Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường tiểu học lê tất đắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ TẤT ĐẮC”

Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lê Tất Đắc
Thị trấn Bút Sơn - Hoằng Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2019
1


MỤC LỤC:
Mục lục
I. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.3. Các giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại
trường tiểu học Lê Tất Đắc
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị , đề xuất
Danh mục tài liệu tham khảo

1
2
2
2
2
3
4
4
5
7
16
20
20
20
22

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi với xu hướng hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng. Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt
ra những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt là
việc giữ gìn, phát triển văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
2



Văn hóa nhà trường là tập hợp các nguyên tắc, giá trị và niềm tin, nghi thức
và nghi lễ, các biểu tượng và câu chuyện hay giai thoại tạo nên cái “tôi” của nhà
trường và định hướng các thành viên trong nhà trường cùng nhau làm việc. Nó
cũng biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị,
phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu không khí, tâm huyết, truyền thống tôn sư trọng
đạo, ứng xử và cả những hệ thống cấu trúc vật lý nhà trường.
Có thể nói văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân
cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành
những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri
thức để trở thành những công dân có ích cho cộng đồng và xã hội. Vì vậy, vấn đề
xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và thiết
thực đối với từng nhà trường.
Song hiện tại những tồn tại trong các nhà trường mà chúng ta cần phải quan
tâm như chất lượng đạo đức ở một bộ phận học sinh còn hạn chế, việc xây dựng giá
trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường
chưa được quan tâm thích đáng và chưa thể hiện được nét riêng trong bản sắc văn
hóa từng nhà trường. Việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như cảnh quan môi trường
cũng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu hiện tại của các nhà trường.
Với cương vị là một hiệu trưởng nhà trường đặt tại trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị của huyện nhà, yêu cầu bản thân tôi, người đứng đầu nhà trường rất
mong muốn tìm ra những giải pháp để khắc phục tồn tại trên, làm sao để xây dựng
được một ngôi trường hiện đại về cấu trúc vật lý, chuẩn về hệ thống giá trị niềm tin
của phụ huynh, mẫu mực về cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường với
nhau, được phản ánh rõ nét qua các hiện thực văn hóa. Vì thế nên tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường tiểu
học Lê Tất Đắc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, sáng kiến kinh nghiệm nhằm đề
xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường có tính khả thi, phù hợp với

thực tế quản lý giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện đồng bằng ven
biển Hoằng Hóa nói chung và trường tiểu học Lê Tất Đắc - thị trấn Bút Sơn nói
riêng, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và giáo dục phát triển toàn
diện nhân cách cho học sinh trong điều kiện hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Chỉ thực hiện tại trường tiểu học Lê Tất Đắc - thị trấn Bút Sơn - Hoằng Hóa Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ, tiếp cận
các giá trị, các hoạt động nhân cách, tiếp cận dựa trên những chủ trương chính sách
của đảng, Nhà nước;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp đàm thoại;
3


- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Khái niệm về văn hóa nhà trường:
- Theo tác giả (Stolp và Smith 199,1995)cho rằng: Văn hóa nhà trường có thể
được đinh nghĩa như là các kiểu ý nghĩa được lưu truyền theo lịch sử. Nó bao gồm
những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, các lễ hội, các lễ nghi, những câu chuyện thần
4


thoại và được hiểu theo các mức độ khác nhau bởi các thành viên trong cộng đồng
nhà trường.
- Theo tác giả Tableman (2004), văn hóa nhà trường phản ánh các ý tưởng
được chia sẻ về các nhất trí cơ bản, về các giá trị và niềm tin và các hiện thực văn

hóa tạo nên sự đồng nhất của nhà trường và là chuẩn cho các hành vi mong đợi.
- Schein (1983) và Deal và Pe terson thì cho rằng: Văn hóa nhà trường là một
tổ hợp bao gồm những tiêu chuẩn, quy phạm, giá trị, niềm tin, nghi lễ, những biểu
tượng và sự kiện đã diễn ra tạo nên “nét riêng” của trường.
2.1.2. Các thành tố cấu thành văn hóa nhà trường:
- Yếu tố hiện thực bao gồm các thành tố như biểu tượng, nghi lễ, giai thoại,
các mẫu hành vi nhìn và nghe thấy.
- Các giá trị và niềm tin (ý thức về cái phải làm).
- Các nguyên tắc về hành vi (các nhất trí cơ bản).
Các thành tố văn hóa nhà trường có thể được biểu thị qua sơ đồ sau:
Mức độ 1: Nhất trí cơ bản và niềm tin
Cái gì cũng tin hiển nhiên là đúng
Tiềm ẩn và khó nhìn
nhất, nhưng dễ giải
thích nhất

