Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh cho học sinh lớp 9 qua bài 24 SGK lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.5 KB, 13 trang )

STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.4

2.4.1
2.4.2
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
MỤC LỤC
1


MỞ ĐẦU.
2
Lý do chọn đề tài.
2
Mục đích nghiên cứu.
3
Đối tượng nghiên cứu.
3
Phương pháp nghiên cứu.
3
NỘI DUNG
3
Cơ sở lý luận.
4
Thực trạng của vấn đề.
4
Đối với giáo viên:
4
Đối với học sinh:
5
Một số tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong
5
bài học .
Quyền bình đẳng cơng dân.
6
Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
6
Tình thương yêu con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
6
Minh.

Giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.
7
Đường lối ngoại giao hồ bình, giữ vững độc lập dân tộc.
7
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy bài 24:
8
Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân
dân (1945- 1946)
Sử dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm tư liệu minh
8
chứng.
Một số kết quả đạt được.
10
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
10
Kết luận:
10
Đề xuất:
11
Danh mục SKKN đã được xếp loại
12
Tài liệu tham khảo
13

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
1


Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền

thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nó được kết tinh từ hàng ngàn năm trong
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc. Thừa hưởng tư
tưởng đạo đức của phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và
dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin,
Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản to lớn về tư tưởng, đạo đức cao cả.
Trong văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống các quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hố nhân loại. Đó là
tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng
lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Thành công của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là hết sức to lớn,
kinh tế của đất nước đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, chính trị, xã hội
ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, mặt trái của nền
kinh tế hội nhập và xu thế tồn cầu hố đã tác động khơng nhỏ đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, trong thời gian qua sự tha hóa biến chất
của một bộ phận cán bộ Đảng viên từ trung ương đến các cơ sở và sự xuống cấp
nhanh chóng về tư tưởng đạo đức lối sống của đại đa số các tầng lớp nhân dân
mà trong đó thế hệ trẻ là chủ yếu, những công dân tương lai của đất nước. Làm
cho các giá trị về truyền thống văn hoá dân tộc ta ngày càng bị mai một, các tệ
nạn xã hội tràn lan trong cộng đồng...Đứng trước thực trạng trên, việc tổ chức
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ
Chính trị khố X đã làm cho tồn Đảng, tồn qn và toàn dân nhận thức một cách
sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tấm gương tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt
trong cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, thanh niên, học sinh...

nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; đẩy lùi sự suy
thối, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng.
Tại trường THCS Thọ Tân, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận
thức của toàn thể giáo viên và các em học sinh, các em đã có những chuyển biến
về ý thức tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tác phong công việc, thực hiện nề nếp
đi học, đến truờng… Tuy nhiên việc duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận
2


động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có
hiệu quả thì nhà trường cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh. Để làm được điều đó, bộ mơn lịch sử của nhà trường cũng đóng một
vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua lồng ghép
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm
nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập theo Bác để trở thành những cơng dân
có đủ phẩm chất đạo đức, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Từ
những vấn đề trên, trong năm học 2017- 2018 này tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 9 qua bài 24 SGK lịch
sử” để làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua nghiên cứu viết sáng kiến này tơi mong muốn góp phần nâng cao
hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hiểu biết
sâu sắc và có tình cảm yêu mến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập, rèn luyện vì bản thân, gia
đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân
thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các cơng
tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Sáng kiến này tôi chỉ thực hiện đi sâu nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong phạm vi bài 24: cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền
dân chủ nhân dân(1945-1946)(SGK lịch sử lớp 9) nhằm thông qua những tư
tưởng đạo đức chuẩn mực của Hồ Chí Minh để giáo dục cho học sinh trường
THCS Thọ Tân
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện viết sáng kiến, tôi vận dụng phương pháp luận
sử học và phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát
thực tế, thu thập thông tin và tranh thủ sự giúp đỡ, góp ý của các đồng nghiệp
để hoàn thành sáng kiến.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.

