Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4b, trường tiều học ngọc phụng 1, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.42 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung

Trang
1
2
2
3
3
3
4
4

11

Mục lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu


1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3. Những giải pháp và biện pháp để nâng cao kĩ năng
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
2.3.1. Các giải pháp.

12

2.3.2. Các biện pháp thực hiện.

13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

19

14

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

9
10

15


Tài liệu tham khảo

6
8
8
9

22

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài :
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo là phát triển toàn
diện con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang ngày càng
đổi mới, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế
giới. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội cần có nguồn nhân lực có “có đủ đức,
đủ tài”. Để có được nguồn nhân lực như vậy thì giáo dục đóng một vai trò không
nhỏ.
Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi
môn học ở Tiểu học đều góp phần hình hành và phát triển nhân cách của trẻ,
cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Tập đọc là phân môn có vị trí quan
trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn này,
không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển cho các em
vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Rèn
luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ
ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học,
về ngôn ngữ, và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp học sinh
hiểu được đọc diễn cảm. Vì vậy giữa việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là

hai quá trình có liên quan gắn bó mật thiết với nhau. Qua việc đọc, học sinh
chiếm lĩnh được văn hoá của dân tộc, tiếp thu được nền văn minh của loài người
thông qua sách vở. Qua việc đọc, học sinh biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư
duy. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm mỹ của các em được nâng lên cao,
tầm hiểu biết các em nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có
chiều sâu hơn.
Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy đọc
cho học sinh, nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh
(phát âm, từ ngữ, câu văn, đoạn văn... ), kiến thức bước đầu về văn học ( văn
xuôi, văn vần, nhân vật ...), kiến thức về đời sống, về giáo dục tình cảm, thể
chất, thẩm mĩ. Môn học này góp phần rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng,
tư duy lôgic. Giờ tập đọc, ngoài việc rèn đọc, dẫn dắt cho học sinh cảm thụ tốt
bài văn, thấy cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, chúng ta còn cho học sinh
tìm bố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp. Ngoài
ra còn rèn óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ...
Phân môn Tập đọc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương
trình Tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được
cái hay cái đẹp, vừa học cách dùng từ chính xác, đặt câu sinh động, được luyện
về ngữ âm, chính tả, tập làm văn.
Học phân môn Tập đọc, việc rèn đọc và cảm thụ bài đọc là hai yếu tố
không thể thiếu, hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc
lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho các em tìm được giọng đọc thích hợp cho
bài đọc, từ đó các em sẽ đọc một cách hay, diễn cảm. Ngược lại, đọc diễn cảm
không tốt sẽ khó khăn việc cảm thụ bài văn.
Muốn có kĩ năng đọc hay, diễn cảm, học sinh phải có khả năng cảm thụ bài
đọc ở mức độ nhất định.
2


Để phát huy tầm quan trọng của phân môn Tâp đọc và để đạt được mục

tiêu môn học, mỗi giáo viên cần hiểu sâu sắc mục đích của môn học, bài học,
nhận thức rõ phương pháp giảng dạy của phân môn.
Để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh khối 4 nói chung
và cho học sinh lớp 4B do tôi phụ trách nói riêng là một vấn đề vô cùng quan
trọng. Đối với học sinh các em còn nhỏ, trong lớp có nhiều em gia đình còn
nghèo, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con em mình, hầu như phó
mặc cho cô giáo và nhà trường. Vì thế tôi rất trăn trở đối với việc nâng cao chất
lượng về vấn đề nói trên. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở và chọn đề tài
nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4B
trường Tiểu học Ngọc Phụng 1, huyện Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Nhằm giúp học sinh biết đọc diễn cảm, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của
tiếng Việt. Từ đó các em có thêm lòng ham muốn, tinh thần hăng say khi học
phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Giúp học sinh có điều kiện học tốt hơn phân môn Tập đọc góp phần nâng
cao chất lượng học tập của lớp đáp ứng yêu cầu của nhà trường.
Củng cố cho giáo viên kĩ năng trình bày tốt văn bản nói cũng như văn bản
viết, tạo điều kiện để giáo viên tìm tòi, học hỏi, cảm thụ sâu sắc cái hay, cái đẹp
của Tiếng Việt; vốn hiểu biết về Tiếng Việt tạo tiền đề cho giáo viên dạy tốt môn
Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng.
Mong muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình cho đồng
nghiệp, trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh cho học sinh góp phần nâng
cao chất lượng dạy- học phân môn Tập đọc, giúp học sinh học tốt hơn môn
Tiếng Việt và các môn học khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là những kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến

rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp quan sát sư phạm .
+ Phương pháp điều tra viết.
+ Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp sử dụng thống kê.
+ Phân tích tổng hợp thống kê, xử lí kết quả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
2.1.1 Mục tiêu của phân môn Tập đọc ở sách Tiếng Việt 4.
Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc một
cách đầy đủ, toàn diện cho học sinh nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt ghi trong
Chương trình Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Đọc rành mạch,
lưu loát bài văn( khoảng 120 tiếng/ phút); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn;
3


hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Cụ thể:
- Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các
lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh;
khả năng đọc diễn cảm.
- Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được
một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,... để hiểu ý nghĩa
của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình
thành nhân cách của con người mới.
2.1.2. Nội dung, cấu trúc phân môn Tập đọc lớp 4.
Phân môn Tập đọc ở lớp 4 gồm 62 bài tập đọc. 45 bài văn xuôi thuộc loại
hình nghệ thuật, báo chí, khoa học, 1 vở kịch ( trích), 17 bài thơ.( có hai bài thơ ngắn dạy
trong 1 tiết)