Mức độ 2: Giá trị văn hóa: Cái cho là
quan trọng - ý thức về cái phải làm (mức
độ cao hơn của nhận thức)

Dễ nhìn nhất, nhưng
khó giải thích nhất

Mức độ 3: Hiện thực văn hóa
Nhận thức về nhà trường như thế nào?
(hay VHNT được diễn tả như thế nào?)
(qua biểu tượng, giai thoại, ngôn ngữ…
và các mẫu hành vi)
2.1.3. Các chức năng của văn hóa nhà trường:
Dù rằng không có nền văn hóa nào là tốt nhất, nhưng văn hóa nhà trường hiệu

quả cũng sẽ thúc đẩy sự gắn kết, tâm huyết và những ràng buộc nhất định. Một số
chức năng văn hóa quan trọng của một tổ chức nhà trường, đó là:
+ Văn hóa hình thành tính đồng nhất trong nhà trường.
+ Văn hóa thắt chặt sự gắn bó với nhà trường.
5


+ Văn hóa thúc đẩy sự ổn định trong hệ thống xã hội.
+ Văn hóa là chất keo gắn kết nhà trường lại với nhau và đưa ra các tiêu chuẩn
hành vi thích hợp.
+ Văn hóa góp phần định hướng và định hình thái độ và hành vi của hội đồng
nhà trường.
2.1.3.4. Vai trò của văn hóa nhà trường:
- Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào.
- Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc.
- Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
2.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường:
- Kinh tế thị trường.
- Quá trình toàn cầu và hội nhập.
- Kinh tế tri thức và nhu cầu phát triển tổ chức biết học hỏi.
- Văn hóa dân tộc và văn hóa học tập của dân tộc.
- Thực trạng văn hóa học đường.
- Điều kiện vật chất cho thực thi các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
- Năng lực và phong cách của người lãnh đạo quản lý.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Tình hình địa phương:
Trường tiểu học Lê Tất Đắc, nằm dọc theo Quốc lộ 10 thuộc thị trấn Bút Sơn,
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dân số 5532 người/1521 hộ. Phụ huynh học
sinh chủ yếu là cán bộ công chức nhà nước; tiểu thương và công nhân. Phần lớn

cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Số hộ nghèo vẫn còn.
2.2.2. Đặc điểm trường tiểu học Lê Tất Đắc:
Trường tiểu học Lê Tất Đắc thành lập từ tháng 9/1990 được tách từ trường
Thị trấn. Đội ngũ giáo viên ổn định, với tỉ lệ 1,2 GV/lớp. Số giáo viên đạt chuẩn
100%, giáo viên trên chuẩn 19/20 tỉ lệ 95.0%; trường có giáo viên chuyên các môn
Thể dục, Âm nhạc, tiếng Anh trong biên chế; toàn trường học 8 buổi/ngày tại một
điểm trường nên thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo và sinh hoạt của học sinh.
Cơ sở vật chất tương đối ổn định, có đủ phòng học, cây xanh bóng mát đảm
bảo môi trường xanh, sạch, đẹp; có sân chơi bằng xi măng sạch sẽ, có bãi tập cho
học sinh 2400m2. Trường được công nhận trường đạt chuẩn mức độ II, năm học
2011-2012. Trường được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất
năm 2014.
2.2.3. Thực trạng về văn hóa nhà trường tại trường tiểu học Lê Tất Đắc
trong những năm qua.
Khi nói về đổi mới quản lý giáo dục thì chúng ta phải coi đổi mới quản lý từ
các nhà trường là mục tiêu cơ bản. Chính văn hóa nhà trường đích thực và trong
sáng là động lực quan trọng nhất cho quá trình đổi mới quản lý của từng nhà
trường. Không có văn hóa nhà trường thì không thể nói đến đổi mới quản lý từ nhà
trường. Song thực trạng hiện nay, có thể nói phần lớn thế hệ trẻ trong trường hiện
6


nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh
thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn
cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn
đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng vẫn còn một bộ phận học
sinh đang ứng xử một cách thiếu văn hoá: Đánh nhau, nói tục, chửi bậy, dẫn người
ngoài vào để lấy cắp tài sản của nhà trường. Bên cạnh đó vẫn có tình trạng cha mẹ
học sinh dọa nạt cô giáo khi cô thường xuyên kiểm tra bài vở của con do hiểu cô
trù dập con mình. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu hiện

tại thể hiện qua bảng số liệu sau:
- Bảng 1: Chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm trước kia
(Theo thông tư 30/2014 của Bộ GD&ĐT)
Năm học
2014-2015
2015-2016

Kiến thức - kỹ năng
Chưa
Hoàn thành
H. thành
99,5%
0,5%
99,8%
0,2%

Năng lực
Đạt

Chưa đạt

100%
100%

0
0

Phẩm chất
Chưa
Đạt

đạt
99,5%
0,5%
99,6%
0,4%

- Bảng 2: Cơ sở vật chất hiện có của nhà trường tại thời điểm từ năm học
2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017.
Năm học

Số lớp

Số phòng
học

2014 - 2015
2015 - 2016
2016 - 2017

14
15
15

14
15
15

Số phòng
học chức
năng

2
1
1

Số phòng khác
liên quan đến
HĐ của NT
5
8
8

Cảnh quan,
môi trường
Sạch, đẹp
Thoáng, đẹp
Sạch, đẹp

- Bảng 3: Kết quả khảo sát một số hành vi và thái độ đối xử của các thành viên
trong trường với nhau thông qua một số hoạt động tại trường tại các thời điểm trên.
Tổng số
HS-GV
tham gia
khảo sát

Mức độ
Hành vi, thái độ đối xử hoặc tham gia các
hoạt động ngoại khóa tại trường

100
200

50
100
50
100
20

Đi học muộn
Quay cóp khi học bài và làm bài kiểm tra
Nói tục, chửi thề
Vi phạm kỷ luật từ phê bình trở lên
Gây gổ, đánh nhau với bạn
Quên đồng phục trong những ngày quy định
Trách phạt học sinh khi HS phạm lỗi

Thường Thỉnh
xuyên thoảng
2
5
2
1
1
2
5

18
45
13
9
3
23

15

Không
Bao
giờ
80
150
35
90
46
75
0
7


500
500

Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Giữ gìn và bảo vệ tài sản công

490
300

10
150

0
50


Từ bảng số liệu trên cho thấy:
- Về chất lượng giáo dục tỉ lệ học sinh hoàn thành kiến thức kỹ năng các môn
học tương đối cao. Song tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành vẫn còn, một bộ phận học
sinh chưa có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, còn ỷ vào sự nhắc nhở của cha mẹ
và thầy cô. Mặt khác, các hành vi, thái độ đối xử của học sinh khi tham gia hoạt
động tại trường vẫn còn nhiều hạn chế như đi học muộn, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng chưa thường xuyên, vẫn còn học sinh vi phạm kỷ luật phải xử lý (em
Nguyễn Hồng Tú - lớp 5A1, em Đồng - lớp 5A3, em Tân - lớp 2A3..)Việc học sinh
còn vi phạm như trên nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa trường học.
- Về cơ sở vật chất còn thiếu phòng học chức năng, hệ thống các phòng phục
vụ hoạt động của học sinh tại trường chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của nhà
trường. Đây cũng chính là một khó khăn không nhỏ về bố trí cấu trúc vật lý nhà
trường ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa nhà trường trong cấu trúc vật lý.
2.2.4. Nguyên nhân của những thực trạng trên.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu nhiều do việc tham mưu của ban
giám hiệu với chính quyền địa phương chưa hiệu quả.
- Một vài giáo viên tuổi cao còn ngại đổi mới do phải sắp xếp thời gian hợp lý
để học tập nâng cao tay nghề cũng như chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Một bộ phận học sinh tiếp thu chậm, sắp xếp thời gian biểu chưa khoa học
dẫn đến ngại học nên kết quả không hoàn thành được chương trình lớp học.
- Do tác động từ nhiều mặt xã hội nên các em dễ vi phạm một số nội quy nhà
trường dẫn đến phẩm chất chưa đạt. Ứng xử với bạn bè, thầy cô chưa tốt.
- Việc giải quyết tình huống sư phạm của một vài giáo viên đôi lúc còn hạn
chế gắt gỏng, yêu cầu cao đối với học sinh cá biệt.
- Công tác tư vấn của nhà trường đối với học sinh còn hạn chế (chưa có phòng
tư vấn).
- Việc quan tâm xây dựng nét văn hóa, truyền thống của nhà trường chưa được
chú trọng, nhất là vai trò của cá nhân hiệu trưởng nhà trường (chưa tổ chức được
ngày truyền thống nhà trường).
2.3. Các giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại

trường tiểu học Lê Tất Đắc.
Một là: Xác định rõ những đặc điểm của một nhà trường thành công làm
cơ sở cho định hình văn hóa nhà trường.
- Dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.
- Chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học.
- Phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học, kích thích tự học.
- Khuyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
- Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
8


- Chia sẻ vai trò lãnh đạo (Hiệu trưởng và các giáo viên phải cùng làm việc,
cùng hoạt động và tinh thần hợp tác và cộng tác).
- Thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm.
- Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” thông qua việc chăm sóc các
di tích lịch sử.

Hoạt động chăm sóc di tích lịch sử - nhà thờ cụ Lê Tất Đắc
- Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (kể cả thầy
và trò) như việc tham gia xây dựng phong trào tết vì học sinh nghèo, vì bạn nghèo
thường niên.

9


Trao quà tết cho học sinh nghèo Tết Nguyên đán năm 2019
- Xây dựng tính hợp tác, kỹ thuật cao trong hoạt động một cách thường xuyên.
Hai là: Xây dựng các mối quan hệ ứng xử có văn hóa trong nhà trường.
* Thực hiện chuẩn trường lớp theo quy định và xây dựng các quy tắc ứng xử

với môi trường.
- Lớp học gọn gàng ngăn nắp.
- Lớp học và xung quanh luôn sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt.
- Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất cả mọi nơi trong nhà trường.
- Mức độ ồn thấp.
- Lớp học dễ nhìn, lôi cuốn và hấp dẫn.
- Bảo vệ sức khỏe
- Bảo vệ môi trường sống
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp
-Tiết kiệm năng lượng.

10


Lớp học thân thiện, ngăn nắp - trường tiểu học Lê Tất Đắc

Một góc trang trí phòng Mỹ thuật - trường TH Lê Tất Đắc
* Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong nhà trường.
- Hiệu trưởng trao đổi với giáo viên, học sinh…để họ thảo luận, hình thành các
quy định, quy tắc ứng xử. Các quy định, quy tắc đó có thể gồm các tuyên bố sau:
+ Tôn trọng người khác.
+ Tôn trọng lời hứa, sự cam kết.
+ Trung thực.
+ Tránh cách nói mỉa mai, chỉ trích,…làm tổn thương người khác.
11


+ Luôn tìm ưu điểm ở người khác.
+ Đặt vị trí mình vào vị trí người khác để đối xử.
Ba là: Tổ chức tốt các lễ kỷ niệm, các nghi lễ của nhà trường.

Các ngày lễ của nhà trường tập trung vào 3 nội dung chính.
- Những ngày lễ tôn vinh truyền thống, thành tích và những người có đóng
góp với nhà trường.

12


Không khí vui tươi của ngày đón nhận Cờ thi đua và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

- Những ngày lễ để phát triển các hoạt động chuyên môn.

Học sinh tham gia Hội thi “Rung chuông vàng” nhân ngày NGVN 20/11/2018

13


Học sinh trường TH Lê Tất Đắc tham gia giao lưu kỹ năng sống

- Những ngày lễ để tăng cường sự giao lưu, tìm hiểu giữa các thành viên trong
và ngoài nhà trường, giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác.

