Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.36 KB, 13 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc nước ta đẩy
mạnh phát triển kinh tế để có thể kịp thời đổi mới, hội nhập quốc tế là điều hết sức cần
thiết, cấp bách thực hiện. Phát triển theo hướng hội nhập tạo ra nhiều điều kiện thuận
lợi, nó không chi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư mà còn tạo thêm nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động. Tuy nhiên, sự phát triển, hội nhập nhanh chóng như vậy đã
vô hình dung làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền trên cả nước,
tạo sức ép về kinh tế rất lớn lên mọi người dân đặc biệt là đối tượng kinh tế khó khăn,
các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Việc
thúc đẩy kinh tế và song song phát triển đồng bộ, toàn diện xã hội là một bài toán khó
không chi đối với các nhà chức trách mà cả với toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân. Là
một thành tố trong xã hội, cũng như là một nhân viên xã hội tương lai, nhận thấy được
vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc góp phần nổ lực giảm nghèo chung của
cả nước. Bản thân tôi mong muốn tìm hiểu và đưa ra một vài quan điểm cá nhân để
làm rõ hơn vấn đề trên.
2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích một trong những giải pháp được đưa ra để giải quyết bài toán giảm
nghèo bền vững đó là “Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền
vững.” (Tiểu dự án 04 thuộc Dự án 01; Chương trình 30A; Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 02 tháng 9 năm 2016).
- Thông qua những kinh nghiệm, kiến thức đã được học, bản thân tự lập được
một kế hoạch tuyển chọn, đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng xuất khẩu lao động để
có đủ năng lực làm việc tại thị trường lao động ngoài nước.

1



- Ngoài tập trung vào vấn đề trên, bài tiểu luận còn thể hiện được suy nghĩ,
quan điểm của cá nhân trong công tác giảm nghèo hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh từ góc
độ người học Công tác xã hội.

3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Thu thập các số liệu, báo cáo, vấn đề có liên quan trên Internet, tổng cục
thống kê, niên giám thống kê, các trang báo Online uy tín,... làm số liệu, cơ sở ly
luận cho bài tiểu luận.
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh
Quan sát số liệu đã thu thập, so sánh các số liệu với nhau từ đó đưa ra những
ví dụ cụ thể hơn, dẫn chứng xác đáng về tình hình nghiên cứu.
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
Thống kê lại tất cả các số liệu, báo cáo liên quan sau đó phân tích tổng hợp
một cách kĩ lưỡng các số liệu đã nêu để làm sáng tỏ vấn đề.
4. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Một số ly luận cơ bản
- Phần 3: Nội dung vấn đề nghiên cứu
- Phần 4: Kết luận

PHẦN 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN

2


1. Xuất khẩu lao động
“Xuất khẩu lao động là hoạt động di chuyển hàng hoá sức lao động kèm theo di

chuyển thể nhân lao động từ thị trường lao động trong nước ra thị trường lao động
nước ngoài trong thời hạn xác định theo hợp đồng giữa người lao động và các doanh
nghiệp, tổ chức được phép hoạt động đưa lao động ra nước ngoài hoặc theo hợp đồng
cá nhân giữa người lao động với đối tác nước ngoài theo qui định của pháp luật nhằm
giải quyết việc làm có giá trị cao và tăng thu ngoại tệ cho đất nước”
2. Huyện nghèo
Danh sách các huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định 275/QĐ-TTg, ban hành ngày 07/03/2018. Theo đó, Danh
sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo thuộc 29 tinh trong giai đoạn 2018 - 2020
được chia theo 03 nhóm: Nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tinh; nhóm 2 gồm 29
huyện thuộc 18 tinh được xét bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 –
2020.
3. Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo
Quyết định số: 596/QĐ-TTg về việc Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều 2; Quyết định
số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 cuat Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai
đoạn 2016 – 2020.

