Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học toán lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.01 KB, 27 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến hành cuộc cách
mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng
tâm của Đảng. Sự đổi mới giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có
phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có tri thức, năng động và sáng tạo. Vậy để giáo
dục phát triển toàn diện về mọi mặt đó là trách nhiệm của những người làm công
tác giáo dục nói chung, của giáo viên nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ giáo
dục toàn diện cho học sinh thì giáo viên không thể được xem nhẹ một môn học
nào. Cùng với các môn học mà Bộ GD & ĐT đã quy định thì môn Toán cũng
chiếm một vị trí quan trọng vì học tốt môn toán giúp học sinh phát triển toàn diện
về mọi mặt. Ngoài ra học tốt môn toán học sinh mới có điều kiện để học tốt các
môn học khác. Kiến thức của môn toán là có tính chất kế thừa và xâu chuỗi. Kế
thừa từ bài học này đến bài học khác, từ lớp học dưới đến lớp học trên. Nếu các
em bị hổng kiến thức cơ bản về môn toán thì các em sẽ chán học, không thích học
và dẫn đến học ngày càng hạn chế năng lực về môn toán so với trình độ chung
của cả lớp.
Trong một lớp học điều tất yếu là phải có các đối tượng học sinh: hoàn
thành và học sinh chưa hoàn thành. Vì vậy mỗi giáo viên cần phải thực hiện tốt
được công việc phân loại đối tượng học sinh và vận dụng linh hoạt các phương
pháp, hình thức dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Tuy nhiên mọi học sinh đều
không học tập dễ dàng như nhau, có những học sinh nắm kiến thức toán học rất
nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số
em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó
là những em học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán. Vì thế việc dạy các em
học sinh chưa hoàn thành ở môn Toán lên trình độ hoàn thành quả là một vấn đề
không đơn giản. Giải quyết được vấn đề này tức là góp được một phần vào khắc
phục tình trạng học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán ở Tiểu học. Để giúp
đỡ học sinh còn hạn chế năng lực nói chung và học sinh học còn hạn chế năng lực
về môn Toán nói riêng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng


ta. Việc giúp học sinh còn hạn chế năng lực học tập tiến bộ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, ngoài ra còn giúp các em có niềm tin vượt qua khó
khăn của bản thân để vươn lên tiến bộ trong học tập. Những điều trăn trở đó cũng
chính là những lí do mà tôi đã chọn nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm
1


“ Một số kinh nghiệm giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học môn Toán
lớp 4” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập môn Toán.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về “Giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học môn Toán
lớp 4” từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giảng dạy đạt kết quả
cao góp phần nâng cao chất lượng chung của toàn trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 4 Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận (SGK, SGV, tài liệu,....)
- Nghiên cứu thực tiễn ( điều tra, thực nghiệm,...)
- Xử lí thông tin,...

1


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Trong các môn học ở trường tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí quan
trọng góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp học tập và rèn luyện
tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Các kiến thức và kĩ năng của môn toán
có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và rất cần thiết cho con người,… Môn Toán
còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, rèn luyện tính cẩn

thận, kiên trì, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác
phong khoa học. Dạy toán ở Tiểu học nói chung và môn toán ở lớp 4 nói riêng
nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức toán học, được rèn luyện kĩ
năng thực hành. Môn Toán ở lớp 4 được sắp xếp hợp lí, đan xen các mạch kiến
thức phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4 nhằm hình thành và
phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát triển và tự giải quyết vấn
đề, tự nhận xét so sánh, phân tích tổng hợp, rút ra kết luận. Từ đó mà trang bị cho
các em kĩ năng tự học, tự tìm tòi.
Song trong thực tế giảng dạy giáo viên phải chủ động hướng dẫn, tổ chức
linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để mỗi cá nhân học sinh
tự phát hiện và tự giải quyết bài học thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa
kiến thức mới, với các kiến thức liên quan đã học. Đó là các cơ sở để giúp các em
học sinh còn hạn chế năng lực vươn lên và tự hoàn thiện mình.
Muốn nâng cao chất lượng môn Toán mỗi cán bộ giáo viên cần phải nâng
cao ý thức trách nhiệm tinh thần học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên
môn tiếp cận với phương pháp dạy học mới. Trong thực tế học sinh tiểu học rất
yêu thích học Toán. Vậy làm thế nào để các em dễ tiếp thu bài. Tôi đã vận sáng
tạo đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thành tạo các thiết bị dạy học, làm đồ
dùng dạy học phục vụ cho bài giảng hấp dẫn sinh động hơn. Để đạt được kết quả
tốt tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu bài dạy và tham gia các lớp học chuyên đề, tập
huấn, đọc thêm các tài liệu tham khảo, học hỏi thêm đồng nghiệp để truyền thụ
cho các em có được kiến thức vững vàng.
2.2. Thực trạng
Trong thực tế giảng dạy tại trường tiểu học nhiều năm tôi nhận thấy rằng:
trong quá trình học toán ở lớp 4, học sinh còn gặp phải nhiều những vướng mắc
sau:
- Khả năng tính toán chậm do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng chưa thuần
thục, dẫn đến tính toán thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính cộng, trừ có
nhớ và nhân, chia ngoài bảng. Có nhiều lỗ hổng về kiến thức.
2



