Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP rèn kỹ NĂNG GIẢI TOÁN có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.84 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỌI SƠN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 1
Năm học 2016-2017

Cấp học: Tiểu học
Lĩnh vực: Chuyên môn
Môn học: Môn Toán

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền
Chức vụ: Giáo viên

0


Đọi Sơn, tháng 3 năm 201
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
71.1 Lý do chọn đề tài
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học
đọc, học viết, được học toán. Biết đọc, biết viết, biết làm toán thì cả một thế giới
mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.
Học Toán chính là công việc đầu tiên rèn luyện phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề,
giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện
nhiều đức tính quý báu khác như: Cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt
khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lý”. Vì vậy dạy Toán chính là chuẩn
bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng tính toán cơ bản cần thiết cho việc học tập
hoặc bước vào cuộc sống lao động kĩ thuật.
Tiểu học là bậc học nền tảng nên việc dạy các em có kỹ năng tính toán tốt


và có kỹ năng giải toán có lời văn thành thạo là chúng ta đã trao cho các em chìa
khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng
suốt đời. Đặc biệt lớp 1 là lớp đầu tiên của cấp Tiểu học các em mới được làm
quen với việc học và làm toán, nhất là loại toán có lời văn cần kỹ năng tổng hợp:
đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong
việc giải toán có lời văn; vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em
ở môn Toán lớp 1 và ở các lớp trên.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
a) Tìm ra điểm yếu của học sinh khi học giải toán có lời văn.
b) Một số những biện pháp giải quyết để khắc phục những điểm yếu này.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 1C – Trường Tiểu học Đọi Sơn.
Những dạng toán có lời văn trong chương trình môn Toán lớp 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1


- Tng hp lớ lun thụng qua thụng qua cỏc ti liu SGK v thc tin dy
hc lp 1C Khi 1 Trng Tiu hc i Sn.
- ỏnh giỏ quỏ trỡnh dy gii toỏn cú li vn trong nm hc.
- Tin hnh kho sỏt cht lng hc sinh.
- ỳc rỳt kinh nghim qua quỏ trỡnh nghiờn cu dy gii toỏn cú li vn cho
hc sinh.
1.5. Gii hn phm vi nghiờn cu
Mụn Toỏn lp 1: Phn Gii toỏn cú li vn
II. NI DUNG
1. C s lý lun
Môn Tiếng Việt là một môn học chiếm phần lớn thời gian

trong chơng trình lớp Một. Nó góp phần thúc đẩy và hình
thành nhân cách của con ngời, đồng thời nó cũng đợc coi là
chìa khoá để học sinh bớc vào lâu đài khoa học. Mụn Toỏn l mt
trong nhng mụn hc chim phn ln thi gian trong chng trỡnh lp Mt. Mụn
toỏn cú vai trũ quan trng trong vic gúp phn thc hin mc tiờu giỏo dc tiu
hc theo c trng v kh nng ca mụn Toỏn, c th l chun b cho hc sinh
nhng tri thc, k nng toỏn hc c bn cn thit cho vic hc tp hoc bc vo
cuc sng lao ng.
c bit mụn Toỏn lp 1 l mụn hc cú v trớ nn tng, l cỏi gc, l im xut
phỏt ca c mt b mụn khoa hc. Mụn Toỏn m ng cho cỏc em i vo th
gii k diu ca toỏn hc. Ri mai õy, cỏc em ln lờn, nhiu em tr thnh v
nhõn, tr thnh anh hựng, nh giỏo, nh khoa hc, nh th tr thnh nhng
ngi lao ng sỏng to trờn mi lnh vc sn xut v i sng; trờn tay cú mỏy
tớnh xỏch tay, trong tỳi cú mỏy tớnh b tỳi nhng khụng bao gi cỏc em quờn
c nhng ngy u tiờn n trng hc m v tp vit 1, 2, 3 hc cỏc phộp
tớnh cng, tr Cỏc em khụng quờn c vỡ ú l k nim p nht ca i
ngi v hn th na, nhng con s, nhng phộp tớnh y cn thit cho sut c
cuc i.
2


Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn”, là một trong năm mạch
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán
có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc,
viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của
các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại
toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời
văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn
học khác.
Vì vậy, việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh là trách nhiệm

nghĩa vụ đối với giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức
“Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng
khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu
biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Nhiều
khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài
nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như
vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời
văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra
đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt câu lời giải còn
vụng về, thiếu lôgic. Một số em giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn,
bắt chước.
Bên cạnh đó còn có một số giáo viên chưa phát huy được tích cực chủ động của
học sinh, một số giáo viên vẫn dạy học theo hình thức “Thầy truyền thụ, trò tiếp
nhận ghi nhớ”. Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại tóm tắt
bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu.
Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời văn”
cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương
pháp giảng dạy có hiệu quả.
3


Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế
nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên
làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức và không đạt kết
quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.
Chính vì những vấn đề nêu trên, từ sau khi đi học để tiếp cận kiến thức và
phương pháp giảng dạy của lớp 1, đặc biệt còn được nhà trường giao cho trực tiếp

phụ trách lớp 1, bản thân tôi có nhiều trăn trở: "Làm thế nào để học sinh lớp 1 giải
toán có lời văn đạt kết quả cao?". Đây là điều mà rất nhiều đồng nghiệp của tôi
đặc biệt quan tâm. Về phía mình, sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức và được
tiếp cận với học sinh lớp 1, tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
Sau đây, tôi xin trình bày: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 1” mà tôi đã áp dụng.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1- Điều tra đối tượng
a. Nhận xét, tìm hiểu tình hình thực tế
Trong năm học 2015 - 2016 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1C với
26 học sinh, qua tìm hiểu thực tế lớp mình và trao đổi đối với các đồng nghiệp, tôi
thấy kết quả giải toán có lời văn có những ưu, nhược điểm sau:
*) Ưu điểm
- Học sinh nắm được nội dung bài toán, hiểu câu hỏi.
- Phần lớn học sinh biết xây dựng phép tính phù hợp với nội dung bài.
*) Nhược điểm
- Nhiều học sinh không biết tóm tắt hoặc tóm tắt sai.
- Trả lời không đúng với yêu cầu của bài, lời giải không phù hợp với phép tính
- Trình bày giải thiếu khoa học.
- Viết sai danh số.
*) Qua khảo sát 2 bài toán dưới đây, chất lượng thu được như sau:
Bài 1: Thành gấp được 6 máy bay, Tâm gấp được 4 máy bay. Hỏi cả 2 bạn
gấp được bao nhiêu máy bay?
4


Bài 2: Lan gấp được 10 cái thuyền, Lan cho em 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn
mấy cái thuyền?
Kết quả:

Mức độ HS đạt được

Số lượng

Tỉ lệ

Biết giải và trình bày bài giải khoa học.

18/26

69 %

Chưa biết giải và trình bày bài giải theo

8/26

31 %

đúng các bước.
Trong đó học sinh mắc một số lỗi sau:
+ Tóm tắt không đúng, thiếu chính xác
+ Trả lời không phù hợp với phép tính
+ Phép tính sai
+ Sai danh số
+ Trình bày thiếu khoa học
Có học sinh trong bài làm còn mắc nhiều lỗi trên.
Từ sự tìm hiểu, phân loại trên đây, tôi đã tiến hành điều tra từng đối tượng
học sinh và nhận thức có một số nguyên nhân cơ bản sau đây dẫn đến kết quả
chưa cao trong giải toán có lời văn.
b. Nguyên nhân

*) Nguyên nhân khách quan
+ Nội dung, chương trình, kiến thức môn Toán lớp 1 tăng nhiều, đòi hỏi
học sinh phải tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức tương đối nặng.
+ Học sinh vùng nông thôn bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng lạc hậu; phụ
huynh học sinh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường, thiếu sự quan tâm đến
việc học của con em mình, việc mua sắm sách giáo khoa và đồ dùng học tập đôi
khi còn hạn chế ở 1 vài học sinh.
*) Nguyên nhân chủ quan
+ Đặc thù của học sinh lớp 1 là mới từ Mẫu giáo chuyển lên Tiểu học nên các em còn
chơi nhiều hơn học. Khả năng ghi nhớ của các em chưa bền vững, vốn ngôn ngữ còn ít.
5


