Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học mĩ thuật ở trường THCS thị trấn vạn hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.78 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VẠN HÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VẠN HÀ

Người thực hiện : Lê Văn Cường
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn Vạn Hà
SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Mĩ thuật

THANH HOÁ NĂM 2017
1


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2


2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chung
Thực trạng của vấn nghiên cứu.
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Các giải pháp.
Tổ chức thực hiện.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang


1
2
2
2
2
2
3
3
4
4
5
6
7
11
13
14
14
14

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao tính chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo
của học sinh, môn Mĩ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu chung
đó là: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ.
Từ đó hình thành nhân cách con người và kỹ năng sống  2 .
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tại trường THCS Thị Trấn Vạn
Hà - Thiệu Hóa, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn
toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn
thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, đó là lý do làm cho các em này tỏ ra

2


chán nản và không có hứng thú học tập môn Mĩ thuật, vì các em nghĩ rằng mình
không có năng khiếu, không có khả năng theo kịp các bạn khác và không thể vẽ
được bài vẽ đẹp. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và khi đã
nắm được những phần cốt lõi kiến thức của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham
thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật ở trường
THCS không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học
sinh không những đam mê, tích cực, tính tư duy sáng tạo… mà còn nắm vững
các kỹ năng môn học. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển cho học sinh những kỹ
năng để các em có thể học tốt bộ môn Mĩ thuật và tạo hưng phấn trong các môn
học khác là tất yếu và cần thiết 1 . Để đạt được mục tiêu trên, học sinh phải được
bồi dưỡng và phát triển những kỹ năng cơ bản qua đó hình thành được năng lực
của bản thân. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển năng lực
cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS Thị Trấn Vạn Hà”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Bên cạnh những mục tiêu hiện hành ( thực hiện giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh là chính, giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống
con người, của một số tác phẩm, cung cấp những kiến thức cơ bản phổ thông,
các bài tập theo yêu cầu). Mục đích của đề tài này là phát triển năng lực cao
hơn: Rèn kỹ năng môn học qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo.
Qua đó góp phần hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học
sinh  4 .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Phát triển bốn năng lực chuyên biệt của môn Mĩ thuật cho đối tượng học
sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn Vạn Hà – Thiệu Hóa đó là:
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực quan sát khám phá.
- Năng lực thực hành sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp biểu đạt
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp thực nghiệm:
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
- Phương pháp thống kê:
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tạo cho các em thật sự đam mê, hứng thú đối với môn Mĩ thuật. Thông
qua các phương pháp dạy học mới, đồ dùng trực quan sinh động… giúp các em
tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hiệu qua đó là trách nhiệm của người giáo
viên. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
3


- Do đặc trưng bộ môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, nên việc rèn luyện
và phát triển các kỹ năng, năng lực là cần thiết. Có được các kỹ năng học sinh sẽ
chủ động sáng tạo, thể hiện ý tưởng riêng của mình. Đó được gọi là năng lực cá
nhân của các em 1 .
- Khi biết vận dụng những kỹ năng trong bài học ở mỗi học sinh sẽ giúp
cho giáo viên giảng dạy bộ môn thuận lợi hơn và đỡ vất vả hơn.
- Các kỹ năng được phát triển ngoài mục tiêu được đặt ra cho môn Mĩ
thuật ở THCS là dạy học sinh biết nhận ra cái đẹp, tập sáng tạo và biết vân dụng
cái đẹp vào thực tiễn học tập và sinh hoạt hàng ngày, nó còn tạo cho học sinh sự
đam mê dẫn tới những thành công của các em trong môn học. Ngoài ra có thể
sau này theo chương trình phổ thông mới, nó sẽ theo các em vào các trường
THPT, trường chuyên nghiệp có bộ môn Mĩ thuật  3 .
Để mục đích đề ra đạt hiệu quả cao thì giáo viên giảng dạy bộ môn thực
hiện sử dụng đồ dùng dạy học; sưu tầm những tranh ảnh, tài liệu có liên quan

đến các bài học môn mỹ thuật được tải trên mạng Internet trong các tiết học ở
các khối lớp ở từng phân môn.
Nhiệm vụ của giáo viên là phải thực hiện tốt giờ dạy tạo nên một tiết học
sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tham gia tích cực các kĩ năng, cảm nhận cái

đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua, bố cục, đường nét, hình
mảng, hình khối, đậm nhạt, không gian, ánh sáng, màu sắc... Từ đó các em
có sự lựa chọn nội dung đề tài theo ý thích mà thể hiện các kĩ năng theo cảm xúc
riêng.
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng
chưa phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ sung.
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học:
phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực quan;
phương pháp luyện tập…
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những
đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ
chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện
kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài đó
có liên quan đến bài học.
+ Tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh
đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ.
Trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, thu thập tài liệu, tranh ảnh từ sách,
báo, trên mạng internet, thực tế cuộc sống sinh động,…để thể hiện vào trong
từng tiết dạy cụ thể trên lớp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung.
a. Những thuận lợi:

4



- Trng THCS Th Trn Vn H l mt trng trung tõm cht lng cao ca
huyn Thiu Húa, trong nhng nm gn õy nh trng ó c chớnh quyn
a phng quan tõm xõy dng c s vt cht khang trang. Trng t trng
chun quc gia, i ng giỏo viờn vng vng v chuyờn mụn, s ch o kp thi
ca lónh o nh trng ó to nhiu iu kin thun li trong vic dy hc.
- Hc sinh ca trng ó cú ý thc hn trong vic hc tp. Phn ln cỏc em hc
sinh ó cú ý thc trong vic thc hin cỏc nn np ni quy ca nh trng.
- Giỏo viờn cú nng lc chuyờn mụn vng vng, dy ỳng chuyờn mụn o to.
- C s vt cht ca lp hc tng i y , bc u ó gúp phn nõng cao
cht lng ging dy.
- Ban giám hiệu nhà trờng thờng xuyên quan tâm và có những
chỉ đạo kịp thời đến bản thân.
- Học sinh đợc tiếp cận với môn mĩ thuật từ cấp Tiểu học đã tạo
tiền đề cho việc tiếp thu những kiến thức mới cao hơn ở khối
THCS.
b. Nhng khú khn:
- õy l nm hc tip tc thc hin cuc vn ng: Xõy dng trng hc thõn
thin hc sinh tớch cc, y mnh vic ng dng cụng ngh thụng tin vo vic
dy hc. Tuy nhiờn c s vt cht lp hc ca trng THCS Th Trn Vn HThiu Húa vn cha ỏp ng iu kin cú th a cụng ngh thụng tin vo
vic dy hc. ( ch cú mt s lp cú mỏy chiu)
- Mt s thit b phc v cho cụng tỏc dy hc m thut ó c nỏt, h hng,
khụng ỏp ng c nhu cu dy v hc b mụn.
- dựng dy hc cho mụn M thut thiu v s lng v cht lng cha cao.
( a s dựng l do giỏo viờn v hc sinh t chun b)
- Nhà trờng cha có phòng học dành riêng cho bộ môn Mĩ thuật,
đồ dùng dạy học còn thiếu về số lợng và kém về chất lợng.
- Sách tham khảo cho giáo viên Mĩ thuật còn cha có dẫn đến
việc nghiên cứu bài trớc khi lên lớp còn hạn chế.

- Mt b phn hc sinh cha ý thc c vic hc tp, cha cú ng c hc tp
ỳng n, cha tp trung vo hc. kt qu hc tp cũn cha cao.
2.2.2.Thc trng ca vn nghiờn cu.
T nhng thc trng chung ti trng THCS Th Trn Vn H, giỏo viờn
ging dy M thut núi riờng gp khụng ớt khú khn nghiờn cu bi, thit k
bi son ri s dng mt s dựng thit b v tin hnh gi dy t hiu qu,
ớt cú iu kin n phỏt trin nng lc cỏ nhõn cho hc sinh. Mc tiờu ca
mụn M thut cp THCS l dy cho hc sinh phỏt trin nhiu k nng; bao gm
cỏc k nng b mụn cng nh k nng sng cho hc sinh. T ú m dn ti cỏc
tit hc cha thc s t kt qu cao, cỏc em cha phỏt huy c nng lc ca

5


bản thân mình là vì chưa nắm vững kỹ năng trong học tập bộ môn, các em
không mạnh dạn khám phá sáng tạo, rất hạn chế ở khả năng về:
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực quan sát khám phá.
- Năng lực thực hành sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp biểu đạt.
Bên cạnh việc thiếu kỹ năng trong học tập, các em còn lơ là xem nhẹ môn học,
không có động lực học môn mĩ thuật, đồ dùng học tập thiếu thốn, thậm chí
không có.
Từ thực trạng đó đầu năm học 2016-2017 tôi đã có kế hoạch nâng cao chất
lượng các giờ học mĩ thuật tại nhà trường. Sau khi ổn định nề nếp học tập nói
chung vào giữa học kỳ 1 là thời tôi bắt đầu sử dụng các biện pháp.
Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm: ( Thời điểm khảo sát giữa
học kỳ 1 năm học 2016-2017)

