Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.28 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN DÂN
Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện: Đinh Thị Lợi
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hồi Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân

THANH HOÁ NĂM 2017


Mục lục
TT

Nội dung

Trang

1

1. Mở đầu

1


2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2


7

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

8

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

9

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

4

10

2.3 Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập
môn GDCD ở bậc THCS

6

11

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


14

12

3. Kết luận, kiến nghị

15

13

- Kết luận

15

14

- Kiến nghị

16



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:" Người có tài mà không có đức là người vô
dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhân dân ta có
câu: " Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ quan
trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại
và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện, "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là

giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...". [1]
Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường
đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Giáo dục công dân(GDCD) có vai
trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người
công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Đặc biệt, chương
trình Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở(THCS) đã đề cập đến một nội dung
lớn: "Các giá trị đạo đức". Mặt khác, qua môn Giáo dục công dân bậc THCS học
sinh hiểu được các quy tắc chẩn mực đạo đức, có niềm tin vào tính đúng đắn của
các chuẩn mực, có ý thức và có khả năng thực hiện đúng những quy tắc chuẩn mực
của xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước
tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Ở năm học đầu
cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng
nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Các em đa số
chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt
nghiệp và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học đối
phó để lấy điểm mà thôi".
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ
môn, tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các câu chuyện đạo đức vào
từng bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân ở cấp THCS. Đó
cũng là lí do để tôi thực hiện đề tài “sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng
cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân của học sinh ở
trường THCS. Thông qua đó, nâng cao ý thức và sự thích thú học môn Giáo dục
công dân bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện đạo đức phù hợp với nội
dung từng bài.

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng
cao hứng thú học môn Giáo dục công dân ở bậc THCS. Sưu tầm, chọn lọc những
câu chuyện đạo đức, đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công
dân lớp 6,7,8,9 phần Đạo đức và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó,
1


sử dụng câu chuyện đạo đức phù hợp trong từng tiết học để nâng cao hứng thú cho
học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 6, 7, 8, 9 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học
2016-2017: Lớp 6C, 7C, 8A, 8B, 9A, 9B - Trường THCS Hồi Xuân.
Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6,7,8,9 (phần các giá trị đạo
đức) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic,
phân tích, sưu tầm, tổng hợp... để giải quyết nội dung đề tài.
Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp,
giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm
tra, đánh giá).
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghệm
Giáo viên có thể dễ dàng sử dụng các câu chuyện đạo đức có trong các cuốn
sách quà tăng cuộc sống hay có trong đời sống hàng ngày từ nguồn tài liệu vô cùng
phong phú: trên trang kiếm google, Báo Tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt Nam...
Việc sử dụng câu chuyện đạo đức giúp giáo viên giảm bớt được thuyết trình,
giảng giải; đồng thời trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm... Khi sử
dụng câu chuyện đạo đức vào bài giảng GDCD sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn
học. Việc sử dụng câu chuyện đạo đức sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp
niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em
củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng

cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông.
Những câu chuyện đạo đức phản ánh những sự việc diễn ra trong cuộc sống,những
câu chuyện rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào
các chuẩn mực đạo đức. Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng thích ứng được với
cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, có cách ứng xử hay với những trường
hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trước hết, ta nên bàn về một số khái niệm về đạo đức. Đạo đức là tập hợp
những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người
nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.
Đạo đức được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó
thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong ba
phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc
còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân
văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội là tập hợp những nguyên tắc,quy tắc
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau,
2


với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức bao gồm các phẩm chất: Lịch sự, lòng biết ơn, lòng tự trọng, tính thật
thà, tính giản dị, tính tiết kiệm, tính trung thực, lòng tôn sư trọng đạo, lòng tự tin, tinh
thần đoàn kết, lòng dũng cảm, lòng khoan dung, tính siêng năng, lòng tương trợ, tính
liêm khiết, chí công vô tư, ý chí tự lập, biết giữ chữ tín, tính tự chủ, lý tưởng, tinh thần
năng động sáng tạo, tôn trọng danh dự, về lương tâm con người.
Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:

Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan
hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với
cả bản thân mình.
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia
đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi,
quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên
tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội,
phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không
tuân theo những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức.
Câu chuyện đạo đức là những câu chuyện phản ánh những sự việc, những
hành động, việc làm diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hàng ngày của con
người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, đài
truyền hình, hoặc ở các tạp chí, sách báo, trên mạng internet...
Câu chuyện đạo đức góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp
học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến
thức đạo đức. Bằng những câu chuyện đạo đức học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các
tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đoán phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực tiễn
của câu chuyện đạo đức rất cao, nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng
xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất.
Sử dụng những câu chuyện đạo đức ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp
hiệu quả để tạo được ở các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc
sâu sắc và sự hứng thú trong học tập.
Nguyên tắc sưu tầm câu chuyện đạo đức nhằm phục vụ cho giảng dạy.
Nội dung chương trình Đạo đức ở môn Giáo dục công dân cấp THCS rộng
nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc câu chuyện đạo đức
cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải đầu tư thời
gian để cập nhật các câu chuyện đạo đức có tính thời sự và liên quan đến nội dung
bài học.

