Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm từ đọc hiểu bài mộ đến việc giáo dục tấm gương đạo đức hồ chí minh cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.41 KB, 18 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Ngữ văn THPT thời lượng dành cho việc nghiên cứu
về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và sự nghiệp văn chương của Người chiếm
một tỉ lệ không nhỏ (4,5 tiết ở chương trình cơ bản). Điều đó khơng chỉ khẳng
định sự phong phú, đồ sộ trong trước tác của Người mà cịn thể hiện vị trí quan
trọng và sự đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của văn học
dân tộc. Đặc biệt trong những năm gần đây khi cuộc vận động Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang được phổ biến, thực hiện một
cách rộng rãi thì việc nghiên cứu thơ văn của Người để qua đó giáo dục học sinh
noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa thiết thực.
Dù khơng có ý định trở thành nhà văn, nhà thơ bởi suốt cuộc đời Hồ Chí
Minh chỉ có một ham muốn “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được
độc lập, dân tộc được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành”, vì thế với Bác viết văn, làm thơ chỉ là để phục vụ cho hoạt động cách
mạng. Tuy nhiên, bằng tài năng, tâm huyết và hơn hết là một tâm hồn nghệ sĩ
đích thực Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một nhà văn, nhà thơ ngoài ý muốn.
Sáng tác của Bác, dù là văn chính luận, truyện - ký hay thơ ca đều thể hiện sâu
sắc tư tưởng, tình cảm, cá tính, phong cách, sở thích và sự tài hoa của Người. Đặc
biệt là thơ ca, nhất là thơ trữ tình vẫn là tiếng nói đầy đủ và trọn vẹn nhất tâm hồn
Hồ Chí Minh.
Đọc thơ Bác dễ nhận thấy có hai loại khác nhau. Một đằng nhằm tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng, kêu gọi quần chúng đấu tranh. Một đằng
biểu hiện những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ mà Mộ trong Nhật ký
trong tù được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất, được đưa vào giảng
dạy trong chương trình ngữ văn 11.
Thực tế cho thấy, nghiên cứu và giảng dạy thơ Hồ Chí Minh vẫn có tình
trạng lẫn lộn những đặc trưng thể loại của hai lối thơ trên dẫn đến cách phân tích,
tìm hiểu chưa phù hợp với nội dung và hình thức thơ Người. Hơn thế, Thơ là sự
thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp (Trường Chinh), do đó, tìm hiểu
thơ Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa không nhỏ giúp chúng ta hiểu được một


phương diện quan trọng trong đời sống tư tưởng, tình cảm và tâm hồn Người.
Xuất phát từ lý do đó, với tư cách là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tác
phẩm tại trường THPT Triệu Sơn 2, trong phạm vi của một sáng kiến kinh
nghiệm, người viết mong muốn giải quyết được khúc mắc này qua việc tiếp cận
một tác phẩm cụ thể - bài thơ Mộ, từ đặc điểm thể loại để hướng tới mục tiêu giáo
dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng. Đồng thời, thơng qua đó người
viết cũng muốn khẳng định một hướng nghiên cứu đúng đắn và hiệu quả đối với
thơ trữ tình của Bác. Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm lựa chọn đề tài là: Từ đọc
1


hiểu bài thơ Mộ đến việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh THPT
II.PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi đề tài.
- Tập trung vào đối tượng học sinh THPT.
- Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có
liên quan đến bài thơ Mộ của Người trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Điều tra.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm.
- Tích hợp, liên ngành.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặc điểm thơ trữ tình Hồ Chí Minh

Nghiên cứu, tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh dễ dàng nhận ra: nếu thơ ca tuyên
truyền, cổ động cách mạng của Người hướng tới công chúng bạn đọc là đông đảo
quần chúng nhân dân lao động có trình độ học vấn thấp nên thường sử dụng thể
thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát hay thể vãn bốn, vãn ba của hò vè…dễ
nhớ, dễ thuộc với ngôn từ giản dị, dễ hiểu, thì thơ trữ tình, đặc biệt là Nhật ký
trong tù là thơ viết cho mình nhằm giải trí, bộc bạch nỗi niềm và “vừa ngâm vừa
đợi đến ngày tự do” lại mang tính nghệ thuật cao, có những bài đạt đến trình độ
hàm súc, cơ đọng tuyệt vời.
Khơng ngẫu nhiên mà Mộ là bài thơ được lựa chọn đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 11 trong tổng số 134 bài của Nhật ký trong tù. Có
thể nói khơng ngoa rằng đây là một trong những bài tứ tuyệt Đường luật thuộc
vào loại hay nhất trong sự nghiêp thơ ca Hồ Chí Minh, hội tụ được những đặc
trưng cơ bản của thơ Người cũng như những gì tinh túy nhất của tài năng và tâm
hồn Người. Vì vậy, tìm hiểu bài thơ không thể không chú ý đến đăc trưng thể
loại.
Nhìn một cách khái quát thơ trữ tình Hồ Chí Minh thường mang những đặc
trưng sau:
1.1.Thơ trữ tình của Bác thƣờng là thơ tứ tuyệt cổ điển
Khảo sát Nhật ký trong tù chúng ta nhận thấy có tới 126 trong tổng số 134
bài thơ thuộc thể loại tứ tuyệt Đường luật (tuyệt cú). Đây là thể thơ rất ngắn nên
địi hỏi tính hàm súc cao, phải nén chặt trữ lượng tinh thần trong một dung lượng
ngôn ngữ hạn chế - 28 tiếng. Thậm chí có người đã từng ví không ngoa rằng làm
thơ tứ tuyệt cũng giống như việc “bắt voi bỏ rọ”. Vì thế, đọc loại thơ này của Bác
có nghĩa là tìm hiểu một tâm hồn vĩ đại chứa đựng một cách hết sức tập trung
trong một khuôn khổ nhỏ.
Để giải quyết được mâu thuẫn này thơ Bác thường sử dụng các kiểu kết cấu
sau:
1.1.1.Kết cấu không gian
Với đặc điểm này, thơ Bác thường xây dựng nhiều tầng ý nghĩa và hình
tượng mà tầng thứ nhất thường chỉ là một thống cảm nghĩ hồn nhiên, bình dị gắn