Tiếp thu kiến thức chậm, không hình thành được kĩ năng.
- Học sinh còn lẫn lộn giữa cách chuyển đổi các đơn vị đo (đơn vị đo diện
tích, đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài) áp dụng sai công thức tính chu vi và
diện tích vào giải toán. Làm các bài tập lựa chọn còn theo cảm tính.
- Phương pháp học tập chưa tốt.
- Sai sót khi cộng, trừ phân số khác mẫu số. Lẫn lộn khi thực hiện nhân,
chia phân số. Năng lực tư duy còn hạn chế.
- Có thái độ thờ ơ với việc học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin (ngay cả khi
làm đúng bài tập, giáo viên hỏi lại học sinh còn ngập ngừng không tin là đúng)
- Các em không thích môn toán vì môn toán khô khan không có hình ảnh
sinh động như những môn học khác. Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng
lứa tuổi không đồng đều trong hoạt động tư duy. Có những nét riêng với từng em,
việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học toán
của các em chưa tốt.
- Không hệ thống được lượng kiến thức đã học. Thờ ơ với giờ học trên lớp,
thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà.
- Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau.
- Các em còn hạn chế năng lực tính chậm, chủ yếu dựa vào trực quan hoặc
lời gợi ý của giáo viên mới tính được, hoặc nhớ bài một cách máy móc.
- Đặt tính chưa đúng, tính toán còn lẫn lộn giữa cộng, trừ, nhân, chia.
- Từ việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc đó, các em có thái độ thờ ơ với
việc học, không chịu cố gắng, ngại khó, thiếu tự tin, thụ động, chán nản trong học
tập.
Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, tôi được nhà
trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4B, với tổng số học sinh là 35 em.
Tôi đã tìm hiểu tình hình thực tế việc học toán của lớp.
Tổng số học sinh
Hoàn thành trở lên

Chưa hoàn thành
35 em
29 em
6 em
* Ngay sau khi nắm được tình hình học tập cụ thể của từng học sinh trong
lớp. Tôi đã kịp thời xây dựng kế hoạch giúp học sinh còn hạn chế năng lực về
môn Toán, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp.
- Lên kế hoạch giảng dạy cho các đối tượng học sinh theo từng tuần và
kiểm tra vào cuối tháng.
- Lập kế hoạch giảng dạy môn toán thông qua những kinh nghiệm đã đúc
rút được và từ tình hình thực tế của học sinh.
3


`

2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Những giải pháp chung
- Phân loại đối tượng học sinh: Phân loại lực học và phân loại tình trạng
học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh còn chưa thích học về môn
Toán.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của học sinh, kết hợp giáo dục.
- Lập kế hoạch cụ thể chi tiết để giúp học sinh còn hạn chế năng lực về
môn Toán.
2.3.2. Những giải pháp cụ thể
Giải pháp 1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc chưa hoàn thành môn
Toán của học sinh.
Việc làm đầu tiên là tôi theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của
học sinh trong lớp (theo dõi kết quả bài làm trên lớp hàng ngày, theo dõi kết quả

kiểm tra định kì,…) sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn trong
học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân
đưa đến tình hình đó đối với các em.
Đồng thời để nắm được đặc điểm, khả năng học tập của học sinh chưa
hoàn thành tôi đã tìm hiểu học sinh:
- Thông qua nghiên cứu hồ sơ: Học bạ, sổ liên lạc, gặp gỡ giáo viên ở lớp
trước, trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt xem họ có quan tâm giáo dục
con cái của họ hay không. Từ đó, giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt
hạn chế của học sinh ở môn toán cũng như các môn học khác. Tôi đã tiến hành
phân loại học sinh của lớp mình như sau: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
Sau khi phân loại được trình độ học sinh trong lớp và nắm bắt được các em
học còn hạn chế về môn Toán, tôi tiếp tục tìm hiểu xem học sinh còn hạn chế về
phần nào trong môn toán và đã phân thành các đối tượng sau: Hạn chế trong thực
hiện tính cộng, trừ, nhân, chia. Hạn chế về yếu tố hình học, về yếu tố thống kê, về
đại lượng và đo đại lượng, trong giải toán hay ở tất cả các kiến thức nêu trên.
- Từ đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải phát hiện kịp thời
điểm hạn chế trong kiến thức mà học sinh còn vấp phải để khắc phục kịp thời.
- Giáo viên luôn quan tâm trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Hướng
dẫn để học sinh nói lên những mong muốn, khó khăn của mình. Tứ đó giáo viên
sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi
người của học sinh. Và cũng từ đây giáo viên có thể giúp học sinh cố gắng vươn
lên trong học tập.
4


- Sau khi nắm bắt được tình hình học tập của học sinh giáo viên cần có sự
tư vấn, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để lựa chọn phương pháp dạy học
phù hợp, cũng như phối hợp để gia đình tham gia vào việc hướng dẫn giúp học
sinh chưa hoàn thành học tập tiến bộ hơn.
Khảo sát đầu năm học 2018 – 2019, trong số học sinh chưa hoàn thành có

