Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Rèn kỹ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thống kê nhăm nâng cao chất lượng học môn địa lý cho học sinh lớp 9 ở trường THCS đông tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.72 KB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông cơ sở, Địa lí là môn học
không thể thiếu được. Nhiệm vụ của môn Địa lí là cung cấp những kiến thức, kỹ
năng phổ thông cơ bản thuộc khoa học Địa lý và hình thành năng lực, phẩm chất
cần thiết cho học sinh. Nội dung trong sách giáo khoa Địa lý, các kiến thức được
trình bày thông qua hệ thống các kênh chữ và các kênh hình. Muốn học tốt môn
Địa lí, thì ngoài việc nắm chắc các kiến thức thông qua hệ thống kênh chữ, học sinh
còn phải biết khai thác kiến thức thông qua hệ thống kênh hình trong sách giáo
khoa Địa lí như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu… Như vậy, cùng
với các loại bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, …thì bảng số liệu cũng đã trở thành một
kênh thông tin quan trọng, không thể thiếu được trong nghiên cứu và học tập môn
Địa lí. Bảng số liệu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo
một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng
ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh
mối quan hệ tương giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện. Bảng số
liệu là những con số cụ thể, con số “ biết nói” dẫn chứng, chứng minh về vấn đề tự
nhiên, dân số đặc biệt là kinh tế- xã hội của một khu vực hay một quốc gia, một
vùng nào đó…. phát triển hay không phát triển, làm phong phú nội dung môn học.
Những số liệu dùng để đánh giá tình hình phát triển hay chưa phát triển của một
địa phương mà trong xã hội nào cũng cần đến nó, đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Vì vậy rèn kĩ năng nhận xét phân tích bảng số liệu thống kê là
một yêu cầu rất cần thiết trong việc dạy – học môn Địa lí.
Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận xét là một dạng bài tương đối khó,
khiến cho nhiều học sinh phải lúng túng trong quá trình làm bài, không biết phải
bắt đầu từ đâu, xử lý số liệu ra sao, phân tích số liệu nào trước, số liệu nào
sau,....Chính vì vậy mà trong quá trình dạy học giáo viên phải hướng dẫn cho học
sinh nắm vững về kĩ năng này.
Qua thực tế giảng dạy và chấm bài học kì theo phân phối chương trình, cũng như
các bài thi học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh ở trường THCS
Đông Tiến còn yếu về kĩ năng nhận xét bảng số liệu thống kê, đặc biệt là học sinh


khối 9 khi học về địa lí kinh tế - xã hội, học sinh phải làm việc nhiều với bảng số
liệu, nhưng kĩ năng chưa có nên kết quả trong học tập không cao, thường bị mất
điểm trong các bài tập nhận xét, phân tích bảng số liệu để giải thích kiến thức hoặc
vẽ biểu đồ. Nguyên nhân là do các em còn xem nhẹ bộ môn, xem đây là môn học
thuộc chỉ học lí thuyết là đủ, sẽ đạt điểm cao. Đây là quan niệm sai lầm của các em.
Trong môn học Địa lí ngoài kiến thức lí thuyết, còn có 30-35 % phần bài tập trong
đó đa số thuộc về phần xử lí số liệu, tính toán nhận xét và vẽ biểu đồ…Vì vậy các
1


em cần phải có kĩ năng để xử lí số liệu bảng thống kê. Kĩ năng phân tích số liệu
thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của người
học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức
địa lí. Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, khi dạy
giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu một cách kĩ
lưỡng và khoa học, tránh tình trạng dạy chung chung hoặc khi gặp bảng số liệu hỏi
qua lo hoặc bỏ qua, dẫn đến các em không hiểu bài, ngại học, cho là bộ môn học
thuộc không cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định đi tìm giải pháp cho các em trong việc:
“Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn Địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Đông Tiến” Để giúp các
em thành thạo về kĩ năng và tạo sự hứng thú trong môn học, ngoài ra còn giúp các
em biết vận dụng vào cuộc sống đọc và phân tích bảng số liệu trong thời kì kinh tế
thị trường hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dạy phân
tích bảng số liệu thống kê nhằm mục đích giúp giáo viên có cách hướng dẫn học
sinh sử dụng số liệu thống kê trong học tập Địa lí 9. Tìm ra các bước tiến hành
giảng dạy số liệu thống kê, để học sinh học xử lí sử dụng các số liệu thống kê một
cách thành thạo trong học tập Địa lí, gây hứng thú cho học sinh. Qua đó, giúp các

em mở rộng vốn sống rèn luyện tư duy, có cái nhìn đúng đắn về bộ môn, từ đó hình
thành và phát triển nhân cách cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê cho học sinh lớp 9 ở
trường THCS Đông Tiến nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tham khảo các tài liệu chuyên ngành, qua các
đợt tập huấn để hướng dẫn cho các em trong quá trình khai thác xử lí bảng số liệu.
- Phương pháp quan sát thực tiễn: Dự giờ để tìm hiểu kinh nghiệm khai thác xử lí
số liệu trong bảng thống kê của giáo viên và kết quả của giờ học.
- Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu khả năng tiếp cận của học sinh sau quá
trình học tập, nghiên cứu giáo án của giáo viên.
2