Khi giảng dạy bằng câu chuyện đạo đức, nếu giáo viên không có năng lực
quản lý lớp, không định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề trọng
tâm thì sẽ bị cuốn theo những cuộc tranh luận của học sinh.
3


Đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc
lập, sáng tạo, năng động... Nếu học sinh học thụ động, không hợp tác thì sẽ làm
giảm hiệu quả bài giảng.
Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng câu chuyện đạo đức vào giảng
dạy Giáo dục công dân ở bậc THCS thì giáo viên cần chú ý các nguyên tắc:
Các câu chuyện đạo đức phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với
thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh. Các
câu chuyện đạo đức phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là
nguồn chính thống để cung cấp cho học sinh. Các câu chuyện đạo đức phải ngắn
gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ,
sáo rỗng. Các câu chuyện đạo đức được khai thác theo các hướng khác nhau, thể
hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.
Trong quá trình sưu tầm các câu chuyện đạo đức để giảng dạy Giáo dục công
dân, giáo viên phải vận dụng một cách đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên, nếu bỏ
qua một nguyên tắc nào đó thì khi đưa câu chuyện vào giảng dạy sẽ không hoàn
thành mục tiêu bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều thầy cô giáo, một số nhà quản lý giáo dục có
cái nhìn bi quan về thực trạng đạo đức của học sinh. Một số người tỏ ra bất lực
trước các đối tượng học sinh nhất là những học sinh cá biệt. Tình trạng gia tăng số
học sinh hư, học sinh cá biệt không có gì đáng ngạc nhiên.. Có thể dẫn ra đây một
số nguyên nhân chủ yếu:
Sự thiếu quan tâm chăm sóc của bố mẹ, gia đình và người thân. Một số bậc
phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên bẵng đi việc giáo dục con

cái, do đời sống gia đình khó khăn, quanh năm làm ăn lam lũ hoặc phải đi làm ăn
xa, hoặc các em thuộc gia đình có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ,
đôi khi thiếu cả hai, phải sống với ông bà cho nên không đủ điều kiện chăm sóc,
quản lý con cái, việc giáo dục con cái phó mặc cho Nhà trường. Nhiều em bị ảnh
hưởng nặng nề từ bạo lực gia đình, sinh ra tính cục cằn, cáu bẩn, bạo lực còn bị
ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình không êm ấm.
Sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang
đặt ra một thực tế là: Nhiều học sinh, do gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, được
nuông chiều thái quá. Họ chỉ biết dùng tiền để chăm sóc con cái mà thiếu sự quản
lý con mình, có tiền, nhiều em bị lôi kéo, sa vào các trò chơi độc hại, sa vào tệ nạn
xã hội.
Sự bùng nổ của thông tin: Ngày nay, dưới sự bùng nổ của thông tin, của Điện
thoại di động, của Internet, của phim ảnh, của các Website đen đã tác động không
nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh. Việc sử dụng Điện thoại
di động, mạng internet của học sinh dẫn đến một thực tế là lợi bất cập hại, vì mục
tiêu học tập thì ít mà cho chát chít, yêu đương thì nhiều. Mạng Internet, phim ảnh,
hệ thống chức năng thẻ nhớ trên điện thoại di động cũng là những phương tiện gián
tiếp tác động làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới
lớn…và nhiều kênh thông tin khác cũng khiến cho nhiều học sinh lao vào như con
4


thiêu thân. Việc học sinh mê game, chát ảnh hưởng từ phim: thích quen "hoàng tử"
trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đồ vật kiểu Mỹ… thường
xuyên vô lễ với thầy cô. Nhiều học sinh chỉ chào thầy cô trong trường, còn ra
đường thì xem như chưa hề quen biết.
Nhiều học sinh do học yếu, ngồi nhầm lớp nhiều năm dẫn đến tình trạng ngồi
trong lớp nghe thầy cô giảng bài nhưng chẳng hiểu gì, chẳng học được gì sinh ra
quậy phá dần dần thành thói quen. Ngồi trong lớp là cực hình, nên dẫn đến tình
trạng bỏ giờ, bỏ lớp phổ biến.

Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc
mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn
giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những
hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh.
Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền
với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách
học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương
trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc THCS chưa có những thay đổi quyết
liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô
cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu
ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.
Hiện nay, ở trường Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân do tính đặc thù
của môn thuộc khoa học xã hội; bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quan đến các
quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho nên rất "gần gũi", tuy nhiên, học sinh không hứng
thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài
cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh
ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn
cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn
Giáo dục công dân cho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức,
nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc
sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, như: Đa số giáo viên chưa đầu tư xứng
đáng cho môn học, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình
xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy;
chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo
khoa, chưa tự tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù
hợp, sinh động. Ngoài ra, trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy học
còn thiếu thốn. Tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào
cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt, do tâm lý chung của mọi
người, trong đó cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập thế

nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động
viên con em tích cực học tập.
Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân chưa gây hứng thú
cho học sinh. Vì vậy, trong giảng dạy Giáo dục công dân, tôi đã sử dụng các câu
chuyện đạo đức để gây hứng thú cho học sinh.
5


2.3. Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn
GDCD ở bậc THCS
2.3.1 Quy trình sử dụng câu chuyện đạo đức để giảng dạy môn GDCD ở bậc
THCS
Sử dụng câu chuyện đạo đức để dạy học Giáo dục công dân lớp 6,7,8,9, giáo
viên phải thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp với
bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu,
dễ đưa vào bài học.
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân
tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện.
Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của
học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
Để làm rõ quy trình sử dụng câu chuyện đạo đức trong dạy học môn Giáo
dục công dân bậc THCS, tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1a: " Thế nào là Biết ơn" (khái
niệm) - Bài 6: "Biết ơn" sách giáo khoa giáo dục công dân 6. Giáo viên kể cho học
sinh nghe câu chuyện đạo đức: Câu chuyện của Hoàng
Hồi ấy tôi mới 13 tuổi và thường cứ mỗi thứ bảy là tôi lại được bố dẫn đi
chơi. Có lúc bố dẫn tôi ra công viên, có lúc lại đưa tôi ra bến cảng ngắm nhìn
những con tàu. Thế nhưng tôi thích nhất là được bố dẫn đến các cửa hàng bán đồ
cũ. Ở đấy tôi tha hồ ngắm nghía và trầm trồ thưởng lãm các món đồ điện tử cũ kỹ.

Thỉnh thoảng bố cũng mua cho tôi một món gì đó giá 50 xu chỉ để về nhà tháo
tung nó ra. Trên đường về nhà sau những chuyến đi chơi ngắn ngủi ấy, bố thường
dừng lại ở tiệm kem có tên Nữ Hoàng để mua cho tôi một cây kem hình nón giá 10
xu. Không phải lần nào cũng thế nhưng gần như thường xuyên tôi được bố mua
kem cho. Dẫu không cố nghĩ đến nhưng lòng tôi cứ khấp khởi hy vọng mỗi khi hai
bố con về đến ngã rẽ “quyết định”, nơi mà bố sẽ đưa tôi thẳng đến tiệm kem hoặc
quẹo về nhà mà chẳng mua gì. Với tôi, đó là góc đường chứa đựng cả niềm thích
thú lẫn nỗi thất vọng. Có vài lần, bố trêu tôi bằng cách đi thẳng. – Bữa nay bố về
đường này chỉ là để đổi không khí thôi đó nha.
Bố nói như thế khi lái xe ngang qua tiệm Nữ Hoàng mà không dừng lại. Dĩ
nhiên bố chỉ đùa thôi, và tôi cũng đã no bụng rồi, chứ không phải bố muốn trêu
tức gì tôi. Tuyệt nhất là những ngày bố hỏi tôi bằng một giọng “lịch sự” ra vẻ
chẳng “tính toán” gì trước cả.
– Con có thích ăn kem nón không?
Lúc ấy tôi sẽ trả lời:
– Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa.
Tôi luôn chọn kem sô-cô-la còn bố thì kem va-ni. Bố dừng xe lại và đưa tôi 20
xu để tôi chạy vào mua những loại kem mà chúng tôi thường ăn. Sau đó cả hai bố
con sẽ cùng ngồi ăn trên xe. Tôi yêu bố tôi và yêu cả những cây kem – với tôi, đó
là thiên đường! Cho đến một ngày, cũng như những ngày khác, hai bố con đang
6


trên đường về nhà và tôi thì đang cầu mong lại được nghe những âm thanh du
dương từ miệng bố cất lên rủ tôi ăn kem như mọi khi. Và bố hỏi thật:
– Hôm nay con có thích ăn kem nón không?
– Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa.
Nhưng lần này bố lại nói thêm:
– Bố cũng thấy tuyệt đó, con trai. Hôm nay con có muốn đãi bố không? Hai
mươi xu! Những hai mươi xu! Đầu óc tôi quay cuồng tính toán. Mình dư sức đãi

