Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc cho HS lớp 9 trường THCS đông ninh thông qua dạy học tích hợp bài bảo vệ tổ quốc trong môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG SƠN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NINH
----------  ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC
CHO HỌC SINH LỚP 9, TRƯỜNG THCS ĐÔNG NINH
THÔNG QUA DẠY TÍCH HỢP BÀI “BẢO VỆ TỔ QUỐC”
TRONG MÔN GDCD

Người thực hiện: Lê Thanh Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Ninh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
NỘI DUNG

STT

TRANG

1



I. I. MỞ ĐẦU

1

2

I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

3

I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

4

I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

5

I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

6


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

7

II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM

3

8

II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
SKKN

4

9

II.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

5

10

III.3.1. XÁC ĐỊNH NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC CẦN TRANG BỊ CHO HS
LỚP 9 THÔNG QUA DẠY BÀI BẢO VỆ TỔ QUỐC.


5

11

III.3.2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔN HỌC ĐỂ DẠY TÍCH
HỢP TRONG BÀI .

5

12

III.3.3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỌC LỒNG
GHÉP BÀI BẢO VỆ TỔ QUỐC.

6

13

III.3.4. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN, CÁC ĐIỀU KIỆN
CẦN THIẾT ĐẶC BIỆT LÀ NGUỒN TƯ LIỆU PHỤC
VỤ BÀI HỌC.

6

14

III.3.5. LỰA CHỌN THÔNG TIN, TÌNH HUỐNG.

6


15

III.3.6. THỰC HÀNH TÍCH HỢP Ở BÀI.

7

16

II.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

19

17

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

18

III.1. KẾT LUẬN

20

19

III.2. KIẾN NGHỊ
VI. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH


20

20

21

2


I. MỞ ĐẦU
I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục công dân là bộ môn thuộc khoa học xã hội đang được giảng dạy
trong trường trung học cơ sở. Môn học này trang bị cho học sinh trung học cơ sở
những kiến thức cơ bản, thiết thực về đạo đức, đường lối, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Qua đó, bước đầu hình thành và
bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản,
phương pháp tư duy biện chứng trong việc phân tích, đánh giá hiện thực khách
quan, đặc biệt góp phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, bao gồm
phẩm chất và năng lực - hai nhân tố cơ bản tạo nên nhân cách.
Chính vì vậy, để đào tạo con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ thì giáo
dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường trung học
phổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng cần đặc biệt quan tâm,
chú ý. Cũng qua môn GDCD, giáo dục cho học sinh những phẩm chất cần thiết
của người công dân cũng như lòng yêu quê hương đất nước. Và từ đó có ý thức
bảo vệ tổ quốc của mình.
Mặt khác, do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Cùng với việc đổi mới
nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để
nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm
công tác giáo dục mà con thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương

trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp
làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn SGK và lựa
chọn các phương pháp giảng dạy”. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng
dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới, đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục
Đối với môn GDCD mục tiêu giáo dục con người luôn được xác định là
quan trong nhất. Với đặc thù là một môn học mà tri thức vừa mang tính trừu
tượng, vừa gắn với thực tiễn, gắn liền với các mối quan hệ trong xã hội của con
người trong cuộc sống hiện tại. Vì vậy cũng là một môn học hình thành chủ yếu
kỹ năng sống cho hoc sinh. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức
của nhiều môn học, vì vậy một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn
hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học.
Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ
tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn
GDCD. Việc kết hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại
kết quả, các giờ GDCD trở nên sôi động hơn với những bài thơ, bài văn, những
nhân vật lịch sử, nhân vật văn học, kiến thức địa lý, mỹ thuật...những vấn đề
mang tính thời sự được đề cập đến. Vì thế, các vấn đề lý thuyết trong GDCD
được cụ thể hóa sinh động, trực quan với những bức tranh vẽ của học sinh... Qua
đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn GDCD ở nhiều khía canh,
3


nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận
thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp.
Từ xa xưa cho tới ngày nay, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc luôn là
trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân, trở thành ý thức của mỗi người Việt
Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam anh dũng, kiên
cường, bất khuất đấu tranh, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, khẳng định độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết, lựa chọn con đường