- Phương pháp so sánh: So sánh các phương pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ
bảng số liệu mới với các phương pháp giảng cũ để thấy được hiệu quả của phương
pháp mới.
- Phương pháp chứng minh: Chứng minh bằng số liệu đối chứng cụ thể.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm:
Bảng số liệu thống kê [1]: là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau
theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và
hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so
sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện.
2.1.2 Kết cấu của bảng thống kê:
+ Về hình thức
- Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu

con số.
- Hàng ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh
số thứ tự.
- Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê.
- Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.
Có 2 loại tiêu đề:
Tiêu đề chung: Tên bảng.
Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột.
- Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về
mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
* Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích.
- Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được
phân thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị
nào, loại hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói
cách khác, phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ.
Vị trí của phần này thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của các hàngtiêu đề hàng).
- Phần giải thích: Nội dung phần này gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu (giải thích phần chủ đề của bảng). Vị trí của phần
này thường để ở bên trái phía trên của bảng (tên của các cột- tiêu đề cột).
2.1.3 Vai trò của bảng số liệu thống kê:

3


Trong môn học Địa lý, bảng số liệu thống kê trở thành một phần quan trọng không
thể thiếu. Có thể nói, bảng số liệu thống kê là một trong những ngôn ngữ đặc thù
của khoa học địa lý. Chính vì vậy mà kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu
thống kê đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý.
- Là phương tiện của học sinh trong quá trình nhận thức.
- Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõ các

kiến thức địa lí.
- Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lí cần
thiết.
Như vậy, số liệu thống kê [2] là một phương tiện dạy học, góp phần giúp học sinh
minh họa, làm rõ kiến thức. Mặt khác, số liệu thống kê cũng góp phần giúp học
sinh tìm ra tri thức mới nhờ phân tích số liệu. Số liệu thống kê là phương tiện dạy
học không thể thiếu trong dạy học Địa lí.
Rèn kĩ năng sử dụng và phân tích các số liệu là một trong những biện pháp làm
tăng vốn hiểu biết về thực tiễn của các em. Vì các số liệu không chỉ có trong tài liệu
địa lí mà nó còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo, tạp chí, các thông tin đại
chúng....mà qua đó các em sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung
bài học. Mặt khác nó còn giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ
môn có hiệu quả. Để làm được điều này không phải là một điều đơn giản, đòi hỏi
người giáo viên phải thực sự yêu bộ môn, tâm huyết với nghề, đầu tư thời gian, tìm
cho mình một giải pháp hiệu quả để giúp học sinh nắm vững kĩ năng nhận xét và
phân tích bảng số liệu thống kê.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Năm 2017-2018 được BGH nhà trường phân công dạy Địa lí khối 9, trước
khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tiến hành khảo sát việc qua bài kiểm tra
chất lượng học kì I. Tôi đã thu được kết quả như sau:
Giỏi
Lớp/ss
97

Khá

Trung bình

Kém


Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

3

3.2

20

20,6


60

61,8

7

7,2

7

7,2

Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng số liệu trên tôi không khỏi không trăn
trở về khả năng nhận xét, phân tích bảng số liệu thống kê của học sinh còn hạn chế,
các em mới chỉ biết nhận xét chung chung mà chưa biết bám vào câu chữ của đề
bài để nhận xét, dẫn đến kết quả chất lượng về môn Địa lí còn yếu là do những
nguyên nhân sau:
4


+ Về giáo viên: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, cũng như đi dự giờ rút kinh
nghiệm một số tiết dạy tôi nhận thấy có những tiết giáo viên gặp những phần dạy
có số liệu thống kê rất lúng túng trong truyền đạt cho học sinh hoặc là bỏ qua. Từ
đó học sinh sau khi học xong bài không hiểu bài, tiếp thu kiến thức một cách thụ
động, không phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, không đáp ứng được mục
tiêu của bài học đề ra. Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ điển hình mà qua dự giờ
cũng như thực dạy không thành công
Ví dụ: Bảng số liệu 9.1. Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha) SGK Địa lí 9
trang 34.
Ví dụ 1: Bảng số liệu 9:1

Diện tích rừng nước ta năm 2000(nghìn ha)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442,5
11573,0
Làm việc với bảng số liệu này, giáo viên hỏi: Dựa vào bảng 9.1 SGK hãy cho biết
cơ cấu các loại rừng ở nước ta?
Học sinh: Nhìn vào bảng số liệu 9.1 đọc ngay số liệu thô: Rừng sản xuất : 4733
nghìn ha; Rừng phòng hộ: 5397 nghìn ha; Rừng đặc dụng: 1442,5 nghìn ha.
Với đề bài này thì học sinh trả lời như vậy là chưa đúng với yêu cầu của đề. Mà ở
đây câu hỏi yêu cầu là cho biêt cơ cấu các loại rừng ở nước ta, thì bắt buộc giáo
viên phải hướng dẫn học sinh cách xử lí số liệu tính ra phần trăm (%). Từ đó học
sinh mới nhận xét được cơ cấu các loại rừng của nước ta hiện nay một cách dễ ràng
Ví dụ 2:
Bảng số liệu 27.1 ( Trang 100)
Sản lượng thuỷ sản ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm
2002 (nghìn tấn)
Vùng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
38,8
27,6
Khai thác
153,7
493,5