Các bài Tập đọc gồm các chủ đề: " Thương nguời như thể thương thân"
măng mọc thẳng", " Trên đôi cánh ước mơ", "Có chí thì nên","Tiếng Sáo diều",
"Người ta là hoa đất", "Vẻ đẹp muôn màu", "Những người quả cảm", "Khám
phá thế giới” "Tình yêu cuộc sống”. Bài Tập đọc lớp 4 nhằm mục đích:
- Tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh: đọc trơn, đọc
thầm với tốc độ nhanh hơn, nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm. Từ đó giúp các em
hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS.
Các bài đọc gồm các phần: văn bản đọc, chú giải những từ ngữ khó, hướng
dẫn đọc (chỉ dẫn cách đọc một số câu khó, đoạn khó, cách ngắt nhịp, nhấn giọng
hoặc gợi ra những đặc điểm về nội dung, những sắc thái tình cảm được biểu hiện
qua giọng đọc). Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu
giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Ở nhiều bài có thêm
yêu cầu học thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
2.1.3. Vị trí, vai trò của phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mã
gồm hai phần chữ viết và âm thanh, nghĩa là nó không phải chỉ là sự "đánh vần"
lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết, mà đọc còn là quá trình nhận
thức để có khả năng hiểu đọc những gì đã được đọc. Tập đọc là cách học văn
bản từ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Dạy Tập đọc chính là việc
giáo viên hướng dẫn hoàn thành 4 kĩ năng trên.
Tập đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập, nó
cũng là công cụ để học các môn khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ trong học
tập. Đồng thời nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học.
Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người. Trong thời đại văn minh,
biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện và cái
đẹp, dạy cho các em biết tư duy.
Trong thực tế mỗi bài tập đọc gồm có hai phần lớn: tìm hiểu nội dung và
luyện đọc. Hai phần này có thể cùng tiến hành một lúc đan xen vào nhau hoặc

cũng có thể dạy tách hai phần tùy theo từng bài mà giáo viên lựa chọn. Dù dạy
theo cách nào thì hai phần này cũng luôn có mối quan hệ tương hỗ khăng khít
4


với nhau. Phần tìm hiểu bài giúp cho HS hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài, từ
đó các em đọc diễn cảm tốt hơn. Ngược lại, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm để thể
hiện tốt nội dung của bài, thể hiện những điều hiểu biết xung quanh bài đọc.
Như vậy, việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm trong dạy Tập đọc rất quan trọng
góp phần giúp học sinh biết cách xác định ngữ điệu từng loại văn bản, làm giàu
vốn kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình
thành ở các em ý thức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất.
Để bài dạy đạt kết quả cao, cần quan tâm đến cách tổ chức và lôgíc các nội
dung bài trong giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Giáo viên phải lấy học
sinh làm trung tâm. Vai trò của giáo viên trong mỗi tiết học chỉ là người tổ chức,
dẫn dắt học sinh tự tìm ra tri thức. Ngoài ra, để phần tìm hiểu bài tiến hành được
tốt thì cần phải có yếu tố như: cơ sở vật chất đầy đủ, tranh ảnh minh hoạ cho bài
tập đọc phải đẹp, phong phú và cuối cùng là trình độ giáo viên phải đáp ứng
được yêu cầu của môn học. Nếu phối hợp được các yếu tố nói trên, sẽ giúp học sinh
hiểu bài nhanh và sâu, hiểu một cách có hệ thống và làm tăng hiệu quả giờ học. Các
em hứng thú học, thích học tiếng Việt, biết yêu cuộc sống qua từng bài học.
Từ những hiểu biết của mình về phân môn Tập đọc nói chung và rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 4 nói riêng, tôi đã suy nghĩ tự đặt ra cho mình phải
nhận thức được tầm quan trọng của phân môn. Đặc biệt quan tâm nhiều đến việc
rèn đọc diễn cảm cho học sinh với những yêu cầu đề ra. Thực tế, tôi luôn luôn
tìm tòi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của lớp người đi trước, để tìm ra
phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và đặc biệt cách rèn đọc diễn cảm
cho các em.
Muốn rèn đọc diễn cảm tốt, trước hết trong các giờ Tập đọc, học sinh phải
nắm được nội dung, phong cách văn bản của bài đọc. Mức độ đọc diễn cảm tỉ lệ

thuận với mức độ hiểu bài của học sinh. Qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục,
thể loại văn bản ... các em cảm thụ sâu sắc văn bản (bài văn, bài thơ) từ đó giúp
các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm văn bản nghệ thuật, đọc đúng ngữ điệu
các văn bản có mục đích thông báo khác. Đọc diễn cảm (đọc hay) là biết thể
hiện kĩ thuật đọc phù hợp với từng bài như: ngắt nhịp đúng câu văn, câu thơ, thể
hiện được nội dung bài đọc bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm, bổng, gợi
cảm, nhẹ nhàng, thiết tha hay mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ chậm rãi, khoan thai
hay dồn dập... Ngoài ra, cần biết thể hiện đúng các kiểu câu như: câu hỏi, câu
kể, câu cảm... Biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật, của người dẫn chuyện
trong bài. Học sinh bước đầu làm chủ được giọng đọc sao cho vừa đúng về ngữ
điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc; vừa thể hiện cảm nhận riêng của từng
cá nhân nhằm diễn tả đúng nội dung đọc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Những việc đã làm được:
- Nhà trường đã tổ chức coi, chấm thi kiểm tra định kì một cách nghiêm túc,
đánh giá một cách chính xác chất lượng các môn học nói chung và phân môn Tập đọc
nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc trong nhà
trường.
- Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, các tổ khối đã tổ chức
cho giáo viên của tổ mình thi đọc hay một cách có hiệu quả, nhằm củng cố, nâng
5