Khối lớp 7

Lớp Sĩ số
7A
32
7B
36
7C
31
7D
30

Đạt (Đ)
Số lượng
25
25
18
16

Tỉ lệ
78 %
69 %
58 %
53 %

Chưa Đạt (CĐ)
Số lượng
Tỉ lệ
7
22 %
11
31 %

13
42 %
14
47 %

Qua kết quả sát tôi rất thất vọng với kết quả các em đạt được. Tỉ lệ các em
“ chưa đạt” ( dưới điểm trung bình) còn nhiều, các em khác “đạt” nhưng điểm
chưa cao. Điều đó càng khiến người giáo viên có tâm huyết với các em thêm
quyết tâm đưa chất lượng học của các em lên cao hơn.
Để đạt được mục tiêu đó giáo viên Mĩ thuật phải dạy và bồi dưỡng cho
học sinh những năng lực cơ bản, kỹ năng cần thiết mà các em cần phát triển khi
học Mĩ thuật
Đối với bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn tại trường THCS Thị Trấn
Vạn hà Huyện Thiệu Hóa, tôi thấy việc rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh
là việc làm cần thiết, qua đó phát triển năng lực bản thân cho các em và là chìa
khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật tại trường. Tôi đã luôn chú trọng và
vận dụng nhiều phương pháp nhằm phát triển các kỹ năng cho học sinh khi học
môn mĩ thuật. Thực tế học sinh trường THCS Thị Trấn Vạn Hà các em không
đồng đều về khả năng và động cơ học tập môn mĩ thuật. Học sinh còn lười học
cũng như trong việc rèn luyện các kỹ năng, việc thể hiện năng lực ở môn mĩ
thuật rất hạn chế nên chất lượng giáo thẩm mĩ chưa cao.
Do vậy, việc sưu tầm và sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn Mỹ thuật
để Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc
THCS là một vấn đề cần thiết để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức bài.
Thông qua hình ảnh sống động trong đồ dùng sẽ kích thích học sinh hưng phấn
6


trong học tập. Người giáo viên có đầu tư khai thác tranh ảnh trên mạng thì kiến
thức mới được mở rộng để áp dụng vào việc dạy có hiệu quả hơn, giúp các em

yêu môn học hơn.
Theo yêu cầu chung, một tiết dạy tốt và bồi dưỡng, phát triển các kĩ năng
cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là phải có sử dụng đồ dùng dạy học.
Từ đồ dùng trực quan đó học sinh thấy thích thú trong quá trình học tập qua đó
dám thể hiện bản thân, từ đó mà chất lượng giáo dục thẩm mĩ được nâng cao.
Các em tạo cho mình được nhiều kĩ năng ví dụ như:
+ Khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng, chính xác.
khả năng nhận biết cái đẹp, khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích
và tổng hợp về hình tượng.
+ Khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong bài
học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu…
Đối với mỗi phân môn thì vai trò của các kỹ năng có những chức năng có
thể nói là khác nhau nhưng đều có tầm quan trọng riêng không thể tách rời trong
mỗi giờ học Mĩ thuật.
Học sinh cùng có vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp
tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là
lắng nghe ý kiến và tiếp thu kiến thức từ giáo viên.
Vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học
tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách bút, góc học
tập… Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng có thể giúp cho học sinh
có vốn sống và hiểu biết xã hội cao hơn, sinh động và phong phú hơn.
Môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp,
vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hành ngày và cho công việc
mai sau góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các giải pháp
Muốn truyền thụ kiến thức để “phát triển năng lực và các kĩ năng cho học
sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” thì mỗi giáo viên đều có một giải pháp riêng
của mình, việc biết vận dụng từng giải pháp vào giảng dạy cụ thể từng bài đó là

