của dạy học của dạy học toán lớp 2 là học sinh biết
thực hiện tìm số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số , số bị chia. Học sinh có kĩ năng
giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính vẫn chưa có hiệu quả cao như
mong muốn.
Chính vì điều đó đã khiến tôi băn khoăn trăn trở thôi thúc tôi giành thời gian vận
dụng khả năng vốn có của mình đi sâu nghiên cứu tìm biện pháp giúp học sinh
lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính qua đề tài “Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính ”.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là hướng tới là trên cơ sở đánh
giá thực trạng và mức độ thành công của việc hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm
thành phần chưa biết của phép tính để đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học
sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các bài
toán tìm thành phần chưa biết của phép tính được biên soạn trong chương trình
bậc tiểu học lớp 2 . Các bài toán tìm X trong chương trình sách giáo khoa lớp 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm dữ liệu nghiên cứu viết sáng
kiến là phương pháp làm việc độc lập để tìm ra các vấn đề lien quan tìm thành
phần chưa biết của phép tính.
Phương pháp quan sát học sinh qua các bài kiểm tra để làm dữ liệu
dung trong các tiết kiểm tra hai lớp 2A, 2D

Phương pháp phỏng vấn học sinh đồng nghiệp để thực nghiệm và điều
tra chất lượng học sinh là phương pháp giáo viên hỏi đáp học sinh và đồng
nghiệp.
Phương pháp thực nghiệm để xem hiệu quả của đề tài là việc áp dụng
các biện pháp của sáng kiến trong thực nghiệm sáng kiến.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
Mục tiêu dạy học Toán ở tiểu học thực sự quan trọng vì là môn học công cụ
để học sinh giao tiếp và học tập các môn học khác,đối với học sinh thì học toán
và ngôn ngữ toán học rất cần thiết , đảm bảo sự cân đối và hài hòa giữa các hoạt
động giáo dục trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường. Nhiệm vụ trọng
thành phần phép tính cộng trừ nhân chia yếu của môn toán Tiểu học là hình
thành cho học sinh kĩ năng tính toán – một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống,
lao động và học tập của học sinh. Như chúng ta đã biết, trọng tâm và hạt nhân
của chương trình toán ở Tiểu học là nội dung Số học, trong đó thành phần phép
tính cộng trừ nhân chia các số tự nhiên là một phần nội dung cơ bản, quan trọng
trong nội dung số học. Để dạy tốt nội dung các số tự nhiên: trước hết giáo viên
cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này Cụ thể, giáo viên Tiểu
học phải: Hiểu đúng đắn các khái niệm, định nghĩa Toán học; có khả năng chứng
minh các quy tắc, công thức, tính chất Toán học được dạy ở Tiểu học dựa trên
toán học hiện đại; có khả năng giải bài tập toán ở Tiểu học tốt ( thể hiện ở khả
năng phân tích, tìm tòi; khả năng trình bày bài một cách logic, chặt chẽ và có
khả năng khai thác bài toán sau khi giải)…
Mặt khác mục tiêu của dạy học môn Toán lớp 2 nhằm giúp học sinh có thể tự
rèn luyện kiến thức Toán trong chương trình, đồng thời ôn luyện và nâng cao
kiến thức mới, nhằm giúp học sinh tự ôn tập lý thuyết và rèn luyện, nâng cao

2



khả năng phân tích đề bài và sáng tạo trong giải toán. Học sinh có ý thức tìm tòi
phương pháp giải hay hơn và say mê học toán. Trong chương trình Toán lớp 2
tìm thành phần chưa biết của phép tính giữ một vai trò quan trọng. Thông qua
việc tìm thành phần chưa biết của phép tính các em hiểu rõ hơn về bốn phép
tính, thành thạo hơn kĩ năng làm tính, giải toán của học sinh. Qua việc tìm thành
phần chưa biết của phép tính học sinh rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính, năng
lực tư duy, tính cẩn thận , óc sáng tạo, cách lập luận bài toán. Đồng thời qua đó
giáo viên có thể nắm bắt được đặc điểm tính cách, phát hiện ưu nhược điểm,
thiếu sót về kiến thức, kĩ năng, tư duy để học sinh phát huy những mặt đạt được
và khắc phục thiếu sót của học sinh.
Đặc điểm học sinh lớp 2 là còn tư duy cụ thể,các thao tác tư duy còn trực
tiếp trên đồ vật cụ thể , từ thực tế học sinh chưa có tác dụng gì từ lời nói mà
chỉ là điểm dựa hay điểm xuất phát trong óc học sinh.Do khả năng phân tích
của học sinh chưa tốt nên các em tri giác trên tổng thể, sự chú ý không chủ
định chiếm ưu thế. Thêm vào đó học sinh lớp 2 thiếu khả năng tổng hợp sự
chú ý của học sinh lớp 2 còn phân tán, thiếu khả năng phân tích nên dễ bị lôi
cuốn vào cái trực quan, gợi cảm. Sự chú ý của các em còn là chú ý hẹp chưa
biết tổ chức sự chú ý .các em hướng sự chú ý ra ngoài, hướng hành động chứ
chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Trí nhớ trực quan máy
móc phát triển hơn trí nhớ lô gic, nhớ hiện tượng hình ảnh cụ thể hơn là nhớ
câu chữ, trí tưởng tượng của các em tuy có phát triển nhưng còn tản mạn, ít
chịu tác động của hứng thú, kinh nghiệm sống và các mẫu mực đã biết. Dạng
toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, với cấu trúc chương trình đồng
tâm. Ở lớp 1, 2 các em đã được tìm thành phần chưa biết dưới dạng các phép
tính cộng, trừ. Đến lớp 3, các em tiếp tục được học nâng dần lên khi tìm các
thành phần chưa biết có chứa biểu thức nhân, chia. Từ đây sẽ là nền tảng cho các
em khi giải các bài toán về tìm thành phần chưa biết dưới dạng phức ở lớp
4,5.Trong chương trình lớp 2 dạng toán tìm X là thành phần chưa biết trong 4
phép tính gồm 85 bài ( thành lập kiến thức mới và luyện tập kĩ năng giải toán
tìm X ) cụ thể:

Lớp 1 các em tìm thành phần chưa biết của phép tính ở dạng điền khuyết như:
1 +….. = 7,
10 - … = 4,
… + 5 = 10, …. – 3 = 7
Đến lớp 2 các em học tìm số hạng (x + 5 = 15), số trừ ( 10 – x = 4), số bị trừ
( x – 3 =7), thừa số ( x x 2 = 8), số bị chia ( x : 5 = 4) x thay dấu bằng dấu …
Việc cung cấp kiến thức toán cho học sinh lớp 2 là rất cần thiết và cơ bản,
hướng dẫn cho học sinh cách làm toán, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện
phép tính cộng, trừ, nhân, chia biết áp dụng những kiến thức toán vào cuộc sống
hàng ngày và phát triển nhân cách của học sinh. Hướng dẫn học sinh nắm vững
phương pháp thực hiện giá trị của biểu thức, giúp cho học sinh phát triển tốt
năng lực tư duy một cách tích cực và rèn luyện cho các em khả năng tư duy
nhanh. Để giúp học sinh thực hiện tốt các dạng bài toán tìm thành phần chưa
biết nâng cao đó chính là nội dung của sáng kiến này.