bố ăn! Mỗi tuần tôi được cho 25 xu để tiêu vặt và cộng thêm một ít cho những
công việc linh tinh. Nhưng tôi biết tiết kiệm tiền là rất quan trọng. Bố đã bảo vậy
mà. Cho nên khi phải bỏ tiền ra để mua thì kem đối với tôi dường như là một thứ
xa xỉ, không cần thiết. Tại sao lúc đó tôi không coi đây là cơ hội ngàn vàng để
tặng một điều gì đó cho người bố rộng lượng của mình? Tại sao tôi lại không nghĩ
rằng bố mình đã mua cho mình cả mấy chục cây kem rồi còn mình thì chưa mua
cho bố một cây nào hết? Nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến chỉ là “20 xu”.
Trong một thoáng vô ơn, ích kỷ và keo kiệt, tôi đã nói ra những lời kinh khủng mà
đến giờ còn vang mãi bên tai tôi.
– Thôi, nếu vậy thì con nghĩ con sẽ không ăn nữa.
Bố lặng lẽ nói:
– Được thôi, con trai. Đến khi chúng tôi quẹo qua khúc quanh để về nhà, tôi
nhận thấy mình đã sai và năn nỉ bố quay lại.
– Con sẽ đãi bố mà, quay xe lại đi bố.
Nhưng bố tôi chỉ nói:
– Không sao đâu con, thực ra chúng ta đâu cần ăn kem đâu, – và không để ý
đến lời năn nỉ của tôi nữa, bố tiếp tục lái xe về nhà. Tôi cảm thấy xấu hổ cho tính
ích kỷ và thái độ bạc bẽo của mình. Bố không một lần nhắc lại chuyện đó và cũng
không hề tỏ ra thất vọng. Tôi nghĩ là bố không cần phải làm gì cả để khắc sâu hơn
lỗi lầm này trong tôi. Tôi đã biết rằng có hai cách thể hiện sự rộng lượng và, để tỏ
lòng biết ơn đôi khi hai chữ “Cám ơn” không thôi vẫn chưa đủ. Ngày hôm đó, để
thể hiện lòng biết ơn, tôi chỉ cần có 20 xu, và đó hẳn đã là cây kem ngon nhất tôi
từng được ăn nếu tôi dám bỏ ra 20 xu lúc ấy để đãi bố.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm một chuyện này nữa. Trong chuyến đi chơi kế
tiếp của chúng tôi vào tuần sau đó, lúc gần đến ngã rẽ, tôi đã hỏi bố: Bố ơi, hôm
nay bố có thích ăn kem nón không? Con mời [2]
Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để
củng cố phần 1b trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
Em có nhận xét gì thái độ và việc làm của Hoàng trong câu chuyện trên?
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu

chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng
thời bổ sung, kết luận

7


Ví dụ 2: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 2: "Ý nghĩa của Siêng năng kiên
trì" - Bài 2: " Siêng năng kiên trì " sách giáo khoa giáo dục công dân 6, Giáo viên
kể cho học sinh nghe câu chuyện đạo đức: Hạt giống
Ngày xưa có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. "Làm sao có thể thực
hiện được ước vọng". Tranh luận hoài 2 đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong
tìm những lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo: Đấy chỉ là hạt
giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó có thể tìm ra con
đường thực hiện ước vọng! Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy
năm , cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang
ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói: Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp ,
suốt ngày giữ nó. Nói rổi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống
nguyên vẹn như trước. Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó
chỉ ra cánh đồng menh mông lúa vàng phấn khởi nói
- Cháu đem hạt giống xuống đất mỗi ngày lo tưới nước chăm sóc bón phân
diệt cỏ ...tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng. Cụ già nghe xong mừng rỡ nói: Các
cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có
thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới
có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi! [2]
Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để
củng cố phần 2 trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
Em có suy nghĩ gì về câu nói của cụ già ở cuối câu chuyện?
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu
chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.

Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng
thời bổ sung, kết luận
2.3.2 Các cách sử dụng câu chuyện đạo đức để giảng dạy môn GDCD bậc THCS
a. Sử dụng câu chuyện đạo đức để giới thiệu bài
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết
trình, giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện đạo đức để gây hứng thú cho học
sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ: Để dẫn học sinh vào bài 8: "Khoan dung" sách giáo khoa giáo dục
công dân 7, Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi
thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình
nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người
và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền
sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành
lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh.
Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi
chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần
8


trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “ rất đáng thương, tôi muốn
tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi.
Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện,
thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được
xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói : “ Cuối cùng thì ta cũng đã
tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”. [2]
Em có cảm xúc gì khi đọc xong câu chuyện? Em hiểu thế nào là lòng khoan
dung? Lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội? đó cũng
chính là nội dung của bài học hôm nay, bài 8: "Khoan dung"

Ví dụ: Để dẫn học sinh vào bài 6: "Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh".
sách giáo khoa giáo dục công dân 8. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Hãy học cách viết trên cát và trên đá
Xưa có một đoàn thương buôn vận chuyển hàng hóa bằng lạc đà qua sa mạc.
Họ rất dễ bị lạc đường vì chỉ cần một cơn bão cát thoảng qua là có thể xóa hết
mọi dấu vết. Chẳng may, trong đoàn ấy có một người bị sốt cao nên không thể tiếp
tục cuộc hành trình. Vì phải đi cho kịp thời gian nên đoàn đành để lại thêm một
người nữa chăm sóc người bị ốm. Hai ngày sau, người bệnh đã bình phục, đôi bạn
lại tiếp tục lên đường. Cả hai cùng bị lạc hướng, họ cứ đi, đi mãi nhưng vẫn không
tìm thấy lối ra. Họ bắt đầu tranh cãi nhau về việc đi hướng nào là đúng. Không
kiềm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia.
Người bị đánh rất đau không nói gì, chỉ viết một dòng lên trên cát: Hôm nay người
bạn rất thân đã tát tôi. Họ tiếp tục đi,đến một con sông họ dừng lại và tắm ở
đây,anh bạn kia chẳng may bị trượt chân và sắp chết đuối, may mà được người
bạn cứu, khi hết hoảng sợ,anh viết lên đá:"Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu
sống tôi". Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi:"Tại sao khi tôi đánh anh, anh viêt lên cát,
còn bây giờ anh lại viết lên đá? "Mỉm cười,anh đáp lại: "Khi một người bạn làm
chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều đó lên cát, gió sẽ thổi chúng đi cùng sự tha
thứ...Và khi có điều gì to lớn xảy ra,chúng ta nên khắc sâu nó lên đá như khắc sâu
vào ký ức của trái tim, nơi không có ngọn gió nào có thể xóa nhòa được...." [2]
Hỏi: Em rút ra được điều gì khi nghe xong câu chuyện trên?
Giáo viên: Các em thấy không chân lí thật sâu sắc "Khi một người bạn làm
chúng ta đau,chúng ta hãy viết điều đó lên cát, gió sẽ thổi chúng đi cùng sự tha
thứ...Và khi có điều gì to lớn xảy ra,chúng ta nên khắc sâu nó lên đá như khắc sâu
vào ký ức của trái tim,nơi không có ngọn gió nào có thể xóa nhòa được...". Cuộc
sống là muôn vàn những khó khăn trắc trở, không ai có thể biết điều gì đang chờ
đợi ta trước mắt. Có muôn vàn những nẻo đường trong thế giới này. Có những nẻo
đường trải đầy hoa hồng nhung lụa và phía cuối con đường là ánh hào quang rực
rỡ. Nhưng có những con đường gập ghềnh đầy chông gai không bằng phẳng như
chúng ta từng mong đợi và ai biết cái gì sẽ đợi ta cuối con đường đầy sỏi đá đó.

Cuộc sống là vậy giống như thiên nhiên có mùa ấm áp có mùa nắng nôi có mùa
bão giông chớp nổi. Nắng đấy trời xanh cao và đẹp đấy nhưng bỗng chuyển mây
giông xám xịt được ngay. Cuộc đời con người cũng vậy giống như một con đường
dài hun hút mà không biết cái gì sẽ đợi ta trước mắt, vì vậy trong mọi hành trình
9


cuộc sống ta luôn cần có một người bạn thân bên mình luôn quan tâm và chia sẻ.
Vậy bạn là gì và tình bạn là gì? Tình bạn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
b. Sử dụng câu chuyện đạo đức để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức
Nội dung câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài
mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt
theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được
sự chú ý của các em.
Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào phần 2: "Ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo" bài
8: " Năng động, sáng tạo " sách giáo khoa giáo dục công dân 9. Giáo viên kể cho
học sinh nghe câu chuyện về Đoàn viên Nguyễn Văn Bách - Yên Phú, Hàm Yên,
Tuyên Quang trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013.
Nguyễn Văn Bách (SN 1981, Yên Phú, Hàm Yên, Tuyên Quang): Từ năm
2010, Nguyễn Văn Bách nghiên cứu và đưa giống chanh tứ mùa từ Đà Lạt về
trồng tại địa phương. Từ 100 cây ban đầu, thấy phát triển tốt, cho năng suất cao,
anh đã mở rộng mô hình lên 1000 mét vuông. Đến nay, mỗi năm, vườn chanh tứ
mùa cho sản lượng 20 tấn quả, trị giá 400 triệu đồng. Ngoài ra, thu nhập từ việc
bán cây giống mang lại 750 triệu đồng. Tổng doanh thu một năm đạt 1,1 tỷ
đồng. Vườn chanh của Bách cũng giải quyết công việc cho 5 lao động địa phương
với thu nhập trung bình 3 triệu đồng/tháng/người. Nguyễn Văn Bách được nhận
giải thưởng Lương Định Của 2013; được UBND tỉnh tặng bằng khen thanh niên
phát triển kinh tế giỏi 2013. [3]
Hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?

