Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp (bản phúc trình nghiên cứu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 108 trang )

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH
Đề tài “Hoàn thiện và nêu cao hệ giá trị Việt Nam
trong văn hóa kinh doanh như một lợi thế của hội nhập
và cạnh tranh kinh tế quốc tế – Khảo sát tại TP.HCM”
(Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Quang Vinh)

Doanh nhân
và văn hóa doanh nghiệp
(Phúc trình kết quả cuộc điều tra ý kiến
của doanh nhân TP.HCM về văn hóa doanh nghiệp)

TRẦN HỮU QUANG

Thành phố Hồ Chí Minh
10-2004


Mục lục
Trang
Mục lục .............................................................................................................................1
Mở đầu .............................................................................................................................3
I. Mục tiêu, giả thuyết, và phương pháp .......................................................................3
II. Các đặc điểm của mẫu điều tra ................................................................................4
A. Đặc điểm của doanh nghiệp : phần lớn thuộc qui mô nhỏ và vừa ...........................6
B. Chân dung nhà doanh nghiệp TP.HCM .................................................................11
1. Tuổi đời ..............................................................................................................11
2. Tỷ lệ nữ giám đốc ...............................................................................................12
3. Trình độ học vấn khá cao ...................................................................................13
4. Dân tộc, tôn giáo, đoàn thể, và hiệp hội ............................................................14
5. Xuất thân từ mọi miền đất nước tụ hội về đây....................................................15


6. Không có truyền thống gia đình kinh doanh ......................................................16
7. Từng trải qua nhiều nghề khác nhau..................................................................18
8. Tuổi lúc ra kinh doanh .......................................................................................20
C. Vài đặc điểm của mẫu doanh nhân "2030" ............................................................21
III. Những khía cạnh và những kích thước liên quan tới văn hóa doanh nghiệp...22
A. Những biểu hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp .........................................23
1. Một số biểu hiện .................................................................................................23
2. Những câu châm ngôn........................................................................................24
3. Những qui tắc giao dịch và ứng xử của công ty.................................................25
4. Xây dựng truyền thống công ty...........................................................................26
5. Các hoạt động xã hội và từ thiện........................................................................27
B. Nhãn giới của doanh nhân về tình hình kinh doanh...............................................28
1. Đánh giá về tình hình làm ăn .............................................................................28
2. Mức độ hài lòng về những việc đã làm ..............................................................28
3. Những thành công lớn nhất của công ty ............................................................29
4. Những khó khăn mà công ty thường gặp............................................................30
5. Những khó khăn trong lĩnh vực quản lý nhân sự ...............................................32
6. Dự định mở rộng qui mô kinh doanh .................................................................32
C. Ý chí kinh doanh và khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh ...............................33
1. Ý chí kinh doanh .................................................................................................33
2. Khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh............................................................36
D. Những quan niệm và những giá trị trong quản lý doanh nghiệp ...........................42
1. Hình ảnh gia đình...............................................................................................42
2. Quan niệm về người đứng đầu doanh nghiệp ....................................................43
3. Quan niệm thế nào là một nhân viên giỏi ..........................................................45
4. Cách thức quản lý : xu hướng quản lý theo chức năng......................................47
5. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên : xu hướng tôn trọng và phát huy vai
trò của cá nhân.......................................................................................................49
6. Những quan niệm về đạo đức trong kinh doanh ................................................50
IV. Đi tìm những nhân tố chi phối văn hóa doanh nghiệp ........................................53

A. Phân tích nhân tố....................................................................................................54
1. Những ý kiến đồng thuận....................................................................................54
2. Những ý kiến không đồng thuận.........................................................................55
3. Bảng ma trận tương quan...................................................................................57
4. Phân tích nhân tố ...............................................................................................59

1


5. Nhận diện các nhân tố chi phối văn hóa quản trị doanh nghiệp .......................61
B. Tìm hiểu mức độ quan trọng của các nhân tố, xét theo một số đặc điểm của các
nhà doanh nghiệp ........................................................................................................62
1. Khảo sát theo giới tính .......................................................................................62
2. Khảo sát theo tuổi tác.........................................................................................63
3. Khảo sát nhóm đã học và nhóm chưa học chính qui về kinh doanh và quản trị
kinh doanh ..............................................................................................................64
4. Khảo sát phân theo nhóm đảng viên và nhóm không đảng viên ........................65
5. Khảo sát theo nhóm có tham gia và nhóm không tham gia hiệp hội doanh
nghiệp .....................................................................................................................65
6. Khảo sát theo qui mô lao động...........................................................................66
7. Khảo sát theo qui mô doanh số ..........................................................................67
8. Khảo sát nhóm doanh nghiệp có xuất khẩu và nhóm không có xuất khẩu.........67
9. Khảo sát theo thâm niên kinh doanh ..................................................................68
10. Khảo sát theo lĩnh vực kinh tế ..........................................................................69
11. Nhận định tổng quát về các nhân tố.................................................................70
V. Nhận diện các mô hình văn hóa quản trị doanh nghiệp.......................................73
A. Xét về tư duy quản lý.............................................................................................75
B. Xét về quan hệ quyền lực.......................................................................................77
C. Xét về óc mạo hiểm và óc kinh doanh ...................................................................78
D. Một số đặc điểm của các nhà doanh nghiệp trong các nhóm mô hình ..................80

Kết luận ..........................................................................................................................85
A. Bốn nhóm mô hình văn hóa doanh nghiệp ............................................................85
B. Những yếu tố tích cực trong văn hóa kinh doanh của nhà doanh nghiệp ..............86
1. Ý chí kinh doanh và động lực kinh doanh ..........................................................86
2. Lòng tự tôn dân tộc.............................................................................................87
3. Không còn những thành kiến xã hội cũ ..............................................................88
4. Đạo đức kinh doanh ...........................................................................................89
5. Tính nhân văn.....................................................................................................90
C. Những yếu tố mang tính chất cản trở trong văn hóa kinh doanh ...........................92
1. Tư duy quản lý bao biện và tâm lý thủ cựu ........................................................92
2. Thiếu tầm nhìn chiến lược và khả năng quản trị còn kém .................................92
3. Thiếu óc mạo hiểm ? ..........................................................................................92
4. Tâm lý chạy chọt và cơ chế xin-cho ...................................................................93
Phụ lục 1. Kết quả bản câu hỏi........................................................................................96
Phụ lục 2. Bảng ma trận hệ số tương quan....................................................................104
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................106

2


Mở đầu
Trong lĩnh vực kinh tế, doanh nhân là một trong những chủ thể xã hội
quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng quyết định, đối với sự nghiệp chấn
hưng kinh tế của đất nước hiện nay. Cho đến nay, đã có một số cuộc điều tra và
nghiên cứu về lực lượng doanh nhân ở Việt Nam xét dưới những góc độ kinh tế
học hay quản trị học. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ vẫn còn thiếu những công trình
tập trung vào việc khảo sát văn hóa doanh nghiệp của doanh nhân, qua đó thử
phác họa chân dung văn hóa-xã hội của các nhà kinh doanh Việt Nam. Đề tài
nghiên cứu xã hội học này là một nỗ lực nhằm góp phần bổ sung vào lĩnh vực tri
thức liên quan tới tầng lớp doanh nhân và tới lĩnh vực văn hóa trong kinh tế.

Có thể nói bản sắc văn hóa của một doanh nghiệp suy cho cùng được
quyết định bởi những người đứng đầu doanh nghiệp ấy. Chính vì thế, nghiên cứu
về văn hóa kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một việc làm không thể bỏ qua
trong lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa kinh doanh của một xã hội.
Trong khuôn khổ chương trình đề tài nghiên cứu về văn hóa kinh doanh
do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM chủ trì, cuộc điều tra này
được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5-2004, và đã tập trung
vào việc tiếp xúc và phỏng vấn các doanh nhân bằng một bản câu hỏi nhằm tìm
hiểu quan niệm và cách hành xử của họ trong quá trình gây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại chính công ty của họ.

