Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội ứng dụng lý thuyết công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện bình chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.24 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
------o0o------

BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN

Môn: LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI
Đề tài:
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH
Giảng viên bộ môn

: Ths. Vũ Thị Minh Phương

Họ và Tên sinh viên

: Nguyễn Trọng Hoàng Ân

Lớp

: Đ15CT2

MSSV

: 1557601010084

Chuyên ngành

: Công tác xã hội

Khóa



: 2015 - 2019

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

ĐIỂM
Ghi bằng sô


Chữ ký của giảng viên
Ghi bằng chữ

Giảng viên 1

MỤC LỤC

Giảng viên 2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG...................................................................................2
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ......................................................................................3
1. Xác định vấn đề.................................................................................................3
2. Nguyên nhân vấn đề..........................................................................................3
3. Nguồn lực trợ giúp............................................................................................3
4. Những điểm hạn chế liên quan..........................................................................4
III. CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC ÁP DỤNG........................................................4
1. Thuyết nhu cầu..................................................................................................4
2. Thuyết hệ thống.................................................................................................7
3. Thuyết hành vi...................................................................................................10
IV. VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Vận dụng thuyết nhu cầu...................................................................................14
2. Vận dụng thuyết hệ thống..................................................................................15
3. Vận dụng thuyết hành vi....................................................................................16
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, nó
không chi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động, thay đổi sự phân bố dân cư mà còn tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho
người lao động. Quá trình đó đã đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn, một trung
tâm kinh tế - chính trị - xã hội nhộn nhịp và phồn hoa nhất cả nước. Đồng thời đây
cũng là đô thị đa văn hóa với hơn 8 triệu dân từ khắp các tinh thành trên cả nước đến
sinh sống và làm việc. Sự phát triển quá nhanh của TP. Hồ Chí Minh đã tạo sức ép về
kinh tế rất lớn lên mọi người dân sinh sống và làm việc tại đây, đặc biệt là đối tượng
kinh tế khó khăn, các hộ gia đình nhập cư,... Những sức ép về kinh tế đó là tác nhân
khiến cho thái độ sống của con người với nhau dần trở nên xa lạ hơn, mối quan hệ,
tính cố kết cộng đồng ngày càng lõng lẽo. Cuộc sống hiện đại đã kéo những người ở
đây vào guồng quay “cơm ăn, áo mặc” không có điểm đầu – điểm cuối, những bận
rộn, hối hả, có khi là cả toan tính nhỏ nhặt đời thường,... Tuy không phải là tất cả,
nhưng khi áp lực đồng tiền gắng nặng trên vai, thì đâu đó cũng có một bộ phận những
người họ từ chối hoặc không còn thời gian để quan tâm tới các mối quan hệ xã hội,
tình cảm cá nhân, gia đình. Lâu dần, thái độ hờ hững, lối sống vô cảm, thờ ơ cũng dần
dần lớn lên và lan rộng ra trong mỗi người và trong xã hội. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân ngày càng xuất hiện những người vô gia cư không nơi nương tựa,
những hệ lụy xã hội, nghèo đói, lạc hậu, mù chữ, các tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc,
trộm cắp,... cũng dần xuất hiện nhiều hơn. Đáng tiếc hơn nữa, nạn nhân của những hệ
lụy xã hội đó lại các em thanh thiếu niên, các bé trai, bé gái khôi ngô và ngờ nghệch, lẽ
ra ở độ tuổi này, các em phải được đến trường, được ăn, được học và được vui chơi,
nhưng những bất công xã hội đã “ngăn cản” không cho các em được có những quyền
đó. Đi một vòng TP. Hồ Chí Minh, không khó để chúng ta bắt gặp các em nhỏ bán vé
số, đánh giày, nhặt ve chai, xin tiền,... Sự thật là các em chi mới 6 tuổi, 7 tuổi, có em 8
tuổi, 10 tuổi,... Cùng trang lứa các em, các bạn ấy đang ngồi học trong lớp, đang đi

chơi với bố mẹ ngoài công viên, đang cùng anh chị trong các trung tâm mua sắm. Còn
các em, các em đang phải tự mình bước ra đường kiếm miếng cơm ăn, kiếm cái áo
mặc và kiếm cái để để mưu sinh. Rồi trên con đường mưu sinh ấy, có khi các em còn
bị xua đuổi, đánh đập, hành hạ, cướp giật, đối mặt với biết bao nhiêu là khó khăn, mà
4


cũng biết đâu được, các em có lúc mệt mỏi quá rồi lỡ sa chân vào những con đường tệ
nạn.
Nhận thấy được vấn đề, bản thân là một nhân viên công tác xã hội trong tương
lai, em biết được vai trò của mình phải làm gì để giúp đỡ các em. Bài tiểu luận “Công
tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” này sẽ là hành động đầu tiên của cá nhân
em, lên tiếng nói giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi cho các em – những mầm xanh của đất
nước. Trong giới hạn của một bài tiểu luận môn học, em chi đưa ra được một ví dụ
minh họa cụ thể và bằng những kiến thức đã nắm được thông qua các bài giảng trên
lớp, kiến thức thực tiễn bản thân em sẽ cố gắng đưa ra được những giải pháp tốt nhất
để hỗ trợ cho các em.