kinh nghiệm của từng giáo viên. Với tôi, các giải pháp chủ yếu được tôi vận
dụng trong giảng dạy để phát triển năng lực cho học sinh đó là:
a. Nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, có độ tuổi từ 11 đến
14. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ với nhiều
đặc điểm, tính cách, nhận thức riêng. Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang
tuổi trưởng thành, là tuổi “không còn là trẻ em, nhưng chưa hẳn là người lớn”.
Ở lứa tuổi này, sự phát triển của các em được gọi bằng các tên khác nhau như:
thời kỳ quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng khoảng, khủng khoảng tuổi dậy thì,
tuổi bất trị,... Đây là giai đoạn tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: Phát
7


triển thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội,... Chính những yếu tố này đã tác động,
làm thay đổi nhiều đến quá trình học tập của các em.
b. Nắm được đặc điểm về tư duy tạo hình của học sinh THCS.
Học sinh THCS có khả năng tư duy chủ yếu là tư duy trừu tượng, nó đóng
vai trò chủ đạo thay vì tư duy của học sinh bậc tiểu học chủ yếu là tư duy trực
quan. Ở lứa tuổi này trí nhớ và tư duy của các em thay đổi so với cấp học Tiểu
học. Do học sinh THCS có thay đổi lớn về sinh lý và thể chất, cho nên khả năng
nhận thức và tư duy của các em ngày càng cao. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi
trong mối quan hệ giữa tư duy hình tượng cụ thể sang tư duy trừu tượng khái
quát mà sự chiếm ưu thế của tư duy trừu tượng trong hoạt động của lứa tuổi
THCS đã góp phần làm thay đổi rõ rệt về mặt nhận thức và khả năng phân tích,
tổng hợp, logic của học sinh ngày càng tốt hơn.
Học sinh THCS có cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải về các sự vật, hiện
tượng xung quanh, hình khối, màu sắc... khác biệt so với sự cảm nhận của người
lớn, nhưng cũng không còn hồn nhiên ngây thơ như tuổi Tiểu học. Những nét vẽ
của học sinh THCS biểu lộ tâm sinh lý của lứa tuổi. So với lứa tuổi học sinh tiểu
học thì các em học sinh THCS đã có những hiểu biết và thay đổi vượt trội hơn

trong tư duy thẩm mỹ.
Theo chương trình năm 2000, môn mĩ thuật bậc THCS gồm có 4 phân
môn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thưởng thức mĩ thuật. Sang bậc
THCS, phần thực hành chủ yếu là vẽ như vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí nên
đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng, tư duy tạo hình của học sinh. Dưới đây
là một số đặc điểm tư duy tạo hình đặc trưng ở học sinh THCS mà sau nhiều
năm giảng dạy tôi đã phát hiện.
Ở tuổi lớp 6 các em không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trước môi trường
học tập mới, trước cách thức học tập mới cùng với yêu cầu mới của môn học
cao hơn cấp tiểu học, những điều đó đã có tác động không nhỏ đến tư duy tạo
hình của các em.
Đến khi lên lớp 7 thì mức độ nhận thức và trình độ của các em đã quen dần
với cấp học, tư duy của các em có những chuyển biến và hòa nhập với môi
trường THCS. Song nhìn chung, tranh vẽ của các em lớp 6 và lớp 7 vẫn giữ
được những nét ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và ngộ nghĩnh đáng yêu. Tranh
vẽ của các em vẫn hay sử dụng những màu nguyên chất, mạnh mẽ về độ đậm
nhạt, sắc màu rực rỡ, tươi vui. Nét vẽ và hình vẽ của các em cũng trau chuốt và
tỉ mỉ hơn so với lứa tuổi tiểu học. Nhiều học sinh bước đầu đã thể hiện được luật
xa gần vào tranh để miêu tả sự vật, hiện tượng mà các em quan sát được trong
thực tế. Tuy nhiên, ở trình độ của các em thì lối vẽ này có thể tạo nên sự gò bó,
vô tình làm mất đi vẻ hồn nhiên, ngây thơ của các em.
Ở tuổi lớp 8 và lớp 9, nét và hình vẽ của các em đã đi vào diễn tả nhiều
hơn, sự sáng tạo được các em thể hiện trong tranh vẽ của mình, các bài vẽ có ý
đồ hơn, các em thích thể hiện những hiểu biết của mình vào tranh hơn. Do vậy
mà yếu tố ngây thơ và hồn nhiên vốn có của tranh thiếu nhi bị giảm đi phần nào.