I. Mục tiêu, giả thuyết, và phương pháp
Lực lượng doanh nhân Việt Nam mới được khôi phục và phát triển trở lại
trong thời gian chưa bao lâu. Trong khi đó, tình hình kinh tế, pháp lý và xã hội
còn đang trong giai đoạn chuyển đổi, chưa ổn định, còn nhiều mặt mâu thuẫn, bất
hợp lý. Vì thế, chưa có đủ thời gian lẫn điều kiện khách quan để có thể định hình
được một cách rõ ràng một bản sắc văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là :
(1) Tìm ra những mặt mạnh và mặt yếu trong việc gây dựng văn hóa
doanh nghiệp của lực lượng doanh nhân, đồng thời phát hiện ra những giá trị văn
hóa vốn đang là (hay có tiềm năng trở thành) những thế mạnh của doanh nhân
Việt Nam, có thể phát huy trên thương trường trong nước và quốc tế.
(2) Qua đó, thử phác họa chân dung văn hóa-xã hội của lực lượng doanh
nhân tại TP.HCM hiện nay ; trong đó, tách ra được những mẫu hình doanh nhân
đặc trưng, nhằm góp phần gợi lên những định hướng thiết thực cho việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp, với vai trò then chốt là lực lượng các doanh nhân, và
phát huy các giá trị văn hóa nhằm thúc đẩy tinh thần doanh thương trong xã hội.
Những giả thuyết đã được đặt ra khi khởi sự tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu này là :
3



1. Giới doanh nhân hiện nay không phải là một lực lượng có đặc trưng
thuần nhất, mà là một tập hợp bao gồm nhiều mẫu hình khác nhau, với những đặc
tính và những yếu tố văn hóa đa dạng và nhiều khi đối lập nhau, cùng đan xen
tồn tại.
2. Những mẫu hình doanh nhân chủ yếu ở TP.HCM hiện nay là : mẫu hình
gia đình (đặt nền tảng quản lý trên cơ sở các quan hệ gia đình), mẫu hình độc
đoán (quản lý chủ yếu dựa trên cơ sở các quan hệ quyền lực mạnh), và mẫu hình
quản lý theo chức năng (quản lý dựa trên nguyên tắc phân công theo chức năng
và sự chuyên môn hóa) ; những mẫu hình này đang chi phối những khuynh
hướng khác nhau trong việc gây dựng văn hóa doanh nghiệp.
3. Tính chất đa dạng ấy nơi lực lượng doanh nhân không phải xuất phát từ
đặc điểm tâm lý hay văn hóa cá nhân của từng doanh nhân, mà chủ yếu là do đặc
điểm của lịch sử hình thành của doanh nghiệp và tiểu sử xuất thân của doanh
nhân, cũng như do tác động chi phối của bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay.
4. Trong các đặc điểm văn hóa-xã hội của doanh nhân hiện nay, vẫn còn
tồn tại những yếu tố không thuận lợi cho quá trình khuếch trương tinh thần kinh
doanh (mà chúng tôi đã khám phá qua công trình nghiên cứu về thái độ của xã
hội đối với kinh doanh và doanh nhân), đó là : quan niệm coi đồng tiền là tội lỗi,
xu hướng tin vào số phận, xu hướng cục bộ, và xu hướng chạy chọt.
Phương pháp điều tra là phỏng vấn bằng một bản câu hỏi dài 10 trang, với
tổng cộng 45 câu hỏi và 40 mệnh đề (xin xem phụ lục). Khách thể điều tra được
nhắm tới chủ yếu là các tổng giám đốc hoặc giám đốc, nếu không tiếp cận được
vì một lý do nào đó thì mới phỏng vấn người phó tổng giám đốc hoặc phó giám
đốc.

II. Các đặc điểm của mẫu điều tra
Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra này bằng cách chọn hai mẫu điều tra
khác nhau, một là mẫu điều tra ngẫu nhiên (đại diện cho các doanh nghiệp tại

TP.HCM), và hai là các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (thuộc
Saigon Times Club của Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Sở dĩ chọn thêm các nhà
doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 là vì đây là nơi tập hợp nhiều
nhà doanh nghiệp trẻ (trong lứa tuổi từ 21 tới 39 tuổi), và chúng tôi muốn đưa
vào khảo sát để đối chiếu với tổng thể các nhà doanh nghiệp (trong mẫu ngẫu
nhiên) – dựa trên giả định rằng đó là một tầng lớp doanh nhân rất trẻ với những
đặc trưng rất mới đang định hình, và có thể cho phép chúng ta hình dung những
xu hướng phát triển của tầng lớp doanh nhân tương lai trong một hai thập niên
sắp tới.
Tổng số người mà chúng tôi phỏng vấn được là 281 nhà lãnh đạo doanh
nghiệp, trong đó :
- 186 người thuộc mẫu điều tra ngẫu nhiên (giám đốc : 62 %, và phó giám
đốc : 35 %),
- 84 người thuộc Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (giám đốc : 87 %, và phó
giám đốc : 8 %),
- và 11 nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà chúng tôi tiến hành phỏng vấn
trong đợt điều tra thử để kiểm nghiệm và hoàn chỉnh bản câu hỏi.
4


Các kết quả phân tích trong bản phúc trình này sẽ chủ yếu là kết quả phân
tích dựa trên mẫu điều tra chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, và chỉ liên hệ đối
chiếu với những số liệu liên quan tới các doanh nhân thuộc Câu lạc bộ 2030 khi
khám phá ra những khác biệt nào đó có ý nghĩa.
Đối với mẫu điều tra ngẫu nhiên, chúng tôi đã tiến hành như sau. Trước
hết, chúng tôi lọc ra các doanh nghiệp tại TP.HCM trong quyển danh bạ các
doanh nghiệp Việt Nam năm 2003 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam.1 Số lượng tổng cộng các doanh nghiệp tại TP.HCM theo danh sách này là
4.947 đơn vị, kể cả khu vực kinh tế nhà nước lẫn tư nhân. Sau đó, chúng tôi sử
dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên thống kê để thiết lập danh sách mẫu điều tra

với qui mô là 400 đơn vị (tức bằng 8,09 % danh sách vừa nói) từ bản danh sách
này.
Tuy nhiên, trong thực tế khi các điều tra viên tiến hành đi phỏng vấn, việc
tìm được và xin hẹn gặp vị giám đốc của công ty trong mẫu điều tra đã diễn ra
hết sức khó khăn. Ngoài một lý do khách quan không thể tránh khỏi là có không
ít công ty hoặc đã giải thể vì phá sản hoặc "biến mất" mà không rõ nguyên nhân,
thì các điều tra viên của chương trình nghiên cứu cũng rất thường gặp phải tình
huống là người giám đốc vắng mặt vì đang đi công tác trong nước hoặc ra nước
ngoài, hoặc quá bận bịu với công việc kinh doanh nên nhất định khước từ cuộc
phỏng vấn -- mặc dù cũng có nhiều người sau thời gian do dự cuối cùng cũng
nhận lời tiếp điều tra viên một cách nhiệt tình và thoải mái. Chính vì những lý do
đó mà chúng tôi đã không ít lần phải sử dụng biện pháp thay thế mẫu (đối với
những trường hợp không tiếp xúc được) bằng cách chọn một đơn vị khác nằm kế
cận trong bản danh sách gốc của Phòng Thương mại nói trên (việc chọn lựa đơn
vị điều tra và thay thế đơn vị điều tra là do chính ban chủ nhiệm quyết định, chứ
không phải do tự điều tra viên).
Sau nhiều nỗ lực trong hơn một tháng trời của toàn bộ gần 20 điều tra viên
cộng tác vào chương trình nghiên cứu này (các cuộc phỏng vấn diễn ra trong
tháng 5-2004), cuối cùng số đơn vị phỏng vấn được chỉ lên tới tổng cộng 186
doanh nghiệp như đã nói, tức chưa được một nửa so với số mẫu 400 doanh
nghiệp dự kiến ban đầu.
Phải thừa nhận rằng đây là một điểm hạn chế quan trọng xét về mặt chọn
mẫu của cuộc điều tra này. Tuy nhiên, do đã được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên thống kê, nên cơ cấu các ngành kinh doanh trong mẫu các doanh nghiệp
điều tra, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, cũng phản ánh khá chính xác cơ cấu của
tổng thể chung (xin xem bảng 1). Dù sao đi nữa, hạn chế này cho thấy rằng kết
quả cuộc điều tra này sẽ chủ yếu nhằm đi tới chỗ nêu ra vấn đề và giả thuyết, chứ
không thể dùng để suy rộng. Vả lại, chúng tôi cho rằng đối với một đề tài mang
tính chất khai phá vào một lĩnh vực khá trừu tượng và phức tạp như đề tài nghiên
cứu về văn hóa kinh doanh, thì mục tiêu của những người nghiên cứu hiển nhiên

không phải là nhằm đi đến những con số hay chỉ tiêu định lượng, mà chủ yếu là
làm sao phát hiện ra được những kích thước trong đời sống văn hóa doanh

1

Xem Danh bạ doanh nghiệp Việt Nam 2003 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
Hà Nội, 2003.