với vài nét tả thực đơn sơ những sự vật, sự việc gần gũi xung quanh mình hoặc
biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ trước thiên nhiên, tạo vật. Tầng nghĩa thứ hai,
thứ ba thường là chất thép kiên cường, là tấm lịng ln hướng về nhân dân,
hướng về tổ quốc của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản vĩ đai.
1.1.2.Kết cấu thời gian
Bên cạnh kết cấu khơng gian, thơ Bác cịn giải quyết mâu thuẫn giữa tư
tưởng phong phú và khuôn khổ hạn chế của thơ tứ tuyệt bằng kết cấu thời gian.
3


Có thể nhận thấy về đại thể hình tượng và tứ thơ Hồ Chí Minh thường vận
động theo chiều hướng đi từ cái riêng đến cái chung, từ bộ phận đến tồn thể, từ
thiên nhiên đến xã hội, từ bóng tối ra ánh sáng, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ hiện tại
đến tương lai…Tuy nhiên, trong thực tế mỗi bài thơ lại có nét độc đáo, bất ngờ
của nó. Nhìn chung thơ Bác chuyển mạch, chuyển ý rất linh hoạt, tự nhiên, mau
lẹ nhất là kết thúc đầy bất ngờ khiến cho bài thơ mở ra cả một thế giới hình tượng
và ý nghĩa mới mẻ, thú vị, lời hết mà ý khơng cùng.
1.2.Thơ trữ tình của Bác thƣờng mang ý nghĩa tƣợng trƣng
Thực ra tính chất tượng trưng là một trong những đặc điểm quen thuộc của
nghệ thuật cổ điển phương Đơng cũng như phương Tây vì đây khơng chỉ là vấn
đề nghệ thuật mà cịn là vấn đề phương thức cảm thụ thế giới.
Tượng trưng trước hết là một tín hiệu. Với tư cách là một thủ pháp nghệ
thuật tượng trưng bao giờ cũng có sự tương ứng nhất định về ý nghĩa giữa hình
ảnh – tín hiệu và sự vật hoặc ý niệm được biểu đạt. Nguyên tắc xây dựng hình
ảnh tượng trưng là nguyên tắc so sánh liên tưởng, tìm ra tính chất tương đồng
giữa hai đối tượng nào đấy. Nghĩa là, muốn hiểu ý nghĩa của hình ảnh tượng
trưng ta phải xuyên qua hình thức cảm tính cụ thể để thâm nhập vào ý nghĩa rộng
lớn hơn, sâu sắc hơn của nó.
Tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng của thơ Hồ Chí Minh cần lưu ý những điểm
sau:

- Không phải mọi bài thơ đều mang nghĩa tượng trưng, cũng như không
phải cứ thơ tượng trưng mới là thơ hay, có ý nghĩa sâu sắc, vĩ đại.
- Hình ảnh tượng trưng phải được cấu tạo theo quy luật của cái đẹp
- Ý nghĩa tượng trưng không được hiểu như một cái gì khiên cưỡng, lạc
lõng, khơng phù hợp với tính thống nhất tồn vẹn của bài thơ.
2. Các nội dung cơ bản của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đã hiến dâng tất cả tình cảm,
trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã
để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao
đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối
với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam. Nội dung cơ bản của cuộc vận
động là:
2.1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân”,
cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát
huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước
nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho
4


được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường quốc năm châu”.
2.2. Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư" nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
"Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong

quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát
triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản
của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư".
2.3. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục
vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người
là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng
nhân dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người ln
ln phê phán "óc lãnh tụ", phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những
biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên
tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.
2.4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa
yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các
dân tộc trong điều kiện tồn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đồn kết quốc tế bắt nguồn từ tình u thương đối
với con người, với nhân loại và đoàn kết tồn nhân loại vì mục tiêu giải phóng
các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện
thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng. Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính u Người, trao tặng Người danh hiệu
nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc
của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng
nên tình đồn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp
phần quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách
mạng thế giới.
1.3. Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn.
- Theo xu hướng chung, trong những năm qua việc tích hợp trong mơn Ngữ Văn
được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: giáo dục
bảo vệ mơi trường, giáo dục an tồn giao thơng, sức khỏe sinh sản, kỹ năng
sống…

- Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học khơng khí sơi nổi và mang tính thực tiễn
cao.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Dù được đưa vào giảng dạy khơng ít trong chương trình Ngữ văn phổ thơng, tuy
nhiên, thơ Hồ Chí Minh chủ yếu được tiếp cận từ phương diện nội dung để qua những
bài thơ cụ thể người học cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh và tài năng thơ ca
của Người (trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại) mà ít
5


hoặc không chú ý đúng mức tới đặc trưng thể loại- một hướng tiếp cận khoa học, đúng
đắn và hợp lý của lý luận văn học mới. Vì vậy, đơi khi sẽ dẫn đến sự suy diễn, áp đặt
hay sự bất cập trong việc tiếp cận tác phẩm đối với cả người dạy lẫn người học. Đồng
thời khiến cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm trở nên khó khăn hơn.
Ngay cả đối với bài Mộ SGV cũng chỉ đưa ra định hướng:
- Đặc điểm bài học: Bài thơ này rất tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: Nhà thơ
không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà bộc lộ qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh
vật khách quan. Do đó khi phân tích phải chú ý đến giá trị tư tưởng, nghệ thuật của từng
chi tiết, từng hình ảnh và mối quan hệ của chúng với nhau
- Phương pháp dạy học:
+ Đọc kĩ văn bản, so sánh bản dịch và nguyên tác
+ HDHS cảm nhận giá trị bài thơ từ hồn cảnh sang tác, hình dung bối cảnh cụ
thể, đặt mình vào vị trí tác giả mà tưởng tượng, đồng cảm, xác định điểm nhìn trong
quan sát cảnh vật , khám phá tâm tư, tình cảm của người tả cảnh
+ Có thể chia bài thơ làm hai phần: bức tranh thiên nhiên; bức tranh đời sống, GV
gợi mở dẫn dắt, khái quát, tổng kết để khám phá nội dung, nghệ thuật biểu hiện, ý nghĩa
của từng hình ảnh, từng câu thơ và bức tranh tồn cảnh.
Rõ ràng yếu tố đặc trưng thể loại đã được được chú ý nhưng chưa được quan tâm
một cách đúng mức và vì thế HS cũng ít có điều kiện nắm bắt đặc điểm thơ tứ tuyệt
Đường luật nói chung và thơ tứ tuyệt Đường luật của Hồ Chí Minh nói riêng.

Mặt khác việc tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong các tác
phẩm của Người nói chung và bài thơ Mộ nói riêng đã được thực hiện thường xun tuy
nhiên cịn mang nặng tính chất minh họa, chưa được nhuần nhuyễn, và vì thế, hiệu quả
đạt được cũng chưa cao.
Hơn thế trong những năm gần đây, một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ, nhất là
học sinh trunh học phổ thơng có những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, thậm chí suy
nghĩ lệch lạc, có dấu hiệu của sự suy thối về mặt đạo đức nên viêc giáo dục đạo đức
cho các em – nhất là tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, càng cần phải diễn ra liên tục,
thường xuyên trong các giờ học chứ khơng riêng gì giờ học đạo đức mà mơn ngữ văn lại
là mơn học có ưu thế riêng về khía cạnh này. Đó khơng phải là sự răn dạy theo kiểu áp
đặt, bắt buộc mà là sự tự giác, tự nguyện kiểu “mưa dầm thấm lâu” vì thế hiệu quả sẽ
khả quan hơn
Người viết chọn đề tài của SKKN là Từ đọc hiểu bài thơ Mộ (Chiều tối)
đến việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trung học phổ
thơng cũng chính là lựa chọn hướng tiếp cận còn bỏ ngỏ này.
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VẤN ĐỀ
1. Đọc hiểu bài thơ Mộ từ đặc trƣng thể loại
Trong chương trình Ngữ văn 11, học sinh được đọc hiểu hai văn bản thơ trữ tình
của Hồ Chí Minh trong đó Mộ (Chiều tối) học chính khóa cịn Lai Tân đọc thêm bắt
buộc. Đọc hai thi phẩm này có thể thấy Mộ là bài thơ rất tiêu biểu cho những đặc trưng
thể loại của thơ trữ tình Hồ Chí Minh.
1.1.Mộ - Bài thơ tứ tuyệt cổ điển
6


Là một bài thơ tứ tuyệt điển hình với tính cơ đọng, hàm súc cao Mộ sử dụng cả
hai hình thức kết cấu đặc trưng của thơ Hồ Chí Minh
1.1.1. Kết cấu thời gian
Chọn thi đề quen thuộc là chiều tối, thời gian nghệ thuật của bài thơ có sự vận
động một cách nhịp nhàng, chậm rãi từ chiều đến tối qua sự chuyển động của cánh

