Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở lớp học tại trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.77 KB, 17 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
ĐỂ GIỮ KỶ LUẬT TRONG GIỜ HỌC
Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Nguyễn Dũng
Giáo viên trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài:
Được đưa vào thực hiện “thí điểm” tại một số nhà trường từ năm học
2009-2010 và triển khai trong toàn ngành trong năm học 2011-2012, “Phương
pháp giáo dục kỷ luật tích cực” đã tỏ rõ ưu điểm nổi bật và phù hợp với nguyên
tắc giáo dục mới.
Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt
nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh;
tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác rèn
luyện. Cùng với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục
kỷ luật tích cực đối lập hoàn toàn với biện pháp kỷ luật lấy trừng phạt để răn đe,
giáo dục học sinh. Từ năm học 2012-2013 đến nay, toàn ngành đã tổ chức được
rất nhiều các cuộc hội thảo cấp lớp học về biện pháp giáo dục này. Qua hội thảo,
nhiều vấn đề được đưa ra để thảo luận; những ví dụ cụ thể, những trường hợp
điển hình, những cách làm hay, hiệu quả đã được trao đổi và học hỏi lẫn nhau
giữa các nhà trường. Nhiều trường tận dụng giờ chào cờ đầu tuần để giáo dục
đạo đức như đưa ra các tình huống giáo dục để học sinh và thầy cô giáo cùng xử
lý; kể các câu chuyện đạo đức, thi tiểu phẩm giữa các lớp… một số trường tận
dụng tối đa giờ sinh hoạt lớp để tuyên truyền pháp luật, quán triệt nội quy nhà
trường đến với học sinh. Cho dù có sự khác nhau trong việc thực hiện, song qua
hội thảo và thực tế triển khai trong những năm qua, đội ngũ giáo viên các nhà
trường đã nhận ra một điều là kỷ luật trừng phạt không tạo ra kỹ năng xã hội, kỹ
năng sống cho học sinh mà chỉ làm cho học sinh thiếu tự tin vào giá trị bản thân
mình; mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thêm căng thẳng. Nhiều khi các


em bị “dồn, ép” gây nên tâm lý kháng cự, chống đối…thậm chí bỏ học, bỏ nhà
đi sống lang thang. Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong dạy học chính
là thay đổi phương pháp giảng dạy, lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh,
khéo léo trong ứng xử các tình huống; đặc biệt phải luôn giữ được bình tĩnh để
có thể lựa chọn cách giải quyết tốt nhất, ít tổn hại nhất.
Với phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cộng với phong trào “giáo viên
giúp đỡ giáo viên, giáo viên giúp đỡ học sinh tiến bộ, học sinh giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ”, trong năm học vừa qua đã có rất nhiều học sinh được giúp đỡ về
rèn luyện ý thức và đã có nhiều em tiến bộ; tỷ lệ hạnh kiểm yếu giảm rõ rết.
1


Tình trạng vi phạm kỷ luật của học sinh giảm nhiều đã nói lên tính nhân văn của
phương pháp giáo dục mới này. Các nhà trường đã phối hợp tốt với hội cha mẹ
học sinh, lực lượng chức năng trên địa bàn và các tổ chức xã hội để nắm bắt,
trao đổi thông tin, kịp thời xử lý các trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật và mắc
các tệ nạn xã hội. Trong việc xử lý học sinh, phương pháp kỷ luật tích cực cũng
được phát huy để các em tự giác thấy được khuyết điểm của mình, tự nhận hình
thức kỷ luật và đề ra phương hướng khắc phục, sửa chữa... Với những lý do trên
tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giữ kỷ luật trong
giờ học ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu”.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu
Nêu ra một vài nguyên tắc ứng xử tích cực của giáo viên với lớp học,
nhằm tăng cường giữ kỉ luật trong giờ học tốt hơn qua đó thúc đẩy phong trào
thi đua học tốt - dạy tốt ở trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp chủ nhiệm và học sinh các lớp dạy trong các năm học từ
năm học 2015 – 2016 đến nay
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Giáo viên bộ môn, học sinh thuộc các lớp giảng dạy ở trong từng năm học

1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về Giáo dục kỷ luật tích cực,
Tâm lý học sư phạm, Tâm lý học lứa tuổi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại và trưng cầu ý kiến
- Phương pháp thống kê toán học
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
“Việc vận dụng một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giữ kỷ luật
trong giờ học ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu” được tôi vận dụng trong
công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp từ năm 2015 – 2016 đến nay tại trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu, Thị xã An Nhơn, Bình Định.
2. Nội dung
2.1. Những nội dung lý luận, thực trạng có liên quan trực tiếp đến vấn đề
nghiên cứu
Ngày hôm qua với những thủ thuật thông thường chúng ta hoàn toàn đảm
được trật tự của lớp học, vậy mà ngày nay không hiểu tại sao chúng tỏ ra không
có hiệu lực và chúng ta đôi khi ngán ngẩm tự hỏi về lòng yêu nghề của mỗi
chúng ta? Từ tất cả những điều này suy ra: người giáo viên phải nắm chắc
những qui luật cơ bản quyết định trật tự của giờ học nói chung. Giáo viên phải
2


