Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn vật lí 8 ở trường THCS nga hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.6 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Phần

Nội dung
1.1. Lí do chọn đề tài

1.Mở đầu

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng của vấn đề

2.Nội dung

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống
2.3.2.Vận dụng kỹ năng sống thông qua bộ môn
2.3.3.Giáo án minh họa
2.4.Hiệu quả của sáng kiến

3.Kết luận,
đề xuất

3.1.Kết luận
3.2.Đề xuất

Trang
2
2


3
3
3
4
5
5
14
18
19
20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục hiện nay đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức
nặng về lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết cho người học. Nhưng
thực tế trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu
hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ gây gổ, đánh nhau cố ý gây
thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và
thầy cô giáo của họ. Hiện tượng học sinh hút thuốc lá, chơi điện tử, nói tục,
chửi bậy… cũng gia tăng. Gần đây các tai nạn đuối nước xảy ra khá nhiều, hay
tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, một số học sinh trung
học cơ sở đi xe máy cũng khá phổ biến…
Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng
giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các
em chưa tự chăm sóc được bản thân, còn lệ thuộc vào bố mẹ, người lớn, đứng
trước đám đông thì thiếu tự tin, trả lời giáo viên, trả lời người lớn thì cộc lốc,
thiếu chủ ngữ; các em học kiến thức môn học nhưng chưa biết vận dụng kiến

thức đó vào giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống.
Là một giáo viên giảng dạy lâu năm, bản thân luôn trăn trở và lo ngại khi
nhận thức của các em có chiều hướng lệch lạc, các em còn thiếu nhiều kỹ năng
sống và tôi nhận thấy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ cấp thiết
và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, trường học và toàn
xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Với mục đích trang bị cho học sinh kiến thức, những hiểu biết và kinh
nghiệm thực tế để trải nghiệm trong đời sống, thiết nghĩ trong mỗi tiết học giáo
viên có thể lồng ghép các bài tập, các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học,
qua đó giáo dục các em một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để các em có
thể tự tin, tự chủ, để các em trở thành những con người có ích cho xã hội và
cũng là góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống
lồng ghép vào các tiết dạy. Vì vậy tôi lấy tiêu đề của sáng kiến là:
“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC VẬT LÝ 8 Ở TRƯỜNG THCS NGA HẢI”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là nhằm giúp học sinh nắm vững kiến
thức bộ môn qua đó hình thành ở các em các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng
giao tiếp và ứng xử, kỹ năng hợp tác và chia sẻ, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ
năng phòng tránh các tai nạn, kỹ năng vận dụng kiến thức bộ môn để giải thích
các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống... từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực
học tập, tư duy sáng tạo, sự ham mê, yêu thích môn học, nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn
cũng góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy - học, nhằm nâng

2



cao năng lực người học, hướng tới việc đào tạo ra những con người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- SKKN nghiên cứu về một số kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh
thông qua dạy học môn vật lý 8.
- Đối tượng khảo sát thử nghiệm là học sinh lớp 8A trường THCS Nga Hải.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết(phân tích, tổng hợp tài liệu).
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm, hợp tác trong chuyên môn.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.
- Phương pháp điều tra thực tiễn, kiểm tra, đối chiếu, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
- Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2018 – 2019: Tăng cường giáo dục tư
tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực
học đường ...
- Căn cứ vào đặc điểm bộ môn: Môn vật lý là bộ môn gắn liền với thực tế,
nắm vững kiến thức bộ môn sẽ giúp các em giải quyết được nhiều khó khăn,
nhiều vấn đề trong cuộc sống.
- Căn cứ vào quan niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống.
+ Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, nhưng nhìn chung kỹ năng sống
bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con

người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói
cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.
+ Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình với những hoạt động cụ thể
nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức, thái độ đã
được biết thành hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất xây
dựng. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là đưa ra những lời
giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản, mà giáo dục kỹ năng sống là việc
hướng đến làm thay đổi các hành vi. Có nghĩa là, giáo dục cho các em có cách
sống tích cực trong xã hội, là xây dựng và thay đổi ở các em các hành vi theo
3


hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học
dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, thái độ và kỹ năng phù hợp.
- Căn cứ vào các kỹ năng cần thiết cho học sinh THCS :
1- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
2- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
3- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
6- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
7- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
8- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10- Kỹ năng đánh giá người khác.
Từ những căn cứ trên, tôi nhận thấy việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh thông qua các tiết dạy vật lý là hết sức cần thiết.

2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung
Xã hội phát triển, con người phải tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật hiện
đại. Đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, tư duy nhanh, thích ứng tốt
mọi hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Đây là một điều đáng phấn
khởi. Nhưng thực tế đáng lo ngại tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống thực
dụng đã lan tràn khắp nơi len lỏi vào trong tư tưởng học sinh. Hiện nay, các em
chỉ biết sống cho riêng mình, thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh. Hiện tượng
đó là do các em thiếu kiến thức về kỹ năng sống. Tình trạng đánh nhau, vô lễ
với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là nhận thức, ý thức và vấn đề
cơ bản là do các em thiếu hiểu biết về kỹ năng sống. Đây là vấn đề nóng bỏng
được ngành giáo dục và xã hội vô cùng quan tâm.
Tuy nhiên công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa được đầu tư
đúng mức về thời gian, về tài liệu, cơ sở vật chất giảng dạy.
Về phía các đoàn thể xã hội khác, nhìn chung đều có tham gia vào công tác
này, nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức. Đặc biệt, về phía gia đình, vì
nhiều nguyên nhân mà hầu hết các bậc phụ huynh đều chưa quan tâm, chưa
dành thời gian nhiều cho việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình .
2.2.2.Thực trạng về vấn đề lồng ghép dạy kỹ năng sống cho học sinh ở
trường THCS Nga Hải trong những năm học qua
*) Đối với nhà trường
Thời gian để giáo dục kỹ năng sống cho các em còn ít, mới chỉ dừng lại ở
các tiết chào cờ, hay một số hoạt động nhân các ngày lễ lớn trong năm như:
20/11, 26/3, 30/4.
*) Đối với giáo viên:
Giáo viên chủ yếu chú trọng đến việc dạy kiến thức bộ môn, chưa chú
trọng nhiều vào việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết dạy.
4



