Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.18 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP HIỆU
QUẢ DẠNG VĂN TẢ CẢNH TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM
VĂN LỚP 5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Sơn
SKKNthuộc lĩnh vực (môn):Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2019

1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU: ……………………………………………………………......1
1.1. Lí do chọn đề tài: …………………………………………………….....1
1.2. Mục đích nghiên cứu: ………………………………………………...2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..……………………........................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: …………………………………………..... 2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ………………………......3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: …………………………......3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ……......3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: ………………….........4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: …………………………….......17

3. KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ: …………………………………………......18
3.1. Kết luận: …………………………………………………………….. ....18
3.2. Kiến nghị: …………………………………………………………… 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ……………………………………………. ...20

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn tả cảnh nói riêng là
vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm. Phân môn Tập làm văn phát huy
bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Tiếng Việt. Học sinh Tiểu học ngay từ
lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi
trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu điểm
không ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội
dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp. Là giáo
viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là
làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài Tập làm văn, nhất là văn tả
cảnh.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi ít khi phát hiện được học sinh
giỏi phân môn Tập làm văn. Tại sao học sinh giỏi Tập làm văn ít ỏi, đếm trên đầu
ngón tay như vậy, trong khi tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa
tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt ? Chúng
ta đã tự hào Tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu
cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng ta vì học

sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi
thấy đa số học sinh đã biến các bài văn tả cảnh thành văn kể, liệt kê một cách khô
khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng
dạy- học Tập làm văn nhất là văn tả cảnh cho học sinh lớp lớp 5.
Qua thực tế tôi nhận thấy rằng đa số khả năng học môn Tập làm văn của học
sinh còn hạn chế. Học sinh không biết làm một bài văn hoàn chỉnh, không biết
dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn không biết dùng các biện pháp tu từ so
sánh, nhân hóa và cả biện pháp liên tưởng vào làm các bài văn dạng văn tả
cảnh.Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn
văn mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn hay cả bài
văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy,
bài văn của học sinh thường luôn bị lộn xộn, miêu tả lung tung. Hiện nay, chúng ta
đang có xu hướng nâng cao dần, nâng cao mãi kết quả bài làm văn của học sinh.
Nghĩa là chúng ta đang hướng tới những bài văn hay của học sinh.Trong khi chấm
bài thì dễ dàng tìm ra sai sót nhưng làm sao cho học sinh không bị mắc phải sai sót
3


đó thì nhiều khi phần lớn chúng ta lại không chỉ ra được một cách đầy đủ đúng
hướng cho học sinh.
Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài Một số kinh nghiệm giúp học
sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnhtrong phân môn Tập làm văn lớp 5.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết
và kĩ năng về tiếng Việt từ các phân môn khác, vừa phát huy và hoàn thiện các kết
quả đó. Để thực hiện vai trò này, phân môn Tập làm văn ở lớp 5 có những mục tiêu
sau:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
+ Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư

duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa: có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa
chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc, ...
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 5C, trường Tiểu học Tân Sơn, năm học 2018 - 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Phương pháp quan sát, điều tra.
+ Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn làm văn tả cảnh.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp phân tích các các bài văn mẫu.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua tiết trả bài.
+ Phương pháp chọn lọc chi tiết.

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp
các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết
nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục
chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó
chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả nói

chung văn tả cảnh nói riêng, nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt câc phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu
chuyện, trong các bài tập Luyện từ - câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có
nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, cóp
nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như
tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập
tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng
môn tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức,
kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức,
kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và
phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT
đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu
quả cao đối với văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất
lượng môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 5C với 40 học sinh.
Hầu hết học sinh của lớp tôi còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn.
Qua kết quả thi giữa kì 1, tôi thống kê được chất lượng bài văn tả cảnh của
lớp tôi (thang điểm 10) như sau:

5


Dưới 5 điểm

SL
TL
40
12,5
17
42,5%
13
32,5%
5
%
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập
làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý
nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả
cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy, cô giáo. Xuất phát từ thực trạng trên,
đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi
mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau đây:
TSHS

