Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Những giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp trong phân môn tập viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1
VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP TRONG PHÂN MÔN TẬP VIẾT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hải 1
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2019
1


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1

1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.1.1. Vai trò của phân môn tập viết lớp 1..............................................................2
2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương trình phân môn tập viết lớp 1............................2
2.1.3. Quy trình dạy học phân môn Tập viết.........................................................2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........................3


2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................3
2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................3
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng........................................................................4
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....................................................5
2.3.1. Giải pháp thứ 1: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy
định để dạy học sinh..............................................................................................5
2.3.1.1. Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp.......................6
2.3.1.2. Tập viết chữ vào bảng con của học sinh...................................................6
2.3.1.3 Luyện viết trong vở...................................................................................6
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn Tập
viết.........................................................................................................................6
2.3.3. Giải pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế
ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết......................................7
2.3.4.Giải pháp thứ 4: Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết
đẹp………….9
2.3.4.1. Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản.....................9
2.3.4. 2. Cách viết các con số..............................................................................11
2.3.5. Giải pháp thứ 5: Dạy phân môn Tập viết phải được kết hợp song song và
đồng bộ với các môn học khác............................................................................11
2.3.5.1. Rèn chữ viết trong giờ Tập viết..............................................................12
2.3.5.2. Kết hợp rèn chữ trong tiết Học vần........................................................12
2.3.5.3. Phối hợp với gia đình học sinh...............................................................12
2.3.6. Giải pháp thứ 6: Khắc phục những lỗi học sinh thường gặp khi tập viết..12
2.3.7. Giải pháp thứ 7: Sử dụng các bài tập giúp học sinh rèn chữ.....................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................15
2.4.1. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................................................15
2.4.2. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................................................16
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................18


2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt trong đó có dạy Tập viết,
chúng ta sẽ trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương
lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Song song với học chữ, Tập viết
được coi là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với
các em lớp 1. Phân môn Học vần, Tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo.
Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng sẽ giúp học sinh có điều kiện ghi chép bài học của
tất cả các môn học tốt hơn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều học sinh viết sai, viết xấu, viết
chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập viết còn
góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức
tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ. Như người xưa đã
nói: “Nét chữ, nết người”. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức, lương
tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của người giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ,
trăn trở và không ngừng tích lũy kinh nghiệm, tìm ra phương pháp dạy học thích
hợp về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp. Phân môn Tập viết có nhiệm
vụ củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm
Tiếng Việt; cung cấp cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, các quy tắc nhận biết và
thể hiện chức năng của chữ viết….; rèn luyện thuần thục kỹ năng viết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Những giải pháp
giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp trong phân môn Tập viết ”. Tôi mong rằng
qua đề tài này, giáo viên trong nhà trường có thể tham khảo và áp dụng để chất
lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập viết nói riêng cho học
sinh lớp 1 sẽ ngày càng được nâng cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp rèn

chữ trong việc dạy chữ viết Tiếng Việt, giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp.
Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý
thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng
như nhiệm vụ của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp rèn chữ viết cho học
sinh lớp 1 trường Tiểu học Đông Hải 1 thành phố Thanh Hóa.

3


Học sinh lớp 1D trường Tiểu học Đông Hải 1 trong giờ Tập viết
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Vai trò của phân môn Tập viết lớp 1
- Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh lớp 1 theo đúng mẫu quy định số
31/2002/QĐ –BGD&ĐT gồm:
+ Viết các chữ cái (viết thường, viết hoa) và chữ số theo đúng quy định về
hình dạng, kích cỡ, thao tác (đưa bút theo đúng quy trình viết).
+ Viết các chữ (ghi âm - tiếng, ghi từ ngữ) liền mạch (viết nối nét) đúng
khoảng cách, thẳng hàng, đặt dấu thanh đúng vị trí; trình bày hợp lí.
- Kết hợp dạy kĩ thuật viết chữ với rèn kĩ năng viết đúng chính tả; mở rộng
vốn từ ngữ phục vụ cho học tập và giao tiếp; phát huy tư duy.

- Góp phần rèn luyện những phẩm chất như: tính cẩn thận, lòng yêu thích
cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác
thông qua chữ viết.
2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương trình phân môn Tập viết lớp 1
Chương trình Tập viết lớp 1 phần học vần và phần luyện tập tổng hợp.
- Phần học vần: Học sinh tập viết chữ cỡ vừa (mỗi đơn vị chữ cao 2 li). Cụ thể:
+ Từ bài 1 đến bài 27: Học sinh viết chữ cái ngay trong giờ học âm và chữ
ghi âm theo nội dung bài học tương ứng trong sách giáo khoa. Mỗi tuần có 1 tiết
Tập viết riêng (sau 5 bài học âm).
+ Từ bài 29 đến bài 103: Học sinh tập viết chữ ghi vần, tiếng ngay trong
giờ Học vần, theo nội dung bài học tương ứng trong sách giáo khoa. Mỗi tuần có
1 tiết Tập viết riêng (sau 5 bài học vần).
- Phần luyện tập tổng hợp: Mỗi tuần học sinh có 1 tiết Tập viết để thực hiện
các yêu cầu: tập tô chữ cái viết hoa, luyện viết vần, từ ngữ theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
2.1.3. Quy trình dạy học phân môn Tập viết
Gồm 2 bước:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: Gồm các bước sau:
- Giới thiệu mẫu chữ viết.
- Viết mẫu.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi âm.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi tiếng.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết trong vở Tập viết: Gồm các bước sau:
- Giáo viên dùng que chỉ tô lại từng chữ cái theo mẫu trên bảng.
- Yêu cầu học sinh tập viết từng dòng theo mẫu đã hướng dẫn.
- Giáo viên viết mẫu chữ ghi tiếng - từ mới trên bảng.
- Yêu cầu học sinh tập viết tiếp từng dòng theo mẫu trong vở Tập viết.
4


