Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Rèn kĩ năng đổi số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.49 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục- đào
tạo là thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài' hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ
năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa
xã hội. Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà
trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục
đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức
vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào
tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản
lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và
nhân tài cho đất nước. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo về Tổ Quốc. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Bởi vậy
học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống.
Trong các môn học, môn toán là môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến
thức kĩ năng của môn toán được ứng dụng nhiều trong thực tế cuộc sống. Cùng
với các môn học khác, môn Toán góp phần to lớn giúp các em phát triển ngôn
ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Trong quá trình học
Toán giúp các em phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và cách
diễn đạt đúng “khi nói hoặc viết”, giúp học sinh cách phát hiện và giải quyết các
vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích ở các em trí tưởng tượng,
chăm học và tạo hứng thú khi học Toán. Môn Toán còn giúp các em bước đầu có
phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, rèn cho các em cách suy nghĩ độc
lập, sáng tạo, đức tính cần cù, cẩn thận, ý trí vượt khó khăn và thói quen làm


việc có nề nếp, tác phong khoa học. Trong chương trình toán lớp 5 nội dung
viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân là
một nội dung quan trọng. Đây là dạng bài có liên hệ chặt chẽ với nhiều bài học
khác trong trương trình. Để viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích
dưới dạng số thập phân thì học sinh phải đổi được các số đo về các đơn vị đo
theo yêu cầu của bài tập. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính
khái quát cao, nó là một thuộc tính trừu tượng của các sự vật và hiện tượng. Đó
là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa
tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa
nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong
việc nhận thức đại lượng. Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo
1


lường tôi thấy có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược
lại rồi đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại,... học sinh còn lúng
túng, còn nhầm lẫn nhiều nên kết quả học tập còn chưa cao. Vì vậy để nâng cao
chất lượng dạy học các bài toán viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể
tích dưới dạng số thập phân, tôi đã nghiên cứu các biện pháp để “ Rèn kỹ năng
đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích cho học sinh lớp 5”
2.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy học toán
cho học sinh lớp 5 cụ thể là rèn kĩ năng đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện
tích, thể tích. Qua đó giúp học sinh giải đúng, giải tốt các bài toán liên quan.
Làm cơ sở giúp cho học sinh ứng dụng tốt môn toán vào thực tế cuộc sống hằng
ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng đổi các số đo độ dài, khối lượng,
diện tích, thể tích cho học sinh lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết .
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
-Phương pháp thu thập thông tin.
-Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Hệ thống các kiến thức đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học được xây
dựng theo cấu trúc đồng tâm như các nội dung khác của toán học nói riêng và
các môn học khác nói chung. Hệ thống các kiến thức được sắp xếp từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngay từ lớp1, học sinh đã được làm quen với đơn
vị đo độ dài là cm, biết đọc, viết và đo các đoạn thẳng hoặc các vật có độ dài
dưới 20cm. Lớp 2,3 các em dần dần làm quen lần lượt với các đơn vị đo độ dài,
đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian và dung tích (lít), biết thực hành cân,
đo và đổi một số đơn vị đo đã học. Lớp 4 học sinh được hoàn chỉnh bảng đơn vị
đo khối lượng, đo độ dài, đo thời gian (từ giây đến thế kỷ), được học các đơn vị
đo diện tích từ mm2 →m2 và bước đầu biết đổi các đơn vị đo đơn giản. Lớp 5:
hoàn chỉnh bảng đơn vị đo diện tích, được biết về một số đơn vị đo thể tích
thường dùng và ghép đổi đơn giản, củng cố toàn bộ hệ thống các đơn vị đo
lường thông qua các tiết luyện tập ( tổng số là 17 tiết). Nội dung này ở lớp 5
chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các lớp dưới, rèn kỹ năng đổi đơn vị nhiều hơn và
mang tính tổng hợp hơn. Các kiến thức về phép đo đại lượng gắn bó chật chẽ
với các kiến thức số học và hình học. Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi
đại lượng đều phải nhằm củng cố các kiến thức về hệ ghi số( hệ thập phân).
Ngược lại việc củng cố này có tác dụng trở lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan
hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng
được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số, đồng thời việc đó cũng góp phần nhận thức
2