Điểm 9 - 10
SL
TL
5
12,5%

Điểm 7 - 8
SL
TL

Điểm 5 - 6
SL

TL

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nâng cao hiểu biết của bản thân về: văn tả cảnh, biện pháp giúp học
sinh hình thành kĩ năng viết văn tả cảnh.
- Nghiên cứu chương trình tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy phân môn Tập
làm văn trong chương trình lớp gồm các kiến thức sau:
- Văn miêu tả: + Tả cảnh: 18 tiết
+ Tả người: 15 tiết
- Các loại văn bản khác: + Báo cáo thống kê.
+ Làm đơn.
+ Thuyết trình, tranh luận.
+ Làm biên bản
- Trong đó thể loại văn miêu tả khá trọng tâm và quan trọng trong chương
trình Tập làm văn lớp 5. Bởi văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con
người. . . bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Vì vậy việc làm trước tiên của
tôi là tiến hành điều tra thực trạng học sinh trong lớp qua kết quả chất lượng đầu
năm, đánh giá kĩ năng làm văn theo bốn mức: Giỏi - khá - trung bình - yếu. Trong
đề tài này tôi chỉ đưa ra biện pháp giúp học sinh học có hiệu quả về dạng văn tả
cảnh.
* Các bước tiến hành:
- Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến việc dạy
và học văn tả cảnh lớp 5.
- Dạy học bằng các phương pháp và hình thức phù hợp nhằm phát huy tính
tích cực học tập môn Tập làm văn của học sinh.
6


- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật ).
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đối tượng

học sinh chưa hoàn thành; trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng túng
trong giờ học.
- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh.
- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồng
nghiệp để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy.
- Đối với học sinh lớp 5 tôi trực tiếp giảng dạyvốn ngôn ngữ của các em còn
nhiều hạn chế - đặc biệt là các em chưa biết cách dùng các biện pháp so sánh, nhân
hoá để miêu tả mà đa số các em “nghĩ sao thì viết vậy”. Có dùng thì nhiều hình ảnh
cũng chưa phù hợp. Vì vậy, trong mỗi giờ Tập làm văn giáo viên cần thực hiện tốt
các yêu cầu này.
- Ở lớp 5, việc hình thành kĩ năng viết bài văn tả cảnh cho học sinh thường
trải qua các khâu cơ bản là:
+ Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
+ Phân tích các bài văn mẫu.
+ Quan sát, lập dàn ý chi tiết.
+ Viết từng đoạn văn
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
+ Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh hiểu và rèn kĩ năng viết văn tả cảnh theo đúng quy
trình khoa học của Sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
2.3.2.1. Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Muốn dạy học sinh làm văn tả cảnh đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế
nào là văn tả cảnh, đặc điểm thể loại văn tả cảnh, biết yếu tố nào là quan trọng và
cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn tả cảnh sinh động thông qua quan sát
đối tượng miêu tả và tìm hiểu các bài văn mẫu trong sách giáo khoa lớp 5 rồi thực
hiện các bước sau:
+ Rèn kĩ năng cho học sinh cảm thụ cái hay của một đoạn văn hay một bài
văn mẫu thông qua việcđọc bài văn thật hay ( GV hoặc HS đọc tốt trong lớp).
+ Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Ví dụ : Khi tìm hiểu bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài: “Hoàng hôn trên sông Hương”
7


- Phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung bài.
+ Bài văn có mấy đoạn? ( 4 đoạn gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thân bài
và một đoạn kết bài)
+ Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung chính của từng
đoạn.
+ Phần mở bài và kết bài tác giả viết theo cách nào? Vì sao?
+ Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn tác giả tả về cảnh vật nào? Tác giả
quan sát sự vật đó vào thời gian nào, bằng giác quan nào? Khi tả sự vật đó tác giả
đã sử dụng các từ ngữ nào?
- Sau khi học sinh đã phân tích câu hỏi giáo viên có thể hướng dẫn các em
tìm hiểu cấu tạo bài văn như sau:
+ Mở bài: (Cuối buổi chiều...yên tĩnh này): Cảnh hoàng hôn đang lắng xuống
trên thành phố Huế yên tĩnh.
+ Thân bài: (Mùa thu.....chấm dứt)
Xác định trong phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những gì.
(2 đoạn)
Đoạn 1: Những biến đổi về màu sắc của sông Hương từ cuối buổi chiều đến
lúc tối hẳn.
Đoạn 2: Sinh hoạt của xóm Cồn Hến, của dân chài trên sông Hương và cảnh
thành phố khi mới lên đèn.
+ Kết bài: (Huế thức dậy...ban đầu của nó): Huế đi vào cuộc sống buổi tối.
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại hai bài “Hoàng hôn trên sông Hương”
và bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa
hai bài:
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai bài đều là văn tả cảnh.