PHẦN 3: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3


1. Vai trò, trách nhiệm của bản thân khi được phân công thực hiện nhiệm vụ
“Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.”
Lao động tham gia làm việc có thời hạn tại nước ngoài hay được gọi với thuật
ngữ “xuất khẩu lao động” là một loại hình làm việc còn khá mới mẻ đối với rất nhiều
người dân Việt Nam. Chính vì nó còn quá mới mẻ nên hầu hết mọi người đều chưa

biết được bản chất tốt đẹp là lợi ích của nó mang lại cho kinh tế bản thân, gia đình và
góp phần phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, để mọi người biết và hiểu về lợi ích của
xuất khẩu lao động, thì trước tiên mọi người cần hiểu một cách đơn giản nhất rằng
xuất khẩu lao động là người lao động trực tiếp đi ra nước ngoài sinh sống, làm việc
một cách hợp pháp và có thời hạn nhất định sau đó quay trở về lại đất nước.
Theo cục Tổng cục thống kê, trong năm 2017, nước ta vượt 28% lượng lao
động xuất khẩu so với chi tiêu đặt ra. Điều đó minh chứng rằng xuất khẩu lao động
đang là xu thế tất yếu khi nguồn cung nhân lực trong nước hiện tại đang lớn hơn
nguồn cầu rất nhiều. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tạo ra khoảng 1.000.000 việc làm mỗi năm cho lao
động trong nước. Tuy nhiên trung bình mỗi năm nước ta lại có thêm từ 1.200.000 đến
1.300.000 lao động mới. Theo thực trạng này thì cứ mỗi năm nước ta lại sẽ dư ra một
lượng lao động lên đến 200.000 đến 300.000 người (Theo: Vụ thống kê dân số và lao
động - Tổng cục Thống kê kiểm tra, giám sát cuộc điều tra Lao động – Việc làm và
điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2017). Trong đó, lượng lao
động thất nghiệp, chưa có việc làm chủ yếu là những người thuộc hộ nghèo, hộ chính
sách, nhóm người có trình độ văn hóa thấp hoặc nhóm người ở những địa bàn có điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, bãi ngang và hải đảo. Đây là nguồn lao
động có tiềm năng lớn và chi cần có phương pháp hỗ trợ hợp ly để thảo gỡ vấn đề việc
làm cho họ thì sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước cũng như giải quyết các
vấn đề xã hội khác có liên quan. Như vậy, với vai trò là một người được phân công
thực hiện nhiệm vụ trên, bản thân tôi có trách nhiệm thực hiện các công việc:
- Thứ nhất, thiết lập môi trường thuận lợi cho người lao động nghèo, cận nghèo,
4


thuộc các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
phát triển về năng lực bản thân để đáp ứng được như cầu tuyển dụng, lựa chọn nguồn
nhân lực xuất khẩu lao động phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu của các thị trường lao
động và nằm trong khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của đối tượng lao động đó.

Bằng việc tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép lao động nước ngoài, hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đăng ky hợp đồng cung ứng
lao động, đăng ky thông tin doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, vận hành hệ thống báo cáo về người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cho người lao động được tiếp cận trước và phân tích
kỹ lưỡng về các lợi ích, hạn chế trong quá trình xuất khẩu lao động. Làm việc trực tiếp
với các đơn vị cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động để tìm kiếm môi trường làm việc
tối ưu nhất dành cho họ.
- Thứ hai, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm
việc ở nước ngoài thông qua các lớp dạy nghề, dạy văn hóa, ngôn ngữ, kỹ năng làm
việc theo đúng nghề nghiệp, lĩnh vực lao động của đối tượng và văn hóa tại thị trường
lao động đó. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao
động xuất khẩu. Bên cạnh việc tổ chức các lớp học thì cũng cần quan tâm tới khả năng
của người lao động (các yếu tố đặc thù, điều kiện tự nhiên, tư tưởng, phong tục địa
phương của đối tượng) trong việc tiếp thu các kiến thức để có phương pháp đào tạo tốt
nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia
xuất khẩu lao động, đặc biệt là trong thời gian làm việc ở nước ngoài bằng việc trang
bị cho người xuất khẩu lao động các kiến thức về trợ giúp tài chính, pháp luật hiện
hành trong nước cũng như các quy định tại nơi làm việc như: Luật Người Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006); Nghị định 126/2007/NĐ-CP Hướng dẫn
chi tiết thi hành Luật 72/2006/QH11 Về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; Quyết định 630/QĐ-LĐTBXH Về việc quy định đào tạo nghề,
ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm
việc ở nước ngoài; Quyết định 114/2007/QĐ-TTg Về việc thành lập, quản ly, sử dụng
quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;...