+ Học sinh chưa đọc kỹ đầu bài, khả năng phân tích đầu bài còn hạn chế.
Chưa xác định rõ cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cái gì cần tìm.
+ Chưa biết phân tích các mối quan hệ của dữ kiện trong bài, chưa biết cách
xác định các yếu tố liên quan, lúng túng trong việc trình bày.
+ Phương pháp dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa lấy học sinh là trung
tâm của quá trình dạy học. GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài
trước. Những bài nhìn tranh vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này
hầu như học sinh đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh ... mà chỉ tập
trung vào kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài
toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
Từ những nguyên nhân này, tôi đã lựa chọn một số phương pháp, biện pháp và
hình thành chủ yếu để khắc phục từng bước nhằm nâng cao chất lượng phần giải
toán có lời văn như sau:
3.2- Các phương pháp lựa chọn

a. Phương pháp trực quan
b. Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)

c. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
d. Phương pháp luyện tập thực hành
Trong việc rèn cho học sinh giải toán có lời văn, tôi áp dụng linh hoạt các
phương pháp đảm bảo nguyên tắc: Học sinh là người tự phát hiện, tự chiếm lĩnh
kiến thức từ sách giáo khoa, thông qua kinh nghiệm trong cuộc sống của trẻ, kế
thừa những tri thức học sinh đã có, thông qua đồ dùng dạy học theo hướng "Nhẹ
nhàng, tự nhiên, chất lượng".
3.3- Cách tiến hành

Để học sinh lớp 1 giải toán có lời văn đạt kết quả cao, trước khi vào hướng
dẫn học sinh, tôi đặc biệt quan tâm tới việc rèn nền nếp cho học sinh trong khi
học. Cụ thể như:
a. Đồ dùng học tập:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập (sách giáo khoa, bộ đồ
dùng học toán, vở toán, bút, thước, bảng con, phấn…)

6


Học sinh có đủ dụng cụ học tập sẽ là thuận lợi lớn khi giáo viên giảng bài,
giao bài tập cho các em làm. Đặc biệt là thao tác thực hành của học sinh cùng với
giáo viên, giúp học sinh yên tâm học tập, tiếp thu bài tốt hơn.
Trường hợp học sinh quá khó khăn, không có điều kiện mua sách giáo
khoa, bộ đồ dùng học Toán… tôi dùng quỹ lớp để hỗ trợ các em.
b. Rèn thói quen chú ý trong giờ học:
+ Trong khi giáo viên giảng thì 100% học sinh phải chú ý, không có hiện
tượng học sinh làm việc riêng, nhìn ra ngoài.
+ Do học sinh lớp 1 các thao tác còn chậm, thời gian dạy một tiết học là 40
phút nên phải tận dụng tốt quỹ thời gian thì học sinh mới hiểu bài được chắc chắn.
c. Rèn thói quen kiểm tra lại bài làm 1 đến 2 lần:

+ Sau khi làm xong, học sinh cần đọc lại lời giải, kiểm tra kết quả các phép
tính, đáp số, danh số, bước này giúp học sinh rèn tính cẩn thận để đạt kết quả cao
trong học tập.
Từ việc rèn nền nếp thói quen trên, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh từng
bước để rèn kỹ năng giải toán có lời văn như sau:

Bước 1: Rèn kỹ năng hiểu bài toán
Để làm được bài Toán có lời văn thì điều quan trọng nhất là học sinh phải hiểu
được bài toán, xem bài toán cho biết những gì? Cần tìm những gì? Tìm bằng cách
nào? Do vậy, để giúp học sinh hiểu được bài toán tôi tiến hành như sau:
Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan
trọng như: “ thêm, và, tất cả, … ” hoặc “bớt đi, bay đi, ăn đi, bán đi, còn lại, …”
(có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên
cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài sát với nội dung cần tóm tắt. Khi
gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
Trong thời kì đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm
thoại “Bài toán cho gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm
tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để
giúp trẻ ngầm phân tích đề toán.
7