+ Có cấu tạo gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Đều quan sát sự vật tinh tế, cách miêu tả giàu hình ảnh, có những cảm xúc
sâu lắng...
- Những điểm khác nhau:
+ Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” chủ yếu miêu tả theo trình tự
không gian: tả từng bộ phận của cảnh như màu trời, màu nắng, màu lúa, màu các
loại cây trong vườn...
8


+ Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” chủ yếu là miêu tả cảnh vật theo trình
tự thời gian.
- Từ việc phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau của hai bài văn tả
cảnh đã nêu, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả
cảnh nói chung như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự biến đối của cảnh theo thời gian
hoặc kết hợp cả không gian và thời gian.
+ Kết bài: Nêu lên nhận xét, cảm nghĩ của người viết hoặc kết thúc một cách
tự nhiên.
2.3.2.2. Phân tích các bài văn mẫu
Sau khi học sinh hiểu được cấu tạo của bài văn giáo viên hướng dẫn các em
cách chọn các sự vật và miêu tả sự vật.
Ví dụ : Bài “Luyện tập tả cảnh” Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.
- Với bài này tôi tiến hành như sau:
+ Cho học sinh đọc bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
+ Tiếp đó hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi đã nêu trong bài tập:
- Tác giả đã tả những sự vật nào trong buổi sớm mùa thu?
+ Những sự vật trong buổi sớm mùa thu được tác giả miêu tả là: mây
xám đục; vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những sợi cỏ thẫm

nước; người trong làng gánh lên phố những gánh rau, gánh hoa; bầy sáo cánh đen
mỏ vàng chấp chới liệng trên đồng lúa mùa thu đang kết đòng...
- Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
+ Cảm giác của da ( xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏ đẫm
nước làm mát lạnh bàn chân.
+ Mắt (thị giác):thấy mây xám đục,vòm trời xanh vòi vọi, mưa loáng thoáng
rơi, người gánh rau và hoa, bầy sáo liệng, mặt trời mọc...
- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
+ Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc
xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân
nhỏ bé của em ướt lạnh.
- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy
nghệ thuật quan sát với sự chọn lọc chi tiết và từ ngữ tả cảnh của tác giả bài văn.
9


Sau khi học sinh chọn được các sự vật cần tả trong bài giáo viên hướng dẫn
các em cách miêu tả các sự vật ấy như thế nào cho phù hợp.
Ví dụ Dạy bài Luyện tập tả cảnh Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 70.
Qua bài học trên giúp học sinh hiểu được mối quan hệ về nội dung giữa các
câu trong một đoạn văn và biết cách viết câu mở đoạn cho một đoạn văn.
+ Đọc bài văn “ Vịnh Hạ Long” và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu bố cục và
bài văn tả cảnh sông nước.
- Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
+ Mở bài:(Vịnh Hạ Long...Việt Nam):Vị trí của Hạ Long trong hệ thống
thắng cảnh của Việt Nam.
+ Thân bài (Cái đẹp...ngân lên vang vọng.): Miêu tả vẻ đẹp kì vĩ, duyên
dáng, riêng biệt và hấp dẫn của vịnh Hạ Long.
+ Kết bài: (Núi non... mãi mãi giữ gìn): Hạ Long là một bộ phận của non
sông Việt Nam được nhân dân ta từ đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

- Giáo viên cần cho học sinh tìm câu mở đoạn, tìm từ ngữ chính của câu mở
đoạn và phân tích ý triển khai của tác giả cho từng đoạn đó.
Ví dụ: Đoạn 1 đâu là câu mở đoạn? Câu mở đoạn đó có tác dụng gì?
+ Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.
- Nêu tác dụng của câu mở đoạn.
+ Đối với từng đoạn, câu văn in đậm là câu mở đoạn, thâu tóm ý chính của
từng đoạn văn đó
+ Đối với cả bài, các câu văn in đậm có tác dụng chuyển đoạn, kết nối đoạn
với nhau tạo thành một hệ thống thâu tóm ý chính của từng bài.
Tương tự đoạn 2 và đoạn 3 giáo viên cũng hướng dẫn như trên.
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép, lập dàn ý chi tiết (Phần này
giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà )
a. Hướng dẫn quan sát văn tả cảnh
+ Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Việc quan sát và vị trí quan sát
tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm,
mùa xuân hay mùa hạ, … sẽ giúp ta nắm được cái đẹp của đối tượng, cảm nhận đối
tượng một cách rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn. Quan sát đối tượng không chỉ bằng
thị giác như các em vẫn nghĩ, mà phải biết huy động mọi giác quan: thính giác
(nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ, nắm), vị giác (nếm). Những đoạn văn hay
10


và hấp dẫn là những thành công của tác giả trong việc dùng nhiều giác quan để
quan sát. Sự vật trong tự nhiên, mỗi sự vật có một đặc điểm riêng, chỉ khi nào ta
nắm được đặc điểm riêng đó của sự vật thì khi viết ra mới có hình ảnh như thật.
Thế nhưng, chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài thôi chưa đủ, cần nêu được cái đặc
sắc ẩn chứa bên trong sự vật đó để nói lên những suy tư, những tình cảm không chỉ
của người viết gửi gắm vào đó mà còn là của sự vật đó. Muốn làm được điều này,
dứt khoát phải có sự quan sát tinh tế và phải có được những phát hiện rất riêng về
đối tượng và rung cảm với nó.