Giáo viên các bộ môn chưa kết hợp được với nhau nhiều trong quá trình
giáo dục kỹ năng sống cho các em.
*) Đối với học sinh :
Qua khảo sát thực nghiệm đối với nhóm học sinh khối 8 trường THCS Nga
Hải về nhận thức kỹ năng sống, tôi thu được kết quả như sau:

Lớp
8A
8B


số

Kỹ năng
Kỹ năng
giao tiếp và hợp tác và
ứng xử
chia sẻ

25
22

TS
10
9

%
40
40.9


TS
11
11

%
44
50

Kỹ năng
phục vụ,
chăm sóc bản
thân

TS
9
10

%
36
45.5

Kỹ
năngvận
dụng kiến
thức

Kỹ năng
phòng tránh
tai nạn


TS
10
9

TS
8
7

%
40
40.9

%
32
31.8

Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến kỹ năng sống
còn rất mơ hồ, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu
những kiến thức đó.
Là một giáo viên dạy bộ môn vật lý, tôi nhận thấy môn vật lý là môn học
gắn liền với thực tế, và qua bộ môn vật lý có thể giáo dục cho các em một số kỹ
năng sống cần thiết. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn góp
phần khơi dậy ở học sinh lòng yêu thích môn học.
Đề tài này tôi tiến hành áp dụng đối với học sinh lớp 8A, trường THCS
Nga Hải.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1 Phân loại kiến thức kỹ năng sống:
Căn cứ vào nhóm 10 kỹ năng cần thiết giáo dục cho học sinh trung học cơ
sở, căn cứ vào kiến thức bộ môn vật lý 8, tôi nhận thấy chương trình vật lý 8 có

thể lồng ghép giáo dục cho học sinh một số kỹ năng sống. Chia làm 5 nhóm:
1. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
2. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
3. Kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân
4.Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng
trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất
5. Kỹ năng phòng tránh tai nạn trong cuộc sống
2.3.2. Vận dụng kỹ năng sống thông qua bộ môn:
Để việc lồng ghép kỹ năng sống thông qua bộ môn vật lý 8 đạt hiệu quả
cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi
giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Giáo
viên phải đưa ra các câu hỏi phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng,
thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kỹ năng sống có kết quả cao.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học
nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kỹ năng
sống. Cụ thể như:
5


I. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
1. Kỹ năng giao tiếp:
* Kỹ năng giao tiếp là tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, tương tác được
đúc kết bằng những kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp hằng ngày, bao gồm
các kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu; kỹ năng quan sát; kỹ năng sử
dụng ngôn từ, hình thể; kỹ năng thuyết phục, đồng cảm…
* Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Có được một kỹ năng giao tiếp tốt học sinh sẽ hợp tác với người khác tốt hơn,
dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Vì vậy trong tất cả các tiết dạy tôi đều
giáo dục cho các em kỹ năng giao tiếp.
Chẳng hạn: Khi học sinh trả lời câu hỏi có một số học sinh khác vẫn giơ

tay, giáo viên nên để cho học sinh trả lời xong, yêu cầu học sinh khác nhận xét,
rút ra kết luận cuối cùng, sau đó giáo viên mới nhắc nhở: các em cần lắng nghe
ý kiến của bạn, khi bạn trả lời các em không nên nói leo, không nên giơ tay; nếu
bạn trả lời chưa đúng các em có thể nhận xét và bổ sung khi các bạn đã trả lời
xong; trong giờ học phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài. Từ đó giáo dục
các em kỹ năng lắng nghe người khác nói.
Hoặc học sinh thường có thói quen trả lời trống không, không đầy đủ, giáo
viên cần nhắc các em câu trả lời phải đầy đủ, chính xác. Từ đó giáo dục cho các
em kỹ năng sử dụng ngôn từ.
2. Kỹ năng ứng xử có văn hóa:
Ở địa bàn nông thôn do thói quen các em thường xưng hô với bạn bè tao
mày, nói tục, chửi bậy tranh giành nhau hoặc đánh nhau. Vì vậy trong từng tiết
dạy tôi luôn để ý cách trả lời của các em nếu chưa lịch sự, văn minh thì tôi
nhắc nhở uốn nắn kịp thời, dạy cho các em những giá trị đạo đức cơ bản của
con người, lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành
mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật.
II. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ:
* Dạy cho học sinh kỹ năng hợp tác và chia sẻ là dạy cho các em biết lắng
nghe người khác; trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau; có trách nhiệm với công việc
được giao.
* Việc dạy cho các em kỹ năng hợp tác và chia sẻ sẽ giúp các em hình
thành nhân cách, biết hợp tác, đoàn kết và giúp đỡ bạn bè trong mọi hoạt động,
cùng nhau hoàn thành những nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra; đồng thời giúp các
em có những kỹ năng thích ứng và xử lý tình huống, sẵn sàng tham gia vào các
hoạt động chung của tập thể, cộng đồng.
* Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy trong các tiết thực
hành giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng thực hành, kỹ năng hợp tác nhóm và
chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp; giáo viên cũng có thể phân
công các em học sinh học tốt giúp đỡ, kèm cặp cho các bạn học yếu hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành“nghiệm lại lực đẩy ác si mét”.