? So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Nam Trung Bộ?
Học sinh nhìn vào bảng số liệu sẽ nhận xét theo số liệu thô khi chưa tính ra %. Như
vậy là chưa đúng với câu hỏi mà cần phải tính ra % (phần trăm) để so sánh sự phát
triển của hai vùng .
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xử lí số liệu ra % (phần trăm) trước tiên là
cần tìm tổng số nuôi trồng và khai thác của toàn miền Trung, do trong bảng số liệu
5


chưa có tổng, sau đó mới tính % (phần trăm).
Như vậy khi đưa ra số liệu giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác thông tin,
số liệu và xử lí số liệu để biết được các kiến thưc cần tìm trong bảng số liệu là
những gì?
Trên đây tôi mới đưa ra một vài ví dụ điển hình của một dạng bài nhận xét bảng
số liệu, trong kĩ năng phân tích, nhận xét bảng số liệu còn có rất nhiều dạng như
nhận xét về cơ cấu, về tính tốc độ, về so sánh…. Mỗi dạng có một cách tính toán
xử lí khác nhau. Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức các dạng thì mới làm
được.
Như vậy qua thực trạng trên tôi thấy rằng dù bất kì dạy môn học nào yêu cầu giáo
viên phải nắm vững kiến thức, làm chủ kiến thức, từ đó tìm cho mình một phương
pháp phù hợp nhất để truyền đạt cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, và phát huy được sự
yêu thích bộ môn.
+ Về học sinh: Do học sinh và một số phụ huynh quan niệm môn Địa lí là môn phụ,
không liên quan đến thi vào 10 hoặc môn học thuộc lòng nên không chịu tư duy.
Trên thực tế bộ môn Địa lí là môn kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, nên đòi hỏi nhiều kĩ năng suy luận, tính toán.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp về kĩ năng
nhận xét và phân tích bảng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9 như sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1. Các giải pháp chung.
- Trước hết trong từng bài giảng giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, giáo viên
phải biết xác định các kĩ năng cần cung cấp cho học sinh, các kiến thức trọng tâm,
trọng điểm, và phân biệt đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm, đâu là kiến thức thứ
yếu, cần những kĩ năng nào để rèn luyện … Từ đó giáo viên lập tiến trình cho bài
giảng thật logic, giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
- Tổ chức cho học sinh khai thác tốt kênh hình, kết hợp kênh chữ, giúp các em chủ
động tiếp nhận kiến thức một cách trọn vẹn, gây hứng thú học tập trong bộ môn
- Quá trình giảng dạy: Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp với cả ba
đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình và yếu kém nhằm phát huy trí lực của ba
đối tượng này. Qua hệ thống câu hỏi phát hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi có tính chất
giúp các em tư duy tổng hợp. Từ đó các em có thể nắm kiến thức một cách chủ
động, phát triển tư duy logic.
- Rèn kĩ năng tư duy địa lí, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát xác định các mối
liên hệ địa lí
6


- Sử dụng linh hoạt khéo léo các phương pháp phù hợp với nội dung từng phần,
từng bài dạy.
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của học sinh như: hoạt động nhóm, cá nhân,
hoạt động theo cặp, cả lớp… tạo sự hứng thú, chủ động của học sinh trong học tập.
2.3.2. Các giải pháp cụ thể:
* Giải pháp 1:
Các bước tổ chức cho học sinh phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo
khoa Địa lí 9
Bước 1: Tổ chức cho học sinh xác định nội dung bảng số liệu thống kê
- Cần nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. Chú ý các tiêu chí cần nhận xét.
- Đọc kĩ các cột dọc, ngang của bảng số liệu theo trình tự hợp lí (nếu có)

- Xác định đơn vị tính, thời gian đi kèm số liệu
Bước 2: Tổ chức tiến hành phân tích bảng số liệu thống kê
- Xác định mục đích của việc phân tích bảng số liệu
- Hướng dẫn học sinh tìm ra mối quan hệ của các số liệu.
- Tính toán, xử lí, quy đổi từ số liệu thô sang số liệu tinh (%, số lần…) nếu cần
- Phân tích nội dung từng vấn đề, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột và theo
hàng.
Bước 3: Tổ chức học sinh tiến hành nhận xét bảng số liệu thống kê
- Từ kết quả phân tích, đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết
- Kết hợp với kênh chữ và kiến thức đã học để lí giải nhận xét
-Vận dụng kiến thức đã học có liên quan tới vấn đề của bài để giải thích, chứng
minh
* Giải pháp 2: Tổ chức giảng dạy về phân tích bảng số liệu thống kê Địa lí
lớp 9
Để giảng dạy thành công về phân tích bảng số liệu thống kê sách giáo khoa Địa
lí lớp 9 phải thực hiện theo yêu cầu sau:
7


- Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ bảng phụ, lược đồ, tranh ảnh và nghiên cứu kỹ nội
dung sách giáo khoa chuẩn bị giáo án.
- Học sinh chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên.
Tổ chức cho học sinh học về bảng số liệu thống kê sách giáo khoa Địa lý 9 có thể
áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung bài học và trình độ của
học sinh.
- Sử dụng bảng phụ trong đó chứa đựng được những yêu cầu chủ yếu của câu hỏi,
bài toán...
- Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Giáo viên có thể chia từ 2 đến 5 học
sinh thành cặp hoặc nhóm thảo luận cử ra đại diện nhóm trưởng (tổ chức cho học

sinh thảo luận), thư kí (ghi nội dung thảo luận). Khi sử dụng phương pháp này giáo
viên là người tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi, phân tích bảng số liệu thống
kê theo các bước.
* Giải pháp 3: Những điểm cần lưu ý khi rèn kĩ năng sử dụng bảng số liệu
thống kê địa lí cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh không được bỏ qua số liệu nào. Trong quá trình
phân tích các số liệu trong bảng, cần phải sử dụng tất cả các dữ liệu của đề ra, tránh
bỏ sót các số liệu dẫn tới cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.
- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích: Bảng số
liệu có thể là đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m 3, tỉ kwh, tỉ đồng...) hoặc
tương đối ( %). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng
tương đối thì quá trình phân tích phải đưa ra được hai đại lượng này để minh họa.
- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo cột ngang
+ Hầu hết là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của
đối tượng
+ Sự tăng trưởng của đối tượng là tăng hoặc giảm
+ Sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong
+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian
- Thực hiện nguyên tắc từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Các nhận
xét cần tập trung: các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính
8


chất đột biến, các giá trị này thường so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần
trăm so với tổng số )
- Khái quát mối liên hệ giữa các đối tượng: Cần khai thác mối liên hệ giữa các cột,
các hàng.
- Cần chú ý phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh họa số liệu và giải thích:
Mỗi nhận xét trong bài điều phải có số liệu minh họa và giải thích
Nhìn chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán

hợp lí tìm ra 2 hoặc 3,4 ý phù hợp với yêu cầu đề ra. Điều đó cho thấy không nắm
được kiến thức cơ bản, không nắm vững lí thuyết sẽ không thể phân tích được bảng
số liệu
Sau khi xây dựng được các giải pháp trên tôi áp dụng vào việc giảng dạy bộ
môn ở khối 9 năm học 2018-2019. Do điều kiện, thời gian và quy mô có hạn, nên
trong sáng kiến này tôi chỉ đưa ra bốn ví dụ cụ thể về rèn kĩ năng phân tích bảng số
liệu thống kê địa lí như sau:
2.3.3 Một số ví dụ cụ thể về : Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê
trong môn học địa lí lớp 9
Ví dụ 1: BẢNG 2.2 TRANG 9 SGK ĐỊA LÍ 9. BÀI 2 DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN
SỐ

Bảng 2.2 Cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi ở Việt Nam ( đơn vị % )
Nhóm tuổi

Năm 1979

Năm 1989

Năm 1989

0-14

Nam
21,8

Nữ
20,7

Nam

20,1

Nữ
18,9

Nam
17,4

Nữ
16,1

15-59

23,8

26,6

25,6

28,2

28,4

30,0

60 trở lên

2,9

4,2


3,0

4,2

3,4

4,7

Tổng số

48,5

51,5

48,7

51,3

49,2

50,8

Dựa vào bảng số liệu nhận xét:
- Tính tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979- 1999 ?
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 -1999 ?
* Mục tiêu:
9



- Qua bảng số liệu học sinh thấy được cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang
có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong và trên tuổi lao động tăng
lên, tỉ số giới tính đang dần tiến tới cân bằng.
- Học sinh biết cách khai thác bảng số liệu về dân số.
* Các bước tiến hành phân tích bảng số liệu:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, cho biết bảng số liệu cho ta
biết những gì?
- HS: Bảng số liệu cho ta biết cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi ở Việt
Nam
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài?
- HS: Tính tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của
nước ta thời kì 1979 -1999 ?
? Các đối tượng thể hiện trong bảng ? Đơn vị tính của bảng?
- HS: Thể hiện 3 nhóm tuổi, thời gian 3 năm ( 1979,1989,1999). Đơn vị tính của
bảng là ( % )
Bước 2: Tổ chức học sinh tiến hành phân tích bảng số liệu
Phần này, giáo viên tập trung vào việc giúp học sinh so sánh, nhận xét về cơ cấu
dân số theo độ tuổi và rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi,
sau đó mới phân tích về tỉ lệ dân số theo giới tính
Phương pháp: Tổ chức học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp đôi với nội dung:
- So sánh tỉ lệ của 3 nhóm tuổi?
HS: Nhóm tuổi 15- 59 chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó đến nhóm 0- 14, thấp nhất là
nhóm tuổi trên 60
- Sự thay đổi tỉ lệ của từng nhóm tuổi qua các năm?
HS: 0- 14 tuổi giảm: Nam từ 21,8 % giảm xuống còn 20,1% -> 17,4 %
Nữ từ 20,7 % giảm xuống 18,9 % -> 16,1%
15 – 59 tuổi tăng: Nam từ 23,8 % tăng lên 25,6 % -> 28,4%
Nữ từ 26,6% tăng lên 28,2% -> 30,0 %
Trên 60 tuổi tăng: Nam từ 2,9 % tăng lên 3,0 % -> 3,4 %
10