+ Bên cạnh đó, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm
từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.
+ Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình
coi là thích hợp hơn cả.
+ Khi viết bài, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có bố cục
3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của tôi là yêu
cầu học sinh tìm hiểu đề bài; học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi
về vấn đề chính trong đề bài.
- Đề bài thuộc thể loại gì ? Đề bài yêu cầu tả gì ?
+ Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để học
sinh chú ý.
+ Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh ( tả cảnh
sông nước, Tả cảnh đẹp ở địa phương, …) thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh
ảnh minh họa cho học sinh quan sát.
- Khi quan sát cần hướng dẫn học sinh lưu ý những điểm sau:
+ Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian nhất
định
+ Sau khi xác định được đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và
thời gian cụ thể, các em cần xác định được vị trí để quan sát.
+ Khi xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh
đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
+ Khi quan sát ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa.
+ Khi quan sát ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Quan
sát từ trên xuống hay từ dưới lên, quan sát từ phải sang trái hay từ trái sang phải,...
11


+ Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời
phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả.

+ Khi quan sát, giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến đường nét, màu sắc
của cảnh vật và ảnh hưởng của vật thể này đối với vật thể khác.
Ví dụ: Qua câu văn sau, các em sẽ thấy tác động của ánh trăng lên các vật:
Ánh trăng phủ lên mọi vật một lớp màng mỏng tanh, lạnh mát và xuyên qua kẽ lá,
đổ loang lổ xuống mặt sông.
+ Mỗi vật lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái.. của
từng vùng nên khi tả ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó.
b. Hướng dẫn học sinh ghi chép
+ Quan sát luôn đi liền ghi chép. Ghi chép làm giàu thêm cho trí nhớ, ghi
chép giúp học sinh lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc.Vậy thì phải
ghi chép thế nào? Cần phải xây dựng cho học sinh thói quen ghi chép khi quan sát.
Phải ghi được những đặc điểm cơ bản: hình dáng, màu sắc, hoạt động,… của đối
tượng, hãy cố tìm và viết được những điều mà người khác không nhìn thấy để bài
viết của mình có cái mới, cái riêng, cái độc đáo
+ Quan sát và biết ghi chép lại những gì đã quan sát một cách có chọn lựa,
đó là một yếu tố rất quan trọng trong văn tả cảnh.
Ví dụ : Tả một cảnh đẹp ở địa phương em:
- Để học sinh quen dần với việc khai thác tư liệu ghi chép được khi quan sát,
tôi thường nêu những câu hỏi gợi mở như sau:
+ Em định tả cảnh đẹp nào ở địaphương em?
+ Em quan sát cảnh đẹp đó trong hoàn cảnh nào? Vào thời điểm nào?
+ Theo em cảnh đẹp ở địa phương em mà em định tả có những nét nào đẹp?
+ Có con người hoạt động không ? Họ đang làm gì ? Có những con vật nào?
Chúng đang làm gì ?
+ Cảm nghĩ của em về cảnh cảnh đẹp đó như thế nào?
c Hướng dẫn xây dựng dàn ý:
Ví dụ :
* Quan sát cảnh đẹp mà em lựa chọn sẽ tả:
- Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn Tả một cảnh đẹp ở
địa phương em.

- Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý:
12


+ Có thể tả cảnh đẹp quê hương emvào một thời điểm nhất định ( sáng - trưa
- chiều; mùa đông - mùa hè…);
Cũng có thể tảcảnh đẹp quê em với cảnh sắc thay đổi theo thời gian ( Từ
sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè…).
+ Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong … hoặc
ngược lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngoài…
+ Tả cảnh đẹp gắn với tả các hoạt động của con người.Tuy nhiênchỉ nên tả
lướt qua hoạt động của con người để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả
cảnh sinh hoạt.
+ Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học
sinh cách lập dàn bài.
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
- Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Từ những gợi ý trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập thành dàn bài chi
tiết như sau.
* Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương mà em định tả.
* Thân bài:
- Tả bao quát: Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
- Tả từng phần của cảnh đẹp:
+ Cách 1: Tả từ gần đến xa.
+ Cách 2: Tả từ xa đến gần.
+ Cách 3: Tả theo trình tự cảm xúc: Tả cảnh thích nhất (cảnh chính nổi bật)
đến những cảnh phụ tạo nên một “Bức tranh phong cảnh” hoàn hảo, ...
* Kết bài:Nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp ở địa phương và trách nhiệm
với cảnh đẹp đó.
d. Rèn kĩ năng trình bày miệng:

+ Sau khi học sinh đã quan sát và ghi chép các sự vật định tả trong đề bài,
tôi thường tập cho học sinh trình bày miệng dựa theo dàn ý học sinh đã làm.
+ Sau khi học sinh đã trình bày miệng giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét
góp ý những câu văn hay, những câu văn chưa hay để các em rút kinh nghiệm bổ
sung cho cách viết đoạn văn, bài văn sau này.
2.3.2.4. Hướng dẫn chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn:

13


+ Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ
thuật, các em thường được trau dồi qua tiết học “Chuyển một phần dàn ý thành
đoạn văn”.
- Một phần của dàn ý có thể là mở bài, kết bài, cũng có thể là một phần của
thân bài.
- Phần này, giáo viên cần nhắc nhở các em vận dụng cách mở rộng câu đúng
thành câu hay để đưa vào bài văn.
* Phần mở bài:
Các em có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; có em mở bài chỉ bằng một
câu nhưng cũng có em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng không ai được tách
rời nội dung đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo
viên góp ý, không nên gò bó, áp đặt.
Ví dụ:
Đề bài“…..Miêu tả một cảnh sông nước ( một vùng biển, một con sông, một
con suối hay một hồ nước” ( Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 62)
- Có em mở bài thẳng luôn vào đề: “Quê nội em có một con sông rất đẹp”.
- Có em mở bài rất sinh động: “Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời ru
ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được
thả hồn vào tiếng sáo vi vu, câu hò trong veo trên sông và dòng sông quê nơi ấp ủ
bao kỷ niệm êm đềm.”

Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác
nhau mà vẫn đảm bảo nội dung chính, các em đã viết được nhiều đoạn văn hay, có
tính nghệ thuật.
* Phần thân bài:
- Đa phần các em học sinh rơi vào tình trạng liệt kê các chi tiết của cảnh.
Ví dụ:“Con sông to. Con sông có nhiều thuyền đi lại.” Vì vậy giáo viên cần
lưu ý việc cách mở rộng câu đúng thành câu hay để học sinh vận dụng thì đoạn văn
sẽ hay hơn.
Chẳng hạn: Con sông quê nội em từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống
của mỗi người dân. Ngày ngày, tiếng sóng vỗ ì oạp vào hai bên bờ như tiếng mẹ vỗ
về yêu thương. Con sông hiền hoà, uốn quanh một dải đất trù phú. Nước sông bốn
mùa, đục ngàu. Hình như trên mình nó chở nặng phù sa bồi đắp cho những bãi
ngô quanh năm xanh tốt. Nước sông lững lờ trôi. Đứng ở bên bờ này có thể nhìn
14


thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre của làng bên. Đứng ở trên tàu nhìn
xuống con sông như mái tóc dài óng ả của thiếu nữ. Mặt sông lăn tăn gợn sóng.
Đâu đó vọng lại tiếng bác thuyền chài gỡ cá. Tuổi thơ ai cũng đã một lần được
tắm mát trên sông quê mình. Con sông quê hương là một kỉ niệm êm đềm của tuổi
thơ em.
- Điều quan trọng là phải lưu ý cho học sinh bám vào các chi tiết đã lập ở
dàn bài để chuyển thành đoạn văn, tránh một số trường hợp, học sinh viết bài văn
một cách ngẫu hứng không bám theo dàn ý đã lập làm cho bài văn có thể sẽ mất đi
tính logic hay tính cân đối do không chủ động được thời gian
* Phần kết bài:
Có nhiều cách kết bài khác nhau: Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng,
nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Vì vậy, giáo viên cần giúp các
em nêu cảm xúc một cách chân thực, tránh sáo rỗng. Đồng thời mở rộng thêm về ý
thức, trách nhiệm giữ gìn đối với cảnh và nêu việc làm cụ thể để bày tỏ cảm xúc