em Ngô Thị Khánh Nhi, em Trần Thanh Hoa, em Nguyễn Thiên Ý, em Phạm
Minh Tâm, em Đào Trung Kiên học sinh của lớp tôi, các em đọc và viết tương
đối tốt nhưng môn toán lại chưa hoàn thành, bảng cửu chương không thuộc, nhân,
chia chậm và hay sai sót,… và rất sợ phải học toán. Tôi đã mời phụ huynh đến
trường và trao đổi cụ thể về tình hình học tập của em. Phụ huynh đã ý thức được
điều này nên đã cùng tôi kèm cặp em. Ở trên lớp tôi rất quan tâm việc nắm bắt
kiến thức cũ, giao việc phù hợp ở các tiết học toán để đảm bảo em làm kịp và hiểu
được bài tập đó, nhờ bạn học hoàn thành trong lớp giúp em ôn lại những kiến
thức cũ và bảng cửu chương… Nhờ những biện pháp đó, khoảng 2 tháng sau em
đã tự mình thực hiện được phép nhân, phép chia cho số có 1 hoặc 2 chữ số, làm
được những bài toán đơn giản và các em đã chăm học hơn. Tôi rất mừng vì thấy
các em đã tự tin hơn trong học tập.
Giải pháp 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em bị hổng
kiến thức cơ bản.
Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất căn bản học sinh khó mà có
nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này giáo
viên cần phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Những lỗ hổng nào điển hình mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có
kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm học sinh chưa hoàn thành. Thông qua quá
trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, tôi cũng cần tập cho học sinh, nhất
là học sinh chưa hoàn thành có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức của
bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ hổng đó.
*Ví dụ: Khi dạy học sinh thực hiện nhân với số có 2, 3 chữ số.
Ở bài này các em cần nắm vững các bảng nhân từ 2 đến 9 (nhân từ phải
sang trái) Thế nhưng khi các em học sinh chưa hoàn thành thực hiện kết quả sai
do các em không thuộc bảng nhân, hoặc các em quên không nhớ làm kết quả cũng
không đúng. Tôi phát hiện ra là các em đã bị hổng kiến thức ở lớp 2, lớp 3 rất
nhiều dạng và tôi đã tiến hành:
- Theo dõi, hệ thống kiến thức theo chương trình: Tôi đã kiểm tra bảng cửu
chương thường xuyên và có thể lồng ghép trong các tiết học toán có liên quan đến

thực hành tính. Với đối tượng này tôi đã cho các em ôn lại cách thực hiện phép
5


nhân với số có 1 chữ số, nhân với số có 2 chữ số. Khi các em đã tái hiện được các
kiến thức cũ đã học thì tôi đã hướng dẫn để các em thực hiện phép tính: 154 x 132
Học sinh đã trình bày và nêu cụ thể cách thực hện phép tính, đồng thời để các em
thực hiện tốt việc nhân với số có 2, 3 chữ số các em cần phải nắm vững vị trí của
các tích riêng.
- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể ôn luyện
kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:
2378 + 1502 x 216
Tôi đã cho học sinh quan sát đề toán và giúp các em nêu được cách thực
hiện đúng phép tính này. Đồng thời qua phép tính tôi đã củng cố, khắc sâu được
cách thực hiện phép nhân, ôn lại cách thức hiện phép cộng có nhớ.
Chẳng hạn: “Khi dạy học thực hiện chia cho số có 2 chữ số” đa số học
sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán đều rất lúng túng trong ước lượng
thương, hoặc ước lượng được thương thì khi nhân ngược lại để các em thực hiện
phép trừ để tìm ra số dư sau lần chia thứ nhất lại bị sai. Điều này giáo viên không
thể nóng vội mà phải kiên trì hướng dẫn học sinh thao tác rõ ràng trên từng bước
một. Đó là: Cách ước lượng thương, ôn lại cách thực hiện phép nhân và phép trừ.
Ví dụ: Thực hiện phép chia 779 : 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thực hiện
phép chia.
- Lần chia thứ nhất; 77 chia 18 được 4, viết 4 (Giáo viên hướng dẫn học
sinh cách ước lượng, có thể tìm thương lớn nhất của 7 : 1 = 7 rồi tiến hành nhân
và trừ nhẩm, nếu không trừ được thì giảm dần thương đó từ 7, 6, 5, đến 4 thì trừ
được, mà số dư này phải bé hơn số chia hoặc có thể giáo viên hướng dẫn học sinh
cách ước lượng làm tròn số 80 : 20)

+ 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3
+ 4 nhân 1 bằng 4 thêm 3 bằng 7, viết 7
+ Học sinh thực hiện trừ; 77 trừ 72 bằng 5, viết 5. Hạ 9 được 59.

6


- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lần chia thứ 2 là 59 chia 18 được
3, viết 3 (cách ước lượng làm tròn số 80 : 20).
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhân ngược lại:
+ 3 nhân 8 bằng 24 viết 4 nhớ 2
+ 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, viết 5.
+ Học sinh thực hiện trừ 59 trừ 54 bằng 5, viết 5.
Giáo viên phải lấy thêm nhiều ví dụ tương tự để học sinh học sinh còn hạn
chế năng lực về môn Toán rèn luyện kĩ năng.
Trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ
chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng học sinh còn hạn chế năng lực về
môn Toán. Vì vậy khi làm việc riêng với nhóm học sinh còn hạn chế năng lực về
môn toán, cần dành thời gian để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình. Giáo
viên phải tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào
yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần mức độ
làm bài tập. Không nóng vội, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu
tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh.
Khi giảng dạy, cần theo dõi sự chú ý của học sinh học còn hạn chế năng lực
về môn Toán. kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng của các em. Phần hướng dẫn
bài tập cần cụ thể hơn đối với học sinh này.
Ví dụ: Viết một phân số: Bé hơn 1; Lớn hơn 1; Bằng 1.
Đa số học sinh học còn hạn chế năng lực về môn Toán. thường lẫn lộn giữa
các yêu cầu trên, nên giáo viên cần giúp các em trả lời được các câu hỏi: Phân số
bé hơn 1 là phân số như thế nào? Phân số lớn hơn 1 là phân số như thế nào? Phân

số bằng 1 là phân số như thế nào? và có thể cho học tự mình lấy thêm nhiều ví dụ
để củng cố kiến thức. Phần hướng dẫn học bài nên có thêm một số câu hỏi để học
có thể kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ…
Khi gặp các dạng toán có lời văn các em thường rất ngại và ít theo kịp được
với yêu cầu của một tiết dạy, bài làm của các em còn hay sai chủ yếu là lời giải
của học sinh chưa rõ ý, còn dài, còn lặp, lời giải chưa cô đọng thậm chí lời giải
còn chưa phù hợp với phép tính, tôi cần lưu ý những điều sau đây: Giúp các em
hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần phải tìm, tạo điều kiện cho các
em tìm ra cách giải hợp lí.
* Ví dụ khi gặp bài toán: Người ta xếp 240 bộ bàn ghế 8 phòng học. Hỏi

