Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử 6 ở trường THCS xuân thắng, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 Ở TRƯỜNG
THCS XUÂN THẮNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Thắng,
Huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài

Trang
01
01

1.2. Mục đích nghiên cứu

02



1.3. Đối tượng nghiên cứu

02

1.4. Phương pháp nghiên cứu

02

2. Nội dung sáng kiến

02

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

02
03

2.3. Các biện pháp tiến hành

05

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

3. Kết luận, kiến nghị

16


3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

16
16
18


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
H: Hình
Tr: Trang
SGK: Sách giáo khoa
LS 6: Lịch sử 6
HS: Học sinh
GV: Giáo viên


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lịch sử là một khoa học chuyên nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những
hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Học lịch sử là để
hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình,
để chúng ta biết được tổ tiên, cha ông đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng
nên đất nước như ngày hôm nay. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được
giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn
những người có công với đất nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của
mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Xuân Thắng là một xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông
không thuận lợi. Đối tượng học sinh đa phần là con em dân tộc thiểu số. Ngày
nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn
là tài sản riêng của các trường học nữa. Học sinh có thể tiếp cận thông tin từ
nhiều kênh, nguồn khác nhau. Tuy nhiên các em học sinh trường THCS Xuân
Thắng lại hết sức bỡ ngỡ với công nghệ thông tin. Một số học sinh đã biết tiếp
cận thông tin từ nguồn internet nhưng là để phục vụ nhu cầu giải trí, học sinh
thường lên mạng xã hội như zalo, facebook để nói chuyện phiếm mà không biết
dùng mạng để tìm hiểu những kiến thức phục vụ việc học. Là một giáo viên
trong quá trình giảng dạy tôi rất băn khoan, trăn trở về vấn đề học lịch sử của
các em. Làm thế nào để các em không "quay lưng" với lịch sử, làm thế nào để
các em yêu thích, có hứng thú khi học các tiết lịch sử... Đó là cả một vấn đề đặt
ra cho cả cô và trò. Trò thì phải hứng thú, say mê, yêu thích lịch sử. Cô thì phải
phát huy được tính tích cực ở trò, khơi được niềm đam mê với môn học. Trong
quá trình giảng dạy, tôi cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp về những kinh
nghiệm giảng dạy bộ môn, đồng thời nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh qua từng tiết học. Đối với học sinh lớp 6, các em mới
chuyển cấp từ tiểu học sang cấp THCS, nên hết sức bở ngỡ với phương pháp
học tập mới, nhất là bộ môn Lịch sử lại là một môn học độc lập. Nếu ngay từ
đầu lớp 6, giáo viên hình thành cho các em những kỹ năng, phương pháp học tập
tích cực thì chắc chắn khi lên các lớp lớn hơn, các em sẽ được trang bị những
phương pháp, những kỹ năng khi học tập, từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn, có
hứng thú trong từng tiết học lịch sử.
Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển giáo dục toàn diện, nhiệm vụ của bộ môn
Lịch sử, từ thực tế về đối tượng học sinh ở Trường THCS Xuân Thắng, trong
quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến đối tượng học sinh lớp 6, lớp đầu cấp học,
các em vừa chuyển từ cấp tiểu học sang cấp THCS, các em được làm quen với
phương pháp học mới nên ngay từ khi bước vào lớp 6, lớp đầu cấp, giáo viên
phải hình thành cho các em phương pháp, kỹ năng học tập bộ môn khoa học lịch
sử và tạo hứng thú cho các em trong từng tiết dạy. Vì vậy tôi đã rút ra “Một số

biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử
6 ở Trường THCS Xuân Thắng". Giúp các em vừa nắm kiến thức một cách
nhanh chóng, vừa hình thành các kỹ năng khi học lịch sử, từ đó các em yêu thích


và có hứng thú với lịch sử và không quay lưng lại với lịch sử. Xem lịch sử như
một nhu cầu thiết thực của cuộc sống, nó cũng quan trọng không kém bộ môn
Toán hay môn Văn. Đồng thời góp phần thực hiện nội dung đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực trong bộ môn lịch sử trong trường THCS.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Làm cho tiết học bớt khô khan, không nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh
động. Làm cho học sinh thêm yêu thích, có hứng thú khi học lịch sử.
Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THCS Xuân Thắng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 6 trong
dạy học Lịch sử ở Trường THCS Xuân Thắng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu, phân tích,
tổng hợp các loại tài liệu, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của
ngành Giáo dục. Các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên
THCS. Tìm hiểu thực trạng về vấn đề dạy và học Lịch sử hiện nay ở các trường
phổ thông. Tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm
trung tâm và những biện pháp tích cự giúp học sinh hứng thú, yêu thích tiết học
lịch sử trên lớp.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến hành
khảo sát đối tượng học sinh lớp 6A và lớp 6B trường THCS Xuân Thắng. Quan
sát thái độ học tập của học sinh, thực trạng học sinh ngại học môn Lịch sử,
không hứng thú với bộ môn này. Lấy phiếu thăm dò về sự yêu thích và hứng thú
của các em đối với các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Từ đó tôi
áp dụng những một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi

học môn Lịch sử, thông qua việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực,
áp dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy, dạy theo chủ đề tích hợp liên môn...
Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy
học trên đã giúp học sinh hứng thú hơn và say mê học lịch sử, chất lượng đại trà
của môn Lịch sử được nâng lên.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh được bắt đầu bằng
quan sát (tri giác) tài liệu, từ đó nhớ, hình dung lại để hình thành những mối liên
hệ tạm thời tương ứng (biểu tượng). Biểu tượng là dấu ấn ghi lại trong ý thức
các em những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng lịch sử đã được tri giác. Song để
hiểu sự kiện, hiện tượng quá khứ, phải tìm ra bản chất của chúng, tức là hình
thành khái niệm lịch sử. Muốn làm được việc này phải thông qua các thao tác tư
duy như: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp…vạch ra dấu hiệu bản chất.
Quá trình này không tự diễn ra mà đòi hỏi phải có sự kích thích nhất định cho tư
duy. Yêu cầu tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng quá khứ là những biểu hiện
của những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh ra trên cơ sở tri giác. Chính các câu hỏi