5



- Thứ tư, định hướng và dẫn dắt người lao động đi xuất khẩu lao động một cách
ổn định và bền vững tránh trường hợp bỏ trốn hoặc vi phạm hợp đồng. Trên thực tế,
tình trạng lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng đã ky kết chiếm
tỷ lệ khá cao. Điều này không chi ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam trên thị
trường lao động quốc tế, là rảo cản cho công tác xuất khẩu lao động sau này mà hơn
hết nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế bản thân, gia đình của đối tượng lao động
vì họ phải bồi thường một khoản tiền khá lớn khi vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao
động.
- Thứ năm, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các đơn vị
ngoài nước. Muốn gia tăng số lượng người lao động xuất khẩu thì việc quan trọng
không kém là mở rộng và tạo mới mối quan hệ cũng như hợp tác cùng các đơn vị
doanh nghiệp nước ngoài nhằm tăng nhu cầu nguồn nhân lực.
Có thể thấy việc tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền
vững là một vấn đề quan trọng và cần thiết mà trong đó, trách nhiệm của người đứng
đầu, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên là yếu tố then chốt quyết định sự thành
công của tiểu dự án này. Và người thực hiện nó cũng phải là một có đầy đủ năng lực
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ. Nói ngắn gọn hơn là một người
được phân công thực hiện nhiệm vụ phải có cả cái “tâm” và cái “tầm”. Chi có như thế
thì công tác giảm nghèo mới có hiệu quả có bước tiến triển tốt, đặc biệt là tại các
huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, hải đảo,...

2. Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo ngắn hạn cho 20 lao động
đóng gói sản phẩm thức ăn nhanh trong độ tuổi 20 – 30 tuổi, không phân biệt

6


nam, nữ; Đảm bảo sức khỏe theo quy định đi làm việc tại Đài Loan. Kế hoạch

này triển khai trong vòng 06 tháng (từ tháng 01 – 06/2019)
Xuất khẩu lao động là một vấn đề hết sức quan trọng và có sự ảnh hưởng về
mọi mặt đối với bản thân người đi xuất khẩu cũng như uy tín của các cá nhân, tổ chức
đưa lao động đi xuất khẩu và ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến cả bộ mặt của một quốc
gia. Chính vì thế công tác đào tạo đội ngũ, lựa chọn nguồn lao động xuất khẩu luôn
được quan tâm chú trọng hàng đầu. Trong những năm qua, tình hình xuất khẩu lao
động tại Việt Nam có những bước chuyển mình tốt đẹp ngay cả về số lượng lẫn chất
lượng.
Bảng 2.1 Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam qua các thị trường
trọng điểm giai đoạn 2013 – 6 tháng đầu năm 2018
Năm
Tổng
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malaysia

2013
88,155
46,368
9,886
5,446
7,564

2014
106,840
62,124
19,766
7,242
4,879


2015
115,980
67,121
27,010
6,019
7,354

2016
126,296
68,244
39,938
8,482
2,070

2017
134,751
66,926
54,504
5,178
1,551

6 tháng/ 2018
60,806
30,882
126,000
38,000

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy lao động Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mạnh

qua các thị trường Châu Á vì có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán,
… đồng thời, chi phí xuất khẩu tại các quốc gia Châu Á khá thấp và làm thủ tục khá dễ
dàng. Xuất khẩu lao động tăng đều qua các năm, riêng năm 2017, cả nước đưa được
hơn 134.000 lao động, bằng 128% chi tiêu đặt ra. Lao động chủ yếu xuất khẩu qua Đài
Loan vì đây là thị trường dễ tính, chi phí đi lại thấp và thủ tục đơn giản. Đài Loan
không yêu cầu trình độ cao mà chủ yếu thuê lao động phổ thông, chi cần tốt nghiệp
cấp 2 và không yêu cầu về ngôn ngữ. Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu có
phần khắt khe hơn về trình độ và ngôn ngữ, đồng thời chi phí đi lại tốn kém hơn nữa
mức sống tại những nước này cũng khá cao so với mặt bằng chung còn lại.
Như vậy, xét về các tiêu chí tuyển chọn cũng như mức sống tại nơi làm việc thì
công tác đưa người lao động tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan để góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững là biện pháp khả thi và tương đối dễ thực
7