phát triển của dân tộc mình. Trong thời đại ngày nay, con đường đó là "độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH", "bảo vệ Tổ quốc gắn liền với bảo vệ chế độ
XHCN".
Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố và các thế lực phản
động quốc tế vẫn đang triển khai hàng loạt hoạt động chống lại nền hòa bình khu
vực và thế giới, chống độc lập dân tộc và CNXH. Đấu tranh giữ gìn hòa bình
của đất nước, khu vực và thế giới là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam. Vì vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới theo như
Hiến pháp quy định là đúng thực tiễn và quy luật khách quan.
Trước vấn đề này, bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ tổ
quốc cho học sinh là rất cần thiết, đặc biệt là học sinh lớp 9. Bởi lẽ, các em là
lứa tuổi lớn nhất cấp THCS, chuẩn bị lên khối cao hơn các em có thể phát huy
được ý thức đó. Mặt khác, chúng ta có thể giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc cho
học sinh thông qua nhiều môn học như: Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Sinh học,
GDCD,.... song tôi nhận thấy trong các môn ấy thì GDCD là môn học thích hợp
nhất để làm tốt điều đó. Chính vì những lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh lớp 9 Trường THCS Đông
Ninh thông qua dạy học tích hợp bài BẢO VỆ TỔ QUỐC trong môn GDCD”.
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bài “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” được giảng dạy trong chương trình
GDCD lớp 9 với mục tiêu là giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh. Theo
đó giáo dục cho các em có kỹ năng sống bảo vệ tổ quốc và thể hiện tình yêu đối
với tổ quốc mình, biết cách thể hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ và xây
dưng tổ quốc. Trong tình hình hiện nay thì việc giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc
là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên, liên tục và thực sự cần thiết hơn bao
giờ hết. Bởi giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc sẽ hình thành và phát triển kỹ năng
hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách
nhiệm với đất nước mình.
I. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng dạy học của dự án này là 71 học sinh khối 9 - Trường THCS Đông
Ninh – Đông Sơn – Thanh Hoá.
- Dự án này được thực hiện trong một tiết dạy ở tuần 30 của trương trình Giáo
dục Công dân lớp 9, bài “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”.
4


- Đối với các môn học như: Ngữ văn, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, …các
em đã hiểu kiến thức về vị trí địa lí, sự kiện lịch sử cũng như được nghe nhiều
bài hát viết về tổ quốc, vì vậy khi cần kết hợp kiến thức của các bộ môn này để
giải quyết một vấn đề trong bài học có nhiều thuận lợi.
- Công nghệ thông tin phát triển, các em biết cách tra cứu, tìm hiểu thêm kiến
thức liên quan đến bài học rất nhanh.
- Hệ thống cơ sở vật chất (Máy tính, máy chiếu hỗ trợ đắc lực cho giờ học)
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nhiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp dạy học tích hợp
- Phương pháp thống kê số liệu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tổ quốc là gì? Hai tiếng “Tổ quốc” vang lên trong tim nghe lớn lao là thế,
nhưng thực ra Tổ quốc được hiểu rất đơn giản đó là đất mẹ, mảnh đất của cha.
Tổ quốc chính là đất nước mình được gọi lên một cách trân trọng, thân thương
“Tổ quốc của tôi” cất lên đầy trừu mến như: “mẹ của tôi” hay “cha của tôi” hay
“ quê cha đất tổ”, chính là quê hương của tôi… Tổ quốc nằm trong tim mỗi
người. Và như nhà văn Ê-ren-bua đã nói: “Lòng yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng
yêu những vật tầm thường nhất. Yêu cái cây trồng ở trước nhà. Yêu cái phố nhỏ
đổ ra bờ sông...”
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí nhất của công dân

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân
sự để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất mẹ yêu thương.
Để làm tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí đó, mỗi cá nhân cần phải biết
rõ vị trí, hình dạng lãnh thổ quốc gia. Hiểu rõ được đất nước ta có được như
ngày hôm nay là do ông, cha ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ, gìn giữ. Chúng
ta là thế hệ nối tiếp, tiếp bước truyền thống cha anh giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc,
phải hiểu rõ bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà
còn là bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt những vấn đề trên thì việc tích hợp kiến thức Ngữ văn,
Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Tin học để giải quyết một vấn đề khi dạy
học bài “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” là một việc làm rất hữu ích. Nó không
những giúp giáo viên có thể trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ mà còn giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển năng lực, kiến
thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học tập trở nên ý
nghĩa hơn so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Đồng thời phát huy
được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập
mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, làm cho học sinh yêu thích môn học
5


hơn, học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được
suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập, giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về
vấn đề trong bài học.Từ đó học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Đặc
biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức.
II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu có ý
nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trịxã hội đã rất chú trọng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người
dân. Các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Công tác giáo dục trong nhà trường được