“như thế nào?”, “tại sao?”… sẽ kích thích óc tìm tòi, sự phân tích, so sánh và
khái quát hoá của học sinh. Như vậy, trong các hoạt động nhận thức lịch sử của
học sinh (tri giác, nhớ, hình dung, tưởng tượng, tư duy…) thì tư duy có vai trò
quan trọng. Nếu không có hoạt động của tư duy thì không thể nhận thức được
bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Đối với các em lớp 6 bước vào môi trường học tập mới còn rất nhiều bỡ
ngỡ, việc học tập, kiểm tra đánh giá có nhiều điểm khác biệt so với chương trình
tiểu học, vì vậy người dạy cần hướng các em đi đúng hướng, nếu không các lớp
học tiếp theo việc học tập bộ môn sẽ không đạt kết quả theo mong muốn.
Phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương

pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai...) và các phương pháp truyền thống
(trực quan, kể chuyện...). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết
lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo
cho học sinh hứng thú học tập. Để giúp các em học tốt, tiếp thu nhanh và nhớ
lâu thì giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng
học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập của các em, để các
em tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép. Vì vậy việc khơi dậy sự hứng thú học
tập, phát triển ý thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học
là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ngày nay giới trẻ ngày càng không mấy hứng thú với lịch sử, nhất là học
sinh phổ thông, các em đều cho rằng lịch sử là môn phụ, không quan trọng như
các môn Toán, Lý, Hóa, Văn... nên có thái độ xem nhẹ, thờ ơ trong việc học.
Phụ huynh thường hướng con em mình học những môn như Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Văn, Ngoại ngữ để sau này thi vào Đại học và ra trường dễ tìm việc làm.
Thời gian gần đây, tình trạng học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử ngày càng
gia tăng. Thực tế là điểm thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học môn Lịch sử rất
thấp, rất ít học sinh phổ thông đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Ðiều này đã
làm dư luận ngày càng quan tâm việc dạy và học môn Lịch sử ở các trường phổ
thông. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: sách giáo khoa còn
nặng nề về kiến thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự thu hút
học sinh... Vấn đề cốt yếu là bây giờ chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu
trong việc đổi mới môn Lịch sử, làm sao để môn học này thực sự thu hút học
sinh. Làm thế nào để môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ
đó giúp học sinh yêu thích, say mê học tập, nâng cao dần chất lượng bộ môn.
Giáo viên, đa số giáo viên ở các trường THCS đang trực tiếp đứng lớp
giảng dạy bộ môn lịch sử đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong quá
trình giảng dạy nhiều giáo viên đã sử dụng triệt để các thiết bị và đồ dùng dạy
học như : Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim, video, máy chiếu … vào bài giảng,
giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh khi học lịch

sử. Nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy. Bên cạnh đó vẫn còn có giáo viên (đặc
biệt là giáo viên đang công tác tại các vùng khó khăn) vẫn chưa áp dụng phương
pháp dạy học tích cực mà vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống,


“thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép”, vô tình làm cho học sinh thụ động trong
việc lĩnh hội tri thức. Hoặc trong việc sử dụng đồ dùng, bài nào có đồ dùng
(tranh ảnh, lược đồ, bảng phụ…) có trong thư viện thì giáo viên dùng, không có
thì “dạy chay” mà không tự tạo, tìm kiếm và làm thêm để phục vụ cho bài giảng.
Do đó không tạo được hứng thú học tập, không có khả năng phát triển tư duy,
không hình thành được các kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện ... tiết
học trở nên khô khan và các em sẽ xem nhẹ tầm quan trọng của bộ môn lịch sử.
Học sinh, đa phần các em đều ham học và yêu thích bộ môn lịch sử.
Nhưng bên cạnh đó rất nhiều em không thích bộ môn này và cho rằng đây là
môn phụ, thiên về học thuộc và ghi nhớ một cách máy móc các sự kiện. Với học
sinh ở trường THCS Xuân Thắng, các em đa phần thuộc diện hộ nghèo, cơm ăn
chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm nên việc học hành của các em chưa thực sự
được coi trọng. Các em đi học chỉ với mục đích là để biết cái chữ, biết đọc, biết
viết, chứ chưa xác định được đi học là để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, tri thức
mới. Trong quá trình giảng dạy học sinh khối 6, tôi nhận thấy học sinh mới vào
đầu cấp, chưa có phương pháp học tập chủ động tích cực, chưa có ý thức tự giác,
niềm say mê khi học tập. Các em vẫn chỉ coi trọng và chú ý đến môn Văn và
Toán. Còn tất cả các môn khác đều cho là môn phụ, không cần học. Dẫn đến
việc xác định mục đích học tập là chưa có, nhất là đối với môn Lịch sử.
Nhìn chung vấn đề học tập của các em học sinh ở trường THCS về bộ
môn lịch sử còn rất nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như
việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các
em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào? Chúng ta thấy có một thực trạng phổ
biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ động, học vẹt,
khi ngồi học trên lớp với một tình trạng gò bó, o ép phải nhận kiến thức cho nên

dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm
tra bài cũ thì đa số các em không nhớ, hay quên mất một số từ đầu câu thì sẽ
quên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy làm thế nào các em học sinh không thụ
động, có hứng thú say mê học tập, nắm được kiến thức lịch sử. Qua quá trình
giảng dạy ở trường, tôi đã rút ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực
cho học sinh nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử.
Qua hơn 09 năm giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Xuân Thắng tôi
nhận thấy với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng
bộ đã góp phần làm thay đổi cách dạy của giáo viên, cách học học sinh có phần
khởi sắc. Bản thân không ngừng tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách truyền đạt mới
với phương châm lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn
cho học sinh giải quyết vấn đề.
Từ những thực trạng trên. Nhằm tạo niềm say mê, hứng thú học tập, đặc
biệt phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc học tập
Lịch sử. Tôi đã rút ra và áp dụng “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 ở Trường THCS Xuân Thắng"
nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh.
Chất lượng học sinh đầu học năm học 2016 - 2017 như sau:


Lớp
6A
6B

Giỏi
Sĩ số
học sinh SL %

Khá
SL


%

Trung bình
SL

%

Yếu
SL

%

Kém
SL

%

34
03 8,8 12 35,3 11 32,4 08 23,5 0
0
34
02 5,9 10 29,4 14 41,2 08 23,5 0
0
2.3. Các biện pháp đã tiến hành
2.3.1. Biện pháp giới thiệu bài mới thông qua việc đặt vấn đề.
Biện pháp này nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo sự hấp dẫn cho
cả một tiết học và cả quá trình học tập lịch sử. Biện pháp này áp dụng cho tất cả
các bài học mới trong chương trình lịch sử lớp 6, việc này thực hiện ở phần giới
thiệu bài mới hoặc chuyển các mục, kết thúc bài học định hướng các nội dung kế

tiếp liên quan. Khi vào bài, giáo viên cần phải giới thiệu, dẫn dắt học sinh vào
bài mới để gây sự chú ý cho các em đồng thời tạo tình huống để học sinh suy
nghĩ, theo dõi nội dung bài học. Có thể tạo tình huống bằng các câu hỏi, bằng
câu chuyện vui vv... Biện pháp này áp dụng cho tất cả các bài học trong chương
trình lịch sử.
Cụ thể ở bài 3: Xã hội nguyên thủy (SGK-LS 6; Tr.8). Khi giới thiệu bài
mới GV có thể nêu vấn đề để thu hút học sinh như sau: Các em có thấy tò mò
muốn biết con người có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện từ bao giờ không? Chắc
hẳn tất cả HS sẽ đồng loạt nói là "có ạ". Vậy hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu nội dung bài học mới để tìm hiểu xem con người chúng ta có nguồn gốc
từ đâu, và từ khi nào? Đời sống của họ trong buổi đầu sơ khai đó như thế nào?
Với cách đặt vấn đề này, sẽ tạo hứng thú ngay từ đầu tiết học, các em sẽ rất tò
mò tìm hiểu, trong quá trình tìm hiểu các em sẽ rất tích cực suy nghĩ để tìm câu
trả lời khi giáo viên đưa ra.
Ở bài 6: Văn hóa cổ đại (SGK-LS 6; Tr.16). Sau khi kiểm tra bài cũ. Giáo
viên đặt vấn đề để thu hút HS: Các em có tò mò muốn biết chữ mà các em đang
viết (a,b,c...) và chữ số 0, 1, 2, 3... được ra đời từ khi nào? Quốc gia (dân tộc)
nào trên thế giới đã sáng tạo ra chữ viết và chữ số đó không? Hôm nay cô trò
chúng mình cùng đi tìm đáp án qua nội dung bài học hôm nay nhé.
Ở bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta (SGK-LS 6; Tr.22). GV có thể
lấy ngay câu thơ của Hồ Chí Minh ở cuối bài để làm câu đặt vấn đề
" Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam "
Các em có biết "gốc tích", nguồn gốc của nước Việt Nam ta được bắt
nguồn từ khi nào? Dựa vào đâu để ta biết được gốc tích đó?...
Tương tự ở bài 12: Nước Văn Lang (SGK-LS 6 Tr. 35). GV cũng lấy câu
danh ngôn cuối bài của Hồ Chí Minh để đặt vấn đề vào bài mới
" Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước "
Các em đã được nghe kể hoặc đọc nhiều câu truyện truyền thuyết về các

đời vua Hùng. Vậy các em có biết các vua Hùng sống cách ngày nay bao nhiêu
năm và đã xây dựng nước ta như thế nào? ...


Hay ở các bài về các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến như
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng (năm 40) (SGK - LS6; Tr47).
Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (SGK - LS6; Tr55).
Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (SGK - LS6;
Tr73).
Ở các bài này có những nhân vật Lịch sử nổi tiếng như Hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Ngô Quyền các em đã được tìm hiểu, học ở bậc tiểu học nên tôi sẽ sử
dụng hình ảnh các nhân vật để đặt vấn đề.