3


Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc, đã hình thành những chuẩn mực đạo đức có giá trị tốt đẹp.
Đó là tình u thương q hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, đó là tình
đồn kết, đùm bọc, dũng cảm kiên cường…Trong cuộc đấu tranh giành và bảo
vệ độc lập, xây dựng đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chăm lo,
gìn giữ và phát huy truyền thống đạo đức, vì đạo đức cách mạng đã trở thành
một sức mạnh to lớn để tồn thể dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, giành độc
lập tự do.
Đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, ngay trong thời kì đổi mới
đất nước, tư tưởng đạo đức cách mạng đã được phát triển và bổ sung thêm
những giá trị mới để chúng ta có thêm bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, chịu trách
nhiệm trước những gì mình làm, quyết tâm vượt lên mọi khó khăn hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, đưa đất nước sánh vai với

các cường quốc năm châu mà sinh thời Bác Hồ mong muốn.
Hiện nay, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường XHCN, tường
bước hội nhập quốc tế đưa nước ta sớm trở thành nước cơng nghiệp có tiềm lực
kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới, thực hiện mục tiêu của Đảng
là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN. Vì
vậy, Đảng và nhà nước ta ln coi trọng đào tạo con người một cách tồn diện,
có năng lực trí tuệ, có đạo đức tác phong nghề nghiệp, được giáo dục trên quan
điểm chủ nghĩa Mác lê nin và thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Những năm gần đây, tồn Đảng, tồn qn và tồn dân đang tích cực
thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Trên khắp cả nước, trong các trường học đã và đang phát động phong
trào noi theo Người. Để góp phần thúc đẩy cuộc vận động làm theo Bác đến
thắng lợi cuối cùng, tại trường THCS Thọ Tân cũng đang có những hoạt động
tích cực hưởng ứng phong trào. Trong đó phải kể đến việc lồng ghép giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động của nhà trường, của đoàn
thanh niên, đội thiếu niên tiền phong, đặc biệt là lồng ghép vào các tiết học sẽ
đem đến cho các em một niềm tin, nhận thức đúng đắn là rất cần thiết để làm
“rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Đối với giáo viên:
Trong khi việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của đa
số giáo viên thơng qua bài học còn hạn chế. Sự truyền cảm đến học sinh để các
em rung động tình cảm trong giờ học mơn lịch sử chưa có nhiều, tạo nên những
giờ học nhàn chán.
4


Đối với môn lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy
rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng
là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học

sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn
liền với chiều dài của lịch sử dân tộc, dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta
suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng đã để lại cho
dân tộc ta một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và
noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và
nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chính vì vậy để giáo dục thế hệ
trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng
ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử gióp phần hình thành
nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, tơi tiến hành điều tra, khảo sát 60 học sinh lớp 9 ở trường
THCS Thọ Tân, có tới 90% học sinh trả lời việc các em ngại học môn lịch sử là
do môn lịch sử khó học, khó nhớ và nhiều số liệu, ngày tháng năm, thi cử nặng
nề. Những hạn chế đó dẫn đến tâm lý học sinh, phụ huynh rất “sợ” môn Lịch sử,
do đó cảm tình về bộ mơn bị suy giảm theo, vị thế môn Lịch sử ở các nhà trường
không được chú trọng.
2.2.2. Đối với học sinh:
Hiện nay, có nhiều sách báo và thơng tin đại chúng nói về cuộc đời cách
mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuốn lịch sử lớp 9, hoạt động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày kỹ hơn và được lồng với kiến thức
lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, qua học bộ mơn Lịch sử, sinh hoạt đồn đội, việc tiếp
nhận những thông tin đại chúng, ở mức độ nhất định các em cũng đã hiểu được
cuộc đời hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trị, công lao to
lớn của Bác đối với dân tộc và nhân loại. Nhưng hiểu biết của các em về Bác Hồ
cịn đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức cịn
mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ hành
động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. Một bộ phận học sinh
khơng chịu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, thậm chí chán học
mơn lịch sử.

2.3. Một số tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài học.
2.3.1. Quyền bình đẳng cơng dân.

5


Ngay trong Bản tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
“Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Quyền bình đẳng giữa các cơng
dân được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946). Hồ Chí Minh
nói: “Tơi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc bầu cử với chế độ
phổ thông đầu phiếu, tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân
biệt gái trai, đều có quyền bầu cử”.
Quyền bình đẳng cơng dân thể hiện rất rõ trong tư tưởng của Hồ Chí Minh
khi mà cử tri ngoại thành Hà Nội yêu cầu Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong
kỳ tuyển cử đầu tiên. Đứng trước thiện tình của đồng bào, Hồ Chí Minh đã dùng
những lời lẽ khơng chỉ khiêm nhường mà cịn thể hiện quyền bình đẳng cơng
dân trước pháp luật: “Tơi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà
Nội đã có lịng q u tơi... Nhưng tơi là một cơng dân nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hồ nên không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở
thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa”.
2.3.2. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Xây dựng nhà nước của dân: Theo Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng
định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hồ. Tất cả quyền bính trong
nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai,
giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo”. Điều 32 – Hiếp pháp năm 1946 cũng quy định:
“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết…”
Xây dựng nhà nước do dân: Nhà nước theo quan điểm của Người là nhà
nước được nhân dân lựa chọn và bầu ra những đại biểu có đủ phẩm chất và năng
lực, được nhân dân giúp đỡ nhưng cũng chính do dân phê bình. Ngược lại nhà
nước đó phải phục vụ nhân dân, nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với

nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Xây dựng nhà nước vì dân: Quan điểm của Người là nhà nước phục vụ
nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, khơng có đặc quyền, đặc lợi ,
thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính. Người căn dặn: “Cán bộ là cơng bộc
của dân, việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết
sức tránh…”. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm
chủ, Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả cán bộ từ trương ương đến khu,
đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người
đầy tớ trung thành của nhân dân”.
2.3.3. Tình thương yêu con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước mn vàn khó khăn, trong

6


đó phải kể đến nạn đói đang hồnh hành. Bác nói: “Giặc đói, giặc dốt là bạn
đồng hành với giặc ngoại xâm” và “Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà
dân vẫn cịn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do khơng có ích gì”. Trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người nói: “Tơi đề nghị với Chính
phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… lúc chúng ta nâng bát cơm
mà ăn nghĩ đến người đói khổ chúng ta khơng thể khơng động lịng. Vậy tơi đề
nghị đồng bào cả nước mở một cuộc lạc quyên…”. Hồ Chí Minh đã gương mẫu
thực hiện “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó mỗi
bữa một bơ để cứu dân nghèo”. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Bác và noi gương
người, ở khắp các địa phương trên cả nước, cuộc vận động quyên góp, lập các
hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”. Chỉ sau một thời gian ngắn đã quyên
góp được đủ gạo cứu đói.
2.3.4. Giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Chính sách cai trị độc ác nhất của bon thực dân đã làm cho hơn 90%
đồng bào chúng ta mù chữ. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra

đời, Bác nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cho nên Bác động viên “chỉ
cần 3 tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần Quốc ngữ...Vậy tôi
đề nghị mở một chiến dịch để chống lại nạn mù chữ”
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác
viết : "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các cháu". Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln đặt niềm tin và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố
gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ
quốc.
2.3.5. Đường lối ngoại giao hồ bình, giữ vững độc lập dân tộc.
Sau khi giành độc lập, ở trong Nam, Thực dân Pháp đã nổ súng quay trở
lại xâm lược nước ta lần thứ hai và đêm 22 rạng 23 tháng 9 năm 1945. Trung
ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi ủng hộ Nam Bộ kháng
chiến. Bác nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể
cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi”, chân lý đó là
động lực để nhân dân Miền Bắc và nhân dân Miền Nam đoàn kết đánh đuổi thực
dân Pháp.
Ở Miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào nước ta, chúng đã
sử dụng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách phá hoại ta với dã tâm “Diệt cộng,
cầm Hồ”. Để nhân nhượng quân Tưởng và bọn tay sai, ta đã nhường cho chúng
7


70 ghế trong quốc hội, 4 ghế bộ trưởng, cung cấp lương thực, thực phẩm, mục
đích của chúng ta lúc bấy giờ không phải là đầu hàng quân giặc mà là ta đang
dùng đường lối ngoại giao hịa bình để giữ vững độc lập dân tộc đang còn non
trẻ
Hiệp ước Hoa- Pháp ký kết buộc nhân dân ta phải lựa chọn con đường
ngoại giao hịa hỗn với thực dân Pháp bằng việc kí Hiệp định sơ bộ và sau đó là