+ Tôi phân chia lớp 8A(25 HS) thành 5 nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm
trưởng. Phân dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
6


+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm:
Để đo lực đẩy ác si mét, nhóm trưởng phân công:
- Một bạn treo lực kế vào giá, sau đó treo quả nặng vào lực kế.
- Một bạn đọc số chỉ của lực kế.
- Một bạn làm thư kí, ghi lại kết quả của thí nghiệm.
- Các bạn còn lại theo dõi, hỗ trợ các bạn trong nhóm khi cần.
+ Sau khi các nhóm thực hành xong thống nhất kết quả, viết báo cáo nạp
về cô giáo.
Sau khi tiết học kết thúc giáo viên nhắc nhở: Kết quả thí nghiệm mà các
nhóm thu được là kết quả của sự hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ nhau của tất cả các
thành viên trong nhóm. Qua đó giáo dục cho các em cần chia sẻ với nhau những
khó khăn trong học tập, trong cuộc sống từ đó giúp đỡ nhau, đoàn kết với nhau
và cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
III. Nhóm kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân
Bài

Nội dung

II.Quán tính
2. Vận dụng
C8. Dùng khái niệm quán tính để
giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành
khách trên xe bị nghiêng về phía
bên trái.

Sự cân c. Bút tắc mực ta vẩy mạnh bút có
bằng lực. thể viết lại được
Quán
d. Khi cán búa lỏng, ta có thể làm
tính.
chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi
cán xuống đất.

Lực ma
sát

II. Lực ma sát trong đời sống và
trong kĩ thuật
1. Lực ma sát có thể có hại
C6. Nêu tác hại của lực ma sát và
các biện pháp làm giảm lực ma
sát trong các trường hợp vẽ ở hình
6.3 trang 22 SGK
2. Lực ma sát có thể có ích
C7. Quan sát các trường hợp vẽ ở
hình 6.4a SGK và tưởng tượng

Kỹ năng cần giáo dục

- Khi đi xe đạp chúng ta không
nên phanh gấp.
- Khi bút tắc mực ta vẩy mạnh
bút có thể viết lại được.
- Khi cán búa, cán dao, cán
quốc lỏng, ta có thể làm chặt lại

bằng cách gõ mạnh đuôi cán
xuống đất.
Với cách giải thích tương tự, có
thể giáo dục cho học sinh kỹ
năng: Khi áo quần không may
bị bụi bẩn, các em giũ mạnh thì
áo quần sẽ sạch hơn.
- Khi đi xe đạp phải thường
xuyên tra dầu mỡ vào xích xe
để làm giảm ma sát khi đó đạp
xe sẽ thấy nhẹ hơn.
- Khi bảng ướt thì ma sát giữa
phấn và bảng nhỏ do đó phấn
7


nếu không có lực ma sát thì sẽ
xảy ra hiện tượng gì? Hãy tìm
cách tăng lực ma sát trong trường
hợp này.
Áp suất
khí
quyển

Các chất
được cấu
tạo như
thế nào?
Nguyên
tử, phân

tử
chuyển
động hay
đứng
yên?

III. Vận dụng:
? Lúc cất cánh và trước khi hạ
cánh người phục vụ trên máy bay
phân phát cho hành khách kẹo để
nhằm mục đích gì?
GV hướng dẫn HS giải thích
III. Vận dung :
? Tại sao săm xe đạp sau khi được
bơm căng mặc dù đã vặn van thật
chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị
xẹp ?
IV.Vận dụng
? Quan sát hình vẽ và nêu ý kiến
của em về việc hút thuốc lá ?

khó bám bảng, vậy nên khi giặt
giẻ lau bảng các em phải vắt giẻ
khô để khi lau bảng không bị
ướt, tăng ma sát giữa phấn và
bảng, khi đó phấn dễ bám vào
bảng hơn.
- Khi các em đi máy bay nên
chủ động mang theo kẹo, bánh.
Khi máy bay cất cánh hoặc

chuẩn bị hạ cánh các em sẽ ăn
kẹo để giảm bớt hiện tượng đau
nhức tai.
- Khi đi xe đạp các em thường
xuyên kiểm tra săm xe, nếu
thấy săm xe bị xẹp bớt các em
cần bơm ngay nếu không săm
sẽ dễ bị rách.

- Không được hút thuốc lá.
- Không ở gần nơi những người
hút thuốc lá.
- Vận động người thân, bạn bè
nói không với thuốc lá để bảo
vệ sức khỏe của bản thân và
cộng đồng.

Dẫn nhiệt III. Vận dụng
C9. Tại sao nồi xoong thường làm
bằng kim loại, còn bát đĩa thường
làm bằng sứ ?

C10. Tại sao về mùa đông mặc
nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một
áo dày ?