về số tự nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán tiểu học. Nội dung
dạy học đại lượng và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường
thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống đó chính là cầu nối giữa các
kiến thức toán học với thực tế đời sống. Như vậy dạy học đại lượng và đo đại
lượng trong chương trình toán tiểu học nói chung và toán 5 nói riêng là rất quan
trọng
Ở các lớp trước, các số đo đại lượng thường là số tự nhiên. Đến lớp5, các
số đo đại lượng thường là số thập phân. Do đó việc "chuyển đổi" các đơn vị đo
đại lượng có khó khăn hơn.Vì vậy giáo viên cần cho học sinh nắm chắc cách
viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập
phân . Cơ sở để học sinh có thể chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng là phải nắm
được " mối quan hệ " giữa hai đơn vị liền kề của mỗi đại lượng.
2. Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy tôi đã tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung : viết các số
đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân học sinh lớp 5
như sau :
* Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa chú trọng quan tâm nhiều tới nội dung này, chưa nghiên
cứu kĩ bài trước khi lên lớp, chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, khi lập
kế hoạch chưa dự kiến những sai lầm học sinh thường mắc do đó hiệu quả giáo
dục chưa cao, khi làm bài tập dạng này học sinh vẫn còn nhầm lẫn, chưa đổi
đúng các số đo.
* Về học sinh:
- Nhiều em còn chưa chăm học, tiếp thu bài thụ động lười suy nghĩ, không tập
trung nghe giảng. Chưa học thuộc các bảng hệ thống đơn vị đo, chưa nắm được
mối quan hệ giữa các đơn vị đo kế cận.
- Khi học số thập phân tâm lí nhiều học sinh vẫn ngại, vẫn e dè, sợ sệt nên khi
đọc thấy yêu cầu viết các số đo dưới dạng số thập phân là không tự tin để làm
bài dẫn đến các em rất ngại làm bài tập nên kỹ năng làm dạng bài này chưa tốt
Đứng trước những tồn tại đó năm học 2014-2015 tôi đã tiến hành

nghiên cứu khảo sát tìm nguyên nhân và các biện pháp để “ Rèn kỹ năng đổi các
số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích cho học sinh lớp 5” giúp các em
làm tốt dạng bài viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng
số thập phân.
Sau khi học sinh học xong bài : Viết các số đo diện tích dưới dạng số
thập phân tôi đã tiến hành cho 45 học sinh lớp 5A3 làm bài kiểm tra sau :
BÀI KIỂM TRA :
MÔN : TOÁN ( Thời gian : 30 phút)
Câu 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
85dm2 =...m2
1865cm2 =...m2
4m235dm2 = ...m2
5m25dm2 =...m2
2m2657cm2= ...m2
7m2 63cm2 =...m2
Câu 2 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
3


69054m2 = ...ha
0,235km2=...ha
3ha=...km2
19ha =...km2
Câu 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
6,5 km2 =...ha
14,3m2= ...m2...dm2
3km2 5hm2 = ...km2
7,6125ha=... m2
Sau khi chấm bài kết quả thu được như sau:
Lớp


Làm thành thạo
Kĩ năng làm chậm
Làm sai
số
5A3

45

15 em (33,3%)

20 em ( 44,4%)

10 em (22,3 %)

Trên bài làm của học sinh tôi đã thấy một số học sinh làm sai như sau :
Câu 1 : 85dm2 = 8,5m2
1865cm2 = 18,65m2 ( hoặc 1,865m2)
5m25dm2 = 5,5m2 ( hoặc 5,50m2)
2m2657cm2= 26,57m2 (hoặc 2,657m2)
7m2 63cm2 =7,63m2 (hoặc 7,063m2)
Câu2:
69054m2 =690,54ha (hoặc 69,054ha)
0,235km2=2,35ha ( hoặc 235ha)
3km2 5hm2 = 3,5km2( hoặc 3,50km2; ; 305km2)
Câu 3: 6,5km2 = 65ha( hoặc 60,5ha)
14,3m2= 14m23dm2 (hoặc 14m2 03dm2)
3km2 5hm2 =3,5km2
7,6125ha= 761,25 m2(hoặc 7612,5m2)
Nguyên nhân:

- Do học sinh chưa thuộc kỹ thứ tự bảng đơn vị đo diện tích
- Do chưa nắm chắc mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề, còn nhầm lẫn
quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau của đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích .
- Chưa nắm chắc cấu tạo của số thập phân.
- Chưa nắm được cách viết phân số thập phân, hỗn số thành số thập phân.
- Do khả năng tính toán còn hạn chế.
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã phân loại được đối tượng học sinh và vận
dụng ngay các kinh nghiệm đã tích luỹ qua các năm dạy học để nâng cao chất
lượng của lớp.
3. Những giải pháp thực hiện:
Để giúp học sinh lớp 5 “Viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích
dưới dạng số thập phân” đạt kết quả tốt tôi đã thực hiện qua các bước sau:
3.1 Giúp học sinh hiểu và nắm chắc cấu tạo, hàng của số thập phân.
Việc giúp học sinh nắm chắc cấu tạo của số thập phân, vị trí, ý nghĩa của
từng chữ số trong số thập phân, đó là cơ sở để học sinh biết viết phân số dưới
dạng số thập phân - là bước quan trọng cuối cùng trước khi học sinh viết các số
đo dưới dạng số thập phân.
4


Ví dụ 2( Trang 36- SGK Toán 5)
90,638
Phần nguyên
Phần thập phân
- GV chỉ và nêu cho HS nắm rõ bên trái dấu phẩy (90) là phần nguyên, bên phải
dấu phẩy (638 ) là phần thập phân.
- Tìm hiểu về các chữ số phần thập phân:
6
+ Chữ số 6 chỉ hàng phần mười (là 10 , là chữ số đầu tiên bên phải dấu phẩy)
3

+ Chữ số 3 chỉ hàng phần trăm (là 100 , là chữ số thứ hai bên phải dấu phẩy)
8
+ Chữ số 8 chỉ hàng phần nghìn (là 1000 , là chữ số thứ 3 bên phải dấu phẩy)