chim về chốn ngủ, chịm mây cơ đơn lững lờ giữa bầu trời. Câu thơ không trực tiếp diễn
tả thời gian mà thời gian vẫn hiện lên qua cảnh vật. Cách cảm nhận và thể hiện thời gian
của Bác mang đậm tính truyền thống (Đây là những hình ảnh đã trở thành những mơ típ
trong thơ ca xưa khi viết về cảnh chiều tà. Người đọc dễ dàng bắt gặp trong ca dao,
trong thơ Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan hay trong những bài thơ Đường của Lý
Bạch, Đỗ Phủ…)
Tuy nhiên, trái ngược với sự vận động của thời gian thực, mạch cảm xúc của bài
thơ lại có sự chuyển động theo chiều hướng phát triển: từ bóng tối ra ánh sáng, từ lạnh
lẽo đến ấm nóng, từ buồn sang vui, từ hiện tại tới tương lai…Chính ở đây người đọc bắt
gặp tinh thần hiện đại, cốt cách của người chiến sĩ lồng trong tâm hồn của một thi sĩ ở
Hồ Chí Minh.
Nếu hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên của núi rừng Quảng Tây thấm đượm nỗi
buồn trong sự mênh mông, vắng lặng của không gian, trong dáng bay mỏi mệt của cánh
chim chiều và trong trạng thái cô đơn, lững lờ của đám mây thì hai câu sau là bức tranh
cuộc sống sinh hoạt của con người gắn liền với công việc lao động hằng ngày – xay
ngơ. Hình ảnh con người hiện lên thật khỏe khoắn, trẻ trung, cần mẫn trong cơng việc
của mình. Và khi cơng việc vừa xong, bóng tối bao trùm cũng là lúc lị lửa trở nên sáng
rực và ấm áp. Chỉ một chữ hồng ở cuối bài thơ mà đặt hẳn con người và cuộc sống vào
vị trí trung tâm, xua tan cái ảm đạm, uể oải, lụn tắt của thiên nhiên và bài thơ, từ mầu
sắc cổ điển, bỗng tỏa sáng một tinh thần hiện đại.
1.1.2. Kết cấu không gian
Nếu kết cấu thời gian cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tinh thần “thép” của
người tù, người chiến sĩ cộng sản, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hướng về sự
sống, về ánh sáng thì kết cấu khơng gian giúp người đọc hiểu sâu hơn những tầng bậc ý
nghĩa của tác phẩm cũng như vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách Hồ Chí Minh.
Đọc bài thơ chúng ta dễ nhận ra, ở bình diện thứ nhất bài thơ đã khắc họa một
cách chân thực, sinh động bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người lúc
chiều tối ở một vùng rừng núi với những hình ảnh tự nhiên, gần gũi, quen thuộc và bình
dị. Đằng sau đó, người đọc cịn cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên tha thiết, một
tấm lịng gắn bó sâu nặng với tạo vật và cuộc sống con người của nhà thơ.

Ở bình diện sâu hơn, phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của nó người đọc
mới có thể hiểu được một cách trọn vẹn ý nghĩa hàm súc của tác phẩm cũng như vẻ đẹp
tâm hồn của người tù – nhà thơ.
Có thể thấy, Mộ ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Đây là bài thứ ba trong chùm
năm bài được sáng tác trong chặng đường Bác bị giải đi từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Đó
là lúc chiều tối, đã suốt ngày tay bị trói, cổ đeo gơng, chân vướng xiềng, bị giải đi “Năm
mươi ba cây số một ngày; Áo mũ dầm mưa rách hết giày”…mà vẫn chưa được nghỉ.
7


Nhưng giữa bao nhiêu sự đọa đày, gian khổ đó ánh mắt Bác vẫn lưu luyến dõi theo một
cánh chim, một chòm mây, hơn thế là cái vui của trời đất, cái vui của người lao động:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng
Cơ em xóm núi xay ngơ tối
Xay hết, lị than đã rực hồng)
Những hình ảnh bình dị , gần gũi vẫn diễn ra xung quanh ta nhưng nào mấy ai để
tâm mà chú ý. Khơng có một tấm lịng u đời sâu sắc như Bác làm sao có thể ghi lại
được. Rõ ràng, tâm hồn nhà thơ đã vượt qua tù ngục, vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt
của bản thân để hòa nhập với cuộc sống ấm cúng đời thường. Và chính ở phương diện
này, người đọc tìm thấy những bình diện nghĩa thứ hai, thứ ba…của bài thơ. Đó là ý chí,
nghị lực phi thường của Bác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn ung dung, tự tại, hướng
về sự sống, về tương lai. Là bản lĩnh vững vàng, kiên định của một người chiến sĩ cộng
sản nắm vững quy luật vận động của cuộc sống theo chiều hướng tích cực, phát triển.
Đó cịn là một trái tim, một tâm hồn vĩ đại luôn “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”, quên
nỗi đau của mình để vui với niềm vui của người khác, của cuộc đời. Hơn thế, trong nỗi