Nữ từ 4,2 % -> 4,2 % tăng lên 4,7 %
- Giữa 2 nhóm dân số nam và nữ nhóm nào có tỉ lệ lớn hơn?
HS: Tỉ lệ nhóm nữ lớn hơn nam, thay đổi theo thời gian
Sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% -> 2,6% -> 1,4 %
Bước 3: Tổ chức cho học sinh tiến hành nhận xét
? Qua quá trình phân tích trên em rút ra kết luận về cơ cấu dân số theo giới tính và
theo nhóm tuổi thời kì 1979 -1999
HS: Nước ta là nước có dân số trẻ , cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự thay đổi,
tỉ lệ dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và trên tuổi lao động tăng lên.Tỉ lệ
giới tính nữ cao hơn nam, đang có xu hướng giảm và tiến tới sự cân bằng.
Mặc dù học sinh đã được làm quen với bảng số liệu thống kê ở các lớp dưới,
nhưng bảng số liệu 2.2 là một trong những bảng số liệu đầu tiên của chương trình
Địa lí lớp 9 nên cần hướng dẫn các em một cách chi tiết như trên, để khi gặp các
bảng số liệu sau các em sẽ hình dung ra các bước khai thác để tìm ra kiến thức,
đồng thời làm cơ sở rèn luyện các kĩ năng cao hơn.
Ví dụ 2. BẢNG 9.1 TRANG 34 SGK ĐỊA LÍ 9. BÀI 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN.

Bảng 9.1. Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha)
Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

Tổng cộng

4733,0


5397,5

1442,5

11573,0

? Qua bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu của các loại rừng nước ta.
*Mục tiêu:
- Qua bảng số liệu học sinh thấy được tài nguyên rừng nước ta gồm 3 loại: rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Biết tỉ lệ của từng loại rừng và độ che phủ của rừng năm 2000
- Học sinh có kĩ năng xử lí và khai thác số liệu về diện tích rừng
* Các bước tiến hành phân tích bảng số liệu
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu 9.1 theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu và xác định yêu cầu đề ra về
phân tích bảng số liệu 9.1.
? Đề bài yêu cầu vấn đề gì?
HS: Đề bài yêu cầu nhận xét cơ cấu của các loại rừng.
11


GV: Để biết được cơ cấu các loại rừng nước ta, trước hết ta phải biết được nước ta
có mấy loại rừng, sau đó mới phân tích cơ cấu rừng ( xử lí số liệu)
Bước 2: Tổ chức hướng dẫn phân tích bảng số liệu
? Quan sát bảng 9.1 cho biết năm 2000 nước ta có diện tích rừng là bao nhiêu, có
những loại rừng nào?
- HS: Nước ta có diện tích rừng là: 11.573 nghìn ha với 3 loại rừng: Rừng sản xuất,
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
? Xử lí số liệu ra phần trăm ( %)

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xử lý số liệu thống kê từ bảng 9.1 sách
giáo khoa trang 34. Đối với xử lý số liệu ra phần trăm (%) thì lấy từng thành phần
trong bảng số liệu 9.1 chia cho tổng số trong bảng 9.1 sau đó nhân với 100. Ví dụ
cụ thể:
Rừng sản xuất:

4733
x 100 = 40,8%
11573

Tính % của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng làm tương tự như trên.
Phương pháp: HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh xử lý số liệu và báo cáo kết quả.
- Giáo viên phân lớp thành 2 nhóm để tính %.
- Giáo viên treo bảng phụ, học sinh lên điền sau khi đã tính xong phần trăm % các
loại rừng.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ như sau:
Bảng 9.1: Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (đơn vị : %)
Tổng diện tích rừng
Việt Nam (%)

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

100

40,8


46,6

12,4

- Tương tự khi đã biết diện tích rừng và diện tích lãnh thổ nước ta, yêu cầu học
sinh tính độ che phủ của rừng năm 2000 ( GV gọi một HS khá báo cáo kết quả )
11573,0
Độ che phủ rừng
x 100 = 35,1%
32924,7
12


Bước 3: Hướng dẫn học sinh tiến hành nhận xét về cơ cấu của các loại rừng nước
ta từ bảng số liệu đã xử lý.
Giáo viên: Qua bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu của các loại rừng nước
ta ?
HS : Cơ cấu rừng nước ta gồm 3 loại rừng. Trong đó rừng sản xuất và rừng phòng
hộ chiếm tỉ lệ lớn ( dẫn chứng) rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ (12.4%)
Độ che phủ rừng nước ta 35,1%, độ che phủ thấp.
Đến đây ngoài biết đọc bảng số liệu thông thường học sinh còn có thêm kĩ năng
xử lí bảng số liệu % và biết kết hợp với nội dung sách giáo khoa để nêu lên đặc
điểm đối tượng địa lí.
Ví dụ 3: BẢNG 9.2 SÁCH GIÁO KHOA TRANG 37.
Bảng 9.2. Sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn)
Năm

Tổng số


1990

Chia ra
Khai thác

Nuôi trồng

890,6

728,5

162,1

1994

1465,0

1120,9

344,1

1998

1782,0

1357,0

425,0

2002


2602,6

1802,6

844,8

Em hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy
sản ?
*Mục tiêu: Qua bảng số liệu học sinh thấy được sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng
lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh.
Học sinh có kĩ năng so sánh, nhận xét về sản lượng ngành thủy sản của nước ta,
cũng như biết cách xử lí bảng số liệu về “tốc độ phát triển”
*Các bước tiến hành phân tích bảng số liệu
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng 9.2 theo các bước.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề ra bảng 9.2.
? Đề bài yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
- Học sinh: Qua quan sát bảng 9.2, hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét
về sự phát triển của ngành thủy sản từ 1990 - 2002?
13


