Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 nắm vững từ loại trong phân môn Luyện từ và Câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.4 KB, 19 trang )

A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giáo dục bậc tiểu học là một hệ thống khoa học rất khó. Nó là nền móng đầu tiên
để giúp con người tồn tại và phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt là môn Tiếng
Việt. Bởi thế, Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và
đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội, văn hoá giáo dục nói chung đã dẫn tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy
Tiếng Việt trong nhà trường. Chương trình môn Tiếng Việt trong các hệ thống
chương trình môn học của chương trình mới được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu
nói trên.Vậy chương trình môn Tiếng Việt tiểu học có tác dụng mạnh mẽ trong giáo
dục mĩ cảm, giúp học sinh được rèn luyện, phán đoán, nghi ngờ. Đặc biệt là trong
những năm gần đây nghành đã tổ chức thi Giao lưu Tiếng Việt của chúng em cho
học sinh dân tộc vùng khó khăn để học sinh được giao tiếp và phát triển vốn Tiếng
việt cho các em.
Chính vì vậy dạy Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu nhất là các
từ loại thông qua hoạt động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Và để đạt được
mục tiêu đề ra phân môn Luyện từ và câu có các nhiệm vụ sau:
1. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu.
a/ Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đật câu của các em.
- Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của
học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được
tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những khả
năng phát hiện ra những từ mới, từ có giàu hình ảnh từ chưa biết trong văn bản tiếp
nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã
biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
- Hệ thống hoá vốn từ: Dạy cho học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ
thống trong trí nhớ của mình để tích luỹ từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường
trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Công
việc này được hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc
của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái
nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo , tức là kĩ năng liên tưởng để huy động và tích góp
vốn từ.


- Tích cực hoá vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ
trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từ được học sinh dùng
thường xuyên.
b/ Cung cấp một số kiến thức về từ và câu:
1
- Trên cơ sở vốn từ ngữ có được trước khi đến trường, từ những hiện tượng cụ thể
của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và Câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức
về câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Luyện từ và Câu trang bị cho
học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng. Cụ
thể đó là kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại; các kiến thức về
câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn
bản để sử dụng trong giao tiếp.
Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện
tư duy và giáo dục mĩ cảm cho học sinh.
2. Thực trạng dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
Hiện nay, dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Luyện từ và Câu
nói riêng đã được đặc biệt quan tâm và đã đạt được kết quả khá khả quan. Tuy nhiên
việc dạy học về phân môn Luyện từ và Câu, nhất là về từ loại vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế như: có những giáo viên chưa chuyển tải hết kiến thức trong SGK đến cho
học sinh, có giáo viên còn lúng túng khi hiểu và phân biệt các tiểu từ loại, do vậy
việc truyền tụ kiến thức cho học sinh, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học còn
gặp nhiều khó khăn. Vốn từ của học sinh còn khô khan, vốn ngôn ngữ Tiếng Việt
còn hạn chế, nên khi gặp những dạng bài tập về chỉ ra, phân biệt các tiểu từ loại của
danh từ, động từ, tính từ các em rất lúng túng không giải quyết được.
Xuất phát từ những lí do nêu trên nên tôi đã mạnh dạn chọn “Một số kinh
nghiệm giúp học sinh lớp 4 nắm vững từ loại trong phân môn Luyện từ và Câu”
làm đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học của mình. Nếu khả thi thì đó là hành
trang quan trọng giúp bản thân tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và Câu nói riêng và
môn tiếng Việt nói chung đồng thời góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy
học Luyện từ và Câu ở tiểu học.

B. NỘI DUNG.
I . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1: Phân môn Luyện từ và Câu Lớp 4.
1. Chương trình và sách giáo khoa.
* Chương trình môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có các ưu điểm sau:
- Chương trình môn Tiếng Việt đã thực sự chú trọng cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc,
viết cho HS. Đặc biệt là chương trình rất chú trọng việc hướng dẫn HS vào hoạt động
giao tiếp. Tạo điều kiện để HS phát triển các kĩ năng và vận dụng thực hành các kĩ
năng vào cuộc sống.
* SGK là tài liệu dạy học chính thức trong nhà trường, được điều chỉnh nhiều lần
để đảm bảo tính thể hiện nguyên lí giáo dục, nội dung chương trình và phương pháp
2
dạy học mới. Vậy chương trình và SGK lớp 4 được phân bố như sau: Đối với phân
môn Luyện từ và Câu gồm: 62 tiết (32 tiết học kì 1- 30 tiết học kì 2) bao gồm các nội
dung sau:
+ Mở rộng vốn từ: 19 tiết.
+ Tiếng, cấu tạo từ: 5 tiết.
+ Từ loại: 9 tiết.
+ Câu: 26 tiết.
+ Dấu câu: 3 tiết.
Riêng về phần từ loại: phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại
cơ bản của Tiếng Việt nhưng nó rất quan trọng và quyết định cho việc giao tiếp của
mọi người, và việc giao tiếp trong xã hội:
+ Danh từ: 5 tiết( tuần 5,6,7,8 gồm cả cách viết hoa danh từ riêng).
+ Động từ: 2 tiết ( tuần 9,11).
+ Tính từ: 2 tiết ( tuần 11,12).
Thông qua các bài tập:
+ Nhận diện từ theo từ loại.
+ Phân loại từ theo cấu tạo.
+ Luyện sử dụng từ.