- Giáo viên chấm một số bài viết của học sinh và nhận xét chung.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
a. Về phía giáo viên
Trường Tiểu học Đông Hải 1 là một trường vốn có bề dày truyền thống
hiếu học. Trường có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, dám
nghĩ dám làm hết lòng tận tuỵ với công việc, với sự nghiệp “Trăm năm trồng
người” mà Đảng và nhà nước giao cho. Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu
Lao động Xuất sắc, có nhiều thành tích đáng kể về mọi mặt.
- Đóng trên địa bàn phường Đông Hải, cách trung tâm thành phố gần 4
km, trường Tiểu học Đông Hải 1 luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy,
chính quyền địa phương và ngành giáo dục, trong đó có sự quan tâm đặc biệt và
sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường.
b. Về cơ sở vật chất
- Các em được học ở một ngôi trường nề nếp và sạch sẽ, lớp học được
trang trí đẹp, ngồi học bàn ghế chuẩn đối với lứa tuổi các em.
- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: ánh sáng trong phòng học (số
lượng bóng điện đủ để chiếu sáng), bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ khác
nhau), bảng phụ, bảng lớp chống loá…
- Phòng Thư viện cung cấp đầy đủ đồ dùng cho từng lớp như: Bộ chữ dạy
Tập viết chữ thường và chữ hoa của nhà xuất bản Giáo dục; bảng chữ cái theo
mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c. Về phía học sinh
- Các em háo hức với môi trường mới nên rất thích đến trường để học.
- Trường Tiểu học dạy học sinh từng nét chữ đầu tiên nên việc hình thành
nề nếp, thói quen viết dễ dàng.
d. Về phía phụ huynh
- Đa số các phụ huynh có con em học lớp 1, là năm đầu cấp nên đều quan
tâm đến việc học tập của con em mình. Phần lớn các em có đầy đủ sách vở, đồ
dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Môi trường giao tiếp, phương tiện, thông tin đại chúng thuận lợi cho

việc dạy và học tập viết Tiếng Việt.
2.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình giảng dạy phân môn
Tập viết giáo viên vẫn còn gặp không ít những khó khăn sau:
a. Về phía giáo viên
Nhà trường có 4 lớp 1, chủ yếu là do các giáo viên có tuổi đời còn trẻ,
kinh nghiệm giảng dạy lớp 1 chưa nhiều làm giáo viên chủ nhiệm. Để đạt được
kết quả tốt trong quá trình rèn chữ cho học sinh lớp 1 sẽ gặp không ít khó khăn.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh còn lúng túng, chưa khai
thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
- Một số ít giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của các nguyên tắc và phương
pháp dạy học phân môn Tập viết, chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học
Tập viết, chưa có sự kết hợp đồng bộ với các môn học khác như: Học vần, Tập
đọc để giúp học sinh đọc đúng, đọc hiểu, từ đó dẫn đến viết đúng, viết đẹp.
5


- Một số giáo viên chưa nắm được kỹ thuật viết chữ, cách gọi các thuật
ngữ khi dạy viết chữ Tiếng Việt như: chữ ghi âm, chữ ghi vần, chữ ghi tiếng,
chữ ghi từ. Mặt khác còn nhiều giáo viên còn nhầm lẫn giữa cách rê bút, cách
lia bút, điểm đặt bút, điểm dừng bút, cách nối chữ khi viết.
- Một số giáo viên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh
trong lớp chủ nhiệm, điều đó hạn chế việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất
cho học sinh và việc rèn luyện chữ viết trong phong trào “Vở sạch - chữ đẹp”.
Đa số giáo viên còn coi nhẹ việc hình thành nề nếp học của học sinh chưa chú ý
đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở của học sinh.
b. Về phía học sinh
- Lớp 1 là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ mới qua lớp mẫu giáo, nhận thức
không đồng đều. Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo
đức tốt như: Tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ chưa được quan tâm

