Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 14 trang )

www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
------------------I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: HOÀNG THỊ NGUYỆT
2. Ngày tháng năm sinh: 1978
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ :1A/13Khu phố 5 – Phường Trảng Dài – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: 01238698868
6. Chức vụ: giáo viên
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
-

Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Sư Phạm

-

Năm nhận bằng: 2001

-

Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
-

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch Sử


-

Số năm có kinh nghiệm: 11 năm

-

Các sáng kiến kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong 6 năm gần đây:

 Sử dụng hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử địa phương
 Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2007 – 2008 theo Quyết định số
1208/QĐKT của Giám đốc sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2007 – 2008 theo Quyết định số
2508/QĐ.GD – ĐT của Giám đốc sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai ngày 30/7/2008

Trang | 1


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

A, MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những năm gần đây chúng ta thấy tình trạng trừng phạt thân thể (TPTT) ở trường
học ngày càng nhiều. Điều này không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Sự xuất hiện và tồn
tại của nó gắn liền với quan điểm giáo dục “yêu cho roi cho vọt” của người lớn.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo. Ngoài
những điểm tích cực tư tưởng Nho giáo có những mặt hạn chế như thừa nhận sự độc
đoán, gia trưởng, trọng nam khinh nữ - là những nguyên nhân gây ra bạo lực. Câu thành

ngữ của cha ông ta “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cho đến nay vẫn được
nhiều người giáo viên và cha mẹ thừa nhận. Trong báo cáo đánh giá thực hiện Quyền trẻ
em. Ủy ban cũng bày tỏ lo ngại rằng trẻ em Việt Nam còn phải chịu nhiều hình thức bạo
lực và đối xử tàn tệ, bao gồm lợi dụng, thờ ơ và trừng phạt thân thể.
Như gần đây chúng ta thấy tình trạng TPTT xảy ra ở một số trường học trong cả
nước. Như trường hợp một giáo viên ở Đồng Nai đã dùng com pa và que tầm vông để
đánh học sinh khi học sinh không nhận mình đốt diêm trong lớp. Hay sự việc ở Thái Bình
một cô giáo đã dùng thước kẻ để đánh vào mặt học sinh làm cho học sinh bị gãy xương
mũi và phải nằm điều trị dài ngày. Hay ở TPHCM thầy giáo đã đánh học sinh 20 roi chỉ
vì cha mẹ vắng mặt trong buổi họp phụ huynh. Hay ở Đồng Tháp một học sinh nữ chưa
tròn 13 tuổi đã quyết định tìm đến cái chết vì bị cô giáo khám xét cặp trước mặt bạn bè,
lại bị áp đặt chuyện ăn cắp tiền và nghĩ đến việc phải lên ban giám hiệu vào sáng hôm
sau….Thực trạng trên đã để lại những hậu quả hết sức đáng tiếc và đau lòng. Điều đó
cũng cho thấy một bộ phận giáo viên chưa được trang bị cũng như đào tạo kỹ lưỡng về
các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực . Họ cảm thấy TPTT là biện pháp duy nhất để
giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học sinh mắc lỗi.
Qua các sự việc đã xảy ra và hậu quả của nó tôi nhận thấy rằng cần phải có những
biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo dục học sinh. Thông qua tìm hiểu tham khảo ý
kiến đồng nghiệp và những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm của
mình tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giáo dục thay thế cho TPTT. Đó cũng là
lý do chọn đề tài “ Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ
luật tích cực”
Đề tài gồm 3 phần
Phần I: Vấn đề TPTT trẻ em. Sự cần thiết phải chấm dứt tình trạng này.
Phần II: Một số biện pháp quản lý lớp học theo hướng kỷ luật tích cực thay thế
việc TPTT trẻ em.
Phần III: Kết luận.

Trang | 2



www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện đề tài.
1. Khó khăn:
- Tài liệu tham khảo không nhiều.
- Vấn đề thay đổi quan điểm một số người không phải là dễ.
- Đối với một số trường hợp học sinh thuộc dạng cá biệt thì hiệu chưa đạt được kết
quả như mình mong muốn.
2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô đồng nghiệp.
- Sự hợp tác tích cực của học sinh lớp chủ nhiệm.