3


2.2. Thực trạng của việc dạy toán tìm thành phần chưa biết ở trường tiểu
học Quảng Thái
2.2.1.Những việc đã làm được trong những năm gần đây:
- Về phía giáo viên.
+ Năng lực giảng dạy của giáo viên từng bước được nâng cao và đa dạng,
chất lượng của học sinh cũng từng bước được nâng lên rõ rệt. Thư viện Nhà
trường có nhiều sách Toán tham khảo cho giáo viên cũng như học sinh thường
xuyên trau dồi kiến thức cho mình. Giáo viên từng khối lớp nắm chắc kiến thức
toán tìm thành phần chưa biết từ đơn giản đến nâng cao, từ đó lựa chọn hình
thức và phương pháp dạy cho HS đạt hiệu quả khá tốt. Giáo viên lên lớp dạy
dạng toán nâng cao này rất tự tin, giảm đáng kể thời lượng giảng giải dài. Giáo
viên bồi dưỡng các đội tuyển câu lạc bộ biết chọn lọc hệ thống câu hỏi ngắn gọn

đi sâu vào nội dung kiến thức giúp HS dễ dàng phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức. Hoạt động bồi dưỡng trên lớp diễn ra tự nhiên. Lớp học sinh động, phát
huy hết khả năng tích cực sáng tạo của HS, thu hẹp sự áp đặt, khuôn mẫu của
GV đối với HS.
+ GV lớp 2 nắm vững cách hướng dẫn HS giải dạng toán tìm thành phần
chưa biết từ đơn giản đến nâng cao và vượt khỏi sự lúng túng thường gặp trên
lớp. cụ thể giáo viên nắm vững:
Kiến thức: Nhằm giúp học sinh lớp 2 có thể tự rèn luyện kiến thức Toán
trong chương trình, đồng thời ôn luyện và nâng cao kiến thức mới.
Giúp học sinh tự ôn tập lý thuyết và rèn luyện, nâng cao khả năng phân tích đề
bài và sáng tạo trong giải toán. Học sinh có ý thức tìm tòi phương pháp giải hay
hơn và say mê học toán. [3]
Giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình giải toán nhưng
thông thường theo các bước sau:
Bước 1: HS nêu tên gọi thành phần phép tính.
Bước 2: GV phân tích điểm mấu chốt.
Bước 3: HS nêu quy tắc tìm x theo thành phần tên gọi.
Bước 4: Thay kết quả x vừa tìm được thử lại đúng – sai. [4]
Về phía học sinh. Các em nắm vững cách giải dạng toán tìm thành phần chưa
biết, trình bày đúng yêu cầu của chương trình đặt ra, khả năng phân tích, tổng
hợp và tư duy lôgich của HS trong giải toán tìm thành phần chưa biết nâng cao
ngày càng nâng lên rõ rệt.Môn Toán là môn học kích thích kĩ năng tư duy, suy
luận và tinh thần học tập của học sinh nhiều nhất. Phần lớn học sinh có tinh thần
hiếu học, đều đam mê và ham thích giải toán. Do đó việc đầu tư học tập của các
em cũng chiếm khá nhiều thời gian ở lớp cũng như ở nhà. Bước đầu phát triển
năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết); kích
thích được trí tưởng tượng và lòng ham học toán cho HS. Học sinh Tiểu học tuổi
nhỏ, hiếu động, nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề

4



tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Được sự quan tâm của phụ huynh, học
sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. Học sinh làm đầy đủ các bài tập trong
SGK.
2.2.2. Những việc chưa làm được:
Về phía giáo viên : Việc tổ chức một tiết học bồi dưỡng toán giáo viên nặng
phần nội dung, kiến thức, kĩ năng nhưng chưa quan tâm đến việc tạo khí thế, thi
đua, vui tươi và tuyên dương, động viên kịp thời nhằm giảm bớt sự căng thẳng
trong quá trình tiếp thu bài học của học sinh. Giáo viên hướng dẫn giải toán theo
cảm nhận, trực tính của mình chưa theo một quy trình nhất định. Giáo viên ít tìm
tòi các dạng bài tập nâng cao. Nội dung giảng dạy chưa được linh hoạt, việc
phân tích, tổng hợp ở mức độ chưa đi vào chiều sâu của bài toán. Chưa phát huy
cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Về phía học sinh : Các em nghe giảng nhanh hiểu nhưng cũng chóng quên.
Học sinh ít luyện tập nhiều lần trong một dạng bài. Nhìn chung kĩ năng giải
toán tìm thành phần chưa biết nâng cao còn bỡ ngỡ của học sinh, phần lớn học
sinh chưa biết điểm mấu chốt của bài toán để lập luận tìm ra cách giải; chưa có
sự suy luận lôgích. Một số học sinh còn giải toán theo cảm tính, không theo quy
trình.Giải toán tìm thành phần chưa biết được chia làm 2 dạng mà các em
thường gặp và dễ mắc sai lầm:
Dạng cơ bản: Giải dạng toán trên dựa theo quy tắc tìm thành phần chưa biết
của 4 phép tính, cụ thể như sau:
+ Phép cộng: x + b = c
a+x=c
Theo quy tắc để tìm x: Số hạng = Tổng – Số hạng. Nhưng dạng này học sinh
thường sai lấy tổng cộng số hạng kia và cách trình bày.
+ Phép trừ: x - b = c
a-x=c
Quy tắc để tìm x thì : Số bị trừ = Hiệu + Số trừ

Số trừ = Số bị trừ – Hiệu
Nhưng dạng này học sinh thường sai khi tìm số bị trừ các em lấy số trừ trừ đi
hiệu . Khi tìm số trừ học sinh thường quen tìm số bị trừ nên lấy số bị trừ cộng
hiệu , nhiều em lại lấy hiệu trừ đi số bị trừ.
+ Phép nhân:
xxb=c
axx=c
Quy tắc để tìm x: Thừa số = Tích : Thừa số
Nhưng dạng này học sinh thường sai khi tìm thừa số lấy tích cộng hoặc trừ thừa
số kia, hoặc các em lấy thừa số nhân tích.
+ Phép chia:
x:b=c
Quy tắc để tìm x: Số bị chia = Thương x Số chia, thì các em lại sai lấy thương
chia cho số chia .
Dạng nâng cao

5


a) Dạng bài tìm thành phần chưa biết mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của
một số với 1 số, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số. Dạng này học
sinh thường sai không thực hiện tìm tổng, tích ,thương.
Ví dụ: Tìm x biết:
x : 3 = 28 : 4
Các em thực hiện:
x=7x3
x = 21
- Các em hay sai các dạng còn lại là không đưa được về dạng cơ bản của tìm x
2.2.3 . Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp 2 A do tôi chủ nhiệm ở đầu năm
học 2016 -2017 với 32 học sinh là:

Hoàn thành tốt
SL
TL
2
5,9

Hoàn thành
SL
TL
24
69,1

Chưa hoàn thành
SL
TL
8
24

2.3. Các giải pháp đã sử dụng hướng dẫn học sinh tìm thành phần chưa biết
của phép tính
2. 3.1.Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải dạng toán tìm thành phần
chưa biết của phép tính:
- Tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm số trừ.
Thông qua việc gọi học sinh lên chữa bài và chấm bài, tôi đã phát hiện ra
những sai lầm của học sinh trong khi giải các dạng toán trên như sau:
Với dạng toán “ tìm một số hạng trong một tổng” tôi thấy cách giải sai của học
sinh là lấy tổng cộng với số hạng đã biết.
Ví dụ: 5 + x = 12
x = 12 + 5
x = 17

Với dạng toán “ Tìm số bị trừ” tôi thấy học sinh thực hiện sai lấy số trừ trừ đi
hiệu.
Ví dụ:
x - 15 = 8
x
= 15 - 8
x
= 7
Với dạng toán “ Tìm số trừ” tôi thấy học sinh thực hiện sai là “ Lấy số bị trừ
cộng với hiệu”.
Ví dụ: 20 - x = 4
x = 20 + 4
x = 24
Nguyên nhân học sinh thực hiện sai là không hiểu bản chất của phép tính cộng,
trừ; không thuộc quy tắc để làm hoặc do vô ý, cẩu thả. Hiểu được nguyên nhân
dẫn đến sai lầm trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp khắc phục, giúp học sinh
giải đúng dạng toán này như sau: Trực tiếp chữa bài cho những học sinh còn

6


mắc lỗi ngay tại lớp. Cho học sinh nhắc tên thành phần của phép tính cộng, trừ.
Cho học sinh nêu lại cách tìm số hạng, số trừ, số bị trừ.
Cụ thể : Trước hết giáo viên ghi bảng một bài giải sai.Giáo viên
yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.
Giáo viên hỏi:Vì sao sai? Học sinh: Cách làm của bạn sai. Học
sinh nêu lại cách làm đúng.
Truớc tiên học sinh nêu tên gọi thành phần trong phép cộng
này.
( Học sinh nêu : Số 5 là số hạng đã biết x là số hạng chưa biết

số 12 là tổng.)
Giáo viên ghi bảng: Số hạng
5

+

Số hạng
x

Tổng
=

12

Giáo viên: Vậy 5 cộng với số nào để được 12? ( Số 7 )
Giáo viên: Làm thế nào để tìm ra số 7? Học sinh: Dựa vào bảng
cộng 5 + 7 = 12
Giáo viên: Còn cách nào khác? ( Lấy 12 trừ đi 5 được 7)
Giáo viên: Vậy muốn tìm số hạng trong một tổng em làm thế
nào?
Học sinh: Muốn tìm số hạng trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số
hạng đã biết.
Giáo viên yêu cầu học sinh
giải lại:
5 + x = 12
x = 12 – 5
x=7
- Đối với dạng bài tìm thừa số chưa biết.
Chương trình lớp 2 đã có học nhân chia đến bảng 5. Khái niệm thừa số mới
với các em đã được học, cách tìm thừa số x chưa biết được tiến hành như sau:

GV nêu : Có phép nhân: x x 2 = 8 .
Giải thích : Số x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8.
Từ phép nhân x x 2 = 8 ta có thể lập phép chia theo nhận xét “ Muốn tìm thừa số
x ta lấy 8 chia cho thừa số 2” HS viết và tính kết quả x = 8 : 2
x=4
GV giải thích : x = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8
Cách trình bày : x x 2 = 8
x
= 8:2
x
= 4
Trên cơ sở phép nhân có tính chất giao hoán , cũng dạng thừa số chưa biết

7


nhưng ở vị trí khác nhau vẫn cách thực hiện cũng tiến hành tương tự như sau:
GV nêu : 3 x x = 15 . Phải tìm giá trị của x để 3 nhân với số đó bằng 15.
Nhắc lại : “ Muốn tìm thừa số x ta lấy 15 chia cho thừa số 3”
GV kết luận : “Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia”
Đối với dạng toán này đa số các em hay mắc một số lỗi : Sai lối về trình bày :
Để khắc phục trình trạng sai cách trình bày tôi cho các em so sánh cách trình
bày của tìm số hạng chưa biết, dấu “ =” thẳng cột với nhau, song còn phải lưu ý
đặt vị trí của chữ X ở vị trí thừa số thứ hai. Hoặc thường làm sai kết quả : Kết
quả các em làm chưa đúng là do các em chưa thuộc bảng chia. Thường để
hình thành phép chia ta hay lấy từ phép nhân do vậy GV cần cho HS vận dụng
từ phép nhân để tính ngược lại như 16 = 4 x 4 từ đó tính ngược lại 16 : 4 = 4
- Đối với dạng bài tìm số bị chia chưa biế trong một thuơng.
Kỹ năng tìm số bị chia là phần cuối cùng của tìm thành phần chưa biết ở
chương trình Toán lớp 2. Nối tiếp sau phần học tìm thừa số chưa biết trong một

tích . Dạy tìm số bị chia sẽ dựa trên quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
GV nêu : Có phép chia x : 2 = 5
Giải thích : Số x là số bị chia chưa biết , chia cho 2 được thương là 5.
Dựa vào bảng nhân 5 ta làm như sau: Lấy 5 (là thương ) nhân với 2 ( là số chia)
ta được 10 ( là số bị chia) Vậy x = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5
Trình bày : x : 2 = 5
X = 5x2
X = 10
GV kết luận và cho HS nhắc lại : “ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với
số chia”. Đối với dạng toán này đa số các em hay mắc một số lỗi sau:
+ Lỗi sai vị trí của phép nhân khi tìm x :Theo quy tắc theo các em đã thực hiện
sai . Về bản chất HS hay lẫn lộn giữa thương và số chia nhưng kết quả vẫn
đúng . Đế khắc phục tình trạng này GV hướng dẫn cho HS một cách dễ nhớ đó
là khi viết các em luôn nhớ số ngay dấu bằng để nguyên rồi nhân với số sau dấu
chia như thế mới đúng ghi nhớ đã nêu. Với sự hướng dẫn và ghi nhớ máy móc
như thế đẫ có 98,5% các em làm đúng dạng toán này.
+ Lối sai kết quả phép tính : Để giải quyết những sai lầm này trước hết tôi yêu
cầu các em dùng các phép tính để chia thử lại các phép nhâncủa mình xem đúng
hay chưa.
- Viết các phép chia lên bảng, yêu cầu học sinh nhắc lại bảng chia liên quan:
- Cho học sinh lần lượt thực hiện chia và giải thích cách làm của mình
-Sau đó tôi đưa ra bài tập tương tự: Kết quả có 99,7% học sinh trong lớp thực
hiện đúng các phép tính này
Nói chung để thực hiện tốt các bài toán tìm số bị chia thì yêu cầu các em phải
làm thành thạo các phép nhân trên số tự nhiên và ghi nhớ các bảng nhân chia.
2.3.2. Rèn cho học sinh kĩ năng xác định đúng tên và ghi nhớ
thành phần trong phép tính:
Để các em nắm và biết cách giải được bài toán tìm x, trước hết phải củng cố
và khắc sâu cho học sinh nhớ được tên gọi các thành phần và kết quả của bốn