đúng mức. Mặt khác, từ môi trường hoạt động vui chơi là chính chuyển sang
môi trường chủ yếu là hoạt động học tập, các em phải đọc, phải viết nhiều hơn,
gây mỏi tay, mỏi mắt… dẫn đến tình trạng uể oải, nản chí, ngại viết.
- Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi tay còn
vụng về, lóng ngóng. Ở mẫu giáo các em mới được làm quen với đọc và tô các
chữ cái, chưa có khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, chưa nắm được cấu tạo của
các nét cơ bản, cấu tạo của các chữ cái; chưa nắm được độ cao, độ rộng, của
từng con chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường,
dấu thanh và các chữ số; chưa nắm được quy trình viết chữ cái. Nhiều em còn
viết chữ ngược, số ngược.
- Học sinh chưa thực hiện tốt, nghiêm túc các quy định trong giờ Tập viết như:
+ Cầm bút chưa đúng cách.
+ Ngồi viết chưa đúng tư thế.
+ Vị trí đặt vở khi viết chưa đúng.
- Đa số học sinh chưa nắm được kĩ thuật viết, cách rê bút, cách lia bút, nét
nối, điểm đặt bút, điểm dừng bút trong một chữ ghi tiếng và khoảng cách giữa
các chữ ghi tiếng, ghi từ.
- Một số em còn thiếu đồ dùng học tập. Bản thân các em chưa phát huy
được tính tự học, tự rèn luyện ở trường cũng như ở nhà. Các em còn ham chơi
chưa chú ý đến học tập.
c. Về phía phụ huynh học sinh
Còn nhiều phụ huynh còn thờ ơ, chưa thường xuyên đôn đốc nhắc nhở việc
học tập của con em mình. Phần lớn các phụ huynh chưa nắm được chữ mẫu, quy
trình viết của chữ nên còn hạn chế trong việc hướng dẫn con em mình học ở nhà.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
Đi sâu tìm hiểu thực tế qua các tiết dạy Tập viết, Thực hành luyện viết và
phần luyện viết trong các tiết Học vần. Tôi thấy nguyên nhân dẫn đến những sai
lầm của học sinh lớp 1 chủ yếu là:
- Do học sinh chưa viết đúng và chưa nắm chắc cấu tạo của các nét cơ bản,
chưa nắm được độ cao, độ rộng của từng chữ cái. Các em chưa hiểu và nắm vững

quy trình viết chữ cái, quy trình nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết
sai độ cao, độ rộng, các nét chữ rời rạc, không đều nét, liền mạch.
6


- Do nhận thức còn hạn chế của đa số các bậc phụ huynh học sinh về mẫu
chữ và tầm quan trọng của phân môn Tập viết cho nên ngại hướng dẫn con em
mình tập viết ở nhà vì sợ sai, sợ không đúng.
- Do học sinh chưa được hướng dẫn, uốn nắn một cách tỉ mỉ, kịp thời
thường xuyên từ cách cầm bút đến tư thế ngồi viết và cách viết theo đúng quy
trình ngay từ khi các em mới bắt đầu đi học.
- Do tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1, các em chóng nhớ nhưng lại mau quên,
nhanh chán, không luyện tập theo đúng yêu cầu của giáo viên. Tốc độ viết nhanh,
viết ngoáy, viết ẩu cũng chính là nguyên nhân để các em viết xấu, viết sai.
Trước thực trạng khi dạy phân môn Tập viết. Tôi nhận thấy cần phải tìm ra
những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết
cho học sinh lớp 1. Qua tìm hiểu và tham khảo nghiên cứu tôi xin đưa ra một số
giải pháp cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp thứ 1: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu
chữ quy định để dạy học sinh.
Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ giáo dục và
Đào tạo và việc viết tốt mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể
thiếu được đối với người giáo viên tiểu học. Đây chính là một tiêu chí mà mọi
giáo viên phải đặt ra và thực hiện. Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới
viết đúng và đẹp theo chuẩn được từ đó mới hướng được dẫn học sinh viết đúng
và đẹp. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “Khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn
mực để học sinh noi theo. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay “bắt chước” và
làm theo mẫu. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế. Đặc biệt là
học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang

viết mẫu mực của mình để học sinh học tập viết. Tôi còn sưu tầm những bài
viết, vở viết sạch đẹp của học sinh những năm học trước để giới thiệu cho học
sinh học tập.
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp
học sinh nắm bắt được quy trình từng nét của chữ cái. Do vậy khi viết mẫu cho
học sinh tôi viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp
nhàng với giảng giải, phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa
bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Tôi phân tích
cả cách viết dấu phụ, dấu thanh để học sinh dễ dàng nhận biết được cách viết.
Tôi hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng (bằng một con chữ o)
để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá. Đồng thời tư thế đứng viết
của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô khi viết
và theo dõi được cả quy trình viết chữ. Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp
lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu, tránh
dùng các khái niệm khó hiểu hoặc cách nói mơ hồ không rõ ràng, nên dùng
đúng các thuật ngữ cách gọi khi dạy viết chữ Tiếng Việt như: chữ ghi âm, chữ
ghi vần, chữ ghi tiếng, chữ ghi từ... Hướng dẫn tỉ mỉ cách viết từng con chữ,
nét nối chính xác theo đúng quy định cho học sinh. Không nên nói nôm, nói
ngọng, nói lộn xộn hoặc nói quá nhiều gây căng thẳng khó hiểu cho học sinh.
2.3.1.1. Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp
7


Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và
bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm
tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích
cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết).
2.3.1.2. Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
Học sinh luyện tập viết bằng phấn vào bảng con trước khi viết vào vở.