1


mỗi phòng được bao nhiêu bộ bàn ghế ? Đây là bài toán liên quan đến rút về đơn
vị. (Trang 81, Toán 4). Tôi đã hướng dẫn nhóm học sinh còn hạn chế năng lực về
môn Toán giải như sau:
- Bước 1: Đọc kĩ đề toán (Xác định dạng toán)
- Bước 2: Tóm tắt đề toán (có thể bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng chữ).
- Bước 3: Phân tích bài toán.
- Bước 4: Viết bài giải.
- Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
*Cụ thể như sau:
- Đọc kĩ đề toán: Đối với đối tượng học sinh còn hạn chế năng lực về môn
Toán đọc ít nhất 3 lần có như thế mới giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản:
Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là
những cái chưa biết và cần phải tìm, cuối cùng là những “điều kiện" là quan hệ
giữa các dữ kiện và ẩn số. Tránh thói quen xấu là vừa đọc đề xong đã vội làm
ngay.
- Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề, các em biết lượt bớt một số câu chữ,

làm cho bài toán gọn lại. Nhờ đó đã làm rõ mối quan hệ cái đã cho và cái phải
tìm. Trong thực tế có rất nhiều cách tóm tắt một bài toán, nếu các em càng nắm
được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi hơn. Thế nhưng đối với
các em học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán tôi chỉ hướng dẫn các em
chọn cách tóm tắt nào dễ hiểu và rõ nhất là được. Chẳng hạn như cách tóm tắt
bằng chữ.
*Ví dụ: 8 phòng : 240 cái ghế
1 phòng : ? cái ghế
- Phân tích bài toán: Tóm tắt xong các em cần phải phân tích đề bài để tìm
ra cách giải. Đối với học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán, ở bước này tôi
cần sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Phân tích bài toán dưới dạng các
câu hỏi như sau:
+ Bài toán trên cho biết gì? (8 phòng : 240 cái ghế)
+ Bài toán hỏi gì? (mỗi phòng được bao nhiêu bộ bàn ghế ?)
+ Vậy làm cách nào để tìm được mỗi phòng có bao nhiêu cái ghế? Ta làm
phép tính gì? ( làm phép tính chia: lấy 240 : 8 = 30)
+ Giáo viên phải nhấn mạnh để học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán
nắm vững được cách giải bài toán 1 phép tính.

1


- Sau khi học sinh đã hình dung cách giải một bài toán đơn như vậy thì tôi tiếp tục
ra đề những bài toán tương tự cho học sinh rèn luyện, khi các em đã thành thạo tôi
tiếp tục nâng cao dần yêu cầu của bài toán.
Ví dụ: Mẹ mua 5 kg gạo hết 120 nghìn đồng. Hỏi mẹ mua 3 kg gạo thì phải
trả hết bao nhiêu tiền ?
Học sinh thực hiện bài giải theo các bước mà giáo viên đã hướng dẫn. Đối
với những học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thì việc kiểm tra, đánh giá
kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với các

em. Cho nên tôi cần hướng dẫn các em các bước như sau:
+ Đọc lại lời giải.
+ Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí so với yêu cầu của bài chưa, các câu
văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
+ Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
+ Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề chưa.
- Đối với học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thì việc ôn lại những
kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học trong tuần kế tiếp và
đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng cách
cho những bài tập vừa sức với học sinh.
Chẳng hạn: Trước khi học phần phép chia cho số có 2, 3 chữ số, tôi ôn cho
học sinh về phép chia cho số có 1 chữ số, đồng thời ôn lại bảng chia nhằm giúp
các em dễ dàng ước lượng tìm thương của phép chia với số có 2,3 chữ số.
- Do là học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán nên việc hiểu và nhớ
của các em còn chậm và mau quên. Các kiến thức cũ phải được giáo viên củng cố
lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối
liên hệ, biết phân biệt, biết được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau.
Chẳng hạn: Khi học sinh học đến các dạng toán giải ở lớp 4, giáo viên phải
cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau.
Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó; Tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số của 2 số
đó; Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. Bằng cách cho xem 3 đề toán
thuộc 3 dạng này và chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng. Khi học sinh đã phân biệt
được sự khác nhau của 3 bài toán đó thì các em sẽ vận dụng vào giải đúng kết
quả. Ví dụ:
+ Đề 1: Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4
em. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái ?

1



2

+ Đề 2: Minh và Khôi có 25 quyển vở số vở của Minh bằng 3 số vở của
Khôi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở ?
+ Đề 3: Một hình chữ nhất có chiều dài hơn chiều rộng 12m. Tìm chiều dài,
7

chiều rộng của hình chữ nhật đó, biết chiều dài bằng 4 chiều rộng.
- Trong từng mạch kiến thức giáo viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời
nói đơn giản, dễ hiểu, “nôm na” nhằm khắc sâu kiến thức. Nói rõ hơn đó là giúp
học sinh thấy rõ cách nhớ của từng đơn vị kiến thức.
* Chẳng hạn: Để nắm cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: Số bị
chia và số chia, thừa số, số hạng, số trừ và số bị trừ không bị lẫn lộn, ta có thể cho
học sinh nắm cách nhận biết đơn giản nhất. Trước hết cần phải động viên để các
em học thuộc quy tắc và vận dụng vào làm bài tập.
Ví dụ: Tìm x
x x 34 = 714; 846 : x = 18.
Giáo viên giúp học sinh nêu tên được từng thành phần của phép tính và tìm
thành phần chưa biết đó như thế nào? Hoặc thực hiện và tự kiểm tra kết quả. Giáo
viên chốt kết quả đúng. Đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh. Bằng kinh
nghiệm của bản thân tôi đã hướng dẫn học sinh một cách thực hiện có thể dễ nhớ.
Tìm số trừ thực hiện tính trừ (Lấy số bị trừ trừ đi hiệu); Tìm số chia thực hiện tính
chia (Lấy số bị chia chia cho thương); Tìm số bị trừ thực hiện cộng (Lấy hiệu
cộng với số trừ); Tìm số bị chia thực hiện tính nhân (Lấy thương nhân với số
chia)
- Khi thực hiện chuyển đổi các đơn vị đo các em hay nhầm lẫn cách chuyển
đổi đơn vị lớn ra đơn vị bé, đơn vị bé về đơn vị lớn. Tôi đã hướng dẫn học sinh.
Đổi các đơn vị đo từ đơn vị lớn đổi ra đơn vị nhỏ hơn, ta thực hiện tính nhân.
Ví dụ:
3tấn =….kg