thường xuyên nghiên cứu lớp của mình giảng dạy - nghiên cứu từng học sinh,
các nhóm học sinh, toàn bộ tập thể lớp, nghiên cứu những quan hệ nội bộ trong
tập thể đó, nghiên cứu tính chất của dư luận chung về một vấn đề nào đó trong
sinh hoạt nội bộ của tập thể lớp, xa hơn giáo viên còn nghiên cứu những điều
kiện sinh hoạt của học sinh ở gia đình. Điều này sẽ giúp giáo viên xác định được
những qui luật riêng, đặc thù hành vi của các em, những qui luật vốn có của
chính mỗi lớp mà chúng ta giảng dạy, hiểu được những nguyên nhân phá rối kỉ
luật và quyết định đúng đắn các biện pháp để khắc phục chúng, khắc phục “các

nhân tố” gây mất trật tự trong giờ học.
Xét cho cùng, mỗi giáo viên luôn có sẵn một số vốn phương thức và thủ
thuật đặc biệt để khôi phục trật tự đã bị phá vỡ. Điều rất tốt là nếu số vốn này
khá phong phú và không cần dùng đến la hét, quở mắng và đuổi học sinh ra khỏi
lớp... Tất nhiên là không thể áp dụng các phương thức và thủ thuật nói trên mà
không có sự phân biệt từng đối tượng học sinh, và cũng rõ ràng là phải áp dụng
chúng phù hợp với những qui luật, với những hành vi mà ta đã xác định được
đối với các học sinh của mình, và nên là từ từ không bao giờ nên bắt đầu từ
những biện pháp tác động mạnh nhất.
Là giáo viên chắc đồng nghiệp nào cũng coi vấn đề kỉ luật trong giờ học
là quan trọng. Vấn đề kỉ luật trong giờ học là vấn đề xuyên suốt quá trình lên lớp
của mỗi giáo viên. Vấn đề quả thực là lớn, và không chỉ lớn mà còn khó nữa.
Khó khăn chính là ở chỗ không thể nêu ra những biện pháp kỉ luật nào đó thích
hợp cho mọi giáo viên vào mọi hoàn cảnh. Điều mà thích hợp cho giáo viên này,
ngày hôm nay, thì không phải bao giờ cũng thích hợp với giáo viên khác, lớp
khác và thích hợp cho ngày mai. Bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu, tham khảo
Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông, phương pháp giáo dục
kỷ luật tích cực ở trường phổ thông... kết hợp thực tiễn giảng dạy của thầy và
quá trình học tập của học sinh ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, tôi xin nêu
ra đây vài biện pháp kĩ thuật tích cực để giữ kỉ luật trong giờ học.
2.2. Mô tả, phân tích giải pháp
Tất cả những qui tắc duy trì kỉ luật trong giờ học phải đánh trúng những
nguyên nhân căn bản gây ra sự phá rối trật tự. Từ đó yêu cầu đầu tiên là: biết
chắc những nguyên nhân này. Tất nhiên là những nguyên nhân đó có nhiều.
Chúng ta hãy suy nghĩ về một số nguyên nhân.
- Trước hết, đó là tiết học chưa đạt yêu cầu. Thường người ta nói tiết học
tiến hành chưa đạt yêu cầu vì học sinh mất trật tự quá. Nhưng chúng ta cũng cần
có suy nghĩ ngược lại: học sinh mất trật tự vì tiết học không đạt yêu cầu!
Trong một tiết học tốt không bao giờ có kỉ luật tồi, một tiết học tiến hành
tốt tự nó tạo nên kỉ luật – đó là phương tiện tốt để duy trì một trật tự cần thiết

trong các tiết học. Trong một tiết học tốt, tất cả học sinh đều làm việc không lúc
nào bị xao lãng. Từ đó rút ra một qui tắc: hãy kích thích hứng thú của học sinh,
thu hút tất cả học sinh vào công việc mới mẻ, sinh động và vừa sức.
3


- Đôi khi hoàn cảnh khách quan làm ta khó chịu. Ví dụ ngay tiết học trước
vừa làm một bài kiểm tra khó, trong óc tất cả các em vẫn còn đầy những ấn
tượng sốt dẻo, những băn khoăn lo lắng vừa trải qua. Các em chưa thể an tâm
ngay để học tiết học liền sau đó. Giáo viên có thể có một câu pha trò để xóa đi
những sốt dẻo còn đọng lại trong óc các em sau tiết kiểm tra, và thôi nhé không
nên để mất thời giờ quí báu của chúng ta, yêu cầu các em hãy ngừng bàn luận ồn
ào, gấp vở lại lắng nghe câu hỏi của thầy và thầy cũng lắng nghe câu trả lời của
em, được chứ? Sau hai phút tất cả đã im lặng thầy giáo nêu câu hỏi và gọi học
sinh lên bảng trả bài.
- Có thể có trường hợp cả lớp bị một ấn tượng khách quan khác chi phối,
nhưng lại là một ấn tượng mạnh. Thường thường ấn tượng đó là dư âm của tiết
học trước: một tiết học khó, một tiết học không trật tự mà trong đó có thể nói
chuyện “ba hoa” với nhau được, một tiết học quá “vui” về thể dục ngoài trời,
một cuộc chuyển phòng ồn ào… tất cả những cái đó làm hưng phấn hoặc căng
thẳng tinh thần các em, tạo ra một quán tính cảm xúc, làm các em xao lãng công
việc mới. Nếu giáo viên không bình thường hóa tình hình lớp học thì có thể tất
cả các tiết học sau đó sẽ mất trật tự như vậy.
Ta phải làm gì khi cả lớp không thể tự chủ được, cả lớp mất bình tĩnh? Ở
đây không thể đưa ra những lời khuyên cụ thể được. Chúng ta đã thấy trong
trường hợp này giáo viên có thể buộc học sinh chuyển sang một hình thức công
việc nào đó mà tính chất của công việc này đòi hỏi học sinh hết sức tập trung tư
tưởng. Ví dụ những công việc thú vị để chuẩn bị bài học mới, những đối tượng
học tập do giáo viên mang lại như các dụng cụ trên bàn giáo viên, sự mở đầu bài
học một cách thú vị… có thể giúp ích cho công việc này.