- Khi dùng bát Inox để đựng
canh các em chú ý để canh
nguội bớt mới đổ vào bát, nếu
canh còn nóng đổ vào bát sẽ dễ

bị bỏng.
- Khi nấu thức ăn, quai của nồi
thường không có lớp nhựa cách
nhiệt bọc bên ngoài nên các em
phải dùng khăn bắc nồi để bắc
nồi ra nếu không sẽ bị bỏng.
- Về mùa đông vào những ngày
giá rét các em nên mặc nhiều áo
để giữ ấm cho cơ thể, đảm bảo
sức khỏe cho bản thân.
8


Đối lưu – III. Vận dụng :
Bức
xạ Thể hiện ở giáo án minh họa Thể hiện ở giáo án minh họa
nhiệt
phần sau
phần sau
Như vậy, thông qua các tiết dạy trên, tôi đã giáo dục cho các em kỹ năng
tự phục vụ, chăm sóc bản thân, qua đó giáo dục và hình thành cho các em tính
tự lập, tự thích ứng, tự xử lý các tình huống thường gặp, từ đó giúp các em tự
tin hơn, vững vàng hơn khi gặp các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
IV. Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng
trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:
Bài
Sự cân
bằng lực Quán tính

Áp suất

khí quyển

Nội dung
III. Vận dụng
?Tại sao khi nhổ cỏ dại không
nên dứt quá đột ngột, kể cả
khi rễ cỏ bám trong đất không
được chắc?

Kỹ năng cần giáo dục
- HS vận dụng kiến thức về quán
tính giải thích được: Khi nhổ cỏ
quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp
chuyển động thân đã bị đứt. Rễ
vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh
chóng mọc lại.
III. Vận dụng
HS vận dụng kiến thức về áp suất
?Tại sao nắp ấm pha trà
khí quyển giải thích được:
thường có một lỗ nhỏ?
- Nắp ấm pha trà thường có một lỗ
nhỏ để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ
nhỏ trên nắp nên khí trong ấm
thông với khí quyển, áp suất khí
trong ấm cộng với áp suất nước
trong ấm lớn hơn áp suất khí
quyển nên nước chảy ra dễ dàng
hơn.
?Vì sao nhà du hành vũ trụ

- Khi ở trong lòng khí quyển áp
khi đi ra khoảng không vũ trụ suất của máu và không khí trong
phải mặc một bộ áo giáp?
cơ thể luôn cân bằng với áp suất
khí quyển. Khi con người từ tàu
vũ trụ bước ra khoảng không, áp
suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ
thể rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0.
Con người không thể chịu đựng
được sự phá vỡ cân bằng áp suất
như vậy. Áo giáp của nhà du hành
vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất
bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ
bằng áp suất khí quyển bình
thường trên mặt đất.
9


Các chất
được cấu
tạo như
thế nào

III. Vận dụng:
C3. Thả một cục đường vào
một cốc nước rồi khuấy lên,
đường tan và nước có vị
ngọt?

Nguyên tử,

phân tử
chuyển
động hay
đứng yên

IV. Vận dụng
? Tại sao đường tan vào nước
nóng nhanh hơn vào
- HS căn cứ vào: nhiệt độ của vật
nước lạnh ?
càng cao thì các nguyên tử, phân
tử cấu tạo nên vật chuyển động
càng nhanh để giải thích được:
đường tan vào nước nóng nhanh
hơn vào nước lạnh do ở nước nóng
các phân tử chuyển động nhanh
hơn.
II. Tính dẫn nhiệt của các
chất:
? Tại sao khi rót nước sôi vào - HS dựa vào tính dẫn nhiệt của
cốc thủy tinh thì cốc dày dễ các chất giải thích được: Thủy tinh
vỡ hơn cốc mỏng?
dẫn nhiệt kém nên khi rót nước
nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp
thủy tinh bên trong nóng lên trước
nở ra nhiều hơn lớp thủy tinh bên
ngoài, sự dãn nở không đồng đều
dẫn đến cốc bị vỡ. Nếu cốc có
? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót thành mỏng thì cốc nóng lên đều
nước sôi vào thì làm thế nào? và không bị vỡ.

- Muốn cốc khỏi vỡ nên tráng cốc
bằng một ít nước nóng hoặc cho
một thìa kim loại vào cốc trước
khi rót nước sôi vào cốc.

Dẫn nhiệt

- HS vận dụng kiến thức giữa các

phân tử có khoảng cách giải thích
được: Khi khuấy lên, các phân tử
đường xen lẫn vào khoảng cách
giữa các phân tử nước cũng như
các phân tử nước xen vào khoảng
cách giữa các phân tử đường nên
nước có vị ngọt.

Với việc giáo dục các em kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc
giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất các em sẽ
nhận ra rằng học môn vật lý rất cần thiết, rất có ích, giúp cho các em giải thích
được nhiều hiện tượng mà trước đây các em không biết, từ đó giúp các em có
được một số kinh nghiệm trong cuộc sống, đồng thời giáo dục các em ý thức
học tập, yêu thích bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
V. Kỹ năng phòng tránh tai nạn trong cuộc sống:
10


Bài
Vận tốc


Nội dung
Kỹ năng cần giáo dục
III. Đơn vị vận tốc
- Đơn vị vận tốc thường dùng là
m/s hoặc km/h.
- Ví dụ: Trong biển báo giao thông
như hình vẽ, số 20 cho biết người
tham gia giao thông không được đi
với vận tốc quá 20 km/h.
- Khi các em hoặc người thân
tham gia giao thông cần quan
sát để làm chủ tốc độ, đảm bảo
an toàn cho mình và cho xã hội.
- Nhắc nhở học sinh trung học
cơ sở không được đi xe máy.