14


Hình ảnh học sinh tham gia giao lưu Câu lạc bộ cấp huyện năm học 2018-2019
Các buổi lễ là các hoạt động để nhắc đến những thành công, truyền tải những
giá trị văn hóa, ghi nhận sự đóng góp của giáo viên và học sinh. Chính việc làm này
đã ràng buộc các thành viên với nhau để chia sẻ kinh nghiệm.

Các em với tiết mục múa, hát “Dòng máu Lạc Hồng”


15


Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018: Học sinh thi múa hát sân trường

Bốn là: Xây dựng tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của các thành
viên trong nhà trường.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công việc bao gồm
(Kiến thức chuyên môn; Kiến thức xử lý các tình huống; Kiến thức về quan hệ, giao tiếp,
văn hóa…..)
- Không ngừng rèn luyện để hoàn thiện, nâng cao kỹ năng thực hiện công việc.
- Xây dựng quy trình thực hiện công việc.
- Chú ý các yếu tố bổ trợ khác như: môi trường làm việc, cách thức lãnh đạo,
quản lý, thái độ làm việc….
Năm là: Xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở trong nhà
trường như.
- Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau.
- Thiện chí giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
- Mức độ dung hợp tâm lý giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của mỗi
thành viên đối với công việc chung và đối với mỗi cá nhân.
Để tập trung xây dựng bầu không khí nhà trường lành mạnh, có tác động tích
cực đến mọi thành viên, cần tiến hành các biện pháp như sau.
+ Tập trung cải thiện điều kiện làm việc.
+ Xây dựng một bộ máy tổ chức có hiệu lực.
+ Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì
nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây
dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể.
+ Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ, kịp
thời có những biện pháp tác động thích hợp.

+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa
16


học, thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đẫ định,
tránh gây những xáo trộn trong hoạt động, phá vỡ động hình lao động của tập thể.
+ Cần phát hiện kịp thời những mâu thuẫn nảy sinh, phân tích đánh giá và xử
lý kịp thời, không để nó tồn tại và lây lan trong tập thể.
+ Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm thu hút đông đảo
cán bộ, giáo viên tam gia vào các quyết định quản lý.
+ Công khai hóa mọi hành động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của hiệu trưởng.
+ Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người.
+ Duy trì nghiêm pháp chế của tập thể, xếp người đúng việc, xử lý nghiêm
minh những vi phạm quy chế của tập thể.
+ Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ một
cách công bằng, khoa học và hết sức thận trọng.
+ Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý người lãnh đạo
để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.
Sáu là: Phát triển phong cách làm việc của các thành vên trong nhà trường
(ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và học sinh) đồng thời nuôi dưỡng, phát
triển văn hóa nhà trường hiện có lên tầm cao mới.
- Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn
nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện,
phát triển các khả năng của mình.
- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người
nỗ lực làm việc.
- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mô tả công
việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ.
- Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với giáo viên.
- Làm cho học sinh biết là các em được yêu thương, được quan tâm chăm sóc.

- Cố gắng bảo đảm cho học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của
cha mẹ các em.
- Phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm tạo điều kiện cho các thành viên
có thời gian trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn…
- Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực; mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó
đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên.
- Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọi người.
- Khuyến khích các bộ phận đề ra phong cách làm việc…
- Hiệu trưởng cần biểu dương các thành tích dù là nhỏ của giáo viên, nhân
viên và học sinh nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân còn chưa sạch sẽ. Học sinh còn chưa
có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Chưa có nề nếp mặc đồng phục các ngày quy định
17


trong tuần, đồ dùng học tập thường xuyên bị quên, hiện tượng va chạm giữa học
sinh với nhau vẫn còn, nói tục, chửi bậy thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
- Các hoạt động như tập thể chưa có nề nếp, chưa được học sinh thực hiện
một cách tự giác.
- Hoạt động Đội kết quả còn hạn chế...
2.4.2. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi triển khai thực hiện các giải pháp trên nhà trường thu gặt được
những thành tích không nhỏ. Cụ thể, trong đó năm học 2018 - 2019 này có
* Về chất lượng đội ngũ:
- 100% CB-GV-NV đạt Lao động Tiên Tiến
- Đề nghị tặng danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở: 6 đ/c (Hương, Thanh, Lê Huệ, Sự,
Tú, Long).