Trang | 3


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

B. NỘI DUNG.
I) Thực trạng trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt nam.
1. Khái niệm về kỷ luật và trừng phạt thân thể.
Theo quan niệm của đa số thì TPTT là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc
người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương trẻ về thể xác ( đánh đập,
quỳ gối …) và tinh thần ( chửi mắng, sỉ nhục, bỏ mặc…).
2.Thực trạng TPTT trẻ em ở Việt nam.
a.Trừng phạt vẻ thể xác như đánh đập…

Trừng phạt trẻ em không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Sự xuất hiện và tồn tại của nó
gắn liền với quan điểm giáo dục “yêu cho roi cho vọt” của người lớn. và gần đây thực
trạng TPTT xảy ra ở nhiều trường học trong cả nước. Như việc cô giáo dùng com pa và
que tầm vông để đánh học sinh,
Như gần đây dư luận ở Đà Lạt rất xôn xao về vụ việc một học sinh trung học bị thầy giáo
đánh đổ máu ngay tại trường. Sau hơn 1 ngày bị thầy giáo Lê Cao Tánh đánh trọng
thương, em Phạm Hoàng Minh Trí (lớp 10B2, Trường THPT Bán công Nguyễn Du, Đà
Lạt ) vẫn còn trong tình trạng hoảng loạn và chưa ngồi dậy được. Phạm Hoàng Minh Trí
bị thầy Lê Cao Tánh đánh rạn xương mũi chính và chấn thương ổ bụng

Hay gần đây nhất em Lê Quang Vinh (4 tuổi, ở quận Tân Phú, TP HCM) chỉ vì em lười
ăn nên bị cô giáo Trần Thị Xuân Nữ, nhóm trẻ tư thục Hoa Lan trong quận cho vào cầu
thang máy dùng để đưa thức ăn,và nhấn nút cho cầu thang xuống tầng trệt. Nhưng kết cục
lại thật đau lòng do quá sợ hãi em nhỏ đã bám víu vào cầu thang và kết quả là em bé đó bị
bong da đầu và gãy xương vai và thương tích đầy mình.

Trang | 4


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Hay một số trường hợp mà tôi đã nêu ra trong phần lý do chọn đề tài..
b, Trừng phạt về tinh thần như chửi bới, sỉ nhục, bỏ mặc.
Hành vi chửi bới, sỉ nhục,…nó không để lại thương tích về thân thể nhưng nó lại để lại
hậu quả tinh thần hết sức nặng nề. Như trường hợp giáo viên dạy tiếng Anh ở Hải Phòng.
Hay sự việc ở Đồng Tháp một học sinh nữ chưa đầy 13 tuổi đã quyết định tìm đến cái
chết vì bị cô giáo xét cặp trước mặt cả lớp và bị mang tiếng ăn cắp tiền của bạn. Qua một
số sự việc trên chúng ta thấy được hậu quả của TPTT về mặt tinh thần cũng để lại hậu

quả vô cùng nghiêm trọng.
Sở dĩ có những tình trạng trên là do một số giáo viên chưa được trang bị cũng như đào tạo
đầy đủ khả năng xử lý tình huống theo phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.một số giáo
viên cho rằng đánh đập hay chửi bới hù dọa là một biện pháp có hiệu quả
3. Nguyên nhân của việc sử dụng biện pháp TPTT trẻ em.