Ta có 3 x 1000 = 3000kg hoặc 1 tấn bằng bao nhiêu kg và ngược lại từ đơn
vị nhỏ đổi ra đơn vị lớn ta thực hiện tính chia.
Ví dụ:
28000g = …..kg
Ta có:
28000 : 1000 = 28. Khi dạy dạng bài chuyển đổi các đơn vị đo này,
tôi đã cho các em ôn lại cách nhân, chia nhẩm cho 10, 100, 1000,…
- Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy
thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn
đáp, chơi trò chơi toán học, thi đua tập ra đề toán, trò chơi tiếp sức … phối hợp
1


đan xen nhau tạo hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn.
- Khi dạy về phép chia ở 1, 2 tiết đầu tôi cho các em làm việc nhóm đôi, tôi
quan sát thấy nhóm nào thực hiện chia tốt sẽ cho các em làm việc cá nhân. Đôi
lúc tổ chức cho các em thi đua thực hiện phép chia, đố vui về bảng nhân bảng
chia. Hay khi dạy về đơn vị đo thời gian "giây" tôi cho học sinh quan sát sự
chuyển động trên mặt đồng hồ có 3 kim và nêu khoảng thời gian kim giây đi từ
một vạch nhỏ đến vạch nhỏ liền kề là 1 giây, khoảng thời gian kim giây đi hết một
vòng trên đồng hồ là 60 giây tức là 1 phút, và giới thiệu 1 phút bằng 60 giây
- Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh còn hạn chế năng lực về
môn Toán, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặt những câu
hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết
học, giáo viên thường xuyên gọi các em học sinh còn hạn chế năng lực về môn
Toán thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập
trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính
ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức
quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ.
- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số

kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức
thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
- Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở,
tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các
em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học. Sau mỗi tuần học cần
có kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những
kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch giúp
đỡ học sinh.
- Tổ chức cho học sinh hoàn thành thường xuyên giúp đỡ các em chưa
hoàn thành về học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Giáo viên tổ chức học sinh hoàn thành kèm học sinh chưa hoàn thành,
giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành trong giờ tự học, tự ôn tập ở trong lớp những
kiến thức đã học để các em nắm vững hơn. Sau buổi học, giáo viên có kế hoạch
kiểm tra để nắm mức độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ
trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là
những tiến bộ nhỏ.
- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học sinh còn
2


hạn chế năng lực về môn Toán để báo cáo tình hình học tập của các em. Kết hợp
phụ huynh động viên, nhắc nhở giúp các em đạt kết quả tốt hơn.
Giải pháp 3. Hướng dẫn học sinh thực hiện kiến thức, kĩ năng thực
hành
Đối với học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán, giáo viên nên coi
trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở
rộng kiến thức và tăng cường luyện tập vừa sức. Do đó khi hướng dẫn học sinh
luyện tập, tôi luôn đặc biệt chú ý đến các việc làm sau:
- Đảm bảo cho học sinh hiểu đề bài: Học sinh còn hạn chế năng lực về môn

Toán nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên: đó là các em không hiểu bài toán nói
gì, do đó không đi đúng hướng cho bài giải toán. Vì vậy tôi đã dùng câu hỏi gợi
mở để giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo
điều kiện cho các em giải được bài toán đúng.
- Tiếp tục tôi đã gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ. Để hiểu
một kiến thức, rèn một kĩ năng nào đó, học sinh chưa hoàn thành cần giải những
bài tập cùng thể loại và cùng mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em hoàn
thành. Phần gia tăng này thường được tiến hành trong các tiết ôn luyện hoặc
những buổi dạy riêng với nhóm học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán.
Chẳng hạn, với dạng bài nhân, chia hai phân số, học sinh còn hạn chế năng lực về
môn Toán thường hay đi quy đồng vì các em đã nhầm lẫn với cách cộng, trừ hai
phân số khác mẫu số. Để khắc phục tình trạng đó, tôi đã cho rất nhiều bài tập
trong các tiết ôn luyện, củng cố kiến thức.
- Sử dụng những bài tập vừa sức, chủ yếu là cho học sinh giải các bài tập
cơ bản, tránh ra thêm cho các em những dạng bài tập mới có tính chất mở rộng,
nâng cao kiến thức.
Qua việc giúp đỡ, rèn luyện cho các em những bài tập vừa sức, tôi thấy các
em học sinh còn hạn chế năng lực về toán đã có tự tin hơn, chịu khó và chăm chỉ
hơn trong học tập.
Giải pháp 4. Dạy phương pháp học cho học sinh
- Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập là rất quan trọng. Hạn
chế về phương pháp học tập là một tình hình phổ biến của học sinh còn hạn chế
năng lực về môn Toán. Đó cũng chính là nguyên nhân của tình trạng học sinh còn
hạn chế năng lực về môn Toán. Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục
thình trạng học sinh Chưa hoàn thành là giúp đỡ các em về phương pháp học tập.
- Với học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán, tôi thường xuyên hướng
dẫn, nhắc nhở các em từ những cách thức học toán sơ đẳng như:
3