Sự cân
bằng lực
- quán
tính.

II. Quán tính
2.Vận dụng
?Trong trường hợp xe đang đi
hoặc đang xuống dốc muốn xe
giảm tốc một cách an toàn chúng
ta cần bóp phanh nào? Vì sao?

Lực ma
sát


2. Lực ma sát có thể có ích
C8. Giải thích các hiện tượng sau
và cho biết trong các hiện tượng
này ma sát có ích hay có hại:
a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau - Khi đi trên đường trơn, hoặc
dễ bị ngã.
nền đá hoa mới lau còn ướt
hoặc hành lang bị mưa tạt ướt
các em không nên đùa giỡn,
chạy nhảy tự do rất dễ bị ngã .
c. Giày đi mãi đế bị mòn
- Giày, dép đi mãi đế bị mòn,
cần mua dép mới nếu không dễ
bị ngã.
d. Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía - Lốp xe đạp, xe máy, xe ô tô bị

- Khi xe đang đi hoặc đang
xuống dốc muốn giảm tốc độ
chúng ta cần bóp phanh sau.
- Ngoài ra tôi cũng nhắc nhở các
em khi điều khiển hoặc ngồi sau
các phương tiện tham gia giao
thông các em cần tuân thủ luật
giao thông đường bộ: đội mũ
bảo hiểm khi đi xe đạp điện
hoặc ngồi sau xe máy, không
nên đi nhanh, không đi hàng hai,
hàng ba.


11


sâu hơn mặt lốp xe đạp.
Áp suất

Áp suất
chất
lỏng –
bình
thông
nhau

Áp suất
khí
quyển

mòn cần phải thay nếu không
ma sát giữa bánh xe và mặt
đường nhỏ dễ xảy ra tai nạn.
II. Áp suất
- Sau khi học sinh trả lời, giáo
C4.Dựa vào nguyên tắc nào để viên giáo dục cho học sinh ý
tăng giảm áp suất. Nêu những ví thức không mang đến trường
dụ về tăng giảm áp suất trong thực những vật sắc, nhọn.Vì những
tế?
vật sắc, nhọn có diện tích bề
mặt chỗ sắc, nhọn rất nhỏ. Nếu
xảy ra va chạm có thể gây ra kết
quả tác dụng của lực rất lớn,

mặc dù lực tác dụng lên nó
không lớn lắm, cũng dễ dàng
gây ra tai nạn thương tích.
II. Công thức tính áp suất chất
lỏng
p = d.h
Trong đó:
p là áp suất ở đáy cột chất lỏng
d là trọng lượng riêng của chất
lỏng
h là chiều cao của cột chất lỏng
?Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy - Khi lặn càng sâu thì áp suất
tức ngực và càng lặn sâu thì cảm của nước tác dụng lên cơ thể
càng tăng nên cảm giác tức
giác này càng tăng ?
ngực càng tăng. Vì vậy không
nên lặn quá sâu sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe và có nguy cơ bị
đuối nước.
?Khi lặn sâu dưới nước tại sao - Trường hợp đặc biệt khi lặn
phải mặc áo lặn?
sâu thì phải mặc áo lặn vì áo
lặn có cấu tạo đặc biệt chịu
được áp suất của nước từ mọi
phía tác dụng lên cơ thể người
lặn để bảo vệ sức khỏe tính
mạng và tránh gây ra đuối nước.
III. Vận dụng
- Không nên bơm xe quá căng
? Khi trời nắng nóng có nên bơm vì nếu gặp thời tiết nắng nóng,

xe đạp quá căng hay không? Tại nhiệt độ lên cao không khí trong
sao?
săm xe nở vì nhiệt nhiều, thể
tích khí trong đó sẽ tăng. Trong
khi đó săm xe, lốp xe là chất rắn
cũng nở ra vì nhiệt nhưng nở ít
12


Sự nổi

III. Vận dụng:
? Em hãy cho biết khi bơi muốn
cơ thể nổi lên ta cần làm gì? Tại
sao?

?Để đảm bảo an toàn khi bơi,
chúng ta cần tuân thủ những
nguyên tắc nào?

? Nếu khi bơi cơ thể có dấu hiệu
đuối nước ta cần làm gì?
? Quan sát các bức tranh và cho
biết các bạn đang làm gì? Em
đồng tình với việc làm nào? Vì
sao?

hơn, làm cho áp suất trong săm
xe tăng lên, có thể làm nổ lốp xe
đột ngột gây biến đổi chuyển

động, tai nạn rất có thể xẩy ra.
- Khi bơi muốn cơ thể nổi lên ta
cần hít vào thật sâu vì khi hít
vào cơ hoành co, thể tích lồng
ngực tăng dần áp suất lồng ngực
giảm, thấp hơn so với áp suất
của môi trường bên ngoài dẫn
đến không khí tràn vào phổi,
lồng ngực căng thể tích của cơ
thể tăng, trọng lượng riêng của
cơ thể giảm nên cơ thể dễ nổi.
- Để đảm bảo an toàn khi bơi,
chúng ta cần tuân thủ những
nguyên tắc:
Khởi động trước khi bơi
Mang theo áo phao
Bơi ở những địa điểm an toàn
có người lớn giám sát hoặc nhân
viên cứu hộ.
- Nếu khi bơi cơ thể có dấu hiệu
đuối nước ta cần dùng 1 tay làm
tín hiệu còn tay kia tiếp tục đập
nước.
- Các em không tự ý rủ nhau đi
tắm ở sông, hồ, ao, suối, những
nơi dòng nước chảy xiết.
- Khi đi tắm biển để an toàn các
em nên mặc áo phao; hoặc khi
đi du lịch trên thuyền các em
cũng cần mặc áo phao để phòng

tránh tai nạn đuối nước xảy ra.
- Nên học bơi, để phòng tai nạn
đuối nước, học cách cứu người
đuối nước và tự cứu mình.