đẩy mạnh, chú trọng bồi dưỡng truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất
khuất chống ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục quốc
phòng- an ninh cho các đối tượng được các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ và đạt hiệu quả khá tích cực. Báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa,
văn nghệ,... đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục, định hướng
nhận thức cho các tầng lớp nhân dân... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao
cảnh giác cách mạng, ý thức làm chủ, thái độ tự giác của mọi cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình’’ của
các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, bên cạnh số đông đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân
kế thừa và phát huy tốt truyền thống yêu nước XHCN, tích cực đóng góp sức
lực, trí tuệ, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, vẫn còn một
bộ phận có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, niềm tin về độc lập dân tộc và CNXH,
nhận thức chưa đầy đủ về mối quan hệ khăng khít giữa hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng, nhất là về chiến lược “Diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù
địch. Đáng lo là, một bộ phận trong lớp trẻ có biểu hiện xem thường những giá
trị văn hóa truyền thống, thành quả của sự nghiệp đổi mới, tôn sùng những giá
trị của văn hóa, lối sống phương Tây, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Năm học đầu năm 2017-2018, tôi đã làm phiếu điều tra về những hiểu
biết về tổ quốc và trách nhiệm của bản thân đối với tổ quốc ở lớp 9 như sau:
Lớp

HS được kiểm
tra

HS chưa nắm
được


HS nắm tốt

HS còn lúng
túng

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

9A

35

100

10

28.6


13

37.7

12

33.7

9B

36

100

15

42.0

15

42.0

6

16.0

Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao ý thức bảo vệ
tổ quốc cho học sinh lớp 9 Trường THCS Đông Ninh thông qua dạy học tích
hợp bài BẢO VỆ TỔ QUỐC trong môn GDCD” với mục đích góp phần nhỏ bé

của mình vào công tác giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
6


II.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
III.3.1. Xác định những kiến thức cơ bản về bảo vệ tổ quốc cần trang
bị cho học sinh lớp 9 thông qua bài Bảo vệ tổ quốc.
- Tổ quốc là đất nước bao gồm lãnh thổ (đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo),
độc lập, chủ quyền, chế độ xã hội, Nhà nước.
- Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Bảo vệ tổ quốc bao gồm :
+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
III.3.2. Xác định các môn học để dạy tích hợp trong bài.
* Tích hợp với môn Tin học: Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang
Web để cập nhật thông tin, số liệu mới.
* Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn: Ngữ văn 7, tiết 17: Sông núi nước Nam
(Lí Thường Kiệt); lớp 8, tiết 97: Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi). Qua đó, HS
biết được từ xa xưa cha ông ta luôn có ý thức tự cường....
* Tích hợp kiến thức môn Lịch sử: - Lịch sử lớp 7. Bài 11: “Cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Lớp 8,9: thời kỳ kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Qua đó, học sinh biết được những tấm gương tiêu
biểu hi sinh vì tổ quốc.

* Tích hợp kiến thức môn Địa lí: - Địa lý 8. Bài 23: “Vị trí, giới hạn, hình
dạng lãnh thổ Việt Nam” Học sinh biết được vị trí, hình dạng, kích thước lãnh

thổ là những yếu tố địa lý góp phần hình thành nên những đặc điểm chung của
thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội nước ta.
* Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật: Bằng những kiến thức Mỹ thuật vẽ theo đề
tài đã học trong môn Mỹ thuật lớp 6,7,8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện
bài tập vẽ tranh về chủ đề bảo vệ tổ quốc theo sự sáng tạo và năng khiếu của bản
thân thể hiện được nội dung bài học. Tổng hợp kiến thức của bài học, đồng thời
biết vận dụng kiến thức và kỹ năng Mỹ thuật của mình để tham gia vào hoạt
động bảo vệ tổ quốc phù hợp với lứa tuổi.
* Tích hợp An ninh quốc phòng: Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong
sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
III.3.3. Phương pháp DH lồng ghép bài Bảo vệ tổ quốc.
Quá trình dạy học môn GDCD có tích hợp giáo dục bảo vệ tổ quốc rất
phong phú và đa dạng. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn
7


chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng.
Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù
hợp với nội dung, tính chất từng bài; với trình độ nhận thức của học sinh và
năng lực, sở trường của giáo viên; với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của
trường. Sau đây là một số phương pháp ta có thể sử dụng:
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
Phương pháp động não.
Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp trò chơi.
III.3.4. Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là
nguồn tư liệu phục vụ bài học.
Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công. Máy
chiếu sẽ giúp cho qua trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất

đến với học sinh. Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú qua
báo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp
trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.
Việc chuẩn bị tư liệu phải được tiến hành trong thời gian dài, được tích
lũy và sắp xếp khoa học theo từng chủ đề: hình ảnh, Video clip, câu chuyện,
gương điển hình... để khi cần có thể sử dụng ngay.
III.3.5. Lựa chọn thông tin, tình hống.
Các thông tin, tình huống, các sự kiện, các tấm gương sử dụng để giáo
dục ý thức bảo vệ tổ quốc trong tiết GDCD phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực
tế và có tính chất điển hình. Đông thời, giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên
hệ thực tế; phân tích đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh;
hướng dẫn học sinh điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá các sự kiện trong đời
sống, lớp học, nhà trường, địa phương có liên quan đến bảo vệ tổ quốc. Điều đó
sẽ giúp cho tiết học thêm phong phú, gần gũi, sống động với học sinh và có hiệu
quả hơn.
III.3.6. Thực hành tích hợp ở bài.

TIẾT 30:

Bài 17:

NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu được vì sao phải bảo vệ tổ quốc.
- Hiểu được nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.
2. Về kỹ năng.
8



- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động
bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.
- Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ
quốc.
3. Về thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc khi đến tuổi.
4. Tích hợp An ninh quốc phòng: Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh
trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh, băng hình, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp
nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu
- KT kiến thức đã học ở bài trước.
- Kích thích cho HS nhận biết được thế nào là bảo
vệ tổ quốc.
* Cách tiến hành:
GV cho HS quan sát tranh SGK, Hướng dẫn HS
trả lời -> dẫn vào bài mới.
* Giới thiệu: Tích hợp môn Lịch sử: Giáo viên

giới thiệu ảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.

? Bức ảnh này có liên quan đến sự kiện gì?
9


? Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân
tộc ta?
- GV: Vào ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba
Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, một lần
nữa khẳng định nền độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ vào
truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống
giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. Để
hiểu rõ hơn trách nhiệm của thanh niên trong sự
nghiệp bảo vệ tổ quốc giành lấy độc lập tự do,
chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bảo vệ tổ 1. Thế nào là bảo vệ tổ
quốc.
quốc?
* Mục tiêu: Giúp HS biết khái niệm bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ tổ quốc bao gồm những gì?
* Cách tiến hành
- Tích hợp môn Ngữ văn:
- GV chiếu bài thơ Sông núi nước Nam:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời


? Tác giả bài thơ trên là ai? Sáng tác trong
hoàn cảnh nào?

? Nội dung, ý nghĩa của bài thơ?

- Bài thơ thần của Lý
Thường Kiệt, được ra đời
trong cuộc kháng chiến
chống Tống trên sông Như
Nguyệt (1076-1077)
- Là lời khẳng định về độc
lập, chủ quyền của Việt
Nam–Sông núi nước Nam là
10


của người Nam ta, nếu quân
giặc xâm phạm sẽ bị đánh
tơi bời.
? Bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc
lập đầu tiên viết bằng thơ. Vậy theo tổ quốc
bao gồm những gì?

- Tích hợp môn địa lí:
- GV cho hs xem: Bản đồ hành chính Việt
Nam

? Nước Việt Nam có vị trí địa lý như thế
nảo? hình dáng ra sao? diện tích đất liền?


- Tổ quốc là đất nước bao
gồm lãnh thổ (đất liền, vùng
trời, vùng biển, hải đảo), độc
lập, chủ quyền, chế độ xã hội,
Nhà nước.

- Vị trí: phía Bắc giáp Trung
Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đông và
phía Nam giáp Biển Đông.
- Hình dáng: hình chữ S, kéo
dài theo chiều Bắc – Nam là
1650 km, nơi hẹp nhất theo
chiều Tây- Đông (thuộc
Quảng Bình) chưa đầy 50
km, có đường bờ biển uốn
cong hình chữ S dài 3260
km, hợp với 4550 km đường
biên giới trên đất liền làn
thành khung cơ bàn của lãnh
thổ Việt Nam.
11


? Vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo và - Diện tích đất liền: 329 247
quần đảo?
km2
- GV giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa


- Phần biển: có diện tích
khoảng 1 triệu km2 với hơn
3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó hai quần đảo xa
nhất đó là quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa.