Học sinh có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng. Khi sử dụng bảng, giáo
viên phải hướng dẫn học sinh cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và
bảo quản phấn…
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và
trong vở Tập viết. Việc này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy viết chữ.
6

5
4
33
2

1

* Bảng con: Gồm 6 đường kẻ và 5 dòng kẻ
2.3.1.3. Luyện viết trong vở
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng
dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu
chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các
em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
Chẳng hạn với nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không rèn
viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét
đó như: h, k, g, y... cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh
thường lúng túng khi viết.
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học trong phân
môn Tập viết
Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Trong
quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt
của giáo viên có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học. Tư duy của học sinh lớp 1

chủ yếu từ trực quan cụ thể đến logic trừu tượng. Đồ dùng dạy học giúp học
sinh khắc sâu các biểu tượng về chữ viết bằng nhiều con đường: mắt nhìn, tai
nghe, tay viết. Qua đó sẽ chủ động phân tích hình dáng, kích thước, cấu tạo của
chữ mẫu, tìm sự giống nhau và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã
học. Vì vậy đồ dùng dạy học đưa ra phải đảm bảo tính khoa học, đúng lúc, đúng
chỗ, nhịp nhàng và phù hợp với nội dung bài dạy. Tránh lạm dụng đồ dùng dạy
học gây sự nhàm trán cho học sinh.
Đồ dùng dạy - học trong môn dạy Tập viết lớp 1 là: Bảng con, phấn
trắng, giẻ lau, vở Tập viết, vở Thực hành luyện viết của học sinh và bảng phụ có
kẻ ô li viết sẵn chữ mẫu của giáo viên, chữ mẫu trong khung chữ của bộ chữ
dạy Tập viết của giáo viên, hoặc chữ mẫu trong các bài giảng điện tử mà giáo
viên đã cài đặt. Việc sử dụng tốt các đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu
8


kiến thức một cách nhẹ nhàng dễ hiểu, giáo viên không phải nói nhiều gây căng
thẳng, nhàm chán trong giờ học.
Để giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo sử dụng đồ dùng học tập đúng cách
và thành thạo đạt hiệu quả cao trong giờ Tập viết tôi thường hướng dẫn học sinh
thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
a. Cách sử dụng đồ dùng dạy - học khi viết bảng con
- Bảng con phải luôn luôn được lau sạch sẽ bằng khăn lau sạch.
- Học sinh viết bảng con: Yêu cầu ngồi viết đúng tư thế, cầm và điều
khiển phấn đúng cách, giơ bảng và xoá bảng theo các lệnh của giáo viên.

Học sinh lớp 1D trường Tiểu học Đông Hải 1 trong giờ Tập viết
b. Cách sử dụng đồ dùng dạy - học khi viết vở Tập viết hay Luyện viết
- Vở Tập viết, Luyện viết lớp 1 cần bọc bìa, dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ,
không để quăn mép, hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay
ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao

cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 150.
- Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp 1 cần được gọt cho cẩn thận đầu chì
không quá nhọn hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ.
- Bút mực cần sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nét thanh, nét đậm ra
đều mực. Để tránh bẩn tay tôi thường hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách lấy mực,
đậy nắp và lau sạch mực ở phần ngoài của bút bằng giấy lau thấm.
2.3.3. Giải pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nề nếp học
tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết
a. Tư thế ngồi viết
9


Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học
như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị… thì giáo viên phải luyện cho học
sinh có được một tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái:
- Lưng thẳng; không tì ngực vào bàn.
- Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm.
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ.
- Hai vai ngang bằng.
- Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái.
Học sinh mới vào lớp 1 chưa có khái niệm về đơn vị đo độ dài nên chưa
thể tự ước lượng được khoảng cách từ 25cm - 30cm nên tôi cho học sinh chống
cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước
lượng khoảng cách mặt với vở và luôn giữ ở vị trí cố định như vậy khi viết, em
nào quên có thể tự ước lượng lại được.

Tư thế ngồi học đúng

Tư thế ngồi học sai


b. Hướng dẫn cách cầm bút đúng
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách
đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt
bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.

10


Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng
tầm. nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy.
Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng
0
45 . Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 0. Đưa bút từ trái qua phải từ trên
xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn
mạnh đầu bút vào mặt giấy.

Cầm bút sai
c. Cách để vở, xê dịch vở khi viết
Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết
chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng
với mép bàn tạo thành một góc khoảng 150. Khi viết độ nghiêng của nét chữ
cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 900 như vậy dù viết theo kiểu chữ
đứng hay chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về
cách để vở). Khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để
cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết.
- Mặt khác tôi phô tô gửi mỗi phụ huynh một bản hướng dẫn về tư thế
ngồi học, cách cầm bút, để vở. Khuyên phụ huynh mua bảng chữ mẫu viết
thường của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà.
2.3.4. Giải pháp thứ 4: Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp

2.3.4.1. Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản
Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ dòng
kẻ:“Dòng kẻ ngang 1, ngang 2, ngang 3; ngang 4, ngang 5. Ô li 1, ô li 2…ô li
5. Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li. Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc
2, … dòng kẻ dọc 5” trong vở ô li, Vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp
theo tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ.
Nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ,
nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là
11


kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái,
nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt. Việc nắm chắc
cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của
từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Sau đó tôi
dạy học sinh cách xác định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa
trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt
đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ. Điểm dừng bút là vị trí kết
thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Riêng
đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm
dừng bút.
Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc
các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
a. Dạy cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy
theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.
(Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của
giấy, do vậy giữa đầu bút và mặt giấy không có khoảng cách)
b. Dạy cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm
đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa
nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ
thuật nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ
trên cho chính xác.
+ Ví dụ: Để giúp học sinh viết chữ m tôi hướng dẫn như sau:
- Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 (ĐK 2) và đường kẻ 3 (ĐK 3), viết nét
móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc
xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.
- Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét
móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.
c. Các qui tắc cần tuân theo khi dạy phân môn Tập viết lớp 1
Khi dạy phân tập viết tôi luôn theo các qui tắc sau:
* Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trên cơ thể trong việc
tham gia vào viết chữ.
- Để thực hiện tốt các quy tắc này, tôi hướng học sinh phải biết nhắc lại
cách để vở sao cho đúng, cách cầm bút, tư thế ngồi viết như thế nào là đúng.

12


Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ trong giờ Tập viết
* Xem việc dạy tập viết là việc dạy hình thành một kỹ năng:
- Hướng dẫn học sinh viết liền mạch các chữ cái, viết dấu phụ, dấu thanh
trên hoặc dưới các chữ cái. Học sinh chỉ có được kĩ năng viết chữ thật sự khi bài
viết của các em đúng mẫu, rõ ràng, đúng tốc độ qui định về tư thế ngồi viết, cách
cầm bút, để vở, cách trình bày trên bảng con, trên vở Tập viết.
- Tôi chú trọng giúp học sinh nắm độ cao trong từng nhóm con chữ và
các nét cấu tạo cơ bản trong Tiếng Việt:
+ Nhóm các con chữ một đơn vị (a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô , ơ, u, ư, v, x).
+ Nhóm các con chữ 1,25 đơn vị ( r, s).

+ Nhóm các con chữ 1,5 đơn vị (t).
+ Nhóm các con chữ 2 đơn vị (d, đ, q, p).
+ Nhóm các con chữ 2,5 đơn vị (h, l, b, k, g, y).
+ Các nét thẳng: thẳng đứng, nét ngang, nét xiên: xiên trái, xiên phải, nét hất.
+ Các nét cong: cong kín, cong hở (cong hở trái, cong hở phải).
+ Các nét móc: móc xuôi, móc ngược, nét móc hai đầu có thắt ở giữa.
+ Các nét khuyết: khuyết trên, khuyết dưới.
- Tôi còn chú trọng hướng dẫn học sinh của mình nắm vững cách viết các nét
2.3.4.2. Cách viết các con số
- Việc dạy viết chữ số có liên quan rất nhiều đến việc dạy toán ở Tiểu học
nhất là lớp 1. Để có thể đọc, viết được số từ 0 đến 100, các em cần đọc và viết
được 10 chữ số cơ bản từ 0 đến 9.
- Các chữ số đều có chiều cao là 2 đơn vị.
Ví dụ: Con số 1
- Con số 1 gồm hai nét: nét xiên phải và nét thẳng đứng. Điểm đặt bút là
giao điểm của dòng kẻ ngang số 4 và đường kẻ dọc số 2. Từ điểm 1 (điểm đặt
bút) viết nét xiên hơi cong chạy đến giao điểm đường kẻ dọc 5 và đường kẻ
ngang 3 (số 2) rồi tiếp tục sổ thẳng xuống đến đường kẻ ngang 1.
13


Số mẫu
2.3.5. Giải pháp thứ 5: Dạy phân môn Tập viết phải được kết hợp song
song và đồng bộ với các môn học khác
Để học sinh viết đúng và đẹp thì phải tiến hành song song và đồng bộ
việc dạy - học phân môn Tập viết với các môn học khác. Học sinh không chỉ
viết đúng và đẹp ở vở Tập viết mà cần phải viết đẹp ở tất cả các loại vở. Muốn
viết đẹp và thành thạo thì cần phải nắm được kĩ thuật viết. Muốn viết đúng,
không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng, đọc hiểu. Vì vậy trong quá
trình dạy học cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo mà còn phải đọc