Đối lưu- I. Đối lưu
13


bức xạ
nhiệt

Thể hiện ở giáo án minh họa phần Thể hiện ở giáo án minh họa
sau
phần sau

Qua các tiết học trên với việc lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh tai
nạn trong cuộc sống, tôi đã giúp cho học sinh nhận thấy bằng kiến thức và sự
hiểu biết của mình, các em biết lựa chọn trò chơi an toàn, biết cách tránh xa
những tệ nạn, những sự nguy hiểm, biết cách xử lý các tình huống để bảo vệ cho
chính bản thân mình và những người xung quanh.
2.3.3. Giáo án minh họa
Trong đề tài này tôi xin được trình bày một giáo án minh họa cụ thể
Tiết 30:
ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì?
- Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
- Biết được môi trường xảy ra đối lưu, bức xạ nhiệt?

- So sánh hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất rắn, lỏng, khí.
2. Kỹ năng:
- Học sinh làm được một số thí nghiệm ở SGK.
- Nắm được các kỹ năng cơ bản cần thực hiện khi gặp hỏa hoạn.
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với mùa và bố trí góc học tập ở nơi phù hợp.
3. Thái độ:
Có tinh thần hứng thú, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các dụng cụ làm TN hình 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 SGK
- HS: Nghiên cứu kĩ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sự dẫn nhiệt là gì? Cho ví dụ?
? So sánh tính dẫn nhiệt của các chất ?
Đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về sự truyền nhiệt bằng hình thức
dẫn nhiệt. Vậy ngoài hình thức dẫn nhiệt, sự truyền nhiệt còn được thực hiện
bằng những hình thức nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 30: Đối lưu – Bức
xạ nhiệt.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*Hoạt động 1:Tìm hiểu đối lưu
I. Đối lưu:
GV phân chia lớp 8A(25 HS) thành 4 1.TN:
nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng.
Phân dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
14



Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên trong nhóm.
Sau khi các nhóm làm thí nghiệm yêu cầu 2.Trả lời câu hỏi:
các nhóm trả lời
? Nước màu tím di chuyển như thế nào?
C1:Nước màu tím không di
chuyển một cách hỗn độn mà di
chuyển thành dòng từ dưới lên.
? Tại sao nước nóng lại đi lên, nước lạnh C2: Khi đun nước, ở phía dưới
lại đi xuống?
đáy nóng lên trước và nở ra, trọng
lượng riêng của lớp nước này trở
nên nhỏ hơn trọng lượng riêng
của lớp nước lạnh phía trên, do đó
lớp nước nóng nổi lên còn lớp
nước lạnh chìm xuống dưới tạo
thành dòng đốì lưu.
? Tại sao biết được nước trong cốc nóng C3: Nhờ quan sát số chỉ của nhiệt
lên?
kế nhúng trong cốc mà ta biết
nước nóng lên.
GV: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành
các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là
sự đối lưu.
3.Vận dụng:
GV: Làm thí nghiệm hình 23.3
C4: Khi nến cháy lớp không khí
HS: Quan sát
bên dưới nóng lên, trọng lượng
GV: Tại sao khói lại đi ngược như vậy?

riêng nhỏ và đi lên. Lớp không
khí bên trên đi xuống tạo thành
dòng đối lưu.
?Tại sao phải đun chất lỏng và chất khí từ C5: Phần nước nóng bên dưới sẽ
phía dưới?
di chuyển lên trên, phần nước
lạnh bên trên sẽ di chuyển xuống
dưới tạo thành dòng đối lưu.
?Trong chân không và trong chất rắn có
C6: Không. Vì trong chân không
xảy ra đối lưu không? Tại sao?
và trong chất rắn không thể tạo ra
? Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có ở
các dòng đối lưu.
chất gì?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, uốn nắn sai sót
GV chốt lại: Đối lưu là sự truyền nhiệt
bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó
là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất
lỏng và chất khí.
?Vì sao khi xảy ra hỏa hoạn ở các nhà
cao tầng chúng ta không nên đi lên tầng
cao hơn, không đi thẳng mà phải bò sát
15


mặt đất ?
GV hướng dẫn HS trả lời: Khi xảy ra hỏa
hoạn trong các nhà cao tầng ta không nên

trèo lên tầng cao hơn để lánh nạn mà phải
bò sát mặt đất, men theo chân tường ra
ngoài( cho học sinh quan sát hình vẽ)

Vì đám cháy làm cho không khí gần đám
cháy nóng hơn phía trên và tạo ra dòng
đối lưu đẩy khói độc lên trên, vì vậy nếu
leo lên tầng cao ta dễ bị ngạt khói và tử
vong.
? Trong trường hợp các em không may
mắc kẹt trong đám cháy, các em cần làm
gì?
HS trả lời
GV: Giới thiệu cho HS các kỹ năng thoát
hiểm khi xảy ra hỏa hoạn:
1. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông
thấy lửa cháy thì các em phải gọi ngay
cho lính cứu hỏa. Số điện thoại là 114.
2. Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn
bên cạnh, các em phải bình tĩnh làm theo
sự chỉ dẫn của người lớn.
3. Tìm lối có thể thoát ra ngoài khi có
hỏa hoạn, ra ngoài càng nhanh càng tốt
tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ
đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa.
4. Để tránh bị ngạt vì khói, các em hãy di
chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất,
bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng,
mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được
nhúng nước nếu có thể.

5. Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa phải
dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại
hoặc lăn tròn.
16


GV trình chiếu một số hình ảnh hỏa hoạn
Sau đó giới thiệu sơ qua về nguyên nhân
và hậu quả của hỏa hoạn, từ đó nhắc nhở
học sinh cần cẩn thận để tránh xảy ra hỏa
hoạn.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu bức xạ nhiệt
GV: Làm TN như hình 23.4; 23.5 SGK
HS: Quan sát
GV: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B
chứng tỏ điều gì?
HS: trả lời
GV: yêu cầu HS trả lời C8
HS: trả lời
GV: Sự truyền nhiệt từ ngọn nến đến bình
có phải là đối lưu dẫn nhiệt không?
HS: Đó là bức xạ nhiệt

II. Bức xạ nhiệt:
1.TN
2.Trả lời các câu hỏi
C7: Không khí trong bình nóng
lên và nở ra.
C8: Nhiệt độ không khí trong

bình giảm và co lại. Miếng gỗ đã
ngăn nhiệt từ nguồn truyền tới
bình.
C9: Không phải là dẫn nhiệt vì
không khí dẫn nhiệt kém. Không
phải là đối lưu vì nhiệt truyền
theo đường thẳng.
*Hoạt động 3: Vận dụng:
III. Vận dụng:
GV yêu cầu HS trả lời câu C10.Tại sao ở C10: Tăng khả năng hấp thu nhiệt
TN hình 23.4, bình dưới không khí lại có
muội đen?
HS: Tăng khả năng hấp thụ nhiệt
C11. Tại sao về mùa hè ta nên mặc áo C11: Vì các vật có màu sáng ít
màu trắng mà không mặc áo màu đen ?
hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc
HS trả lời
áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả
17


GV ?Nếu phải học tập hoặc làm việc trong năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho
phòng đóng kín cửa em thấy thế nào ? Tại ta có cảm giác mát hơn.
sao?
Sau khi HS trả lời xong giáo viên chốt
lại :
- Về mùa hè các em nên mặc áo màu sáng
cho mát, còn về mùa đông các em nên
mặc áo màu tối để giữ ấm cho cơ thể.
- Cần bố trí góc học tập gần của sổ vừa

đảm bảo ánh sáng vừa có dòng đối lưu
của không khí làm ta có cảm giác dễ chịu.
GV: Treo bảng phụ kẻ bảng 23.1
HS lên bảng điền vào.
HS khác nhận xét
GV nhận xét, uốn nắn.
GV chốt lại hình thức truyền nhiệt chủ yếu
của các chất.
4. CỦNG CỐ :
? Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì?
? Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí, và chân không?
5.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Đọc phần ghi nhớ SGK trang 82
- Đọc phần có thể em chưa biết SGK trang 82
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị trước bài 24: “Công thức tính nhiệt lượng”
Như vậy, thông qua tiết dạy“ Đối lưu – Bức xạ nhiệt”, tôi đã giáo dục cho các
em kỹ năng hợp tác và chia sẻ( trong quá trình học sinh thực hành, thảo luận),
kỹ năng phòng tránh tai nạn( thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn) và kỹ năng tự chăm
sóc bản thân bằng việc lựa chọn trang phục phù hợp với mùa, bố trí góc học tập
phù hợp. Tôi nhận thấy tiết học diễn ra sôi nổi, học sinh hào hứng, thích thú và
kết quả đạt được rất đáng khích lệ..
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Sau khi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua bộ môn vật lý 8 cho học sinh
lớp 8A trường THCS Nga Hải trong năm học 2018 – 2019, tôi tiến hành khảo sát về
nhận thức kỹ năng sống của học sinh vào cuối năm học, kết quả thu được như sau
(trong đó lớp 8A áp dụng đề tài, lớp 8B không áp dụng đề tài):
Lớp
8A
8B



số

Kỹ năng
Kỹ năng
giao tiếp và hợp tác và
ứng xử
chia sẻ

25
22

TS
24
11

%
96
50

TS
23
12

%
92
54.5

Kỹ năng

Kỹ năng vận
Kỹ năng
phục vụ,
dụng kiến
phòng tránh
chăm sóc bản
thức
tai nạn
thân