8


phép tính đã học. Tức là phải cho học sinh nêu được tên gọi thành phần và kết
quả của các phép tính:
Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng
Phép trừ : Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
Phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích
Phép chia : Số bị chia : số chia = Thương [4]
Để học sinh gọi đúng tên thành phần trong phép tính. Khi làm các bài tập dạng
tìm x tôi thường hỏi lại tên các thành phần trong phép tính ấy rồi cho 3,4 học
sinh nhắc lại, cả lớp nhắc lại để cho các em nhớ lại và khắc sâu hơn kiến thức.
* Ví dụ: Bài 1:Tìm x (SGK Toán trang 46)
a) x + 8 = 10
b) x + 7 = 10
c) 30 + x = 58
+Trước khi thực hiện bài tập tôi hỏi bài tập yêu cầu tìm gì?
Trong phép tính x+ 8 = 10, chữ cái x được gọi là gì? (Số hạng)
8 được gọi là gì? (Số hạng)
10 được gọi là gì? (Tổng)
+ Sau đó gọi 3,4 học sinh nói lại từng tên gọi thành phần trong phép x + 8 = 10
Và tương tự với các bài toán tìm x trong phép trừ:
x - 3 = 12
Giáo viên cũng làm rõ: chữ cái x gọi là gì?( số bị trừ )
3 gọi là gì? (số trừ ) và 12 gọi là gì? (hiệu )
Trong phép trừ học sinh hay lộn giữa số bị trừ và số trừ vì thế nên cần nêu rõ vị
trí của số trước và sau dấu trừ. Phép nhân, phép chia tôi cũng làm như vậy.
* Ví dụ: Bài 1:Tìm x (SGK Toán trang 46)
a) x x 2 = 16
c) 30 x x = 5

+Trước khi thực hiện bài tập tôi hỏi bài tập yêu cầu tìm gì?
Trong phép tính x x 2 = 10, chữ cái x được gọi là gì? (thừa số)
2 được gọi là gì? (thừ số)
10 được gọi là gì? (Tích)
Trong phép chia
x :3=2
Giáo viên cũng làm rõ: chữ cái x gọi là gì?( số bị chia )
3 gọi là gì? (số chia ) và 2 gọi là gì? (thương) [5]
Ngoài ra trong các giờ ôn tập hoặc bồi dưỡng học sinh theo kế hoạch của
trường. Tìm thành phần chưa biết, học sinh phải có kĩ năng thực
hiện theo hai bước sau:
- Bước 1: Nêu tên gọi của các thành phần chưa biết.
- Bước 2: Đọc thuộc quy tắc, sau đó mới vận dụng quy tắc
để làm bài. Tôi đã tiến hành ở tất cả các tiết học khi gặp dạng
toán này. Vì được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên học sinh rất
thuộc quy tắc, ghi nhớ cách làm và thực hiện cách giải đúng.
Qua hai bước giải trên, tôi thấy học sinh đã hiểu được bản chất
của phép tính công, trừ thuộc quy tắc để làm bài và tránh được
tình trạng vô ý, cẩu thả khi giải toán của học sinh …

9


Khi dạy phép cộng giáo viên cần yêu cầu học sinh nói
thành thạo tên của thành phần phép tính là: số hạng – số hạng
– tổng. Giáo viên đưa ra ví dụ từ cơ bản đến nâng cao đến cả
dạng tổng quát như a + b = c.Đối với phép trừ học sinh dễ nêu
sai số bị trừ và số trừ để khắc phục tình trạng này giáo viên cần
phân tích kĩ vị trí đứng của số : trước dấu trừ thì là số bị trừ, sau
dấu trừ là số trừ và số bị trừ lớn hơn số trừ. Trọng quá trình

giảng dạy giáo viên tổ chức chơi trò chơi nhận diện, hoán đổi…
Khi học đến phép nhân phép chia học sinh cũng được biết rõ về
thành phần phép tính giáo viên thực hiện tương tự với phép
cộng, phép trừ.
Theo tôi, sau khi nhận diện xong tôi củng cố thêm cho
học sinh bằng cách ra thêm toán như : tìm tổng biết số hạng
thứ nhất là, số hạng thứ hai là. hoặc tìm thương biết số bị chia
và số chia hoặc tìm tích biết thừa số…
Yêu cầu về phụ huynh: Thường xuyên theo dõi việc học ở nhà của các em.
Phải sắp xếp thời gian hợp lí cho các em tự học. Thường xuyên liên hệ với giáo
viên để đánh giá tình hình học tập và có biện pháp hướng dẫn các em học
tập và có biện pháp hướng dẫn các em học tập đạt kết quả cao
hơn. Tôi luôn thông báo với phụ huynh về bài tập về nhà, tôi quy
ước một quyển vở ghi bài tập về nhà , phụ huynh nắm được các
bài tập trong vở để hướng dẫn học sinh làm.
2. 3.3 Rèn cho học sinhtích cực phát hiện các dạng toán
và hiểu các dạng tìm x để giải :
2.3.3.1 Rèn cho học sinh thuộc quy tắc tìm thành phần phép tính đó:
- Ở lớp 2(Chương trình Tiểu học mới) bắt đầu có dạng toán tìm x liên quan đến 4
phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Cụ thể là các dạng cơ bản sau:
+) x + a = b (Tìm số hạng chưa biết)
+) x – a = b (Tìm số bị trừ chưa biết)
+) a – x = b (Tìm số trừ chưa biết)
+) a x x = b (Tìm thừa số chưa biết) hoặc x x a = b
+) x : a = b (Tìm số bị chia chưa biết)
- Khi làm các bài tập dạng này, yêu cầu dựa vào mối quan hệ giữa thành phần
của phép tính như quan hệ giữa tổng và hiệu từ một tổng ta sẽ tìm được hai phép
trừ :
3 + 4 = 7 thì có : 7 - 4 = 3 và 7 – 3 = 4
Hay phép nhân và phép chia : 3 x 4 = 12 thì được : 12 :4 = 3 và 12: 3 = 4

Hiểu rõ mối quan hệ này và kết quả của phép tính để tìm x. Chẳng hạn:
+) x + 3 = 7 thì x = 7 – 3 (Số hạng trong một tổng bằng tổng trừ đi số hạng
kia)
x= 4
+) x – 5 = 4 thì x = 4 + 5; x = 9 (số bị trừ cộng với hiệu)
+) 10 – x = 2 thì x = 10 – 2 (Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu) x = 8