cao hiểu biết về tầm quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và đọc diễn
cảm nói riêng. Từ việc làm này đã giúp cho giáo viên phần nào nắm vững hơn
phương pháp dạy phân môn Tập đọc.
- Mỗi giáo viên đều tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy phân
môn Tập đọc và đã chú trọng đến việc đọc diễn cảm của học sinh, đặc biệt chú
trọng hơn về vấn đề này đối với học sinh lớp 4; đã khắc phục được tình trạng
đọc ê a... ngắc ngứ, ngắt nghỉ chưa đúng và phát âm sai ở nhiều học sinh; đã tổ

chức cho các em thi đọc diễn cảm trong nhóm và trước lớp, giúp các em học tốt
hơn phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung.
- Hầu hết các em học sinh đều nêu cao ý thức rèn đọc cho mình, đặc biệt là
đọc diễn cảm. Nhiều HS biết đọc diễn cảm, đọc hay, ham mê học tiếng Việt.
Chất lượng môn Tập đọc ngày một được nâng lên một cách rõ rệt.
2.2.2. Những việc chưa làm được:
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4, tôi thấy việc dạy của giáo viên và việc học
của học sinh có một số vấn đề như sau:
Về phía giáo viên: Đối với đa số giáo viên, Tập đọc không phải là phân
môn khó dạy. Hầu hết trong số họ đều có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi
phương pháp, nghiên cứu nội dung, học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt có đổi mới
phương pháp giảng dạy “Lấy học sinh làm trung tâm” song kết quả cho thấy học
sinh chưa đọc được hay (đọc diễn cảm) bài đọc. Bởi trong khi dạy, giáo viên
thường mới chỉ coi trọng và sửa cho học sinh vấn đề đọc to, rõ ràng, lưu loát chứ
chưa quan tâm nhiều đến kĩ thuật đọc, giọng đọc, cách đọc diễn cảm của học
sinh hay việc đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên dạy Tập đọc như dạy Văn trước
đây. Nhìn chung phương pháp còn mang tính chất hưởng thụ và áp đặt (về cách
hiểu nội dung bài, cách đọc bài). Giáo viên giảng giải quá nhiều về các từ khó,
về ý nghĩa của bài mà xem nhẹ phần luyện đọc, đặc biệt là luyện đọc diễn cảm.
Bên cạnh đó, do khách quan, một số giáo viên không có chất giọng tốt để đọc
hay bài đọc. Giáo viên Tiểu học lại dạy quá nhiều môn trong một buổi học nên
việc đầu tư thời gian để luyện đọc trước khi lên lớp còn có phần hạn chế...
Về phía học sinh: Học sinh không quan tâm đến phương pháp đọc của
mình, do đó các em rất yếu về năng lực di chuyển kĩ năng đọc đã được hình
thành ở các lớp trước, các bài trước để giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài
mới. Các em đã đọc thành tiếng, phát âm đúng và rõ các tiếng có vần khó.
Nhưng đọc để thể hiện nội dung bài đọc thì còn thấp. Khi đọc, nhiều em chưa
hiểu ý của từng đoạn, từng bài, các em ngắt nghỉ câu văn, ngắt nhịp câu thơ
chưa chính xác, vẫn còn hiện tượng đọc ê a..., ngắc ngứ, phát âm sai, chưa thể
hiện được nội dung và tình cảm bài đọc bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm,

bổng, gợi cảm... Kĩ năng đọc lướt để tìm hiểu nội dung bài chưa tốt ở đa số các
em. Ảnh hưởng của phương ngữ: tình trạng phát âm lẫn giữa các tiếng có thanh
ngã và thanh hỏi, các tiếng có nguyên âm đôi... còn nặng nề. Do đặc điểm vùng
miền, kinh tế ở gia đình chưa cao nên các em chưa được tạo điều kiện tốt để học
tập.
Ngay từ đầu năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành khảo sát hai lớp 4A và
4B, tôi thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít, nhất là
đối với những học sinh có lực học hoàn thành hay hoàn thành tốt.
6


Cụ thể điều tra chất lượng đọc của HS hai lớp 4 đầu năm học này có số liệu
cụ thể như sau:
Lớp 4B đầu năm học 2016- 2017 ( lớp do tôi phụ trách):

Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm
số
25
12 HS =48 %
12 HS = 48 %
1 HS = 4 %
- Lớp 4A đầu năm học 2016 - 2017:
Sĩ số Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm
20
8 HS = 40 %
10 HS = 50%
2 HS = 10 %
Nhìn vào bảng thống kê cho ta thấy, tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm ỏ lớp 4A
cao hơn lớp 4B. Số lượng học sinh đọc còn nhỏ, chậm ở lớp 4B còn nhiều hơn
lớp 4A. Để nâng cao chất lương đọc diễn cảm, tôi đã áp dụng những giải pháp

và biện pháp như sau:
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 4.
2.3. 1. Các giải pháp:
Sau khi được phân công chuyên môn, việc làm đầu tiên là tôi cho lớp ổn
định mọi nề nếp tổ chức. Sau đó đi sâu, đi sát để nắm được từng đối tượng HS
về lực học, về hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là về khả năng đọc, kĩ năng đọc và
phân loại học sinh theo 3 đối tượmg:
* Đối tượng 1: Học sinh đọc chậm nhỏ.
* Đối tượng 2: Học sinh biết đọc to, lưu loát.
* Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm.
Căn cứ vào đó, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em
đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để các em có điều kiện giúp đỡ
nhau, rèn luyện bổ sung cho nhau qua quá trình luyện đọc theo cặp đôi và theo
nhóm bàn để các em cùng tiến bộ.
Công việc tiếp theo là giới thiệu với học sinh về cấu trúc chương trình phân
môn để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kỳ và trong cả năm
học. Đặc biệt tôi đã nêu tầm quan trọng, yêu cầu kỹ năng cơ bản về việc rèn kĩ
năng đọc diễn cảm. Hướng dẫn học sinh lưu lại những câu, đoạn văn, đoạn thơ,
bài văn, bài thơ hay trong sổ tay của mình, giao trách nhiệm cho một số em đọc
khá, đọc tốt thường xuyên kèm cặp giúp đỡ những em đọc yếu ở mọi bài học,
mọi môn học chứ không chỉ dừng lại ở phần đọc theo cặp đôi hay đọc theo
nhóm, đọc phân vai...
2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Khắc phục tình trạng đọc sai những tiếng có phụ âm đầu
hay nhầm lẫn s – x ; ch – tr; d – r- gi…; tiếng có dấu thanh hay nhầm lẫn:
thanh ngã/ thanh hỏi.
Những tiếng, những từ này thường là những từ khó đối với HS . Cho nên,
trong bước rèn đọc đúng cho HS, tôi cho các em đọc thầm toàn bài để tự phát
hiện ra những tiếng, từ mà HS cảm thấy khó có trong bài. Trong thực tế, nhiều

