Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp thiết kế giáo án dạy học tích hợp môn lịch sử khối 6,7,8,9 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường THCS kiên thọ ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 23 trang )

Mục lục
1. Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trang vấn đề.
2.3. Các sáng kiến đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
3
3
3
3
4
5
18
19
19
20
21



1


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không
chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây
dựng con người phát triển hoàn thiện. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái
hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt nam thì
thông qua Lịch sử, các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất
nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp
phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan
khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế
trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch
sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp,
biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử
đúng đắn trong cuộc sống.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ,
nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình, một
phần và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem
nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác,
thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều
sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là
cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào
thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản
thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa
đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được
thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn

khoa học, cần phải só sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa thể
hiện được không khí của Lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình
trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không
khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp thiết kế giáo
án dạy học tích hợp môn Lịch sử khối 6,7,8,9 nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh trường THCS Kiên Thọ - Ngọc Lặc" phần nào sẽ giúp
học sinh có hứng thú và tích cực, sáng tạo hơn trong học tập, tiết học môn Lịch
sử trở nên sinh động và hấp dẫn đối với học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa đã có thay đổi,
nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh không hề
quan tâm đến môn Lịch sử, các em thậm chí còn không sử dụng cả sách giáo
khoa trong giờ học Lịch sử tại trường nên dẫn đến tình trạng học sinh học mà
không hiểu, không nhớ nội dung bài học là gì. Vì thế để có thể giúp học sinh
hiểu bài nhanh chóng, đồng thời trong tiết học, các em sẽ được tiếp cận với kiến
thức của các môn học khác có thể sẽ giúp kích thích, tạo hứng thú cho các em
2


trong giờ học và từng bước lĩnh hội kiến thức môn Lịch sử. thông qua sáng kiến
này, một mặt nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng một số biện pháp,
cách thức để thiết kế một giáo án tích hợp nhiều môn học khác nhau áp dung
cho một tiết dạy, mặt khác giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy ở từng
khối học một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn Lịch
sử trong chương trình lịch sử cấp THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hiện nay việc thiết kế một giáo án tích hợp, vận dụng kiến thức nhiều môn học
để dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng và đò hỏi giáo viên phải đầu tư
thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi áp dụng vào soạn bài và dạy học. việc

đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS (trong đó có cả đổi mới
phương pháp soạn giảng) đã và đang tiếp tục được thực hiện, tuy nhiên kết quả
học tập Lịch sử của học sinh trong những năm gần đây vẫn tiếp tục giảm sút,
học sinh không quan tâm nhiều đến việc học bộ môn Lịch sử, mặc dù các giáo
viên ở các trường THCS đã cố gắng tìm tòi, ứng dụng các phương pháp mới,
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. việc đưa ra một số biện pháp trong
việc thiết kế giáo án tích hợp có thể sẽ cung cấp một số biện pháp, cách thức
giúp giáo viên có thể nghiên cứu và soạn thảo cho mình một hay nhiều giáo án
tích hợp ở từng khối học, sau đó áp dụng dạy học cho học sinh với mong muốn
giúp cho các em học tốt hơn môn học Lịch sử, đồng thời thông qua môn học
này, các em có thể hiểu biết thêm kiến thức của nhiều môn học khác. tôi đã
nghiên cứu các biện pháp, cách thức thiết kế một giáo án tích hợp và áp dụng
dạy học cho học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Kiên Thọ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp sưu tầm tài liệu: Giáo viên cần nghiên cứu và tìm tòi kiến thức
của các môn học khác có liên quan đến nội dung bài mình sắp dạy học hoặc
trước khi soạn bài, đọc kĩ nội dung bài dạy từ đó định hình được nội dung cần
soạn và dạy.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thăm dò và tiến hành khảo sát học
sinh thông qua câu hỏi khảo sát nhanh về sở thích, thái độ, mong muốn của các
em đối với môn học Lịch sử từ đó có cách điều chỉnh kịp thời.
+ Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài
dạy ở từng khối để xác định số lượng bài cần phải tiến hành tích hợp.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ phần mềm: Giáo viên sử dụng nhiều phần
mềm tiện ích trên mạng Internet để vẽ các biểu đồ, sơ đồ tư duy, tranh ảnh làm
cho bài dạy thêm sinh động, cuốn hút học sinh tích cực học tập.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
+ Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học

hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục.
+ Dạy học tích hợp là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
3


học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau:“Từ
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn
thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”[1].
+ Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên
môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức
dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm trong
thiết kế giáo án và giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy các bộ môn nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng còn gặp nhiều khó
khăn lúng túng.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Môn Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết
về Lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con
người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ
thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng Lịch sử rất khô
khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về Lịch
sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học…nên chưa tạo được
sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không
nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội,
về kiến thức nhiều môn học (kiến thức liên môn). Yêu cầu hiểu biết Lịch sử, nhu
cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên Lịch sử nhiệm vụ: Làm thế
nào nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử, kích thích sự hứng thú học Lịch sử

cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có
kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững
chắc về các bộ môn Địa lí, Văn học, Nghệ thuật, Khoa học…để vận dụng vào
bài giảng Lịch sử làm phong phú và hấp dẫn.
Trước khi áp dụng đề tài: "Một số biện pháp thiết kế giáo án dạy học tích hợp
môn Lịch sử khối 6,7,8,9 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trường THCS Kiên Thọ - Ngọc Lặc". Tôi đã tiến hành tìm hiểu tâm lý của 158
học sinh ở 4 khối 6,7,8,9 trường THCS Kiên Thọ về hứng thú học tập môn Lịch
sử, thông qua phiếu khảo sát nhanh với nội dung và kết quả như sau:
Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về môn học Lịch sử
(Đánh dấu x và nêu lý do vào các ô tương ứng)
Thích học
Bình thường
Không thích học
Lý do

Lý do

Lý do

Sau khi thu phiếu, kiểm tra và cho kết quả:
- Số lượng thích: 96 em: chiếm:61%
- Số lượng bình thường: 40 em: chiếm: 25%
- Số lượng không thích: 22 em. chiếm: 14%
4


Như vậy chúng ta thấy tỉ lệ thích học môn Lịch sử hiện nay ở trường THCS
Kiên Thọ là thấp, tỉ lệ bình thường và không thích học vẫn còn cao. một thực tế
chứng minh rằng: có thể là do phương pháp truyền sử của thầy cô giáo còn chưa

phù hợp, chưa sinh động, chưa lôi cuốn được các em say mê học tập, chưa say
mê chiếm lĩnh tri thức, dẫn đến kết quả học tập cuối kì, cuối năm vẫn còn chưa
đạt yêu cầu...mặt khác có thể là do chính bản thân các em đang chưa thấy rõ
được vai trò và vị trí của môn Lịch sử trong cuộc sống, như Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.[2]
2.3. Các sáng kiến đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
- Xác định vai trò, mối quan hệ tương tác giữa Lịch sử với các môn học
khác môn để xây dựng giáo án và giảng dạy.
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong
việc làm sống lại các sự kiện Lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến
thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí Lịch sử cần thiết
để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới.
Giáo viên dạy bộ môn Lịch sử phải đầu tư thời gian để nghiên cứu kĩ nội dung
bài học, đồng thời tìm hiểu các kiến thức của các môn học khác có liên quan để
áp dụng vào bài dạy giúp làm cho bài dạy thêm sinh động, các em được biết
nhiều kiến thức của các môn học khác thông qua tiết học.
+ Mối quan hệ giữa môn Lịch sử và môn Ngữ Văn. Để tạo nên những cảm xúc
thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức Văn học vào giảng dạy
Lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và
hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Văn học và Lịch Sử có liên hệ
với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta
những tư liệu Lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, tôi
xin đưa ra một vài ví dụ:
* Ví dụ 1: Khi dạy bài 14: tiết 16: Lịch sử lớp 9: Việt Nam sau chiến tranh thế
giới thứ nhất. Giáo viên có thể liên hệ đến một số tác phẩm văn học như: Tắt
Đèn (Ngô Tất Tố), Chị Dậu (Nam Cao)...để làm nổi bật lên xã hội Việt Nam sau
chương trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp.
* Ví dụ 2: Khi dạy bài 19: Lịch sử lớp 7: Khởi Nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

giáo viên có thể trích dẫn câu thơ hết sức mạnh mẽ của Nguyễn Trãi viết về cuộc
kháng chiến chống quân Minh xâm lược:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
+ Mối quan hệ giữa môn Lịch sử và môn Địa lí. Tuy là hai phân môn riêng biệt
song Lịch sử và Địa lí có mối liên hệ mật thiết với nhau. Lịch sử là những gì đã
xảy ra, tồn tại một cách khách quan. Những điều đã xảy ra đó đều gắn với một
5


không gian và thời gian cụ thể. Vì vậy chúng có liên quan mật thiết với những
sự vật và hiện tượng Địa lí nhất định. Cho nên trong khi dạy và học Lịch sử có
nhiều cơ hội để liên hệ với các kiến thức Địa lí và ngược lại, môn Địa lí sẽ cung
cấp kiến thức để học sinh hiểu các sự kiện Lịch sử diễn ra trong quá khứ.
* Ví dụ 1: Khi dạy bài 27: tiết 35: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Giáo viên có thể vận dụng kiến thức Địa lí
để khái quát vị trí địa lí của Điện Biên Phủ, từ đó thấy được những thuận lợi về
phòng ngự và phản công của ta, đồng thời thấy được những khó khăn của thực
dân Pháp khi quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành pháo đài “Bất khả
chiến bại”.
* Ví dụ 2: Khi dạy tiết 55: Lịch sử địa phương lớp 7: Khởi Nghĩa Lam Sơn trên
đất Thanh Hóa (1418-1423). Giáo viên có thể khái quát vị trí địa lí khu căn cứ
Lam Sơn, thấy được đây là khu vực có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc phòng
thủ, địa hình núi rừng Lam Sơn là “ Tấm lá chắn thép” bảo vệ nghĩa quân.
+ Mối quan hệ giữa môn Lịch sử và môn Giáo dục công dân. Chúng ta thường
rất quen thuộc với câu Danh ngôn:“ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”[3] của
nhà chính trị Rô-Ma cổ đại Xi-xê-rông. Như vậy học Lịch sử để hiểu cội nguồi