Giáo viên: Thanh niên Nguyễn Văn Bách một người dân nông thôn lập
nghiệp thành công đã lan tỏa về những hoài bão, lí tưởng sống của giới trẻ lập
thân, lập nghiệp trong cuộc sống hiện nay. Đó cũng là những minh chứng đầy đủ
nhất về ý nghĩa của việc sống năng động, sáng tạo. Vậy sống năng động, sáng tạo
có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục 2
Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào phần 1: "Tự Lập là gì", bài 11: "Tự Lập" sách
giáo khoa giáo dục công dân 8. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: “Hai bàn tay”
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng
đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có
Anh Ba nói tiếp:
10


- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem
xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình,
thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?
Anh Lê đáp:
- Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
- Đây, tiền đây. Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .
Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh
cùng đi với tôi chứ ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy
nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã
làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu,
bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong
kiến, giải phóng cho dân tộc. [4]
Hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Người đã ra đi với hành trang
chỉ có đôi bàn tay và một tình yêu quê hương tha thiết, yêu đất nước đang đau đớn
nỗi đau thống trị, thương đồng bào cơ cực gian nan, khi ấy người nào có biết gì là
chủ nghĩa đế quốc tư bản, người đâu biết thế nào là lý tưởng cộng sản, người chỉ
có một ước mong là sao cho dân ta được có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành, ước mơ tưởng chừng bình dị ấy đã đưa dân tộc ta vào cuộc chiến trường kỳ,
đôi tay trắng mang đầy nghị lực ấy đã gieo rắc tình thương quê hương đất nước
đến mọi nơi chuyển hóa thành sức mạnh thần kỳ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đó
chính là đôi bàn tay tự lập. Vậy Tự lập là gì? Chúng ta đi vào mục 1.
c. Sử dụng câu chuyện đạo đức để làm rõ kiến thức
Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp để làm
sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức cho
học sinh.
Ví dụ 1: Ở mục 2: "Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì" - bài 2: "Siêng năng,
kiên trì", sách giáo khoa giáo dục công dân 6, sau khi cung cấp kiến thức về các
biểu hiện của sống siêng năng, kiên trì. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:
Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca
hát rong chơi. Chú Kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ. Thấy Kiến đi qua,
Ve Sầu giễu cợt: - Này nhà chú ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng
tổ. Chú cứ vui chơi như chúng tôi đi!
Kiến vẫn tiếp tục làm việc, chú đáp lại Ve Sầu: Chị cứ vui chơi đi, nhà chúng
em sức yếu, phải tích trữ cái ăn cho mùa đông giá rét chị ạ. Mùa đông đến, Ve Sầu
không chịu làm tổ, cũng không có cái ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì
đói và rét. Kiến đã kiếm đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông nên mùa đông không phải
ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn. Lo xa quả là không thừa. [2]

Hỏi: Em rút ra bài học gì cho mình qua câu chuyện trên?
11


Giáo viên: Trên đời vốn không có ai bán loại thuốc chữa bệnh “Hối hận”.
Mặc cho những tiếng than thở, nuối tiếc của Ve thời gian vẫn không quay trở lại,
gió lạnh từng cơn vẫn nổi lên, khiến những giọt nước mắt nóng hổi của Ve như bị
đông cứng lại…đó cũng là cái giá phải trả cho những ai không siêng năng, kiên trì.
Ví dụ 2: Để làm rõ tri thức phần 1 “Thế nào là tôn sư trọng lẽ phải” sách giáo
khoa giáo dục công dân 8. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Gương mẫu tôn
trọng luật lệ
Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn,
Hoàng Hữu Kháng, Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn
trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải
triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết
thực hiện cho bằng được”.
Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày
lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác
vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép,
nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi
người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật
lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại
cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư
này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một
đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở
đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao
thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông

bật đèn xanh để xe qua. [4]
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tấm gương tôn trọng luật lệ của Bác ?
Giáo viên: Câu chuyện trên nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu
của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm
gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống
của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Trong câu chuyện này ta thấy một Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ hành xử theo lẽ phải mà còn giáo dục mọi người tôn trọng
lẽ phải.
d. Sử dụng câu chuyện đạo đức để củng cố bài học
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có
nội dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách
củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài
học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời, làm cho giờ
học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của
học sinh.
12