Trang | 5


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
Khi sử dụng biện pháp TPTT trẻ em thì người ta thường đưa ra những lời lẽ ngụy biện
cho việc làm của mình.
Có người cho rằng biện pháp TPTT có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT trẻ em
sẽ sợ và lập tức làm ngay theo yêu cầu của người lớn. Hay lại có người nói việc TPTT trẻ
em cũng đâu có ảnh hưởng lâu dài , nặng nề lắm. Nhưng trên thực tế chúng ta thấy hậu
quả của nó lại rất nghiêm trọng. Nó không để lại hậu quả cho trẻ mà nó còn ảnh hưởng cả
đến gia đình và xã hội.
Đối với trẻ nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ. TPTT có thể trẻ
sẽ tự ti, mặc cảm, mất lòng tin và xa lánh người lớn, trở nên thụ động và khó hòa nhập
với cộng đồng. Cũng có trẻ sẻ bất mãn và trở nên lì lợm, hung dữ. Đôi khi những tác
động của TPTT làm thay đổi cuộc đời của trẻ theo hướng tiêu cực : như nghiện ma túy,
phạm tội, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết bất đồng với người khác, kể cả việc giết
người.
Hậu quả đối với những người khác: ảnh hưởng đến cảm xúc của giáo viên như ân hận,
tự trách mình….Ngoài ra còn ảnh hưởng đến mối quan hệ của giáo viên. Ảnh hưởng đối
với gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Bên cạnh đó TPTT trẻ em không phù hợp với đạo
đức nghề nghiệp của người giáo viên, không đáp ứng mục tiêu giáo dục, không hỗ trợ
thực hiện các mục tiêu giáo dục.Vì thế cần thiết phải chấm dứt tình trạng TPTT trẻ em.

II.Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực thay thế việc TPTT trẻ em.
Như chúng ta đã biết, TPTT trẻ em là biện pháp giáo dục không mang lại hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải tìm ra những biện pháp giáo dục khác có tác động đến
quá trính phát triển của trẻ, mang tính nhân văn và phù hợp với tình hình phát triển hiện
nay.
1. Khái niệm vế giáo dục kỷ luật tích cực.
Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt
Nhất của trẻ , không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa mãn giữa
người lớn- trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
2. Sự cần thiết phải sử dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Qua tìm hiểu về thực trạng TPTT trẻ em chúng ta phần nào thấy được hậu quả của nó và
vì sao cần phải chấm dứt TPTT.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học
sinh và giáo viên.
Chúng ta cùng xem cách xừ lý tình huống của 2 giáo viên để so sánh
Một học sinh đang làm việc riêng khi cô giáo đang giảng bài, giáo viên liền gọi em đứng
dậy và trả lời câu hỏi. học sinh giật mình đứng dậy và không trả lời được.
Giáo viên 1
Giáo viên 2
Cô nhắc lại câu hỏi
1.Em nào giúp bạn trả lời câu hỏi này?
1.Học thì dở, nói chuyện thì hay! Đứng
2.Em nhắc lại đi.
đó
3. Em trả lời được rồi!
2.Ai trả lời?
4. Lần sau nhớ tập trung vào bài học nhé!
3.nhắc lại đi!
4.xòe tay ra ( đánh 2 cái vào tay )
5. Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm nữa


Trang | 6


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
thì mời phụ huynh nghe chưa!

Qua hai tình huống trên chúng ta có thể nhận thấy, đối với cách xử lý của giáo viên thứ
nhất học sinh sẽ không bị tổn thương , em sẽ không làm việc riêng nữa và chú ý vào bài
học. Còn đối với cách xử lý của giáo viên thứ 2 học sinh sẽ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm.
Lợi ích đối với gia đình, nhà trường và xã hội: Nhà trường gia đình, cộng
Đồng và xã hội sẽ có nhiều lợi ích khi có những công dân được giáo dục bằng các biện
pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Lợi ích lâu dài là cả xã hội có một môi trường sống hòa
bình trong đó mọi người cảm thấy an toàn, tôn trọng lẫn nhau, giải quyết các xung đột
mâu thuẫn thông qua việc thảo luận.
+ Nhà trường trở thành trường học thân thiện, an toàn tạo được niềm tin đối với xã hội.
+ Xã hội có những công dân tốt, có thể phục vụ cống hiến cho gia đình và xã hội tương
lai.
+ Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.

3. Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
a. Thay đổi cách cư xử trong lớp học.
- Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán. Trong việc xây dựng các quy tắc cần
đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà giáo viên mong đợi ở học sinh của mình.
Những mong đợi về mặt tư cách đạo đức và học tập. Học sinh sẽ cố gắng thực hiện các
quy tắc mà giáo viên đã đưa ra khi các em ý thức được rằng giáo viên thực sự tin tưởng
vào khả năng của các em và các quy tắc đề ra phù hợp với lòng tin ấy.
Nhưng trong khi xây dụng quy tắc chúng ta cũng không nên đề ra quá nhiều quy tắc.