khi giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà ép học sinh phải chỉ ra
những từ khó giống như trong sách nêu ra là không nên bởi những từ đó với HS
7


có thể chưa phải là khó. Song từ, tiếng khó đọc mà tự các em phát hiện ra có thể
là rất nhiều. Do vậy, giáo viên cần kết hợp với việc quan sát theo dõi của mình
trong tất cả các giờ học để thấy HS lớp mình hay nhầm lẫn ở những cặp phụ âm
nào, vần nào, tiếng nào để tập trung rèn cho các em những tiếng khó, từ khó ở
các loại đó.
Ví dụ: Ở lớp tôi ngay từ khi mới nhận lớp, qua theo dõi trong các tiết học và
trong khi giao tiếp với học sinh tôi thấy các em còn hay nhầm lẫn khi phát âm:
Các lỗi
Tỷ lệ mắc lỗi

Nguyên âm đôi
55%

x/ s

ch/ tr

d/ r/ gi

45%

55%

55%


Thanh ngã/ Thanh hỏi
70%

Tôi thấy đây không chỉ là những lỗi của các em khi đọc, khi nói mà cả nhân
dân địa phương nơi đây cũng hay nhầm lẫn như vậy. Do vậy, trong một giờ học,
một tuần học, thậm chí cả một tháng ta cũng không thể sửa ngay cho các em tất
cả các loại lỗi. Những lỗi mà tỷ lệ học sinh mắc ít hơn và cũng dễ sửa hơn tôi
đặt ra cho mình kế hoạch sẽ tiến hành rèn cho các em liên tục trong 8 tuần đầu
(Đó là những cặp phụ âm s/x, ch/ tr, d/ r/ gi ). Còn những lỗi khó sửa hơn (lỗi
nguyên âm đôi; thanh ngã/ thanh hỏi) tỷ lệ HS mắc lỗi nhiều hơn, tôi đặt ra cho
mình kế hoạch rèn cho các em liên tục trong 3 tháng nhưng sau đó phải thường
xuyên rèn trong khi nói, khi đọc và khi viết, có như thế mới trở thành thói quen
nói đúng, viết đúng được.
- Cách tiến hành rèn đọc đúng cho học sinh của tôi như sau:
+ Mục đích phần rèn đọc của bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”( TV 4, tập 1,
tr.15) tôi sẽ tập trung rèn HS đọc đúng những tiếng có phụ âm đầu s/ x.
+ Sau khi nghe HS Hoàn thành tốt đọc mẫu lần 1, tôi yêu cầu cả lớp đọc
thầm toàn bài (kết hợp với việc dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tìm ra những
từ, tiếng khó đọc có trong bài. Sau đó cho HS nêu ra, tôi lần lượt ghi lên bảng
theo các dòng riêng biệt.
Ví dụ: HS tìm được các từ khó: sừng sững, xuống đất, sợ hãi, cỏ xước ,
xanh dài,
.... Tôi sẽ ghi lên bảng như sau:
s: sừng sững, sợ hãi,
x: xuống đất, cỏ xước , xanh dài,
Hỏi: trong dòng 1, em thấy những từ đó khó đọc ở phần nào? ( khó đọc ở
phần phụ âm đầu: s); giáo viên ghi âm s trước dòng 1 bằng phấn màu.
Với dòng 2 tôi cũng hỏi như vậy và ghi âm x trước dòng 2.
Đối với những âm này, với HS của tôi, tôi phải hướng dẫn học các cách
phát âm thật cụ thể, chi tiết.

+ Tôi hướng dẫn các em cách phát âm phụ âm s như sau:
Phụ âm s là phụ âm tắc, khi phát âm phụ âm này, đầu lưỡi cong lên tiếp
giáp với vòm lợi trên, luồng hơi bị cản lại nên phải len qua hai cạnh lưỡi để
thoát ra ngoài, do vậy luồng hơi bật ra mạnh.
Giáo viên làm mẫu hai lần, sau đó cho HS khá phát âm, gọi học sinh hay
nhầm lẫn về phụ âm này tập phát âm. Lưu ý nên cho các em phát âm cá nhân để
8