Ví dụ: Để củng cố kiến thức bài 6: "Xây dựng tình bạn trong sáng". sách giáo
khoa giáo dục công dân 8. Giáo viên có thể kể câu chuyện: Tình bạn Lưu Bình
Dương Lễ
Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau. Cả hai cùng đi học và chơi
chung với nhau thân thiết lắm. Lưu Bình con nhà giàu sang nhưng lại lười biếng
không chịu học hành mà chỉ thích ăn chơi. Thi kỳ nào hỏng kỳ đó. Trái lại Dương
Lễ rất nghèo nhưng biết phận nên chịu khó học hành đêm ngày. Lưu Bình lại rất tử
tế với bạn: Anh ta cho Dương Lễ tiền để mua giấy mực, áo quần, cơm gạo để ăn
học.
Đến kỳ, Dương Lễ thi đậu, được làm quan, ở trong dinh có lính hầu canh gác.
Trong khi đó Lưu Bình cờ bạc hết tiền, trở nên nghèo đói. Không tiền, không việc,

Lưu Bình tìm đến Dương Lễ. Anh nghĩ là lúc xưa đã giúp bạn tiền để ăn học nên
Dương Lễ chắc không bao giờ quên ơn đâu. Hơn nữa anh ta là một người bạn rất
tốt. Thế rồi Lưu Bình tìm đến nhà quan Dương Lễ. Anh ta không được phép vào
gặp ngay mà phải chờ đợi ở ngoài rất lâu. Sau cùng một lính hầu đưa anh ta đến
một căn phòng đặc biệt. Khi ra tiếp đón bạn, Dương Lễ trông rất thờ ơ lạnh nhạt
như người xa lạ. Dương Lễ không cho tiền bạc gì cả. Đến khi Lưu Bình than đói
bụng thì Dương Lễ mới sai lính hầu cho người bạn một bát cơm nguội đựng trong
cái bát mẻ, mấy quả cà thiu, và bắt bạn ngồi ăn dưới đất.
Lưu Bình tức giận thâm gan tím ruột. Khi trở về căn nhà nghèo nàn của anh,
anh ta buồn tủi cho số phận mình nên không sao ngủ được đêm hôm đó. Rồi anh ta
quyết chí học hành để thi đỗ làm quan cho bằng Dương Lễ. Nhưng than ôi lấy tiền
đâu mà mua giấy mực để học bây giờ. Còn áo quần và thức ăn nữa chứ. Anh ta
buồn rầu lắm vì không biết giải quyết ra sao. Một vài ngày sau có một thiếu phụ
trẻ đẹp dọn đến ở căn nhà bên cạnh. Nàng buôn bán tơ lụa. Lưu Bình làm quen với
nàng và hai người trở nên bạn thân thiết. Nàng bán lụa để giúp chàng ăn học. Lưu
Bình học hành ngày đêm. Sau cùng thi đỗ làm quan và Lưu Bình xin cưới nàng.
Khi ở trường thi về nhà thì Lưu Bình không thấy ân nhân của mình đâu cả. Anh ta
buồn lắm. Nhưng nghĩ tới Dương Lễ, anh ta muốn cho bạn mình thấy là bây giờ
anh ta không kém ai. Lần gặp gỡ này Dương Lễ lại đón tiếp bạn rất nồng hậu, mời
bạn dự yến tiệc thịnh soạn, có đàn ca múa hát để mừng bạn. Khi Lưu Bình còn
đang trở lại chuyện cũ để mỉa mai, bấy giờ Dương Lễ mới gọi vợ ra để tiếp rượu
bạn. Lưu Bình sửng sốt khi trông thấy Châu Long, người xưa nuôi mình. Thì ra
chính vợ của Dương Lễ đã giúp đỡ Lưu Bình ăn học thành tài như ngày hôm nay.
Bây giờ Lưu Bình mới hiểu hành động của Dương Lễ ngày trước khi tiếp chàng
một cách lạnh nhạt để cho Lưu Bình thấy là anh ta không thể ỷ vào tiền bạc mà
sống mãi được. Cho nên Dương Lễ đã không cho bạn một xu, nhưng lại gởi vợ
mình đến giúp bạn ăn học. Lưu Bình hiểu rằng mình có được người bạn chí thiết
nên mãn nguyện lắm. Từ đó hai gia đình lại càng thân thiết hơn [5]
Hỏi: Qua câu chuyện trên, ý nghĩa sâu xắc mà câu chuyên muốn truyền tải là gì?
Gợi ý trả lời: Chuyện Lưu Bình Dương Lễ, một câu chuyện thật cảm động về

tình bạn. Chúng ta thấy một thông điệp của câu chuyện muốn gửi tới đó là: Có một
thứ tình cảm, tuy không lãng mạn như tình yêu nhưng thiêng liêng, trong sáng và
rất đáng được trận trọng, đó là tình bạn.
13