Vì điều đó sẽ làm cho trẻ lúng túng và cảm thấy bị gò bó. Mà chúng ta nên chú trọng vào
những quy tắc quan trọng. Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá
trị cơ bản như: sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau, lòng nhân ái và sự trung thực. Các quy
tắc đề ra cần có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.
Khuyến khích động viên tích cực. Biện pháp này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc khen ngợi, động viên trẻ khi có hành vi tích cực. Đối với biện pháp này có thể tổ
chức thi đua giành danh hiệu lớp tiêu biểu, hoặc tổ chức thi đua học sinh tích cực trong
tuần… và hình thức khen thưởng cũng có thể bằng nhiều hình thức như là cộng điểm
hạnh kiểm nếu là giáo viên chủ nhiệm và có thể cộng điểm học tập nếu là giáo viên bộ
môn. Cũng có thể chỉ cần một lời tuyên dương trước lớp khi các em có những biểu hiện
tốt. Hoặc chúng ta có thể tổ chức những ngày hội vui chơi nhân các dịp lễ tết ví dụ như
ngày 26-3 đây thực sự là ngày hội đối với các em – một ngày không có bài tập, một ngày
không phải lo sợ lỡ chưa học bài.

Trang | 7


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Trang | 8


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

- Những hình thức xử phạt phù hợp và nhất quán: khi những yêu cầu, mong đợi đã được
đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng với những hành vi

vi phạm và các biện pháp phải được áp dụng một cách nhất quán.
+ Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy cho học sinh biết rằng thái độ hành vi
của các em như vậy là ai, sự lựa chọn cách xử lý đó không phải là sự lựa chọn đúng đắn.
Và chúng ta cũng cấn cố gắng không sử dụng hình phạt mà các em cảm thấy mình là kẻ
bỏ đi, vô dụng.
+ Không sử dụng những hình thức phạt mang tính bạo lực.
+ Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh.
+ Khi áp dụng hình thức xử phạt nên nói rõ sai phạm của học sinh.
+ Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng và bình tĩnh.
Làm gương trong cách cư xử. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Giáoviên cần phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức, thái độ, hành
vi. Trẻ em học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và từ những người xung
quanh. Nếu người lớn dùng bạo lực thì trẻ em cũng sẽ làm theo. Nếu giáo viên cư xử một

Trang | 9


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
cách nhẹ nhàng, khoan dung, độ lượng, kiên trì, nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư
xử đó.
b. Quan tâm đến khó khăn của học sinh.
Các chuyên gia nghiên cứu tâm lý về trẻ em ở trường học đã kết luận rằng những
vấn đề về thái độ và cách cư xử của trẻ phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà
các em phải đối mặt trong cuộc sống. Để có được cách ứng xử tốt nhất chúng ta cần tìm
hiểu kỹ về đối tượng, hoàn cảnh học sinh của mình.Ví dụ như chúng ta nên tím hiểu xem
trẻ có khó khăn về kinh tế hay không, hoàn cảnh gia đình các em như thế nào. Tìm hiểu
xem các em có bị ngược đãi hay không, có bị hánh hạ về thân thể, hay hành hạ về tinh
thần hay không…Để làm được điều này chúng ta cân phải lắng nghe những điều các em

muốn nói, biểu lộ sự cảm thông qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Bằng cách đó chúng ta thể
hiện được một cách chân thành điều mà mình mong muốn.
Tạo điều kiện để các em cùng với giáo viên xây dựng nội quy của lớp. Qua đó
chúng để các em thấy được vai trò của mình trong lớp học, đồng thời phát huy được tinh
thần tập thể và tinh thần trách nhiệm của các em.
Ngoài ra chúng ta cần phải thiết lập một mạng lưới trợ giúp như sự trợ giúp giữa
đồng nghiệp với nhau, cùng nhau trao đổi, bàn bạc về cách giải quyết một tình huống
phức tạp nào đó.Hay là sự trợ giúp từ cộng đồng , ví dụ như sự trợ giúp đắc lực của phụ
huynh. Để có được sự giúp đỡ của phụ huynh chúng cần tổ chức các buổi gặp gỡ giữa
giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh.