Bước 2: Tiến hành phân tích bảng số liệu:
Giáo viên gợi ý để học sinh làm việc:
Từ năm 1990 - 2002:
- Sản lượng thuỷ sản tăng bao nhiêu? (dẫn chứng bằng số liệu thô)
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng bao nhiêu? (dẫn chứng bằng số liệu thô)
- Tính tốc độ phát triển của khai thác và nuôi trồng? ( phải xử lí số liệu)
Phương pháp: Thảo luận nhóm, chia lớp 4 nhóm
Nhóm 1: - Sản lượng thuỷ sản tăng bao nhiêu ?

Nhóm 2: - Sản lượng khai thác tăng bao nhiêu ?
Nhóm 3: - Sản lượng nuôi trồng tăng bao nhiêu ?
Nhóm 4: - Tính tốc độ phát triển của khai thác và nuôi trồng. ( phải xử lí số liệu)
Cần chú ý hướng dẫn học sinh xử lí số liệu về “ tốc độ tăng trưởng”
Cách xử lí số liệu “tính tốc độ” khác so với cách xử lí số liệu về “phần cơ cấu” nên
giáo viên giúp học sinh một cách cặn kẽ hơn:
Đối với tính tốc độ tăng trưởng thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tính tốc độ
tăng trưởng của hai ngành khai thác và nuôi trồng.
Thông thường đối với học sinh lớp 9 thì hướng dẫn học sinh cách tính đơn giản đó là
lấy giá trị năm sau chia cho năm đầu trong bảng số liệu nhân với 100.
Ví dụ: Lấy năm 1990 làm gốc = 100% sau đó lấy giá trị của các năm sau chia cho
giá trị của năm 1990 nhân với 100.
Tính từ 1990 - 1994:
Khai thác:

1120,9
100 153,9%
728,5

Nuôi trồng:

334,1
100 212,2%
162,1

Tương tự như vậy, tính các năm khác.
Học sinh xử lý số liệu và báo cáo kết quả.
14



- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh: Báo cáo kết quả. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả điền vào bảng phụ,
các nhóm có thể nhận xét và bổ sung cho nhau.
Giáo viên: Chuẩn xác kiến thức.
- Từ năm 1990 - 2002:
+ Sản lượng thuỷ sản tăng: 1756,8 nghìn tấn
+ Sản lượng khai thác tăng: 1074,1 nghìn tấn
+ Sản lượng nuôi trồng tăng: 682,7 nghìn tấn
+ Tốc độ phát triển của nuôi trồng và khai thác được xử lý như sau
Tốc độ phát triển của khai thác và nuôi trồng
(Năm 1990 - 2002; đơn vị : %)
Năm

Khai thác

Nuôi trồng

1990

100

100

1994

153,9

212,2

1998


186,3

262,2

2002

247,4

521,2

Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét từ số liệu đã được xử lý.
Hỏi: Qua bảng số liệu em hãy rút ra nhận xét sự phát triển của ngành thuỷ sản
nước ta.
Học sinh: Trả lời.
Giáo viên chuẩn xác kiến thức: Từ năm 1990 - 2002
- Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục. Ví dụ: tăng 1756,8 nghìn tấn.
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng cũng tăng liên tục nhưng sản lượng khai thác
tăng nhiều hơn: 391,4 nghìn tấn so với nuôi trồng.
- Nuôi trồng có tốc độ phát triển nhanh hơn khai thác.
Kết luận: Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. Khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản
lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh.
Ví dụ 4: BẢNG 29.1 TRANG 108 SGK ĐỊA LÍ 9 ( MỤC IV – 1. NÔNG NGHIỆP. BÀI 29)
15


Bảng 29.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên (Giá so sánh 1994 nghìn
tỉ đồng )
Năm


Kon
tum

Gia Lai

Đăk Lăk

1995
2000
2002

0,3
0,5
0,6

0,8
2,1
2,5

2,5
5,9
7,0

Lâm

Đồng

Cả vùng Tây
Nguyên


1,1
3,0
3,0

4,7
11,5
13,1

( Đắc Lăk đã được tách ra thành 2 tỉnh Đắc Lăk và Đắc Nông )
? Dựa vào bảng số liệu nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên
? Tại sao hai tỉnh Đắc Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông
nghiệp.
*Mục tiêu: Qua bảng số liệu học sinh thấy được nông nghiệp giữ vai trò quan
trọng hàng đầu ở Tây Nguyên, giá trị sản xuất nông nghiệp đang tăng lên nhanh
chóng. Trong các tỉnh ở đây, Đắc Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu về giá trị sản xuất
nông nghiệp.
Học sinh có kĩ năng đọc, xử lí và khai thác bảng số liệu về giá trị sản xuất nông
nghiệp ở Tây Nguyên.
*Tiến trình các bước phân tích bảng số liệu:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của đề qua quan sát bảng
29.1 cho biết ?
? Bảng số liệu có nội dung gì ? Có đặc điểm gì ?
HS: Trả lời ,giáo viên chốt lại kiến thức
- Đơn vị tính là nghìn tỉ đồng nhưng giá trị so sánh với năm 1994
- Có chú thích : Đắc Lăk tách thành 2 tỉnh: Đắc Lăk và Đắc Nông
Bước 2: Phân tích bảng số liệu:
Giáo viên: Qua bảng 19.1 xác định tốc độ phát triển nông nghiệp và cơ cấu giá trị
nông nghiệp giữa các tỉnh ở Tây Nghuyên.
? Qua bảng 29.1, tính tốc độ phát triển nông nghiệp ?
GV: Cho học sinh nhắc lại “cách tính tốc độ”