5


nghiệp hiện nay, và thử kiểm nghiệm lại những giả thuyết nghiên cứu của mình
để làm tiền đề cho những cuộc nghiên cứu về sau.
Dưới đây là một số đặc điểm của doanh nghiệp và chân dung nhà doanh
nghiệp tại TP.HCM, phân tích dựa trên mẫu điều tra ngẫu nhiên nói trên (phỏng
vấn 186 giám đốc hoặc phó giám đốc).
A. Đặc điểm của doanh nghiệp : phần lớn thuộc qui mô nhỏ và vừa
Phân theo loại hình doanh nghiệp, thì đông nhất là các công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) vốn trong nước, cụ thể như sau :
- công ty TNHH vốn trong nước :
66 %
- công ty cổ phần :
12 %
- doanh nghiệp Nhà nước :
14 %
- doanh nghiệp có vốn nước ngoài :
6%
(trong đó, công ty liên doanh : 4 %, công ty TNHH vốn nước ngoài : 2 %)
- loại hình khác :
2 %.

Trong tổng số mẫu điều tra, có :
- 41 % doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và xây dựng,
- 30 % doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại,
- và 29 % thuộc lĩnh vực dịch vụ.
Bảng 1. Các doanh nghiệp phân theo lĩnh vực kinh tế

Lĩnh vực kinh tế
- Sản xuất, xây dựng
- Thương mại
- Dịch vụ
Tổng cộng

Công ty
TNHH
50
40,7%
43
35,0%
30
24,4%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
10
10

5
43,5%
37,0%
50,0%
4
7
1
17,4%
25,9%
10,0%
9
10
4
39,1%
37,0%
40,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
75
41,0%
55
30,1%
53

29,0%
183
100,0%

Ghi chú : Số doanh nghiệp thuộc "loại hình khác" vì có số lượng quá ít (chỉ có
3 doanh nghiệp) nên không đưa vào bảng thống kê phân tổ.
Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Xét về ngành kinh doanh, cơ cấu ngành trong mẫu điều tra tỏ ra khá trùng
khớp với cơ cấu của tổng thể các doanh nghiệp trong danh sách năm 2003 của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Bảng 2. Cơ cấu ngành kinh doanh của mẫu điều tra và của tổng thể các doanh nghiệp
tại TP.HCM trong danh sách năm 2003
Ngành kinh doanh

Doanh nghiệp
TP.HCM 2003
Số lượng
Tỷ lệ %
569
11,5
250
5,1
112
2,3
173
3,5
104
2,1


1. Cơ khí
2. Hóa chất, quặng...
3. Điện, nước, năng lượng
4. Nhựa, cao su
5. Đồ gỗ

6

Mẫu điều tra
Số lượng
20
6
9
5
8

Tỷ lệ %
10,8
3,2
4,8
2,7
4,3


Ngành kinh doanh

6. Giấy
7. Bao bì
8. Dược phẩm
9. Dệt may

10. Lương thực, thực phẩm
11. Điện máy gia dụng, hàng gia dụng
12. Thiết bị văn phòng
13. Hàng điện tử, viễn thông
14. Thủ công mỹ nghệ
15. Xây dựng, thiết kế, kinh doanh bất động sản
16. Giao thông, vận tải
17. Du lịch, khách sạn, nhà hàng
18. Tin học, máy vi tính
19. Tài chính, ngân hàng
20. Tư vấn và dịch vụ cho doanh nghiệp
21. Văn hóa, giáo dục, y tế, KHKT, giải trí...
22. Thương mại tổng hợp
23. Ngành khác
Tổng cộng

Doanh nghiệp
TP.HCM 2003
Số lượng
Tỷ lệ %
62
1,3
107
2,2
114
2,3
386
7,8
453
9,2

238
4,8
88
1,8
87
1,8
67
1,4
693
14,0
306
6,2
150
3,0
168
3,4
92
1,9
191
3,9
220
4,4
111
2,2
206
4,2
4.947
100,0

Mẫu điều tra

Số lượng
4
6
8
11
11
7
5
3
4
18
18
6
8
5
4
14
3
3
186

Tỷ lệ %
2,2
3,2
4,3
5,9
5,9
3,8
2,7
1,6

2,2
9,7
9,7
3,2
4,3
2,7
2,2
7,5
1,6
1,6
100,0

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Đại đa số (84 %) các doanh nghiệp trong mẫu điều tra đều ra đời trong
thời kỳ đổi mới sau năm 1990, tức chỉ khoảng 15 năm trở lại đây, nghĩa là tuổi
đời còn khá non trẻ so với những doanh nghiệp có tuổi đời hàng trăm năm như ở
nhiều nước láng giềng trong khu vực.
Biểu đồ 1. Thời điểm thành lập công ty

Truoc 1975

1975-1980

5

1981-1985

1986-1990


7

1991-1995

33

1996-2000

35

2001-2004

16

0

10

20

30

40

Ty le %

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

7



Bảng 3. Năm thành lập công ty, phân theo loại hình doanh nghiệp

trước 1975
1975-1980
1981-1985
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2004
Tổng cộng

Công ty
TNHH
1
0,8%
2
1,6%
6
4,9%
37
30,1%
55
44,7%
22
17,9%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp

Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
1
1
4,3%
3,7%
1
8
4,3%
29,6%
1
2
4,3%
7,4%
2
3
8,7%
11,1%
8
9
6
34,8%
33,3%
60,0%
6
2
2
26,1%

7,4%
20,0%
4
2
2
17,4%
7,4%
20,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
3
1,6%
9
4,9%
5
2,7%
11
6,0%
60
32,8%
65
35,5%
30

16,4%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Phần lớn đều thuộc qui mô vừa và nhỏ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp
vừa và nhỏ lâu nay thực ra không thống nhất. Chẳng hạn theo Dự án
VIE/us/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam do Tổ chức phát triển
công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) tài trợ vào năm 1995, thì doanh
nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có lao động dưới 30 người, vốn đăng ký dưới 1 triệu
đô-la ; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có lao động từ 31 người đến 200
người, vốn đăng ký dưới 4 triệu đô-la. Còn Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuộc Chương trình Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) thì cho rằng doanh
nghiệp vừa và nhỏ gồm các doanh nghiệp có số nhân công từ 10-500 người và
vốn điều lệ từ 50.000 đến 300.000 đô-la, tức từ khoảng 650 triệu đến 3,9 tỉ đồng
Việt Nam.2
Trong khi đó, theo Công văn của Chính phủ số 681/CP-KTN ngày 20-61998 về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ thì tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định tạm thời là những
doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng
năm dưới 200 người. Còn theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001
của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh
nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Nếu dựa theo văn bản cuối cùng là Nghị định 90 của Chính phủ vừa nêu
trên, thì trong mẫu điều tra ngẫu nhiên của cuộc điều tra này, có 90,3 % thuộc
diện doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là có không quá 300 lao động. (Để so sánh,
2


Đào Duy Chữ, "Nhân hội nghị về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc : Chính sách nào
cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ?", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 8-10-1998,
trang 15. Xem thêm bài "Cỡ nào là nhỏ, cỡ nào là vừa?", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra
ngày 9-4-1998, trang 17.