PHẦN NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Em Nguyễn Thị Xuân Mai sinh năm 2003, hiện đang sinh sống tại Ấp 6, Xã
Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Vì không được ăn uống đầy đủ
như nên so với các bạn cùng trang lứa em khá nhỏ nhắn và ốm yếu. Mai sống với cha
và bà ngoại trong một ngôi nhà nhỏ được dựng lên từ những tấm tôn cũ. Mai đã mắc
phải HIV do một lần trong lúc đi nhặt ve chia ở ngoài bãi cỏ, em đã dẫm phải kim
tiêm. Từ đó, Mai luôn bị mọi người trong xóm kì thị và sự xa lánh từ của họ hàng. Chi
có bà là luôn quan tâm, chăm sóc và ở bên cạnh em. Mẹ Mai đã mất khi vừa sinh em
ra đời, cha Mai thì cũng từ đó bắt đầu bê tha nhậu nhẹt, không lo làm ăn và thường
xuyên đánh đập hai bà cháu Mai. Em có đôi lần được tiếp xúc với Đoàn thanh niên tại
địa phương, cũng có đi sinh hoạt đoàn, em cảm thấy rất vui vì được tham gia những

trò chơi bổ ích. Có lần Mai đang sinh hoạt thì bị ba nhìn thấy. Về nhà em bị đánh đến
gần chết đi sống lại do không đi bán mà ham chơi. Nhiều lần chính quyền đến can
ngăn nhưng đều vô ích, ông ta vẫn chứng nào tật nấy. Mai muốn được đi học như
những bạn đồng trang lứa khác, nhưng do hoàn cảnh không thuận lợi nên em phải đi
bán vé số đồng thời cùng bà nhặt ve chai hàng ngày. Chính quyền đã đến động viên gia
đình để xin phép cho Mai được đến trường học nhưng cha em nhất quyết không cho
với lý do em phải đi làm kiếm tiền, nếu không cả nhà sẽ chết đói. Thấy gia đình mình
quá khó khăn, nhiều lần Mai có trộm đồ ở chợ và bị bắt, bị đánh, đôi lần bị đưa lên
5


công an xã. Em còn bị rủ rê tập tành hút thuốc lá, đánh bạc,...với một số đối tượng
không tốt trong vùng. Trong một buổi tối nọ, trên đường về nhà, em bị hai thanh niên
lạ mặt chặn đường và thực hiện hành vi đồi bại. Đau đớn tủi nhục, Mai chạy về nhà
nói với bà, gia đình lên công an trình báo và hiện em đang có ý định tự tử. Chính
quyền nhờ nhân viên Công tác xã hội giúp đỡ để em có suy nghĩ tích cực hơn về cuộc
sống hiện tại của mình.
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
1. Xác định vấn đề của
- Em mồ côi mẹ từ nhỏ, mắc phải căn bệnh HIV, bị mọi người trong họ hàng,
hàng xóm kì thị, xa lánh; thường bị cha đánh đập, hành hạ dã man.
- Mai không được đi học, không được vui chơi giải trí, phát triển bản thân mà
phải đi bán vé số, nhặt ve chai hàng ngày.
- Em đang trong tình trạng bị khủng hoảng trầm trọng về mặt tinh thần do hoàn
cảnh gia đình, bị bọn xấu thực hiện hành vi đồi bại và em đang có ý định tự tử để thoát
khỏi nỗi khốn khổ này.
2. Nguyên nhân vấn đề
- Về nguyên nhân sâu xa, em bị thiếu đi tình yêu thương của mẹ, thường xuyên
bị ngược đãi, đánh đập, hành hạ từ người cha.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn em phải ra ngoài đi bán vé số,

nhặt ve chai và bị kẻ xấu hãm hại.
3. Những nguồn lực trợ giúp
- Bà của Mai, vì trong gia đình chi có bà là người yêu thương em hết mực.
- Chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, vì là một tổ chức có thể ngăn cản
hành vi đánh đập của cha, cho em nơi sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, giúp đỡ em và
giới thiệu nhân viên công tác xã hội cho em.
- Nhân viên Công tác xã hội .