hiện nhất. Với vai trò là người được phân công thực hiện nhiệm vụ trên, tôi xây dựng
kế hoạch cụ thể như sau:
- Mục đích: Tuyển chọn, đào tạo ngắn hạn lao động đóng gói sản phẩm thức ăn
nhanh đảm bảo sức khỏe theo quy định để đi làm việc tại Đài Loan.
- Yêu cầu:
+ Tuyển chọn và đào tạo được nguồn lao động có chất lượng, đảm bảo
các tiêu chí, quy định của đơn vị tuyển dụng lao động tại Đài Loan.
+ Công tác đào tạo, tuyển chọn và quá trình xuất khẩu lao động được
thực hiện kỹ càng, an toàn và có hiệu quả.
+ Giải quyết được vấn đề việc làm cho các đối tượng có nhu cầu.
- Đối tượng: Người lao động nghèo, cận nghèo, thuộc các huyện nghèo, các
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (không phân biệt nam – nữ)
trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi.
- Số lượng dự kiến: 20 lao động.

- Thời gian: Từ 01/2019 đến 06/2019.
Mục tiêu
Xây dựng
kế hoạch
và trình kế
hoạch lên
cấp trên.
Tuyển chọn
nguồn lao
động
để
tiến hành
đào tạo.

Nội dung
Thời gian
thực hiện
- Lên y tưởng;
02/01/2019 –
- Viết kế hoạch đề xuất; 09/01/2019
- Trình cấp trên xem xét
và phê duyệt kế hoạch.

Nguồn lực

Nhân
viên
được giao thực
hiện nhiệm vụ
(gọi tắt là nhân

viên).
- Ban hành kế hoạch 10/01/2019 – Nhân
viên,
chính thức;
31/01/2019
phòng
nhân
- Nhận hồ sơ xin tuyển
sự, bệnh viện
dụng;
hoặc
phòng
- Tiến hành phòng vấn;
khám
sức
- Khám sức khỏe ban
khỏe.
đầu;
- Chọn lựa ứng viên
thích hợp.

Kết quả
dự kiến
Được
kế
hoạch hoàn
chinh

được
phê

duyệt.
Tuyển dụng
được 20 lao
động trong
độ tuổi 20
-30
tuổi
(không phân
biệt nam nữ)
có sức khỏe
ổn định và
có nhu cầu
xuất
khẩu
lao
động
sang
Đài
Loan
làm
8


- Tổ chức các lớp học
ngôn ngữ theo tuần
(mỗi tuần học 6 buổi về
ngôn ngữ vào các ngày
thứ 2, thứ 4, thứ 6);
- Tổ chức các lớp học
văn hóa, phong tục tập

quán địa phương (mỗi
tuần 4 buổi vào các
ngày thứ 3, thứ 5)
- Tổ chức học quy định
nơi làm việc và luật
pháp hiện hành tại Đài
Loan (mỗi tuần học 2
buổi vào ngày thứ 7)
Hướng dẫn - Giới thiệu về công
công việc
việc, tính chất công việc
đóng gói sản phẩm thức
ăn nhanh;
- Hướng dẫn quy trình
làm việc;
- Thực hành mô phỏng
công việc.
Kiểm tra, - Tổ chức kiểm tra cuối
đánh
giá khóa nhằm đánh giá
năng lực.
thực lực của học viên.
Đào tạo về
văn
hóa,
ngôn ngữ
địa phương
nơi
làm
việc.


01/02/2019 – Nhân
viên,
30/04/2019
trung tâm đào
tạo ngoại ngữ
Việt – Trung
(Tiếng Trung
Phồn
thể),
giảng
viên
hoặc diễn giả
về văn hóa học
phương Đông,
Phương Đông
học, Đài Loan
học,...