10


+) x x 5 = 10 thì x = 10 : 5 ; x = 2 (Thừa số bằng tích chia cho thừa số kia)
+) x : 2 = 5 thì x = 5 x 2 ; x = 10 (Số bị chia bằng tích của thương và số chia)
Xét đến yêu cầu giải bài tập ở lớp 2 việc thuộc quy tắc cũng rất cần thiết. Sau
khi học bài mới hình thành các quy tắc trên tôi yêu cầu về nhà các em học thuôc
các quy tắc tìm thành phần chưa biết và luôn củng cố lại qua các bài luyện tập,
ôn tập. Muốn rèn cho học sinh kĩ năng nhớ lâu thì khi dạy quy tắc giáo viên cần
dạy rõ bản chất toán học của các quy tắc đó cần áp dụng phương pháp đi từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng . Cần cho học sinh thao tác qua đồ dùng
và tự rút ra quy tắc có như vậy học sinh sẽ hiểu sâu và nhớ lâu. Qua các bài ôn
tập học sinh sẽ được củng cố kiến thức chắc chắn.
2.3.3.2. Áp dụng các qui tắc tổng quát để viết thành biểu thức toán cụ thể.
Căn cứ vào những lý luận đề ra và căn cứ vào việc thể hiện vai trò, điều kiện
của giáo viên trên lớp.Đây là một việc làm hết sức quan trọng. Nếu giáo viên áp
dụng qui tắc tổng quát để viết đúng những biểu thức toán học cụ thể thì bài tập
mới có thể được giải đúng.Việc sử dụng các phép toán trong bài các em thật sự
thể hiện trí tuệ và tư duy. “Tính phó thác mặc cho may rủi của cộng trừ, nhân
chia một cách máy móc mới được khắc phục”. Và phải áp dụng như thế nào là
hữu hiệu? Theo tôi trong chừng mực này không gì hơn là yêu cầu các em rèn
luyện lien tục. Tuyệt đối cấm sử dụng cách đổi dấu (+ thành – và dấu – thành
dấu + hoặc dấu x thành dấu : và dấu : thành dấu x…). Vì tiểu học là bậc học

chưa học hết số âm, đồng thời trong phạm vi đại số thì đây mới là bậc học xây
dựng cơ sở lí luận ban đầu cho các em. Nên tạm thời chưa được phép sử dụng
giá trị đã được quy nạp như thế.
Ví dụ như: Muốn tìm thừa số chưa biết, muốn tìm số bị chia chưa biết. iáo viên
cần hỏi lại qui tắc để các em áp dụng tính toán . Giáo viên hỏi lại muốn tìm thừa
số chưa biết ta phải làm như thế nào? (Ta lấy tích chia cho thừ số đã biết)
Giáo viên hỏi lại muốn tìm số bị chia ta phải làm thế nào? (Ta lấy thương nhân
với số chia) .Khi các em đã thấy được đâu là thừa số đã biết, đâu là thừa số chưa
biết, đâu là tích, đâu là số bị chia,… thì các em thực hiện được nhanh, chính xác
Dạng cơ bản: Gồm các dạng bài tập sau:
Ví dụ 1: Tìm x biết:

Ví dụ 2: Tìm x:

x + 5 = 20 (Tìm số hạng trong tổng )
x
= 20 – 5 ( Lấy tổng trừ số hạng kia)
x = 15
x - 7 = 9 (Tìm số bị trừ)
x
= 9 + 7 (Lấy hiệu cộng số trừ)
x = 16

11


Ví dụ 3: Tìm x:

4


x x = 28 (Tìm thừa số )
x = 28 : 4 (Lấy tích chia thừa số đã biết)
x=7
Ví dụ 4: Tìm x:
45 : x = 5 (Tìm số chia)
x = 45 : 5 (lấy số bị chia chia cho thương)
x=9
Muốn học sinh phân biệt được các dạng toán này có hai cách cách thứ nhất
là cần dạy kĩ cho học sinh các thành phần của phép tính và bản chất của các
dạng toán và cách tìm thành phần chưa biết từ trực quan đến mô tả bằng lời và
rút ra quy tắc sau đó cho học sinh ghi nhớ.
Cách thứ hai giáo viên cần cho học sinh tư duy dạng máy móc tức là phát hiện
thứ tự x trong phép cộng phép trừ và cứ x dạng : x + a = b hay a + x= b thì đều
lấy số lớn trừ số nhỏ. Đối với phép trừ thì x đứng thứ nhất thì làm phép cộng còn
x đứng thứ hai trong phép tính thì đó là số trừ vậy là thực hiện phép trừ số lớn
trừ số bé. Tương tự phép nhân và phép chia giáo viên cũng phải hướng dẫn cụ
thể chi tiết như vậy.
Nếu học sinh khoog nắm chắc thành phần phép tính vì vậy, GV cho HS nắm
chắc tên gọi thành phần chưa biết, nhớ quy tắc cách tìm mỗi thành phần và thử
lại kết quả vừa tìm được.
Dạng nâng cao:Với dạng bài tìm thành phần chưa biết mà vế trái là tổng, hiệu,
tích, thương của một số với 1 số, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai
số:
Ví dụ 1: Tìm x:
x : 2 = 50 : 5
x : 2 = 10 (Tìm thương vế phải trước)
x = 10 x 2 (Áp dụng quy tắc - Tìm số bị chia)
x = 20 (Kết quả)
Dạng này cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách tìm thương
Ví dụ 2: Tìm x

x+7 =3x8
x + 7 = 24 (Tính tích vế phải trước)
x
= 24 – 7 (Áp dụng quy tắc - Tìm số hạng)
x
= 17 (Kết quả)
Dạng này cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách tìm tổng
Ví dụ 3: Tìm x:
x : 2 = 12 + 6
x : 2 = 18 (Tính tổng vế phải trước)
x = 18 : 2 (Áp dụng quy tắc -Tìm số bị chia)
x
= 9 (Kết quả)
Dạng này cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách tìm thương

12


Ví dụ 4: Tìm x:

45 – x = 30 - 18
45 – x = 12 (Tính hiệu vế phải trước)
x = 45 - 12 (Áp dụng quy tắc – Tìm số trừ)
x = 33 (Kết quả)
Dạng này cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách tìm hiệu
Các bài tìm x mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính:
Ví dụ 1: Tìm x:
100 – x – 20 = 70
100 – x = 70 +20 (Tính 100 – x trước – Tìm số bị trừ)
100 – x = 90 (Tính tổng vế phải trước)

x = 100 – 90 (Áp dụng quy tắc – Tìm số trừ)
x = 10 (Kết quả)
Dạng này cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách tìm hiệu sau
khi đưa số về phần kết quả hiệu.
Ví dụ 2: Tìm x: x + 28 + 17 = 82
x + 28 = 82 – 17 (Tính tổng 28 + 17 vế trái trước – Tìm số
hạng)
x + 28 = 65 (Tính hiệu vế phải trước)
x
= 65 – 28 (Áp dụng quy tắc – Tìm số hạng)
x
= 37 (Kết quả)
Hoặc:
Ví dụ 3: Tìm x:
x x 3 – 5 = 25
xx3
= 25 + 5 (Tính x x 3 trước – Tìm số bị trừ)
x x 3 = 30 (Tính tổng vế phải trước)
x
= 30 : 3 (Áp dụng quy tắc – Tìm thừa số)
x
= 10 (Kết quả)
Ví dụ 4: Tìm x:
10 x 4 – x = 10
40 – x = 10 (Tính 10 x 4 trước – Tìm số bị trừ)
x = 40 – 10 (Áp dụng quy tắc – Tìm số trừ)
x = 30 (Kết quả)
Ví dụ 5: Tìm x:
10 : x x 5 = 10
10 :

x = 10 : 5 (Tính 10 : x trước – Tìm thừa số)
10 :
x = 2 (Tính thươngvế phải trước)
x = 10 : 2 (Áp dụng quy tắc – Tìm số chia)
x = 5 (Kết quả)
Ví dụ 6: Tìm x: x + x + 4 = 20