6


4. Những điểm hạn chế liên quan
- Cha thường xuyên đánh đập em, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và tư
duy của M sau này.
- Họ hàng, láng giềng luôn kì thị, ghét bỏ như vậy sẽ khiến em cảm thấy bị cô
lập, không ai yêu thương.
- Đối tượng xấu mà M tiếp xúc.
III. CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC ÁP DỤNG
1. Thuyết nhu cầu
1.1. Tiểu sử tác giả
Abraham Maslow (1908 – 1970), sinh ra ở Brookly - New York, là con cả trong
một gia đình người Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga. Bố mẹ ông không được ăn
học đến nơi đến chốn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho Maslow được học hành và
khuyến khích ông nên học ngành Luật. Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ.
Là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ
của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học.
Maslow bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College. Trong suốt thời gian
này ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và Erich
Fromm. Năm 1951, Maslow trở thành trưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University
nơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình. Ông đã gặp Kurt

Goldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu. Ông
về hưu tại California. Chết vì đau tim năm 1979, thọ 62, sau nhiều năm sức khoẻ kém.
1.2. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp
ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể
chất lẫn tinh thần.
Giúp cho chúng ta hiểu biết về những nhu cầu của con người bằng cách nhận
diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát
sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con
người tư thấp đến cao.
7


- Nhu cầu sinh lý:
+ Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu
ăn uống, ngủ nghi, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất,
nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu
cơ bản này con người sẽ không thể tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ
thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này.
+ Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới
mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không
thể tiến thêm nữa.
- Nhu cầu về an toàn:
+ An toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự
phát triển liên tục và lành mạnh của con người.
+ An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung
khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế,
an toàn về chỗ ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu
khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng
trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn.

+ Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người
sẽ không thể tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện
được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy
tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
- Nhu cầu tình yêu, sự thuộc về:
+ Do mỗi con người đều là một tế bào quan trọng của xã hội nên họ cần
nằm trong xã hội và được thuộc về ai đó.
+ Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo
sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng
trung thành giữa con người với nhau.
+ Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm
các vấn đề tâm lý như được xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ,
mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung
cao nhất của nhu cầu này. Đó là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được
thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong
quá trình phát triển của nhân loại.

8


- Nhu cầu được tôn trọng:
+ Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người
khác tôn trọng. Lòng tự trọng bao gồm việc có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích,
độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện bản thân mình.
Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được lòng tin, được uy tín,
được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,…
+ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt
công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với
mỗi con người.
- Nhu cầu phát huy bản ngã (thể hiện bản thân):

+ Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu
cơ bản của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân
đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
+ Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,
nghiên cứu,…), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục
đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
1.3. Vận dụng thuyết nhu cầu trong Công tác xã hội
- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được
những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời
điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những
nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng.
- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhân viên Công tác xã hội hiểu được con
người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được
phát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ, nhân viên Công tác xã hội
không chi trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tập
trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để
sống lành mạnh hơn.
- Nhân viên Công tác xã hội sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa
mãn các nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa là nhân viên Công tác xã hội làm việc với
thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình
huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc
thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
9


- Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc
của các tổ chức từ thiện. Còn nhân viên Công tác xã hội tăng cường năng lực cho thân
chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và

giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt
lên nấc thang nhu cầu cao hơn.
2. Thuyết hệ thông
2.1. Tiểu sử tác giả
Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại NewyorkMĩ. Ông đã tốt nghiệp các trường đại học: Vienna (1948), London (1949), Montreal
(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lý thuyết của ông là một lý thuyết sinh học
cho rằng: Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống
và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận
của xã hội và được tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ
hơn.
2.2. Nội dung lý thuyết
2.2.1. Khái niệm
- Khái niệm “Hệ thống”:
+ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức
năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. (Theo từ
điển Tiếng Việt)
+ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ
với nhau để hoạt đông thống nhất. (Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội
hiện đại”)
Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống,đồng thời là một bộ phận của hệ
thống lớn hơn.
- Khái niệm “Tiểu hệ thống”
+ Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ
thống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới là một bộ phận của hệ thống lớn. Con
người được coi như là một tiểu hệ thống, gia đình là hệ thống trung mô và xã hội là hệ
thống vĩ mô.
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống:
- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn
10



- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành một hệ thống khác lớn
hơn
- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác và thu
nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.
- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hoặc năng lượng bên ngoài để tồn tại
- Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống
khác
2.2.3. Các cách thức mà hệ thống thực hiện
- Đầu vào: Năng lượng được đưa vào hệ thống thông qua ranh giới (năng lượng
trong Công tác xã hội là lượng thông tin, hoặc các nguồn khác từ ngoài vào).
- Khối lượng: Năng lượng được sử dụng trong hệ thống như thế nào (qúa trình
nhận thức và biến đổi trong thân chủ)
- Đầu ra: Những tác động đến môi trường mà năng lượng đi qua thông qua ranh
giới của một hệ thống( những tác động từ môi trường ảnh hưởng tới hành vi của thân
chủ).
- Phản hồi: Thông tin và năng lượng được chạy qua hệ thống do kết quả đầu ra
có tác động tới môi trường, qua đó thấy rằng phản hồi có kết quả từ đầu ra của nó
(hành vi của thân chủ được thể hiện ra bên ngoài do tác động của môi trường cà nó có
ảnh hưởng tới môi trường. ngược lại môi trường tác động ngược trở lại làm thay đổi
hành

vi).
- Entropy: Các hệ thống sử dụng năng lượng riêng nhằm duy trì sự vận hành,

điều này cũng có nghĩa là trừ khi các hệ thống nhận được nguồn năng lượng đầu vào
từ bên ngoài ranh giới sau đó hệ thống suy lụi và chết dần (có thể hiểu entropy là năng
lương riêng của mỗi cá nhân khi tham gia hệ thống và để duy trì hệ thống. Tuy nhiên
không thể thiếu các năng lượng đầu vào khác vì nếu không có chúng hệ thống không
thể hoạt động bình thường).

2.2.4 Trạng thái của một hệ thống
Các trạng thái của một hệ thống được xác định thông qua 5 đặc trưng:
- Trạng thái ổn định: hệ thống tự duy trì sự ổn định của nó qua quá trình tiếp
nhận thông tin ở đầu vào và sử dụng thông tin
- Trạng thái điều hòa hay cân bằng: Là khả năng duy trì bản chất cơ bản của
một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Dù có sự thay đổi nhất định từ những tác
động bên ngoài vào, nhưng bản chất của hệ thống không thay đổi
- Trạng thái sự khác biệt: Sự khác biệt ở đây được hiểu theo một số khía cạnh
như sau:
+Sự khác biệt nhất định giữa các tiểu hệ thống trong 1 hệ thống (mặc dù
các tiểu hệ thống vận hành thống nhất trong một hệ thống)
11


+Khác biệt giữa các hệ thống với nhau.
+Sự khác biệt của một hệ thống hay các tiểu hệ thống trong những thời
gian khác nhau, do chúng luôn luôn vận hành, biến đổi theo thời gian dưới những tác
động từ ngoài vào.
- Trạng thái tổng hòa giữa các hệ thống và các tiểu hệ thống với nhau: Quan
điểm này cho rằng sự tổng hoà giữa các hệ thống là nhiều hơn việc tính tổng các thành
phần. Tức ở đây nhấn mạnh đến việc các tiểu hệ thống hay các yếu tố trong nó kết
hợp, vận hành thống nhất ra sao, có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau như
thế nào, chứ không phải là sự cộng gộp đơn thuần mà không có sự liên kết ảnh hưởng
hữu cơ chặt chẽ.
-Trạng thái trao đổi:
+Do có sự liên kết hữu cơ, ảnh huởng qua lại nên một phần của hệ thống
thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong hệ thống.
+Có những hệ thống linh hoạt có khả năng điều chinh các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài một cách dễ dàng và tồn tại lâu dài
+Có những hệ thống cứng nhắc khi gặp biến động mạnh, trong môi

trường không dữ được cân bằng dễ tan rã.
2.3. Lý thuyết hệ thông trong công tác xã hội
Trong Công tác xã hội cá nhân có hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống
được phân biệt là: lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Lý thuyết hệ thống sinh thái:
- Trọng tâm là hướng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập”
trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành
công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào
hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc sống
riêng. Ba hình thức hệ thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính
thức và hệ thống xã hội.
+ Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng
nghiệp…
+ Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn…
+ Hệ thống xã hội: Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà
trường…
- Tuy nhiên sự phân biệt trên chi mang tính tương đối vì với các nhân này hệ
thống trợ giúp có thể là hệ thống chính thức nhưng với cá nhân khác lại là hệ thống
không chính thức. Vì thế cách phân chia trên chi mang tính tương đối. Hoặc có thể đối
12


với cá nhân này hệ thống A là hệ thống chính thức, nhưng đối với cá nhân khác lại là
hệ thống không chính thức.
Lý thuyết hệ thống sinh thái:
- Tất cả chúng đều biến đổi thông qua môi trường. Ở đâu chúng ta có thể trao
đổi và phát triển thông qua môi trường này thì sự thích ứng qua lại với môi trường
khác cũng tồn tại. Các hệ thống của cuộc sống cũng phải duy trì một sự phù hợp tốt
với môi trường. Chúng ta đều cần một đầu vào phù hợp nhằm duy trì và đảm bảo sự
phát triển.Vấn đề của công tác xã hội xảy ra khi các hệ thống cá nhân sống trong đó