8


Nhưng rõ ràng yếu tố tư duy được các em thể hiện rất rõ nét thông qua các loại

bài tập cụ thể như sau:
Ở loại bài vẽ theo mẫu, các em đã quan sát được đặc điểm của vật mẫu sát
hơn, diễn tả mẫu chi tiết hơn, và vẽ được đậm nhạt tốt hơn. Các em vẽ theo trình
tự của các bước, từ bao quát đến chi tiết chứ không vẽ theo cảm hứng. Do vậy
mà bài vẽ của các em đúng hình hơn, có đặc điểm hơn.
Ở loại bài vẽ tranh, các em có cách chọn nội dung, chủ đề đa dạng phong
phú hơn. Các em ý thức về bố cục tốt hơn, biết sắp xếp những mảng chính phụ
trong tranh, biết sắp xếp các hình vẽ hợp lý hơn, hình ảnh trong tranh động hơn,
nét vẽ cũng tỉ mĩ hơn chi tiết hơn, các em đã biết vẽ màu theo gam và có đậm
nhạt hơn…, làm cho bức tranh của mình thêm sinh động và có không gian hơn.
Ở loại bài vẽ trang trí, kỹ năng làm bài của học sinh cũng khác trước rất
nhiều. Có thể nói nếu tranh vẽ của các em phàn nào giảm đi yếu tố hồn nhiên,
ngây thơ do những thay đổi trong nhận thức, tư duy cũng như khả năng sáng tạo
nghệ thuật của các em, trong các bài trang trí màu vẽ trong bài ít bị lem nhem
hơn, biên giới các mảng màu gọn hơn, ke hơn, hình vẽ các họa tiết cách điệu đã
có sáng tạo và trau chuốt hơn, các nét vẽ liền mạch, không còn vụn vặt như ở
lứa tuổi trước. Rõ ràng các bài trang trí của các em đẹp hơn trước rất nhiều.
Ngoài ra, trong chương trình học của mình, các em còn được giới thiệu về
các tác giả và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới. Nhờ vậy
mà các em được củng cố thêm những hiểu biết của mình về môn học (như cách
xây dựng hình tượng nhân vật, cách sắp xếp bố cục sao cho hài hòa, cân đối,
thấy được sự phong phú của màu sắc trong tranh…). Bên cạnh đó, thông qua các
phương tiện thông tin, internet... các em được mở rộng kiến thức, những kiến
thức đó được các em vận dụng vào bài vẽ rất hiệu quả.
c. Chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động.
Mĩ thuật là môn học thực hành là chính, do vậy đồ dùng dạy học phải sinh
động., làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có chất
lượng và có chọn lọc mới đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi 16 năm công tác tại
trường THCS Thị Trấn Vạn Hà, tôi luôn đề cao vai trò của đồ dùng dạy học, bởi
vậy mà tôi luôn tìm tòi sáng tạo để có những đỗ dùng tốt nhất phục vụ cho từng

tiết dạy.
d. Nghiên cứu kĩ từng loại bài trước khi lên lớp.
- Việc đầu tiên tôi cần nghiên cứu là nội dung bài học và các kỹ năng chủ yếu.
(Ví dụ hôm này bài học có chủ đề là gì và thông qua bài học giáo viên cần phát
triển cho các em kỹ năng nào.)
- Sự thể hiện của các kỹ năng qua các loại bài dạy. (mỗi phân môn trong mĩ
thuật có các kỹ năng khác nhau, do vậy giáo viên không áp dụng máy mọc mà
phải linh hoạt.)
- Tìm ra những kỹ năng được phát triển thuận lợi, những kỹ năng còn hạn chế.
( khả năng của học sinh không đồng đều nên giáo viên phải biết phân loại đối
tượng để bồi dưỡng mới có kết quả). Cách khắc phục những kỹ năng còn hạn

9


chế. ( không phải học sinh nào cũng tiếp thu tốt, giáo viên nên động viên các em
và có biện pháp riêng để các em không tự ti với các bạn)
e. Chọn ra một số kĩ năng cơ bản làm nền tảng.
+ Kỹ năng quan sát.
Là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng, chính
xác. Có thể quan sát từ bao quát đến chi tiết. Từ việc quan sát học sinh sẽ đưa ra
những nhận xét chính xác về hình dáng , màu sắc, đặc điểm và ánh sáng…
Đây là kỹ năng quan trọng trong môn Mĩ thuật được thể hiện nhiều trong
các giờ vẽ theo mẫu hay vẽ ngoai trời, ngoài ra nó còn đựơc thể hiện nhiều
trong cuộc sống hàng ngày…
Khả năng quan sát và nhận xét chính xác sẽ làm nền tảng cho các kỹ năng
khác phát triển
+ Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
Là khả năng nhận biết cái đẹp. Sau khi học sinh quan sát sẽ đưa ra những
nhận xét về cái đẹp thông qua bố cục, hình dáng cấu trúc tỷ lệ, màu sắc, đậm