13


x x 2 + 4 = 20 (Chuyển phép cộng thành phép nhân khi cộng
có nhiều số hạng giống nhau)
xx2
= 20 – 4 (Tính x x 2 trước – Tìm số hạng)
x x 2 = 16 (Tính hiệu vế phải trước)
x
= 16 : 2 (Áp dụng quy tắc – Tìm thừa số)
x
= 8 (Kết quả)
Ví dụ 7: Tìm x:
x + x x 4 = 25
x x 5 = 25 (Tính x + x x 4 trước, vận dụng cách tính
khi cộng, nhân có nhiều số hạng, thừa số giống nhau)
x
= 25 : 5 (Áp dụng quy tắc – Tìm thừa số)
x = 5 (Kết quả)
Dạng bài toán tìm x có lời văn:
Ví dụ 1: Cho một số biết rằng khi thêm số đó 12 rồi bớt đi 4 thì bằng 9. Tìm số
đó?
Cách 1: Bước 1: Lập bài toán tìm x

Gọi x là số cần tìm
Dựa vào bài toán ta có: x + 12 – 4 = 9
Bước 2: Trong bài toán x + 12 – 4 = 9
x + 12 = 9 + 4 (Tính x + 12 trước – Tìm số bị trừ)
x + 12 = 13 (Tính hiệu vế phải trước)
Bước 3: x = 13 – 12 (Áp dụng quy tắc - Tìm số hạng)
x = 1 (Kết quả)
Bước 4: Thử lại (Thay x = 1) kiểm tra kết quả đúng – sai [4]
Với dạng Toán tìm thành phần chưa biết (hay tìm x) này yêu cầu học sinh học
thuộc quy tắc tìm thành phần chưa biết (số hạng, thừa số, số chia, số bị chia, ...)
Giải quyết 1 vế (ở đây là vế phải, hay vế trái tùy theo bài) đưa về dạng cơ bản
rồi áp dụng quy tắc. Học sinh cần nắm vững những phương pháp, cách giải
từng dạng mà giáo viên giảng dạy đã truyền đạt để vận dụng mang hiệu quả các
dạng toán khi học bồi dưỡng.Mỗi giờ học ôn toán nên dành thời gian hướng dẫn
học sinh làm bài tập, đồng thời tăng lượng bài tập nâng cao để phát huy khả
năng phát triển tư duy đối với học sinh năng khiếu. Trong khi bồi dưỡng học
sinh năng khiếu nên tổ chức thi đua học gây hứng thú cho học sinh. Trước khi
lên lớp giáo viên bồi dưỡng cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật kĩ. Trong quá trình
dạy cần phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh luôn tìm ra những
cách giải hay, cách tính nhanh nhất.
2. 3.4.Phương pháp hướng dẫn học sinh đi từ trực quan đến tư duy dựa
vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi.

14


- Phng phỏp i t trc quan sinh ng n t duy tru tng :
Dựng que tớnh hoc mụ hỡnh hng dn hc sinh thao tỏc thc t nhn
ra c cỏch tỡm thnh phn cha bit .
VD: Khi hng dn hc sinh tỡm s hng thỡ tụi cho hc sinh thc hin bng

que tớnh : cú 10 que tớnh ct i mt s que tớnh thỡ trờn tay cũn bao nhiờu que
tớnh? Vy thỡ con lm cỏch no tỡm s que tớnh con ct i ? T ú hc sinh
hiu cn lm phộp tớnh tr tỡm ra s hng cha bit
VD: Hc sinh t thao tỏc vi que tớnh ri rỳt ra quy tc tỡm s hng ri hc
sinh t ly vớ d v gii c bi toỏn m mỡnh ly vớ d .
VD: Khi hc cỏch tỡm tha s thỡ Gv cho hc sinh thao tỏc trờn vt tht sau
ú rỳt ra c quy tc tỡm tha s v hc sinh t thao tỏc lm bi tp gi dng
tỡm tha s qua cỏc bi gii SGK v Gv ly thờm vớ d khuyn khớch hc sinh
t ly vớ d ri gii thỡ hc sinh s nh hn v sỏng to hn trong hc tp.
-Dạy học các nội dung thực hành luyện tập:
Nh chỳng ta ó bit , ni dung toỏn thc hnh luyn tp khụng kộm phn
quan trng trong vic giỳp hc sinh chim lnh in thc mi, hỡnh thnh k
nng mt cỏch vng vang, cú kh nng vn dng kin thc mi v vn dng
linh hot sỏng to kin thc ú . Chớnh vỡ vy thi lng hnh luyn tp
chim khong 80% tng thi lng dy hc Toỏn
Nhim v ch yu ca luyn tp ca dy hc thc hnh trong tit dy hc bi
mi v trong tit luyn tp, luyn tp chung, ụn tp
Dy thc hnh cn: Giỳp mi hc inh tham gia luyn tp thc hnh theo kh
nng ca tng cỏ nhõn hc sinh. T chc cho hc sinh lm cỏc bi tp theo
th t sp xp trong VBT hoc t bi d n bi khú.
Khụng nờn bt hc sinh i ch nhau m cn kim tra giao thờm bi tp cho
hc sinh lm nhanh. Cn giỳp riờng hc sinh vi i tng hc sinh nu
hc sinh cha hon thnh bi tp cn cú bin phỏp c th.To ra s h tr
giỳp ln nhau gia cỏc hc sinh. Khi cn trao i nhúm nh thỡ cho hc
sinh luyn tp theo nhúm. S h tr gia hc sinh gúp phn to s t tin cho
hc sinh. Khuyn khớch hc sinh tiwj ỏnh giỏ hoc ỏnh giỏ chộo trong
nhúm v kt qu luyn tp. Nờn hng dn hc sinh rỳt ra kt lun sau mi
bi luyn tp. Cú th túm tt phng phỏp dy hc nh sau:
Dy
Hc

Hng dn gi m
T hot ng
Khụng lm thay
T tỡm gii phỏp ti u
Tụn trng mi sỏng to
Giao lu hp tỏc
Phự hp cỏ nhõn
Cỏ th húa
Phỏt trin t hc
Phỏt trin t duy ngụn ng