Tất cả những phương thức này về thực chất qui về một mối: thu hút sự
chú ý của học sinh bằng những phương tiện đủ mạnh. Cần nói thẳng ra rằng
những câu chuyện, những lời khuyên nhủ bình thường của chúng ta, thậm chí
đôi khi còn kèm theo cả dọa nạt nữa, tuyệt nhiên không phải là phương tiện
mạnh nhất.
- Có trường hợp bài học được bắt đầu một cách tốt đẹp và diễn biến bình
thường. Nhưng bất thình lình, giáo viên thấy một học sinh giở trò tinh nghịch
nào đó. Và thế là bắt đầu một cuộc nói chuyện đạo lí tẻ nhạt và dài dòng… Đối
tượng của bài học bị quên mất, giáo viên cố tập trung chú ý của lớp vào những
tính chất và những phẩm chất của học sinh “mắc nạn” đó, đe dọa sẽ báo cáo lên
Ban Giám hiệu, cha mẹ học sinh, phác họa lên tương lai mờ mịt của “kẻ phá rối”
và nói, nói mãi… Còn các học sinh cả lớp mong chờ một cách mệt mỏi sao cho
“khúc hát” này chóng chấm dứt, nhiều em lo lắng đến lượt mình bị quở trách,
nhiều khi giáo viên nhân cơ hội này không những chỉ “lên lớp” học sinh phạm
lỗi ngày hôm nay mà còn tiếp tục đối với những vi phạm của những ngày trước
đó, tâm trạng làm việc tất nhiên là tiêu tan mất. Thử hỏi, trong những trường
hợp này liệu các bạn có thể cứ tiếp tục giờ học một cách bình thường được
không?
4


- Có trường hợp quá đáng cả lớp tin rằng học sinh đó đúng, chỉ có giáo
viên thì không. Những bộ mặt tối sầm, có những tiếng nói thầm nho nhỏ, nhiều
em muốn bào chữa cho bạn, giáo viên lại quay sang công kích những em “bênh
che” cho bạn… lớp học mất bình tĩnh, không thể tiếp tục bài học một cách bình
thường được …
- Các em học sinh THPT là những người quan sát rất tài giỏi. Ngay tức
khắc các em nhận ra những mặt mạnh và những mặt yếu của người giáo viên
mới, đặc biệt là giáo viên mà các em thấy có vẻ buồn cười. Các em nghịch rất
khéo léo lợi dụng những mặt yếu của giáo viên, từ đó nảy sinh ra những tên lóng

mà cho đến nay các em vẫn có thể còn gán cho giáo viên. Các em thường thiếu
tôn trọng những người buồn cười. Sau đó, bạn rất khó khôi phục được uy tín
trong lòng những em này.
- Cuối cùng, ngay cả một trật tự hoàn hảo cũng có thể bị mất đi do những
nguyên nhân “khách quan”. Trẻ em bị mệt mỏi, trẻ đã mệt có nghĩa là phải cho
chúng nghỉ ngơi chút ít. Một câu nói hài hước tế nhị cũng làm cho trẻ em tỉnh
táo ra và tính chất công việc thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Có tình huống tiết học sau sẽ làm bài kiểm tra, hoặc sau tiết học này giáo
viên công bố điểm bài làm hôm trước. Càng cuối giờ các em càng bị ám ảnh bởi
ý nghĩ: “Mình sẽ làm bài như thế nào?“, “Mình sẽ được mấy điểm”... Giáo viên
phải biết điều đó và đừng làm các em bị kích động một cách vô ích. Hãy vận
dụng tất cả tài năng, nghệ thuật sư phạm của mình để cho công việc thú vị thu
hút mọi tâm tư của trẻ em. Phải chú ý thường xuyên hơn đến những em "trầm tư
mặc tưởng”, không để cho những em “trầm tư mặc tưởng” được yên. Những
điều này sẽ góp phần giúp cho chúng ta có một tiết học tốt: “Một tiết học tốt tự
nó có kỉ luật!”
2.2.1. Những nguyên nhân mất trật tự của một vài học sinh trong giờ học và
hướng khắc phục
2.2.1.1. Nguyên nhân chủ quan và khách quan
Những nguyên nhân gắn liền với tâm trạng chung của lớp. Có một vài học
sinh tiếp nhận tâm trạng đó một cách nhạy bén hơn các em khác và phản ứng lại
một tích cực hơn, đôi khi phản ứng lại một cách không lành mạnh. Chúng dường
như trở thành “những trung tâm”, “những hạt nhân” làm mất trật tự và bằng
những lời phát biểu của mình lại càng làm cho không khí sôi động hơn kéo theo
các bạn khác vi phạm kỉ luật. Để đấu tranh với chúng có kết quả tất nhiên là
trước hết phải làm cho cả lớp bình tĩnh trở lại, khi đó các em nầy cũng bình tĩnh
trở lại.
Nguyên nhân mất trật tự liên hệ với sáng kiến trực tiếp của một vài học
sinh, còn lớp học thì ở trạng thái bình thường. Trong nhóm này có thể chia
thành:

- Những vi phạm do sự tác động ở bên ngoài gây ra. Ví dụ gia đình một
vài em cho rằng môn Sử, Giáo dục công dân,…là những môn phụ; hoặc mẹ nói
5