Tóm lại, khi giảng dạy Giáo dục công dân bậc THCS, giáo viên có thể sử
dụng những câu chuyện đạo đức khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để
dạy học khác nhau. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hứng thú học tập
môn Giáo dục công dân.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
2.4.1. Khi chưa sử dụng câu chuyện đạo đức vào dạy học Giáo dục công dân
lớp 6,7,8,9
Lớp

Sĩ số

Số học sinh hứng thú Số học sinh có thái Số học sinh không
với môn học
độ bình thường với
hứng thú với
môn học
môn học

6C

22

4,4%


26,7%

68,9%

7C

20

2,4%

23,8%

73,8%

8A

45

4,5%

29,5%

66%

8B

19

5%


22,5%

72,5%

9A

13

7%

34,8%

58,2%

9B

32

4,5%

23,8%

71,7%

2.4.2. Khi sử dụng câu chuyện đạo đức vào dạy học Giáo dục công dân lớp
6,7,8,9
Lớp

Sĩ số


Số học sinh hứng Số học sinh có thái
thú với môn học độ bình thường với
môn học

Số học sinh không
hứng thú với
môn học

6C

22

37,8%

48,8%

13,4%

7C

20

42,9%

40,4%

16,7%

8A


45

43,2%

43,2%

13,6%

8B

19

45%

35%

20%

9A

13

30,2%

46,5%

23,3%

9B


32

34,2%

43,2%

22,6%

1.4.3. Những kết quả ban đầu
Câu chuyện đạo đức là một trong những phương tiện giảng dạy hiệu quả
chương trình Giáo dục công dân bậc THCS. Cụ thể là:
- Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi
kiến thức.
14


- Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến
của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học sinh
hoà đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn.
- Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó biết vận dụng
kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống và giải thích được các hiện tượng
xảy ra ở địa phương mình.
- Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc
chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
- Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
- Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động,
học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi
thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
- Là gợi ý phương pháp dạy học tích cực cho các giáo viên trong bộ môn và là

tài liệu tham khảo cho các giáo viên trong trường vì tính gần gũi và sâu sắc của các
câu chuyện đạo đức trong hoạt động giáo dục.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Để nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo
dục công dân bậc THCS nói riêng luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích
hướng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây
không phải là điều đạt được dễ dàng. Vấn đề cốt lõi của nâng cao hứng thú học
môn Giáo dục công dân là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng
tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động
của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được những cám
dỗ của xã hội. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài "Sử dụng câu chuyện đạo đức
nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân bậc THCS" đã vấp
phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì là giáo
viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều; phần vì đối tượng học
sinh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của
bản thân, qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng
dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông. Từ đó, đưa ra một số kết
luận và kiến nghị qua quá trình thực hiện, với hi vọng rằng đề tài này là một tài
liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp
trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân bậc THCS.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó không thể
tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý
báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những thông tin
phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè
đồng nghiệp và các học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng và
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
15



Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực tế
giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
1. Kiện toàn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức cho giáo viên.
2. Sử dụng các câu chuyện đạo đức phải kết hợp khéo léo với các phương
pháp dạy học khác để tạo nên sự cộng hưởng và đạt hiệu quả cao.
3. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo. Giáo viên cần có nguồn cung cấp
các câu chuyện đạo đức phong phú: sách báo, phương tiện thông tin đại chúng...
Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình thói quen đọc và nghe.
4. Học sinh rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; rèn
luyện kỹ năng diễn đạt trước lớp.
5. Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan
tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng dạy bộ
môn Giáo dục công dân lớp 6,7,8,9 ở các lớp khác trong những năm học tiếp
theo để có thể rút ra được những kết luận chính xác hơn, góp phần cùng toàn
trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Định Thị Lợi

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 23, luật giáo dục 2005
2. Trang tìm kiếm google.
3. Báo Tuyên Quang “Tuyên Quang trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu
biểu năm 2013”.
4. Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, 2015
5. Báo VietNamnet.vn.

17



×