VD: Nhà An nuôi 16 con vừa gà vừa vịt. Trong đó có 6 con vịt. Hỏi nhà An
nuôi bao nhiêu con gà?
+ Trước hết tôi cho học sinh đọc kỹ đề bài. Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở
+ Bài toán cho biết gì? (Nhà An nuôi 16 con vừa gà, vừa vịt, trong đó có 6
con vịt).
+ Bài toán hỏi gì (nhà An nuôi bao nhiêu con gà).
+ Cho học sinh hiểu: "Trong đó có 6 con vịt nghĩa là gì?" (Trong số 16 con
có 6 con vịt, còn lại là số con gà).

+ Sau đó tôi yêu cầu học sinh tóm tắt. Với bài toán này các
em có thể tóm tắt như sau:
Tóm tắt 1

Tóm tắt 2

Nuôi: 16 con gà và vịt

Gà và vịt: 16 con

Có : 6 con vịt

Vịt

: 6 con

Có :…… con gà ?



: ……con ?

+ Ở 2 cách tóm tắt trên đều đúng, song nhìn vào tóm tắt 2, ta sẽ dễ hiểu
hơn, vì vậy sẽ hướng học sinh vào tóm tắt 2.
Ví dụ: Nhà An có 6 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
bao nhiêu con gà?
+ Ở ví dụ này, tôi hướng dẫn các em tương tự như ví dụ trên. Học sinh có
thể tóm tắt như sau:
Tóm tắt: 1



: 6 con gà

Thêm

: 4 con gà

Có tất cả

:…con gà?

Tóm tắt: 2
6 con

4 con
? con gà
8


Qua việc sửa dữ kiện chuyển dạng toán không những học sinh nắm được đặc
trưng của một dạng bài toán có lời văn mà còn nắm chắc đặc trưng của các dạng
bài toán liên quan và mối quan hệ giữa các dạng toán đó. Đồng thời phát huy
được tính tích cực, sáng tạo và say mê học toán ở các em. Giáo viên lưu ý học
sinh, khi tóm tắt bài toán phải dựa vào đặc điểm của từng dạng toán để tóm tắt
cho phù hợp, khoa học.
Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em
nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ, với bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:
- Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (… có 5 con vịt)
- Trên bờ có mấy con vịt? ( … có 4 con vịt)
- Em có bài toán thế nào? (…)

Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa.
Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu
vật (gà, vịt, …) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, …) để thay cho tranh... để hỗ trợ
học sinh đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
* Thông thường có 2 cách tóm tắt đề toán:
- Tóm tắt bằng lời:
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng.
Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt, tôi cho các em đọc lại 4 đến 5 lần để giúp các
em làm quen và nhớ cách tóm tắt ở dạng đó.
Phần tiếp theo là cho học sinh nhìn vào tóm tắt để nêu lại đầu bài toán, bước
này tiếp tục củng cố cho học sinh hiểu bài toán hơn. Mặt khác, đây cũng là bước
giúp học sinh mở rộng vốn từ, vốn ngôn ngữ mà các em phải cần đến sau này.
Song song với việc hướng dẫn học sinh tóm tắt, thì phần trình bày tóm tắt
của người giáo viên cũng phải mẫu mực. Đối với học sinh lớp 1, tất cả những gì
giáo viên làm đều là mẫu mực cho học sinh làm theo. Khi đã trình bày vào vở,
tiếp tục hướng dẫn học sinh viết phần tóm tắt cân đối vào giữa trang (rèn cách
trình bày), có kiểm tra, uốn nắn các em.
9