buồn trước cảnh chiều muộn cịn có một khát vọng tự do ẩn kín trong đơi mắt dõi theo
cánh chim, chòm mây giữa bầu trời cao rộng. Quả thực, đúng như ý thơ của Chế Lan
Viên đã nhận xét về con người và thơ Bác:
“Nhớ Bác, hiểu mùi hoa mộc
Làn hương đạm ấy sao nồng”
Đằng sau những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi và thân thương đến lạ, người đọc
cảm nhận được một cách thấm thía tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Lịng nhân ái
đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn luôn hướng về sự sống, ánh
sáng tương lai.
1.2. Mộ - Bài thơ mang ý nghĩa tƣợng trƣng
Bài thơ có nhan đề là Mộ tức Chiều tối. Rõ ràng, đây trước hết là một bài thơ vịnh
cảnh được khơi gợi cảm hứng từ chính những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên, của cuộc
sống đời thường mà Bác ghi lại được trên hành trình chuyển lao khắc nghiệt. Thi đề
cũng khơng nằm ngồi phạm vi của thơ ca cổ với cảm hứng được khơi nguồn từ giai thì,
mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng (tiết trời đẹp, cảnh đẹp, sự kiện lớn lao, trọng đại và tình
bạn tốt lành). Cảnh vật cũng khơng có gì mới mẻ. Đó chỉ là cánh chim chiều mỏi mệt
tìm về rừng ngủ, là chịm mây cô đơn chậm rãi trôi trên bầu trời, là một cô gái đang xay
ngô chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì quả thực bài thơ sẽ
không tạo được ấn tượng sâu sắc cho người đọc đến vậy, và nó cũng khơng thể trở thành
một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho hồn thơ Hồ Chí Minh.
Xun qua lớp ngơn từ và hình tượng thiên nhiên cụ thể người đọc còn nhận ra
được những tầng bậc ý nghĩa mới, những tầng hình tượng mới của bài thơ.
8


Trước hết đó là sự tương đồng, gần gũi giữa con người và cảnh vật. Sự mỏi mệt
của cánh chim sau một ngày kiếm ăn cũng giống như sự mỏi mệt, vất vả của người tù –
nhà thơ, sau một ngày lê bước đường trường. Đám mây cô đơn, lẻ loi giữa tầng khơng
hay chính là nỗi buồn bã, cơ đơn của con người trong cảnh ngộ chia lìa và thân phận
lênh đênh, trôi dạt nơi đất khách quê người. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Ở đây, chúng

ta có thể cảm nhận được trên cơ sở ý thức sâu sắc của cái tôi cá nhân trước ngoại cảnh,
Bác không chỉ miêu tả cảnh vật ở dáng vẻ bên ngoài mà dường như đã thâm nhập rất
sâu vào bên trong linh hồn của tạo vật để miêu tả, khắc họa. Vì thế, cảnh thiên nhiên
bỗng trở nên sống động, có hồn. Đằng sau hình ảnh cánh chim về tổ, đám mây ung
dung, thanh thản giữa tầng khơng người đọc cịn nhận ra nỗi niềm tâm sự kín đáo của
người tù, người chiến sĩ cộng sản. Đó là niềm ước mong sum họp bên gia đình, quê
hương, đất nước, là khát vọng tự do thoát khỏi cảnh ngục tù.
Thứ đến là vẻ đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ. Đó là lịng u thiên nhiên,
u con người, u cuộc sống, là phong thái ung dung tự do, tự tại, là niềm lạc quan
cách mạng, là nghị lực kiên cường, là bản lĩnh “thép”, tinh thần “thép” vượt lên hoàn
cảnh khắc nghiệt tối tăm.
Tiếp theo đó người đọc cịn nhận ra đằng sau cái nhìn về con người, cuộc đời là
cảm quan biện chứng của một người chiến sĩ cách mạng nắm vững quy luật vận động tất
yếu của cuộc sống nên ln nhìn nó trong sự vận động hướng tới cái tốt đẹp, tươi sáng,
hướng tới tương lai.
Cuối cùng đó chính là sự vĩ đại trong tâm hồn của một bậc “đại nhân, đại trí, đại
dũng” ln qn đi niềm vui của mình để vui với niềm vui của người khác, quên nỗi
đau của mình để đau nỗi đau của người khác như ý thơ của Tố Hữu “Chỉ biết qn mình
cho hết thảy; Như dịng sơng chảy nặng phù sa”.
2. Tích hợp giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh qua bài thơ
Mộ
Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp, là tình cảm mãnh liệt
thể hiện sự nồng cháy trong lịng của nhà thơ. Theo nghĩa đó Thơ cũng chính là người
“người thơ phong vận như thơ ấy”. Qua việc đọc hiểu bài thơ Mộ chúng ta có thể nhận
thấy tác phẩm đã thể hiện một cách trọn vẹn tâm hồn, nhân cách cao đẹp của chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đó cũng là tấm gương để mỗi chúng ta có thể học tập và noi theo. Vì
vậy, dạy tác phẩm giáo viên không chỉ dừng lại ở chỗ giúp học sinh hiểu đúng, hiểu đủ
tác phẩm mà điều quan trọng hơn là giáo dục cho các em có những tư tưởng, tình cảm
đúng đắn, cao đẹp mà Bác Hồ chính là tấm gương sáng ngời. Thơng qua bài thơ này,
giáo viên có thể giáo dục các em tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những biểu hiện

cụ thể:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết trân trọng, nâng niu từng vẻ
đẹp bình dị, thân quen của cuộc sống xung quanh mình, khơng sống một cách
hời hợt, bàng quan, thờ ơ, vô cảm – một biểu hiện tiêu cực đã và đang xuất
hiện trong các tầng lớp thanh, thiếu niên hiện nay.
- Giáo dục cho học sinh tinh thần nhân ái, biết hy sinh và biết yêu thương, biết
vị tha hơn vị kỷ “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”, biết quên đi những nỗi đau,
9