của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên,
cha ông đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay. môn
Giáo dục công dân làm nhiệm vụ giáo dục cho các em biết quý trọng những gì
mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó cũng như biết mình phải làm gì
cho đất nước...Như vậy môn Giáo dục công dân có mối quan hệ vô cùng quan
trọng, cùng với Lịch sử, môn học này hổ trợ viêc giáo dục cho học sinh tình yêu
quê hương đất nước...thông qua bài dạy.
* Ví dụ 1: Khi dạy tiết 55: Lịch sử địa phương lớp 7: Khởi Nghĩa Lam Sơn trên
đất Thanh Hóa(1418-1423). Giáo viên lồng ghép việc giáo dục cho học sinh
lòng biết ơn đến công lao của người anh hùng dân tộc Lê Lợi đối với các thế hệ
trẻ ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, bảo vệ và giữ gìn các khu di
tích Lịch sử như: Lam Kinh, Lê Lai, Đền Ngọc Lan, giáo viên cung cấp cho học
sinh một số điều luật về bảo vệ di sản văn hóa…
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyện và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện......[4]
* Ví dụ 2 : Khi dạy bài 12 : tiết 13 : Nước Văn Lang. Giáo viên Giáo dục lòng
6


biết ơn đối với các vua Hùng đã xây dựng nên nhà nước đầu tiên của nước ta.

Nhân dân ta đã cho xây lăng mộ và lập đền thờ các Vua Hùng tại Phú Thọ.
chúng ta đã lấy ngày 10/03 âm lịch làm ngày Quốc giỗ thể hiện đạo lý Uống
nước nhớ nguồn của dân tộc. Lòng biết ơn của nhân dân còn được thể hiệ qua
các câu ca dao, tục ngữ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
+ Mối quan hệ giữa môn Lịch sử và môn Âm nhạc. Nhằm góp một phần giúp
các em học sinh yêu thích và hiểu Lịch sử .Việc sử dụng Âm nhạc sẽ tạo cho giờ
học được sự sinh động, lôi cuốn, truyền cảm cao. Học sinh hiểu sử qua Âm
nhạc, Âm nhạc góp phần tạo ra sự rung cảm cho người học. Vì thế, mục tiêu của
giờ học Lịch sử không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức Lịch sử mà
còn hướng đến sự hào hứng cho học sinh tự đi tìm kiến thức ngoài sách giáo
khoa. Trong khi đó, con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người đó là Âm
nhạc. Sử dụng Âm nhạc trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực
tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em phát huy hiệu quả môn Lịch sử
trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
* Ví dụ 1: Khi dạy bài 27: tiết 35: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát
hình 55(Sgk): Bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ, giáo viên kết hợp cho học
sinh nghe bài hát: Hò Kéo Pháo, sáng tác: Hoàng Vân. Thông qua việc nghe bài
hát này, các em thấy được không khí và sức mạnh của quân ta trong cuộc tấn
công quân Pháp tại Điện Biên Phủ.
* Ví dụ 2 : Khi dạy bài 12 : tiết 13 : Nước Văn Lang. Để cảm nhận sâu sắc hơn
lòng tự hào dân tộc và khắc sâu tình yêu đất nước, lịch sử dân tộc. Giáo viên cho
học sinh nghe ca khúc “ Dòng máu Lạc Hồng ” sáng tác: Lê Quang.
+ Mối quan hệ giữa môn Lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn
cách mạng mới hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù trong
việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận

điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, Đảng Cộng sản Việt
Nam, phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Vì
vậy, cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư
tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc
giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, vì môn Lịch sử ở nhà trường chúng
ta dạy học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đảm bảo cung cấp
những kiến thức thực sự khách quan và khoa học để tiến hành giáo dục tốt tư
tưởng, đạo đức cách mạng.
* Ví dụ 1: Khi dạy bài 27: tiết 35: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Giáo viên có thể vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để phân tích nguyên nhân thắng
7


lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Toàn dân Việt Nam chỉ có một
lòng: Quyết không làm nô lệ. Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước. Chỉ
có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ
quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc
xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm
bức tường đó, chúng cũng phải thất bại. Và Người khuyên dân ta rằng:
Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh
Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.[5]
* Ví dụ 2 : Khi dạy tiết 55: Lịch sử địa phương lớp 7: Khởi Nghĩa Lam Sơn trên
đất Thanh Hóa(1418-1423). Giáo viên có thể vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết dân tộc để khẳng định vai trò của các dân tộc anh em trên đất Thanh
Hóa như người Việt, người Mường, người Thái.. đã một lòng đoàn kết tre trở,
bảo vệ và cung cấp lương thực cho nghĩa quân.
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của

ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.[6].
- Nghiên cứu sách giáo khoa trước khi thiết kế giáo án tích hợp.
Việc thiết kế một giáo án tích hợp còn tùy thuộc vào nội dung của từng bài
trong sách giáo khoa. vì vậy có thể có bài sẽ tích hợp được hai môn, ba môn,
bốn môn hoặc nhiều hơn nữa hoặc có bài sẽ không thể tích hợp được, vì vậy khi
thiết kế giáo án cần phải nghiên cứu kĩ để có phương pháp soạn bài và giảng dạy
phù hợp. Giáo viên phải dành thời gian nhiều vào việc đọc và nghiên cứu sách
giáo khoa, từ đó có thể lập một danh mục các bài cần tích hợp kiến thức để áp
dụng cho việc soạn trong các năm học tiếp theo.
- Sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thiết kế giáo án tích hợp.
Hiện nay, giáo dục Thanh hóa nói chung và giáo dục Ngọc lặc nói riêng đang
khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT trong dạy học. Thấy được tầm quan
trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, Bộ Chính trị đã có
Chỉ thị 58-CT/TW về việc: “…đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo
dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”.[7] Bằng những nội dung
được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi
phục lại cho học sinh những kiến thức Lịch sử, bức tranh Lịch sử gần đúng như
nó đã từng tồn tại trong qúa khứ.
Với đặc trưng trên của bộ môn, việc dạy học Lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT
tỏ ra khá hiệu quả và khả thi. Nhờ sự hỗ trợ của CNTT với các công cụ và
phương tiện bao gồm văn bản, hình ảnh, phim diễn hoạt, âm thanh, người giáo
viên có thể thực hiện giáo án điện tử với đầy đủ các kênh chữ, kênh hình, âm
thanh, qua đó, học sinh không chỉ được rèn luyện các khả năng đọc, nghe, viết
nói mà còn quan sát và cảm nhận được các sự kiện. Như vậy, bài giảng điện tử
đem lại hiệu qủa đặc biệt.
Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị
8



một giáo án điện tử nhưng việc dạy học Lịch sử bằng giáo án điện tử giúp giáo
viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm
soát đối với học sinh. Giáo án đện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức
cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp
cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu Lịch sử… liên quan đến nội
dung bài học Lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi
và sinh động hơn.
Đối với học sinh, việc học tập Lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều
hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện
Lịch sử và bài học Lịch sử sống động hơn, gần với qúa khứ hơn. So với những
bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện,
nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử học sinh
đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật Lịch sử một cách cụ
thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó, nội dung kiến thức
Lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
- Thiết kế sơ đồ tư duy, bảng biểu để dạy học.
Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy
dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của
học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. trong quá trình
dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở
nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…nhưng về căn bản đã được
hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí
nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng
tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung được
xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện
đại. phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy hiện nay là một phương pháp
được thực hiện với mức độ cao và ưu điểm vượt trội nhằm phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh trong việc tìm tòi, đào sâu hay mở rộng một ý tưởng,
… bằng việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét và chữ viết với sự tư duy

tích cực. Cùng một chủ đề nhưng có thể trình bày dưới dạng bản đồ tư duy theo
một cách riêng, với cách dùng màu sắc, hình ảnh và cụm từ diễn đạt khác nhau.
Chính từ đó mà việc lập bản đồ tư duy luôn phát huy được khả năng sáng tạo
của mỗi giáo viên và học sinh. Vì vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy đang được
khuyến khích đối với các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên mạng, giáo viên có thể tải
về và cài đặt chúng là có thể thiết kế một sơ đồ tư duy cho một bài dạy, ở đây tôi
xin đưa ra một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khá phổ biến đối với giáo dục là phần
mềm: iMindMap8.
Sau đây tôi xin mô tả một tiết dạy Lịch sử mà giáo án được thiết kế theo lối tích
hợp gồm nhiều môn học khác nhau, đồng thời sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư
duy iMindMap8 cũng như ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
TIẾT 55: LSĐP LỚP 7: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
TRÊN ĐẤT THANH HÓA(1418-1423)
9


1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi (1385-1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam
Sơn (Thọ Xuân – Thanh Hóa). Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài
sản, chiêu tập nghĩa sĩ khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, các em thấu
hiểu những gian khổ mà Lê Lợi cùng nghĩa quân phải đối mặt trong cuộc kháng
chiến trên đất Thanh Hóa, đồng thời biết được những thắng lợi bước đầu tạo tiền
đề cho giai đoạn tiếp theo của cuộc khởi nghĩa. thông qua bài học, học sinh được
tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức qua một số môn học như : Văn học, Địa lí, Âm
nhạc, Giáo dục công dân và tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập niên biểu và tượng thuật diễn biến của