- Quần đảo Hoàng Sa (có nghĩa là Cát
vàng hay bãi cát vàng) là một tập hợp trên
30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu (rạn) san hô
nói chung (trong đó có nhiều ám tiêu san
hô vòng hay còn gọi là rạn vòng) và bãi
ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một
phần ba quãng đường từ miền Trung Việt
Nam đến phía bắcPhilippines. Quần đảo
trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ
111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm
cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá
Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò
Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km.
Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí
trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m).
Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm
trong vùng "xích đạo từ".

Quần đảo Hoàng Sa
- Quần đảo Trường Sa: là một tập hợp gồm
nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá san hô nói
chung và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến

12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh
Đông, trên một diện tích gần 160.000 km²
(nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển
12


đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km
với độ dài đường bờ biển đạt 926 km. Mỗi
tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số
lượng thể địa lý của quần đảo này: hơn 100
đảo và rạn đá ngầm , 137 "đảo-đábãi", khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá
ngầm - bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt
tên .
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất
nhỏ, không quá 5 km² (nguồn khác: 11 km²)
do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là
các rạn san hô thường và rạn san hô vòng
chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên.

? Vậy thế nào là bảo vệ tổ quốc?

- Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc
lập, chủ quyền thống nhất và
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh
toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc,
phần đặt vấn đề.
bảo vệ chế độ xã hội chủ
- Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
nghĩa và Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


13


? Nội dung các bức ảnh trên là gì ?

? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh
đó?

- Người Việt Nam luôn luôn
sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
- Thế hệ trẻ thể hiện lòng biết
ơn với những gia đình có công
với nước.
- Hiểu được trách nhiệm
bảo vệ Tổ quốc của mỗi
công dân trong chiến tranh
cũng như trong thời bình

? Theo các em để bảo vệ tổ quốc bao gồm
những nội dung gì?
- Bảo vệ tổ quốc bao gồm :
+ Xây dựng lực lượng quốc
phòng toàn dân.
+Thực hiện chính sách hậu
phương quân đội.
+Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+Bảo vệ trật tự an ninh xã
hội.


Lễ giao quân của huyện Đông Sơn

Đc Đinh Tiên Phong – PBT Tỉnh Ủy- Trưởng
đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tặng hoa cho
các tân binh lên đường nhập ngũ đợt 1-2015.

14


Ngày hội tòng quân
? Vậy nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là gì?

- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là
những việc mà người công
dân phải thực hiện để góp
phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc.

Hoạt động 2: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
* Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo
vệ tổ quốc và các hình thức bảo vệ Tổ quốc.
* Cách tiến hành
Tích hợp môn lịch sử:
? Em hãy kể một số tấm gương tiêu biểu
trong lịch sử đã xả thân vì đất nước?
- HS quan sát tranh:

2. Vì sao phải bảo vệ tổ
quốc?


- Thời phong kiến: Trần
Bình Trọng: “Ta thà làm ma
nước nam còn hơn làm vương
đất Bắc”
- Thời chống Pháp:
+ Phan Đình Giót lấy thân
mình lấp lổ châu mai
+ Tô Vĩnh Diện: Lấy thân
mình chèn pháo.
- Thời chống Mĩ:
+ Nguyễn Viết Xuân “Nhằm
thẳng quân thù mà bắn”
+ Chị út Tịch: “Còn cái lai
quần cũng đánh”

15


? Đây là ai? Trình bày hiểu biết của em về
nhân vật lịch sử này?
- Là người con Quảng Nam,
trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ. Anh đã ngã xuống
trước họng súng của kẻ thù.
Trước khi chết anh vẫn kịp
hô: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả
đảo đế quốc Mỹ! Đã đảo
Nguyễn Khánh! Việt Nam
muôn năm! Hồ Chí Minh
muôn năm! Hồ Chí Minh

muôn năm! Hồ Chí Minh
muôn năm!”,
Anh là Nguyễn Văn Trỗi.
? Vậy non sông Việt Nam có được như ngày
hôm nay là do đâu?
- Non sông Việt Nam được
như ngày hôm nay là do cha
ông chúng ta hàng ngàn năm
xây đắp, giữ gìn.
- GV: Cho học sinh xem hình ảnh giàn
khoan HD 981 của Trung Quốc đặt trái
phép trên vùng biển Việt Nam.