sự vất vả, mệt nhọc của bản thân để hướng tới người khác, hướng tới cuộc
sống xung quanh mình.
- Giáo dục cho học sinh ý chí, nghị lực kiên cường dám đương đầu với khó
khăn, nghịch cảnh để vượt lên và chiến thắng chứ không phải là sự cam chịu,
đầu hàng hay kêu than.
- Giáo dục cho học sinh niềm tin tưởng, lạc quan vào cuộc sống, luôn hướng tới
ánh sáng, sự sống, tương lai bởi lẽ “Hết mưa là nắng hửng lên thôi; Hết khổ là
vui vốn lẽ đời”.
3. Thiết kế giáo án minh họa theo hƣớng tích hợp
Tiết 86
CHIỀU TỐI
Hồ Chí Minh
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh: lịng u thiên nhiên,
u con người, u cuộc sống, phong thái ung dung tự do, tự tại, là niềm lạc quan cách
mạng, là nghị lực kiên cường, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt tối tăm để hướng về sự
sống và ánh sáng.
- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.
- Hiểu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua bài

thơ
B - PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thuyết trình, thảo luận, đối thoại...
C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:
SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học ...
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV cho HS đọc phần tiểu dẫn I. TIỂU DẪN
SGK trang 74
1/ Hoàn cảnh sáng tác
- Em hãy trình bày ngắn gọn về
- Mùa thu 1942: Người sang Trung Quốc tranh
hoàn cảnh ra đời của “Chiều tối”? thủ sự viện trợ của quốc tế thì bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam vơ cớ.
- “Nhật ký trong tù” là tập thơ Người sáng tác
trong hơn 1 năm bị giam cầm tại đây.
- Bài thơ Mộ (Chiều tối) được sáng tác vào mùa
thu 1942, là bài thứ 31/134 bài của tập thơ trên

10


2/ Chủ đề tác phẩm:
Cho HS đọc cả phần phiên âm và
Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, cuộc
dịch thơ (Hướng dẫn HS so sánh, sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà
đối chiếu nguyên tác và bản dịch) thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

- Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Hs đọc lại bài thơ. Nêu bố cục?

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh chiều tối
a. Bức tranh thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên trong bài
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
thơ hiện với những đường nét,
Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng”
hình ảnh như thế nào?
(Quyện điều qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không)
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những hình
ảnh bình dị, quen thuộc:
+ “Chim mỏi” : cánh chim mỏi mệt sau một
ngày dài kiếm ăn
+ “về rừng” : trở về chốn ngủ gợi cảm giác đầm
ấm, sum họp. (Không phải là cánh chim vô định,
lạc lồi)
+ “Chịm mây” (cơ vân) : lẻ loi, cơ độc.
+ “trôi nhẹ”(mạn mạn): gợi lên cái ung dung,
thanh thản, êm trôi của đám mây làm chủ bầu trời.
- Bút pháp cổ điển:
- Em hãy nhận xét nghệ thuật miêu
+ Lấy điểm vẽ diện: cánh chim, chòm mây gợi
tả bức tranh ấy?
bầu trời mênh mông
+ Lấy động tả tĩnh: sự chuyển động nhẹ nhàng
của làn mây và dáng bay mỏi mệt của cánh chim

gợi cái tĩnh lặng ở miền sơn cước lúc chiều tà.
+ Cách cảm nhận thời gian: Chim bay về tổ báo
hiệu thời gian của buổi chiều tối.
Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi"
Trong Truyện Kiều: “Chim hơm thoi thót về
rừng”
Huy Cận: “Chim nghiêng cánh như bóng
chiều sa”
- Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đương thi:
+ Có cảnh chim bay về rừng tìm chốn ngủ
(động từ “quy”: về, “tầm”: tìm)
+ Có chịm mây trơi ung dung, thanh thản, lơ
lửng giữa tầng không (động từ “mạn mạn”: trôi nhẹ
nhàng, chậm chạp)
11


- Hãy nêu cảm nhận chung của em
về cảnh thiên nhiên trong 2 câu
đầu.
Bức tranh cuộc sống được gợi tả
như thế nào?
- Em cảm nhận như thế nào về
công việc của cô gái - xay ngô tối?

Nhận xét về bút pháp nghệ thuật
được sử dụng trong hai câu sau?
- Cách sử dụng từ ngữ có gì đáng
chú ý?


- Em cảm nhận được điều gì về
chữ “hồng” trong câu thơ cuối?

- Con người có ý nghĩa như thế

 Cảnh thiên nhiên lúc chiều tà buồn nhưng
không ảm đạm mà nên thơ, thanh cao, khống đạt
do cách nhìn và người ngắm cảnh có một tâm hồn
thanh thản, phóng khống, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp
thiên nhiên.
b. Bức tranh cuộc sống
“Cơ em xóm núi xay ngơ tối
Xay hết lị than đã rực hồng”
(Sơn thơn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hồn lơ dĩ hồng)
- Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống:
Cảnh chiều tà chuyển sang buổi tối sinh động, ấm
áp với sinh hoạt của con người, với âm thanh bình
dị của cuộc sống, với vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn
của cơ gái trong lao động.
Cơ gái xay ngơ
Lị than rực hồng
- Nghệ thuật mang nhiều nét hiện đại:
+ Bút pháp tả thực: cô thôn nữ đang xay ngô
bên bếp lửa hồng.
+ Điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + kết lại
bằng chữ “hồn”  gợi vịng quay uyển chuyển,
đều đặn, liên tục của chiếc cối xay và thái độ chăm
chỉ, cần mẫn của con người. Khi vòng quay vừa
dứt thì bếp lị rực đỏ, hơi nóng tỏa vào đêm tối, ánh