8


chúng ta biết là hiện nay, trên cả nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96 %
trong tổng số doanh nghiệp, được xác định theo tiêu chí là có số vốn dưới 10 tỷ
đồng hoặc có số lao động dưới 300 người.3)
Trong mẫu điều tra, 68 % có từ 100 lao động trở xuống, 22 % có 101-300
lao động, và chỉ có 10 % có trên 300 lao động (xem biểu đồ 2).
Còn về doanh số năm 2003 (do chính lãnh đạo công ty tự ước lượng),
cũng không phải lớn : 53 % đạt dưới 20 tỉ, 24 % đạt 20-100 tỉ, và chỉ có 14 % đạt
trên 100 tỉ. Số công ty có sản phẩm xuất khẩu chiếm 34 % trong mẫu điều tra
(xem biểu đồ 3).
Biểu đồ 2. Số lao động sử dụng

1-10 lao dong

15

11-20 lao dong

19

21-30 lao dong

9


31-50 lao dong

10

51-100 lao dong

15

101-200 lao dong

18
4

201-300 lao dong
301-500 lao dong
Tren 501 lao dong

7

0

10

20

30

Ty le %


Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Bảng 4. Số lao động sử dụng, phân theo loại hình doanh nghiệp

1-10 lao động
11-20 lao động
21-30 lao động
31-50 lao động
51-100 lao động
101-200 lao động
201-300 lao động

3

Công ty
TNHH
24
19,5%
31
25,2%
15
12,2%
13
10,6%
15
12,2%
16
13,0%
4


Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
1
1
1
4,3%
3,7%
10,0%
3
1
1
13,0%
3,7%
10,0%
2
8,7%
2
1
3
8,7%
3,7%
30,0%
3
6
2
13,0%
22,2%

20,0%
8
7
2
34,8%
25,9%
20,0%
1
2
-

Tổng
cộng
27
14,8%
36
19,7%
17
9,3%
19
10,4%
26
14,2%
33
18,0%
7

Theo số liệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, xem Tuổi trẻ, ngày 24-9-2004, trang 14.

9



301-500 lao động
từ 501 lao động
trở lên
Tổng cộng

Công ty
TNHH
3,3%
3
2,4%
2
1,6%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
4,3%
7,4%
2
7,4%
3
7
1
13,0%

25,9%
10,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
3,8%
5
2,7%
13
7,1%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Biểu đồ 3. Qui mô doanh số năm 2003

8

Duoi 1 ti
1-5 ti

19


5-10 ti

13

10-20 ti

13
9

20-30 ti
30-50 ti

7

50-100 ti

9

Tren 100 ti

14

Khong tra loi

9

0

10


20

Ty le %

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Bảng 5. Qui mô doanh số năm 2003, phân theo loại hình doanh nghiệp

dưới 1 tỉ
1-5 tỉ
5-10 tỉ
10-20 tỉ
20-30 tỉ
30-50 tỉ
50-100 tỉ
100 tỉ trở lên

Công ty
TNHH
13
10,6%
28
22,8%
21
17,1%
18
14,6%
9
7,3%
9

7,3%
8
6,5%
7

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
3
13,0%
2
8,7%
4
17,4%
2
8,7%
3
13,0%
3
13,0%
5

2
7,4%
1
3,7%
2
7,4%

4
14,8%
1
3,7%
3
11,1%
13

10

1
10,0%
1
10,0%
1
10,0%
2
20,0%
1

Tổng
cộng
13
7,1%
33
18,0%
25
13,7%
25
13,7%

16
8,7%
13
7,1%
16
8,7%
26


KTL
Tổng cộng

5,7%
10
8,1%
123
100,0%

21,7%
1
4,3%
23
100,0%

48,1%
1
3,7%
27
100,0%


10,0%
4
40,0%
10
100,0%

14,2%
16
8,7%
183
100,0%

Ghi chú : "KTL" là không trả lời.
Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

B. Chân dung nhà doanh nghiệp TP.HCM
Trước đây đã có một số cuộc điều tra về nhà doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có lẽ chưa có công trình nào đưa ra một diện mạo tương đối rõ rệt về
nhân vật này. Nhân cuộc khảo sát này, do đã chọn mẫu ngẫu nhiên tại TP.HCM,
tuy số lượng mẫu còn ít nhưng chúng tôi vẫn cố gắng thử phác họa chân dung
nhà doanh nghiệp, trong đó có nhà doanh nghiệp tư nhân vốn là một tầng lớp mới
được hình thành trở lại sau thời kỳ đổi mới các đây tròm trèm trên dưới 15 năm
sau một thời gian khá dài không được thừa nhận.
1. Tuổi đời
Xét theo tuổi tác, tuổi bình quân của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện
nay theo mẫu điều tra tại TP.HCM là 44 tuổi. Người trẻ nhất là 24 tuổi, và người
lớn tuổi nhất là 71 tuổi. Hơn một nửa thuộc thế hệ dưới 45 tuổi (55 %), tức là thế
hệ những người trưởng thành sau ngày giải phóng miền Nam.
Biểu đồ 4. Tuổi tác
21-25 tuoi


2

26-30 tuoi

7

31-35 tuoi

18

36-40 tuoi

10

41-45 tuoi

18

46-50 tuoi

18

51-55 tuoi

16

56-60 tuoi

9


61-65 tuoi

2

66-70 tuoi
71-75 tuoi
0

10

20

Ty le %

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Phân tích theo loại hình doanh nghiệp, tuổi bình quân của doanh nhân tư
nhân hiện nay trẻ hơn so với nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước : 42 tuổi so với
51 tuổi.
Nơi khu vực các công ty TNHH (tư nhân), người trẻ tuổi nhất 24 tuổi, và
người lớn tuổi nhất 71 tuổi. Trong khi đó, nơi khu vực doanh nghiệp nhà nước,
người trẻ nhất 41 tuổi, và người lớn tuổi nhất 60 tuổi.
11


Bảng 6. Tuổi tác
Công ty
TNHH
2

1,6%
11
8,9%
31
25,2%
15
12,2%
22
17,9%
14
11,4%
17
13,8%
5
4,1%
3
2,4%
2
1,6%
1
0,8%
123
100,0%
42,06

21-25 tuổi
26-30 tuổi
31-35 tuổi
36-40 tuổi
41-45 tuổi

46-50 tuổi
51-55 tuổi
56-60 tuổi
61-65 tuổi
66-70 tuổi
71-75 tuổi
Tổng cộng
Tuổi bình quân

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
1
4,3%
1
1
4,3%
10,0%
1
1
4,3%
10,0%
3
1
13,0%
10,0%
4
5

2
17,4%
18,5%
20,0%
4
9
4
17,4%
33,3%
40,0%
5
6
1
21,7%
22,2%
10,0%
4
7
17,4%
25,9%
-

-

-

-

-


-

23
100,0%
46,00

27
100,0%
50,56

10
100,0%
43,60

Tổng
cộng
3
1,6%
13
7,1%
33
18,0%
19
10,4%
33
18,0%
31
16,9%
29
15,8%

16
8,7%
3
1,6%
2
1,1%
1
0,5%
183
100,0%
43,89

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

2. Tỷ lệ nữ giám đốc
Xét về giới tính, có 20 % nhà lãnh đạo doanh nghiệp là phụ nữ, còn lại 80
% là nam giới. Tuy nhiên, có điểm khác biệt rõ rệt giữa khu vực Nhà nước và
khu vực tư nhân : nơi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, chỉ có 4 % là nữ
giám đốc hoặc nữ phó giám đốc, trong khi đó nơi khu vực công ty TNHH tư
nhân, tỷ lệ này lên tới 22 %, và nơi công ty cổ phần cũng là 22 %.
Bảng 7. Giới tính

- Nam
- Nữ
Tổng cộng

Công ty
TNHH
96
78,0%

27
22,0%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
18
26
6
78,3%
96,3%
60,0%
5
1
4
21,7%
3,7%
40,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng

cộng
146
79,8%
37
20,2%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Một cuộc điều tra trên phạm vi cả nước của Viện Khoa học Lao động và
các Vấn đề Xã hội vào tháng 9-1995 đã từng cho thấy tình hình tương tự : trong
788 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số nữ giám đốc chiếm 21,32 %, còn nơi 321
12


doanh nghiệp Nhà nước, số phụ nữ làm giám đốc chỉ chiếm hơn 4 %.4 Một cuộc
điều tra các nhà doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi cả nước do Ngân hàng Thế
giới tiến hành vào năm 2001 cũng cho biết tỷ lệ nữ giám đốc chiếm 19 % ở khu
vực thành thị, và 32 % ở khu vực nông thôn.5
3. Trình độ học vấn khá cao
Về trình độ học vấn, đại đa số các nhà doanh nghiệp đều có trình độ đại
học, ngoại trừ ở khu vực tư nhân có một tỷ lệ nhất định có trình độ cấp III và cấp
I-II. Điều này cho thấy tầng lớp các nhà doanh nghiệp có lẽ chính là một trong
những tầng lớp có mặt bằng học vấn cao nhất so với các tầng lớp xã hội khác.
Bảng 8. Trình độ học vấn

Cấp I, cấp II
Cấp III
Đại học. cao đẳng

Trên đại học
KTL
Tổng cộng

Công ty
TNHH
2
1,6%
18
14,6%
97
78,9%
5
4,1%
1
0,8%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
1
4,3%
19
82,6%
3
13,0%