* Thuận lợi:
- Do chương trình SGK mới được biên soạn theo hướng đồng tâm mở rộng và phát
triển dần từ dễ đến khó mà HS đã được học và làm quen với từ loại ở các lớp dưới.
Bên cạnh đó từ loại là các từ rất gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS.
VD: Danh từ: con trâu, cây bàng, bạn Hùng
Động từ: đi, đứng, chạy, nhảy
Tính từ: đen, trắng, to, nhỏ
- SGK Tiếng Việt 4 các bài về danh từ mà trong đó các bài về danh từ riêng được
trình bày rõ ràng, có 3 tiết luyện tập viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài
nên HS dễ nắm được cách viết.
* Khó khăn:
- Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4 nhiều năm, đặc biệt phân môn Luyện từ và Câu,
nhất là các dạng bài về từ loại tôi gặp một số khó khăn sau:
+Về HS:
3
- Thời lượng học một bài Luyện từ và Câu còn hạn chế, tư duy của các em còn
chậm so với yêu cầu đề ra.
VD: Bài: Động từ -SGK-TV4- tập1- trang 93.
Bài: Tính từ - SGK-TV4- tập1- trang 110.
- Đối với đối tượng HS miền núi, và đặc biệt đây là học sinh dân tộc, nội dung một
số bài tập còn có yêu cầu quá cao với trình độ chung của cả lớp ( ND các bài tập tôi
sẽ trình bày ở phần giải pháp).
- Các bài tập yêu cầu chỉ ra các tiểu từ loại của danh từ, động từ, tính từ là những
dạng bài tập tương đối khó đối với HS lớp 4 vì các tiểu từ loại của danh từ, động từ,
tính từ chỉ đưa ra trong phần bài tập nên HS rất khó nhận diện và phân loại nhất là
Danh từ chỉ khái niệm.
VD: Bài tập1- Danh từ- SGK-TV4- tập1- trang 53.
- Nội dung bài “ Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài” tương đối khó với
HS.Vì HS không hiểu và không vận dụng ghi nhớ đã học vào làm các bài tập, không
phân biệt các bộ phận và các tiếng của nước ngoài nên các em không sử dụng được

dấu gạch ngang dẫn đến các em phát âm sai, viết sai.
VD: Bài tập2- Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài - SGK-TV4-tập1- trang 78.
+ Về Giáo viên:
- Thời lượng dạy một bài về từ loại ở Tiểu học quá ít mà yêu cầu lại quá cao như
việc nhận diện từ loại về danh từ, động từ, tính từ trong một văn bản, phân biệt được
các tiểu từ loại. Đây là khó khăn lớn cho GV trong việc lựa chọn các phương pháp
dạy học.
- GV nhiều khi cũng còn lúng túng khi hiểu và phân biệt các tiểu từ loại, do vậy
việc truyền thụ kiến thức cho HS còn gặp nhiều khó khăn.
2. Thực trang.
a. Đặc điểm tình hình chung.
Trường tôi dạy thuộc trường nằm ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của
huyện Quỳ Hợp. Người dân trong xã phần đa là dân tộc thiệu số chủ yếu sống bằng
nghề nông. Do vậy, đời sống của nhân dân gặp nhiếu khó khăn thiếu thốn, số học
sinh thuộc hộ nghèo ở trong trường chiếm tỉ lệ rất. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp
đến việc hoàn thành mục tiêu giáo dục mà cấp học đã đề ra.
b/Về giáo viên:
- Giáo viên có trình độ đạt trện chuẩn, đã nắm được những kiến thức cơ bản, có
nghiệp vụ sư phạm, chịu khó đổi mới phương pháp, linh hoạt trong hoạt động dạy
4
hoc, yêu nghề mến trẻ. Đây là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng dạy học đẻ giúp
học sinh nắm vững các từ loại trong phân môn Luyện từ và Câu.
- Công tác chuẩn bị và dạy học trên lớp:
+ GV lên lớp có bài soạn đầy đủ, thiết kế được các hoạt động dạy - học của thầy và
trò. Trong giờ dạy đã tạo được giờ dạy nhẻ nhàng, linh hoạt.
c/ Về học sinh:
Học sinh lớp tôi dạy hầu hết là học sinh dân tộc Thái, học sinh hộ nghèo chiếm
phần đa. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, điều đó ảnh hưởng lớn đến việc học
tập của học sinh. Chất lượng học sinh còn thấp. Tiếng mẹ đẻ cũng có phần hạn chế
trong việc học Tiếng Việt của các em. Vốn ngôn ngữ của các em không phong phú,