Hình ảnh: Hai Bà Trưng ra trận

Hình ảnh: Bà Triệu ra trận

Hình ảnh: Ngô Quyền chỉ huy trận đánh trên sông Bạch Đằng


Các em hãy cho biết hình ảnh này đang nói về nhân vật và sự kiện lịch sử
nào? HS trả lời xong, GV giới thiệu bài học mới để tạo sự hứng thú, hình dung
nội dung bài học.
2.3.2. Biện pháp hợp tác nhóm, thảo luận nhóm.
Hợp tác nhóm, thảo luận nhóm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức
trong học tập, trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có
dẫn chứng minh họa, phát triển được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển
các kĩ năng giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một
cách vừa sức. Nâng cao tính tích cực của học sinh.
Tôi đã áp dụng biện pháp này đối với nhiều bài trong chương trình Lịch

sử 6. Một số bài ví dụ cụ thể như sau:
Bài 3: Xã hội nguyên thủy GV: Giới thiệu H5 - Người tối cổ và người tinh
khôn (SGK - LS6; Tr9), GV yêu cầu HS quan sát, kết hợp với kênh chữ, cho biết
sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn ở điểm nào? GV chia lớp
thành các nhóm, hai bàn một nhóm để thảo luận rồi trình bày kết quả của nhóm
mình và ghi kết quả vào phiếu học tập sau:
Đặc điểm
Người tối cổ
Người tinh khôn
Dáng đi
Khuôn mặt
Cơ thể
Bàn tay
Thể tích sọ não
GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét và trình chiếu kết
quả để cho HS so sánh.

Giáo viên giúp học sinh phân biệt sự khác biệt, đó là những yếu tố cơ bản
giúp Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn.
Bài 6: Văn hóa cổ đại.


Sau khi kiểm tra bài cũ. Giáo viên đặt vấn đề để thu hút HS: Các em có tò
mò muốn biết chữ mà các em đang viết (a,b,c...) và chữ số 0, 1, 2, 3... được ra
đời từ khi nào? Quốc gia (dân tộc) nào trên thế giới đã sáng tạo ra chữ viết và
chữ số đó không? Hôm nay cô trò chúng mình cùng đi tìm đáp án qua nội dung
bài học hôm nay nhé.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : Nhóm 1

1. Các dân tộc phương Đông thời cổ
GV: Tổ chức hướng dẫn cho HS thảo đại đã có những thành tựu văn hóa gì ?
luận. Sử dụng bảng phụ (bảng 1- Mẫu
bảng thống kê những thành tựu tiêu
Bảng 1
biểu của văn hóa cổ đại của phương Lĩch vực
Thành tựu cụ thể
Đông). Treo bảng.
Thiên Có những tri thức đầu tiên
? Trình bày những thành tựu tiêu biểu
văn
về thiên văn .
của văn hóa cổ đại của phương
- Làm lịch và dùng lịch âm
Đông. (Hoàn thành vào bảng 1)
(1 năm có 12 tháng, mỗi
HS: Thảo luận nhóm : Cử Đại diện
Lịch
tháng có 29 hoặc 30 ngày).
lên bảng trình bày. HS khác theo dõi,
- Làm đồng hồ đo thời gian
nhận xét, bổ sung.
bằng bóng nắng mặt trời.
GV: Theo dõi, trợ giúp.
- Sáng tạo chữ viết, gọi là
GV: Hướng dẫn HS xem chữ tượng
chữ tượng hình (vẽ mô
hình. Hình 11- SGK.
phỏng vật thật để nói lên suy
? Chữ tượng hình là gì?

Chữ viết nghĩ của con người); viết
HS: Quan sát hình 11- SGK. Trả lời
trên giấy Pa-pi-rút, trên mai
theo SGK.
rùa, thẻ tre và các tấm đất
GV: Bổ sung. Chữ tượng hình Ai Cập
sét...
ra đời 3500 TCN .
- Phát minh ra phép đếm
? Chữ viết của người phương Đông
Khoa
đến 10, các chữ số từ 1 đến
được viết trên chất liệu gì?
học
9 và số 0, tính được số Pi
HS: Trả lời theo SGK.
bằng 3,16.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H.12,13 Công
- Kim Tự Tháp (Ai Cập)
SGK. Giới thiệu đó là những kỳ quan trình
- Thành Babilon (Lưỡng
của Thế giới.
kiến trúc Hà)
2. Người Hy Lạp và Rô-ma có những
HOẠT ĐỘNG 2: Cả lớp/nhóm.
đóng góp gì về văn hóa ?
GV: Tổ chức hướng dẫn cho HS thảo
luận. Sử dụng bảng phụ (bảng 2- Mẫu
Bảng 2
bảng thống kê những thành tựu tiêu

Lĩch vực
Thành tựu cụ thể
biểu của văn hóa cổ đại của phương
Làm lịch và dùng lịch
Tây). Treo bảng.
dương, chính xác hơn: 1
? Trình bày những thành tựu tiêu biểu
Lịch
năm có 365 ngày và 6 giờ,
của văn hóa cổ đại của phương Tây.
chia thành 12 tháng.
(Hoàn thành vào bảng 2).
Chữ viết Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b,
HS: Thảo luận  rút ra nội dung.