không thích ứng được với môi trường sống của họ.
- Thực chất trong cuộc sống mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều có thể tạo ra
những áp lực, nhưng quan trọng là sự ảnh hưởng và tính chất của nó ra sao. Cốt lõi của
thuyết này nhấn mạnh đến tầm quan trọng về khả năng thích ứng, kiểm soát , nhận
thức môi trường bên ngoài của mỗi cá nhân.
3. Thuyết hành vi
3.1. Tiểu sử các tác giả
John Broadus Watson (1878- 1958), sinh ra trong một gia đình nghèo ở
Greenville, Nam Carolina, mẹ ông rất tôn giáo. Cha của John, người mà anh ta gần
gũi, không tuân theo cùng một quy tắc sống như mẹ. Năm1899, John tốt nghiệp Đại
học Furman. Năm 1903 ông nhận bằng tiến sĩ và sau này trở thành phó giáo sư tâm lý
học tại Đại học Johns Hopkins. Năm 1907, Chính tại JHU ông trở nên nổi tiếng với tư
cách là người sáng lập chủ nghĩa Behaviorism. Năm 1913,Watson đã thuyết trình và
xuất bản bài báo "Tâm lý học như những quan điểm hành vi đó". Năm 1915, Watson
trở thành Chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý Mỹ. Năm 1916, Tiến sĩ Watson bắt đầu nghiên
cứu bệnh tâm thần và bắt đầu làm quảng cáo tại Cơ quan J Walter Thompson. Năm
1924, Watson trở thành Phó chủ tịch Cơ quan J Walter Thompson. Ông đã xuất bản
Behaviorism. Năm1945, Ông nghi hưu là Phó chủ tịch Cơ quan William Esty.
Edward Chace Tolman (1886 - 1959), là một nhà tâm lý Mỹ. Sinh ra ở West
Newton, Massachusetts, sinh viên học tại Viện Công nghệ Massachusetts và nhận bằng
tiến sĩ từ Đại học Harvard năm 1915. Tolman không đồng ý với chủ nghĩa hành vi của
Watson, vì vậy ông đã bắt đầu chủ nghĩa hành vi của riêng mình, mà đã trở thành chủ
nghĩa hành vi có chủ ý. Chủ nghĩa ứng xử có chủ ý của Tolman tập trung vào hành vi
có ý nghĩa. Trọng tâm này trái ngược với các chuyển động cơ đơn giản hành vi phân tử
13


như uốn cơ bắp. Tolman coi hành vi phân tử như đã được loại bỏ khỏi khả năng nhận
thức của con người đối với một phân tích có ý nghĩa về hành vi.Cách tiếp cận này của
Tolman được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách của ông, Hành vi Cố ý trong

Động vật và Đàn ông , xuất bản năm 1932. Để Tolman, rõ ràng là tất cả các hành vi
của hành vi đều hướng tới mục tiêu, bao gồm cả các hành vi đối với động vật. Sự khác
biệt chính giữa hành vi và chủ nghĩa hành vi mục tiêu cụ thể của Tolman là hành vi là
mục tiêu theo định hướng.
3.2. Nội dung lý thuyết
3.2.1. Khái niệm
- Khái niệm “hành vi”:
+ Hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm
cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên ngoài (như kinh tế, văn
hoá, xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
+ Có 4 thành phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức,
niềm tin, thái độ và thực hành. Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên
trong một loạt các hành động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên
ngoài nào đó tác động lên cơ thể..

- Khái niệm “nhận thức”:
+ Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh khách quan trong ý
thức của con người, nhờ đó con người không ngừng tư duy và tiến gần đến khách thể.
+ Nhận thức chi có ở con người, nhận thức không tồn tại ở con vật.
+ Nhận thức có tính năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo và phải dựa
trên cơ sở thực tiễn, nhờ đó mà con người có thể tư duy không ngừng.
3.2.2. Nội dung
Theo nhà hành vi học J.Watson chia tư duy thành 3 dạng:
- Thứ nhất là các thói quen, kỹ xảo ngôn ngữ đơn giản.
14


- Thứ hai là giải quyết các nhiệm vụ tuy không mới nhưng ít gặp và phải có
hành vi ngôn ngữ kèm theo.