khả năng giao tiếp hạn chế. Đây là vấn đề rất khó khăn cho giáo viên khi thực hiện
mục tiêu dạy học.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy khi học sinh gặp các dạng bài về nhận
diện danh từ, động từ, tính từ; phân biệt danh từ, động từ, tính từ các em hay nhầm
lẫn và kết quả đạt được tương đối thấp, chưa theo mong muốn, chính vì thế mà tôi
luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ, tìm cách tham khảo, đọc tài liệu, hỏi ý kiến đồng
nghiệp thì các đồng nghiệp đều băn khoăn khi gặp các dạng bài tập về nhận diện
danh từ, động từ, tính từ; phân biệt danh từ, động từ, tính từ học sinh chỉ đạt kết quả
thấp.
Khi trực tiếp giảng dạy trên lớp và dạy bài “ Động từ”, “ Danh từ” tôi đã tham
khảo tài liệu và Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Sách thiết kế bài dạy Tiếng Việt 4. Tôi
tự thiết kế hai tiết dạy đó theo cách dạy thông thường mà đồng thời cũng thường áp
dụng và tiến hành hướng dẫn học sinh thông qua tiết dạy để xem xét kết quả giờ dạy
của mình đạt ở mức độ nào? Tuy nhiên với cách dạy đó giáo viên cũng đã đổi mới
được PPDH và cũng đã một phần phát huy được tính tích cực của học sinh nhưng kết
quả đạt được vẫn còn hạn chế.
3. Nguyên nhân- Kết quả của thực trạng:
Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là:
* Hầu hết là con em dân tộc và chủ yếu là con em nông dân trong đó hơn 60% là
hộ nghèo, không có điều kiện quan tâm chăm sóc đến việc học tập của con em.
* Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh: Hiếu động, thiếu tính kiên trì trong
học tập.
*Trình độ ngôn ngữ khả năng nhân thức của HS: Học sinh lười suy nghĩ, còn
thiếu hụt về kiến thức như: nhận diện danh từ, tình từ, động từ chưa chính xác; nhầm
lẫn động từ với tính từ; chưa phân biệt danh từ chỉ khái niệm.
5
Về phía gia đình: chưa có điều kiện để quan tâm đến con cái coi việc học của
học sinh là nhiệm vụ, trách nhiệm của thầy, cô giáo, của nhà trường.
Về phía giáo viên:
- GV nhiều khi cũng còn lúng túng khi hiểu và phân biệt các tiểu từ loại, do vậy

việc truyền thụ kiến thức cho HS còn gặp nhiều khó khăn.
- GV chỉ truyền đạt giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK và SGV, Giáo
viên chưa tập trung thời gian và trí tuệ vào việc soạn bài và đồ dùng dạy học, chưa
linh động sáng tạo, cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với đối
tượng học sinh, các hoạt động dạy học chưa phù hợp, đơn điệu nghèo nàn kết quả
dạy học chưa cao.
Với những nguyên nhân trên, Tôi nhận thấy rằng hoàn cảnh, điều kiện cũng như
đặc điểm ngôn ngữ của học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học.
Bên cạnh đó, chương trình SGK lại dùng chung cho cả nước nên không tránh khỏi
những bài tập còn khó so vói trình độ chung của học sinh ở địa phương, đòi hỏi
người giáo viên trong quá trình dạy học phải có biện pháp, cách tháo gỡ giúp học
sinh đạt được mục tiêu của chương trình.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
a. Cơ sở ban đầu:
Để làm được việc này giáo viên không nên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài
liệu có sẵn trong SGK, SGV, sách thiết kế. Không làm việc máy móc và ít quan tâm
đến khả năng sáng tạo của học sinh. Không nên để học sinh học tập một cách thụ
động chủ yếu là nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu. Vì thế ít học sinh hứng
thú học tập. Năng lực và vốn có của cá nhân học sinh, giáo viên cần tạo điều kiện để
học sinh có cơ hội phát triển.
Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu những khó khăn và tìm cách tháo gỡ từng bài trong
từng tiết dạy nhất là thời gian ở phần luyện tập để học sinh hiểu được, tìm ra, nhận
diện, phân biệt được các kiểu từ loại một cách dễ dàng.
Như vậy muốn tìm, nhận diện, phân biệt được danh từ, động từ, tính từ trước hết
học sinh phải:
+Vạch được danh giới từ.
+ Nhận diện các danh từ, động từ, tính từ.
+ Phân biệt các tiểu từ loại.
6