HS: Trình bày kết quả thảo luận trên
bảng.
GV: Theo dõi, trợ giúp.
GV: Hướng dẫn HS quan sát Hình
14, 15- SGK.
HS: Quan sát H.14,15 SGK.
? Em có nhận xét gì về những thành
văn hóa cổ đại? Em cần phải làm gì
để bảo vệ những thành tựu văn hóa ở
Việt Nam ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. Kết luận.
Chúng ta đang thừa hưởng những
thành tựu văn hóa của ông cha để lại,

cần quí trọng, gìn giữ và phát huy
những giá trị tinh hoa văn hóa đó…

c...gồm 26 chữ, gọi là hệ chữ
cái La-tinh, đang được dùng
phổ biến hiện nay.
Khoa học phát triển cao, đặt
nền móng cho các ngành
khoa học sau này. Một số nhà
Các
khoa học nổi tiếng như: Tangành
lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán
khoa học học); Ác-si-mét (Vật lí); Platôn, A-ri-xtốt (Triết học); Hêrô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học);
Stơ-ra-bôn (Địa lí)...
- Đền Pác-tê-nông ở A-ten.
Công
- Đấu trường Cô-li-đê ở Rôtrình kiến
ma.
trúc, điêu
-Tượng Lực sĩ ném đĩa, thần
khắc.
Vệ nữ ở Mi-lô...
=> Thời cổ đại loài người đã đạt những
thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú.
2.3.3. Biện pháp dạy học theo chủ đề tích hợp.
Môn Lịch sử 6 có liên quan kiến thức với các môn học như: Ngữ Văn, Địa
lý, Giáo dục công dân. Biện pháp này áp dụng cho nhiều bài học trong chương
trình lịch sử lớp 6.
Tích hợp môn Địa lí, học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng môn địa lý để
xác định được vị trí địa lý các địa danh trên lược đồ.

Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn thông qua các câu truyện truyền miệng,
truyền thuyết các em đã học trong chương trình ngữ văn 6 để hiểu rõ hơn về lịch
sử thời đại dựng nước và chống bắc thuộc.
Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân về lòng biết ơn, bảo vệ các
giá trị các di tích lịch sử, các di sản văn hóa, ý thức bảo vệ môi trường...
Cụ thể tôi đã áp dụng biện pháp dạy học theo chủ đề tích hợp đối với các
bài cụ thể như sau:
Bài 12. NƯỚC VĂN LANG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Cả lớp.
1. Nhà nước Văn Lang ra
GV sử dụng lược đồ Việt Nam. Yêu cầu HS quan đời trong hoàn cảnh nào ?
sát. GV sử dụng kiến thức môn địa lý để giới
thiệu về vùng đồng bằng ven sông Hồng, sông - Vào khoảng các thế kỉ VIII
Mã, sông Cả thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - VII TCN, ở vùng đồng
ngày nay - là nơi người Việt cổ sinh sống.
bằng ven các con sông lớn
? Vào khoảng cuối thế kỉ VIII – đầu thế kỉ VII thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung
TCN, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành


Bộ ngày nay đã có thay đổi gì lớn ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chốt ý.
GV: Yêu cầu HS tích hợp kiến thức môn Ngữ
Văn 6 Bài 3: Sơn Tinh Thủy Tinh.
? Quan sát hình ảnh trên. Em hãy cho biết đây
là hình ảnh trong câu truyện gì mà em đã học
trong môn Ngữ văn 6.

HS: Quan sát hình ảnh và trả lời
? Theo em truyện Sơn Tinh Thủy Tinh nói lên
hoạt động gì của nhân dân ta thời đó ?
HS: Nhớ lại nội dung câu truyện đã được học
trong môn Ngữ văn để trả lời.
? Theo em, để chống lại sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, người Việt xưa và nay đã có những biện
pháp gì để đối phó ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chốt ý. Người Việt cổ
đã tập hợp nhau lại đắp đập ngăn nước lũ. Ngày
nay để ứng phó với thiên tai, chúng ta có nhiều
biện pháp để bảo vệ mùa màng như thường
xuyên tu sửa cũng cố đê điều. Nghiêm cấm chặt
phá rừng, tích cực trồng rừng...vv
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 31, 32 SGK
? Em có suy nghĩ gì về sự xuất hiện của vũ khí
trong các hình 31, 32 ? (Vũ khí đó dùng để làm
gì?)
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Dao găm, giáo đồng ngoài việc dùng để săn
bắt, họ còn dùng làm vũ khí khi có xung đột.
Yêu cầu HS tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn 6
Bài 2: Thánh Gióng.
? Em hãy cho biết Thánh Gióng đã sử dụng
những loại vũ khí gì khi ra trận ?
HS: Liên hệ truyện Thánh Gióng trong Ngữ văn
6
GV: Thánh Gióng dùng vũ khí bằng sắt, roi sắt,
ngựa sắt và cả cây tre. => Việc dùng vũ khí

chứng tỏ lúc bấy giờ cư dân biết dùng vũ khí để
bảo vệ lãnh thổ và cuộc sống bình yên của mình.
HOẠT ĐỘNG 2 : Cả lớp.
GV: Sử dụng lược đồ Việt Nam. Yêu cầu HS
quan sát tích hợp kiến thức môn địa lý để xác

những bộ lạc lớn. Sản xuất
phát triển, mâu thuẫn giữa
người giàu và người nghèo
đã nảy sinh và ngày càng
tăng thêm.

- Việc mở rộng nghề nông
trồng lúa nước ở các vùng
đồng bằng ven các con
sông lớn thường xuyên phải
đối mặt với hạn hán, lũ lụt.

=> Vì vậy, cần phải có
người chỉ huy đứng ra tập
hợp nhân dân các làng để
giải quyết vấn đề thủy lợi
bảo vệ sản xuất, mùa màng .
- Các làng bản khi giao lưu
với nhau cũng có xung đột.
Đó là xung đột giữa người
Lạc Việt với các bộ tộc
người khác và cả giữa các
bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để
có cuộc sống yên ổn, cần

phải chấm dứt các xung đột
đó.