-

-

-

25
92,6%
2
7,4%
-

9
90,0%
1
10,0%
-

23
100,0%

27
100,0%

10
100,0%

Tổng
cộng
2

1,1%
19
10,4%
150
82,0%
11
6,0%
1
0,5%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Đáng chú ý là hiện nay có tới 54 % nhà doanh nghiệp đã từng học về kinh
doanh hay quản trị kinh doanh qua trường lớp chính qui (1-2 năm trở lên), 21 %
từng học những môn này ở những khóa ngắn hạn (1-2 tuần hay 1-2 tháng), và 5
% trả lời là tự học. Tỷ lệ đã được học chính qui những môn này nơi các nhà
doanh nghiệp Nhà nước tương đối cao hơn so với các nhà doanh nghiệp tư nhân.
Bảng 9. "Ông/bà có dịp học hỏi về kinh doanh hay quản trị kinh doanh qua trường lớp
hay không ?" (câu hỏi 27)

- không, chỉ học qua thực
tế công việc mà thôi
- có, tự học
- có học ở lớp ngắn hạn
(1-2 tuần hay 1-2 tháng)
- có học ở lớp chính qui
(1-2 năm trở lên)


4
5

Công ty
TNHH
32
26,0%
7
5,7%
26
21,1%
58
47,2%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
2
1
1
8,7%
3,7%
10,0%
2
1
7,4%
10,0%
6

6
1
26,1%
22,2%
10,0%
15
18
7
65,2%
66,7%
70,0%

Tổng
cộng
36
19,7%
10
5,5%
39
21,3%
98
53,6%

Xem Phụ nữ TP.HCM, số ra ngày 8-5-1996, trang 2.
Xem Liesbet Steer, Markus Taussig, A Little Engine that Could...: Domestic Private
Companies and Vietnam's Pressing Need for Wage Employment, World Bank Policy
Research Working Paper 2873, August 2002, page 15.

13



Công ty
TNHH
123
100,0%

Tổng cộng

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

4. Dân tộc, tôn giáo, đoàn thể, và hiệp hội
Có 6 % trong số các nhà doanh nghiệp trong mẫu điều tra ở TP.HCM là
người Việt gốc Hoa, và 0,5 % dân tộc khác, còn lại là người Kinh. Tất cả số

doanh nhân người Việt gốc Hoa này đều làm việc trong khu vực tư nhân (chiếm
8 %).
Bảng 10. Dân tộc

- Kinh
- Hoa
- Dân tộc khác
Tổng cộng

Công ty
TNHH
113
91,9%
10
8,1%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
22
27
9
95,7%
100,0%
90,0%
1

10,0%
1
4,3%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
171
93,4%
11
6,0%
1
,5%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Số người có tôn giáo trong khu vực tư nhân cũng tương đối đông hơn so
với khu vực Nhà nước : 28 % theo Phật giáo, 13 % Thiên Chúa giáo, 2 % tôn
giáo khác (tổng cộng là 43 %), trong khi tỷ lệ có tôn giáo ở khu vực doanh
nghiệp Nhà nước chỉ là 7 %.
Bảng 11. Tôn giáo

Phật giáo

Thiên chúa giáo
Tôn giáo khác
Không theo tôn giáo nào
Tổng cộng

Công ty
TNHH
34
27,6%
16
13,0%
3
2,4%
70
56,9%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
3
3
13,0%
30,0%
3
1
1

13,0%
3,7%
10,0%
1
3,7%
17
25
6
73,9%
92,6%
60,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

14

Tổng
cộng
40
21,9%
21
11,5%
4
2,2%

118
64,5%
183
100,0%


Có tới 85 % lãnh đạo công ty Nhà nước là đảng viên. Trong khi đó, nơi
các công ty TNHH, có 8 % giám đốc hoặc phó giám đốc là đảng viên, và 7 % là
đoàn viên TNCS.6
Bảng 12. Đoàn thể

- Đảng viên
- Đoàn viên
- Không
Tổng cộng

Công ty
TNHH
10
8,1%
9
7,3%
104
84,6%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN

DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
9
23
6
39,1%
85,2%
60,0%
2
8,7%
12
4
4
52,2%
14,8%
40,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
48
26,2%
11
6,0%
124

67,8%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

30 % lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân cho biết đã tham gia vào một hiệp
hội hay câu lạc bộ doanh nhân nào đó, còn lại 70 % chưa tham gia vào tổ chức
nào thuộc loại này. Trong khi đó, tỷ lệ tham gia vào các hiệp hội doanh nhân nơi
loại hình doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần tương đối cao hơn
(gần 60 %).
Bảng 13. Tham gia hiệp hội doanh nhân

- Có
- Không
Tổng cộng

Công ty
TNHH
37
30,1%
86
69,9%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn

cổ phần nhà nước nước ngoài
13
16
3
56,5%
59,3%
30,0%
10
11
7
43,5%
40,7%
70,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
69
37,7%
114
62,3%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.


5. Xuất thân từ mọi miền đất nước tụ hội về đây
Trong tổng số mẫu điều tra, chỉ có 40 % nhà doanh nghiệp cho biết là sinh
sống tại TP.HCM từ nhỏ, còn lại 60 % là từ nơi khác chuyển về. Tỷ lệ này nơi
khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân cũng tương tự nhau. Trong số những
người từ nơi khác chuyển về, tương đối đông nhất là vào hai thời kỳ : 1975-1980
lúc mới giải phóng, và 1986-1990 lúc bắt đầu đổi mới. Khoảng một phần ba
trong số này là những người về TP.HCM để vào đại học ở lứa tuổi 17-19, rồi ở
lại đây lập nghiệp sau khi học xong. Trong số những người từ nơi khác chuyển
về, có :

6

Tại Hội nghị lần thứ 18 của Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa VII ngày 5-10-2004, công
tác xây dựng tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là có chuyển biến
tích cực : tính đến thời điểm này, đã thành lập được 80 cơ sở đảng (ba đảng bộ và 77 chi bộ)
với 688 đảng viên ; xây dựng được 491 công đoàn cơ sở, và 70 chi đoàn TNCS. Xem Tuổi trẻ,
6-10-2004, trang 3.

15


- 25 % đến từ miền Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra),
- 15 % đến từ miền Trung và Tây nguyên,
- 18 % đến từ các tỉnh Nam bộ,
- và 3 % là Việt kiều từ nước ngoài về.
Biểu đồ 5. Nơi sinh trưởng

25


Mien Bac

Mien Trung

15

18

Nam bo

O nuoc ngoai

40

TPHCM

0

10

20

30

40

50

Ty le %


Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Con số gần hai phần ba các nhà lãnh đạo công ty ở TP.HCM vốn sinh
trưởng từ khắp ba miền đất nước tụ hội về đây chứng tỏ sức mạnh của nền kinh
tế thành phố này chính là ở chỗ chiêu nạp được những tinh hoa của cả nước. Và
điều này cũng là một trong những đặc trưng "nội lực" của đô thị Sài Gòn, vốn là
một xã hội "mở" luôn đón nhận người dân tứ xứ tới làm ăn sinh sống kể từ thời
khai phá lập địa đến nay.7
6. Không có truyền thống gia đình kinh doanh
Được hỏi nghề chính của cha là gì, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã cho
biết như sau :
- 14 % cán bộ quản lý cơ quan nhà nước và đoàn thể
- 8 % cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
- 13 % nghề lao động trí óc (giáo viên, bác sĩ, kỹ sư...)
- 10 % nhân viên (kể cả khu vực nhà nước và tư nhân)
- 8 % chủ doanh nghiệp tư nhân
- 4 % chủ cơ sở tư nhân nhỏ
- 6 % lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do

7

Nhân đây, chúng tôi cho rằng từ "dân nhập cư" mà nhiều người dùng lâu nay là không ổn.
Trước hết là vì từ này đúng ra chỉ áp dụng cho trường hợp người di cư từ nước này vào nước
khác (immigrant). Kế đến, dùng từ này vô hình trung hàm nghĩa có sự phân biệt đối xử nào
đó giữa người "gốc" tại chỗ và người nơi khác đến, nghĩa là gián tiếp phản ánh một thứ tư
duy quản lý theo "hộ khẩu". Riêng đối với trường hợp đô thị Sài Gòn-TP.HCM, dùng từ này
lại càng không ổn, vì có người dân Sài Gòn nào dám khẳng định mình là người "gốc" tại đây,
chứ không phải là dân "nhập cư" ! Có lẽ nên dùng từ "di dân" hay "người di dân tự do" (để
phân biệt với trường hợp di dân có tổ chức) thì thích hợp hơn.