2/ CÁCH DẠY MỘT SỐ BÀI KHÓ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ
CÂU.
a. Một số ví dụ bài khó và cách dạy bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ
và câu lớp 4.
*. Bài Danh từ : Tuần 5 tiết 2 (SGK trang 52).
Đây là bài dạng lý thuyết
a) Nội dung bài học gồm có 3 phần
* Phần 1: Nhận xét gồm có : 02 yêu cầu.
- Yêu cầu 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau :
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng sưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Lâm Thị Mỹ Dạ
- Yêu cầu 2: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm từ thích hợp:
+ Từ chỉ người: Ông cha;
+ Từ chỉ vật: Sông,
+ Từ chỉ hiện tượng:.Mưa,
+ Từ Chỉ khái niệm: Cuộc sống,
+ Từ chỉ đơn vị: Cơn,
* Phần 2: Ghi nhớ
* Phần 3: Bài tập: Phần này gồm có 2 bài tập.
* Mục tiêu của bài tập này giúp học sinh nhận biết được danh từ chỉ khái nhiệm.
Biết phân biệt được danh từ chỉ khái niệm với các danh từ khác như danh từ chỉ
người, sự vật và biết đặt câu với danh từ chỉ khái niệm.
Bài tập 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được im đậm dưới đây:

7
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Lòng Thương
người Chính vì vậy thấy nước mất nhà tan mà Người đã ra đi học tập kinh
nghiệm của cách mạng thế giới để giúp đồng bào.
Bài tập 2: Đặt câu với một danh từ vừa tìm được.
b) Khó khăn:
Theo tôi ở phần bài tập này có 2 bài tập khó, đó là bài tập 1 và bài tập2.
* Cái khó ở bài tập 1 là: HS nắm chưa chính xác về danh từ chỉ khái niệm, các em
còn nhầm lẫn giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị.
* Cái khó ở bài tập 2 là: HS phải đặt câu để phân biệt danh từ chỉ khái niệm với
các danh từ khác, trong khi chưa xác định được danh từ chỉ khái niệm.
c) Cách tháo gỡ:
* Ở bài tập 1:
+ Giáo viên cần củng cố cho HS khái niệm về danh từ chỉ khái niệm là:
- Sau khi học sinh làm xong bài tập 1 ở phần luyện tập cho học sinh nhắc lại khái
niệm về danh từ chỉ khái niệm danh từ chỉ đơn vị để vận dụng thục hành cũng là để
khắc sâu cho những em chưa nắm được. Sau đó giáo viên chữa bài cho học sinh.
+ HS hay nhầm lẫn giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị.Vì vậy giáo
viên giúp HS phân biệt danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị:

Danh từ chỉ khái niệm Danh từ chỉ đơn vị
- Danh từ chỉ khái niệm là những danh - Là những từ Chỉ đơn vị các sự vật như :
từ gồm các từ không chỉ vật thể, các Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo
chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, lường, đơn vị tập thể, đơn vị thời gian,
mà biểu thị các khác khái niệm cụ thể đơn vị hành chính tổ chức.
Ví dụ: Cuộc đời; sự nghiệp; thiên nhiên Ví dụ: Lạng, Con, tháng, buổi, trung
đội, đại đội

Khi các em đã hiểu và phân biệt được giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ
đơn vị thì các em sẽ tìm được các danh từ chỉ khái niệm có trong đoạn văn.

Các danh từ ở trong đoạn văn là: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.
Ngoài ra nếu với đối tượng HS trong lớp mà quá yếu, khi GV đưa ra hai khái niệm
về danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị mà HS vẫn không phân biệt được thì
8
GV sửa lại yêu cầu của bài tập là: Sắp xếp các từ in đậm dưới đây vào các cột sau
đây:

Danh từ chỉ người Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ khái niệm

- GV gợi ý để HS tìm danh từ chỉ người, chỉ sự vật vào cột cho trước. Các từ còn
lại chính là danh từ chỉ khái niệm.
* Ở bài tập 2:
+ Từ việc HS đã hiểu và xác định được các danh từ chỉ khái niệm ở bài tập 1. GV
gợi ý cho HS đặt câu với các danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được bằng cách vận
dụng và đặt câu vào văn cảnh khác nhau, tình huống cụ thể để đặt câu ( GV lưu ý HS
chọn một trong những danh từ vừa tìm được để đặt câu).
VD : - Bác Hồ là một vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam.
- Bạn Thuận có một điểm đáng quý là thật thà, trung thực.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Tất cả học sinh chúng ta đều chăm chỉ học tập và tu dưỡng đạo đức.
- Thầy giáo chúng em rất giàu kinh nghiệm dạy dỗ học sinh.
2. Bài : Động từ ( Tuần 9 - tiết2- SGK trang 93). Đây là dạng bài lí thuyết.
a) Nội dung bài học có 3 phần :
* Phần 1: Nhận xét: Gồm có hai yêu cầu.
* Yêu cầu: Đọc lại đoạn văn.
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai
Mươi Mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác
nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới
bay trên những con tàu lớn.
Yêu cầu 2: Tìm các từ.