- Từ đó yêu cầu học sinh ghi nhớ : (Chữ số hàng phần mười nằm vị trí thứ nhất
sau dấu phẩy, chữ số hàng phần trăm nằm ở vị trí thứ hai sau dấu phẩy, chữ số
phần nghìn nằm ở vị trí thứ 3 sau dấu phẩy….)
- GV lưu ý HS: Nếu phần nguyên và hàng phần mười, phần trăm….không có
thì ta viết vào đó chữ số 0
- Đối với HS hiểu bài chậm GV có thể hướng dẫn học sinh làm bài tập qua các
bước, giúp học sinh hiểu thêm được các chữ số ở phần thập phân :
Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm theo mẫu:
a) Mẫu: 7dm = ….m = …...m
2mm = …..m = ……m
7
7dm = 10 m = 0,7m

2
2mm = 1000 m = 0,002 m

Hướng dẫn học sinh:
Vì 2mm < 1m, hay nói cách khác là không có mét nào nên phần nguyên là
0; 0dm nên hàng phần 10 bằng 0; 0cm nên hàng phần trăm bằng 0; 2mm nên
phần nghìn là 2 vì 1m = 1000mm)
3.2 Giúp HS nắm vững cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số rồi
viết dưới dạng số thập phân
Để viết các số đo dưới dạng số thập phân thì bước quan trọng không thể thiếu
trong cách làm đó là: Viết các phân số thập phân dưới dạng hỗn số rồi viết thành
số thập phân . Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các cách như sau (áp dụng cho
dạng bài phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số):

Ví dụ: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân
162
10 ;

734 5608
10 ; 100

Hướng dẫn học sinh nhận xét: Đây là những phân số thập phân
+So sánh tử số với mẫu số? (Tử số lớn hơn mẫu số)
Hướng dẫn cách làm bài:
5


Cách 1: Thực hiện phép chia được thương là phần nguyên của hỗn số - cũng là
phần nguyên của của số thập phân, số dư được viết là tử số số chia là mẫu số của
phần phân số.
162
2
2
16
- Giúp học sinh hiểu 162: 10 = 16 (dư 2). Vậy 10 = 16 + 10 = 10 = 16,2

Cách 2: Đếm xem ở mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì dùng dấu phẩy tách ra ở
5608
tử số bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. 100 = 56,08 (Đếm ở mẫu số có 2

chữ số 0,dùng dấu phẩy tách ra ở tử số 2chữ số kể từ phải sang trái 56,08 )
- Giáo viên lưu ý học sinh: có dạng bài viết từ phân số thành phân số thập
phân rồi mới viết thành số thập phân:
7 7 5 35

5
3 3,5
2 = 2 5 = 10
10

Ví dụ:
3.3 Giúp HS ôn tập các bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích:
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập, nhớ lại các bảng đơn vị đo độ dài,
khối lượng, diện tích, thể tích đã học một cách dễ nhớ nhất. Mỗi khi làm bài tập
giáo viên cho học sinh nhắc lại mối quan hệ các đơn vị đó có liên quan.
a) Bảng đơn vị đo độ dài:
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
1hm
1dam
1m
1dm
1cm
1mm
1
=10hm

= 10dam =10m
= 10dm = 10cm = 10mm
1
1
1
1
1
= 10 cm
= 10 km
= 10 hm = 10 dam
= 10 m = 10 dm
- Đọc thuộc thứ tự các đơn vị đo: km; hm;dam; m;dm;cm; mm và ngược lại
- Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ trực quan, dễ nhớ
a)
Km  hm  dam  m  dm  cm  mm
10
10
10
10
10
10





b) Km hm
dam
m
dm

cm  mm
1
10

1
10

1
10

1
10

1
10

1
10

+ Theo chiều mũi tên (từ trái sang phải) viết từ đơn vị lớn đến đơn vị bé, đơn
vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé liền kề.), ngược lại (từ phải sang trái) là từ đơn
1
vị bé đến đơn vị lớn, đơn vị bé bằng 10 đơn vị lớn liền kề phía trước  Mỗi

đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau mười lần .
+ Dấu mũi tên và 10 đơn vị phía dưới ở ý a còn để chỉ cho học sinh nhận
biết rõ hơn (mỗi mũi tên là một khoảng cách giữa 2 đơn vị liền kề, hai đơn vị
này cách nhau 10 lần) hoặc 1khoảng cách là 10 lần, thêm một khoảng
cách viết thêm 1 chữ số 0 bên phải là 100; 1000.....lần.
Ví dụ:

2km = ….. dam
6


- Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy từ km  dam có 2 khoảng cách (2dấu mũi tên) nên
hai đơn vị này hơn kém nhau 10 x 10 = 100 lần
- Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta nhân
với bấy nhiêu lần, ngược lại đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn đơn vị bé kém đơn vị
lớn bao nhiêu lần ta chia cho bấy nhiêu lần.Từ đó ta có:
2km  dam bằng cách lấy 2 100dam = 200dam
Ngược lại: 200dam  km ta lấy 200: 100 được 2km
b) Bảng đơn vị đo khối lượng:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thuộc thứ tự đơn vị đo khối lượng:
Tấn; tạ; yến; kg ; hg ; dag ; g
Tấn  tạ  yến  kg  hg  dag  g
10 10
10
10
10
10