* Về chất lượng học sinh:
a. Chất lượng đại trà.
Học sinh hoàn thành
Học sinh được khen Hoàn Học sinh được khen một
chương trình lớp học
thành Xuất sắc nhiệm vụ
mặt
học tập và rèn luyện
618 em = 100%
220 em = 35,7%
295 em = 47,8%
b. Chất lượng học sinh năng khiếu.
Trong năm, học sinh nhà trường tham gia các hội thi, giao lưu các cấp. Với
kết quả có 393 lượt học sinh đạt giải.
Trong đó: Cấp quốc gia (01 Huy chương Bạc môn Cờ vua);
Cấp tỉnh (04 giải: 01 Nhất, 01 Ba, 02 KK);
Cấp huyện có 113 giải (13 nhất, 26 giải Nhì, 38 giải Ba, 36 giải KK);
Cấp cụm & cấp trường có 275 em đạt giải (22 Nhất, 32 Nhì, 66 Ba, 153 KK).
- Kết quả khảo sát một số hành vi và thái độ đối xử của các thành viên trong
trường với nhau sau khi áp dụng các giải pháp trên.
Tổng số
Mức độ
HS-GV
Hành vi, thái độ đối xử hoặc tham gia các
Không
Thường Thỉnh
tham gia
hoạt động ngoại khóa tại trường
Bao
xuyên thoảng

khảo sát
giờ
100
Đi học muộn
0
2
98
200
Quay cóp khi học bài và làm bài kiểm tra
0
0
200
50
Nói tục, chửi thề
0
0
50
100
Vi phạm kỷ luật từ phê bình trở lên
0
0
100
50
Gây gổ, đánh nhau với bạn
0
0
50
100
Quên đồng phục trong những ngày quy định
0

2
98
20
Trách phạt học sinh khi HS phạm lỗi
0
0
0
618
Tham gia các hoạt động ngoại khóa
618
0
0
500
Giữ gìn và bảo vệ tài sản công
615
3
0
18


* Về vệ sinh trường, lớp, cá nhân: luôn luôn sạch sẽ trong lớp ngoài lớp, bàn
ghế trong phòng luôn luôn được kê ngay ngắn. Học sinh ăn mặc gọn gàng sạch sẽ,
mặc đồng phục các ngày theo qui định thứ 2, thứ 6.
* Về các hoạt động ngoại khóa: 100% số học sinh thuộc các bài hát, múa sân
trường theo qui định, múa đều đẹp trong khi múa tập thể. Nhanh nhẹn trong xếp
hàng, không để cô giáo và đội cờ đỏ phải nhắc nhở như trước kia.

Học sinh tham gia múa hát sân trường

HS tham gia màn đồng diễn chào mừng Hội khỏe phù đổng cấp huyện


- Giáo viên, học sinh tích cực trong các hoạt động do nhà trường tổ chức như
Hội thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với
tinh tần năng nổ, nhiệt huyết, hiệu quả cao. Là điểm sáng để các trường trong
huyện tham gia học tập.
19


Các cô giáo với tiết mục múa trong chương trình hoạt động ngoại khóa

Các em học sinh tham gia Hội thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

20


III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Với vị trí đặc biệt của nhà trường (là tổ chức cơ sở) và với vai trò quan trọng
của văn hóa nhà trường đối với sự phát triển, tiến bộ của nhà trường cũng như đối
với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, chúng ta cần phải tìm ra cách phát huy cho
được văn hóa nhà trường vào thực tiễn hoạt động dạy - học và thực tiễn hoạt động
quản lý của hiệu trưởng. Do đó:
- Phải nâng cao nhận thức hiểu biết về văn hóa nhà trường, bản chất của văn
hóa nhà trường như là văn hóa của tổ chức biết học hỏi.
- Tổ chức đánh giá rà soát lại thực trạng văn hóa nhà trường một cách thường
xuyên. Đặc biệt cần chỉ ra được giá trị nào, chuẩn mực nào đang thực sự thống trị ở
trường mình hiện nay, cái gì đang là nét chủ đạo trong văn hóa nhà trường để từ đó
có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Bàn bạc biện pháp khôi phục lại các thành tố tích cực và còn thích hợp của
văn hóa truyền thống, đồng thời cũng tích cực tạo dựng các thành tố mới, tiến bộ,