+ Chỉ hoạt đông của anh chiến sĩ hoạc của thiếu nhi.
+ Chỉ trạng thái của sợ vật.
- Dòng thác.
- Lá cờ.
* Phần 2: Ghi nhớ :
9
* Phần 3: Bài tập
Mục Tiêu của bài tập này là giúp học sinh nắm được ý nghĩa của động từ: là từ
chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng. Nhân biết động từ trong đoạn
văn. Nêu tên các hoạt động trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ động tác không
lời thông qua trò chơi: Xem kịch câm.
Bài tập 1: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch
dưới động từ trong cụm từ chỉ hoạt động ấy.
- Các hoạt động ở nhà. Mẫu: Quét nhà
- Các hoạt động ở trường. Mẫu: Làm bài
Bài tập2: Gạch dưới các động từ trong các đoạn văn sau:
a.Yết kiêu đến kinh đô Thăng Long Yết kiến vua Trần Nhân Tông :
- Nhà vua: Trẩm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
- Yết kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
- Nhà vua: Để làm gì?
- Yết kiêu: Để dục thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới
nước.
b. Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả
táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế
nữa!
Bài tập 3: Trò chơi: Xem kịch câm: Nói tên các hoạt động trạng thái được bạn thể
hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.
a. Khó khăn :
Theo tôi ở phần này có hai bài tập khó đó là bài tập 2 và bài tâp 3.

- Cái khó ở bài tập 2 là học sinh chưa hiểu rõ động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ
trạng thái. Chưa phân biệt được động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái nên
việc xác định các động từ trong đoạn văn đã cho chưa chính xác.
- Cái khó ở bài tập 3 là: Cách tổ chức trò chơi: Xem kịch câm.
Trò chơi này dùng các động tác ( Có thể dùng các động từ ) để trình diễn. Người
xem phải nhìn động tác đoán ra động tờ biểu thị nó. Thời lượng dành cho bài tập là
quá ít ( khoảng 5- 6 phút ). Nên việc tổ chức trò chơi cho học sinh rất khó khăn.
b. Cách tháo gỡ :
10
Trước hết là giáo viên cho Học sinh nhắc lại định nghĩa về động từ “ Động từ
là những từ chỉ hoạt động và trạng thái của sự vật”.
Khi học sinh đã nhớ và nắm được định nghĩa của động từ thì giáo viên cho học
sinh nhẩm lại đoạn và văn tìm các từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
Từ việc học sinh tìm được các từ chỉ trạng thái có trong đoạn văn thì giáo viên
gợi ý cho học sinh kiểm tra lại các động từ vừa tìm được bằng cách ghép các từ: Đã,
đang, xẽ, hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn vào trước các động từ.
Ví dụ: ( đã ) đến, ( đang ) nhận, ( Sẽ ) biếu, ( đang ) ngắt, ( đừng ) tưởng, ( Sẽ )
thành, ( hãy ) thử bẻ, ( đang ) yết kiến .
Ở bài tập 3 : Giáo viên cho học sinh quan sát kỹ hai bức tranh ,xem các bạn trong
tranh đang làm gì?
+ Bạn trai đang làm gì? ( Tranh 1) : Cúi
+ Bạn gái đang làm gì? ( tranh 2 ) : Ngủ
Sau khi học sinh đã hiểu rõ nội dung của hai bức tranh thì giáo viên phổ biến cách
chơi các trò chơi để học sinh nắm được : Đó là chơi trò chơi nhóm đôi: Một người
làm động tác, một người khác gọi đúng tên động tác bạn làm, sau đó đổi ngược lại.
Ví dụ :
Động tác trong học tập: Mượn bút, đọc bài, viết bài
Động tác vui chơi giải trí: Nhảy dây, đánh bài, đá cầu
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi, Nhóm làm động tác, nhóm khác đoàn đúng tên
động tác sau đó cả lớp cùng giáo viên nhận xét kết luận.