Trang | 10


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

c. Tổ chức các hoạt động gắn kết.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, để đem lại niềm vui cho các em, tạo cho trẻ sự tham gia
công bằng.

Trang | 11


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
- Xác định các hình thức khen thưởng và xử phạt.
- Thường xuyên liên hệ trao đổi với cha mẹ học sinh.

- Liên hệ với cha mẹ khi học sinh có vấn đề.
Trong quá trình thực hiện một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tôi đã thu được một
số kết quả tích cực nhất định. Thông qua phiếu thăm dò đối với 48 học sinh lớp chủ
nhiệm thì gần 80% học sinh cảm thấy phấn khởi và tích cực hơn khi cô vào lớp mà không
la mắng chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở các em khi vi phạm. Bên cạnh đó có khoảng 10% cho rằng
nếu giáo viên không dùng biện pháp như chủi bới hay đánh đập thì một số học sinh thuộc
đối tượng cá biệt của lớp sẽ không sợ. Còn 10 phần trăm còn lại thì không có ý kiến.
Đối với nhà trường chúng ta so sánh tỉ lệ hạnh kiểm của năm học2009-2010 và
năm học 2010-2011 chúng ta sẽ thấy

KH
ỐI
10
11
12
TC

S
L
30
2
30
1
26
9
87
2

XẾP LOẠI HẠNH
2009 - 2010

TỐT
KHÁ
S
SL TL
TL
L
22 74.17
21.85
4
%
66 %
20 68.11
23.92
5
%
72 %
22 82.53
15.61
2
%
42 %
65 74.66 18 20.64
1
%
0 %

KIỂM NĂM HỌC
TB
S
L

1
2
2
4
5
4
1

TL
3.97
%
7.97
%
1.86
%
4.70
%

YẾU
S
TL
L
0.00
0 %
0.00
0 %
0.00
0 %
0.00
0 %


KÉM
S
TL
L
0.00
0 %
0.00
0 %
0.00
0 %
0.00
0 %

Trang | 12


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH
KIỂM NĂM HỌC 2010-2011
Kh
ối

TS
HS

Kh

ối
10
11
12
TC

26
9
28
5
26
3
81
7

HẠNH KIỂM
Tốt

226
214
231
671

TL
84,01
%
75,09
%
87,83
%

82,13
%

Khá

38
58
31
127

TL
14,13
%
20,35
%
11,79
%
15,54
%

T
B

TL

Yếu TL

5

1,86%


0

0,00%

13

4,56%

0

0,00%

1

0,38%

0

0,00%

19

2.33%

0

0,00%

Qua bảng thống kê hạnh kiểm của 2 năm học chúng ta thấy được tác dụng tích cực của

việc sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
III . KẾT LUẬN.
Qua việc tìm hiểu về thực trạng TPTT và việc sử dụng biện pháp giáo dục tích
cực. Chúng ta thấy được hiệu quả của việc sử dụng biện pháp giáo dục tích cực. chúng ta
thấy được một thực trạng về TPTT trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi và hậu quả của nó thì
thật là đáng tiếc. Vì thế theo tôi chúng ta cần chấm dứt tình trạng TPTT. Nhưng bên cạnh
đó một số thầy cô vẫn cho rằng trừng phạt thân thể vẫn nên duy trì vì nó vẫn có hiệu quả.
Vậy theo ý kiến của quý thầy cô nên hay không nên sử dụng TPTT đối với trẻ em?

Trang | 13


www.huongdanvn.com

Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Tài liệu tham khảo.
Tài liệu về một số phương pháp giáo dục tích cực.
Quyền trẻ em của Liên hợp Quốc
Một số tài liệu liên quan khác
Các tài liệu từ các kênh thông tin khác.

Người thực hiện

Hoàng Thị Nguyệt

Trang | 14




×