dễ phát hiện những em phát âm sai để sửa; Tiếp theo cho học sinh đọc tiếng khó
có chứa phụ âm s.
Phụ âm x là phụ âm xát, khi phát âm phụ âm này mặt lưỡi tiếp giáp với
vòm lợi trên, luồng hơi không bị lưỡi cản lại nên thoát ra nhẹ nhàng hơn. Cách
tiến hành cũng như hướng dẫn phát âm phụ âm s. Để học sinh có được thói quen
phát âm đúng, tôi yêu cầu HS phát âm và đọc theo kiểu đối nhau. Đưa ra cách
rèn như vậy là tôi muốn cho HS có phản ứng nhanh nhạy để tìm ngay ra được
cách đọc đúng những từ có chứa các cặp phụ âm hay nhầm lẫn.
Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ khó cần phải
được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì HS đọc những từ đó
mới đúng hơn. Bởi nhiều khi đọc riêng từ HS có thể đọc đúng nhưng khi đặt từ
đó vào trong câu văn, đoạn văn thì chưa chắc các em đã đọc đúng. Chính vì thế,
sau khi rèn phát âm luyện đọc từ khó có chứa âm khó, tôi lại phải yêu cầu học
sinh tìm những câu văn, câu thơ thậm chí đoạn văn, đoạn thơ có chứa từ khó đó
cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc đúng là rèn phát âm đúng để đọc đúng
văn bản.
Một số đồng chí GV có hỏi: Trong một giờ tập đọc nếu chỉ tập trung hướng dẫn
đọc những từ có chứa phụ âm s- x thì những tiếng khó khác rèn vào lúc nào?
Tôi cho rằng: Một cặp phụ âm hay nhầm lẫn s/ x và nó đã trở thành có tật
không chỉ ở học sinh mà cả nhân dân địa phương. Nếu trong một tiết tập đọc có
chủ định rèn cho HS về cặp phụ âm đó mà không thực hiện kĩ càng nh ư vậy thì

không thể đạt được cái đích đã đặt ra. Còn những từ khó khác ta có thể hướng
dẫn các em đọc từ đó theo trình tự: GV hoặc HS hoàn thành tốt đọc mẫu sau đó
gọi HS chưa hoàn thành đọc lại.
Cách thức rèn cho HS đọc đúng các tiếng có thanh ngã, thanh hỏi và cả
tiếng có nguyên âm đôi cũng tương tự như trên.
Rèn cho HS thói quen đọc đúng những tiếng có nguyên âm đôi, các phụ âm
mà học sinh hay nhầm lẫn là một việc làm không đơn giản. Bản thân một mình
phân môn Tập đọc cũng khó có thể giải quyết được. Do vậy, theo tôi trong tất cả
các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào tôi và lực lượng nòng cốt
của tôi gồm 20% HS không mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay. Có như thế mới
giải quyết được vấn đề. Với những cặp phụ âm còn lại, tôi cũng tiến hành rèn
cho HS lần lượt theo từng bước như vậy. Đến khi năm học đã tiến hành được
gần 3 tháng thì mức độ sai những tiếng có phụ âm hay nhầm lẫn, những tiếng có
thanh hỏi, thanh ngã và những tiếng có nguyên âm đôi như đã nêu ra ở trên đã giảm
rõ rệt.
Nguyên
Các lỗi
x/ s
ch/ tr
d/ r/ gi
Thanh ngã/ Thanh hỏi
âm đôi
Tỷ lệ mắc lỗi

25%

5%

10%


5%

20%

Từ kinh nghiệm của những năm học trước tôi tin tưởng rằng trong những
tháng còn lại của học kỳ 2 tôi sẽ giải quyết triệt để các lỗi còn lại.

9


Biện pháp 2. Khắc phục tình trạng đọc ngắc ngứ và ngắt nghỉ chưa
đúng.
Như chúng ta đã biết, chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết
chứ không phải viết liền từng từ như chữ một số nước khác (Anh, Nga, Pháp..)
nhưng khi đọc ta lại không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc theo từng
cụm từ.
Ví dụ: Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như
cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
Nếu tính về mặt âm tiết thì câu văn trên có 21 âm tiết, 14 từ, 5 cụm từ. Khi
học sinh tập đọc không để các em đọc rời rạc từng âm tiết như kiểu đọc nhát
gừng. Nếu để học sinh đọc theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý của câu
văn nên tôi phải hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ.
Chị mặc áo thâm dài/, đôi chỗ chấm điểm vàng/, hai cánh mỏng như cánh
bướm non/, lại ngắn chùn chùn.
Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau:
+ Tôi viết câu văn đó ra bảng phụ ( đã chuẩn bị từ trước).
+ Vì giai đoạn đầu lớp còn đọc yếu, do vậy tôi đọc mẫu theo cách nghỉ như
trên sao cho thật chuẩn. Sau đó tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ
của cô, nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt. Nếu
học sinh chưa phát hiện ra tôi có thể đọc mẫu lần thứ 2 những câu đó để học

sinh có thể nhận ra. Đồng thời tôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp dấu chấm
(phải nghỉ hơi), gặp dấu phẩy phải ngắt hơi. Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau
cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số học sinh khá đọc, sau đó mới
gọi những em hay đọc ngắc ngứ. Có thể là một lần, cũng có thể là hai lần và
phải tiến hành trong một thời gian. Tôi nghĩ hiện tượng đọc ngắc ngứ và ngắt
nghỉ chưa đúng ở các em sẽ không còn xảy ra nữa.
+ Vậy khi học sinh đọc những câu văn dài, học sinh đã biết ngắt hơi sau
cụm nhưng ngắt hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là điều cần phải hướng dẫn
các em. Thông thường, tôi hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng thời
gian ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian
đó phải ít hơn thời gian nghỉ khi đọc gặp dấu chấm. Tránh tình trạng học sinh
ngắt nghỉ quá lâu làm cho người nghe cảm thấy rời rạc.
Số học sinh mắc lỗi đọc ngắc ngứ, ngắt nghỉ chưa đúng hoặc đọc liến
thoắng không nhiều nên chỉ sau 3 tuần kiên trì rèn đọc cho các em (gọi cho các
em đọc nhiều hơn, sửa cho các em kỹ hơn) thì loại lỗi này không còn trong lớp
tôi nữa, các em đọc đã khá trôi chảy, lưu loát.
Biện pháp 3. Khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tùy tiện.
Theo tôi muốn khắc phục tình trạng lên xuống giọng tuỳ tiện thì giáo viên
phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:
Câu kể: ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.
Câu hỏi: ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu.
Câu kể có dấu chấm lửng: khi đọc phải kéo dài giọng.
Câu cảm, cầu cầu khiến: ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên
giọng ở cuối câu.
10


Ví dụ: Trong bài" Dế mèn bênh vực kẻ yếu”(TV4, tập 1, tr.15) tôi hướng
dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau:
- Chép đoạn văn đó lên bảng phụ.

Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu văn nào là câu hỏi,
câu kể,
câu cảm, câu cầu khiến và cách đọc của từng loại câu này, giáo viên dùng phấn
màu ghi ký hiệu lên giọng & , xuống giọng & ở cuối mỗi loại câu.
- Ai đứng chóp bu bọn này? & ( câu hỏi).
-Có phá hết các vòng vây đi không! & ( câu khiến)
Bọn nhện sợ hãi cùng dạ ran.. & ( câu kể )
Sau đó tôi hoặc học sinh hoàn thành tốt đọc mẫu theo cách đọc đó rồi cho
học sinh nhất là những em đọc yếu luyện đọc với số lượng từ 5 – 6 em. Việc làm
này phải được tiến hành thường xuyên khi gặp những bài tập đọc có các kiểu
câu như vậy, có như thế mới hình thành được thói quen đọc đúng. Sau khoảng
thời gian 1 tháng số học sinh mắc lỗi này đã giảm chỉ còn 2/25 em.
Biện pháp 4. Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu và những
chỗ tách ý trong câu dài (đối với văn xuôi); ngắt nhịp (đối với văn bản thơ).
Khi đọc các bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những
câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, còn khi đọc thơ học sinh mắc lỗi ngắt
nhịp do đọc theo áp lực của nhạc thơ một cách tự nhiên chứ không tính đến
nghĩa.
Để giúp học sinh đọc đúng ngữ điệu, tôi hướng dẫn học sinh nghỉ ít ở dấu
phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm hoặc dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để ngắt
nhịp cho phù hợp. Ngoài ra cần đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi,
hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt
trong câu cảm. Với câu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung
câu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của
câu...Đối với thơ, tôi hướng dẫn các em biết lựa chọn nhịp thơ để ngắt nghỉ
(như: thơ lục bát thường ngắt theo nhịp 2/4, 4/4...). Các bài thơ tự do, nhịp thơ
không ổn định nên tôi hướng dẫn các em phải dựa vào ý thơ để ngắt nhịp,
Ví dụ: Tôi tưởng tượng/ nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh
hơn,/ tôi sẽ chạy trên những con đường đát mịn trong làng/ trước cái nhìn thèm
muốn của các bạn tôi…

(Đôi giày ba ta màu xanh – TV4)
Nhưng học sinh lại ngắt nhịp: Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi
sẽ nhẹ và nhanh hơn,/ tôi sẽ chạy trên những con đường đát mịn trong làng /
trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi… Để diễn tả niềm ao ước ngày nhỏ
của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh, tâm trạng hồi hộp của
chị khi tưởng tượng được đi đôi giày vào chân.
Hoặc:
Bè đi/ chiều thầm thì
Gỗ/ lượn đàn thong thả.
(Bè xuôi sông La -TV4)
Nhưng học sinh lại ngắt nhịp: Bè đi chiều/ thầm thì. Để tạo ra 3 cặp chủ - vị làm
cho hai câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng đựơc miêu tả, nhiều hoạt
11


động và không hạn chế thời gian”Bè đi”vào buổi chiều mà tạo sự kết hợp bất
thường"chiều thầm thì", cho thời gian cất lên thành lời.
Cũng như vậy, ta chọn cách ngắt "Sông La/ ơi sông La”để"ơi”được ngân
dài tha thiết, mà cách ngắt 3/2 không được hay như thế.
Việc củng cố và rèn kĩ năng đọc thành tiếng không những được trú trọng
trong các tiết tập đọc mà còn được tôi quan tâm ở tất cả các tiết học khác như
đọc đề bài, quy tắc, kết luận, thông tin,…
Biện pháp 5. Rèn đọc diễn cảm.
Chúng ta đều biết đọc diễn cảm khó hơn đọc bình thường. Đọc bình thường
chỉ đòi hỏi phát âm đúng, đọc lưu loát, biết nghỉ đúng chỗ theo các dấu ngắt câu,
biết lên, xuống giọng. Đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung
từng đoạn từng bài, tâm tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng
tinh thần của câu văn, bài văn, tức là đi sâu vào bản chất của câu văn, bài văn.
Cho nên, mục đích đọc diễn cảm là bộc lộ ra được cái bản chất của nội dung và
trên cơ sở đó muốn truyền đạt đúng những ý nghĩ và tình cảm của tác giả. Muốn

đọc diễn cảm tốt phải hiểu kỹ nội dung của bài tập đọc và phải truyền đạt tốt sự
hiểu biết của mình tới người nghe. Học sinh đọc diễn cảm chưa tốt là do nguyên
nhân: GV chưa giúp HS cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc và nguyên nhân cũng
không kém phần quan trọng là khả năng đọc mẫu của GV còn hạn chế. Muốn đọc
diễn cảm tốt, ta cần giúp HS cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Muốn vậy cần phải
chú ý:
a, Bám sát yêu cầu của bài tập đọc.
VD: Khi dạy bài Chợ Tết, (TV 4 tập 2, trang 38)
Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi lập kế hoạch bài học ở nhà.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do. Biết đọc diễn
cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh
giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ tết miền trung du.
+ Giáo dục HS yêu thiên nhiên, trân trọng những phong tục tập quán,
những cảnh sinh hoạt của người dân quê miền trung du. Bám sát yêu cầu của
bài tập đọc, trong 3 yêu cầu ấy phải được toát ra từ bản thân bài tập đọc và GV
phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì việc bám sát yêu cầu của bài tập
đọc mới thực sự hiệu quả.
b, Giảng từ và khai thác nghệ thuật.
- Giảng từ: trong bài tập đọc thường có nhiều từ. Vậy ta cần phải giảng
những từ nào?
+ Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc tôi thấy có thể chia
những từ để giảng làm 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và
loại từ chìa khoá (từ trung tâm).
Từ khó có thể là từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán
Việt, là danh từ riêng. Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên sau khi
đọc mẫu xong tôi cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được
những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài tập đọc.
Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần
lưu ý bởi đó là những từ làm toát lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó.
12



Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ
trung tâm trong quá trình khai thác.
Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để
làm toát lên nội dung bài học.
Ta chia những từ cần giảng làm 3 loại như vậy để dễ phân biệt còn trong
thực tế nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm.
+ Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào?
Những phương pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh,
phương pháp định nghĩa, giảng giải.
Khi dùng phương pháp trực quan, tôi áp dụng bằng nhiều hình thức: Trực
quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình
mẫu, tranh ảnh vật thực.
VD: Trong bài “Người ăn xin”, khi giảng về từ nhìn chằm chằm tôi có thể dùng
ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi?
Trong bài tập đọc khác tôi có thể dùng môi để giảng từ mấp máy, dùng
cách đi để giảng từ rón rén, dùng tư thế để giảng từ lom khom, dùng giọng nói
để giảng từ sang sảng, oang oang, dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ, dùng hình
mẫu để giảng từ nhà sàn, nhà trệt.
Phương pháp trực quan: Là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu
và nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể.
Khi gặp những từ trừu tượng như chính đáng, văn hóa, nhân bản, thuần hậu,
hiền hòa, thì rất khó dùng phương pháp này. Do vậy, ngoài phương pháp này tôi
còn sử dụng nhiều phương pháp khác.
Phương pháp định nghĩa, giảng giải:
Ở lớp 4 nhận thức lý tính tổng quát của học sinh đã phát triển nên trong
khi giảng từ cho học sinh hiểu tôi vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay
giảng giải xen lẫn các phương pháp khác.
Ví dụ: Khi giảng từ quyến rũ tôi dùng phương pháp giảng giải - Quyến rũ

có nghĩa là có một sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa.
- Mãnh liệt, day dứt ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ.
Khi giảng về từ truyền thống tôi dùng phương pháp định nghĩa.
Truyền thống là những phẩm chất tốt đẹp hoặc những điều tốt đẹp được giữ
gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác.
Ví dụ: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
Phương pháp so sánh:
Khi giảng về từ lạnh tê tái, tôi nêu lên một loạt các khái niệm lạnh lẽo,
lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạnh tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt
khác, tôi cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ lạnh tê tái là nóng hầm hập để học
sinh càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này.
Khai thác nghệ thuật:
Theo tôi bài tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ
thuật, do vậy, tôi nghĩ chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm
toát lên nội dung tư tưởng. Tôi thấy trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn học
mà học sinh tích luỹ được chưa nhiều.
13


Có đồng chí hỏi: “Khai thác nghệ thuật của một bài tập đọc là khai thác những
gì?”
Theo tôi tuỳ từng bài mà chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét gì
nổi bật về nghệ thuật cần khai thác.
VD : Trong bài Tre Việt Nam, cần giúp HS hiểu tác giả đã sử dụng biện
pháp nhân hoá (Rễ siêng không ngại đất nghèo- Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần
cù..), lặp từ ngữ (tre xan, xanh tự bao giờ, chuyện ngày xưa), liệt kê các hình ảnh
(Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm - Thương nhau tre chẳng ở riêng ... nhằm
mượn hình ảnh cây tre để nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Hoặc trong bài “ Hoa học trò” tôi tập trung khai thác điệp từ “cả” “đến” và
việc sử dụng một loạt câu câu văn dài để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng.

VD: Phượng không phải một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của
xã hội thắm tươi; người ta quen đóa chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến cả những
tán hoa lớn, xòe ra như hàng ngàn con bướm thắm đậu khítt nhau.
Tuy nhiên vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật khác nhau như:
Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác nghệ
thuật xây dựng bố cục bài văn… Có như thế, phần khai thác nội dung bài mới
đầy đủ. Song, nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ nếu ta không nhắc đến biện
pháp khai thác biện pháp nghệ thuật tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi
thấy các biện pháp tu từ ở tiểu học cần tập trung khai thác là: Biện pháp so sánh,
điệp từ, nhân hoá….nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều
trong việc hướng dẫn HS cảm thụ bài văn.
c. Giảng ý và liên hệ thực tế.
Giảng ý: Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định một điều: giảng từ
và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh
để làm toát lên ý của bài hay nói cách khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm
toát lên nội dung.
VD: Trong bài “Tre Việt Nam” tác giả có viết:
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng, phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Hỏi: Trong khổ thơ trên tác giả mượn hình ảnh cây tre để nói lên điều gì?
(Tác giả mượn hình ảnh cây tre để nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con
người Việt Nam như tính ngay thẳng, khẳng khái, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Hình ảnh “ lưng trần”, “manh áo cộc nhường cho con” nói lên tình yêu thương con và
đức hy sinh của người mẹ dành cho con).
Tóm lại trong quá trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với
những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu hỏi
dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay, cái