“Cô giáo dạy toán của chúng mày còn non lắm, cô ta còn trẻ con lắm…”, thế là
một vài trẻ em cũng có thái độ như vậy, thật là tai hại! Hiển nhiên là khi đấu
tranh với những hiện tượng này đòi hỏi phải tiến hành một công tác giáo dục
nghiêm túc với những người thân thích của học sinh.
- Những hiện tượng mất trật tự do chất lượng bài học gây ra: bài học tiến
hành một cách tẻ nhạt, buồn chán, học sinh muốn giải trí. Thế là tư tưởng của
các em vô tình bị phân tán vào những công việc khác bên ngoài. Hoặc công việc
nặng quá các em bị mệt và cũng lại phân tán tư tưởng.
- Những hiện tượng mất trật tự do cuộc sống bên trong của lớp. Ví dụ Lớp
trưởng vừa mới nói cho người bạn bên cạnh phải phát biểu ý kiến trong cuộc
họp chuẩn bị 26/3 sắp tới. Hai người bạn ngồi cạnh nhau này băng khoăn thì
thầm bàn với nhau: tới đây sẽ làm việc như thế nào…?
Như chúng ta thấy, hầu như trong tất cả các trường hợp này các em đều
bận nghĩ đến công việc chung, không có gì là xấu nhưng dù sao trật tự lớp vẫn
bị phá rối và giáo viên phải thường xuyên khôi phục lại. Thật ra điều này cũng
không khó giải quyết nếu giáo viên đã biết nguyên nhân của sự việc và có những
biện pháp phù hợp, kịp thời. Điều tệ hơn là nếu bạn không biết được nguyên
nhân của sự việc và vì thế nhìn các em một cách ác ý, rất dễ tỏ ra bất công và do
đó làm mất quan hệ bình thường giữa thầy và trò. Những ví dụ nói trên cho ta
thấy rõ ràng tình hình học sinh không chỉ sống duy nhất với bài học, khi ngồi
trong lớp không những nó nghĩ đến đối tượng của bài học, còn có nhiều việc
khác làm cho các em bận tâm.
- Những hiện tượng mất trật tự do quan hệ cá nhân không bình thường
giữa giáo viên và học sinh gây ra. Mọi điều khó xử đối với giáo viên đều do điều
này mà ra. Lời khuyên đã rõ ràng: trong lớp không được “khiêu khích”, nói

chung là luôn giữ thái độ giữa thầy và trò cho bình thường.
- Nguyên nhân phá rối trật tự còn có thể là tình trạng ốm đau của học sinh.
Do bị ốm đau nên học sinh dễ bị kích thích, thậm chí còn thô bạo hay uể oải,
lãnh đạm mất tập trung. Khi hành động trong những trường hợp này cần phải hết
sức khéo léo. Sự mất trật tự còn có thể do nhẹ dạ, tính hiếu động quá mức của
một vài học sinh gây ra. Giáo Viên phải luôn luôn chú ý đến những em này và
phải hết sức kiên trì tập cho quen kỉ luật.
2.2.1.2. Những vi phạm “không có ác ý” và “có ác ý”
Những hiện tượng vi phạm có ác ý theo nghĩa nói trên không xảy ra
thường xuyên. Những vi phạm xảy ra thường xuyên chỉ là trò tinh nghịch, tính a
dua, hay thậm chí vì lo cho công việc chung của lớp. Nhưng như chúng ta đã
thấy, nếu cứ để phát triển sẽ biến thành những lầm lỗi có ác ý một cách khách
quan, tuy rằng chúng không nhằm chống lại cá nhân giáo viên, nhưng xét về mặt
khách quan chúng có hại cho công việc học tập của lớp.
Từ những suy nghĩ trên ta rút ra một kết luận thú vị và rất quan trọng
trong thực tế: chừng nào lỗi lầm còn bị hạn chế, tức là chỉ hạn chế ở “những tác
6


giả” của nó, thì nó tương đối vô hại; Học sinh không chú ý, do đó chỉ riêng các
em bị thiệt. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem hành vi của học sinh chỉ như là
một việc riêng của nó, vì giáo viên chịu trách nhiệm về kết quả học tập và kỉ luật
của học sinh, và mọi hành động cục bộ đều có xu hướng biến thành một hành
động phổ biến rộng rãi. Từ đó rút ra một kết luận đối với giáo viên: hãy luôn
luôn cảnh giác và sáng suốt, hãy ngăn chặn sự mất trật tự ngay khi nó còn ở lúc
phôi thai, trước khi những học sinh khác nhìn thấy nó.
- Xin nói vài lời về nhóm học sinh “có ác ý” đặc biệt thường xuyên đối
với giáo viên chúng không yêu mến.
Trước hết, đó là những trẻ em “về nguyên tắc không tôn trọng” nội qui
nhà trường, những em cố ý tỏ ra mình “độc lập” và “dũng cảm” vì sáng kiến làm