Bước 2: Rèn kỹ năng trình bày bài giải
Với học sinh lớp 1 thì đây là lần đầu tiên các em được làm quen với kỹ năng
trình bày bài giải cũng như kỹ năng giải bài toán có lời văn. Nó bao gồm câu trả
lời, phép tính, đáp số. Khi hướng dẫn các em, tôi tiến hành theo trình tự:
(1). Hỏi lại câu hỏi của bài để học sinh tìm phép tính đúng:
* Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm,
chẳng hạn:
- Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)

Giáo viên nêu tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì? (tính
cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: “Muốn biết
nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: “Nhà An có tất
cả mấy con gà ?” (9) Em tính thế nào để được 9? (5 + 4 = 9).
Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà”, nên ta viết “con
gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả
mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết
quả là đúng, song cần hỏi thêm: “Em tính thế nào?” (5 + 4 = 9). Sau đó nhấn
mạnh: “Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số. Nếu chỉ nêu
đáp số thì chưa phải là giải toán.
Cho 3,4 học sinh nhắc lại phép tính.
(2). Hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời cho phép tính
* Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học
sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và
tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại
toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời
giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể
giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng một trong các
cách sau để giúp HS viết câu lời giải:
10


Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà
?) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải :
“Nhà An có tất cả là:”
Cách 2: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số
(ở đầu câu), là ở cuối câu để có câu trả lời: “Số con gà nhà An có tất cả là:”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “từ khoá” của câu lời giải
rồi thêm thắt chút ít.

Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: “Có tất cả: … con gà ?”. Học sinh viết câu lời
giải: “Nhà An có tất cả là:”
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để học
sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có cả
bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả:
5 + 4 = 9 (con gà)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và
hỏi: “9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?” (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả
lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số gà nhà An có tất
cả là” v.v…
Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác
nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất
nhất phải viết theo một kiểu.
Tuy nhiên ta cần nhấn mạnh cho học sinh biết, bất kỳ bài toán có lời văn
nào, cũng phải bám sát vào câu hỏi, dựa vào câu hỏi để trả lời. Phần tiếp theo nên
cho 2 - 3 em đọc lại câu trả lời để khắc sâu thêm cách trả lời cho các em.
+ Kết quả của phép tính có kèm theo danh số, danh số để trong ngoặc đơn.
Phần ghi danh số còn một số học sinh nhầm lẫn giữa "đoạn thẳng", “sợi dây” và
đơn vị đo độ dài. Đối với những bài toán đi tìm độ dài đoạn thẳng, sợi dây thì danh
số phải ghi bằng đơn vị đo độ dài (cm, m…); . Nếu học sinh mắc phải lỗi này thì
giáo viên nên giải thích rõ hơn dựa vào nội dung bài toán hoặc bằng sơ đồ đoạn
thẳng.
11


(3). Phần cuối cùng của bài giải chính là đáp số
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Đáp số là kết quả tìm được theo nội
dung câu hỏi, ta viết kèm theo danh số không phải đóng mở ngoặc đơn. Giáo viên
viết và cho 2 - 3 học sinh đọc lại phần đáp số.

* Rèn cho học sinh biết cách làm bài, trình bày bài giải đúng là một
thành công lớn của giáo viên nhưng trình bày thế nào cho đẹp thì cũng cần
có sự hướng dẫn của giáo viên theo từng bước như sau:
+ Bài giải phải viết vào giữa dòng, bên dưới phần tóm tắt.
+ Câu trả lời nên viết lùi vào 1 ô, đầu câu chú ý viết hoa, cuối câu có dấu
hai chấm.
+ Phép tính viết lùi vào 2 ô so với tiếng đầu tiên của câu trả lời.
+ Phần đáp số viết lùi vào 2 ô so với phép tính.
* Đối với bước: "Rèn kỹ năng trình bày bài giải" giáo viên lưu ý cho học
sinh viết câu lời giải phải phù hợp với yêu cầu của bài.
VD:
Với bài toán trên, học sinh phải trình bày như sau:
Bài giải:
Số con gà nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà.
Khi học sinh làm bài xong, giáo viên hỏi: Ngoài câu lời giải trên ta còn có
câu trả lời nào khác để từ đó phát huy được tính tích cực của học sinh.
Song song với việc rèn cho học sinh kỹ năng giải Toán có lời văn, tôi còn
cho học sinh làm nhiều các bài tập để tạo thói quen trình bày.
Bên cạnh đó có nhiều dạng đề toán khác nhau, nếu buổi sáng học chính
khoá thì ở buổi chiều (học buổi 2) tôi tiếp tục luyện dạng đề đó cho học sinh nắm
chắc hơn.
Với những bài toán kiểu như vậy thì tôi yêu cầu học sinh phân tích kỹ đầu
bài, hơn nữa tôi dùng sơ đồ đoạn thẳng để giải thích cho học sinh hiểu. Như vậy,
lần sau học sinh ít khi làm sai.
12