Qua trò chơi này giáo viên củng cố cho học sinh thấy động từ là một loại từ được
dùng nhiều trong nói và viết.
3) Bài: Luyện tập về động từ Tuần 11(SGK trang 106). Đây là dạng bài thực
hành.
a) Nội dung bài học gồm 3 bài tập.
* Mục đích của các bài tập là giúp học sinh nắm được các động từ thường được
một nhóm các từ bổ sung ý nghĩa về thời gian. Đó là các từ: đã, sẽ, đang, sắp, chưa.
Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
Bài tập 1: Các từ in đậm dưới đậy bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Chúng bổ sung ý
nghĩa gì?
-Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết xắp đến.
( Tô Hoài )
11
- Rặng đào đã trút hết lá .
Bài tập 2:
Em hãy chọn từ trong ngoặc đơn( đã, đang, sắp , ) để điền vào chỗ trống?
a. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà ít lâu sau, ngô
thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b. Sao cháu không về với bà
Chào mào hót vườn na mỗi chiều
Sốt ruột bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na
Hết hè, cháu vẫn xa
Chào mào vẫn hót vườn na tàn.
Lê Thái Sơn
Bài tập 3: Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hày
chữa lại cho đùng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.
Đãng trí
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. bỗng người phục vụ đang bước
vào, nói nhỏ với ông:

- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Nhà bác học hỏi:
- Nó sẽ đọc gì thế?
b) Khó khăn:
Theo tôi ở phần bài tập gồm có 2 và 3.
- Ở Bài tập 1: Câu hỏi đưa ra một cách trìu tượng, chưa cụ thể rõ ràng, đó là “ Chúng
bổ sung ý nghĩ gì? ” Chính vì học sinh chưa hiểu rõ bản chất của câu hỏi nên dẫn đến
các em giải quyết nội dung bài tập rất khó khăn, nhất là các em không trả lời được
câu hỏi “ Chúng bổ sung ý nghĩ gì? ”
- Ở Bài tập 3:
Học sinh mới hiểu yêu cầu bài tập một cách đơn giản đó là thêm hoặc bớt các từ
chỉ thời gian trong mẫu chuyện vui. Các em chưa hiểu nghĩa của các từ chỉ thời gian:
đã, đang, sẽ từ đó dẫn đến không hiểu được cái hay cái tính khôi hài trong mẫu
truyện vui mà tác giã đã cố tình dùng sai các từ chỉ thời gian có trong mẫu truyện.
12
c) Cách tháo gỡ:
- Ở Bài tập 1: Trước hết GV thêm vào yêu cầu bài tập đó là: “ Các từ in đậm sau
đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Các từ đã, xắp bổ sung ý nghĩa gì? Cho
động từ đó? ”
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các động từ được bổ sung ý nghĩa như: động
từ ( đến, trút ) và mối quan hệ về ý nghĩa giữa chúng với động từ: đến, trút.
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh hiểu ý nghĩa của các từ chỉ thời gian: đã, xắp.
- Đã: Biểu thị hoạt động hoàn thành rồi.
- Sắp: Biểu thị hoạt động sẽ xậy ra trong thời gian gần.
+ Từ Việc học sinh đã hiểu nghĩa được các từ chỉ thời gian như: Đã, sắp thì Học
sinh làm bài tập rất dễ dàng và thuận lợi. Đó là:
Từ Sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc diễn ra trong
thời gian rất gần.
- Từ đã Bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó cho biết sự việc được hoàn thành rồi
* ở Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài và truyện vui “ Đãng trí

” để học sinh hiểu được tính khôi hài của truyện là: nhà bác học đang tập trung làm
việc nên đãng trí tới mức nghĩ rằng trộm vào thư viện là cũng để đọc sách chứ không
lo nó ăn cắp đồ đạc quý giá.
- Dựa vào nội dung câu chuyện, giáo viên gợi ý HS xác định thời gian diễn ra các
hành động để chỉ ra các từ chỉ thời gian không đúng (đã, đang, sẽ).
- Trước hết GV giúp HS hiểu nghĩa các từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ.
+ Đang: biểu thị biết hoạt động tiếp tục diễn ra ngay lúc nói.
+ Sẽ: biểu thị hoạt động sẽ sảy ra trong thời gian xa.
+ Đã: biểu thị hoạt động hoàn thành rồi.
- Khi HS hiểu nghĩa các từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ thì các em sẽ sửa lại các từ
chỉ thời gian dùng không đúng trong truyện vui một cách thuận lợi.
Câu 1: Nhà bác học đã làm việc trong phòng.
+ Thay từ “đã ”bằng từ “đang” vì nhà bác học còn làm việc, chưa ra về. Công
việc chưa hoàn thành nên không dùng từ “đã”.
Câu 2: Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:
+ Xoá bỏ từ “đang”( đang bước vào) vì người phục vụ muốn nòi nhỏ với giáo sư
phải vào hẳn phòng và đến gần ông mới làm được việc đó. Sự việc đã sảy ra rồi nên
không thể dùng từ “đang”.
13
Câu3: Nó “sẽ” đọc gì thế?
+ Xoá bỏ từ “sẽ” ( sẽ đọc gì thế?) vì trộm vào thư viện rồi, đang lục lọi ở đó nên
phải bỏ từ “sẽ” hoặc thay nó bằng từ “đang”.
Trên đây là ba bài khó được tôi đưa ra từ thực tế trong quá trình dạy học. Từ
việc tìm hiểu và dạy học trực tiếp HS trong năm học qua, tôi đã nghiên cứu kĩ các
bài về từ loại và tìm ra được một số khó khăn trong khi dạy các bài về từ loại mà HS
đã gặp phải. Với sự vận dụng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng dạy học của chương
trình, luôn bám sát mục tiêu và đối tượng HS của lớp mình. Tôi đã đưa ra cách tháo
gỡ khó khăn cho từng bài, nhằm tạo cơ sở cho việc dạy học phân môn Luyện từ và
Câu đạt hiệu quả cao hơn.
3. Bài soạn minh hoạ.