GIÀN KHOAN HD981

- GV: Ngày 01/5/2014 Trung Quốc đưa
giàn khoan HD 981 đặt trái phép trên vùng
biển Việt Nam với ý đồ khai thác khoáng
sản trong lòng biển thuộc chủ quyền Việt
Nam nhưng thực chất chính là mưu đồ
muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam ta và chiến cả khu
16


vực biển Đông.
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc yêu
chuộng hòa bình, quyết tâm bảo vệ chủ
quyền quốc gia, chúng ta đã và đang ra sức
dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết

mâu thuẫn, tranh chấp đó.
- HS quan sát tranh:

Thế lực thù địch, phản động đàn áp người
biểu tình chống Đảng Cộng sản Trung Quốc
(Trung Cộng) xâm chiếm Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam và gây hấn tại Biển Đông
? Ngày nay, đất nước ta có được bình yên?
- Ngày nay, tổ quốc chúng ta
vẫn luôn bị các thế lực thù
? Vậy trong thời bình chúng ta có cần bảo vệ địch âm mưu xâm chiếm, phá
tổ quốc không?
hoại.
? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?
- Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, giữ vững an
ninh quốc gia là sự nghiệp
của toàn dân, là nghĩa vụ
thiêng liêng và quyền cao quý
của của công dân.
- Gv giới thiệu: Điều 64, Hiến pháp 2013:
“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
là sự nghiệp của toàn dân...”
- Tích hợp môn lịch sử:
? Nội dung bức ảnh là gì?
? Hoàn cảnh diễn ra sự việc trên?
- Bác Hồ đến thăm bộ đội ở đến Hùng trước
khi về tiếp quản thủ đô, 1954.
17



"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác

cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước",
- GV giới thiệu Luật nghĩa vụ quân sự năm
2015:
Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của
công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục
vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của
Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ
quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần
xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật
này.
Hoạt động 3: Trách nhiệm của học sinh
3. Trách nhiệm của học sinh
* Mục tiêu: Giúp HS biết tìm hiểu trách
nhiệm của công dân trong việc bảo vệ Tổ
quốc.
* Cách tiến hành
Tích hợp An ninh quốc phòng: Trách
nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong sự
nghiệp bảo vệ tổ quốc.
- GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Kể những việc làm góp phần
bảo vệ tổ quốc?

+ Nhóm 2: Kể những việc làm không góp
phần bảo vệ tổ quốc?
- Thời gian thảo luận: 3 phút
- Đại diện các nhóm trình bày
18


- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận:
? Là học sinh các em cẩn phải làm gì để
góp phần bảo vệ tổ quốc?

- Học tập tốt, tu dưỡng đạo
đức, rèn luyện sức khỏe,
luyện tập quân sự.
? Kể những việc làm của em thể hiện trách - Tích cực tham gia phong
nhiệm bảo vệ tổ quốc?
trào bảo vệ trật tự an ninh
trong trường học và nơi cư
? Em có thường xuyên tham gia các hoạt trú.
động đền ơn, đáp nghĩa? Trường em có - Tham gia nghĩa vụ quân sự
những việc làm gì?
khi đến tuổi.
- Tham gia các hoạt động
-HS quan sát ảnh:
đền ơn, đáp nghĩa...

- GV chốt lại: Để thể hiện sự biết ơn với thế
hệ cha anh đã hi sinh vì tổ quốc, chúng ta cần
làm tốt hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

- Là một công dân của một nước yêu
chuộng hòa bình coi trọng quyền được độc
lập, tự do chúng ta phải thực hiện tốt những
qui định của pháp luật và thực hiện tốt
nghĩa vụ của công dân.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài 4. Luyện tập
19


tập.
Bài tập 1
* Cách tiến hành
Đáp án đúng: a, c, d, đ, e, h, i.
- GV hướng dẫn hs làm bài tập SGK.
Bài tập 3
- HS đứng tai chỗ làm bài tập 1.
- GV: yêu cầu hs sắm vai theo tình huống ở
- Sắm vai tình huống bài tập
bài tập 3, SGK trang 65.
3.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- từng nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét -> kết luận.
Bài tập 7
Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4
- HS làm bài tập 7.
- GV cho HS liên hệ các hoạt động bảo vệ tổ
quốc, giữ gìn trật tự, an ninh địa phương.
- HS trình bày những câu chuyện mà các em