2. Nước Văn Lang thành
lập


định vị trí khu vực sông Cả (Nghệ An), sông Mã
(Thanh Hoá) và vùng đất ven Sông Hồng (từ
Phú Thọ đến Hà Nội)
? Em hãy cho biết Bộ lạc Văn Lang cư trú ở
đâu? Xá định vị trí đó trên lược đồ.
HS: Dựa vào tài liệu trả lời và lên bảng xác
định vị trí khu vực cư trú của bộ lạc Văn Lang ở
khu vực Ven Sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến
Việt Trì (Phú Thọ) ngày nay.
? Dựa vào thế mạnh của mình, Thủ lĩnh Văn
Lang đã làm gì.
HS: Dựa vào SGK trả lời.
? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
Ai đứng đầu ? Đóng đô ở đâu?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Chốt ý: Nhà nước Văn Lang hình thành từ 1
bộ lạc có tên là Văn Lang, Người đứng đầu bộ
lạc là một người tài giỏi, có uy tín đã hợp nhất
các bộ lạc khác và thành lập ra nước Văn Lang
vào thế kỷ VII TCN. Đứng đầu là vua Hùng, cho
đóng ở Bạch Hạc
GV: Yêu cầu HS liên hệ với truyền thuyết ”Con
Rồng cháu Tiên” (Ngữ văn 6 tập 1)

? Truyền thuyết đó nói lên điều gì?
HS: Tích hợp với kiến thức Ngữ văn để trả lời.
GV: Truyền thuyết trên nói về nguồn gốc, nòi
giống dân tộc Việt đều là anh em chung một bọc
trăm trứng. Đồng thời thể hiện sự đoàn kết,
thống nhất trong cộng đồng người Việt đã xây
dựng nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên
đặt nền móng cho nhà nước ta ngày nay.
HOẠT ĐỘNG 3 : Cả lớp/nhóm
GV Sử dụng “Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Văn
Lang”
..........
? Quân đội chưa có, khi có giặc ngoại xâm thì
làm thế nào ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Liên hệ với Truyện Thánh Gióng . Khi có
giặc ngoại xâm, Vua kêu gọi thanh niên trai
tráng ở khắp cả nước tập hợp lại cùng chiến đấu
bảo vệ đất nước.
GV Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân

- Bộ lạc Văn Lang cư trú
trên vùng đất ven sông
Hồng là vùng có nghề đúc
đồng phát triển sớm, dân cư
đông đúc. Bộ lạc Văn Lang
là một trong những bộ lạc
hùng mạnh nhất thời đó.

- Vào khoảng thế kỉ VII

TCN ở vùng Gia Ninh (Phú
Thọ), thủ lĩnh của bộ lạc
Văn Lang đã dùng tài trí
khuất phục được các bộ lạc
khác và tự xưng là Hùng
Vương, đóng đô ở Bạch
Hạc (thuộc Phú Thọ ngày
nay), đặt tên nước là Văn
Lang.

3. Nhà nước Văn Lang
được tổ chức như thế
nào ?
- Chính quyền Trung ương
gồm (Vua, lạc hầu, lạc
tướng). Vua đứng đầu nắm
mọi quyền hành trong
nước, đời đời cha truyền
con nối và đều gọi là Hùng
Vương.
- Cả nước chia thành 15 Bộ
(đứng đầu là các Lạc


– Bài Lòng biết ơn.
? Vì sao nhân dân ta lại xây lăng Vua Hùng (Phú
Thọ).
? Để tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng, là
học sinh em phải làm gì ?
HS: Suy nghĩ trả lời.

GV: Bổ sung, chốt ý

tướng)
- Ở địa phương là các
chiềng, chạ (đứng đầu là
quan Bồ chính)
- Nhà nước Văn Lang tuy
chưa có luật pháp, quân
đội, nhưng đã là một tổ
chức chính quyền cai quản
cả nước.

Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN
VĂN LANG
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công
a. Nông nghiệp
GV: Đặt vấn đề: Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang trồng những cây gì? Cây
gì là cây có vai trò quan trọng nhất trong đời sống của cư dân nông nghiệp?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét, chốt ý
GV yêu cầu 1 HS đọc nội dung sau":
"Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con
người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người
không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều.
Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương."
? Đoạn trích trên được trích trong truyền thuyết nào các em đã học ở môn Ngữ
văn 6?
GV Yêu cầu HS Tích hợp kiến thức môn ngữ văn lớp 6.
HS: Nhớ lại nội dung bài học để trả lời.
Đoạn trích được trích trong Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giày" (ngữ văn 6

tập 1)
GV Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc cho HS nghe 1 đoạn trong bài hát "Hạt
gạo làng ta".Thơ: Trần Đăng Khoa; Nhạc: Trần Viết Bính.
? Em hãy cho biết bài hát có tên là gì, tác giả là ai ?
HS: Hạt gạo làng ta, Thơ: Trần Đăng Khoa; Nhạc: Trần Viết Bính.
....................
b. Thủ công.
? Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước
ngoài đã thể hiện điều gì.
GV tích hợp kiến thức môn Địa lý để xác định vị trí nơi tìm thấy trống đồng
trên lược đồ.
GV Yêu cầu HS tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn 6.
? Quan sát hình ảnh sau em liên tưởng đến truyền thuyết nào em đã được học
trong bộ môn Ngữ văn 6?


Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân
(Tố Hữu, Theo chân Bác)

HS: Quan sát hình ảnh và trả lời
Đó là truyền thuyết Thánh Gióng.
? Em hãy cho biết Thánh Gióng đã sử dụng những loại vũ khí gì khi ra trận ?
Với vũ khí đó, nghề luyện kim nào đã xuất hiện?
HS: Liên hệ truyện Thánh Gióng trong Ngữ văn 6 trả lời.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
.......
GV yêu cầu HS tích hợp kiến thức môn Ngữ văn bằng cách nhớ lại câu

truyện Trầu cau, Tấm cám, Bánh trưng, bánh giầy.
? Các truyện “Trầu cau và bánh trưng, bánh giầy” cho ta biết nhân dân thời Văn
Lang đã có những tập tục gì ? Ngày nay những phong tục đó ở địa phương có
còn tồn tại không ?
HS: Nhớ lại nội dung các câu truyện để trả lời.
( tục hôn nhân, ăn trầu, nhuộm răng, gói bánh…cúng tổ tiên ngày tết.)
? Là một người con đất Việt, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ các di
tích lịch sử, những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt ta?
GV yêu cầu HS Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân 6 – Bài 6: Biết
ơn.
HS: Tích hợp môn GDCD trả lời.
..................
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tích hợp đối với nhiều bài học khác ở
chương trình lịch sử lớp 6, cũng như chương trình lịch sử các lớp 7, 8, 9.
2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Theo số liệu khoa học mà tổ chức UNESCO đã công bố: Học sinh chỉ nhớ
15% thông tin khi nghe, 25% thông tin khi nhìn nhưng nếu được kết hợp giữa nghe
và nhìn thì thông tin thu nhận được đạt tới 65%. Như vậy khi ứng dụng công nghệ


thông tin với kênh hình, kênh chữ và các ứng dụng khác sẽ giúp học sinh học tập
chú ý hơn, tạo được cảm xúc, tìm tòi, nhận thức và khái quát hóa sự kiện, hiện
tượng.
Qua thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của tôi, có thể khẳng định rằng:
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ dạy học là phương pháp đem lại
hiệu quả cao. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hình thành kiến thức cho học
sinh trong dạy học lịch sử sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động không bị khô
khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo
cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc
tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát

triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công nghệ
thông tin làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác, cho nên giáo
viên có thể ứng dụng nó để hỗ trợ cho việc tường thuật, hoặc miêu tả các sự
kiện, hiện tượng lịch sử...kết hợp với lời trình bày sinh động của giáo viên. Giáo
viên cũng có thể chiếu một đoạn phim tài liệu hoặc tư liệu tham khảo để các em
đọc và tìm hiểu. Sau đây là một số phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
Ứng dụng công nghệ thông tin để tường thuật diễn biến một sự kiện lịch
sử. Trình bày tình tiết các sự biến thông qua từ ngữ gợi cảm, gợi tả thể hiện âm
thanh, màu sắc, cử chỉ, động tác của con người cụ thể, với ngữ điệu nói cao dần,
giáo viên tạo cho học sinh xúc động sâu sắc về những gì mà các em hình dung
được, tạo cho các em cảm giác dường như đang sống, tham dự, chứng kiến sự
kiện đang xảy ra. Đến chỗ tình tiết phát triển cao thì lời nói của giáo viên phải
hơi lên giọng, nhịp điệu vừa phải nhưng cần thiết nhấn mạnh những từ ngữ có
hình ảnh để khắc sâu như: ... làm cho học sinh hồi hộp theo dõi câu chuyện. Khi
tình tiết giảm đi thì nhịp điệu nói của giáo viên phải hơi nhanh, hơi hạ giọng.
Kết thúc bài giảng giáo viên phải nói với nhịp độ vừa phải, hạ giọng và nhấn
mạnh khi trình bày về kết quả tốt đẹp của trận chiến đấu, gây ấn tượng sâu sắc
cho học sinh. Như vậy các em sẽ được theo dõi diễn biến của sự kiện lịch sử
trên màn hình, giống như đang được xem một bộ phim với hình ảnh sinh động
nên các em sẽ dễ nhớ, dễ hiểu và hứng thú học tập. Với biện pháp trên, tôi nhận
thấy hầu hết học sinh đều nhìn lên màn hình, cố gắng đọc diễn cảm, chứng tỏ
các em đang bị lôi cuốn vào bài học.
Qua việc sử dụng các biện pháp ở trên đối với khối 6 năm học 2016 2017 ở trường THCS Xuân Thắng, tôi nhận thấy rất rõ, trong giờ lịch sử những
đoạn giáo viên tường thuật diễn biến một trận đánh bằng lược đồ có ứng dụng
công nghệ thông tin với kí hiệu, hình ảnh sinh động thì học sinh theo dõi rất
chăm chú, việc tạo biểu tượng lịch sử và nắm kiến thức lịch sử dễ dàng hơn. Khi
tôi sử dụng thơ vào bài giảng các em đã rất lắng nghe và khi một đoạn nhạc, một
ca khúc được cất lên thì tôi thấy các em thật phấn khích. Điều đó, chắc chắn ít
nhiều đã tạo được hứng thú và sự thoải mái cho các em trong giờ học lịch sử.
Khi các em đã có sự chú ý, hứng thú học tập thì kết quả học tập sẽ được cải

thiện. Hơn nữa, sự hiểu biết của các em về lịch sử, về các lĩnh vực khác sẽ đầy
đủ hơn và sự phát triển nhân cách của các em vì thế cũng đầy đủ hơn.


Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng đã được tôi thực hiện
thường xuyên. Để có một tiết học ứng dụng công nghệ thông tin tôi đã tiến hành
soạn bài giảng sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPonint. Cùng với
những trang thiết bị hiện có của nhà trường đủ để đáp ứng nhu cầu áp dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy. Hiện nay nhà trường có 02 phòng học có ti vi
được kết nối Internet và một máy chiếu đa năng. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi và các đồng nghiệp thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây là một số biện pháp đã được tôi áp dụng cụ thể trong các tiết
dạy lịch sử trên lớp và đã phát huy tính tích cực chủ động trong học tập cảu học
sinh khối 6. Và nhận thấy kết quả học tập cũng như thái độ của học sinh thay đổi
rõ rệt theo chiều hướng tích cực.
Trước hết đối với bản thân tôi, các biện pháp này phù hợp với mục tiêu
và yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phù hợp với đối tượng học sinh miền
núi, đồng thời thực việc hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tính tích cực,
lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh có hứng thú học, tích cực học, giáo viên
mới có động lực để giảng dạy tốt và hiệu quả, thêm yêu bộ môn mình đang dạy.
Đối với học sinh, đã tạo được hứng thú học tập cho các em, các em chủ
động, tích cực, chủ động tìm hiểu bài, quan sát, lắng nghe, về nhà biết học bài
cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
Qua khảo nghiệm thực tế tôi thấy có thêm nhiều học sinh lớp 6 có hứng
thú học tập khi có tiết Lịch sử, các em yêu thích môn Lịch sử hơn, từ đó kết quả
học tập cũng được nâng cao. Chất lượng bộ môn Lịch sử cuối năm học 2016 2017 so với kết quả khảo sát đầu năm đã tăng lên, cụ thể kết quả như sau:
Giỏi
Khá

Trung bình
Yếu
Kém
Sĩ số
Lớp
học sinh SL %
SL %
SL
%
SL
%
SL %
6A
6B

34
34

05
04

14,7
11,8

14
10

41,2
29,4


13
18

38,2
52,9

02
02

5,9
5,9

0
0

0
0

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử, nhằm giúp các em có
hiểu biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, đòi hỏi giáo viên
phải nhiệt tình, sáng tạo, có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng đối
tượng học sinh. Việc sử dụng các phương pháp dạy học trên, có tác động rất lớn
đến lứa tuổi học sinh phổ thông, các em thấy yêu thích môn Lịch sử hơn, nên
chất lượng bộ môn cũng được cải thiện. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những
mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết
sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lí, chủ động, sáng tạo thì mới
đem lại hiệu quả cao.



Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến
việc nâng cao chất lượng bộ môn. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải
khơi gợi tính tích cực của học sinh, phải thực sự tâm huyết, phải tìm tòi, nghiên
cứu, đầu tư vào bài giảng và vận dụng các phương pháp sáng tạo, phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Tạo sự hứng thú học tâp cho các em, có hứng thú thì
mới phát huy được tính tích cực, chủ động học tập, phát triển tư duy sáng tạo,
khắc sâu kiến thức và từ đó sẽ nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử.
Trên đây là một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học Lịch sử 6 mà tôi đã áp dụng ở Trường THCS Xuân Thắng trong
các năm học trước. Khả năng ứng dụng những biện pháp như tôi đã trình bày ở
trên đối với học sinh các khối lớp 7, 8, 9 trong toàn trường cũng như ở các
trường THCS trên toàn huyện Thường Xuân nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói
chung là khả quan và dễ thực hiện. Mặc dù có nhiều cố gắng để tìm tòi, học hỏi,
nhưng không tránh khỏi sự thiếu xót, hạn chế. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp
ý kiến bổ sung của các đồng nghiệp, để tôi hoàn thiện hơn và làm phong phú
thêm các phương pháp dạy học. Để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
3.2. Kiến nghị.
Để nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường THCS Xuân Thắng, tôi
xin có một số ý kiến đề xuất nhỏ như sau: Phòng giáo dục và đào tạo, lãnh đạo
nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học như tranh ảnh, bản đồ, lược
đồ, băng đĩa, máy chiếu, phòng học bộ môn, phòng truyền thống .... để giúp giáo
viên và học sinh tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu mới, tiếp cận với phương pháp,
kĩ thuật dạy học mới... Đồng thời tăng cường các lớp đào tạo, tập huấn nhằm
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo. Riêng với bộ môn Lịch sử nếu có thể,
nhà trường tạo điều kiện về kinh phí tổ chức cho các em đi tham quan học tập tại
các di tích lịch sử ở địa phương, để các em hiểu hơn nữa giá trị của lịch sử với
cuộc sống hôm nay và mai sau.
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 3 năm 2018
XÁC NHẬN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thu Hương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử 6 – Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên) Trương Hữu
Quýnh (Chủ biên) Đinh Ngọc Bảo – Nguyễn Sĩ Quế. Nhà xuất bản giáo dục
năm 2017
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS – Nhà
xuất bản giáo dục năm 2009
3. Tập bản đồ - tranh ảnh bài tập lịch sử 6. Lê Thị Côi (Chủ biên) - Phạm
Thị Kim Anh – Đinh Ngọc Bảo – Nguyễn Thị Hồng Loan – Nguyễn Nam
Phong. Nhà xuất bản giáo dục năm 2010
4. Thiết kế bài giảng lịch sử 6 – Nguyễn Thị Thạch. Nhà xuất bản Hà Nội
năm 2009.
5. Sách Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử . Phan Ngọc Liên Nguyễn Thị Côi - Đặng Văn Hồ. NXB Giáo dục
6. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Molule
THCS 18 - Phương pháp dạy học tích cực - Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu
Thủy - Phan Thị Luyến. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2012.
7. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Molule
THCS 20 - Sử dụng các thiết bị dạy học - Nguyễn Thị Hoa. Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam năm 2012.


8. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Molule
THCS 19 - Dạy học với công nghệ thông tin - Trần Kiều Hương. Nhà xuất bản

giáo dục Việt Nam năm 2012.
9. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Molule
THCS 25 - Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS - Phạm Viết Vượng.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2012



×