4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn:

Sau khi tiến hành rèn lần lượt các kỹ năng cho học sinh ở buổi một và buổi
2, cùng với sự nỗ lực của các em, tinh thần nhiệt tình, tận tụy của giáo viên, tôi
thấy chất lượng giải toán có lời văn ở lớp tôi có tiến bộ rõ rệt so với các lớp trong
khối.
Qua khảo sát chất lượng tuần 24 (Năm học 2015- 2016) kết quả đạt như sau:
Mức độ HS đạt được

Số lượng

Tỉ lệ

Biết giải và trình bày bài giải khoa học.

22/26

84,6%

Chưa biết giải và trình bày bài giải theo

4/26

15, 4%

đúng các bước.
Khi thấy chất lượng tiến triển như vậy, tôi tiến hành áp dụng các bước rèn kỹ
năng nêu trên, chú ý nhiều hơn đến học sinh chưa biết giải và trình bày bài giải theo
đúng các bước; thực hiện nhận xét bài tay đôi với học sinh, giảng thêm cho các em
hiểu. Học xong tuần 28 (sau khi học giải toán có lời văn (tiếp theo) xong ), thì tôi
tiến hành khảo sát chất lượng đạt như sau:
Mức độ HS đạt được


Số lượng

Tỉ lệ

Biết giải và trình bày bài giải khoa học.

24/26

92,3%

Chưa biết giải và trình bày bài giải chưa

2/26

7,7%

đúng, chưa khoa học.
Không những số lượng HS Biết giải và trình bày bài giải khoa học tăng rõ
rệt mà các em còn viết đẹp hơn, kĩ năng làm bài nhanh hơn.
Như vậy, qua việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn tôi đã góp phần giáo dục
các em tính cẩn thận, sáng tạo, kiên trì, biết yêu quý và tôn trọng thành quả của
mình cũng như của mọi người.
Bằng kết quả thực tế này tôi nhận thấy: Việc áp dụng các phương pháp như
trên đã dần dần nâng cao chất lượng giải bài toán có lời văn của học sinh lớp 1.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

13



Giải toán có lời văn là một phần quan trọng trong môn Toán nói chung và
môn Toán lớp 1 nói riêng. Làm tốt phần giải toán có lời văn không những rèn cho
học sinh có kỹ năng làm tính mà còn giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của phép
tính, biết ứng dụng vào trong thực tế. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi người giáo viên phải có
nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giảng dạy và rèn kỹ năng
giải toán có lời văn cho học sinh, nhất là đối với học sinh lớp 1. Muốn làm tốt
điều đó thì mỗi giáo viên phải kiên trì, lựa chọn và phối hợp các phương pháp, thủ
pháp dạy học sao cho phù hợp, nên lấy chất lượng của học sinh làm hàng đầu,
tránh tư tưởng chạy theo thành tích, làm theo lối hình thức… qua đó góp phần đưa
chất lượng giải toán có lời văn của học sinh lên cao.
Muốn cho học sinh lớp 1 giải toán có lời văn đạt kết quả cao, trước hết và chủ
yếu là do việc dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo ở trường theo một phương pháp
khoa học đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp sát sao của các phụ huynh.
Để giúp học sinh nắm vững phương pháp giải toán có lời văn giáo viên
không nên chỉ sử dụng bài toán mẫu trong SGK mà nên biến đổi về các dạng toán
khác nhau để học sinh hiểu rõ mối liên hệ giữa các yếu tố đã cho với các yếu tố
cần tìm, giúp học sinh hiểu đúng các thuật ngữ toán học trong từng dạng bài, nắm
vững quy trình giải toán, tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Giáo viên phải hướng
dẫn học sinh nắm bắt kiến thức một cách chủ động, chắc chắn từng dạng toán thì
dù mỗi dạng có xuất hiện một cách phức tạp, biến dạng thì các em vẫn tự mình
giải quyết được.
Trong quá trình dạy toán giáo viên cần tạo cho học sinh lòng say mê, yêu
thích học toán, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ, khả năng của mình.
Giáo viên luôn luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao
chất lượng dạy học. Biết chắt lọc các kiến thức cơ bản, biết sử dụng các phương
pháp dạy học, các hình thức tổ chức linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học
sinh để hướng dẫn học sinh học tập một cách tích cực, chủ động sáng tạo.
Giúp học sinh nắm vững các bước giải:

14


+ Bước 1: Tìm hiểu đề toán (đọc kỹ đầu bài, nắm được các yếu tố đã cho)
và yêu cầu của đầu bài, nắm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, tóm
tắt được nội dung bài toán.
+ Bước 2: Lập kế hoạch giải: Xây dựng phương pháp giải từ câu hỏi của đầu
bài. Học sinh cần tìm ra lời giải và phép tính đúng (Đây là bước quan trọng nhất).
+ Bước 3: Trình bày bài giải: Học sinh nắm vững quy trình bài giải: viết
câu lời giải, viết phép tính, viết đáp số
+ Bước 4: Kiểm tra đánh giá cách giải, lời giải phép tính và kết quả.
Tóm lại: Bốn bước của việc giải toán là không thể thiếu được, tuy lúc đầu
có khó khăn, tốn thời gian nhưng nếu giáo viên ngại sẽ đem lại kết quả không khả
quan. Điều quan trọng góp lên sự thành công khi dạy - học "Giải toán có lời văn"
là giáo viên phải luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh, phải giúp đỡ các em
và thường xuyên kiểm tra các em trong suốt quá trình học, làm được như vậy thì
kết quả sẽ được như ý muốn.
2. Một số kiến nghị
1. Để đáp ứng yêu cầu của Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì
HS lớp 1 phải đạt được chuẩn kiến thức của chương trình môn Toán 1 là cần thiết,
song việc đưa toán có lời văn vào lớp 1 với yêu cầu trình bày đầy đủ các bước là
một yêu cầu khó đối với học sinh, nhất là học sinh vùng nông thôn.
2. Với số lượng kiến thức nâng cao hơn, để đảm bảo lượng, học sinh phải
được học 2 buổi/ngày. Đặc thù của Tiểu học là người giáo viên phải dạy nhiều
môn học, hơn nữa vì học sinh nhỏ tuổi nên giáo viên phải luôn sát sao tới học
sinh. Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới giáo viên Tiểu học,
bậc Tiểu học nên bổ sung giáo viên để mỗi giáo viên chuyên sâu vào 2 - 3 môn
học góp phần đưa chất lượng giáo dục đi lên.
3. Sách giáo khoa Toán 1 được trình bày công phu, đẹp nhưng cả năm học
chỉ có một tập nên học sinh mang đến lớp tương đối nặng, vì vậy theo tôi nên chia

thành 2 tập để học sinh mang đi dễ dàng hơn.
Trên đây là một biện pháp của cá nhân tôi nhằm nâng cao chất lượng giải
toán có lời văn cho học sinh lớp 1, những biện pháp đó chưa phải là tối ưu. Vậy
15


tôi rất mong các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để giúp tôi tiếp tục nâng cao chất
lượng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1 nhằm hoàn thiện nhiệm vụ mà Đảng
và nhân dân giao cho.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của cơ quan

Đọi Sơn, ngày 28 tháng 2 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hiền

16



×