Tấn tạ yến
kg
hg
dag g

1
10

1
10

1
10

1
10

1
10

1
10

Vì các đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần, nên giáo viên
hướng dẫn giống như cách hướng dẫn bảng đơn vị đo độ dài…..
c) Bảng đơn vị đo diện tích:
Lớn hơn mét vuông
Mét
Bé hơn mét vuông
vuông
2
2
2
km
hm

dam
m2
dm2
cm2
mm2
1km
1hm2
1dam2
1m2
1dm2
1cm2
1mm2
1
100hm2 =100dam2 =100m2
=100dm2
= 100cm2 =100mm2
1
1
1
1
1
= 100 cm2
2
= 100 km2 = 100 hm2 = 100 dam = 100 m2
= 100 dm2
- Giáo viên lưu ý học sinh: thứ tự các đơn vị đo của bảng đơn vị đo diện tích
cũng giống thứ tự các đơn vị đo của bảng đơn vị đo độ dài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trực quan, dễ nhớ, tránh đổi sai giữa các đơn vị
đo không liền kề.
a) Km2  hm2  dam2  m2  dm2  cm2  mm2

100
100
100
100
100
100
2 
2 
2 
2 
2 
2 
b) Km
hm
dam
m
dm
cm
mm2
1
100

1
100

1
100

1
100


1
100

1
100

+ Từ trái sang phải (a) đơn vị đứng trước gấp 100 lần đơn vị đứng sau tiếp
liền.
1
+ Từ phải sang trái (b) đơn vị đứng sau bằng 100 đơn vị đứng trước tiếp liền.

+ Mỗi một khoảng cách giữa hai đơn vị đo liền kề hơn kém nhau 100 lần
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta
nhân với bấy nhiêu lần, ngược lại đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn đơn vị bé kém
đơn vị lớn bao nhiêu lần ta chia cho bấy nhiêu lần .
Ví dụ:
3hm2 = 3 10 000 m2 = 30 000m2
7


hm2  dam2  m2 (hm2 = 100 x 100 = 10000m2)
100
100
2
30 000m ta lấy 30 000: 10 000 được 3hm2
d) Đơn vị đo thể tích:
m3  dm3  cm3
1000
1000

- Hướng dẫn tương tự như các bảng đơn vị khác. Các đơn vị đo thể tích liền kề
nhau hơn kém nhau 1000 lần.


1
1
1m3 = 1000dm3 ; 1m3 = 1000 000cm3; 1cm3= 1000 dm3 = 1000000 m3

Việc đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn bằng cách chia cho 10,100, 1000 tuỳ thuộc
vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo . Đây là cơ sở để học sinh viết các số đo
dưới dạng phân số thập phân hoặc hỗn số.
3
Ví dụ: 3dm = 100 m2
2

3.4 Phân dạng bài và hướng dẫn các cách làm bài:
- Đối với các dạng bài viết các số đo dưới dạng số thập phân, giáo viên hướng
dẫn để HS hiểu viết ra kết quả đúng mà không phải trình bày cách làm ra giấy
như một bài giải nên GV có thể định hướng cho HS nhiều cách làm khác nhau
để dẫn đến kết quả chính xác tuỳ theo mức độ tiếp thu bài của HS trong lớp.
- Các giải pháp thường dùng khi chuyển đổi là : thực hiện các phép tính, sử dụng
bảng hệ thống đơn vị đo.
- Các thao tác thường thực hiện khi chuyển đổi số đơn vị đo là : Viết thêm hoặc
xóa bớt số không, chuyển dịch dấu phẩy sang trái hoặc sang phải 1,2,3 ...chữ số .
Dạng 1: Đổi số đo có hai hay ba tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị .
-Tiến hành theo các bước chung như sau:
+Hướng dẫn HS xác định và hiểu rõ yêu cầu của đề
+Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đo ban đầu với đơn vị cần viết ra dưới
dạng số thập phân
+Hướng dẫn các cách đổi phù hợp

a, Đối với số đo độ dài và khối lượng
-Khắc sâu cho học sinh mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề:
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
1
+ Đơn vị bé bằng 10 đơn vị lớn.

-Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1 ( Trang 44- SGK Toán 5)
+Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 8m6dm = …..m
b)2dm2cm = ……dm
Bài1 (Trang 45- SGK Toán 5)
+ Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4tấn 562kg =….tấn
b) 3tấn 14kg = …..tấn
Ví dụ: Bài 1- Trang 44- SGK
8


- Hướng dẫn nhận xét :
+ đơn vị đo thứ nhất bên trái với các đơn vị đo bên phải dấu bằng? (cùng đơn vị
đo)
+ Đơn vị đo thứ nhất bên trái có cùng đơn vị đo với vế phải thì chính là phần
nguyên của số thập phân khi viết.
+ Nhận xét mối quan hệ của các đơn đơn vị đo thứ hai bên trái với các đơn vị
1
đo bên phải dấu bằng? (Các đơn vị đo thứ hai bên trái đều bằng 10 các đơn vị

đo bên phải dấu bằng)
-Hướng dẫn các cách làm:

Cách 1: Ví dụ: a) 8m6dm = …..m ;
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu để viết đúng đơn vị đo thứ 2 bên trái:
6
- 6dm đã được 1m chưa? (Chưa được 1m, chỉ bằng 10 m vì 1m = 10dm )
6
6
8
Vậy ta có 8m6dm = 8m + 10 m = 10 m = 8,6m (6 nằm ở hàng phần mười)
14
14
3
b) 3tấn 14kg = 3tấn + 1000 kg = 1000 kg = 3, 014tấn (Chữ số cuối bên phải ở tử

số là 4 nằm ở hàng phần nghìn, chữ số1 thứ nằm ở hàng phần trăm, hàng phần
mười khuyết nên viết 0)
Cách 2: a) 8m6dm = …..m
-Lập bảng sau đây
số đo
cần đổi
8m6dm

m
8

dấu dm
phẩy
,
6

cm


mm

Từ bảng trên ta có kết quả sau:
Ta viết được 8m6dm = 8,6m
Cách 3: Đếm số không ở mẫu số để tách ở tử số:
a) 4tấn 562kg = .....tấn
562
Ta có: 4 tấn 562kg = 4 tấn + 562 kg mà 562 kg = 1000 tấn(từ đơn vị tấn đến đơn

vị kg cách nhau 3 đơn vị ).
562
562
4
4tấn 562kg = 4 tấn + 1000 tấn = 1000 tấn = 4, 562 tấn (Mẫu số của phân
562
số thập phân 1000 có 3chữ số 0 nên ta dùng dấu phẩy tách ra ở tử số 3 chữ số kể

từ phải sang trái)
b, Đối với số đo diện tích
-Khắc sâu cho học sinh mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề:
9


+ Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé
1
+ Đơn vị bé bằng 100 đơn vị lớn.

-Hướng dẫn các cách làm:
Bài 1( Trang 47-Toán 5)

+ Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
17dm223cm2 =……dm2
2cm25mm2 =... cm2
+ 17dm223cm2 =……dm2
Cách 1: Ta nhận thấy đơn vị đo thứ nhất bên trái là 17dm 2 có cùng đơn vị đo
với bên phải dấu bằng là dm2 nên đó chính là phần nguyên của số thập phân, ta
23
quan tâm đến đơn vị đo thứ hai 1dm = 100cm nên 23cm = 100 dm2).Ta có:
23
23
17
17dm223cm2 = 17dm2+ 100 dm2 = 100 dm2 = 17,23dm2
2

2

2

Cách 2:
- Lập bảng sau đây
Số đo cần đổi
17dm223cm2

dm2
17

dấu
phẩy
,


cm2
23

Từ bảng trên ta có kết quả sau: 17dm223cm2 =17,23dm2
Cách 3: Hướng dẫn HS đổi về đơn vị bé hơn rồi xác định các chữ số ứng với
các đơn vị đo trong hệ đơn vị đo diện tích ( 2 chữ số ứng với một hàng đơn vị)
17dm223cm2 = 17dm2 + 23cm2 = 1700cm2 + 23cm2 = 1723cm2 = 17,23dm2
dm2

cm2

+ 2cm25mm2 =... cm2
Cách 1: Tương tự như trên ta có :
5
5
2
2cm2 5mm2 = 2cm2+ 100 cm2 = 100 cm2 = 2,05cm2

Cách 2:
- Lập bảng sau đây
Số đo cần đổi
2cm25mm2

cm2
02

dấu
phẩy
,


mm2
05

Từ bảng trên ta có kết quả sau: 2cm2 5mm2 =2,05cm2

10


Lưu ý HS: đối với số đo diện tích hai đơn vị đo liền kề gấp kém nhau 100lần
nên mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số. Chẳng hạn 2cm 2 thì ghi đầy đủ
vào bảng là 02cm2
c, Đối với số đo thể tích
Khắc sâu cho học sinh mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề:
+ Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé
1
+ Đơn vị bé bằng 1000 đơn vị lớn.

-Hướng dẫn các cách làm:
Bài 3( Trang 156-Toán 5)
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân :
a, Có đơn vị đo là mét khối:
6m3 272dm3 ;
3m3 82dm3
b, có đơn vị đo là đề xi mét khối:
8dm3439cm3 ;
5dm3 77cm3
Ví dụ:
Cách 1:
272
a, 6m 272dm = 6m + 1000 m3= 6,272m3

82
3m382dm3 = 3m3 + 1000 m3 = 3,082m3
3

3

3

Cách 2 : Lập bảng
Lưu ý HS: đối với số đo thể tích hai đơn vị đo liền kề gấp kém nhau 1000lần
nên mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số
Số đo cần đổi

m3

dm3

006

dấu
phẩy
,

6m3 272dm3
3m382dm3

003

,


082

272

Từ bảng trên ta có kết quả sau :
6m3 272dm3 = 6,272m3
3m382dm3 = 3,082m3
Dạng 2 : Đổi số đo có một đơn vị đo sang số đo có 1 đơn vị đo lớn hơn
a, Đối với số đo độ dài và khối lượng
- Đối với số đo độ dài và khối lượng hai đơn vị đo liền kề hơn kém nhau 10 lần
do đó cách đổi giống nhau.
Bài 2: (trang 45 -toán5 )
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
315cm =…..m ; 234cm = ……..m;
506cm = ……m ; 34dm = ……..m
11