trò cười của mình… Có thể chúng không cố ý làm mất trật tự trong giờ học,
nhưng chúng luôn cố ý làm cho cả lớp chú ý tới hoạt động của mình. Chúng ta
cần lưu ý rằng những em phá rối trật tự trong giờ học, luôn có học sinh thán
phục và bắt chước. Chính những học sinh này đã nỗ lực tạo ra “vầng hào quang”
cho kẻ phá rối. Nhiều khi ta cũng thấy một trò gây rối không được ai tán thưởng
thường kết thúc bằng sự mắc cỡ của tác giả tạo ra nó.
2.2.2. Những biện pháp tích cực khôi phục lại trật tự đã mất
2.2.2.1. Hậu quả từ xử phạt không tích cực
Nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn sử dụng các biện pháp kỷ luật này còn
khá “khô cứng” đối với một số học sinh có biểu hiện chậm tiến về đạo đức.
Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách
giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Điều này do hai nguyên nhân:
Giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay
và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo,
kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng,
nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ...) có thể gây ra những hệ quả
nghiêm trọng, làm học sinh mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét
trường học, để lại những “vết sẹo” trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ
thù địch. Vì thế trong quá trình làm công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Giáo viên cần chú ý đến những biện pháp mang tính tích cực, lựa chọn hoàn
cảnh để ứng xử phù hợp với biện pháp đó thì hiệu quả giáo dục sẽ từng bước
được nâng cao. Ví dụ như:
- Đối tượng bị phạt lao động là những học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy
hoặc vấy bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ sở vật chất của trường. Học sinh
sẽ tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra bằng cách vệ
sinh trường lớp.
Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh
biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh
quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách
nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình. Hoặc có thể cho các em

7


Trồng cây xanh với sự hỗ trợ của giáo viên: Học sinh cũng có thể đi trồng cây
(cây cảnh, cây bóng mát, cây thuốc nam…) hoặc chăm sóc cây tạo bóng mát
trong khuôn viên của trường. Những cây cảnh nhỏ học sinh trồng nếu phát triển
tốt có thể dùng làm chậu cảnh đặt trên bàn của giáo viên thay cho những bình
hoa giả vẫn được sử dụng từ trước đến nay. Hoặc ta có thể đặt những chậu cảnh
đó tại góc lớp cạnh bục giảng, hay đặt cạnh cửa sổ tạo không gian trong lành,
thoáng mát, giảm bớt sự căng thẳng trong lớp học.
Để động viên học sinh tích cực hơn trong việc trồng cây và tạo cảnh quan
cho lớp học, ngoài sự khích lệ, khen ngợi của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường
cần tuyên dương trong giờ sinh hoạt dưới cờ những lớp học có không gian sạch
sẽ, dễ chịu và có thẩm mĩ… Biện pháp giáo dục kỉ luật bằng hình thức trồng cây
có ý nghĩa rất lớn, giúp học sinh thêm yêu và gắn bó, biết giữ gìn và bảo vệ ngôi
trường và lớp học của mình.
- Đối với những học sinh vi phạm nội quy như đánh bài, chơi cờ caro, trốn
tiết, chơi điện tử…), Giáo viên tập hợp danh sách huy động những học sinh này
đi lao động giúp đỡ những gia đình học sinh trong trường hoặc lớp có hoàn cảnh
khó khăn mà vươn lên trong học tập… Khó khăn khi thực hiện biện pháp này là
cần rất nhiều thời gian, rất khó xác định lao động những gì để giúp đỡ những gia
đình học sinh khó khăn. Nếu như phân công lao động không hợp lí sẽ lãng phí
thời gian mà không mang lại hiệu quả. Mặt khác, sẽ là bất lợi nếu gia đình học
sinh được giúp đỡ ở địa bàn cách xa trường học.
Để khắc phục những khó khăn này, giáo viên cần liên hệ trước với gia
đình học sinh đó, ngỏ ý giúp đỡ và hỏi thăm trước những công việc mà gia đình
đó cần chia sẻ. Giáo viên phân công lao động và lựa chọn những gia đình học
sinh ở không quá xa địa bàn trường học. Kết quả mà giáo viên hướng tới từ biện
pháp giáo dục này là bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách và sự tự ý thức ở học sinh.

Cũng có thể đối với các em học sinh này, giáo viên sử dụng hình thức kỷ
luật: Đọc sách. Giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh như đến thư viện của
trường tìm đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu. Trong thời gian 1 tuần,
học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn
sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.
Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận
thức của mỗi học sinh khác nhau. Những học sinh vi phạm phần lớn lười học,
không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kém…có học lực trung
bình, yếu kém. Giáo viên không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong
thư viện trường để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm
nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu
một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc.
Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là
giáo viên không cầu toàn về kết quả đọc sách của học sinh, cần lựa chọn những
8


cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề
có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm.
Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, giáo viên hướng
dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu
cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm
được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp.
Giáo viên có thể yêu cầu 1, 2, 3 học sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng
giới thiệu về một đối tượng. Giáo viên lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại.
2.2.2.2. Một biện pháp xử lý kỷ luật tích cực giúp khôi phục lại trật tự lớp
học đã mất
Điều tôi sắp trình bày ở đây không phải là một vấn đề mang tầm tư duy
thời đại, theo cách mà có thể làm thay đổi thế giới hoặc thay đổi một nền giáo
dục, nhưng không thể phủ nhận rằng, nó đang tác động đến tất cả các giáo viên,