15


Như vậy PPDH ở chương trình thay SGK lớp 2 mới vừa nhấn mạnh vai trò
chủ thể nhận thức của học sinh, đồng thời đề cao hơn vai trò của giáo viên.
2. 3.5. Tổ chức tốt việc dạy học truyền cảm hứng trên lớp học
Trong khi dạy học trên lớp, người giáo viên phải dạy cho học sinh cách tìm ra
“ chân lý” chứ không phải mang “chân lý” đến cho học sinh, tức là trong các giờ
học, nhất là các tiết truyền thụ tri thức mới, giáo viên phải hướng dẫn , điều
khiển cho học sinh tự giác tích cực huy động vốn hiểu biết về kinh nghiệm của
bản thân “ phát hiện”. “khám phá” ra tri thức mới , có như vậy mới gây hứng thú
cho học sinh , giúp cho học sinh hiểu rõ, nhớ lâu kiến thức. Mặt khác toán học
nói chung và tìm thành phần chưa biết( ẩn số) nói riêng trong chương trình tiểu
học được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy ngoài các ví
dụ bài tập ở sách giáo khoa, giáo viên nên lấy các ví dụ hay yêu cầu học sinh lấy
ví dụ bài toán trong thực tế trong cuộc sống để học sinh dễ hiểu và dễ nhớ
hơn giúp các em có thể giải các bài toán trong thực tế hàng ngày một cách linh
hoạt và nhanh chóng . Đồng thời việc lấy các ví dụ ngoài thực tế này tạo cho các
em một cơ sở nhất định, tạo được niềm tin và sự hứng thú cho các em , giúp cho

các em hiểu sâu hơn, kĩ hơn về bài học để khi học hết bài học Tiểu học các em
có thể học tiếp lên các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động như mục tiêu
giáo dục đề ra.
* Tổ chức học nhóm: Để hạn chế những sai lầm cho học sinh việc tổ chức cho
các em học nhóm cũng là một vấn đề quan trọng. Ở trên lớp tuỳ theo tính chất,
nội dung của mỗi bài học tiết học mà có thể phân chia thành các nhóm khác
nhau: Nhóm hỗn hợp (có cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu). Nhóm theo
trình độ ( nhóm học sinh giỏi, nhóm học sinh khá....). Nhóm theo sở
trường ….. Sự phân chia nhóm tạo điều kiện cho các em có thể giúp đỡ lẫn nhau
đồng thời các em còn có thể trao đổi ý kiến nhận xét cách giải quyết của các bạn
và cảm thấy bản thân mình cũng có đóng góp cho kết quả làm việc chung của
nhóm vì vậy các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và có quyết tâm vượt
khó. Hình thức học tập theo nhóm giúp các em có điều kiện củng cố và biểu
quyết vốn nhận thức của mình, hạn chế những sai lầm thường mắc phải. Đồng
thời thông qua việc làm thu thập kết quả học tập của từng nhóm, giáo viên có thể
nắm được những sai lầm chung nhất của các nhóm, của từng nhóm để có
phương pháp khắc phục phù hợp.
* Đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng có tác dụng tốt trong việc nâng
cao chất lượng dạy dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính.Để học
sinh tự nguyện thấy những sai lầm của mình thì các em mới có điều kiện ghi nhớ
và sửa chữa sai lầm một cách tốt nhất nên không nhất thiết là giáo viên
phải đánh giá mà cũng có thể học sinh tự đánh giá lấy dựa trên chuẩn mực mà
giáo viên đề ra, cũng có thể cho từng nhóm, từng bàn đánh giá lẫn nhau, có như
thế các em mới có điều kiện củng cố vốn kiến thức của mình. Đánh giá là việc
làm rất quan trọng vì nó giúp học sinh tự tin vào mình hơn, giúp học sinh có
điều kiện nhận ra những sai lầm cần sửa chữa; đồng thời đánh giá đối với
học sinh tiểu học một cách đúng mức sẽ khuyến khích các em học tập rất

16



nhiều.Bởi vậy tôi luôn có sự thay đổi các hình thức đánh giá: có lúc là cho điểm,
có lúc là động viên khuyến khích. Và tạo ra nhiều hình thức đánh giá, đánh giá
khi học sinh trả lời câu hỏi, đánh giá khi học sinh học cá nhân, đánh giá khi học
sinh chuyển bài làm cho nhau rồi chấm; đánh giá bằng kiểm tra ngắn hoặc phiếu
kiểm tra, đánh giá qua việc thi đua khi tổ
chức các trò chơi học tập ….đặc biệt là đánh giá việc ứng dụng giải bài toán về “
Tìm thành phần chưa biết của phép tính” vào thực tiễn đời sống.
2.3.6. Rèn cho học sinh kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính qua
việc tổ chức một số trò chơi:
Trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Có thể nói nó
quan trong như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy các em
luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để được chơi. Được
tham gia trò chơi có tổ chức các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi
chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như: Vui mừng khi giành chiến thắng
và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản
thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các
em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ,
nhóm của mình. Đây chính là đặc tính rất cao của trò chơi. Tổ chức tốt trò chơi
học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các
em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học
tập. Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả
mọi học sinh của nhóm (hoặc lớp) đều được tham gia.
Ví dụ 1:

Trò chơi Hái nấm

- Luyện tập - Bài tập 5 - trang 46

- Mục đích: + Luyện tập và củng cố kỹ năng tìm số hạng. Luyện phản xạ nhanh

- Chuẩn bị : Giỏ, các cây nấm có các đáp án khác nhau.
- Cách chơi : + Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người.
+ Bước 2: Phát cho mỗi nhóm một chiếc giỏ.
+ Bước 3: Giáo viên nêu ra phép tính, mỗi 1 bạn của 2 đội cầm giỏ
chạy lên nhặt cây nấm rồi chạy về. Tiếp theo giáo viên đọc phép tính thứ 2, học
sinh thứ 2 chạy lên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, nhóm nào lấy được nhiều
cây nấm đúng thì nhóm đó chiến thắng.
* Lưu ý : Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài. Trò chơi này gây
được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.

17


Ví dụ 2:
Trò chơi: Rung chuông vàng- Luyện tập - Bài tập 2 - trang 129
Mục đích: + Luyện tập và củng cố kỹ năng tìm số bị chia. Luyện phản xạ nhanh.
- Chuẩn bị : Bảng con, phấn, các phép tính và đáp án.
- Cách chơi : Bước 1: Mỗi bạn chuẩn bị bảng con, phấn.
+ Bước 2: Giáo viên đọc câu hỏi và đáp án. Tính thời gian là 15 giây.
+ Bước 3: Khi hết thời cả lớp giơ đáp án. Bạn nào trả lời sai thì ngồi
sang một bên. Bạn nào trả lời đúng thi tiếp tục sang phép tính khác. Cứ như vậy
cho đến bạn cuối cùng trả lời đúng thì bạn ấy là bạn chiến thắng.
Ví dụ 3:

Trò chơi: Ong tìm hoa - Luyện tập - Bài tập 1 - trang 117

- Mục đích : + Rèn tính tập thể. Giúp cho học sinh nhớ cách tìm thừa số
- Chuẩn bị : Các bông hoa có ghi cách làm cho 4 đội tham gia, các chú ong mật
có ghi phép tính. Hai chậu cây xanh gắn các bông hoa
- Cách chơi: Chọn 4 đội, mỗi đội 2 em

4 đội tham gia chơi. Giáo viên phát cho các đội chơi mỗi người một con
ong. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì các đội lên bắt những bong hoa có kết quả
tương ứng với phép tính ở con ong. Đội nào bắt được nhiều chú ong và nhụy
đúng nhất đội đó sẽ thắng cuộc.
Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi
sau để khắc sâu bài học
Ví dụ 4 :

Trò chơi: Thi vẽ

Chuẩn bị : Vẽ trên bảng phụ hoặc trên giấy 2 hình ngôi nhà đang vẽ dở. Một
số câu hỏi về củng cố kiến thức. Chẳng hạn :
1.
2.
3.
4.