để từ đó hình thành dần văn hóa nhà trường tương thích cho thời điểm hiện tại. Qua
đó sẽ tiếp tục phát triển trên nguyên tắc tiếp cận theo xu hướng đổi mới và thực
hiện một cách hệ thống, đảm bảo tính kế thừa truyền thống của mình và tạo ra
những nét riêng cho trường mình.
- Cần chú ý xây dựng bằng được văn hóa giao tiếp ứng xử giữa học sinh với
học sinh; học sinh với thầy cô; giữa các thầy cô, cán bộ viên chức với nhau; giữa
lãnh đạo trường với cán bộ giáo viên và học sinh. Thể hiện qua lời ăn tiếng nói,
cách trao đổi, sự quan tâm chia sẻ, hợp tác và cộng đồng trách nhiệm; bao dung,
thân thiện; biết đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong cuộc sống.
- Xây dựng và quy định cụ thể về cách ăn mặc, đầu tóc phù hợp, và thực hiện
nghiệm túc các quy định trong Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường.
- Xây dựng văn hóa làm việc và học tập, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Việc xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá phải được duy trì mọi
lúc mọi nơi, phối kết hợp cả trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với các đoàn thể
khác ở địa phương đồng thời có gặp gỡ trao đổi và bàn biện pháp giải quyết xây
dựng tốt hơn.
3.2.Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với địa phương: Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trực
tiếp cho các hoạt động dạy - học; hoạt động ngoài giờ lên lớp của cả thầy và trò
như khu sân chơi, bãi tập, quy hoạch khuôn viên....
- Đối với phòng giáo dục: Cần có hướng dẫn cụ thể việc tổ chức ngày truyền
thống của nhà trường; hỗ trợ các nhà trường xây dựng các phòng truyền thống của
đơn vị.
21


Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Xây dựng và phát triển văn
hóa nhà trường ở trường Tiểu học Lê Tất Đắc” chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của ban giám khảo và của
bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
HIỆU PHÓ

Bút Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Thanh

Trịnh Thị Hương

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển giáo dục bậc Tiểu học đến năm 2020, Bộ Giáo dục và
Đạo tạo;
2. Điều lệ trường Tiểu học;
3. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo;
4. Tài liệu quản lý trường phổ thông năm 2018 của Học viện quản lý giáo dục

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
STT


TÊN SÁNG KIẾN

1

Dạy học nhận dạng các đối tượng hình
học

1997

2

Quản lý và chỉ đạo công tác bán trú tại
trường tiểu học Lê Tất Đắc

2008

3
4
5
6
7
8
9

10

11

Quản lý và chỉ đạo công tác bán trú tại
trường tiểu học Lê Tất Đắc

Công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng
CNTT trong trường tiểu học
Công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng
CNTT trong trường tiểu học
Công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng
CNTT trong trường tiểu học
Những biện pháp chỉ đạo công tác bồi
dưỡng HSG ở trường Tiểu học Lê Tất
Đắc
Những biện pháp chỉ đạo công tác bồi
dưỡng HSG ở trường Tiểu học Lê Tất
Đắc
Những biện pháp chỉ đạo công tác bồi
dưỡng HSG ở trường Tiểu học Lê Tất
Đắc
Một số biện pháp xây dựng và phát
triển văn hóa nhà trường tại trường
tiểu học Lê Tất Đắc
Một số biện pháp xây dựng và phát
triển văn hóa nhà trường tại trường
tiểu học Lê Tất Đắc

NĂM

CẤP ĐÁNH
GIÁ

Phòng
GD&ĐT
Hoằng Hóa

Phòng
GD&ĐT
Hoằng Hóa

LOẠI

B
A

2008

Sở GD&ĐT

C

2011

Phòng
GD&ĐT
Hoằng Hóa

A

2011

Sở GD&ĐT

B

2013

2014
2014
2016

2018

2018

Hội đồng
khoa học
tỉnh
Phòng
GD&ĐT
Hoằng Hóa
Sở GD&ĐT
Hội đồng
khoa học
tỉnh
Hội đồng
khoa học
huyện
Hoằng Hóa
Sở GD&ĐT

B
A
B
B

A


C

24



×