đã sưu tầm và tìm hiểu.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được vì sao phải
bảo vệ tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
của công dân.
* Cách tiến hành
- GV nêu vấn đề:
- Để bảo vệ tổ quốc em cần phải làm gì.
- Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài
học.
- GV nhận xét, bổ sung -> kết luận toàn bài.
5. Hoạt động mở rộng
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học.
- Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ tổ quốc.
- Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ tổ quốc.
- Chuẩn bị bài 18: “ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật”
II.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Qua quá trình thực hiện đề tài “Nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc cho học
sinh lớp 9 Trường THCS Đông Ninh thông qua dạy học tích hợp bài BẢO VỆ
TỔ QUỐC trong môn GDCD”, đã mang lại những hiệu quả đáng kể.
Kết quả đạt được rất khả quan và đáng khích lệ khi thấy rằng kĩ năng vận
dụng kiến thức liên môn của học sinh khi giải quyết các tình huống trong học
tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày hiệu quả hơn nhiều.
- Ngoài ra, các kĩ năng sống cũng được rèn luyện và thể hiện sinh động
thông qua các hoạt động học tập như thảo luận nhóm, kỹ năng trình bày trước
20


tập thể, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lắng nghe. Từ đó giúp các em trở nên tự tin,

mạnh mẽ, hơn trong cuộc sống.
Từ đó hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ
gìn, bảo vệ tổ quốc. Bồi dưỡng cho HS lòng yêu tổ quốc, ý thức tự cường dân
tộc và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Qua giảng dạy môn GDCD ở trường THCS bằng sự nỗ lực học hỏi, bằng
nhận thức của bản thân mình, tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
kết hợp các giờ dạy của bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi thành công trong việc
lồng ghép kiến thức các môn học vào dạy bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”.
Sau khi áp dụng đề tài này, tôi đã khảo sát tình hình của học sinh lớp 9
trường THCS Đông Ninh năm học 2017-2018. Vẫn mẫu phiếu điều tra tôi đã
tiến hành ở đầu năm học, kết quả đạt được như sau:
Lớp

HS được kiểm
tra

HS chưa nắm
được

HS còn lúng
túng

HS nắm tốt

SL

TL%

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

9A

35

100

2

5.7

7

20.0

27

74.3

9B


36

100

3

8.4

10

28.0

23

63.6

Như vậy so sánh với khảo sát khi chưa thực hiện đề tài thì chất lượng sau
khi áp dụng đề tài đã tăng đáng kể, đó là một dấu hiệu đáng mừng.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Qua quá tiến hành thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ tổ quốc tôi nhận
thấy rằng nhận thức của học sinh về tổ quốc, tôi nhận thấy các em tích cực học
tập, ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Nâng cao ý thức cảnh giác,phòng
chống tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong việc giữ gìn an toàn giao thông và
an ninh xã hội, quốc gia. ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo
luận về vấn đề bảo vệ tổ quốc, làm tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và
mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ tổ quốc.
- Nhận thức của các em về môn Giáo dục Công dân cũng có nhiều thay
đổi, không phải là môn khô khan, khó học mà còn là môn học có nhiều ý nghĩa
giúp các em có những hiểu biết nhiều hơn về xã hội, về trách nhiệm của bản

thân. Từ đó các em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp,
các em rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, làm cho các buổi học thường đạt
hiệu quả cao.
- Giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc ở nhà trường phổ thông nói chung và ở
trường THCS Đông Ninh nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về tổ quốc, kĩ năng bảo vệ tổ quốc thông qua việc tích
hợp trong từng nội dung bài giảng.
21


III.2. KIẾN NGHỊ
Để đảm bảo cho việc nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh thông
qua môn GDCD đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Nhà trường quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học
(máy tính, đèn chiếu, tranh ảnh,...), tư liệu tuyên truyền bảo vệ tổ quốc để phục
vụ cho công tác dạy học.
- Cần tăng cường tài liệu để phục vụ cho môn GDCD nói chung.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc “Nâng cao ý
thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh lớp 9 Trường THCS Đông Ninh thông qua
dạy học tích hợp bài BẢO VỆ TỔ QUỐC trong môn GDCD”, trong quá trình
thực hiện không sao tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Trân trọng cám ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2019
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.


Lê Thanh Hà

22


VI. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
1. Sơ đồ tư duy của HS:

23


2. Tranh vẽ của học sinh:

24


25


×