thông. Để làm được điều này khi dạy các giờ Tập viết, Học vần, Tập đọc, Chính
tả tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọng cho
những học sinh đọc còn ngọng. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ
địa phương hoặc những tiếng, những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn như :
l/n, x/s, tr/ch, r/d...
Tôi chú trọng hướng dẫn cách phát âm l/n như sau:
- Cách phát âm n: Thẳng lưỡi, đầu lưỡi chạm lợi dưới, hơi thoát ra ngoài
qua cả mũi và miệng.
- Cách phát âm l: Đầu lưỡi cong lên, chạm lợi trên hơi thoát ra ngoài qua
2 bên rìa, xát nhẹ.
2.3.5.1. Rèn chữ viết trong giờ Tập viết
- Trong giờ tập viết trên bảng lớp phần cơ bản nhất của luyện viết là mỗi
người giáo viên chúng ta cần cung cấp kỹ thuật viết chữ cho học sinh.
- Để giúp các em làm tốt điều này, ngay từ đầu năm học, tôi khuyến khích
các em tập vẽ trên không trung bằng ngón tay, sau đó cho các em vẽ tự do bằng
phấn trên bảng con.
- Đối với những em không nắm vững các nét cơ bản trên thường xuyên
viết sai, ngày ngày theo dõi liên tục nhắc nhở từng nét cho các em luyện viết
nhiều lần cả trong lớp và ở nhà.
- Cũng như hàng ngày trong những giờ tập viết, tập chép tôi luôn luôn
nhắc nhở và theo dõi kiểm tra để học sinh tự điều chỉnh nề nếp như:
+ Sắp xếp vở, bút đúng chỗ.
+ Ngồi đúng tư thế trước khi viết.
2.3.5.2. Kết hợp rèn chữ trong tiết Học vần
- Học vần và Tập viết là hai phân môn luôn có sự hỗ trợ cho nhau, khi
dạy hết hai vần của tiết 1 giáo viên cho học sinh viết bảng con để củng cố lại
các nét và độ cao của những con chữ khi viết.
2.3.5.3. Phối hợp với gia đình học sinh
Để cho việc phối hợp được chặc chẽ hơn tôi cùng gia đình thống nhất hỗ
trợ học thêm ở nhà như sau:

- Có thời khoá biểu học tập ở nhà.
- Phụ huynh phải có thời gian quy định giờ giấc cho con em mình.

14


- Thời gian làm việc mỗi lần có thể dài từ 20 – 30 phút, phải có cha mẹ
hoặc anh chị đôn đốc theo dõi chu đáo, không phó mặt cho các em viết qua loa
chủ yếu để nộp bài đủ cho giáo viên.
- Tôi yêu cầu mỗi học sinh phải có vở rèn chữ ở nhà. Vở rèn chữ được giáo
viên viết mẫu mỗi ngày theo yêu cầu bài viết và hướng dẫn các em viết ở nhà.
- Để gia đình kết hợp với tôi trong việc rèn thêm cho các em học ở nhà,
hàng tuần tôi gửi vở bài và đều có ghi ý kiến nhận xét của mình vào đó. Để gia
đình tiện việc theo dõi và đôn đốc việc học của các em.
- Tất cả các việc làm trên đã tác động rất nhiều đến phụ huynh học sinh,
nhất là những gia đình có suy nghĩ “Chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ, không cần
viết, không cần rèn luyện công phu”. Sau một thời gian họ đã cho tôi biết rằng
nhờ những biện pháp mà bản thân họ đã có trách nhiệm nhiều hơn trong công
tác giáo dục, rèn chữ viết cho con em.
2.3.6. Giải pháp thứ 6: Khắc phục những lỗi học sinh thường gặp phải
khi tập viết
a. Thống kê những lỗi học sinh thường mắc phải:
+ Thiếu nét
+ Thừa nét
+ Sai nét
+ Khoảng cách chưa đúng
+ Sai dấu
+ Sai mẫu chữ
+ Sai cỡ chữ
+ Sai chính tả

+ Sai trình bày
+ Sai tốc độ
b. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục
+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại,
cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm,
đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh
vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì
thêm vào cho đủ.
+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu,
nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc
phục là giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón
tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu
ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét.
Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ
tay cầm khoảng 2,5 cm). Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp
với cử động của cổ tay, cánh tay.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút,
không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch,
đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị
15


chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô
vuông đơn vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.
VD: viết chữ: trắng - Hướng dẫn viết: t-r-a-n-g - trang (liền mạch) xong
mới đánh dấu t, ă và dấu (sắc) - trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá
cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận. Mặt khác, còn
do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục

lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị
chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai.
Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì
những nét chính của chữ sẽ nổi rõ dấu nhỏ còn giúp trang vở không bị rối bài,
viết sẽ thoáng hơn.
2.3.7. Giải pháp 7: Sử dụng các bài tập giúp học sinh rèn chữ
Mỗi giáo viên khi thực sự quan tâm đến chữ viết của học sinh đều có thể
sáng tạo ra các bài tập cho học sinh rèn chữ viết. Sau đây là một số dạng các bài
tập cho học sinh rèn chữ mà bản thân đã áp dụng và đạt hiệu quả:
Bài tập nét
Khi viết chữ có nhiều nét được sử dụng nhưng không nhất thiết là phải
tập tất cả các nét. Ta chỉ cần chú ý cho học sinh tập các nét cơ bản, những nét cơ
bản này quyết định độ đẹp của chữ. Trước khi tập bất kì bài viết nào, giáo viên
cũng cần phải nhắc nhở các em cầm bút và để vở cho đúng với quy định của Bộ
GD - ĐT.
+ Nét thẳng đứng, nét xiên.
+ Nét móc.
+ Nét cong.
Bài tập viết đúng quy trình
Dạng bài tập này chỉ áp dụng với những chữ học sinh thường viết sai quy
trình có 3 chữ cần chú ý là n, a, h và các chữ có nét móc. Khi viết chú ý điểm đặt
bút, điểm kết thúc dừng bút đều đặt ở điểm 1/2 đơn vị chữ (giữa li) khi viết đường
uốn cong cần chú ý viết chậm để uốn cho tròn. o, a chữ có nét cong, điểm đặt bút ở
điểm 1 đơn vị chữ (trên li thứ nhất).
Bài tập viết liền mạch
Khi viết các con chữ trong một chữ cần chú ý viết liền mạch, nghĩa là hạn
chế nhấc bút khi viết. Hầu như trong một chữ ta sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút
để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch. Ngoài ra khi viết ta sử dụng kĩ
thuật kéo dài nét và thêm nét phụ cũng góp phần không nhỏ cho việc viết liền
mạch. Khi nối liền các con chữ trong một chữ xuất hiện hai trường hợp, nét nối

