Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Công tác xã hội với người nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.85 KB, 5 trang )

Câu 2. Chuẩn nghèo theo thu nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hộ nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh (có hộ khẩu trường trú và tạm trú KT3)
là những hộ có một hoặc cả hai tiêu chí, gồm thu nhập bình quân từ 21 triệu
đồng/người/năm trở xuống; có tổng số điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo từ 40 điểm trở
lên.
Hộ cận nghèo (có hộ khẩu trường trú và tạm trú KT3) có hai tiêu chí gồm có
thu nhập bình quân từ trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm; có
tổng số điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo dưới 40 điểm (từ 0 đến 35 điểm).
Theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu chí về
mức độ thiếu hụt của các chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) có 5 chiều nghèo
gồm giáo dục và đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận
thông tin.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt của các chiều nghèo (11 chỉ số với tổng
điểm 100) gồm: trình độ giáo dục của người lớn (10 điểm), tình trạng đi học của trẻ
em (10 điểm), trình độ nghề (10 điểm), tiếp cận các dịch vụ y tế (10 điểm), bảo hiểm y
tế (10 điểm), việc làm (10 điểm), bảo hiểm xã hội (10 điểm), nhà ở (10 điểm), nguồn
nước sinh hoạt (10 điểm), sử dụng viễn thông (5 điểm), tài sản phục vụ tiếp cận thông
tin (5 điểm). Ngưỡng thiếu hụt các chiều nghèo của hộ dân là từ 40 điểm trở lên.
Câu 3. Về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại TP. Hồ Chí
Minh
Bước vào thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng,
kỷ nguyên máy tính, công nghệ thông tin. Đặc biệt là nền cuộc đại cách mạng công
nghiệp 4.0, cùng với đó và quá trình Toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng vad đa dạng.
Chính vì thế, tại thời điển này, nếu có một Quốc gia nào đó, một địa phương nào đó,
hoặc một người nào đó mà chưa thể tiếp cận với 5 dịch vụ xã hội cơ bản: Y tế, Giáo
dục, Nhà ở, Nước sạch và vệ sinh, Thông tin. Thì rõ ràng chúng ta có thể khẳng định
ban đầu rằng, đó là một Quốc gia, một địa phương hoặc một người vẫn còn lạc hậu,
vẫn còn thua kém hay nói cách khác đó là vẫn còn nghèo.
- Về Giáo dục:
+ Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại
không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học. (Nghị quyết 41/2000/QH bổ


sung Nghị định số 88/2001/NĐ-CP về một số vấn đề chính sách xã hội)
+ Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện
không đi học. (Luật Giáo dục 2005 và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em)


- Về Y Tế:
+ Tiếp cận các dịch vụ y tế: Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng
không đủ điều kiện đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương
nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ
việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường). (Luật Khám chữa bệnh
2011)
+ Bảo hiểm y tế: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện
tại không có bảo hiểm y tế. (Luật bảo hiểm y tế 2014)
- Về Nhà ở:
+ Chất lượng nhà ở: Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc
nhà đơn sơ, nhà tạm bợ. (Luật Nhà ở 2014)
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người: Diện tích nhà ở bình quân đầu
người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2. (Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030)
- Về Nước sạch và vệ sinh: (NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012 - 2020)
+ Nguồn nước: Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ
sinh
+ Vệ sinh: Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh
- Về Tiếp cận thông tin:
+ Sử dụng dịch vụ viễn thông: Hộ gia đình không có thành viên nào sử
dụng thuê bao điện thoại và internet. (Luật Viễn thông 2009)
+ Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: Hộ gia đình không có tài sản nào
trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền

thanh xã/thôn. (Luật Thông tin Truyền thông 2015)
Tại TP. Hồ Chí Minh, hộ nghèo là hộ có 1 hoặc cả 2 tiêu chí: thu nhập bình
quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống; có tổng số điểm thiếu hụt của 5 chiều
nghèo từ 40 điểm trở lên.
Hộ cận nghèo là hộ có 2 tiêu chí: thu nhập từ trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28
triệu đồng/người/năm; có tổng số điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo dưới 40 điểm.


Câu 4. Tư tưởng, tâm lý, của người nghèo tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến
+ Đổ lỗi cho thị trường, quy trách nhiệm cho chính phủ và nền kinh tế thay vì nhận
trách nhiệm với chính mình.
+ Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những
phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.
+ Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.
+ Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những
tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.
- Người nghèo chỉ cần kiếm đủ tiền để thanh toán các chi phí mỗi tháng.
- Muốn mình giàu có: Tuy nhiên thường hay lúng túng và mâu thuẫn với chính
mình, lúc mong muốn giàu có, lúc lại e ngại điều đó. Không thật sự quyết tâm làm
giàu thì không bao giờ bạn giàu lên được.
- Tập trung vào những khó khăn: Người nghèo luôn nghĩ đến thất bại, họ
thiếu tự tin vào bản thân cũng như năng lực của mình. Họ luôn thấy trở ngại nên họ
không sẵn sàng mạo hiểm.
- Người nghèo luôn nhỏ bé hơn những vấn đề của họ: Người nghèo luôn giữ
thói quen trách móc, than phiền về những khó khăn trước mắt.
- Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ: Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản
hành động của mình.
5. Vị trí, vị thế, vai trò xã hội
Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội

do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng
đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những
người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ
bị tước đi những quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng.
Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở
nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình. Đó chính là kết quả mà nguyên
nhân không có tiếng nói và quyền lực đem lại. Kể cả khi họ tham gia được các cuộc
họp của cộng đồng thì họ cũng không thể quyết định được vấn đề gì dù rằng vấn đề đó
liên quan đến lợi ích của chính họ.