chân thực.
Ví dụ:Sầm Sơn là niềm tự hào của người dân xứ Thanh quê em. Mỗi người
dân quê em đều có ý thức giữ gìn cho cảnh quan nơi đây luôn sạch đẹp.
- Muốn viết được đoạn văn hay thì người giáo viên cần hướng dẫn và rèn
luyện cho học sinh viết câu, đoạn cho tốt sau đó mới có thể viết được bài văn. Ở
đây học sinh đã được rèn luyện viết câu rất kĩ, kế đó là viết đoạn văn.
- Khi viết giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng viết được câu mở đoạn cho học
sinh, từ câu mở đoạn mới có thể triển khai viết thành một đoạn văn. Trong đoạn
văn cần chú ý cho học sinh cách tả theo trình tự lôgic nhất định, tránh tình trạng tả
đi tả lại chỉ một vấn đề.
- Khi viết đoạn văn cần chú ý nhắc học sinh dùng các từ thay thế để tránh lỗi
lặp từ, nhiều học sinh đã mắc rất nhiều lỗi đó là lỗi lặp từ, lặp ý trong cùng một
đoạn văn.
- Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên:
- Học sinh viết bài, sau đó cho học sinh đọc bài của mình giáo viên cùng cả
lớp nhận xét về bài làm đó.
- Mỗi lần học sinh viết giáo viên nên gợi ý cho học sinh thấy đâu là câu mở
đoạn trong đoạn văn. Từ câu mở đoạn đó triển khai viết hoàn chỉnh đoạn. Ví dụ:

15


Câu mở đoạn là: “Sân trường em rất đẹp.” Vậy sân trường em đẹp như thế nào thì
phân tích và miêu tả ra trong các câu tiếp theo. Khi hết đoạn cần có câu kết đoạn.
Từ đó các em có thể liên kết đoạn văn tả về ngôi trường như sau :
Sân trường em rất đẹp. Sân trường không rộng lắm nhưng đây là thiên
đường của chúng em sau mỗi giờ học. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh
mát. Phía trước dãy lớp 5 cây phượng thắp lửa một khoảng trời. Mảnh sân rộng
với những viên gạch đỏ xếp hình ô bàn cờ thật đẹp. Chúng em thường chơi trò
chơi hoặc đọc truyện dưới sân trường.

2.3.2.5. Viết cả bài văn: (Thực hiện trong tiết kiểm tra 1 tiết)
- Dựa trên quá trình lập dàn ý và viết đoạn văn thì học sinh có thể viết được
cả bài văn, giáo viên lưu ý cho học sinh viết bài văn có đủ ba phần. Mở bài, thân
bài, kết bài.
+ Phần mở bài:
Để viết một bài văn hoàn chỉnh có ý văn tốt giáo viên rèn cho học sinh cách
mở bài. Cũng có thể rèn cho học sinh cách mở bài theo kiểu gián tiếp, hay trực tiếp
tùy theo khả năng tiếp thu của học sinh. Nhưng tốt nhất giáo viên nên rèn cho học
sinh viết mở bài theo kiểu gián tiếp tức là tả vòng vo loanh quanh sau đó đi vào ý
chính cần tả.
Giáo viên cho học sinh tập viết phần mở bài sau đó cho học sinh đọc và các
bạn khác nhận xét bài viết của học sinh xem đã đúng theo chủ đề chưa, mở bài vậy
đã hay chưa. Nếu học sinh viết chưa được giáo viên nên cho học sinh viết lại, lúc
này các bạn viết tốt hơn làm tư vấn cho bạn mình hoàn thiện bài viết. Giáo viên là
người cuối cùng đưa ra nhận xét và kết luận.
+ Thân bài:
Phần thân bài cũng có thể hướng cho học sinh viết thành nhiều đoạn, mỗi
đoạn là một ý khác nhau, tả một cảnh vật và tả chi tiết của cảnh vật đó.
Trong mỗi đoạn khi miêu tả cần chú ý giúp đỡ học sinh về sử dụng các hình
ảnh so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả. Hướng cho học sinh vận dụng các giác
quan tham gia vào việc miêu tả như mắt, mũi, tai, xúc giác,…
Giáo viên cho học sinh viết phần thân bài sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe
rồi nhận xét, đánh giá các ý mà học sinh viết. Những bài đạt chất lượng là những
bài có cách viết trôi chảy, các ý diễn ra một cách tự nhiên. Học sinh biết sử dụng
các biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng một cách phù hợp. Bài viết có vận
16


dụng các giác quan vào việc miêu tả một cách linh hoạt và khoa học. Bài viết phải
có hồn khi đọc bài lên thì hình ảnh phải được hiện lên trước mắt người đọc. Nếu