+ Nắm được lý thuyết (Tức là phải thuộc, hiểu lý thuyết) mới làm được
bài tập.
+ Cần đọc kĩ đề bài.
+ Xác định dạng toán.
+ Huy động được kiến thức có liên quan và cách trình bày bài toán.
Ví dụ: Số đo chiều cao của 5 bạn học sinh lớp 4 là 138cm, 132cm, 130cm,
136cm, 134cm. Hỏi trung bình số đo chiều cao của 5 bạn là bao nhiêu xăng-timét ?
Giáo viên cho học sinh thao tác các bước như đã hướng dẫn (đọc đề, xác
định dạng toán, thực hiện giải). Từ đó các em có thể làm bài. Giáo viên giúp các
em tự kiểm tra kết quả đúng. Đặc biệt, giáo viên cần nghiêm khắc với những thói
quen xấu của học sinh như: chưa học lý thuyết đã lao vào làm bài tập, không đọc
kĩ đầu bài trước khi làm bài tập, vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn,...
Giáo viên giúp các em có thể tự đánh giá bài làm của mình bằng cách thử
lại kết quả bài toán.
Chẳng hạn:
+ Khi thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia muốn biết kết
quả đúng các em cần thử lại bài toán bằng cách nào? (Lấy phép trừ để thử kết quả
phép cộng hoặc ngược lại. Lấy phép nhân để thử kết quả phép chia (hoặc ngược
lại)
+ Lấy kết quả thay vào thành phần chưa biết để thực hiện (dạng bài tìm
một thành phần chưa biết )
+ Lấy số lớn cộng với số bé để được tổng (dạng toán tìm hai số khi biết
tổng và tỷ số của hai số đó )
+ Lấy số lớn trừ đi số bé để được hiệu (dạng toán tìm hai số khi biết hiệu
và tỷ số của hai số đó)…
Qua nhiều lần luyện tập và thử lại kết quả thực hiện, tôi thấy hình học sinh
còn hạn chế năng lực về môn Toán đã dần hình thành được thói quen tốt và giảm
được tỉ lệ sai sót trong khi làm bài.
Giải pháp 5. Tìm hiểu giáo dục những học sinh chậm tiến
- Đa số những học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán là do: các em

chưa ý thức được nhiệm vụ học tập, không tập trung chú ý nghe giảng, không học
bài, không làm bài tập, thường xuyên quên sách, vở, đồ dùng học tập, không tích
cực học tập trên lớp,…
- Để khắc phục tình trạng trên, tôi luôn tạo ra cho các em niềm tin và sự
hứng thú trong học tập. Trong các tiết học, tôi luôn thay đổi, phối hợp, vận dụng
4


linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học sinh động, hấp dẫn để thu hút sự
chú ý học tập của học sinh, sử dụng phong phú và có hiệu quả các đồ dùng học
tập trên lớp, giúp các em hiểu bài, ghi nhớ sâu sắc kiến thức.
- Giáo viên giúp các em hiểu bài, động viên các em tự mình giải quyết các
bài tập cô giao. Ngoài ra, giáo viên cần phải có biện pháp nhắc nhở nhẹ nhàng
nhưng kiên quyết với những em chưa có sự cố gắng nỗ lực vươn lên. Đồng thời
tránh những biện pháp nặng nề gây sợ hãi cho học sinh.
- Giáo viên luôn phải công nhận sự tiến bộ từng bước của học sinh trong
thời gian trước. Xây dựng nhóm “Đôi bạn cùng tiến” để học sinh hoàn thành kèm
học sinh chưa hoàn thành. Giáo viên cần động viên và hướng dẫn các nhóm đôi
bạn cùng tiến này cách học hiệu quả, có nhận xét, đánh giá, tuyên dương kịp thời.
Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng lời
nói, cử chỉ, mệnh lệnh giúp các em nắm được tầm quan trọng của việc học. Cho
các em hiểu được: “Học phải đi đôi với hành” có như vậy các em mới nắm được
kiến thức lâu và tiếp thu bài mới tốt được.
Qua những tác động trực tiếp trên, tôi thấy học sinh còn hạn chế năng lực
về môn Toán đã có chuyển biến về ý thức và nhiệm vụ học tập.
Giải pháp 6. Xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù
hợp với đối tượng học sinh chưa hoàn thành
- Việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh, đặc biệt là học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán. Đây là
một việc làm vô cùng quan trọng của giáo viên.

Ví dụ: Khi dạy bài về đơn vị đo diện tích: Đề-xi-mét vuông; Mét vuông
Giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng, hướng dẫn để các em tìm hiểu về khái niệm
Đề-xi-mét vuông; Mét vuông và các em trực tiếp đo cạnh của Đề-xi-mét vuông;
Mét vuông để phân biệt được độ lớn của 2 đơn vị diện tích này.
- Đối với những học sinh còn lẫn lộn đơn vị đo, hay sai sót khi đổi các đơn
vị đo: thời gian, khối lượng, diện tích,… áp dụng sai hoặc lẫn lộn các công thức
tính chu vi, diện tích các hình vào việc giải toán:
+ Giáo viên cần giúp các em hiểu rõ khái niệm đối với các kiến thức đã học
như: đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng, quy tắc tính chu vi, diện tích hình
vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, quy tắc tính diện tích hình thoi.
+ Yêu cầu các em nắm vững bảng đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn
vị đo trong bảng, luyện tập các bài tập đơn giản để củng cố kiến thức.
+ Giáo viên giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa các hình đã học và
ghi nhớ chính xác quy tắc tính chu vi và diện tích các hình, từ đó sẽ áp dụng đúng
5