nhạt từ đó vân dụng vào bài học và trong cuộc sống. Tuy nhiên mỗi học sinh
có cảm nhận riêng về cái đẹp nên giáo viên cần hướng cho học sinh cách cảm
thụ cái đẹp một cách cơ bản qua sự cảm nhận của bản thân.
+ Kỹ năng tư duy hình tượng.
Là khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình
tượng mà các em quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại những hình ảnh đã thấy trước
đó. Đó là sự tư duy logic và khoa học để nhận biết và ghi nhớ đặc điểm của sự
vật, của đồ vật hay các hiện tượng…
+ Kỹ năng thực hành.
Là khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong bài
học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu…, khả
năng tự học, tự nghiên cứu sưu tầm tài liệu, trình bầy sản phẩm học tập…
+ Kỹ năng đánh giá.
Là khả năng phân biệt nhận ra chỗ đúng sai, đẹp, chưa đẹp về hình dáng,
cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt của đối tượng. Qua đó giúp cho học sinh
hiểu được những giá trị nghệ thuật trong mỗi bài học, biết phát huy sự sáng tạo
trong mỗi bài học.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Là khả năng vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng
như trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách
bút, góc học tập …Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng.
Trên đây là những kỹ năng chủ yếu mà học sinh cần được rèn luyện và
phát triển trong môn Mĩ thuật. Với những kỹ năng đó thì kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn được coi là chủ yếu trong nội dung chương trình và
phương pháp dạy học. Đây cũng là những kỹ năng phát huy tính tích cực, độc
lập, sáng tạo trong học tập của học sinh hơn trước. Học sinh cùng có vai trò
đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp tục khám phá những kiến
thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe ý kiến và tiếp
10



thu kiến thức từ giáo viên. Mặt khác sự tích cực chủ động trong học tập sẽ giúp
học sinh chủ động sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách tích cực
hơn.
* Đối với từng loại bài Mĩ thuật, tuỳ theo mức độ cần thiết của bài học cụ
thể mà có thể rèn luyện hay phát triển ở học sinh các kỹ năng cho phù hợp ví
dụ:
+ Các loại bài vẽ theo mẫu: Thường phát triển cho học sinh khả năng
quan sát đúng những sự vật, hiện tượng, màu sắc ….
+ Các loại bài vẽ trang trí: Nhằm phát triển tốt nhất cho học sinh những
khả năng vận dụng những hiểu biết vào trong cuộc sống.
+ Các loại bài vẽ tranh: Giúp cho học sinh có khả năng tư duy hình tượng,
liên tưởng đến nhưng hình ảnh mà các em đã gặp thường ngày.
+ Các loại bài thường thức Mĩ thuật: Thường hướng các em tới khả năng
đánh giá, nhận xét về cái đẹp....
Nhưng bản thân tôi vẫn luôn nhận thức trong các kỹ năng ấy có những kỹ
năng quan trọng hơn, nó đóng vai trò nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển
được thuận lợi.
- Tôi chú trọng phát triển kỹ năng quan sát nhận xét trong phân môn vẽ
theo mẫu và coi quan sát để đưa ra nhận xét chính xác là xương sống để học
tốt môn mỹ thuật trong các cấp học.
Trong bài vẽ theo mẫu học sinh được rèn luyện tốt nhất khả năng quan
sát. Từ việc quan sát, so sánh các phần của vật hay giữa các vật với nhau, tìm
ra đường nét, mảng khối, màu sắc … ở mẫu vẽ trên lớp học sinh sẽ có thói
quen quan sát những không gian lớn hơn như cảnh vật, con người….
Từ thói quen quan sát học sinh sẽ có những ghi nhớ, khi gặp những bài
vẽ tranh đề tài các em sẽ vận dụng những ghi nhớ đó để làm tăng khả năng tư
duy và có thể rễ ràng chọn được đề tài.
Khả năng quan sát tốt cùng sự nhận xét chính xác đối tượng của học sinh
sẽ giúp cho khả năng thực hành phát triển vì các em có thể vẽ được chính xác