thuận lợi và nét nối không thuận lợi.
+ Nét nối thuận lợi: Là những nét nối giữa hai chữ có cùng điểm dừng
bút và điểm đặt bút.
VD: yêu mẹ
+ Nét nối không thuận lợi (từ nét móc sang nét cong)
VD: chăm học. Từ nét móc của chữ h sang chữ o, a ta cần chú ý khi
hướng dẫn là: Cần kéo dài nét móc của chữ h đến điểm đầu của chữ o trên li
ngang thứ nhất. h - ho - học (lúc này điểm đặt bút viết chữ o là ở trên li ngang
16


thứ nhất). Nét nối không thuận lợi, không kéo dài nét móc được ta phải sử dụng
nét phụ để tạo sự liền mạch.
VD: sang sông
Từ chữ s nối sang chữ a, o ta cần chú ý rằng:
Thêm nét phụ ở cạnh chữ s có thể nối sang a, o... Nét phụ hay được sử dụng
khi nối từ chữ hoa có điểm dừng bút ở các điểm nối không thuận lợi.
* Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch
“Nét chữ - Nết người”. Để góp phần hình thành ở học sinh tính cẩn thận
khi viết sao cho đúng, đẹp và sạch sẽ cũng như ý thức giữ gìn những bài viết
của mình luôn sạch đẹp thì việc hướng dẫn và nhắc nhở các em cách viết và giữ
vở sạch là điều rất cần thiết. Để các em có được bộ vở sạch - đẹp, trước hết tôi
hướng dẫn cho các em từ cách mở, gấp sách vở làm sao không bị quăn mép,
nhàu nát bằng cách hướng dẫn các em khi gấp sách cho vào cặp luôn luôn để
gáy sách quay xuống phía dưới, như vậy sách vở sẽ không bị quăn góc.
Đầu mỗi tiết học tôi đều nhắc lại các em cách giữ gìn, cách bảo quản,
cách cất những quyển sách, quyển vở đã sử dụng xong vào cặp đúng qui trình,
vì giáo viên chúng ta chỉ cần lơ đi một ngày, một tuần thì kể cả những em giữ
gìn vở sạch sẽ, chữ viết đẹp rồi cũng lại viết xấu đi và cẩu thả trong việc luyện
viết và giữ gìn sách vở.

Công việc “Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp” đâu chỉ một sớm, một chiều,
không chỉ có ở môn tập viết mà phải làm trong cả một quá trình liên tục ngày
này qua ngày khác, ở tất cả các môn học. Vì học sinh lớp 1 thường rất hiếu
động, nhanh quên, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo,
cẩn thận. Hơn nữa ở nhiều nhà cha mẹ không có điều kiện dạy con thì việc rèn
chữ, giữ vở càng khó khăn hơn.
Tóm lại: Xây dựng nề nếp và phát triển phong trào “Viết chữ đẹp” cho
học sinh Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng tôi nhận thấy đây là một việc
làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực không thể thiếu trong việc
tổ chức các hoạt động toàn diện trong nhà trường Tiểu học. Thúc đẩy phong
trào “Viết chữ đẹp” trong học sinh còn là dịp động viên, khích lệ các thầy cô
giáo chăm lo rèn luyện chữ viết, duy trì nề nếp thói quen tốt trong học tập của
học sinh. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chúng tôi.
Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội
đối với việc “Luyện nét chữ - rèn nết người” cho học sinh góp phần giáo dục
thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp của Tiếng nói - Chữ viết dân tộc. Bởi vậy,
phong trào “Viết chữ đẹp” được coi trọng sẽ giúp học sinh biết giữ cẩn thận
sách vở của mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp làm cho việc học tập nói chung
và học môn Tiếng Việt nói riêng của học sinh được dễ dàng hơn, thuận lợi hơn
và hiệu quả cao hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
2.4.1. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tôi đã tiến hành điều tra đánh giá chất lượng chữ viết ban đầu của học
sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, từ đó lấy căn cứ để làm cơ sở
kiểm chứng sau này. Sau đây là nội dung bài khảo sát và kết quả thu được.
17


Bài Tập viết tuần 3: thư, do, ta, thỏ, thợ mỏ vào vở ô ly mỗi chữ một

dòng. Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả sau:
Viết đúng và đẹp

Viết chưa đúng, chưa đẹp

Số học sinh

30

SL

%

SL

%

3

9%

27

85%

Qua quan sát học sinh khi viết và qua chất lượng bài viết của các em, tôi
nhận thấy học sinh thường mắc các lỗi sau:
- Chữ viết chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm
dừng bút chưa đúng.
- Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định.