TS
24
11

%
96
50

TS
24
10

%
96
45.5

TS
23
9


%
92
40.9
18


Từ kết quả trên cho thấy, việc đưa để tài này áp dụng vào lớp 8A trường
THCS Nga Hải đã giúp học sinh có được những kỹ năng cần thiết. Cụ thể là:
- Các em rất hào hứng khi trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra, không
còn e dè, sợ sệt, không tranh nhau trả lời khi cô giáo đặt câu hỏi; Cách xưng hô
với bạn bè đã cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi
hơn, thân thiết hơn; các em tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
- Kỹ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn trả lời
nội dung mà không lặp lại câu hỏi. Nội dung câu trả lời đầy đủ ý nghĩa, không
còn nói những câu không rõ nội dung. Các em đã biết ứng xử văn hóa hơn, biết
nhường nhịn nhau, biết hợp tác, chia sẻ với nhau những công việc trong học tập,
hoặc trong cuộc sống.
- Các em đã biết tự chăm sóc bản thân, tự xử lý các tình huống trong cuộc
sống; biết cách phòng tránh hỏa hoạn, phòng tránh đuối nước, biết chấp hành tốt
luật giao thông đường bộ…
- Đặc biệt các em đã thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức đã
học giải quyết những vấn đề thắc mắc trong cuộc sống, các em hiểu rằng giữa
vật lý và thực tế có mối quan hệ rất mật thiết, gần gũi. Qua đó các em thấy được
vai trò quan trọng của bộ môn vật lý nói chung và môn vật lý 8 nói riêng, từ đó
các em yêu thích môn học và kết quả học tập bộ môn được nâng lên.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Từ kết quả của quá trình thực hiện, tôi rút ra một số kết luận sau đây:
* Vấn đề dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng
được chú trọng.

* Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học lồng ghép giáo dục
kỹ năng sống thông qua dạy học vật lý 8 ở trường THCS Nga Hải nói riêng, tôi
đã thực hiện nhóm giải pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Phân loại kiến thức kỹ năng sống
- Vận dụng giáo dục kỹ năng sống thông qua bộ môn vật lý 8
- Minh họa một giáo án cụ thể có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống.
* Qua quá trình lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi nhận
thấy :
- Kiến thức bộ môn chính là cơ sở của kỹ năng sống, do đó phải đảm bảo
dạy đúng, dạy đủ kiến thức.
- Bản thân giáo viên phải có vốn sống nhất định, trải nghiệm và biết tích
lũy kinh nghiệm qua thực tiễn, có khả năng tự học cao.
- Xem việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống là việc làm thường xuyên.
- Việc lồng ghép giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống phải có sự linh hoạt, tự
nhiên, tránh gượng ép, áp đặt.
- Tận dụng mọi cơ hội để lồng ghép, dành nhiều thời gian cho học sinh trải
nghiệm.

19


* Tôi tin tưởng rằng khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không chỉ
thông qua môn vật lý mà có thể thông qua các môn học khác sẽ dần hình thành
cho học sinh các kỹ năng sống thiết thực, góp phần vào việc thay đổi nhận thức,
hành vi cho học sinh từ đó hướng các em thành những con người có đức, có tài,
có ích cho xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
3.2. Đề xuất
3.2.1. Đối với Sở GD và ĐT, Bộ GD và ĐT:
-Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội

dung lý thuyết ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành, bổ sung
thêm các câu hỏi mở rộng trong các bài tập thực tế để rèn luyện cho học sinh các
kỹ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống.
- Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu
đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong việc lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học.
3.2.2. Đối với Phòng GD và ĐT huyện Nga Sơn:
Triển khai các sáng kiến kinh nghiệm của các bộ môn về lồng ghép giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh .
3.2.3. Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện để các môn đồng loạt lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các
em; nhà trường cũng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các
buổi ngoại khóa, từ đó nâng cao giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường góp phần
nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh trường THCS Nga Hải.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, tôi mạnh dạn trình bày
với mục tiêu nâng cao chất lượng học tập môn vật lý, đồng thời tầng bước hình
thành kỹ năng cho học sinh. Do điều kiện nghiên cứu vấn đề ở phạm vi hẹp; thời
gian giảng dạy bộ môn vật lý chưa nhiều; vốn tài liệu còn ít nên trong đề tài này
chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình
của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học giáo dục các cấp
và bạn đọc để bài viết này được hoàn thiện hơn và đề tài này được sử dụng rộng
rãi hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Người thực hiện:

Mai Thị Nhâm
20


* TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. Tác giả Lưu
Thị Thủy.
- Chuẩn kiến thức Kỹ năng môn vật lý.
- Sách giáo khoa vật lý 8.
- Sách bài tập vật lý 8.
- Tham khảo trên mạng internet.

21


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Nhâm
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa

STT

1
2
3
4

5
6
7

Tên đề tài SKKN
Phương pháp chuyển đoạn mạch
phức tạp thành đoạn mạch đơn giản
tương đương khi giải các bài toán
điện một chiều
Sử dụng bất đẳng thức cosi vào giải
toán
Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài
toán hình học bằng phương pháp
phân tích đi lên
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6
nắm vững kiến thức về ba điểm
thẳng hàng
Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học
tích cực trong dạy học môn toán 8
Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học
tích cực trong dạy học môn toán 8
Gây hứng thú cho HS thông qua tổ
chức trò chơi trong dạy học toán 7

Cấp
đánh
giá xếp
loại

Kết quả

đánh
giá xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng
GD&ĐT

B

2006 - 2007

Phòng
GD&ĐT

B

2008 - 2009

Phòng
GD&ĐT

B

2009 - 2010

Phòng

GD&ĐT

A

2010 - 2011

A

2012 - 2013

C

2012 - 2013

C

2015 - 2016

Phòng
GD&ĐT
Sở
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT

22




×