6. Trình độ học vấn, Nghề nghiệp
Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều,
công việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hơn thế nữa, những công việc
này lại thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào thời vụ và
có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như mưa, nắng, lũ lụt,
hạn hán, động đất...). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là
những ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống của
những người nghèo là rất hạn chế.
Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ
thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói cao. Có tình trạng như vậy là do các gia đình này
không thể trang trải được các chi phí về học tập của con cái họ như tiền học phí, tiền
sách vở... đi học, họ sẽ mất đi một lao động trong gia đình. Những người nghèo cũng
đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của học thức với nghèo đói nhưng vấn đề học phí
của con em họ quả là vấn đề quá khó khăn với tình hình tài chính của gia đình.
Câu 7. Sức khỏe, dinh dưỡng
- Sức khỏe:
Nhìn chung người nghèo là những người thường xuyên làm những công việc
nặng nhọc, môi trường độc hại nên tình hình sức khỏe và thể lực của họ tương đối
không được tốt, thường xuyên làm việc một cách lao lực.

Họ ít quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình,
gánh nặng cơm áo, gạo tiền mỗi ngày đều là vấn đề họ quan tâm nhất.
Đa số người nghèo đều được nhà nước hỗ trợ về BHYT nhưng hiếm khi họ sử
dụng đến, vì họ ít được tiếp cận đến các dịch vụ, cơ sở y tế chất lượng. Mặc khác, vì số
chi phí còn lại cũng nằm ngoài khả năng chi trả của người nghèo nên tình hình sức
khỏe của họ cũng chưa được cải thiện.
- Dinh dưỡng:
Dựa trên tháp dinh dưỡng, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, chúng ta cần đáp
ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bữa ăn của người nghèo thường không
được đáp ứng đầy đủ như vậy.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những chương trình thực tế,
chúng ta dễ nhận thấy được những bữa ăn của họ rất đơn sơ, thậm chí chỉ có cơm và
rau….Điều đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sức đề kháng của mình. Ảnh hưởng đến
sự phát triển của trẻ em trong các hộ gia đình, hạn chế về thể lực và trí lực.


8. Khu vực sinh sống chủ yếu
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban
hành, tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 8,4 triệu
đồng/người/năm; khu vực thành thị 10,8 triệu đồng/người/năm. Riêng TP HCM đã
nâng chuẩn nghèo của thành phố là thu nhập bình quân đầu người lên 21 triệu
đồng/năm. Đến nay thành phố HCM không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo chung của
cả nước. Đặc biệt có ba quận đó là Quận 3, Quận 5 và Quận 6 đã hoàn toàn xóa nghèo.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 19.000 hộ thuộc diện chuẩn nghèo của thành phố, trong đó
tập trugn tại các quận/huyện như: Quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh,
huyện Cần Giờ,... Đáng chú ý nhất đó là huyện Bình Chánh có tỉ lệ cao nhất toàn
thành phố.
Đa số người nghèo chủ yếu là người di cư từ nông thôn ra thành thị và thường
sống lâu ở đây vì mục đích kinh tế. Họ không có hộ khẩu, không có nhà ở ổn định, làm
công nhân hoặc lang thang kiếm sống, tạo thành những khu ổ chuột, sống lênh đênh

trên những con kênh, dưới gầm cầu…
Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
- Nguồn lực còn hạn chế và nghèo nàn
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực. Người nghèo ở TP Hồ Chí Minh đa
số là sản xuất nông nghiệp, công nhân các nhà máy, xí nghiệp nhỏ lẻ,... . Họ thường
chọn phương án tự cung tự cấp, người nghèo họ thường giữ các phương thức sản xuất
truyền thống vì vậy chỉ mang lại giá trị kinh tế thấp.
- Trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm và không ổn định
Trình độ học vấn thấp khiến người nghèo ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và
ổn định.
Mức thu nhập không ổn định chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu hàng
ngày, vì vậy họ đã không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để
thoát nghèo.
Trình độ học vấn thấp không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập mà còn liên quan đến
các vấn đề về giáo dục, nuôi dưỡng, sinh đẻ, giáo dục con cái…
Trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các ngành
nghề khác, những công việc sẽ mang lại thu nhập cao và ổn định. Nếu tìm được chỗ
làm thì họ chỉ là lao động phổ thông, khó có thể tìm được việc làm tốt hơn trong các
ku công nghiệp, khu chế xuất.



×