một cách đơn giản, mỗi buổi sáng khi chúng ta bắt đầu một ngày với công việc
giảng dạy, điều khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi nhất đó là, lũ học sinh nhất
định không chịu ngồi yên để nghe chúng ta nói. Thực sự đó không phải là điều
dễ dàng. Những năm đầu tiên khi tôi bắt đầu công việc giảng dạy, tôi luôn hình
dung ra một viễn cảnh lũ học sinh sẽ ngồi yên như những con cún con và nuốt
từng lời giảng của giáo viên, nhưng ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã cảm thấy
stress khi mà một số học sinh đang cố gắng nghe giảng mà không nghe được gì
bởi một số học sinh ồn ào, vì vậy tôi đã phải tìm đến các chiến thuật khác nhau.
Hãy hình dung khi chúng ta bước vào một lớp học đông tới 35 học sinh
(hoặc đông hơn) việc mà ta cố gắng dành chút sức lực cuối cùng của một ngày
để quát lên “NGHE…!!!” dường như không phải là điều lí tưởng, vì vậy, tôi sẽ
trình bày một số mẹo nhỏ mà tôi đã học được nhờ các đồng nghiệp khác, thông
qua các tài liệu. Nhưng cũng cần phải chú ý rằng, nhiều “chiến lược” thực sự chỉ
được thực hiện dựa trên sự phù hợp với tính cách của giáo viên, thêm vào đó,
học sinh cũng cần cảm thấy an toàn được bảo vệ, được sự quan tâm chăm sóc
của người lớn, vì thế tôi phải cố gắng dung hòa việc giảng dạy không bị mâu
thuẫn với tính cách cá nhân thường ngày. Dưới đây là một số biện pháp để
những học sinh ồn ào phải giữ trật tự – tập trung vào lời giáo viên nói. Việc sử
dụng nó hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào năng lực giảng dạy, tính cách, sở
thích, phong cách học tập của học sinh… ở các lớp mà ta giảng dạy, phụ thuộc
vào quá trình điều tra tâm lý của ta đối với từng đối tượng học sinh.
2.2.2.2.1. Làm cho học sinh chú ý
Trước khi bạn bắt đầu bài học phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp
chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố giảng dạy khi các học sinh đang ồn ào và
không chú ý.
Các thầy cô ít kinh nghiệm đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ
yên. Đôi khi cách này có kết quả, nhưng làm như thế các em nghĩ rằng các bạn
9



chấp nhận việc các em không để tâm và cho phép các em nói chuyện khi các bạn
giảng bài.
Phương pháp chú ý có nghĩa là bạn đòi các em phải chú ý trước khi bắt
đầu, nghĩa là bạn sẽ đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên. Các
thầy cô có kinh nghiệm biết rằng đứng im không nói gì cả là điều rất hiệu quả.
Họ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 đến 5 giây rồi mới nói và nói bằng giọng
vừa đủ nghe.
Một thầy cô nói giọng nhẹ nhàng thường cũng làm cho lớp học im lặng
hơn là một thầy cô lớn giọng. Học sinh sẽ ngồi im để lắng nghe.
Tóm lại: Ở bất cứ cấp học nào, hãy để học sinh hiểu một cách chính xác
tại sao chúng phải chấm dứt sự ồn ào ngay lập tức khi tín hiệu “giữ trật tự” của
giáo viên được đưa ra. Hãy hình dung ảnh hưởng như thế nào nếu như chúng
không tập trung trong giờ học, bỏ lỡ kiến thức,… Một cách tôn trọng, hãy khiến
học sinh hiểu rằng, điều đó không phải vì uy quyền của giáo viên mà vì kiến
thức của chính chúng.
2.2.2.2.2. Nói thẳng, nói cách trực tiếp
Kỹ thuật nói thẳng là bắt đầu mỗi lớp học bằng cách nói thẳng cho học
sinh biết điều gì sẽ xảy ra. Thầy cô cho học sinh biết là mình và các em sẽ làm
gì trong giờ học này và giới hạn thì giờ cho mỗi việc làm trong lớp.
Cách tốt nhất là dùng chung với cách thứ nhất ở trên bằng cách cho các
em một ít phút vào cuối tiết học để làm những gì các em thích. Thầy cô có thể
kết thúc việc liệt kê các việc làm trong lớp thế này: “Nếu các em làm theo
thầy/cô nói, thầy/cô nghĩ rằng chúng ta sẽ có một ít phút vào cuối tiết học để các
em chơi trò chơi, giải trí, nghe chuyện, nói chuyện…”
Làm như thế, thầy cô biết rằng mình có đủ thì giờ để chờ các em im lặng
mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. Chẳng bao lâu, các học sinh cũng nhận ra
rằng thầy cô càng đợi lâu để bắt đầu lớp học thì các em càng có ít thì giờ tự do ở
cuối tiết học.
2.2.2.2.3. Quan sát
Điểm chính yếu của phương pháp này là đi vòng vòng. Đứng lên và đi

vòng lớp học khi các em đang học hay làm bài để xem các em làm ra sao. Một
thầy cô giỏi sẽ rảo qua cả lớp học trong vòng hai phút sau khi các em bắt đầu
làm bài, để kiểm soát xem các học sinh có làm đúng trang và đề tên mình trên
trang ấy không. Kiểm soát xem có học sinh nào không hiểu đầu bài để có thể
giải thích cho em rõ ràng hơn. Nhờ vậy những em lơ là hay chậm hiểu có thể bắt
kịp và những em đang lơ là chú ý hơn. Tuy nhiên thầy cô không cắt ngang lớp
học để loan báo điều gì trừ khi thấy có một ít em có cùng một trở ngại. Khi ấy
thầy cô nên giải thích cách nhỏ nhẹ cho các em.
2.2.2.2.4. Làm gương
10