Qua việc nghiên cứu các tài liệu và SGK, SGV Chương trình tiểu học Trong việc
dạy cho học si nắm vững các từ loại ở phân môn Luyện từ và Câu lớp 4 Tôi đã áp
dung thiết kế một bài giảng để thấy rõ tính khả thi và tính thiết thực của các vấn đề
nghiên cứu đề cập tới trong sáng kiến này đồng thời đánh giá khả năng thực tế của
của việc đổi mới PPDH và hiệu quả của việc xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.
Bài: Động từ.
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là động từ ( Từ chỉ hoạt động ,trạng thái của sự vật: Người. sự vật,
hiện tượng ).
- Nhân biết được động từ trong câu, hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn BT1 ( Phần nhận xét ).
- Tranh minh hoạ trang 94 SGK.
- Giấy khổ to, Bút dạ, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
14
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài :
GV: Viết câu văn lên bảng:
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành
đó liền biến thành vàng
- Yêu cầu HS phân tích câu văn:
- Những từ loại nào mà em đã biết?
- GV Dùng phấn màu gạch chân các
từ: bẻ, biến thành và nêu câu hỏi.
Vậy loại từ: bẻ, biến thành là từ gì?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời
câu hỏi đó.

2.2 Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để
tìm các từ theo yêu cầu BT.
- HS phát biểu ý kiến. HS khác nhận
xét và bổ sung.
GV: Kết luận lời giải đúng:
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động , trạng
Hoạt động học
- HS đọc câu văn
- HS phân tích câu: Vua / Mi- đát / thử /
bẻ/ một / cành / sồi/, cành/ đó/ liền / biến
thành / vàng
Em đã biết:
Danh từ chung: Vua, một, cành, sồi, vàng.
Danh từ riêng: Mi - đát
- 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng từng bài
tập.
- HS thảo luận nhón đôi, viết các từ cần
tìm ra vở nháp.
- HS phát biểu- nhân xét - bổ sung.
Các từ:
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc
thiếu nhi: Nhìn, nghĩ , thấy
- Các từ chỉ trạng thái của sự vật :
+ Của dòng thác; đổ ( đổ xuống ).
15
thái của người, của vật.
- Đó là động từ. Vậy động từ là gì?
2.3 Ghi nhớ:

GV: Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ:
Vậy Từ: Bẻ, biến thành có là động từ
không? Vì sao?
GV: Yêu cầu HS lấy Ví dụ về động từ,
động từ chỉ trạng thái .
2.4. Luyện tập :
Bài 1: Viết tên các hoạt động em
thường làm hàng ngày ở nhà hoặc ở
trường. gạch dưới động từ trong các
cụm từ chỉ hoạt động ấy.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu BT và mẫu
- GV: Phát giấy khổ to cho từng nhóm
- GV: yêu cầu HS thảo luân và tìm các
từ. ( Nhóm nào làm song trước dán
phiếu lên bảng đễ các nhóm khác bổ
sung.
- GV kết luận về các từ tìm đúng.
tuyên dương các nhóm tìm được nhiều
động từ.
+ Của lá cờ: Bay.
- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái
của sự vật.
- HS đọc thầm.
- Bẻ, biến thành là động từ.
Vì “ bể ”là từ chỉ hoạt động của người.
Từ “biến thành” Là từ chỉ trạng thái của
vật.
Ví dụ :
Từ chỉ hoạt động: ăm cơm, xem tivi, múa,
hát, đi, đứng

Từ chỉ trạng thái: Bay là là, bay vòng, yên
lặng, yên tỉnh
- 1 HS đọc thành tiếng. HS đọc thầm
- Hoạt động nhóm.
- HS ghi bài vào vở.
16
Bài tập 2: Gạch dưới động từ trong
đoạn văn sau:
GV: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
BT
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
dùng bút ghi vào vở nháp.
- GV: Gọi HS trình bày, Các HS khác
theo dõi bổ sung ( nêu đúng, sai )
GV: Kết luận lời giải đúng.
Bài tập 3: Trò chơi xem kịch câm.
- GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập:
- GV: Hướng dẫn cách chơi.
- GV: treo tranh minh hoạ, gọi HS lên
bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi
Các hoạt động ở
nhà
Đánh răng; rữa
mặt; ăn cơm;
uống nước; đánh
cốc chén; trông
em,quét nhà;
tưới cây; tập thể
dục; nhặt rau, vò
gạo; nấu