- Rất nhiều em viết xấu, chữ viết không đều, nét cao, nét thấp, nét ngắn,
nét dài, nét nghiêng ngả, nhất là con chữ o và những con chữ được kết hợp bởi
nét cong tròn các em đều viết méo, hoặc nghiêng nghẹo, không có em nào viết
được chữ o tròn theo đúng quy định, khoảng cách giữa các chữ không đều.
- Tư thế ngồi viết sai, cách cầm bút chưa đúng. Đa số các em ngồi cúi mặt
sát với vở, vẹo lưng, lệch vai, khuỳnh tay...
2.4.2. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau một quá trình áp dụng “Những giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết
đúng và đẹp trong phân môn Tập viết” vào học sinh lớp 1D do tôi chủ nhiệm,
số lượng và chất lượng chữ viết của các em đã được nâng lên rõ rệt cụ thể
qua bảng dưới đây:

Số
học sinh
30

Viết đúng và đẹp

Viết chưa đúng, chưa
đẹp

SL

%

SL

%

29


97%

1

3%

Cụ thể là:
- Nhiều em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, sạch.
- Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chứ quy định
và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 1 theo từng giai đoạn.
- Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận.

18


Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng
Bài viết của em Trang Anh lớp 1D

19


Một số bài viết đẹp của học sinh lớp tôi chủ nhiệm

Bài viết của em Lê Thị Linh

20



Bài viết của em Bảo Phúc
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy
bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em
sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học,
xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Với kinh nghiệm của
người dạy lớp 1 lâu năm, bằng phương pháp khoa học vừa cổ truyền, vừa
hiện đại, nhiều năm qua tôi đã rèn cho nhiều học sinh, từ những người viết
chữ xấu trở thành người viết chữ đẹp. Tôi rất tâm đắc với câu thơ của thầy
Phạm Thế Vinh đã viết:
“Chữ đẹp chẳng phải hoa tay
Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
* Bài học kinh nghiệm
Qua việc áp dụng thành công sáng kiến của mình, giúp học sinh “Viết
chữ đúng và đẹp”, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau:
- Đối với giáo viên
+ Đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con
trẻ. Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn, đẹp (vì tư duy của trẻ
chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo). Trong mỗi giờ dạy,
người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú
cho học sinh.
+ Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chuẩn bị đồ dùng dạy
học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo.
+ Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ
năng lực "Chữ viết" của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Bên
cạnh đó phải luôn tạo được hứng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều
hình thức như: sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp để phục bài dạy.

+ Phải thường xuyên, quan tâm đến việc luyện viết để có những kinh
nghiệm riêng cho mình từ đó hướng dẫn học sinh được tốt hơn, phải thường
xuyên tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ
trong việc “Rèn chữ - giữ vở”.
- Đối với học sinh
+ Chất lượng chữ viết đạt kết quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, ánh sáng, bàn ghế, học phẩm. Bởi vậy học
sinh cần có thói ngồi học đúng tư thế, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập....
+ Tích cực kết hợp với phụ huynh để có được sự hỗ trợ không nhỏ từ phía
gia đình các em trong việc chuẩn bị dụng cụ học tập cũng như sự quan tâm đôn
đốc của phụ huynh đối với các em trong việc rèn chữ viết ở nhà để tạo thành
một thói quen tốt.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất
sau:
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh và giáo viên.
21


+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp thành phố để học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” tiêu
biểu.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra qua quá trình
nghiên cứu và giảng dạy ở lớp mình để giúp học sinh “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”.
Kính mong lãnh đạo các cấp cùng quý đồng nghiệp góp ý để bản thân tôi rút kinh
nghiệm, học hỏi và áp dụng vào giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 29 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Anh

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3
4
5

Tên tài liệu
SGK Tiếng Việt
1 quyển 1
SGK Tiếng Việt
1 quyển 2
Vở Tập Viết 1
quyển 1
Vở Tập Viết 1
quyển 2
Dạy và học Tập
Viết ở Tiểu học


Tên tác giả

Nhà xuất bản

Nơi sản
xuất

Đặng Thị Lanh

NXB Giáo dục

Hà Nội

Đặng Thị Lanh

NXB Giáo dục

Hà Nội

Đặng Thị Lanh

NXB Giáo dục

Đặng Thị Lanh

NXB Giáo dục

Trần Mạnh Hưởng


NXB Giáo dục

Thái
Nguyên
Thái
Nguyên
Hà Nội

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Anh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Sử dụng một số trò chơi trong
PGD

C
dạy học Tiếng Việt lớp 1
2. Phát huy tính tích cực vai trò
PGD
B
của giáo viên chủ nhiệm lớp.
3. Một số giải pháp rèn chữ đẹp
SGD - ĐT
C
cho học sinh lớp 1 trường
tỉnh Thanh
Tiểu học Tén Tằn
Hóa

Năm học
đánh giá xếp
loại
2013 - 2014
2014 -2015
2015 - 2016

------------------------------------

24



×