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ: từ lập căn cứ địa, xậy dựng lực lượng,
chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa ra các
vị trí khác. Nhớ tên một số nhân vật và địa danh Lịch sử cùng những chiến công
tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức các môn
học khác để hiểu sâu sắc nội dung bài học.
c.Thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết của nhân dân
các dân tộc ở Thanh Hóa nói riêng và của cả nước nói chung, khâm phục nghệ
thuật đánh giăc độc đáo của ban chỉ huy nghĩa quân, trân trọng và biết ơn các
tấm gương đã anh dũng hi sinh thân mình để cứu nghĩa quân như: Lê Lai…., có
ý thức bảo vệ và giữ gìn các di tích Lịch sử như di tích Lam Kinh, di tích Lê Lai,
di tích Đền Ngọc Lan, Bồi dưỡng tinh thần, quyết tâm vượt mọi khó khăn để
học tập và phấn đấu vươn lên.
* Cụ thể: Tích hợp các môn:
+ Tích hợp kiến thức Địa lý, Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc và tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc tìm hiểu kiến thức liên quan ở mỗi bộ môn:
- Địa lí: Vận dụng kiến thức về địa lí để trình bày hiểu biết Thanh Hóa và vị trí
địa lí của căn cứ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (miền Tây Thanh Hóa)
- Ngữ văn: Liên hệ những bài thơ ca ngợi những chiến thắng vẻ vang của nghĩa
quân ( Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)
- Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc về vẽ đẹp và truyền thống yêu nước của nhân dân
Thanh Hóa qua các bài hát: Hội thề Lũng Nhai, Đường về Thanh Hóa…
- Giáo dục công dân: Giáo dục lòng biết ơn đến công lao của người anh hùng
dân tộc Lê Lợi đối với các thế hệ trẻ ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói
chung, bảo vệ và giữ gìn các khu di tích Lịch sử như: Lam Kinh, Lê Lai, Đền
Ngọc Lan, biết được một số điều luật về bảo vệ di sản văn hóa…
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: khắc sâu cho học sinh quan điểm và tư tưởng của
Bác trong đoàn kết nhân dân các dân tộc anh em và nghệ thuật chiến tranh du
kích.
2. Thiết bị dạy học, học liệu:

10


- Giáo viên:
+ Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử, giấy Ao
+ Tranh ảnh, lược đồ Thanh Hóa, lược đồ K/N Lam Sơn thời kì ở miền Tây
Thanh Hóa
+ Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, Sách tham khảo,…
- Học sinh:
+ Tài liệu Lịch sử địa phương lớp 7, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, bài thơ, truyện
theo yêu cầu cuả giáo viên.
+ Chuẩn bị đồ dung học tập như: thước, giấy A4
3. Hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu tóm tắt các chính sách về kinh tế, văn hóa, quốc
phòng và ngoại giao của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước?
* Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
GV: Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trên khắp
nước ta. Chúng đã thi hành những chính sách vô cùng tàn ác trong đó có nhân
dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. người anh hùng dân tộc nào
được sinh ra ở vùng đất miền Tây Thanh Hóa? Nhân dân các dân tộc người
Việt-Mường-Thái ở miền Tây Thanh hóa cùng với Lê Lợi đã chống lại giặc
Minh đạt được kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu Tiết 55: Bài: Lịch Sử
Địa Phương - khởi nghĩa Lam Sơn trên Thanh hóa (giai đoạn: 1418-1423)
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học:
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Gv: cho học sinh quan sát chân dung minh họa Lê Lợi

11



Gv: em hãy nêu những hiểu biết của mình về người anh hùng Lê Lợi?
Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại quê
mẹ làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hoá). là một hào trưởng lớn có uy tín ở Lam Sơn. Ngay từ khi còn
trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng
người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn,
tiếng nói như chuông...
Gv: em hãy nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Giặc Minh đã thi hành chính sách cai trị vô cùng tàn độc.
Gv: tích hợp kiến thức Ngữ Văn: sự tàn độc của giặc Minh được Nguyễn Trãi
phải thốt lên:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
(Trích: Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)
Căm giận quân cướp nước, Lê Lợi đã đốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp
nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi đang dựng cờ khởi nghĩa
nhiều người yêu nước khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
Gv: cho học sinh quan sát chân dung minh họa Nguyễn Trãi

12


Gv: em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Trãi?
Nguyễn Trãi (1380 – 1442).Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi
từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược. Sau khi nước Đại Ngu rơi
vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại giặc Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa

quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại
giao với quân Minh, trong đó có bản Bình Ngô Sách ( kế sách đánh giặc)
- Đầu năm 1418 Lê lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến
hành hội thề ở Lũng Nhai (địa điểm đó là một làng ven sông Âm, ở chân núi Pù
Mé, nay là làng Lũng Mi thuộc xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa).
Gv: tích hợp Âm nhạc trong bài giảng: cho các em nghe bài hát: Khởi nghĩa
Lam Sơn - Hội thề Lũng Nhai (tác giả: Tâm Thơ, Ngô Nguyễn Trần) : “Diệt trừ
giặc Minh, Anh hùng Bắc Nam quy tụ, hội thề Lũng Nhai, nghĩa quân Lam Sơn
tung hoành tấn công”........
- Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở
Lam Sơn và tự xưng là Bịnh Định Vương, hào kiệt khắp nơi kéo về.
Gv: tích hợp kiến thức Ngữ Văn: Nguyễn Trãi viết:
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
(Trích: Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)
Gv: tại sao hào kiệt khắp nơi lại kéo về?( giáo viên giải thích cho học sinh)
Gv: cho học sinh quan sát lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn và yêu cầu học sinh xác
định vị trí khu vực miền Tây Thanh Hóa.