16


HS: Lấy năm đầu trong bảng làm mốc, tính xem năm sau tăng bao nhiêu % so với
năm đầu năm sau tăng gấp mấy lần năm trước
GV: Treo bảng phụ với các tiêu chí cho sẵn, học sinh làm việc cá nhân, tính toán
thành bảng sau:
Bảng tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên
( Lấy năm 1995 là 100% )
Năm

Kon tum

Gia Lai

Đăk Lăk

1995
2000
2002

100
167
200

100
263
280

100

236
280

Lâm

Đồng

Cả vùng Tây
Nguyên

100
272
272

100
245
297

( Đắc Lăk đã được tách ra thành 2 tỉnh Đắc Lăk và Đắc Nông )
? Vậy làm thế nào để tính được cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ?
HS: Tiếp tục xử lí số liệu để có bảng số liệu sau trên bảng phụ:
Bảng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên.
( Đơn vị % )
Năm

Kon tum

Gia Lai

Đăk Lăk


1995
2000
2002

6,4
4,3
4,6

17,2
18,2
19

53
51,3
53,4

Lâm

Đồng

Tây Nguyên

23,4
26,2
23

100
100
100


( Đắc Lăk đã được tách ra thành 2 tỉnh Đắc Lăk và Đắc Nông )
Bước 3: Nhận xét và giải thích bảng số liệu:
? Qua bảng số liệu 1 em có nhận xét gì về tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông
nghiệp ở Tây Nguyên giai đoạn 1995- 2002 ?
HS: Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, năm 2002 gấp 3 lần năm
1995. Những tỉnh có tốc độ tăng nhanh và Gia Lai và Đắc Lăk. (Lưu ý khi nhận xét
cần đưa số liệu dẫn chứng)
? Qua bảng 2, em hãy cho biết các tỉnh dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông
nghiệp ?
17


Lúc này học sinh nhìn vào bảng số liệu 2 dễ dàng trả lời được Đắc Lăk và Lâm
Đồng.
GV: Tổ chức lớp theo cặp ( 2em/ cặp) thảo luận và giải thích vì sao 2 tỉnh này lại
dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp ?
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại kiến thức.
Vì : +Đắc Lăk có diện tích đất badan rộng sản xuất cà phê có quy mô lớn, xuất
khẩu nhiều
+ Lâm Đồng có địa hình cao, khí hậu vùng núi, thế mạnh sản xuất chè, rau
quả hoa ông đới theo quy mô lớn.
+ Hai tỉnh đều phát triển du lịch
Như vậy với dạng bài tập này học sinh cần phải xử lí 2 bảng số liệu mới nhận
xét được, nên giáo viên cần khắc sâu cho học sinh khi nhận xét cần chú ý từng câu,
chữ của câu lệnh đề bài yêu cầu như bài này yêu cầu “ tính tốc độ” phát triển nông
nghiệp và “cơ cấu giá trị”.... ở Tây Nguyên, để sau này các em gặp dạng bài này sẽ
biết cách làm môt cách dễ dàng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
Qua áp dụng phương pháp dạy học nêu trên. Học sinh nắm chắc kiến thức

hiểu bài ngay tại lớp. Từ đó trong các tiết học các em có hứng thú học tập, phát huy
được tính tư duy sáng tạo chủ động tiếp thu kiến thức bài học, cũng qua các tiết học
rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích từ bảng số liệu thống kê.
Vì vậy chất lượng được nâng cao rõ rệt, cụ thể được khảo sát như sau:
Hình thức kiểm tra: kiểm tra một tiết.
Đối tượng được kiểm tra : học sinh lớp 9A Trường THCS Đông Tiến.
Kết quả cụ thể như sau:
SS
khối
9
97

Giỏi

Khá

Trung bình

Kém

Yếu

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

10

10.3

35

36

48

49.5

3

3.5

1


1

Từ bảng thống kê trên cho thấy việc tiến hành đổi mới các phương pháp
trong rèn kĩ năng nhận xét phân tích bảng số liệu thống kê mang lại hiệu quả rõ rệt.
18