Nêu cách tìm một số hạng
Kết quả của phép trừ được gọi là gì?
Tìm x : x – 2 = 10
Nêu cách tìm số bị chia.

Cách chơi : Chon 2 đội chơi, mỗi đội 4 em, giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi.
Các đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ. Nếu trả lời đúng được vẽ một nét
trong hình. Nếu sai thì không được vẽ mà đội bạn được quyền trả lời. Nếu đội
bạn trả lời đúng cũng được vẽ 1 nét trong hình. Đội nào vẽ xong ngôi nhà trước
là đội đó thắng cuộc.

18



Muốn có hiệu quả trong tiết dạy thì giáo viên cần nhất là phải biết kết hợp nhiều
PPDH trong đó cần sưu tầm trò chơi và sử dụng trò chơi trong học tập một cách
hiệu quả. [8]
2.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp trên
Sau khi tôi áp dụng các biện háp một cách triệt để học sinh lớp tôi đã
thành thạo thực hiện các bài toán dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính
thậm chí tôi nâng cao hơn dạng :
x +a = b + c
hay X - a = b-c
Xxa=
b x c
hay X : a = bxc
thì có tơi 75% học sinh trong lớp giải nhanh và đúng. Các em có tư duy sáng
tạo hơn trong học toán đặc biệt tôi đã nhìn thấy được sự say mê giải toán ở
các em .
Kết quả như sau :
Lần
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
KTĐK
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lần 1
2

5,9
24
69,1
8
24
1
2,9
28
87,2
5
15
Lần 2
8
24
26
76
0
Lần 3
III. KÕt luËn
3. 1. Kết luận
Việc dạy toán tìm thành phần chưa biết của phép tính ở bậc tiểu học, khởi đầu
từ lớp 2 và kết thúc ở cuối chương trình lớp 5, đó là nhiệm vụ của mỗi GV dạy
lớp, mỗi nhà trường tiểu học cho dù HS nơi này, nơi khác có điều kiện sinh hoạt
học tập khác nhau, tuy nhiên, trong mỗi HS đều có tiềm tàng khả năng học toán .
+ Giáo viên : chịu khó nghiên cứu tự học, tự rèn để tinh thông về chuyên môn,
hiểu sâu sắc tất cả bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính mình phải
dạy cho HS ( Chỗ nào khó dạy học tập chỗ đó ) có tâm huyết với nghề nghiệp,
tìm mọi cách giúp cho HS nắm chắc cách giải toán tìm thành phần chưa biết của
phép tính của lớp mình phụ trách .
+ Học sinh : Tạo động cơ học tập đúng đắn, biết tận dụng tư chất nhất định của

bản thân, để rèn luyện năng lực học tốt loại toán tìm thành phần chưa biết của
phép tính , biết ham thích giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính như
một thú vui “ tìm nhân vật ẩn là x” .
Khi giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính tôi đã áp dụng :
+ Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải các dạng toán tìm thành phàn
chưa biết
+ Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải các dạng toán tìm thành phàn
chưa biết

19


+ Rèn cho học sinh kĩ năng chủ động tích cực thuộc các thành phần của phép
tính.
+ Rèn học sinh tính chủ động sáng tạo phát hiện dạng toán và giải các dạng toán
chủ động sáng tạo.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh đi từ trực quan đến tư duy dựa vào đặc
điểm tâm lí lứa tuổi.
+ Tổ chức tốt việc dạy học truyền cảm hứng trên lớp học.
+ Rèn cho học sinh kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính qua việc tổ
chức một số trò chơi.
Chất lượng giải dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính của học sinh
nâng cao rõ rệt các em đã đam mê giải toán hơn từ đó học sinh có kĩ năng thực
hiện các phép tính và giải toán thành thạo hơn.
3.2. Kiến nghị
+ Giáo viên phải đầu tư xây dựng nền tảng cho HS lớp 2,3 nắm chắc cách giải
toán tìm bằng cách áp dụng quy tắc tìm thành phần chưa biết trong 4 phép tính
và ở cấp lớp này GV không được dạy chay mà phải sử dụng tốt nhiều ĐDDH
giúp HS vừa học vừa chơi nhớ sâu sắc cách giải toán này.
+ Nhà trường : Tạo điều kiện tốt nhất để cho GV – HS cùng tổ chức dạy – học

tốt toán tìm thành phần chưa biết của phép tính , kích thích phong trào hội học,
hội giảng, thi đố vui toán học, tạo hứng thú cho cả ngươi dạy lẫn người học .
Cung cấp kịp thời trang thiết bị học toán cho GV và cổ động toàn trường cùng
làm ĐDDH cho môn toán, đa dạng màu sắc trong trực quan toán học tạo hứng
thú cho HS.
Do khả năng bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa dài nên sáng
kiến chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết mong đồng nghiệp góp ý cho tôi hoàn
thiện hơn . Xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của cơ quan

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của tôi không copy của
bất kì ai .
Người thực hiện

Nguyễn Thu Hằng

20


MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài…………………………………………………. Trang 1
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 3
1.4 Phương pháp
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận …………………………………………………………….2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi làm sáng kiến……………………………..3

2.2.1 Những việc làm được của giáo viên và học sinh……………………..3
2.2.2 Những việc chưa làm được của giáo viên và học sinh ………………4
2.2.3 Kết quả khảo sát ………………………………………………………5
2.3 Biện pháp đã sử dụng …………………………………………………..6
2.3.1 . Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải các dạng toán tìm thành phàn
chưa biết …………………………………………………………………….6
2.3.2.Rèn cho học sinh kĩ năng chủ động tích cực thuộc các thành phần của
phép :……………………………………………………………………………….8
2. 3.3 Hướng dẫn học sinh phát hiện dạng toán và giải các dạng toán chủ động
sáng tạo: ………………………………………………………………………… 9
2. 3.4..Phương pháp hướng dẫn học sinh đi từ trực quan đến tư duy dựa vào
đặc điểm tâm lí lứa tuổi. ............................................................................. 16
2. 3.5. Tổ chức tốt việc dạy học truyền cảm hứng trên lớp học…………......... 17
2.3. 6. Rèn cho học sinh kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính qua
việc tổ chức một số trò chơi……………………………………………………17
2.4 Kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp trên ……………….. 18

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ………………………………………………………………. .19
3.2 Kiến nghị………………………………………………………………...20

21


22



×