13


Gv sử dụng lược đồ và tích hợp kiến thức Địa Lí để giới thiệu cho học sinh vị trí
của căn cứ Lam Sơn.
Lam Sơn cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây bắc. từ thành phố

Thanh hóa đi đường bộ theo quốc lộ 47 về phía Tây bắc qua cầu Mục Sơn là tới
hoặc đi theo đường thủy ngược Sông Mã rẽ vào Sông Chu là tới nơi. Lam Sơn
có vùng núi trùng điệp, nối liền một dải với rừng núi miền Tây Thanh Hóa bao
gồm các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân thủa xưa muốn
vào được Lam Sơn phải đi theo các con đường nhỏ hẹp, xuyên rừng, xa xa có
núi Pù Rinh cao ngất với những cách rừng già bạt ngàn, dày đặc như tấm áo giáp
khổng lồ che trở cho căn cứ Lam Sơn. Đây là nơi giao tiếp của các dân tộc: Việt,
Mường, Thái
Thuận Lợi: Nếu núi rừng là tấp áo giáp che chắn cho nghĩa quân Lam Sơn thì
sông ngòi ở đây là mạch máu giao thông quan trọng của nghĩa quân, nối liền
một dải đồng bằng phì nhiêu vùng châu thổ sông Mã, sông Chu với miền núi
giàu có của Thanh Hóa. Xét trên địa bàn rộng lớn của miền núi Thanh Hóa thì
Lam Sơn giữ vị trí cửa ngõ.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân trên đất Thanh Hóa
Gv: những ngày đầu, cuộc khởi nghĩa nghĩa Lam Sơn đã gặp những khó khăn
như thế nào?
Cuộc khởi nghĩa vừa dấy lên nên lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn gặp
rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh tập trung tấn công, bao vây khiến
nghĩa quân phải rút lên Mường Một (Lang Chánh) rồi sau đó rút lên núi Chí
Linh lần 1. quân Minh huy động lực lượng lớn bao vây căn cư Chí Linh, trước
tình hình đó, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi, chỉ huy một đạo quân phá vòng
vây quân giặc, Lê Lai cùng toán quân đã cảm tử hi sinh. Quân Minh tưởng đã
giết được Lê Lợi nên rút quân.

Ảnh minh họa Lê Lợi trao áo Bào cho Lê Lai
14


Gv: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về người anh hùng dân tộc Lê Lai?
Lê Lai (? - 1419), danh tướng trung dũng trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

chống quân Minh. Quê làng Dựng Tú (Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hoá), dân
tộc Mường. Đã cùng các em và con tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là
người đứng tên thứ hai trong danh sách hội thề Lũng Nhai (1416) chuẩn bị khởi
nghĩa, ông cùng Bình Định vương và 17 tướng lãnh tâm phúc thề sống chết có
nhau, được Lê Lợi trao chức Đô tổng quản, tước quan Nội Hầu. gia đình ông có
5 người tham gia chiến đấu thì mất 4 người hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, để nhớ ơn công lao của Lê Lai đã hi sinh thân mình để cứu Lê Lợi và nghĩa
quân. nhân ta thường có câu: “Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi”
- Tháng 5-1418, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào
căn cứ của nghĩa quân, Lê Lợi lại phải rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân đã
trải qua những ngày sống vất vả, phải tìm măng tre, nứa, các thứ cây có thể ăn
để sống qua ngày. Khi quân minh rút về Tây Đô, nghĩa quân quay trở về Lam
Sơn, bị tổn thất chỉ còn lại hơn trăm người nhưng vẫn giữ ý chí chiến đấu và
được nhân dân ủng hộ.
Từ năm 1418 đến cuối năm 1420, nghía quân lên tiếp đánh thắng giặc và ngày
càng một lớn mạnh
- Tháng 3-1423. quân Minh tiếp tục đánh lên Lam Sơn, Lê Lợi hạ lệnh rút lên
núi Chí Linh lần 3. tại đây nghĩa quân phải chịu muôn vàn khó khăn, thiếu lương
thực trầm trọng, đói rét. Lê Lợi đã phải giết cả voi, ngựa( kể cả con ngựa của
ông) để nuôi quân.
Gv: tích hợp kiến thức Ngữ Văn. Nguyễn Trãi đã nói đến những nỗi khổ cực và
sự đoàn kết giữa nhân dân và các tướng sĩ của nghĩa quân khi ở trên núi Chí
Linh lần 3:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
(Trích: Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn và được quân Minh chấp
thuận.
- Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn để tiếp tục xây dựng lực
lượng.
Gv: Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích gì?
- Cuối năm 1424, do thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở
mặt tấn công nghĩa quân.
- Ngày 12-10-1424 nghĩa quân bất nghờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ XuânThanh Hóa) và thắng lợi giòn giã. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai
đoạn mới- giai đoạn chuyển quân vào Nghệ An.
3. Những đóng góp của Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
15


- Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa các huyện trong tỉnh đều có người về tụ
nghĩa: Lê Tông Kiều quê huyện Quảng Xương, Trịnh Khả quê huyện Vĩnh Ninh
(nay là huyện Vĩnh Lộc), Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ quê
huyện Nông Cống, Nguyễn Chích quê huyện Đông Sơn.
- Trong hội thề Lũng Nhai (không kể Lê Lợi, đã có 11/18 người là người xứ
Thanh như: Lê Lai, Lê Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,
Đinh Liệt, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy) phần lớn trong số đó là các tướng
lĩnh tài ba của nghĩa quân Lam Sơn sau này.
- Trong việc khai hoang, sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực cho nghĩa quân
đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hoá đã ủng hộ nhiệt tình
về mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào hào đắp luỹ, xây dựng kho
tàng, nhà cửa...
- Phụ nữ Thanh Hoá còn tham gia chiến đấu anh dũng chống giặc Minh. Tiêu
biểu là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi). Bên cạnh đó còn nhiều nữ tướng xông
pha trận mạc như: Hồng Nương Công Chúa (con gái Lê Lợi), Nguyễn Thị Bành
(vợ tướng quân Nguyễn Chích).
Gv: tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc: Lãnh tụ Hồ Chí Minh

viết:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Như vậy: trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, một phần thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa chính là nhờ sự đoàn kết của nhân dân các dân tộc anh em sống trên địa
bàn miền núi Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung gồm người Việt, người
Mường. người Thái.
Gv: cho học sinh quan sát một số khu Di tích, Đền thờ, Tượng đài và tích hợp
kiến thức môn GDCD để giáo dục cho các em.

Chính Điện Lam Kinh

Lễ Hội Lam Kinh
16


Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai

Khu di tích Đền Ngọc Lan
(Lam Sơn- Thọ Xuân- Thanh Hóa)
Gv: cung cấp một số thông tin về Đền Ngọc Lan cho học sinh được biết.
Thời Lê Lợi khởi binh đây chính là một trạm canh gác đa năng. Trạm canh
được chủ tướng Lê Lợi giao cho một thôn nữ tài trí mưu lược, sắc nước hương
trời, trẻ trung xinh đẹp làm chủ.
Trọng trách của cô chủ điếm canh này là ngày đêm giả làm hàng nước dưới gốc
cây Ngọc Lan, cười nói lả lướt với khách đi đường để che mắt quân Minh. Nơi
này vừa là trạm tin thăm dò các hoạt động của quân giặc để bẩm báo cho nghĩa
quân Lam Sơn có những biện pháp đối phó phù hợp, vừa là địa điểm bí mật lựa

chọn tuyển mộ binh lính, trai tráng trong vùng cho chủ tướng Lê Lợi. Sau này
khi binh sỹ lớn mạnh, cô được Lê Lợi giao cho làm chỉ huy một toán lính chiến
đấu rất gan dạ và hy sinh. Tương truyền sau khi cô chết đi, để tỏ lòng nhớ ơn về
công trạng thuở trước nên vua Lê Thái Tổ đã sắc phong cô thành Công chúa
Ngọc Lan, được lập đền thờ ngay ở cửa ngõ cung điện Lam Kinh để ngày ngày
hương khói.
Gv: tích hợp môn GDCD 7: cung cấp một số những quy định chung của pháp
luật về bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử... (SGK GDCD 7. trang 49).
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyện và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những
hành vi trái pháp luật
17


Gv: tích hợp Âm nhạc trong bài giảng: cho học sinh nghe bài hát: Đường về
Thanh hóa “…Ai qua đất Lam Sơn, trong ngày đầu thu nắng lên nương, bài "
Bình Ngô" còn vang khắp chốn…”. qua bài hát chúng ta thấy được truyền thống
yêu nước của nhân dân Thanh Hóa trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng
như những nét đẹp về vùng đất quê Thanh…
Hoạt động 3: củng cố kiến thức.

Giáo viên củng cố bằng sơ đồ tư duy

2.4 Hiệu quả của sáng kiến:
Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng được
phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo
viên cần có kiến thức và thời gian nghiên của bài dạy để phù hợp với nội dung
của bài.
- Về phía học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú
cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những
kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về
mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Việc tích hợp kiến thức nhiều môn trong hoạt động dạy học đã được người giáo
viên thực hiện thường xuyên đã đạt được những kết quả rất khả quan, lôi cuốn
được các em tham gia.