cơm;
Các hoạt động ở
trường
học bài, nghe
giảng; lau bảng;
lau bàn; kê bàn
ghế; tưới cây; tập
thể dục; sinh hoạt
sao, hát, múa; kể
chuyện; tập văn
nghệ; diễn
kịch
- 2 HS đọc thành tiếng; HS đọc thầm.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi làm BT.
- HS trình bày và nhận xét bổ sung.
- HS chữa bài nếu sai.
a) Đến ; yết kiến ; ch; nhận ; xin; làm ;
dùi; có thể , lặn.
b) Mỉm cười; ưng thuận; thử; bẻ, biến
thành; ngắt; thành; tưởng; có .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu BT.
- 2 HS lên bảng mô tả ( 1 nam; 1 nữ ).
+ Bạn nam: Làm động tác cúi gập người
- Bạn nữ: đoán hoạt động: Cúi
17
- GV: hỏi HS đã hiểu cách chơi chưa.
- GV: tổ chức cho HS thi biểu diễn
kịch câm.
+ Hoạt động trong nhóm.
GV: đưa ra các gợi ý như:

- GV: Tổ chức cho cho từng lượt HS
thi.
- Nhân xét tuyên dương nhóm thực
hiện tốt.
3. Cũng cố - dặn dò :
- GV: Hỏi HS: Thế nào là động từ?
- Động từ được dùng ở đâu?
+ Bạn nữ: Làm động tác gối đầu vào tay,
mắt nhắm lại.
- Bạn Nam: đoán đó là hoạt động: Ngủ
- Từng nhóm 4 HS thay phiên nhau biểu
diễn các hoạt động ( HS có thể làm các cử
chỉ động tác dễ để đảm bảo bạn nào cũng
đoán được ).
Ví dụ:
* Các động tác trong học tập: Mượn bút;
mượn sách, thước kẻ, Đọc bài, viết bài
* Động tác vệ sinh thân thể hoạc môi
trường: đánh răng; rữa mặt; quét lớp; lau
bàn ghế;
* Các động tác vui chơi giải trí: Chơi cờ;
nhảy dây, kéo co, đá bóng, bơi
- 2 nhóm thi mỗi nhóm 5 HS.
- HS nhận xét nhóm bạn.
- HS trả lời.
C.KẾT LUẬN.
I. Kết quả khảo sát:
Với cách thiết kế bài giảng như trên, kết hợp với kinh nghiệm dạy một số bài khó
về từ loại đã nêu ở phần trên tôi đã trực tiếp dạy thử hai tiết:
+ Đối với tôi dạy theo HD SGV.

+ Đối với tôi dạy theo cách thiết kế, tìm ra những khó khăn và cách tháo gỡ như đã
nêu ở trên.
Qua khảo sát tôi nhận thấy :
+ Với những động từ chỉ hoạt động đa số các em nhân diện khá tốt .
18
+ Với những động từ chỉ trạng thái các em nhận diện cũng khá tốt song vẫn còn
một số em nhầm lẫn với động từ chỉ hoạt động.
2) Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và phân tích về chương trình, nội dung SGK, phương pháp
dạy học phân môn Luyện từ và Câu ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy: Chất lượng giảng
dạy tương đối tốt, khả năng truyền đạt kiến thức đến HS đạt kết quả, Giáo viên tích
cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm không ngừng bổ sung và
theo hướng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động
học của HS. Giáo viên thiết kế bài dạy trước khi lên lớp, đặc biệt là chuẩn bị đồ dùng
dạy học đầy đủ và phù hợp với yêu cầu bài học. Kết quả khảo sát đã cho thấy và làm
căn cứ để đề xuất cách dạy những bài khó trong phân môn Luyện từ và Câu lớp 4.
Bài soạn minh hoạ này tôi đã trực tiếp dạy trên lớp, và bước đầu đã thu được kết quả
nhất định, sau đó tôi tiếp tục áp dụng cho những tiết dạy khác và đạt kết quả tốt hơn.
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu tôi đã hoàn thánh sáng kiến kinh nghiệm
Với nội dung: “ Mộ số kinh nghiệm giúp học học sinh lớp 4 nắm vững từ loại
trong phân môn Luyện từ và Câu” và đã đạt được một số kết quả nghiên cứ nhất
định. Tuy nhiên thời gian có hạn , tài liệu tham khảo chưa đầy đủ, chắc chắn sáng
kiến này còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết các nhiện vụ nghiên cứu. Tôi hi vọng
rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu và được sự đóng góp của các đồng nghiệp và các cấp
quản lý bổ sung, để tôi tiếp tục nghiên cứu tiếp về những vấn đề liên quan trong quá
trình giảng dạy để đổi mới và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong những năm
tiếp theo ë trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
19

×