khi làm bài. Thực hành luyện tập nhiều lần ở dạng bài này sẽ giúp học sinh hiểu
sâu hơn và chắc chắn sẽ tiến bộ. Trong các tiết luyện kiến thức giáo viên có thể
cho các luyện tập, đồng thời phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình
đã học (Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi,…). Có thể cho học
sinh vẽ hoặc cắt nhiều lần để các em phân biệt và hiểu sâu sắc khái niệm các hình
để không bị lẫn lộn khi vận dụng quy tắc tính.
- Đối với những học sinh hay sai sót khi thực hiện cộng, trừ phân số khác
mẫu số, cộng trừ phân số với số tự nhiên, nhân, chia phân số: Giáo viên phải động
viên và yêu cầu học sinh nắm chắc quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số, nắm
được các tính chất cơ bản của phân số, cách quy đồng mẫu số, … Để học sinh
chưa hoàn thành phân biệt được rõ các quy tắc trên, giáo viên cần phải hướng dẫn
cách làm một vài bài đơn giản và sau đó cho các em thực hành lại nhiều lần dạng
bài tương tự. Giao việc phù hợp trong tiết học đối với học sinh còn hạn chế năng

lực về môn Toán, chỉ cần các em thực hiện được những kĩ năng cơ bản trong bài
học là được.
- Đối với những học sinh thực hiện cộng, trừ, nhân, chia rất chậm và hay
sai, giáo viên cần :
+ Động viên và yêu cầu các em học sinh hiểu và ôn luyện bảng cửu chương
trong những giờ rãnh.
+ Động viên học sinh hoàn thành kèm học sinh chưa hoàn thành.
+ Hướng dẫn học sinh học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thực
hiện lại các bài toán nhân, chia đơn giản để hiểu cách nhân, chia, cộng trừ có nhớ,
sau đó nâng dần lên luyện tập khó hơn. Rèn cho các em thói quen kiểm tra kết
quả bài làm đúng.
- Đối với những học sinh hay làm sai bài toán giải: Giáo viên hướng dẫn
để học sinh chịu khó đọc đề, tìm hiểu dạng toán. Giai đoạn đầu chỉ ra những bài
tập đơn giản, bài toán khó hơn có thể cho học sinh thảo luận trong nhóm. Nếu học
sinh không tìm ra được cách giải thì giáo viên hướng dẫn. Động viên học sinh học
sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán cần phải mạnh dạn hỏi bài, có thể hỏi cô
hoặc hỏi bạn khi chưa hiểu bài.
Qua việc giảng dạy, gần gũi, tìm hiểu, theo dõi, giúp đỡ và động viên kịp
thời, tôi nhận thấy học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán đã biết phấn đấu
dần dần, có tự tin hơn và kết quả học tập tiến bộ hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau thời gian thực hiện từ thực tế học toán của học sinh còn hạn chế năng
lực về môn Toán, trong quá trình giảng dạy, áp dụng các biện pháp phù hợp với
6


từng đối tượng học sinh. Tôi thấy ở lớp 4B hiện nay việc học toán của học sinh
chưa hoàn thành đã có tiến bộ nhiều so với đầu năm học. Hiện nay học sinh rất
thích được học toán. Với mỗi bài toán các em đọc kĩ đề bài, tự phân tích mối quan
hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Từ đó tìm ra hướng giải bài toán. Một số học

sinh trước đây chưa biết kiểm tra cách làm bài của mình như thế nào thì hiện nay
đã biết kiểm tra tính hợp lí của cách làm bài cũng như xác định được kết quả
chính xác của bài toán.
Nhờ phát hiện tốt được dạng toán và xác định được cách làm đúng nên đến
nay tình trạng “lỗ hổng ” kiến thức đã cải thiện rất nhiều. Đến những dạng toán
giải điển hình ở lớp 4 các em cũng đã xác định đúng dạng và trình bày bài gải một
cách chính xác, rõ ràng.
Trong quá trình thực hiện, chất lượng học tập môn toán của lớp tôi đã có
tiến bộ rõ rệt. Hầu hết tất cả các em đã có phương pháp học tập ở lớp cũng như

7


việc học ở nhà. Những lỗ hổng kiến thức toán học của các em đã dần được bù
đắp. Được động viên, khích lệ các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động
của lớp cũng như ngoài giờ. Được giải và nắm được cách giải các bài toán vừa
sức, các em hăng say học tập, hứng thú hơn đối với môn toán. Qua chấm bài, tôi
thấy các em đã có kĩ năng giải đúng, tương đối chính xác các dạng bài tập, việc
trình bày bài khoa học hơn, ít nhầm lẫn, lộn xộn. Số lượng học sinh hoàn thành
được nâng lên. Cụ thể như sau:
* Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại lớp 4B đạt được kết quả
Lớp
sĩ số
HTT
HT
CHT
ghi chú
SL
TL
SL