16


- 11 % buôn bán nhỏ, kinh doanh nhỏ
- 4 % công nhân
- 15 % nông dân
- 8 % nghề khác.
Trong số các tầng lớp nghề nghiệp trên đây, có lẽ chỉ có tầng lớp "chủ
doanh nghiệp tư nhân" là tầng lớp có truyền thống kinh doanh theo đúng nghĩa
của từ này. Còn những nhóm buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh nhỏ thì khó mà nói
được là có tinh thần kinh doanh đúng nghĩa.
Số người có cha là "chủ doanh nghiệp tư nhân" chỉ chiếm có 8 % trong
mẫu điều tra. Nếu tính cả cha hoặc mẹ là chủ doanh nghiệp tư nhân, thì tỷ lệ này
cũng chỉ lên tới 9 %.8 Còn nếu muốn gộp cả nhóm "chủ cơ sở tư nhân nhỏ" vào
đây (bao gồm những cơ sở thủ công nhỏ hoặc hàng quán nhỏ), thì con số cũng
chỉ đạt tới mức khoảng 13-14 %. Như vậy, có thể nói rằng hơn 80 % các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp hiện nay không có truyền thống gia đình kinh doanh, kể cả nơi
các nhà doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân (ở đây chỉ tạm xem xét giới hạn
trong hai thế hệ, tức là từ đời cha mẹ đến đời con).
Bảng 14. Nghề chính của cha

1. Nghề lao động trí óc
(giáo viên, bác sĩ, kỹ sư…)
2. Cán bộ quản lý cơ quan
Nhà nước và đoàn thể
3. Cán bộ quản lý doanh
nghiệp Nhà nước
4. Chủ doanh nghiệp
tư nhân
5. Chủ cơ sở tư nhân nhỏ

6. Nhân viên (kể cả khu
vực nhà nước và tư nhân)
7. Công nhân
8. Lao động tiểu thủ công
nghiệp, lao động tự do
9. Buôn bán nhỏ,
kinh doanh nhỏ
10. Nông dân
11. Nội trợ
12. Nghề khác

8

Công ty
TNHH
15
12,2%
21
17,1%
7
5,7%
11
8,9%
7
5,7%
12
9,8%
4
3,3%
7

5,7%
16
13,0%
15
12,2%
8
6,5%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
3
4
1
13,0%
14,8%
10,0%
4
1
17,4%
3,7%
2
4
2
8,7%
14,8%
20,0%
2

1
8,7%
10,0%
1
3,7%
4
1
1
17,4%
3,7%
10,0%
2
1
7,4%
10,0%
2
2
8,7%
20,0%
1
3
4,3%
11,1%
2
9
1
8,7%
33,3%
10,0%
3

13,0%

2
7,4%

1
10,0%

Tổng
cộng
23
12,6%
26
14,2%
15
8,2%
14
7,7%
8
4,4%
18
9,8%
7
3,8%
11
6,0%
20
10,9%
27
14,8%

14
7,7%

Theo kết quả cuộc điều tra 452 doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi cả nước do Chương trình
nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản tiến hành vào tháng 9-2000, chỉ có 2 % người cha và 1 %
người mẹ của các chủ doanh nghiệp đã từng là chủ doanh nghiệp. Xem Nguyễn Đình Tài
(Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương), Điều tra về hiện trạng và phát triển tương
lai của tinh thần kinh doanh và khu vực tư nhân, Hà Nội, Vietnam-Japan Joint Research, 122000, trang 35.

17


Tổng cộng

Công ty
TNHH
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%


Tổng
cộng
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Bảng 14 cho thấy có 9 % giám đốc hoặc phó giám đốc các công ty TNHH
có cha là chủ doanh nghiệp tư nhân, trong khi thì nơi khu vực nhà nước thì không
có ai.
Những nhóm nghề nghiệp của cha có tỷ lệ tương đối đông nhất nơi khu
vực tư nhân (công ty TNHH) là như sau :
- 17 % cán bộ quản lý cơ quan nhà nước và đoàn thể
- 13 % buôn bán nhỏ, kinh doanh nhỏ
- 12 % nghề lao động trí óc (giáo viên, bác sĩ, kỹ sư...)
- 12 % nông dân.
Còn những nhóm nghề nghiệp của cha có tỷ lệ tương đối đông nhất nơi
khu vực nhà nước là như sau :
- 33 % nông dân.
- 15 % cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
- 15 % nghề lao động trí óc (giáo viên, bác sĩ, kỹ sư...)
- 11 % buôn bán nhỏ, kinh doanh nhỏ
7. Từng trải qua nhiều nghề khác nhau
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân ở TP.HCM hiện nay đều
là những người đã từng trải qua ít nhất một nghề hay một công việc khác trước
khi đảm nhiệm vị trí giám đốc hay phó giám đốc công ty như hiện nay. Rất ít
người vừa rời ghế nhà trường là lập ngay công ty của mình (chỉ có 1 %). Được
hỏi trước đây đã từng làm việc ở những đâu, họ cho biết như sau :
- 42 % làm ở cơ quan nhà nước

- 33 % làm ở công ty quốc doanh
- 12 % làm ở công ty có vốn nước ngoài
- 25 % làm ở công ty tư nhân
- 10 % làm ở cơ sở tư nhân, cá thể
- 8 % lao động tự do
- 4 % buôn bán nhỏ
- 3 % có thời gian thất nghiệp
- 1 % đi học
- 4 % việc khác.
(tổng cộng các tỷ lệ trên đây vượt quá 100 %, điều này có nghĩa là có những
người đã từng thay đổi nơi làm từ hai lần trở lên).
Điều đáng chú ý nơi khu vực tư nhân là tỷ lệ từng làm việc trong khu vực
nhà nước (kể cả ở cơ quan nhà nước lẫn công ty quốc doanh) khá cao (kết quả xử
lý cho biết có 51 % từng làm ở cơ quan nhà nước và công ty nhà nước). Điều này
gián tiếp phản ánh đặc trưng thay đổi về công ăn việc làm trong thời kỳ chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, điểm cũng nổi bật qua bảng 15 là những người lãnh đạo công ty
TNHH hiện nay vốn xuất thân từ nhiều ngành nghề đa dạng hơn so với các nhà
18


lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Hay nói cách khác, họ là những người đã phải
trải qua những bước thăng trầm "ba chìm bảy nổi" trong cuộc đời nhiều hơn so
với các giám đốc quốc doanh. Trong số các doanh nhân tư nhân được phỏng vấn,
có những người từng làm bác sĩ tai mũi họng, luật gia, giáo viên sử học, giáo
viên triết học, lý luận phê bình điện ảnh, họa sĩ, có người xuất thân từ bộ đội, và
cũng có người từng đi khoan giếng...
Điều cũng đáng chú ý nữa là tỷ lệ những người lãnh đạo doanh nghiệp tư
nhân từng làm việc ở một công ty nào đó (kể cả quốc doanh lẫn tư nhân và liên
doanh) lên tới 63 % -- có thể hiểu đây cũng là một hành trang kinh nghiệm cho

quá trình thành lập công ty riêng của họ sau này.
Bảng 15. Những nghề đã từng làm trước đây, phân theo loại hình doanh nghiệp

- làm ở cơ quan nhà nước
- làm ở công ty quốc doanh
- làm ở công ty
có vốn nước ngoài
- làm ở công ty tư nhân
- làm ở cơ sở tư nhân, cá thể
- lao động tự do
- buôn bán nhỏ
- có thời gian thất nghiệp
- đi học
- việc khác
Tổng cộng

Loại hình doanh nghiệp
Công ty Công ty
DN
TNHH cổ phần nhà nước
38
15
19
30,9%
65,2%
70,4%
30
11
15
24,4%

47,8%
55,6%
20
2
16,3%
7,4%
40
4
1
32,5%
17,4%
3,7%
17
1
13,8%
4,3%
13
1
10,6%
4,3%
8
6,5%
5
4,1%
1
1
0,8%
4,3%
4
2