- Thứ ba là giải quyết các nhiệm vụ mới, buộc cơ thể lâm vào hoàn cảnh phức
tạp, đòi hỏi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước khi thực hiện một hành động cụ thể.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J.Watson đã dẫn việc phân hóa
trường phái hành vi thành ba nhánh: Thuyết hành vi cổ điển, đại biểu là Skinner;
Thuyết nhận thức - hành vi, đại biểu là E. Tolman; Thuyết hành vi chủ quan, đại biểu
là O.Miller, Galanter.
3.2.3. Thuyết hành vi cổ điển
Mô hình S → R → B
Trong đó:
S (subject): tác nhân kích thích
R (reflexion): phản ứng của con người.
B (behavior): kết quả hành vi.
Nếu có một tác nhân kích thích (S) sẽ có rất nhiều khả năng phản ứng (R) của
con người. Nhưng dần dần sẽ có phản ứng R1 có xu hướng lặp đi lặp lại do con người
được học hoặc củng cố, khi kết quả của hành vi đó mang lai một điều được mong đợi.

3.2.4. Thuyết hành vi – nhận thức
Dựa trên tâm lý học của Sheldon (1995) về bản chất của thuyết là sự tách biệt
giữa tâm lý và hành động.
Mô hình S → C → R → B
Trong đó:
S (subject): tác nhân kích thích
C (cognitive): nhận thức.
R (reflexion): phản ứng của con người.
B (behavior): kết quả hành vi.
15


Theo sơ đồ trên, trong nhiều trường hợp tác nhân kích thích (S) không phải là
nguyên nhân trực tiếp của hành vi. Thay vào đó, nhận thức (C) về các tác nhân kích và

nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn tới phản ứng (R) của con người.
Chính tư duy quyết định phản ứng không phải tác nhân kích thích (ngoại cảnh)
quyết định phản ứng. Sở dĩ có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn là vì có những
suy nghĩ không phù hợp.
Như vậy, nhận thức - hành vi là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho
rằng cảm xúc của con người được tạo ra không phải bởi môi trường hoàn cảnh mà bởi
cách nhìn nhận vấn đề.
Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức - hành vi thì các vấn đề nhân
cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan
hệ tương tác với môi trường bên ngoài.
+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh),
do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng
cao cái tôi.
Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không
phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề.

3.3. Ứng dụng trong Công tác xã hội
- Thuyết nhận thức - hành vi là cơ sở giúp thân chủ giảm những hành vi không
phù hợp và tăng hành vi đúng đắn. Từ đó giúp thân chủ cảm giác đúng đắn về bản thân
và giúp họ tương tác một cách hài hòa với môi trường xung quanh.
- Nhân viên Công tác xã hội khi làm việc với thân chủ cần công nhận quá trình
tâm lý là yếu tố tự có của con người và bản thân có quyền thay đổi và điều khiển suy
nghĩ của mình một cách cá nhân.
- Nhân viên Công tác xã hội cố gắng nhìn nhận và thấu hiểu được chuỗi tiến
trình tâm lý diễn ra ở thân chủ và những người có liên quan để từ đó chấp nhận và thấu
hiểu cách đối tượng nhìn nhận xã hội.
16



- Nhân viên Công tác xã hội cùng với thân chủ nhìn nhận được nguồn gốc của
hành vi lệch lạc (do suy nghĩ lệch lạc, nhận thức sai lầm)
IV. VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA MAI
1. Vận dụng thuyết nhu cầu để giải quyết vấn đề của Mai
Có thể nói mỗi con người khi tồn tại ai cũng có những nhu cầu nhất định, đó là
nhu cầu được sống, được ăn uống, được đi chơi, được an toàn, được yêu thương...và
xã hội ngày càng phát triển, do vậy nhu cầu con người ngày càng được tăng lên: Từ
việc ăn no, mặc đủ con người ta dần có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, ... và còn hơn thế
nữa.
Để tồn tại được con người cần được đáp ứng về nhu cầu sinh lý, giải quyết
những vấn đề cấp thiết của bản thân như việc ăn, ngủ, đi vệ sinh, tình dục,... và để phát
triển bản thân ta cần có các nhu cầu quan hệ, yêu thương, nhu cầu phát triển cái tôi của
bản thân.
Theo lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow thì tháp nhu cầu có 5 bậc: nhu
cầu sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu yêu mến và phụ thuộc; nhu cầu được tôn trọng;
nhu cầu được tự khẳng định mình. Và con người chi hướng đến bậc nhu cầu cao hơn
khi đã được đáp ứng đầy đủ về bậc nhu cầu thấp.
Vận dụng thuyết nhu cầu vào giải quyết vấn đề của Mai ta thấy được Mai
không được đảm bảo nhiều nhu cầu cơ bản nên không thể mong muốn có được những
nhu cầu ở bậc cao hơn. Trước nhất là nhu cầu sinh lý, Mai cũng không được đảm bảo.
Những bữa cơm của em cũng không được đầy đủ, đôi lần em còn trộm đồ ở chợ. Xét
về bậc nhu cầu an toàn thì Mai thường xuyên bị cha đánh đập, hành hạ dã man, có lần
còn bị đánh đến gần chết. Mai thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ, sống trong sự ghẻ
lạnh của hàng xóm láng giềng và cô chú trong họ hàng. Cuộc sống khó khăn khiến em
phải ra đời mưu sinh sớm hơn so với các bạn đồng trang lứa khác. Hơn nữa, em còn
mang trong mình căn bệnh HIV, đã vậy còn bị những tên côn đồ thực hiện hành vi đồi
bại xấu xa. Mai bị tước đi nhu cầu xã hội khi không được đi học, không cho tham gia
vào tổ chức Đoàn thanh niên. Vì những yếu tố trên Mai không thể nào hướng đến nhu
cầu phát triển cái tôi của bản thân. Có thể nói, cuộc sống của em đang bị đe dọa rất
lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển nhân cách, con người ở tương lai. Em