đạt được như thế thì đó là bài văn thành công.
Nếu bài viết chưa đạtt các ý trên, thì giáo viên phải động viên các em đó viết
lại, có thể tham khảo những bạn có bài văn thành công. Nếu như học sinh viết vẫn
chưa được thành công lắm thì giáo viên nên đưa ra các hình ảnh, tranh ảnh minh
họa về phong cảnh và chỉ dẫn cho học sinh miêu tả từng bước một.
+ Kết bài:
Đây cũng là một phần rất quan trọng trong bài văn, nó đóng một phần thành
công hay thất bại của bài văn mà mình đã làm.
Giáo viên nên hướng cho học sinh cách kết bài mở rộng, cũng tập cho học
sinh cách kết bài mở rộng. Cũng tương tự như phần trên giáo viên nên cố gắng rèn
cho học sinh viết bằng được phần này. Khi học sinh viết tốt thì giáo viên nên động
viên khích lệ tinh thần học sinh.
Để giúp học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước:
- Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
đã học.
- Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có
hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa… trong
các kiểu bài tập làm văn.
Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, đôi khi học sinh
dùng những hình ảnh chưa chính xác.
Chẳng hạn với đề bài “Tả cánh đồng lúa”. Có em chọn tả như sau:
+ Cánh đồng không rộng lắm, chỉ bằng mảnh vườn nhà em.
- Chính vì thế, giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách dùng những hình
ảnh so sánh hợp lí hơn.
Ví dụ:Trước tầm mắt của em cánh đồng rộng mênh mông thẳng cánh cò
bay.
- Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh bổ
sung, sửa chữa các câu văn, đoạn văn chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật.
- Ngoài việc giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các câu
văn, giáo viên cần giúp học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bởi một bài

văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở
17


phần kết bài mà còn cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài văn. Điều này
chúng ta cần gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài.
Ví dụ: Nhưng trong tôi, hương vị của đồng nội, của hương lúa chín, mãi
mãi không tan biến và hình như chúng đang đọng lại, đọng lại một kỉ niệm đẹp.
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc
nhận xét trước một sự vật hay hiện tượng bất kỳ. Bài văn của học sinh tránh được
nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
2.3.2.6.Học tập rút kinh nghiệm qua giờ trả bài
Mục tiêu của phần này là:
Giúp học sinh biết rút kinh nghiệm về bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt,
cách trình bày, lỗi chính tả.
Nhận biết những ưu điểm của bài văn hay và tập viết lại một đoạn trong bài
của mình cho hay.
Trong thực tế nhiều giáo viên cho rằng tiết trả bài tập làm văn không quan
trọng, nhưng theo tôi tiết này là quan trọng nhất. Vì học sinh có thể sẽ rút ra được
nhiều kinh nghiệm qua bài chấm, nhận xét của giáo viên để tập viết lại cho hoàn
chỉnh hơn.
- Tiết này tôi thường thực hiện như sau:
+ Bài viết có đúng thể loại không?
+ Bố cực trình tự miêu tả có hợp lí không
+ Câu viết có rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc không? Chữ viết có đúng chính
tả không và bài viết có sạch sẽ không
- Qua đó học sinh sẽ cẩn thận hơn khi viết các bài văn sau.
Để có thể làm tốt một bài tập làm văn, học sinh cần được rèn luyện thêm kĩ
năng sửa chữa, rút kinh nghiệm, nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét
bạn trong giờ Tập làm văn nói, tự rà soát và sửa chữa bài nháp của mình hay bài

viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả đều
giúp học sinh luyện tập hình thành kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập
để luôn tiến bộ. Tiết “Trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ
năng viết văn cho học sinh.
So với các tiết khác, tiết trả bài cần được giáo viên chuẩn bị công phu từ lúc
chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài làm, chuẩn bị dẫn chứng, minh
hoạ... đến khi soạn giáo án cụ thể cho tiết trả bài. Việc hướng dẫn học sinh học tập
18