bản tạm ước 14/9/1946, để đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc.Tuy nhiên
dã tâm của Thực dân Pháp là quyết tâm chiếm bằng được nước ta nên ngày
19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng
nổ.
2.4. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy bài 24: Cuộc đấu
tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân(1945- 1946)
2.4.1. Sử dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm tư liệu minh chứng.
Vận dụng1:
Dạy phần II- Bước đầu xây dựng chế độ mới: Giáo viên khai thác sự kiện
ngày 6/1/1946: Bầu cử Quốc hội đầu tiên.
Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.2. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Học sinh sẽ nhận thức được đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc nhân
dân ta được tham gia bầu cử. Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp có ý nghĩa vơ cùng to lớn, nó đã đập tan âm mưu chia rẽ,
lật đổ chính quyền và xâm lược của bọn đế quốc, tay sai. Biểu lộ sức mạnh và ý
chí sắt đá của khối đồn kết tồn dân xung quanh Đảng, Chính phủ và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Tạo cơ sở pháp lý
vững chắc và góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Vận dụng 2:
Dạy phần III- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.
Giáo viên khai thác kênh hình 42: Nhân dân góp gạo chống “giặc đói”.
Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.3.Tình thương yêu con người trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của giáo viên. Học sinh sẽ hiểu được chính sách
cấu kết của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã dẫn đến nạn đói nghiệm trọng,
làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945.
Nhờ các biện pháp sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dấy lên phong
trào đồng cam cộng khổ, lập các hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để có
thêm gạo cứu đói..., chia sẻ khó khăn của tồn dân tộc. Vì vậy chỉ trong thời
gian ngắn nạn đói cơ bản bị đẩy lùi. Từ đó bồi dưỡng học sinh truyền thống
đoàn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

8


Vận dụng 3:
Dạy phần III- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:
Giáo viên khai thác kênh hình 43: lớp bình dân học vụ.
Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.4. Giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Học
sinh nhận thức được tình trạng mù chữ nước ta sau cách mạng tháng Tám và
những tác hại của nó đối với sự phát triển của đất nước.
Giáo viên chiếu kết hợp đọc đoạn thư trên màn hình và yêu cầu 1 học
sinh đọc cho cả lớp nghe "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các
cháu".
Hướng các em nhận thức tầm nhìn xa của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai
trị của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, khẳng định niềm tin tưởng
và hy vọng đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc…
Học sinh thấy được ngày nay các em hạnh phúc khi được học tập trong
điều kiện hịa bình, điều kiện vật chất tương đối đầy đủ. Bởi vậy, các em học
sinh phải có trách nhiệm bản thân tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập để trở
thành nhữngcơng dân tốt, có ích, cống hiến sức lực phục vụ đất nước XHCN,
đưa nước ta phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.
Vận dụng 4:
Dạy phần VI- Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước Việt- Pháp (14-91946). Giáo viên khai thác sự kiện ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước
14/9/1946.
Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.5. Đường lối ngoại giao hịa bình, giữ vững
độc lập dân tộc. Học sinh sẽ hiểu được việc Hồ Chí Minh chủ động ký với thực
dân Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và bản tạm ước 14/9/1946, không phải
là hành động đầu hàng mà chính là sự vận dụng sắc bén chủ nghĩa Mác – Lênin
về sách lược “Hòa để tiến” trong cách mạng. Từ đó thấy được sự lãnh đạo tài

tình, đúng đắn, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa cứng
rắn về nguyên tắc vừa mềm dẻo về sách lược trong đấu tranh ngoại giao.
Chúng ta đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp trong việc câu kết với
Tưởng Giới Thạch để chống lại cách mạng nước ta, 20 vạn quân Tưởng buộc
phải rút về nước, kéo theo đó là bọn tay sai mất chỗ dựa. Ta đã tránh được một
lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm. Góp phần nâng cao uy tín của
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ trên trường quốc tế, thể hiện thiện chí hồ
bình của nhân dân ta.
Từ bài học, bồi dưỡng cho các em miền tin và sự kính trọng đối với Chủ
tịch Hồ Chí Minh và niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
9


trong giai đoạn ngày nay, đất nước đang có nhiều chuyển biến tích cực.
2.4.2. Một số kết quả đạt được.
Qua bài học, các em nhận thức được những khó khăn của nước ta sau cách
mạng tháng Tám trong tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”. Tuy nhiên, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước tháo gỡ
những khó khăn đó tạo thế vững vàng để nhân dân ta bước vào cuộc kháng
chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Bài học trở nên khơng nhàm chán, gị bó đối với các em học sinh, phần
lớn các em hứng thú trong học tập xây dựng bài, có thể vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết tốt những câu hỏi mang tính cơ bản, thậm chí là những câu hỏi
khó liên quan đến kiến thức của bài. Các em đều rút ra được những bài học kinh
nghiệm quan trọng cho bản thân sau khi học song bài. Đồng thời, nâng cao nhận
thức, hành động trong ứng xử cuộc sống. Đặc biệt,các em đều thể hiện sự tơn
kính đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trong q trình giảng dạy, tơi tiến hành thực nghiệm ở lớp 9B và lấy lớp
9A làm đối chứng. Cụ thể:
Lớp Sĩ số