01/05/2019 – Nhân viên, đại
03/05/2019
diện đơn vị
tuyển dụng lao
động.

việc.
- 20 lao động
biết đọc và
nghe
hiểu

ngôn
ngữ
Đài
Loan
(Tiếng Trung
Phồn thể).
- Hiểu biết
cơ bản về
luật pháp và
văn hóa nơi
sinh
sống
sắp tới.
- Biết hết các
quy định nơi
làm việc.
Người
lao
động bước
đầu
nắm
được các quy
trình, công
đoạn
làm
việc.

04/05/2019 – Hội đồng đánh
05/05/2019
giá và kiểm

định
chất
lượng đào tạo.
05/05/2019 – Nhân
viên,
31/05/2019
Trung
tâm
cung cấp dịch
vụ xuất khẩu
lao động, Cán
bộ hộ tịch,
Công an địa
phương, Ngân
hàng
chính
sách
địa
phương.

Các học viên
đều đạt yêu
cầu bài kiểm
tra.
Người
lao
động được
hoàn tất các
thủ tục để
chuẩn

bị
xuất
khẩu
lao
động
sang
Đài
Loan.

Nhân viên, đại
diện cấp trên
và các đơn vị
khách mời có
liên quan.

Lao
động
được
cấp
chứng chi,
lắng
nghe
các nhận xét

Hỗ trợ hồ - Tiến hành cấp bằng
sơ pháp ly. hoặc chứng chi được
phép xuất khẩu lao động
sang Đài Loan;
- Làm các thủ tục, giấy
tờ tạm trú, tạm vắng;

- Lập hồ sơ xuất khẩu
lao động;
- Hỗ trợ pháp luật, tài
chính và vay vốn theo
đúng chính sách hiện
tại.
Tổng kết - Tổng kết khóa đào tạo; 01/06/2019
khóa đào - Trao chứng chi;
tạo.
- Tổ chức liên hoan cho
người lao động và nghi
thức chia tay.

9


từ đơn vị, có
được
một
buổi tiệc y
nghĩa.
Được
tiếp
thêm động
lực để làm
việc
trong
thời gian sắp
tới.
3. Suy nghĩ, quan điểm của cá nhân trong công tác giảm nghèo hiện nay tại TP.

Hồ Chí Minh từ góc độ người học Công tác xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh không chi là một đô thị lớn, một trung tâm kinh tế chính trị - xã hội nhộn nhịp và phồn hoa nhất cả nước, đây cũng là đô thị đa văn hóa
với hơn 10 triệu dân từ khắp các tinh thành trên cả nước đến sinh sống, làm việc và
đóng góp lớn cho nguồn ngân sách quốc gia mà TP. Hồ Chí Minh còn là địa phương
nổi bật với nhiều mô hình thiết thực về chăm lo đời sống, hỗ trợ cho người nghèo,
người khó khăn. Trong nhiều năm qua, các cơ quan tổ chức, đoàn thể, các tổ chức phi
chính phủ luôn chú trọng quan tâm tới cuộc sống người nghèo, người có hoàn cảnh
khó khăn. Điều đó đã giúp hàng vạn mảnh đời khó khăn tự vượt lên số phận bằng khát
vọng vươn lên thoát nghèo, góp phần đẩy lùi nhiều tệ nạn trong cộng đồng và góp
phần đưa TP. Hồ Chí Minh thành một thành phố văn minh – thân thiện – nghĩa tình
trong nước và dần sánh tầm khu vực.
Dưới góc nhìn của một người học công tác xã hội, tôi nhận thấy rằng, công tác
giảm nghèo bền vững tại TP. Hồ Chí Minh không còn đơn thuần là thực hiện một
chính sách xã hội nữa mà nó đã trở thành một công cuộc mà mỗi cán bộ thực hiện
chính sách đều phải nổ lực hết mình để thực hiện. Đồng thời nó còn được gắn liền với
quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn thành phố. Tuy nhiên,
đây cũng là một thách thức rất lớn nếu như không giải quyết được những “nút thắt”
trong công tác làm việc tư tưởng với người dân.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong vòng 25 năm
thực hiện chính sách giảm nghèo (1993 – 2018), TP. Hồ Chí Minh đã có 8 lần điều