Chất lượng giáo dục được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
môn Địa lí, số lượng học sinh tự tin khi làm bài tập nhận xét bảng số liệu thống kê
đã tăng lên so với trước rất nhiều (qua bảng khảo sát).
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm bản thân đã không phải vướng mắc
gì khi rèn kĩ năng nhận xét bảng số liệu thống kê nữa. Đặc biệt tôi đã sử dụng
những biện pháp này để nâng cao chất lượng dạy ở trường tôi, các em tiếp thu
nhanh làm bài tốt. Trong quá trình soạn bài bản thân không phải băn khoăn tìm ra
cách thức, phương pháp dạy.
Bên cạnh đó do biện pháp dễ áp dụng, phù hợp với đặc trưng bộ môn nên
đồng nghiệp có thể dễ dàng áp dụng có hiệu quả. Từ đó nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
Đặc biệt việc áp dụng đề tài đã mạng lại những thay đổi rõ rệt, học sinh từ
chỗ không có khả năng làm bài tập nhận xét và phân tích bản số liệu thống kê đến
chỗ các em đã hoàn toàn tốt yêu cầu chủ động, tự tin khi làm bài, cũng như trong
thi cử. Học sinh chủ động quan sát quan sát bảng số liệu, phân tích yêu cầu đề bài
xử lí số liệu đúng theo yêu cầu đề bài đưa ra, biết vận dụng kiến thức địa lí đã học
để giải thích, chứng minh dẫn chứng số liệu cụ thể. Nhìn kết quả bài làm, nhìn ánh
mắt rạng người sự hứng thú khi bước vào tiết học, thấy được sự hứng khởi, tự tin
khi làm bài. Tôi thiết nghĩ rằng biện pháp của mình thực sự đã có hiệu quả. Với kết
quả thực nghiệm này thì tôi thấy rõ ràng sẽ đạt được mục tiêu của giáo dục đề ra.
3. KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy rằng, thực chất khi nhận xét bảng số liệu là
phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần

thiết.
Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng
dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu. Trong quá trình tìm hiểu thực hiện sáng
kiến tôi rút ra được những kinh nghiệm về luyện kĩ năng nhận xét và phân tích
bảng số liệu thống kê sau đây:
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài,
không bỏ sót dữ liệu nào
Đọc tên bảng số liệu, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần
nhận xét.
So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí, cụ thể:

19


Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của các
mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các
mốc có tính đột biến.
Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớn với
nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.
Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ:
triệu tấn, tỉ kw/h, triệu người, …) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính cơ
cấu (tính tỉ lệ %).
Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến
riêng, từ cao xuống thấp, …bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu.
Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.
Để giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí có trong bảng số liệu
phải dựa vào kiến thức đã học. Vì vậy học sinh cần nắm được các mối quan hệ
nhân quả giữa các sự vật hiện tượng địa lí; mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên
với dân số, giữa tự nhiên với dân cư và kinh tế xã hội… Để làm tốt được điều này,
đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững vàng, chịu khó, kiên trì trong công

việc rèn kĩ năng cho học sinh ( vì đây cũng là dạng bài tập tương đối khó, không có
tiết dạy cụ thể, mà nó chỉ lồng ghép trong các tiết dạy lí thuyết hoặc thực hành).
Chính vì vậy để học sinh có kĩ năng thành thạo thì học sinh phải hay được làm bài ,
vì thế giáo viên phải thường xuyên giao bài tập cho các em, đặc biệt đối với những
em học đội tuyển, giáo viên thường xuyên chấm chữa bài cho các em, làm như vậy
học sinh mới có kĩ năng thành thạo từ đó giúp các em yêu thích bộ môn, mỗi tiết
dạy trên lớp trở nên sôi nổi, học sinh không xem đây là môn phụ nữa.
Từ khi áp dụng đề tài, tôi đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội dung
theo đề tài đã chọn, để giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS Đông Tiến. Mặc dù
vậy đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân, nếu còn thiếu sót gì mong các đồng
nghiệp góp ý để đề tài được áp dụng rộng rãi hơn.
Kiến nghị:

Không

20


XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

LÊ THỊ HÀ

21



MỤC LỤC
PHẦN

Mở đầu

NỘI DUNG

TRANG

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3


2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3
Nội dung kinh nghiệm
của sáng
kiến
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
16
hoạt động giáo dục
Kết luận,

3. Kết luận

18

Kiến nghị

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Phúc - Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa
lí kinh tế - xã hội – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[2] Đặng Văn Đức - Lí luận dạy học địa lí – NXB ĐHQG Hà Nội – 2007
3. Rèn kĩ năng địa lí – NXB Giáo Dục
4. Sách giáo khoa Địa lý 9.
5. Sách giáo viên Địa lý lớp 9
6. Thiết kế bài giảng Địa lý 9 tập 1, 2.
7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Địa lý, Lịch
sử, Giáo dục công dân của Bộ GD & ĐT - 2002.

.

23


5. DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Đông Tiến, Đông Sơn, Thanh Hóa

TT

Tên đề tài SKKN

Rèn luyện tính tích cực học
tập của học sinh qua phương
1
pháp dạy học giải quyết vấn
đề môn Địa lí 7

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại


Năm học
đánh giá xếp
loại

Cấp tỉnh

C

2010-2011

2

Vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng trong việc ra đề kiểm
tra, đánh giá môn Địa lí 6 ở
THCS

Cấp huyện

B

2013-2014

3

Sử dụng và khai thác kênh
hình khi dạy chương III môn
Địa lí lớp 7 nhằm phát huy
Cấp huyện
tính tích cực học tập của học
sinh trường THCS Đông

Thanh

B

2016-2017

24


MỤC LỤC

1. Mở đầu

1

1.1 Lí do chọn đề tài

1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung

3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


3

5

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 16
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

18

18
18

25


×