Các thầy cô nào tử tế, đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn và có óc tổ
chức làm gương tốt cho học sinh qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình.
Thầy cô nào mà “lời nói không đi đôi với việc làm” sẽ là cái cớ cho học sinh dễ
vô kỷ luật.
Nếu bạn muốn học sinh nói nhỏ nhẹ trong lớp của bạn thì bạn phải nói
nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp giúp các em.
2.2.2.2.5. Dùng dấu hiệu
Khi tôi còn nhỏ, các thầy dạy tôi thường dùng thước kẻ gõ trên bàn khi
muốn chúng tôi chú ý. Có nhiều dấu hiệu thầy cô có thể dùng trong lớp, như
dùng tay, tắt rồi bật điện, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào em nào vô kỷ luật.
Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học cách kỹ lưỡng và bỏ
thì giờ ra giải thích cho học sinh biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu
hiệu ấy.
2.2.2.2.6. Làm chủ môi trường
Một lớp học phải được trang trí làm sao để các em hứng thú khi học. Vì
vậy các thầy cô phải mang theo mình đồ nghề để tạo nên bầu không khí mới mẻ
trong mỗi lớp học cho phù hợp với bài học mình dạy. Đôi khi thầy cô nên đem
theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh. Phải làm sao để

các em cảm thầy gần gũi thầy cô là một điều thích thú. Càng biết và mến yêu
thầy cô nhiều, các em càng muốn làm vui lòng thầy cô bằng cách giữ kỷ luật,
không phải vì sợ mà vì không muốn thầy cô buồn.
2.2.2.2.7. Can thiệp một cách ôn tồn
Hầu hết các học sinh bị gửi lên ban giám hiệu vì cãi nhau hoặc cứng đầu
với thầy cô. Tình trạng này xảy ra vì các thầy cô nóng nảy hay không biết cách
giải quyết vấn đề nên thầy trò trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được
nhiều trường hợp như thế nếu chúng ta bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với
tư cách của một vị thầy.
Một thầy cô giỏi phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành
trọng tâm để mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vòng lớp học, tiên liệu những gì
có thể xảy ra trườc khi nó xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật một
cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là.
Trong lúc giảng bài, thầy cô hãy dùng phương pháp “nhắc tên”. Nếu thấy
em nào nói chuyện hay nghịch, thầy cô nhắc đến tên em đó trong bài giảng một
cách thật tự nhiên. Thí dụ: “Hùng, em có thấy kết quả này thú vị không?” Đang
nói chuyện, tự nhiên Hùng nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại
nghiêm túc mà cả lớp không để ý.
2.2.2.2.8. Kêu gọi tình cảm danh dự của lớp
Khi tình cảm danh dự của lớp đã xuất hiện thì gắn liền với nó là ý thức
trách nhiệm không những chỉ đôi với các cử chỉ của mình mà cả những cử chỉ
của bạn bè cũng xuất hiện. Đây là hoàn cảnh cực kì quan trọng. Nó có nghĩa là
11


từ nay giáo viên không cô độc trong công tác sư phạm với cả lớp, những sáng
kiến của giáo viên sẽ được những lực lượng hăng hái của chính tập thể lớp ủng
hộ.
Bây giờ trật tự trong giờ học duy trì được không những chỉ nhờ những nỗ lực
riêng của giáo viên, cả học sinh cũng quan tâm tới kỉ luật. Công việc của giáo

viên đã dễ dàng hơn nhiều.
2.2.2.2.9. Áp dụng kỷ luật cách cương quyết
Đây là cách kỷ luật độc đoán nhưng rất có hiệu quả vì học sinh rất sợ sự
nghiêm khắc. Thầy cô làm chủ và không học sinh nào có quyền làm trái luật hay
làm phiền các học sinh khác trong lớp học. Muốn thế thì phải đưa luật ra một
cách rõ ràng và phải áp dụng cách tuyệt đối.
2.2.2.2.10. Ra lệnh cách quả quyết: Thầy muốn…
Đây là một phần của cách trên. Dùng để đương đầu với những học sinh vô
kỷ luật. Nói thẳng cho các học sinh này biết là các em phải làm gì một cách rõ
ràng. Thầy cô biết dùng phương pháp này phải làm cho học sinh này chú ý đến
điều tốt mình muốn em ấy làm, chứ không phải tập trung vào sự vô kỷ luật của
em. Nói: “Thầy muốn em là…”, “Thầy yêu cầu em…”
Thầy cô có ít kinh nghiệm sẽ nói: “Thầy muốn em không làm…” hay
“Em không được làm…”. Nói như thế sẽ làm cho các em chối cãi và đâm ra
tranh luận với học trò vì chúng ta chú trọng đến hành động vô kỷ luật của các
em…
2.2.2.2.11. Cách nói 3 bước
Dùng ba bước để diễn tả điều bạn muốn nói với một học sinh phạm kỷ
luật:
1. Nói lên việc làm của học sinh: “Trong khi thầy đang giảng thì em nói
chuyện”
2. Nói lên hậu quả cuả việc làm của học sinh: “và như thế thầy phải ngưng
giảng…”
3. Cho học sinh này biết bạn cảm thấy ra sao: “Thầy thấy buồn.”
Một thầy cô nói với một em nghịch nhất lớp rằng: “Thầy không biết thầy
đã làm gì mà em không kính trọng thầy như các em khác trong lớp. Nếu thầy đã
nóng nảy hay làm gì cho em buồn, làm ơn cho thầy biết. Thầy có cảm giác là
thầy đã làm gì cho em bất mãn nên em tỏ ra không kính trọng thầy.” Và học sinh
ấy không còn nghịch trong lớp nữa.
2.2.2.2.12. Kỷ luật có tính tích cực

Dùng những điều luật diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn học sinh học
tập, chứ đừng liệt kê những điều học sinh không được làm. Thay vì nói “không
được chạy trong phòng” thì nói “đi thật trật tự trong phòng.” Thay vì nói “không
được đánh nhau” thì nói “giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa.” Thay vì nói
12