10


chinh mức chuẩn nghèo. Hiện nay, tiêu chuẩn hộ nghèo của TP Hồ Chí Minh cao gấp
đôi tiêu chuẩn quốc gia. Theo đó, giai đoạn 2016 – 2018, chuẩn nghèo của TP. Hồ Chí
Minh là hộ có thu nhập dưới 21 triệu đồng/năm (chuẩn quốc gia là dưới 10,8 triệu
đồng/năm), hộ cận nghèo có mức thu nhập dưới 28 triệu đồng/năm (chuẩn quốc gia là
12 triệu đồng/năm). Phấn đấu đến cuối năm 2018, TP. Hồ Chí Minh sẽ nâng chuẩn
nghèo lên mức dưới 28 triệu đồng/hộ/năm, hộ cận nghèo dưới 36 triệu đồng/hộ/năm.

Qua số liệu trên, ta có thể nói rằng về tổng thể thì việc triển khai chương trình giảm
nghèo bền vững đã đạt kết quả tích cực và đã đạt được hầu hết các chi tiêu đề ra. Tuy
nhiên, nếu đánh giá cụ thể, chi tiết thì dễ dàng thấy rằng, việc thay đổi các yếu tố
khách quan bên ngoài thì đã đạt được nhưng xét về tính nội tại thì cái then chốt là y
thức, nhận thức của người dân vẫn chưa thật sự đảm bảo chất lượng. Còn rất nhiều đối
tượng không muốn thoát nghèo và ỷ lại do muốn được hưởng những chính sách ưu đãi
xã hội của thành phố, bên cạnh đó là việc xử trí các đối tượng có tâm ly “Muốn nghèo
để được thoát nghèo” còn vấp phải vô vàng khó khăn.
Với châm ngôn, tôn chi nghề nghiệp “Cho cần câu, không cho xâu cá” theo bản
thân tôi, chính quyền thành phố cần tập trung vào công tác thay đổi tư tưởng, suy nghĩ
của người nghèo nhiều hơn so với công tác thực hiện chính sách. Các đoàn thể, đơn vị
cơ sở cần tuyên truyền, vận động kêu gọi y chí vươn lên của các hộ nghèo và cận
nghèo để họ tự nguyện vươn lên thoát nghèo. Một trong những biện pháp hữu hiệu là
giúp họ nhận thấy được giá trị của lao động trong việc tự thoát nghèo. Muốn các hộ
nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững thì từng thành viên trong đó phải có việc
làm, tay nghề ổn định, tự nuôi sống bản thân. Để làm được điều này, cần có đề án đào
tạo nghề cho người dân với những ưu đãi, chế độ hỗ trợ khuyến khích tinh thần như hộ
nào thoát nghèo, thoát cận nghèo sớm thì sẽ được hỗ trợ thêm 1 năm dịch vụ cơ bản, 2
năm về vốn,… để bản thân các đối tượng có thêm động lực để phát triển kinh tế bản
thân và gia đình.
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Trong công cuộc nổ lực giảm nghèo chung của cả nước và giảm nghèo của các
tinh thành nói riêng thì lao động – việc làm là tất yếu khách quan của mỗi con người
nhằm tạo ra giá trị vật chất để nuôi sống bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, các giá trị

11


nội tại về tâm ly, nhận thức lại là nhân tố then chốt quyết định đến việc giảm thiểu ti lệ
nghèo đói và tăng giá trị nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thúc đẩy sự nhận thức

để tự thân đối tượng lao động, tạo ra thu nhập, tự vươn lên vượt qua rào cản khó khăn
là cần thiết để các chính sách giảm nghèo của nhà nước phát huy tính hiệu quả cao
nhất và phát triển bền vững. Đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng và
chính sách mở của của đất nước hiện nay thì nâng cao trình độ văn hóa, trình độ hiểu
biết chuyên môn và bắt nhịp xu thế, đón đầu thị trường lại càng phải được chú trọng
và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Muốn làm giàu đất nước thì trước tiên phải làm giàu từ
người dân, chi có làm giàu từ người dân thì kinh tế nước nhà mới không bị suy thoái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
12


2. />3. />4. />5. Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006);
6. Từ điển Tiếng Việt – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.;
7. CLB Công tác xã hội chuyên nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

13



×