- Giáo viên gợi ý cho học sinh trước khi hướng dẫn cách làm bài:
+ Xác định mối liên hệ đơn vị đo bên trái với các đơn vị đo bên phải?( Từ đơn vị
bé viết ra đơn vị lớn hơn )
+ Các đơn vị hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các cách làm:
Cách 1:
15
15
3
315cm = 300cm +15cm = 3m + 100 m = 100 m = 3,15m (3 là phần

nguyên của số thập phân, 15 ở hàng phần trăm nên 5 ở hàng phần trăm, 1

ở hàng phần mười)
Cách 2: Lập bảng sau
số đo cần m
dấu dm cm mm
đổi
phẩy
315cm
3
,
1
5
234cm
2
,
3
4
506cm
5
,
0
6
34dm
3
,
4
Từ bảng trên ta có kết quả sau :
315cm =3,15m
234cm =2,24m
506cm = 5,06
34dm = 3,4m

315
Cách 3: 315cm = 100 m = 3,15m (Vì tử số lớn hơn mẫu số nên ta đếm thấy ở

mẫu số có 2 chữ số 0 nên ta dùng dấu phẩy tách ở tử 2 chữ số tính từ phải sang
trái ta được 3,15)
* Lưu ý : Khi học sinh đã được học phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên
thương tìm được là số thập phân thì GV cho HS thực hiện phép tính chia để dễ
dàng tìm được kết quả. Chẳng hạn khi đổi từ số đo có đơn vị là xăng-ti mét sang
số đo có đơn vị là mét ta chỉ việc thực hiện phép tính chia cho 100 ( vì 1m =
100cm)
Cách 4: Các số tự nhiên có thể viết thành các số thập phân có phần thập phân
bằng 0
- 315cm = 315, 0cm . Khi đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn vì 1m = 100 cm
nên ta dịch chuyển dấu phẩy của số đó sang trái 2 chữ số: 315cm = 3,15m
- 234cm = 234,0 cm = 23,4 dm
b, Đối với đơn vị đo diện tích.
Bài 2(trang 47-SGK Toán 5)
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a, 1654m2= ...ha
b,5000m2= ...ha
c, 1ha = ...km2
d, 15ha =...km2
Hướng dẫn các cách làm:
12


1654
Cách 1 : 1654m2= 10000 ha = 0,1654ha

Cách 2 : Có thể lập bảng như trên


số đo cần
đổi
1654m2
5000m2

ha
00
00

dấu dam2 m2
phẩy
,
16 54
,
50 00

Từ bảng trên ta có 1654m2 = 0,1654ha
5000m2 = 0,5000ha
Cách 3 : Vì 1ha = 10000m2 nên đổi từ số đo có đơn vị là mét vuông sang số đo
có đơn vị là hecta ta chỉ cần thực hiện phép tính chia cho 10000
1654 :10000 = 0,1654 nên 1654m2= 0,1654ha.
Lưu ý HS muốn thực hiện phép tính chia thì phải nắm được mối quan hệ giữa 2
đơn vị đo cần đổi .Chẳng hạn đối với 2 đơn vị đo liền kề gấp kém nhau 100 lần
nên khi đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ta chia cho 100. Đối với 2 đơn vị đo mà
giữa chúng có một đơn vị đo nữa thì ta chia cho 10000 ( vì 100x100= 10000),...
Cách 4: Các số tự nhiên có thể viết thành các số thập phân có phần thập phân
bằng 0
-1654m2 = 1654, 0m2. Vì 1ha = 10000 m2 nên ta dịch chuyển dấu phẩy của số đó
sang trái 4 chữ số: 1654m2= 0,1654ha

Lưu ý HS với cách dịch dấu phẩy thì đối với số đo diện tích mỗi hàng đơn vị do
ứng với 2 chữ số . Đổi từ số đo có đơn vị bé ra số đo có đơn vị lớn hơn ta dịch
dấu phẩy sang trái .
c, Đối với đơn vị đo thể tích.
Tiến hành các cách đổi tương tự như trên chỉ lưu ý HS : hai đơn vị đo thể
tích liền kề gấp kém nhau 1000 lần do đó nếu sử dụng cách dịch dấu phẩy thì
dịch dấu phẩy sang trái cứ 3 chữ số ứng với một hàng đơn vị đo. Nếu sử dụng
cách chia : đối với hai đơn vị đo liền kề thì chia cho 1000, nếu cách một đơn vị
đo nữa thì chia tiếp cho 1000 nữa.
Dạng 3 : Đổi số đo có một đơn vị đo sang số đo có 1 đơn vị đo bé hơn
a, Đối với số đo độ dài và khối lượng
Bài4:(trang 45 -SGK Toán 5)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3,44km = ...m
34,3km =...m
Bài2:(trang 47 -SGK Toán5)
1,5 tấn = ...kg
2,5 tấn =...kg
Hướng dẫn các cách làm:
Cách 1 :
+3,44km=...m
13


vì 1km =1000m nên đổi từ số đo có đơn vị đo là km sang số đo có đơn vị m ta
chỉ việc thực hiện phép nhân với 1000.
3,44 x1000 = 3440 nên 3,44km=3440m
+1,5 tấn = ...kg
vì 1tấn =1000kg nên đổi từ số đo có đơn vị đo là tấn sang số đo có đơn vị kg ta
chỉ việc thực hiện phép nhân với 1000.