3,3%
7,4%
123
23
27
100,0% 100,0%
100,0%

DN có vốn
nước ngoài
5
50,0%
5
50,0%
1
10,0%
1
10,0%
10
100,0%

Tổng
cộng
77
42,1%
61
33,3%
22
12,0%
46

25,1%
18
9,8%
14
7,7%
8
4,4%
5
2,7%
2
1,1%
7
3,8%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Để so sánh, chúng ta có thể tham khảo thêm chỉ tiêu này nơi hai cuộc điều
tra khác sau đây. Theo kết quả cuộc điều tra 452 doanh nghiệp tư nhân trên phạm
vi cả nước do Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản tiến hành vào tháng
9-2000, nghề nghiệp trước đây của các nhà quản lý doanh nghiệp là làm việc cho
: công ty nhà nước (24,9 %), cơ quan nhà nước (20,0 %), quân đội (11,2 %),
công ty ngoài quốc doanh (16,6 %), công ty nước ngoài (1,2 %)..., nghề khác
(20,4 %).9 Còn theo cuộc điều tra doanh nghiệp tư nhân cũng trên phạm vi cả
nước của Ngân hàng Thế giới vào năm 2001, nghề nghiệp trước đây của các nhà
quản lý doanh nghiệp là làm việc tại : công ty nhà nước (40,6 %), cơ quan Đảng,

9


Xem Nobuaki Takada (Viện nghiên cứu Nomura, Nhật Bản), Ý chí kinh doanh tại Việt Nam,
Hà Nội, Vietnam-Japan Joint Research, 12-2000, trang 9.

19


nhà nước và quân đội (9,0 %), công ty tư nhân (15,2 %), buôn bán nhỏ (18,5 %),
lao động tiểu thủ công nghiệp (9,0 %), nông nghiệp (1,2 %), hợp tác xã (2,0 %),
nghề khác (4,4 %).10
8. Tuổi lúc ra kinh doanh
Tuổi bình quân lúc bước vào con đường kinh doanh của các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp là 32 tuổi, không chênh lệch bao nhiêu giữa khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân (31,52 tuổi nơi nhà lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân, và 32,88
tuổi nơi nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước).
Khi thành lập công ty riêng của mình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tư
nhân có tuổi bình quân là 35,42 tuổi.
Nếu tính số năm bình quân bước chân vào con đường kinh doanh của các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay, thì đó là 12,24 năm. Các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp nhà nước có thâm niên kinh doanh lâu hơn so với các nhà doanh
nghiệp tư nhân (18 năm so với 10 năm), chủ yếu do họ có tuổi đời cao hơn như
đã nói trên (tuổi đời bình quân của nhà doanh nghiệp nhà nước hiện nay là 51
tuổi, trong khi nơi nhà doanh nghiệp tư nhân là 42 tuổi). Cụ thể số năm kinh
doanh bình quân phân theo các loại hình doanh nghiệp như sau :
- công ty TNHH (vốn trong nước) :
10,54 năm
- công ty cổ phần :
14,96 năm
- doanh nghiệp Nhà nước :
17,81 năm
- doanh nghiệp có vốn nước ngoài :

12,40 năm.
Còn tính về thời điểm bước chân vào con đường của các nhà doanh nghiệp
trong mẫu điều tra, đại đa số (80 %) đều mới bước vào con đường này kể từ thời
kỳ đổi mới trở đi, tức là sau năm 1986. Chỉ có 20 % ra kinh doanh trong thời kỳ
1975-1985 (xem chi tiết nơi biểu đồ 6).
Biểu đồ 6. Thời điểm bắt đầu bước vào con đường kinh doanh

1975-1980

12

1981-1985

8

1986-1990

15

1991-1995

33

1996-2000

26

2001-2004

6


0

10

20

30

40

Ty le %

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

10

Xem Liesbet Steer, Markus Taussig, A Little Engine that Could... : Domestic Private
Companies and Vietnam's Pressing Need for Wage Employment, World Bank Policy
Research Working Paper 2873, August 2002, page 16.

20


Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét số tuổi bình quân của các nhà doanh
nghiệp lúc họ bắt đầu bước vào con đường kinh doanh, thì chúng ta sẽ thấy tình
hình đáng lưu ý. Tính từ năm 1975 tới nay, độ tuổi bình quân bước vào kinh
doanh có xu hướng ngày càng tăng lên, thời kỳ 1996-2000 có vẻ giảm đi một
chút, nhưng đến thời kỳ 2001-2004 lại tăng lên lại :
- 1975-1980 : 25,27 tuổi

- 1981-1985 : 28,93
- 1986-1990 : 32,21
- 1991-1995 : 33,82
- 1996-2000 : 32,20
- 2001-2004 : 33,09
Nếu không kể thời kỳ 2001-2004 vì số mẫu điều tra nằm trong thời kỳ này
quá ít, thì điều vẫn thấy rõ là độ tuổi ra kinh doanh không có xu hướng giảm
trong thời kỳ đổi mới – nói cách khác, điều này có thể phản ánh một vấn đề hoặc
một khó khăn nào đó khiến cho những lớp người trẻ vẫn chưa dấn thân vào kinh
doanh mặc dù chính sách khuyến khích khuếch trương kinh doanh của đường lối
đổi mới thì ai cũng biết.

C. Vài đặc điểm của mẫu doanh nhân "2030"
Tính đến thời điểm cuộc điều tra, Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 có tổng
cộng khoảng 180 thành viên. Các điều tra viên của chúng tôi đã tiếp xúc và
phỏng vấn được 84 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp "2030", trong đó công ty
TNHH (vốn trong nước) 74 %, công ty cổ phần 12 %, công ty có vốn nước ngoài
8 %, công ty nhà nước 1 %.
29 % trong mẫu điều tra này kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và xây
dựng, 25 % trong lĩnh vực thương mại, và 46 % trong lĩnh vực dịch vụ. Phần lớn
đều mới thành lập công ty trong vòng 10 năm trở lại đây (91 %). Đa số có qui mô
nhỏ : 89 % có dưới 100 lao động, và 78 % đạt mức doanh số dưới 20 tỉ đồng vào
năm 2003.
16 % các doanh nhân "2030" là nữ giới. Lẽ tất nhiên, đại đa số đều nằm
trong lứa tuổi 20-39 theo như tên gọi của câu lạc bộ này (tập trung nơi ba nhóm :
31 % 26-30 tuổi, 31 % 31-35 tuổi, 20 % 36-40 tuổi), tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ
10 % trên 40 tuổi – chắc hẳn số này muốn tham gia sinh hoạt và gắn bó với tập
thể trẻ này. Người có tuổi thấp nhất là 22 tuổi, và cao nhất là 52 tuổi.
Trình độ học vấn của các doanh nhân trẻ này cao hơn hẳn so với mẫu
doanh nhân chung của TP.HCM nói trên : 77 % có trình độ đại học, 19 % trên

đại học, và chỉ có 4 % cấp III. Tỷ lệ đã từng học về kinh doanh hoặc quản trị kinh
doanh cũng cao hơn : 71 % từng học chính qui, và 14 % từng học ở những lớp
ngắn hạn.
Lớp doanh nhân này bước chân vào con đường kinh doanh sớm hơn so
với các thế hệ trước. Tuổi bình quân lúc họ ra kinh doanh là 26 tuổi, trẻ hơn 6
tuổi so với chỉ báo này nơi các doanh nhân tư nhân trong mẫu điều tra chung (32
tuổi). Và tuổi bình quân lúc họ thành lập công ty riêng là 29 tuổi, sớm hơn 6 năm
so với các doanh nhân tư nhân (35 tuổi).
21


Như vậy, có thể hình dung rằng lớp doanh nhân trẻ hiện nay bước vào con
đường kinh doanh khá sớm, khoảng 3-4 năm sau khi tốt nghiệp đại học, và sau
đó cũng khoảng 3-4 năm nữa thì họ bắt tay khởi nghiệp và thành lập công ty lúc
chưa đầy 30 tuổi.
Họ từng làm gì trước khi mở công ty ? So sánh giữa mẫu điều tra tầng lớp
doanh nhân tư nhân chung tại TP.HCM hiện nay với mẫu điều tra doanh nhân
Câu lạc bộ 2030, chúng ta có thể thấy vài khác biệt có ý nghĩa. Họ xuất thân từ
các cơ quan nhà nước ít hơn (18 % so với 31 %), nhưng lại đã từng đi làm cho
các doanh nghiệp có vốn nước ngoài nhiều hơn (38 % so với 16 %). Họ cũng
tương đối ít phải trải qua những nghề lao động tự do hoặc buôn bán nhỏ vất vả
như tầng lớp doanh nhân đàn anh, mà ngược lại, phần lớn đều từng có thời gian
làm cho một công ty nào đó (hơn 80 %), trước khi ra mở công ty riêng. Có thể
hình dung đây cũng là những lợi thế trong hành trang kinh nghiệm của họ.
Bảng 16. Những nghề đã từng làm trước đây, phân theo mẫu điều tra