sáng bất chợt bừng lên, bao trùm toàn bộ không
gian, thời gian của bài thơ, gieo một ấn tượng tin
yêu, lạc quan nơi lòng người.
 niềm say mê, sự miệt mài lao động đến quên cả
thời gian.
- Tứ thơ kín đáo, ẩn trong từ “hồng” (là thi
nhãn, thần tự của câu thơ, bài thơ).
+ Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt, ảm đạm
của cảnh chiều tối
+ Chiếu sáng hình ảnh con người lao động:
khỏe mạnh, bình dị mà tuyệt đẹp.
+ Màu hồng lạc quan cách mạng, màu của ấm
áp tình người.
+ Ước mơ thầm kín của người tù về mái ấm gia
đình
 Vẻ đẹp của con người trong lao động đã
khơi dậy sức sống khoẻ khoắn và làm bừng sáng
12


nào trong bức tranh cuộc sống cho cả bức tranh. Con người trong lao động là vẻ
này?
đẹp trung tâm, là cái thần thái chân dung về vẻ đẹp
cuộc sống giản dị đời thường. Bài thơ tỏa sáng tinh
thần hiện đại.
- Bố cục của bài thơ cũng chính là bố cục của
bức tranh : hai câu đầu làm nền, hai câu sau miêu
tả cận cảnh. Bức tranh vừa bao la mênh mông, vừa
gần gũi ấm áp.
2. Vẻ đẹp tâm hồn người tù:

- Dù cơ đơn nhưng lịng ln hướng về sự sống,
- Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác trân trọng từng vẻ đẹp đơn sơ, giản dị xung quanh
của bài thơ, em có nhận xét gì về với tình u thiên nhiên sâu sắc của Người.
người tù? (Cảnh ngộ: Bác là người
- Yêu và thiết tha gắn bó với vẻ đẹp của cuộc
tù sau một ngày dài với đủ mọi cơ sống đến quên cả mọi đớn đau trong cảnh lao tù, là
cực dọc đường, giờ vẫn chưa được niềm cảm thông, sẻ chia, sự nâng niu, trân trọng
dừng chân)
đối với nỗi vất vả của người lao động sau một ngày
dài vất vả.
- Là phong thái ung dung tự do, tự tại, là niềm
lạc quan cách mạng, là nghị lực kiên cường, là bản
lĩnh “thép”, tinh thần “thép” vượt lên hoàn cảnh
khắc nghiệt tối tăm của người tù – người chiến sĩ
cách mạng.
- Cảm quan biện chứng của một người chiến sĩ
cách mạng nắm vững quy luật vận động tất yếu của
cuộc sống nên ln nhìn nó trong sự vận động
hướng tới cái tốt đẹp, tươi sáng, hướng tới tương
Qua việc đọc hiểu bài thơ chúng lai.
ta có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại tài sản vơ giá là tư
tưởng và tấm gương đạo đức
trong sáng, mẫu mực, cao đẹp,
kết tinh những giá trị truyền Bài học cuộc sống từ tấm gương của Bác:
- Có lịng u thiên nhiên, biết trân trọng,
thống của dân tộc, của nhân loại
nâng niu từng vẻ đẹp bình dị, thân quen
và thời đại. Học tập và làm theo
của cuộc sống xung quanh mình, khơng

tấm gương đạo đức của Bác là
sống một cách hời hợt, bàng quan, thờ ơ,
niềm vinh dự và tự hào đối với
vơ cảm. Đó cũng chính là cơ sở của lòng
mỗi người Việt Nam.
yêu quê hương đất nước.
Từ vẻ đẹp của tâm hồn Bác qua
- Có tinh thần nhân ái, biết hy sinh và biết
bài thơ em học tập được điều gì
yêu thương, biết quên đi những nỗi đau,
và giúp em rút ra được bài học
sự vất vả, mệt nhọc của bản thân để
nào cho cuộc sống của bản thân
mình? (Gv gợi ý, dẫn dắt để HS
hướng tới người khác, hướng tới cuộc
13


rút ra những bài học đạo đức từ
tấm gương Hồ Chí Minh phù hợp
với HS)

sống xung quanh mình.
- Ý chí, nghị lực kiên cường dám đương
đầu với khó khăn, nghịch cảnh để vượt
lên và chiến thắng chứ không phải là sự
cam chịu, đầu hàng hay kêu than.
- Ln có niềm tin tưởng, lạc quan vào
cuộc
sống, biết hướng tới ánh sáng, sự sống,

tương lai

III. TỔNG KẾT:
1/ Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài
Bài thơ cho thấy tình u thiết tha đối với
học.
những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
+ Niềm yêu mến, gắn bó, sự đồng cảm, sẻ chia
- GV kết luận.
đối với cảnh vật khi chiều về.
+ Niềm cảm động, hân hoan đến trào nước mắt
trước niềm vui lao động bình dị của cơ thơn nữ.
2/ Nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và
hiện đại.
+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng
hình ảnh, từ ngữ
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh
thần lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng,
về sự vận động phát triển.
Cụ thể:
+ Sự vận động của hình ảnh thơ:
 Từ tĩnh sang động
 Từ bóng tối ra ánh sáng
 Quan điểm: con người ln ở vị thế làm chủ
hồn cảnh, cải tạo hồn cảnh.
* Dặn dị:
- Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp của cảnh và vẻ đẹp tâm hồn của HCM
- Chuẩn bị bài mới.