1,5 x1000 = 1500 nên 1,5tấn=1500kg
- Khi làm theo cách này đối với 2 số đo liền kề thì ta nhân với 10, với 2 số đo
mà cách một đơn vị đo thì ta nhân 100,...
Cách 2 : Ta cũng có thể lập bảng như các ví dụ trên
Cách 3: Sử dụng cách dịch dấu phẩy. Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta dịch
dấu phẩy sang bên phải. Mỗi chữ số ứng với một hàng đơn vị theo đúng thứ tự
trong bảng đơn vị đo.
+ 3,44km=...m
Vì 1km =1000m nên đổi từ số đo có đơn vị đo là km sang số đo có đơn vị m ta
chỉ việc dịch dấu phẩy sang bên phải 3 chữ số .
nên 3,44km=3440m
hoặc cũng có thể làm như sau:
3,44km=...m hay 3,44km= 3,440km
3,440km
km

hm

dam

m

do đó ta dịch dấu phẩy sang phải 3 chữ số nên 3,44km=3440m.
b, Đối với đơn vị đo diện tích.
Các cách hướng dẫn tương tự như trên.
- Lưu ý khi thực hiện nhân đối với 2 số đo liền kề thì ta nhân với 100, với 2 số
đo mà cách một đơn vị đo thì ta nhân 10000,...
- Khi thực hiện dịch dấu phẩy thì dịch dấu phẩy sang phải và cứ 2 chữ số ứng
với một hàng đơn vị .
c, Đối với đơn vị đo thể tích.

Tiến hành các cách đổi tương tự như trên chỉ lưu ý HS : hai đơn vị đo
thể tích liền kề gấp kém nhau 1000 lần do đó nếu sử dụng cách dịch dấu phẩy thì
dịch dấu phẩy sanh phải cứ 3 chữ số ứng với một hàng đơn vị đo. Nếu sử dụng
cách nhân : đối với hai đơn vị đo liền kề thì nhân với 1000, nếu cách một đơn vị
đo nữa thì nhân tiếp với 1000 nữa.
Dạng4: Đổi số đo có một đơn vị đo sang số đo có 2 đơn vị đo.
Đây là dạng bài khó đối với học sinh, trong SGK đã giảm tải song tôi vẫn sử
dụng để hướng dẫn cho những học sinh đã hoàn thành tốt các bài tập theo chuẩn
kiến thức kĩ năng nhằm phát triển tư duy cho các em.
Bài 4a( Trang 45- SGK Toán5)
14


Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
12,44m = ….m….cm
- Nhận xét đơn vị đo ở hai vế? (Đơn vị đo bên trái là mét viết dưới dạng số thập
phân, đơn vị viết ra bên phải dấu bằng là mét và xăng- ti -mét là các số tự nhiên;
-Hướng dẫn các cách làm:
Cách 1: Làm như sau:
44
12,44m = 12m + 100 m (Xét theo mối quan hệ trong bảng đơn vị đo độ
44
dài ta thấy 1m = 100cm , nên 100 m = 44cm ) Vậy 12,44m = 12m 44cm.

Cách 2: Áp dụng cách lập bảng
12m +4dm +4cm = 12, 44m nên hướng dẫn học sinh hiểu ngược lại
12,44m = 12m + 4dm +4cm = 12m +40cm +4cm = 12m 44cm
Bài 3 (trang 47 -Toán 5)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
16,5m2 = ...m2...dm2

Hướng dẫn:
50
16,5m2 = 16m2 + 100 m2 = 16m2 50dm2

-Ngoài ra ta cũng có thể áp dụng cách lập bảng để làm bài tập này. Lưu ý hai
đơn vị đo diện tích liền kề gấp kém nhau 100 lần nên khi viết các số đo vào bảng
mỗi hàng đơn vị phải viết đủ 2 chữ số
số đo cần đổi m2
dấu phẩy dm2
16,5m2
16
,
50
Từ bảng trên ta có
16,5m2 =16m2 50dm2
- Cùng với việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào dạy học và ôn
tập cho học sinh. Sau khi học xong dạng bài này tôi đã ra đề kiểm tra để nhận
biết kết quả học của học sinh .
Đề kiểm tra môn Toán :
(Thời gian 35 phút)
Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a ) 4km382m = ….km
b) 5m75cm = …….m
3kg 350g = ...kg
8tấn 760kg = …..tấn
3579m = ...km
657g
=....kg
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 8,005m2 = …..dm2

b) 6,23km2 = ....ha
65000m2 = …...ha
0,8ha = ……m2
15,6m3 = …….dm3
2105dm3 = ……m3
2
Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 1500dm, chiều rộng bằng 3

chiều dài.Tính :
a,Chu vi thửa ruộng đó bằng bao nhiêu mét?
15


b, Diện tích thửa ruộng đó bằng bao nhiêu mét vuông?
Sau khi chấm bài kết quả thu được như sau:
Lớp