- làm ở cơ quan nhà nước
- làm ở công ty quốc doanh
- làm ở công ty
có vốn nước ngoài

- làm ở công ty tư nhân
- làm ở cơ sở tư nhân, cá thể
- lao động tự do
- buôn bán nhỏ
- có thời gian thất nghiệp
- đi học
- việc khác
Tổng cộng

Mẫu điều tra
Công ty
TNHH* CLB 2030
38
15
30,9%
17,9%
30
20
24,4%
23,8%
20
32
16,3%
38,1%
40
30
32,5%
35,7%
17
6

13,8%
7,1%
13
3
10,6%
3,6%
8
1
6,5%
1,2%
5
2
4,1%
2,4%
1
5
0,8%
6,0%
4
2
3,3%
2,4%
123
84
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
53

25,6%
50
24,2%
52
25,1%
70
33,8%
23
11,1%
16
7,7%
9
4,3%
7
3,4%
6
2,9%
6
2,9%
207
100,0%

* Ghi chú : Đây là các giám đốc hoặc phó giám đốc công ty TNHH (vốn trong
nước) nằm trong mẫu điều tra ngẫu nhiên.
Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

III. Những khía cạnh và những kích thước liên quan
tới văn hóa doanh nghiệp
"Văn hóa doanh nghiệp" là một khái niệm khá trừu tượng và tổng quát,
bao gồm nhiều khía cạnh và kích thước khác nhau, từ những biểu hiện cụ thể bên

ngoài như đồng phục, kỷ luật của công ty, tập quán ứng xử… cho tới phong cách
quản lý, cùng những thái độ và quan niệm trong tư duy. Mặt khác, văn hóa doanh
22


nghiệp cũng bao trùm nhiều lĩnh vực quan hệ khác nhau, từ các mối quan hệ
quản lý giữa lãnh đạo và nhân viên, cho tới các quan hệ với khách hàng, với đối
tác, và với cộng đồng xã hội.
Cuộc điều tra này lẽ dĩ nhiên không thể đi vào tất cả mọi khía cạnh ấy, mà
chỉ khảo sát một số mà thôi, trong đó tập trung phần lớn vào khía cạnh quản trị
doanh nghiệp và các mối quan hệ trong quản lý. Trong phần này, dựa trên kết
quả phỏng vấn bằng bản câu hỏi, thoạt tiên chúng tôi sẽ tìm hiểu một số biểu
hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp, kế đó sẽ đi vào tìm hiểu ý chí kinh
doanh và khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh các nhà doanh nghiệp, và sau
đó sẽ phân tích một số quan niệm và giá trị của nhà doanh nghiệp trong hoạt
động quản lý doanh nghiệp.
A. Những biểu hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp
Trước khi đi vào những vấn đề chiều sâu của văn hóa kinh doanh, chúng
tôi tìm hiểu qua bản câu hỏi một số biểu hiện bên ngoài dễ thấy.
1. Một số biểu hiện
Được hỏi rằng "trong đời sống thường ngày, người bên ngoài công ty có
thể nhận thấy màu sắc riêng của công ty ông/bà qua những biểu hiện cụ thể nào
dưới đây ?" (có thể đánh dấu vào nhiều biểu hiện đã có), các nhà doanh nghiệp
trong mẫu điều tra đã trả lời như sau :
- logo công ty
71,0 %
- thương hiệu của công ty
64,0
- đồng phục công ty
38,7

- cung cách riêng tiếp nhận điện thoại và tiếp khách
26,9
- mừng sinh nhật nhân viên
17,7
- khẩu hiệu chung của công ty
10,2
- lễ hội tôn thờ vị tổ nghề
5,4
- bài ca của công ty
1,6
- biểu hiện khác
8,1
Hai biểu hiện có nhiều công ty thực hiện nhất là logo (71 %) và thương
hiệu của công ty (64 %). Lẽ tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng khái niệm "thương
hiệu" mà một hai năm nay nhiều tổ chức và công ty đề cập trong thực tế có thể
được hiểu một cách chưa thống nhất, thậm chí có thể có người hiểu sai (thường
là lẫn lộn với khái niệm tiếp thị hoặc thậm chí quảng cáo), nhưng dù sao chăng
nữa, chỉ báo trên đây cũng bộc lộ một thực tế là sự quan tâm của phần đông
doanh nghiệp đối với vấn đề này đang gia tăng. Phân tích theo loại hình doanh
nghiệp, chúng ta cũng thấy có vài khác biệt.
Bảng 17. Những biểu hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp (câu hỏi 12)

- đồng phục công ty
- logo công ty
- bài ca của công ty

Công ty
TNHH
37
30,1%

79
64,2%
1

23

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
12
14
7
52,2%
51,9%
70,0%
20
22
9
87,0%
81,5%
90,0%
2
-

Tổng
cộng
70
38,3%

130
71,0%
3


- khẩu hiệu chung của công ty
- mừng sinh nhật nhân viên
- cung cách riêng tiếp nhận
điện thoại và tiếp khách
- lễ hội tôn thờ vị tổ nghề
- thương hiệu của công ty
- biểu hiện khác
- không có biểu hiện nào
Tổng cộng

Công ty
TNHH
0,8%
7
5,7%
21
17,1%
31
25,2%
9
7,3%
73
59,3%
9
7,3%

7
5,7%
123
100,0%

Loại hình doanh nghiệp
Công ty
DN
DN có vốn
cổ phần nhà nước nước ngoài
7,4%
4
4
3
17,4%
14,8%
30,0%
2
8
2
8,7%
29,6%
20,0%
5
9
4
21,7%
33,3%
40,0%
1

3,7%
17
18
9
73,9%
66,7%
90,0%
2
4
8,7%
14,8%
1
1
1
4,3%
3,7%
10,0%
23
27
10
100,0%
100,0%
100,0%

Tổng
cộng
1,6%
18
9,8%
33

18,0%
49
26,8%
10
5,5%
117
63,9%
15
8,2%
10
5,5%
183
100,0%

Nguồn : Cuộc khảo sát doanh nhân tháng 5-2004 của đề tài.

Điều có thể thấy rõ qua bảng 17 là ở nhóm các công ty TNHH tư nhân,
hầu hết các chỉ tiêu biểu hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp đều tương đối
thấp hơn so với các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp cổ phần
và các công ty có vốn nước ngoài.
2. Những câu châm ngôn
Về châm ngôn hay khẩu hiệu của công ty, có một câu hỏi khác hỏi riêng
về chuyện này (câu hỏi 14), và có tổng cộng 32 % công ty cho biết đã có đặt ra
châm ngôn hay khẩu hiệu hành động cho công ty của mình. (Riêng nơi các doanh
nghiệp thuộc Câu lạc bộ 2030 thì tỷ lệ này lên tới 57 %.)
Các câu châm ngôn hay khẩu hiệu mà các nhà doanh nghiệp nêu ra đều
khá phong phú và thú vị. Tựu trung, có thể chia ra làm mấy nhóm chính sau đây,
và ở đây chúng tôi chỉ trích lại một số câu tương đối tiêu biểu (có thể xem đầy đủ
các câu châm ngôn của các công ty trong mẫu điều tra tại phần phụ lục).
* Những câu hướng đến khách hàng :

- "Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng" (phiếu số 6)
- "Khách hàng là thượng đế" (phiếu số 11)
- "Khách hàng là sự sống hàng đầu của công ty - Chất lượng hàng hoá là
sự đảm bảo đồng lương của người công nhân" (phiếu số 59)
- "Lịch sự nhã nhặn" (phiếu số 70)
- "Lấy chữ tín làm đầu" (phiếu số 154)
- "Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo" (phiếu
số 76)
- "Tất cả vì khách hàng" (phiếu số 93)
- "Hãy bảo quản xe của khách coi như xe của chính mình" (phiếu số 100)
- "Luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng" (phiếu số 160)
* Những câu hướng đến chất lượng :
- "Chất lượng, uy tín và trung thực" (phiếu số 2)
24


×