đẹp của bài văn. Từ đó học trò mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập
đọc được.
Trước những việc làm nêu trên, ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường xuyê
n quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động viên để
14


các em có hứng thú đọc tốt hơn. Đối với những em đọc nhỏ, chậm, ngoài việc
hướng dẫn chung đọc diễn cảm cho cả lớp, tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ
đầu như: thường xuyên uốn nắn việc phát âm tiếng có vần khó, hướng dẫn đọc
dứt khoát từng từ, từng ngữ. Với những câu văn dài tôi cho học sinh này dùng
bút chì vạch sẵn những chỗ ngắt nhịp vào sách giáo khoa, giúp các em ngắt nhịp
đúng chỗ, cứ như vậy uốn nắn dần để các em đọc tốt dần lên. Đặc biệt trong giờ
Tập đọc, tôi luôn tạo cho lớp học một không khí thoải mái để các em phấn khởi
học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tôi không sử dụng sự
gò ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính
chủ động, tích cực và sự sáng tạo ở mỗi học sinh, từ đó các em có điều kiện
để thể hiện mình.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên cho học
sinh lớp tôi đang dạy. Kết quả đạt được khá bất ngờ, đó là: Các em tự tin hơn
trong giờ Tập đọc, giọng đọc của các em rõ ràng, lưu loát hơn, đặc biệt là số
lượng học sinh biết đọc diến cảm tăng lên rõ rệt.
Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi đang phụ trách là lớp 4B trong từng giai
đoạn và có kết quả như sau:
+ Lớp 4B (lớp do tôi chủ nhiệm):
Giai đoạn
Sĩ số HS đọc nhỏ, chậm HS đọc to, lưu loát HS đọc diễn cảm

Đầu năm
25
12 HS =48 %
12 HS = 48 %
1 HS = 4 %
Giữa kì 1
25
5 HS = 20 %
15 HS = 60 %
5 HS = 20%
Giữa kì 2
25
1 HS = 4 %
14 HS = 56 %
10 HS = 40%
Cuối kì 2
25
0
11 HS = 44%
14 HS = 56%
+ Lớp 4A
Giai đoạn
Sĩ số HS đọc nhỏ, chậm HS đọc to, lưu loát HS đọc diễn cảm
Đầu năm
20
8 HS = 40 %
10 HS = 50%
2 HS = 10 %
Giữa kì 1
20

3 HS = 15%
12 HS = 60 %
5 HS = 25%
Giữa kì 2
20
1 HS = 5 %
12 HS = 60 %
7 HS = 35%
Cuối kì 2
20
0
10 HS = 50%
10 HS = 50%
* So sánh đối chứng:
Qua kết quả tổng hợp tôi đã nêu trên, tôi rất phấn khởi vì thấy trong giờ
Tập đọc, học sinh không những đã say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ
năng đọc diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Nó không chỉ nâng lên
theo từng giai đoạn khảo sát mà nó còn có sự tiến bộ hơn giữa lớp áp dụng kinh
nghiệm này vào rèn đọc diễn cảm cho học sinh so với lớp không đưa kinh
nghiệm này vào giảng dạy.
Ở lần khảo sát đầu tiên để điều tra thực trạng trong giai đoạn đầu năm học:
Tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm ở lớp 4B cao hơn lớp 4A.
Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm ở lớp 4B thấp hơn lớp 4A.
15


Đến giữa học kì 2 tỉ lệ này đã có sự thay đổi khác nhau. Và đến cuối kì 2 tỉ
lệ này có thay đổi rõ rệt. Lớp 4B tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm còn ít hơn lớp
4A và tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm đã cao hơn lớp 4A. Dẫu rằng kết
quả trên là chưa cao nhưng nó đã đánh dấu bước đầu sự thành công của tôi trong

quá trình giảng dạy để nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp rèn đọc diễn cảm
cho học sinh của mình.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận: Tập đọc là một phân môn không khó nhưng cũng không dễ dạy.
Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên.
Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ
nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía
khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó.
Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ
khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng
dễ tràn lan. Do vậy, tôi thiết nghĩ muốn dạy tốt phân môn Tập đọc chúng ta cần
phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm
vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt
cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề .
Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc diễn
cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là
người hướng dẫn các em cách đọc đúng đọc hay. Đặc biệt là đọc mẫu bởi thầy
có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn đạt được điều đó
đòi hỏi thầy phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò, nhiệt tình trong
phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao
chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các vị
đọc giả.
- Kiến nghị :
+ Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các
môn
học nhất là phân môn Tập đọc. Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên nhất
là đồ dùng dạy phân môn Tập đọc.
+ Đề nghị Phòng Giáo dục & Đào tạo sau khi chấm sáng kiến kinh nghiệm

nên phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy có chất lượng để giáo viên học tập
kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp.
Thường Xuân, ngày 23 tháng 2 năm
2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

16


Vũ Thị Hoan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


Tài liệu
Nội dung và chương trình Tiếng Việt 4.

Ghi chú

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2
Tài liệu phổ biến SKKN
Bồi dưỡng Tiếng Việt lớp 4.
Để học tốt Tiếng Việt 4.
Những bài văn hay lớp 4.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2003 -2007.
Tập san Báo Giáo dục thời đại.
Hướng dẫn Thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 4 cho
các vùng, miền và các lớp học 2 buổi/ngày.
Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1
Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 2
Tiếng Việt nâng cao lớp 4
Thế giới quanh ta

17


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Hoan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường TH Ngọc Phụng 1.


TT

Tên đề tài SKKN

Một số kinh nghiệm hướng
1 đẫn học sinh lớp 5 tự đặt đề
Toán.
Một số kinh nghiệm hướng
2 dẫn học sinh lớp 4 giải bài
Toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Một số kinh nghiệm hướng
3 dẫn học sinh lớp 4 giải các
dạng Toán điển hình.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

Phòng
GD&ĐT


B

2009 - 2010

Sở GD&ĐT

C

2011 - 2012

Phòng
GD&ĐT

B

2014 - 2015

----------------------------------------------------

18



×