Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luân đổi mới pp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.61 KB, 3 trang )

- Kính thưa các quý vị đại biểu!
- Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các đồng chí đoàn viên!
Lời đầu tiên cho phép tôi được chúc sức khỏe các đồng chí. Chúc các đồng chí mạnh
khỏe, hạnh phúc. Chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Để hưởng ứng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Đổi mới giáo dục, “lấy người học làm
trung tâm” . Tôi xin phép được đóng góp một vài ý kiến của mình trong bài tham luận “Một
số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học”
Thưa các đ/c đoàn viên chi đoàn. Tôi chắc chắn rằng tất cả các đ/c đều đã nắm rõ chủ
trương đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, và tất cả các trường học
đều phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng đã bao giờ các đ/c đặt ra câu hỏi “Tại sao
phải đổi mới phương pháp dạy học” hay “ Việc đổi mới phương pháp dạy có có thực sự cần
thiết hay không?”
- Các đ/c ạ! Khi nhắc tới đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, có thể sẽ có 1
bộ phận không nhỏ các đ/c giáo viên tặc lưỡi: “ôi dào, lại đổi mới, đổi mới làm cái gì. Từ
ngày xửa ngày xưa vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, thầy dạy, trò nghe và làm theo,
rồi đứa nào chịu khó học vẫn cứ thành đạt cả đấy thôi, còn những đứa lười học thì có đổi mới
thế nào đi nữa thì cũng thế mà thôi”
- Các đ/c à! Hiện nay, toàn thể nhân loại đang bước vào kỉ nguyên 4.0. Với sự phát triển
phổ biến của công nghệ thông tin thì con người rất dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng
internet. Từ việc tìm ra cách giải 1 bài toán, cách làm 1 thí nghiệm, làm 1 bài văn theo mẫu
hay bất cứ một thông tin gì. Với trang google, chỉ cần nhập từ khóa để tìm 1 bài giảng bất kì
trong môn dạy của các đồng chí thì có cả 1 kho tàng bài giảng, có thầy dạy online từ mức độ
dễ đến khó. Và như thế, phải chăng HS ko cần đến trường để học, cứ ở nhà bật máy tinh, điện
thoại để xem và làm theo.Và vì như thế, trường học sẽ không còn học sinh, thầy cô chúng ta
sẽ thành thất nghiệp. Có thể lắm chứ nhỉ???
Thế nhưng: trường học vẫn và đang hiện hữu, thầy cô chúng ta vẫn đang ngày ngày
đứng trên bục giảng. Vậy nên là thầy cô cần làm gì để phát huy vai trò của người thầy, để học
sinh cảm thấy vẫn cần phải đến trường. Không thể mãi giữ quan điểm dạy học theo cách cổ
hũ, thầy đọc trò chép, không thể áp đặt học sinh theo cái kiểu “ thầy nói 1 là 1, thầy nói 2 là
2, cấm cãi”. Trong Xã hội hiện nay, giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức, mà giáo dục
còn để tạo ra những con người toàn diện, năng động, bản lĩnh. … Vậy nên để nâng cao chất


lượng giáo dục trong nhà trường một lần nữa tôi khẳng định “Đổi mới pp dạy học là việc làm
tất yếu” cần thiết phải thực hiện trong tất cả các môn học, và thực hiện trong tất cả các cấp
học.
Kính thưa các đ/c đoàn viên chi đoàn GV!
Để đổi mới pp dạy học, mỗi gv cần xác định rõ học sinh phải là trung tâm của hoạt động
dạy và học. Giáo viên chính là người tổ chức định hướng để học sinh chủ động học tập và
lĩnh hội kiến thức. Giáo viên cần là người tạo hứng thú, tiếp lửa cho niềm đam mê học tập
của học sinh. Có như vậy Trường học mới thực sự là một môi trường giáo dục bổ ích không
thể thiếu với mỗi học sinh.


Trong buổi ĐH CĐ GV hôm nay, tôi xin phép được đưa ra ý kiến của mình về một số
giải pháp để đổi mới phương pháp dạy học,
Theo tôi, để chủ trương đổi mới pp dạy học đi vào thực tiễn, không dừng lại ở câu khẩu
hiệu suông thì chính chúng ta, những đoàn viên trẻ tuổi, năng động của chi đoàn giáo viên
cần có những giải pháp cụ thể, việc làm thiết thực trong dạy học.
Đổi mới pp dạy học nên được bắt đầu từ việc đổi mới tư duy của chính chúng ta, rồi đổi
mới đến hành động.
*Về tư duy: Đừng nghĩ rằng học sinh của chúng ta tư duy kém lắm, học kém lắm, lười
học lắm, có đổi mới thì ngu lại hoàn ngu.
Mà hãy cố (tôi nhắc lại là hãy cố) suy nghĩ rằng:
- Học sinh lười học bởi vì học sinh chưa tìm thấy hứng thú trong học tập, vậy nên việc
của chúng ta hãy cố tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Học sinh chúng ta kém bởi vì học sinh còn bị thụ động, học sinh chưa biết cách tự học,
tự nghiên cứu tài liệu để trau dồi kiến thức. Vậy nên việc của chúng ta là hãy hướng dẫn học
sinh biết cách tự học và tự nghiên cứu tài liệu học.
- Hs chúng ta tư duy kém bởi vì học sinh chúng ta chưa được hướng dẫn cách tư duy.
Vậy nên việc của chúng ta là hướng dẫn học sinh cách tư duy, cách lật ngược một vấn đề.
* Về hành động: Để đổi mới pp dạy học chúng ta hãy thủ đổi mới từ những hành động
rất nhỏ như:

- Lật ngược vấn đề: Học sinh chúng ta thường rất máy móc trong việc đọc sách. Chẳng
hạn khi được hỏi về khái niệm A. SGK đôi khi đưa ra “xyz được gọi là A”. Các đ/c hãy thử
yêu cầu hs phát biểu lại khái niệm theo chiều xuôi “ A là gì?” Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều học
sinh lúng túng khi đưa ra đáp án
- Tóm lược nội dung trong SGK: Đã bao giờ các đ/c gặp phải tình huống khi đặt câu hỏi,
học sinh bê cả sách giáo khoa và đọc y hệt. Những lúc ấy các đ/c thử yêu cầu học sinh không
lệ thuộc vào sách, trả lời lại một cách vắn tắt những ý chính cần diễn đạt. Việc học sinh biết
cách tóm lược, trả lời vắn tắt sẽ là cách giúp học sinh hiểu bài hơn, biết tự nghiên cứu tài liệu
hơn.
-Để học sinh tự trình bày: Có đôi khi để dạy 1 phần kiến thức nhiều lí thuyết tôi yêu cầu
học sinh tự nghiên cứu sách và 1 học sinh thể hiện vắn tắt nội dung lên bảng
- Tạo cơ hội để học sinh tranh luận vấn đề: Có đôi khi trong cùng 1 câu hỏi, có nhiều hs
có ý kiến trái chiều nhau. Các đ/c hãy thử đừng vội kết luận vấn đề mà để lần lượt các học
sinh đưa ra ý kiến đó phải tự lí giải, thuyết phục được các thành viên khác đồng ý với ý kiến
của mình. Việc làm này sẽ làm cho giờ học sôi động hơn, hs tự tin hơn khi phát biểu trước
đám đông
- Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm: với cách làm việc theo nhóm tôi tin
rằng đa phần các em học sinh sẽ hào hứng hơn trong học tập, và sẽ làm gắn bó hơn tinh thần
đoàn kết của học sinh.
- Dạy học có liên hệ thực tế, xuất phát từ tình huống trong thực tiễn
- Đổi mới trong cách thức kiểm tra bài cũ: Việc kiểm tra bài cũ là việc làm thường xuyên
trong mỗi giờ dạy. Để việc kiểm tra bài cũ không bị nhàm chán, không là nỗi ám ảnh với đa


số học sinh, các đồng chí hãy thử đôi lần thay đổi cách kiểm tra bài cũ truyền thống. tôi có
đưa ra một số cách kiểm tra mà tôi đã áp dụng, và đạt 1 sô hiệu quả nhất định, để các đ/c
tham khảo và cho ý kiến. Cụ thể như:
+ Đôi khi tôi gọi hs lên bảng kiểm tra bài cũ nhưng không yêu cầu học sinh trả lời 1 khái
niệm cụ thể nào, mà chỉ yêu cầu học sinh cho biết trong tiết học trước chúng ta đã học được
những nội dung gì rồi? Hay trong chương vừa học có những nội dung chính nào?

+ Cũng có đôi khi tôi gọi học sinh lên bảng nhưng tôi không đặt câu hỏi cho hs đó mà tôi
yêu cầu học sinh tự đặt cho mình 1 câu hỏi trong nội dung tiết học đã qua và tự trả lời. Hoặc
là sẽ có 2 đến 3 bạn lần lượt đặt câu hỏi cho bạn trên bảng trả lời. Sau khi bạn trên bảng trả
lời thì bạn đặt câu hỏi phải nhận xét và bổ sung nếu phần trả lời còn chưa hoàn thiện. Tôi tin
rằng có rất nhiều hs cứ học thuộc lòng theo sách hoặc vở ghi nhưng chưa biết tự đặt câu hỏi
đâu đấy.
+ Kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải diễn ra đầu tiết học mà có thể kiểm tra vào cuối
tiết học hoặc giữa tiết khi có đề cập đến phần kiến thức có liên quan
Trên đây là những ý kiến của tôi về một số biện pháp đổi mới pp dạy học. Rất mong
nhận được ý kiến góp ý xây dựng của các đ/c để bản tham luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng , một lần nữa tôi xin kính chúc sức khỏe các đ/c. Chúc đại hội thành công tốt
đẹp!



×