“đừng nhai kẹo cao su” thì nói “để kẹo cao su ở nhà.” Nói đến các điều luật như
là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các học sinh biết rằng đây
là những điều bạn mong các em giữ trong lớp học.
Đừng tiếc lời khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, thì hãy nhìn nhận
ngay. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là có thể khuyến
khích các em.
2.3. Kết quả thực hiện
Qua nhiều năm áp dụng các vận dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích
cực vào công tác giảng dạy đã tạo ra bầu không khí thi đua học tốt một cách sôi
nổi trong lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở lớp, ở trường.
Trong quá trình thực hiện, tôi luôn quan sát, theo dõi sự tiến bộ của học sinh ở
các lớp dạy, ở lớp chủ nhiệm để từ đó có kế hoạch điều chỉnh hợp lý các phương
pháp giáo dục, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. Nhờ đó mà kết quả
học tập bộ môn Toán và kết quả hai mặt giáo dục của lớp chủ nhiệm ngày càng
được nâng cao. Cụ thể:
Thống kê kết quả giảng dạy bộ môn Toán trong 3 năm thực hiện biện pháp
Số
học
sinh

Năm học

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

HS trên
điểm TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


2015 – 2016

103

24

23.3

27

26.2

48

46.6

4

3.88

99

96.12

2016 – 2017

106

36


34

33

31.1

34

32.1

3

2.83

103

97.17

Học kỳ 1
2017 – 2018

113

42

37.2

37

32.7


31

27.4

3

2.65

110

97.35

Biểu đồ thể hiện kết quả giảng dạy môn Toán trong 3 năm
thực hiện giải pháp
60
50
40
30
20
10
0
2015 - 2016

2016 - 2017
Giỏi

Khá

Trung bình


13

Học kỳ 1, 2017 - 2018
Yếu

Kém


* Số học sinh đạt giải Toán internet cấp tỉnh và cấp quốc gia:
- Năm học 2015 – 2016: 03 học sinh đạt giải cấp tỉnh
- Năm học 2016 – 2017: 09 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 02 học sinh đạt giải
khuyến khích cấp Quốc gia
- Năm học 2017 – 2018: Không tổ chức thi Toán và Tiếng anh trên mạng
internet
Hiệu quả mang lại từ việc thực hiện
biện pháp

Tính cần thiết của biện pháp
Không cần
thiết

Cần thiết

Rất cần
thiết

Không hiệu
quả


Hiệu quả

Rất hiệu
quả

0%

8,6%

91,4%

0%

18,2%

81,8%

0
8.6

91.4
Không cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

Không hiệu quả

Hiệu quả


Rất hiệu quả

Qua các minh chứng đã nêu trên có thể khẳng định việc Việc vận dụng
một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giữ kỷ luật trong giờ học ở trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu đã tác động tích cực đến nhận thức, tạo động lực
thúc đẩy tinh thần, thái độ học tập, tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh ngày
càng tốt hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình giáo dục của nhà trường ngày
càng phát triển bền vững.
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
Qua những kết quả đã đạt được nêu trên, để có thể vận dụng tốt các biện
pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong việc giữ kỷ luật lớp học mỗi giáo viên cần
lưu ý những vấn đề trọng tâm sau:
- Đặt nội quy ngay từ đầu: Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm
học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. Học sinh nhanh chóng nắm
bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được
cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi giáo viên “lờ” đi những sự quậy
phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt
các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn.
Vì vậy ngay từ đầu, giáo viên phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.
14


- Công bằng là chìa khóa: Học sinh hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công
bằng và điều gì thì không. Vì thế, giáo viên phải đối xử bình đẳng đối với tất cả
học sinh nếu muốn được học sinh tôn trọng.
- Luôn luôn nhất quán: Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc
phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn
"lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và

ngày hôm sau bạn chì chiết một học sinh vì một lỗi nhỏ, học sinh của bạn sẽ
nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn.
- Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt: Nếu có một vài
học sinh đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu
bài mới, gọi một trong các học sinh đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu
hút học sinh quay trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết
rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những học sinh
hiếu học.
- Ngừng sự phá rối với một chút hài hước: Đôi khi những tiếng cười lại giúp
"kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều giáo viên nhầm lẫn giữa
những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh
chóng "hóa giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối
quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất
nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại
nhận thấy bị xúc phạm.
- Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp: Hãy tin tưởng rằng học sinh là những trẻ
ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách
bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những
mong muốn của bạn với học trò.
- Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được: Ta cần chọn ra nguyên tắc và cần
làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. Học sinh cần hiểu cái gì được và cái gì
không được chấp nhận. Hơn nữa, ta nên lường trước hậu quả nếu phá bỏ các
nguyên tắc.
- Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái: Nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin
tưởng học sinh sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng học sinh này luôn quậy
phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó,
bạn sẽ không đối xử với học sinh ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật
tự thêm.
3.2. Khuyến nghị
Từ những ví dụ trên cho thấy, để triển khai có hiệu quả công tác giáo dục

bằng kỷ luật tích cực, vai trò của người quản lý vô cùng quan trọng. Theo đó,
những công việc cần triển khai là:
- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện
pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường;
15


- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách
nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường về vấn đề đổi mới phương
pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực;
- Chỉ đạo nội dung đổi mới cụ thể bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật
tích cực; tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực tiễn đổi mới phương
pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực;
- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp
bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực;
- Tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho quá trình đổi mới phương pháp
chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp kỷ luật tích cực của Tiến sĩ Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học
và tổ chức Plan Việt Nam
2. Tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi của ThS. Lý Minh Tiên - TS.
Nguyễn Thị Tứ (Chủ biên) - ThS. Bùi Hồng Hà - ThS. Huỳnh Lâm Anh
Chương, Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

17




×