Điểm
0 - 2,75
3 - 4.75
5- 6.75
7.0 - 8.75
9.0 -10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
30 hs
0
0
0
0
15 50.0 10 33.3 05 16.7
9A
30 hs 01 3.3 06 20.0 13 43.4 07 23.3 03 10.0
Như vậy, kết quả học tập của học sinh lớp 9B cao hơn so với lớp 9A, ý
thức học tập và rèn luyện đạo đức, tác phong cơng việc của các em có chuyển
biến rõ rệt, những biểu hiện như nói tục, đi học muộn, không làm bài tập ở
nhà…đang được các em khắc phục nhanh chóng. Cuối năm, riêng đối với học
sinh khối 9 đạt 98,3% điểm trung bình trở lên. Chính vì vậy, việc giáo dục tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là một bước tiến mới trong bộ môn lịch sử
nói riêng và trong tất cả các mơn học của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Trong công cuộc hội nhập tồn cầu hiện nay thì vấn đề giáo dục đạo đức
cho thế hệ trẻ đang được quan tâm và tạo điều kiện ở nhiều quốc gia. Ở nước ta,
việc giáo dục cho thế hệ trẻ một bản lĩnh chính trị vững vàng, một nhân cách
sống cao đẹp là một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, khơng chỉ có nhà
trường, gia đình, xã hội mà của cả các cấp chính quyền, các nhà quản lý xã

10


hội...Trong đó việc giáo dục tư tưởng, học tập và làm theo “tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” là nhiệm trọng tâm trong toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay.
Với kinh nghiệm đứng trên bục giảng, tôi cho rằng cần phải tích hợp và
lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh, dần dần hình
thành những đức tính tốt đẹp để các em trở thành những người có đủ đức, đủ tài
cống hiến sức mình cho công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước. Qua việc
thực hiện, bản thân tôi đã vui mừng khi các tiết dạy lịch sử của mình trở nên
sinh động lơi cuốn học sinh, các em trở nên có hứng thú học tập đối với bộ môn
lịch sử. Đặc biệt, hầu hết các em tị mị tìm hiểu về cuộc đời hoạt động gian khổ
và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học sinh kính u Bác Hồ và ra
sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy
3.2. Đề xuất:
Trước thực trạng dạy và học môn Lịch sử hiện nay, thì việc đổi mới về
phương pháp dạy học, trau dồi về trình độ chun mơn, góp phần thúc đẩy chất
lượng bộ môn, nâng cao vị thế của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ
thông là thật sự cần thiết. Chính vì vậy, tơi mạnh dạn đề xuất với sở giáo dục và
đào tạo Thanh Hóa, phịng giáo dục và đào tạo Triệu Sơn thường xuyên tổ chức

những buổi trao đổi về kinh nghiệm dạy học, đặc biệt là kinh nghiệm lồng ghép
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy. Qua đó giáo viên có thể đóng góp
những ý kiến hay cho đồng nghiệp.
Do những hạn chế về tài liệu, thời gian, cũng như năng lực cá nhân, đề tài
khó tránh khỏi những thiếu sót, hoặc chưa nhìn nhận hết các góc cạnh của vấn
đề. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả

Lê Sỹ Kỳ

11


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Sỹ Kỳ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Thọ Tân

TT
1.


2.

3.

Tên đề tài SKKN

Một vài kinh nghiệm sử dụng
bài tập trong dạy học môn
lịch sử ở THCS để nâng cao
hiệu quả
Một vài kinh nghiệm sử dụng
bài tập trong dạy học môn
lịch sử ở THCS để nâng cao
hiệu quả
Kinh nghiệm giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh lớp 9 qua bài 24
SGK lịch sử

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD và
ĐT Huyện Triệu
Sơn

B

2016

Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

B

2016

Phịng GD và
ĐT Huyện Triệu
Sơn

A

2018

4.
5.


...
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


1. Kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
2. Sách giáo khoa lịch sử 9. NXB Giáo dục 2017
3. Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh(Nxb chính trị quốc gia)
4. Các tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác
5. Phương pháp dạy học môn lịch sử. Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Giáo dục
1997
6. Những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử cấp THCS. Vụ
Trung học phổ thông 2013
7. Đại cương lịch sử Việt nam tập III. NXB Giáo dục 2003
8. Từ điển tri thức lịch sử. NXB đại học quốc gia hà nội 2003
9. Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh( Hà Minh Đức)

13



×