đang đứng trước nguy cơ trở thành một đối tượng xấu vì bị bạn bè xấu rủ rê tham gia
17


vào các tệ nạn xã hội. Lý do em có ý định tự tử không đơn thuần là việc bị kẻ xấu
cưỡng bức mà còn là do nhiều yếu tố khác. Em luôn thường trực cảm giác như mình
không còn con đường nào để đi, bị dồn vào bước đường cùng khi mà xung quanh mình
toàn những điều bất hạnh bủa vây. Để giải quyết trường hợp của em, trước nhất cần
đáp ứng cho em đầy đủ về các nhu cầu cơ bản, như việc cho em vào sinh sống trong
một trung tâm giáo dưỡng để em có cơ hội tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa khác,
cho em được học chữ, học kĩ năng, học một nghề để nuôi bản thân; được tiếp xúc với
các tổ chức Đoàn - Hội để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng sống,...Qua cú sốc lần này,
cha của em hẳn đã thay đổi suy nghĩ về đứa con gái mình. Nếu cha em cũng chứng nào
tật nấy thì việc cần làm là chính quyền và nhân viên Công tác xã hội cần đến nhà để
truyền thông những thông tin cần thiết cho sự phát triển của em.
2. Vận dụng lý thuyết hệ thông giải quyết tình huông của Mai
Lý thuyết hệ thống coi mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên
từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con
người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phần tử , mà được tạo dựng từ
các nguyên tử nhỏ hơn. Những hệ thống này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại
lẫn nhau
Xét về trường hợp của Mai, em là hệ thống vi mô, chịu sự tác động của hệ
thống trung mô là gia đình của mình, tức là bà ngoại và cha ruột; chịu sự tác động của
hệ thống vĩ mô là chính quyền địa phương, tổ chức Đoàn thanh niên, cơ sở y tế và chịu
sự tác động của tiểu hệ thống là những suy nghĩ, hành vi cá nhân em.
Trường hợp của Mai, trước hết cần thiết lập lại mối quan hệ trong gia đình của
em bởi người ta thường nói rằng gia đình là tế bào của xã hội, không thể để cha em
hằng ngày đánh đập, hành hạ em được, vì như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát
triển tâm sinh lý, chưa nói đến việc em đang trong độ tuổi dậy thì, là lứa tuổi phát triển
tâm sinh lý, cái tôi cá nhân. Thứ hai, cần đưa em đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ

tình trạng về căn bệnh HIV. Do vậy Nhân viên Công tác xã hội cần đưa em tiếp cận
với hệ thống xã hội có chức năng khám chữa bệnh. Cho em được tiếp xúc với hệ thống
trường học, các trung tâm giáo dưỡng để học chữ, học kĩ năng phát triển bản thân sau
này. Một vấn đề cũng rất quan trọng ở đây là chúng ta cần đưa em đến với một nhóm
đồng đẳng, bao gồm những em có hoàn cảnh giống em, để ở đó em được cảm thông
18