Làm thành thạo
Kĩ năng làm chậm
số
5A3
45
33 em (73,3%)
10 em ( 22,2%)

còn bài làm sai
2 em (4,4 %)

Qua bài kiểm tra trên tôi nhận thấy :
- Học sinh hiểu và làm theo cách khác nhau song hầu hết các em đã biết đổi các

đơn vị đo để có được kết quả đúng như trên.
- Hầu hết các em đều làm được bài, nhanh chóng hiểu yêu cầu của bài và làm
đúng được các phép tính .
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2014-2015, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm áp dụng
các giải pháp để rèn kĩ năng đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích
ở lớp 5A3, đến cuối năm học với kết quả của bài kiểm tra khảo sát cùng với kết
quả của bài kiểm tra cuối năm học tôi thấy chất lượng thực sự đã tăng rõ rệt. Số
học sinh làm thành thạo đã tăng từ 33,3% lên73,3% ; số học sinh làm sai giảm
từ 22,3% xuống còn 4,4%. Sang năm học 2015-2016 tôi đã áp dụng SKKN ngay
từ khi học sinh bắt đầu học số thập phân, bảng đơn vị đo độ dài,.. đến các tiết
viết các số đo dưới dạng số thập phân và đã thấy học sinh ít mắc lỗi hơn các năm
học trước.
Kết quả đó cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài
tốt hơn. Chất lượng của học sinh không tự nhiên mà có được, mà đòi hỏi mỗi
người giáo viên chúng ta phải nỗ lực không ngừng, kiên trì tìm tòi các phương
pháp dạy học thích hợp để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Qua quá trình áp dụng những phương pháp, những kinh nghiệm của bản
thân vào trong quá trình dạy học môn toán nói chung và dạy đại lượng và đo đại
lượng nói riêng tôi đã rút ra một số bài học góp phần nâng cao chất lượng dạy
học toán. Đối với giáo viên cần làm tốt các vấn đề sau :
- Khi lập kế hoạch phải dự tính trước lỗi học sinh thường mắc, từ đó có
cách chữa lỗi.Trong giờ dạy không nên áp đặt nặng nề, không nên gay gắt, đối
với những em mắc lỗi thì phải nhẹ nhàng để các em thấy yên tâm.
- Thường xuyên thay đổi hình thức dạy học ở mỗi bài để tránh sự nhàm
chán.
-Tạo niềm hứng thú, say mê học toán, bởi các em có thích học toán thì các

em mới có sự suy nghĩ tìm tòi các phương pháp giải khác nhau.
-Gần gũi, động viên học sinh để các em có tiến bộ, giúp đỡ học sinh khi
cần thiết.

16


Đối với nội dung : viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích
dưới dạng số thập phân muốn nâng cao chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải
thật sự kiên trì, phải thật tâm huyết và phải làm tốt được những việc sau:
- Tìm và thống kê được những lỗi, những sai lầm của học sinh khi đổi các
số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích.
- Cần sâu chuỗi các bài học có liên quan để giúp học sinh vận dụng các
kiền thức đã học giải quyết các tình huống mới. Ôn tập, củng cố giúp học sinh
nắm chắc về số thập phân, nắm chắc mối quan hệ giữa các đại lượng.
- Áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp .
Qua khảo sát, thống kê các lỗi hay mắc của học sinh khi học viết các số
đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân ở lớp tôi dạy
cũng chính là những lỗi hay mắc phổ biến đối với học sinh lớp 5 nói chung tôi
thấy rằng với những biện pháp rèn kĩ năng đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện
tích, thể tích mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng ở lớp tôi dạy mặc dù còn nhiều
hạn chế song cũng mang lại rất nhiều thiết thực, hạn chế được nhiều sai lầm của
học sinh góp phần nâng cao chất lượng học toán. Do đó tôi nghĩ rằng đề tài này
có thẻ áp dụng rộng rãi.
2. Kiến nghị.
* Với nhà trường:
- Đề nghị nhà trường, phòng giáo dục cung cấp thêm nhiều tài liệu, sách
tham khảo phục vụ chuyên môn cho giáo viên, để giáo viên được học hỏi nâng
cao hơn về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
* Với phòng giáo dục:

- Đề nghị Phòng giáo dục cũng như các ban ngành địa phương tạo điều
kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần để giáo viên yên tâm giảng dạy.
- Hàng năm có tổng kết, báo cáo kinh nghiệm các phương pháp cải tiến
dạy học để giáo viên các trường có thể học hỏi những kinh nghiệm hay, những
sáng kiến hay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học.

Xác nhận của thủ trưởng cơ quan

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép
nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Hằng
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.ĐỖ TRUNG HIỆU VÀ NHIỀU TÁC GIẢ. Phương pháp dạy học Toán ở tiểu
học. Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.
2.BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5 tập.
Nhà xuất bản giáo dục.
3. NGUYỄN PHỰ HY ( chủ biên). Dạy học phép đo đại lượng ở tiểu học. Nhà
xuất bản giáo dục.
4. ĐỖ ĐÌNH HOAN (chủ biên).Sách giáo viên toán 5. Nhà xuất bản giáo dục.
5. ĐỖ ĐÌNH HOAN (chủ biên).Sách giáo khoa toán5. Nhà xuất bản giáo dục.

18




×