4. Những lƣu ý khi thực hiện.
Để việc tích hợp phát huy hiệu quả tốt cần chú ý các vấn đề sau:
4.1. Về phía giáo viên.
- Bám sát nguyên tắc tích hợp.
14


- Có sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy học cả về thiết kế bài học và vận dụng các thiết bị
máy chiếu.
- Phát huy hiệu quả kỹ năng thực hành của học sinh bằng việc giao nhiệm vụ cho cá
nhân, nhóm.
- Cần đa dạng về phương pháp và hình thức tích hợp.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền về vấn đề học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của trường và cả nước.
4.2. Về phía học sinh.
- Tích cực chủ động trong giờ học.
- Tìn hiểu thêm các thơng tin có liên quan đến bài học theo sự định hướng của giáo viên.
- Vận dụng những điều học được vào thực tiễn cuộc sống.
IV. KIỂM NGHIỆM
Trong năm học 2013 -2014 tơi đã tích hợp có hệ thống, liên tục với nội dung khá
phong phú về vấn đề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết dạy bài thơ Mộ ở
trường THPT Triệu Sơn 2, cụ thể là các lớp 11B2, 11B8 (Trong đó lớp 11B8 có học Tự
chọn Ngữ Văn). Qua khảo sát đối tượng học sinh và trao đổi ý kiến với các giáo viên,
kết quả thu được như sau:
1. Về phía học sinh.
- Học sinh rất thích thú và tích cực với những nội dung về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn. Số học sinh có ý kiến này là 100%.
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh ngoài việc nắm được các kiến thức
về đặc trưng thể loại của thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cịn hiểu được vẻ đẹp tâm
hồn Hồ Chí Minh qua một bài thơ cụ thể. Các em chủ động tìm hiểu và có nhận thức sâu

sắc về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của học
sinh. Các em không chỉ hiểu thêm về tài năng thơ ca của Người mà còn rút ra được cho
mình những bài học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
Để đánh giá sự chuyển biến của học sinh về vấn đề này tôi đã tiến hành kiểm
nghiệm như sau:
Trong bài ôn tập Làm văn, tôi cho học sinh lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội :
Bài học cuộc sống mà anh chị rút ra được từ tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh qua
bài thơ Mộ. Kết quả thu được như sau:
Lớp
11B2
11B8

Giỏi
45%
72%

Khá
37%
18%

Trung bình
18%
10%

Yếu
0%
0%

Đặc biệt hơn theo quan sát và tìm hiểu của cá nhân, tơi nhận thấy có sự chuyển

biến nhất định trong thái độ sống, trong cách suy nghĩ và hành động của học sinh sau
khi được tìm hiểu, nhận thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
15


Đó chính là kết quả thực tiễn ghi nhận hiệu quả của việc tơi đã tích hợp giáo dục
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy học Ngữ Văn.
2. Về phía giáo viên.
Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có nhiều năm
kinh nghiệm, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của việc tích hợp giáo
dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ
Văn bài thơ Mộ. Điều đó khơng chỉ góp phần cao nhận thức về bài học đạo đức, kỹ
năng sống cho học sinh mà còn tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút cho giờ dạy học Ngữ
Văn.

16


C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra những kết luận sau:
Đóng góp của đề tài là ở chỗ: từ quan điểm tích hợp và thực tế giảng dạy bài thơ
Mộ trong chương trình Ngữ Văn THPT người viết đã vận dụng giáo dục về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung, liều lượng phù hợp và linh hoạt.
Tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong
giờ dạy học Ngữ Văn rất phù hợp và có tính thực tiễn cao. Việc tích hợp này khơng chỉ
góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học sinh về việc giữ gìn và phát huy
những di sản tinh thần quý giá mà Bác Hồ đã để lại cho chúng ta. Mà thơng qua nội
dung được tích hợp vào bài dạy học, giáo viên sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực
của học sinh, làm cho Văn học gắn bó với cuộc sống, từ đó tạo nên sự hấp dẫn cho giờ

dạy học Ngữ Văn. .
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
- Cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về vấn đề tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh khơng chỉ tới đối tượng học sinh mà là nhân dân cả nước .
- Việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khơng phải chỉ trong bài thơ Mộ mà
cần được thực hiện trong tất cả các tác phẩm của Người được đưa vào giảng dạy ở các
cấp học đặc biệt là bài Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở chương trình lớp 12.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 05 năm
2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Ngƣời thực hiện

Hồng Thị Huyên

17


THƢ MỤC THAM KHẢO
1.Nguyễn Đăng Mạnh, Giáo trình thơ Hồ Chủ Tịch, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,
1978.
2. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 11, NXBGDVN, H, 2010.
3. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng, một góc nhìn, một

cách đọc, NXBGD, H, 2009.
4. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, Tập hai, NXBGD, H,
2009.
5. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 11, NXBGD, H, 2009.
6.Tài liệu về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của
Ban tuyên giáo Trung Ương.
7. Nguồn từ Internet.

18



×