TL
SL
TL
4B
35
19
54,3
16
45,7
0
0
* Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm
Kết quả khảo sát đối chiếu
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành SKKN, tôi đã tiến hành khảo sát 2
lần với lớp 4B để kiểm nghiệm.
- Lần 1: Khảo sát trên 35 học sinh
- Lần 2: (Đối chiếu) Khảo sát trên 35 học sinh, kết quả như sau:

sĩ số
HTT
HT
CHT
ghi chú
lần 1 lần 2 lần 1 lần 2 lần 1 lần 2 lần 1 lần 2
4B
35
35
20% 54,3% 62,9% 45,7% 17,1% 0%
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên, ở lần khảo sát thứ hai tất cả học sinh đã hoàn thành

không còn học sinh chưa hoàn thành. Đó là luận chứng làm rõ hiệu quả của sáng
kiến kinh nghiệm.
Bài học kinh nghiệm
Để "Giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học môn Toán lớp 4" nhằm
nâng cao chất lượng học tập môn toán cho học sinh lớp 4 nói riêng và cho học
sinh học toán nói chung, giáo viên cần làm tốt công việc sau:
- Để đạt được mục tiêu coi học sinh là trung tâm, giáo viên cần biết kết hợp
một cách hợp lí giữa các phương pháp dạy học một cách hài hòa, khéo léo. Giáo
viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để gây hứng thú
cho học sinh.
- Khi dạy nội dung kiến thức, giáo viên cần đặt ra các tình huống có vấn đề để
học sinh phát hiện ra kiến thức (chú ý dành phần kiến thức dễ, vừa sức cho đối
tượng học sinh còn hạn chế năng lực), mới phát huy được tính sáng tạo của học
Lớp

1


sinh nhằm tạo nên những giờ học toán nhẹ nhàng mà sôi nổi, tránh sự khô cứng
trong học toán giúp học sinh thực sự hứng thú khi học bài.
- Giáo viên giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh để nắm bắt
kịp thời những tiến bộ ( dù nhỏ nhất) để kịp thời khen ngợi tạo sự hứng khởi cho
học sinh và phụ huynh khi học sinh có sự tiến bộ ( nhất là đối tượng học sinh còn
hạn chế về năng lực).

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Muốn khắc phục tình trang học sinh chưa hoàn thành về học lực nói chung
trước hết người giáo viên cần nhận thức được vai trò của mình trong dạy học. Mỗi
giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức sư phạm cần thiết, cần phải học

hỏi nhiều hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến, đổi mới phương pháp. Cần
có sự tận tâm, có cái nhìn thiện cảm đối với những đối tượng học sinh không may
mắn về nhiều mặt.
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến năng lực học tập chưa hoàn thành của các
em bằng cách quan tâm tìm hiểu đặc điểm cụ thể về hoàn cảnh gia đình, về lực
học, đặc biệt là học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán, để có điều chỉnh
phương pháp dạy học và có biện pháp giúp đỡ phù hợp.
- Phân loại đối tượng học sinh, lên kế hoạch phụ giúp đỡ cụ thể cho từng
đối tượng học sinh.
- Mỗi đối tượng học sinh cần có cách khích lệ riêng. Giáo viên phải kiên trì
nhẫn nại, hướng dẫn học sinh từng điểm nhỏ, cụ thể, không được nóng vội muốn
có ngay kết quả hoặc yêu cầu tiến bộ nhanh của học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp.
Cần phải gần gũi động viên học sinh, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập.
- Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học, lựa
chọn phương pháp, hình thức tích cực hấp dẫn, phù hợp với nội dung và đối
tượng học sinh.
1


- Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững
chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời
những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời giúp đỡ bằng nhiều hình thức.
Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích, động
viên.
- Xây dựng nề nếp, phương pháp tự học, tự rèn ở học sinh. Duy trì khối
đoàn kết trong lớp học. Giáo dục cho học sinh thấy tầm quan trọng của phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực ”.
- Giáo viên kiên trì bền bỉ chịu khó trong công tác giúp đỡ học sinh còn hạn
chế năng lực về môn Toán, theo dõi sát từng đối tượng học sinh trong lớp để kịp

thời phát hiện những kiến thức các em chưa nắm hoặc còn mập mờ nhằm đề ra kế
hoạch giúp đỡ phù hợp.
- Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản toán 4 là một
yêu cầu tối thiểu mà mỗi học sinh lớp 4 đều phải đạt được. Đó là cơ sở để các em
học tốt môn toán ở các lớp trên, để các em áp dụng những điều đã học vào thực tế
cuộc sống.
- Đồng thời giáo viên phải biết sử dụng đội ngũ học sinh hoàn thành trong
lớp hỗ trợ giáo viên trong việc giúp đỡ các bạn. Và bản thân giáo viên nghiên cứu
thường xuyên thay đổi phương pháp hình thức tổ chức giờ phụ đạo sao cho học
sinh hứng thú học tập.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên: Phải thực sự quan tâm yêu thương gần gũi và tạo
không khí vui để học giúp các em yêu thích môn học. Tích cực sưu tầm tài liệu và
học hỏi để đúc kết kinh nghiệm từ đồng nghiệp về phương pháp giúp đỡ học sinh
chưa hoàn thành; Không ngừng học tập nâng cao trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;nắm
vững nội dung chương trình, ý đồ của SGK và thực hiện giảng dạy sát với đối
tượng học sinh.
- Đối với tổ chuyên môn: Tăng cường công tác tổ chức các chuyên đề
“Những sáng kiến hay giúp học sinh chưa hoàn thành”.
- Đối với học sinh: Tham gia học tập tích cực, chuyên cần.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp đỡ học sinh còn hạn chế năng lực về
môn toán ở lớp 4 của bản thân. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, Hội
đồng khoa học các cấp.
2


NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG


Tôi xin chân thành cảm ơn.XÁC
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2019

ĐƠN VỊ

CAM KẾT KHÔNG COPPY
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Hoa

3


Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nam Ngạn, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan SKKN là của bản thân
nghiên cứu và thực hiện. Nếu có gì sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Lê Thị Hoa

1


2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH CÒN HẠN CHẾ NĂNG LỰC
KHI HỌC TOÁN LỚP 4

Họ và tên
Chức vụ
Đơn vị công tác
SKKN thuộc môn

: Lê Thị Hoa
: Giáo viên
: Trường TH Nguyễn Bá Ngọc
: Toán

THANH HÓA NĂM 2019

3


4


×