18


Để kiểm tra hiệu quả của việc dạy học tích hợp ở bộ môn Lịch sử đối với học
sinh. Tôi đã tiến hành tìm hiểu tâm lý học sinh của 4 khối 6,7,8,9 mà tôi đã lấy ý
kiến trước đây về hứng thú học bộ môn Lịch sử. thông qua phiếu khảo sát nhanh
với nội dung và kết quả đạt được như sau:
Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về môn học Lịch sử
(Đánh dấu x và nêu lý do vào các ô tương ứng)
Thích học
Bình thường
Không thích học
Lý do


Lý do

Lý do

Sau khi thu phiếu, kiểm tra và cho kết quả:
- Số lượng thích: 149 em: chiếm: 94%
- Số lượng bình thường: 9 em: chiếm: 6%
- Số lượng không thích: 0 em: chiếm 0%
Như vậy chúng ta thấy tỉ lệ thích học môn Lịch sử sau khi tiến hành soạn giảng
theo hướng tích hợp là rất cao, tỉ lệ không thích học không còn nữa, tỉ lệ cảm
thấy bình thường còn ít do đây là những em học sinh các biệt của nhà trường.
- Về phía giáo viên. Sau khi Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi dạy học theo chủ đề
tích hợp, bản thân tôi là giáo viên dạy học Lịch sử cũng đã tiến hành thiết kế
giáo án và tham gia thi dạy học theo chủ đề tích hợp, kết quả đạt được là:
+ Năm học 2014-2015: đạt giải nhì cấp Huyện, giải 3 cấp Tỉnh
+ Năm học 2015-2016: đạt giải nhất cấp Huyện, giải nhì cấp Tỉnh
+ Năm học 2016-2017. bài dự thi của tôi đã qua vòng huyện, được gửi tham gia
dự thi cấp Tỉnh và đang chờ kết quả.
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
Dạy học tích hợp là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và
trong dạy học Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi
hỏi sự nỗ lực ở cả thầy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không
phải phần nào cũng thực hiện được. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để
khắc phục tình trạng dạy - học Lịch sử như hiện nay, không chỉ đổi mới phương
pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của
môn Sử trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và
học môn Lịch sử hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng
phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh
động, hấp dẫn nhưng học sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc

sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng
dạy - học môn Lịch sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất
cả mọi người, của cả xã hội.
- Kiến nghị.
Để thực hiện việc thiết kế giáo án và giảng dạy theo hướng tích hợp các môn
học nói chung và môn Lịch sử nói riêng, tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để
19


dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều quốc gia.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo hướng
tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu
cầu học tập tích hợp.
- Giáo viên cần phải đầu tư thời gian và học tập, ứng dụng CNTT vào soạn
giảng theo hướng tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục
tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi
thực hiện chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá
theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn học.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương
án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp ở Việt Nam
Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc thiết kế giáo án và giảng dạy theo
hướng tích hợp kiến thức nhiều môn học vào giảng dạy bộ môn Lịch sử nhằm
tạo hứng thú cho học sinh. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về
soạn giảng theo hướng tích hợp, đồng thời xác định được mối quan hệ giữa môn
Lịch sử và các môn học khác từ đó có định hướng để thiết kế giáo án phù hợp

nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình Lịch sử cấp THCS.Tôi hy
vọng rằng: Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần
giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng nhất định
trong việc thiết kế giáo án tích hợp áp dụng giảng các môn học khác nói chung,
và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh có
hứng thú hơn trong học tập bộ môn Lịch sử.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 04 tháng 03 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Lê Thanh Hiếu

20


Tài liệu tham khảo
[1]. Nguồn tài liệu trên internet.
[2]. Hồ Chí Minh, SGK Lịch sử 6.
[3]. Xi-xê-rông, nhà chính trị Rô ma cổ, SGK Lịch sử 6.
[4]. Điều luật bảo vệ di sản văn hóa, GSK Giáo dục công dân lớp 7.
[5]. Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh, mạng internet.
[6]. Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh, mạng internet.
[7]. Chỉ thị 58-CT/TW, mạng internet.

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
TRƯỜNG THCS KIÊN THỌ
TRƯỜNG THCS KIÊN THỌ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH
THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ
HỢP MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6,7,8,9 NHẰM PHÁT HUY TÍNH
KHỐI 6,7,8,9 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO
TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS KIÊN THỌ-NGỌC LẶC
KIÊN THỌ-NGỌC LẶC

Người thực hiện: Lê Thanh Hiếu
Ngườivụ:
thực
hiện:
Chức
Giáo
viênLê Thanh Hiếu
Chức
Giáo
Đơn
vị vụ:
công

tác:viên
Trường THCS Kiên Thọ
Đơn
vị
công
tác:
THCS
SKKN thuộc lĩnh Trường
vực : Lịch
sử Kiên Thọ
SKKN thuộc lĩnh vực : Lịch sử

22
THANH HÓA, NĂM 2017


23



×