trên lớp cũng đòi hỏi sự gợi mở, dẫn dắt và ứng xử linh hoạt của giáo viên, nhằm
giúp các em tự phát hiện, nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình.
Qua đó, học sinh có ý thức viết bài ngày càng tiến bộ và có kết quả cao hơn.
Cuối tiết học này, thường có bài tập “Viết lại một đoạn trong bài cho hay
hơn”. Tôi tổ chức cho học sinh học tập từ những cách dùng từ, đặt câu của bạn để
vận dụng vào đoạn văn của mình. Sau đó, tôi chấm và nhận xét đánh giá theo
thông tư 22. Nếu những học sinh yếu làm chưa hay tôi trực tiếp hướng dẫn các em
sửa các câu văn chưa đúng, viết các câu văn đúng thành câu văn hay và làm lại bài
vào buổi học thứ hai .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở lớp phụ trách, qua theo dõi việc
thống kê chất lượng môn tiếng Việt nói chung và phần bài tập làm văn nói riêng đã
thu được những kết quả như sau :
- Phát huy được tính tích cực hoạt động, chủ động trong giờ học của học
sinh. Học sinh tập trung hơn vào bài học, kĩ năng làm văn tả cảnh của học sinh
được nâng cao lên rõ rệt. Bài văn của học sinh xác định đúng yêu cầu nội dung của
đề bài, bố cục chặt chẽ, trình tự miêu tả hợp lí hơn, không còn tình trạng bài dạng
liệt kê, câu ý đoạn không phù hợp nữa.
- Giờ học tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái đối với các em. Không
khí lớp học luôn luôn sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo

- Chất lượng viết văn tả cảnh của lớp được nâng lên rõ rệt. Để kiểm tra hiệu quả
của sáng kiến, tôi đã cho học sinh lớp tôi viết bài văn Tả cảnh trường em trước
buổi học (vào ngày 20/3/2019). Tôi làm biểu điểm theo thang điểm 10 và kết quả
chấm thu được như sau:
TSHS
40

Điểm 9 - 10
SL
TL
12
30%

Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
SL
TL
SL
TL
23
57,5%
5
12,5%

Dưới 5 điểm
SL
TL
0
0%


3. KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ

19


3.1. Kết luận:
Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tế dạy - học Tập làm văn tả
cảnh, cho học sinh lớp 5 bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau :
- Điều kiện rất quan trọng giúp học sinh rèn kĩ năng viết văn tả cảnh là hình
thành những cơ sở ban đầu và lâu dài về vốn sống của học sinh. Xây dựng được nề
nếp, thói quen ghi chép và phát huy tác dụng của sổ tay văn học.Vận dụng linh
hoạt sáng tạo các bài tập, các câu lệnh gợi ý để học sinh thực hiện nhằm phát huy
tối đa khả năngcủa từng học sinh, chất lượng dạyhọc sẽ không ngừng được cải
thiện.
- Để áp dụng được đề tài này vào công việc giảng dạy giáo viên phải thường
xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm đặc biệt phải nắm chắc bản chất của tả
cảnh là quansát, từ quan sát mới hình thành cái sườn của ý tưởng.
- Hệ thống hoá kiến thức, hệ thống bài tập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp.
- Giáo viên phải nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng, những yêu cầu tối thiểu
phải đạt được trong mỗi tiết học. Học sinh phải có tính tự giác, không ngừng học
hỏi ở thầy, ở bạn, học ở sách.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường trang bị nhiều sách tham khảo về phân môn tập làm văn để
giáo viên và học sinh tham khảo
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về cách xây dựng
dàn bài tập làm văn miêu tả để giáo viên có thể trao đổi lẫn nhau.
- Giáo viên thường xuyên tham khảo các tài liệu để hướng dẫn học sinh cách
xây dựng bài văn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh

học tập hiệu quả dạng văn tả cảnhtrong phân môn Tập làm văn lớp 5 mà bản thân
tôi đã nghiên cứu áp dụng bước đầu có hiệu quả thiết thực. Rất mong sự góp ý
chân thành của các đồng nghiệp để đề tài này được đầy đủ và hoàn thiện hơn nhằm
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và kĩ năng viết văn của học sinh
nói riêng

20


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2019
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI VIẾT

Cam kết không copy

Nguyễn Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
21


STT
01
02
03
04
05
06

07
08
09
10
11

Tên tài liệu
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 1
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 2
Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1
Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 2
Thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5 Tập 1
Thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5 Tập 2
Luyện Tập làm văn 5

Tác giả
Ban biên tập NXB GD
Ban biên tập NXB GD
Ban biên tập NXB GD
Ban biên tập NXB GD
Ban biên tập NXB GD
Ban biên tập NXB GD
Đặng Mạnh Thường
Lê Thị Nguyên
Tập Làm văn 5 Tư liệu tham khảo dành cho
Trần Thảo Linh
giáo viên và phụ huynh
Thái Quang Vinh
NXBGD/2004 (Tô
Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả

Hoài)
- Dạy học môn Tiếng Việt theo chương
Tô Đình Nghĩa
trình SGK mới
Trần Thị Ngọc Lang
Dạy học theo quan điểm tích hợp trong
Phạm Đức Diệu Lâm
môm Tiếng Việt

22


23



×