chia sẻ, là bước đầu để em có thể hoà nhập với xã hội xung quanh em. Cần hướng dẫn
em cách chăm sóc bản thân đúng cách, thông tin cho em và gia đình về căn bệnh HIV.
Cần theo dõi khám phá những sở trường của em để phát huy hết năng lực vốn có.
3. Vận dụng lý thuyết hành vi giải quyết vấn đề
Thuyết hành vi cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không
tích cực là bắt nguồn từ những suy nghĩ sai lệch. Để chinh sửa được hành vi, đối tượng
cần phải học cách nhận thức tích cực, từ đó mới dẫn đến những hành vi tích cực. Từ
đó áp dụng vào trường hợp của thân chủ Mai, trước hết là việc em ăn cắp, ăn trộm vặt
là do em có những suy nghĩ không tích cực và nếu em đủ ăn, đủ mặc thì em cũng sẽ
không phải đi ăn cắp. Vấn đề nhân viên công tác xã hội cần phải quyết là cần cho em
vào một trung tâm giáo dưỡng để ở đó em có thể được ăn uống đầy đủ, được vui chơi
cùng các bạn đồng trang lứa. Về việc em sống trong sự ghẻ lạnh của người cha và sự
xa lánh, kì thị của họ hàng, láng giềng xung quanh sẽ khiến em bị cô lập, tự ti, mặc
cảm vì căn bệnh của mình. Từ đó, sẽ khiến em có những suy nghĩ không tích cực về
cuộc sống, về cách đối xử giữa con người với nhau, khiến em dễ dàng sa chân vào con
đường tệ nạn.
Mai đang có ý định muốn tự tử sau khi bị những tên côn đồ thực hiện hành vi
đồi bại. Em suy nghĩ hoàn cảnh của mình đã quá khắc khổ, nay lại bị những tên đó
cướp đi sự trong trắng, tinh sạch. Trước đây vì căn bệnh HIV, em đã bị mọi người xa
lánh, nay thêm việc bị cưỡng bức, lại càng bị mọi người miệt thị, khinh khi.
Thuyết nhận thức hành vi có đề cập rằng con người có thể học tập hành vi mới
tích cực, loại bỏ những hành vi xấu tiêu cực. Do vậy, nhân viên Công tác xã hội cần

chi ra sự nhận thức sai lệch, tiêu cực của em. Đồng thời cho em vào trung tâm để được
học tập, vui chơi, xa lánh môi trường không tốt bên ngoài để từ đó em có thể ổn định
hơn về mặt tinh thần và dần thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, không tốt. Nhân viên
công tác xã hội cần nêu những gương tốt vươn lên trong cuộc sống để em có thêm
động lực và niềm tin vào cuộc sống.

PHẦN KẾT LUẬN

19


Ông cha ta có câu “sống với lũ phải có chân” do hoàn cảnh bắt buộc người ta
phải sống khác đi với bản tánh, phải thích nghi để tồn tại. Người xấu nhưng chưa
hẳn đã sẵn tính xấu. Vì mưu sinh người ta vô tình lầm bước đi vào ngõ tối, bản thân
họ cũng không đủ nghị lực để thoát ra. Là nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu
nguyên nhân đưa đẩy họ vào con đường tối đó, rồi tìm cách giúp họ thoát ra khỏi
nó, tái hoà nhập cộng đồng. Xã hội càng phát triển các tệ nạn xã hội cũng len lỏi và
phát triển theo để đến một lúc nó trở thành những vấn nạn xã hội. Với cái nhìn của
một nhân viên công tác xã hội tương lai, em làm bài tiểu luận này để thấy rõ hơn
thực trạng bạo hành trẻ em, quyền trẻ em đang bị xâm hại, những biến động xấu về
gia đình đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến tương lai của
các thế hệ trẻ. Đặc biệt là những hệ lụy mà nó mang lại là vô cùng to lớn, để lại vết
thương lòng khó có thể nào xoa dịu được. Bằng những phương pháp chuyên môn,
nhân viên công tác xã hội đã giúp họ sớm quay lại đường chính, làm lại từ đầu và
trở thành một người công dân có ích cho xã hội. Hơn hết, trong nền kinh tế thị
trường ngày càng phát triển, con người ta cần lắm những bàn tay nắm lấy bàn tay,
giúp nhau vượt qua cơn hoạn nạn, những ánh mắt nhìn nhau ấm áp, động viên nhau
lúc khó khăn, tối lửa tắt đèn có nhau. Khi ấy, hai chữ hạnh phúc sẽ “bừng cháy”
trong tim mỗi người.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết Công tác xã hội, NXB Lao động Xã hội.
2. Giáo trình Xã hội học đại cương, NXB Lao động Xã hội.
3. Từ điển Tiếng Việt – Wikipedia.
4. Tham khảo từ một số bài báo về vấn đề trẻ em tại TP. Hồ Chí Minh (Báo Dân trí,
Báo Người Lao động, Báo An Ninh Nhân dân,...).
5. Các trang báo Online (Báo Mới, Báo Tuổi trẻ Online, VTC News,...).

20


6. />7. />8. />9. />
21



×