về hình cũng như màu sắc và độ đậm nhạt. Tuy nhiên để phát triển tốt kỹ năng
thực hành đòi hỏi học sinh phải có sự ham thích và được rèn luyện liên tục.
Cũng từ khả năng quan sát nhận xét sẽ giúp cho kỹ năng đánh giá của học
sinh phát triển.
- Có được những khả năng trên học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với bộ môn
sẽ thích học, thích vẽ ngay cả khi không phải ở trên lớp. Từ những ham thích
đó sẽ giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật và làm cho những kỹ năng khác phát
triển.
2.3.2. Tổ chức thực hiện.
a. Phát triển các năng lực cơ bản của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy (tuy nhiên ở mỗi địa phương có nhiều thuận lợi
và khó khăn riêng) tôi tự thấy ở mỗi học sinh trường THCS Thị Trấn Vạn Hà có
những năng lực mà các em phát triển thuận lợi như:
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
11


- Năng lực quan sát khám phá.
- Năng lực thực hành sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp biểu đạt
Bản thân tôi trong từng tiết dạy, ngoài việc cung cấp những kiến thức của một
bài dạy thông thường, tôi luôn dành thời gian và chú trọng các phương pháp để
phát huy cho các em những năng lực sau:
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ và năng lực quan sát khám phá
Sau khi được giáo viên cung cấp, truyền đạt các kiến thức thông qua các
phương pháp lên lớp, các em không chỉ có quan sát những đồ vật, sự vật, hiện
tượng một cách đơn thuần mà còn có sự phân tích nhận xét từ bao quát đến chi
tiết, về tương quan tỷ lệ, về đường nét, hình khối và màu sắc…(các em cảm thụ
được vẻ đẹp của nó) không những thế mà các em còn có thể vận dụng kiến thức
đó để tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh mình. Để làm được điều đó,

giáo viên phải vận dụng phương pháp trực quan sinh động ( chuẩn bị mẫu vẽ ,
tranh ảnh … đẹp hấp dẫn). luôn luôn đặt những câu hỏi gợi mở để học sinh
khám phá về sự vận hiện tượng.
Năng lực thực hành sáng tạo.
Tôi không áp đặt máy móc đối với từng học sinh mà để các em tự do sáng
tạo trong thực hành, Giáo viên chỉ định hướng để các em không đi qua xa nội
dung chủ đề. Do đặc trưng của bộ môn nên hầu hết trong các giờ Mĩ thuật các
em đều có thời gian thực hành (thể hiện bài vẽ), trong thời gian đó các em được
tự do sáng tạo theo cảm nhận riêng, hầu hết các em đều cảm thấy hứng thú khi
thể hiện bài vẽ của mình.
Năng lực giao tiếp biểu đạt.
Qua sự đánh giá của tôi, các em thường có sự ganh đua tích cực và vân
dụng nhưng khả năng mình có để thể hiện bài vẽ tốt nhất.
Các em luôn có khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ qua quan sát,
phân tích những sự vật, hiện tượng tự nhiên… qua đó biểu đạt trên sản phẩm của
mình một cách sinh động.
b. Bồi dưỡng, rèn luyện thêm các kỹ năng mà học sinh còn yếu.
Để phát triển được những năng lực trên, tôi thường xuyên bồi dưỡng
những kỹ năng mà các em còn rất hạn chế như:
- Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
- Kỹ năng đánh giá.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Các kỹ năng này sở dĩ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển
của học sinh THCS vì:
+ Điều kiện cơ sở vật chất cho môn Mĩ thuật còn nhiều thiếu thốn, học
sinh chưa được thường xuyên tiếp xúc với những môi trường mang tính nghệ
thuật. Đối với giáo viên cũng chưa có đủ những tài liệu tham khảo cần thiết để
nâng cao chất lượng giảng dạy phát huy khả năng nhận biết cái đẹp cho học
sinh.


12


+ Đối với một số học sinh còn e dè, ngại ngần, không dám đưa ra ý kiến
để đánh giá và nói lên cảm nhận của mình.
+ Từ những hiểu biết còn thiếu sót và do điều kiện sống. Nhiều học sinh
còn kém trong việc vân dụng những hiểu biết của bộ môn vào cuộc sống.
c. Phương hướng để khắc phục các kỹ năng còn hạn chế.
+ Tạo mọi điều kiện để học sinh được tiếp cận với những môi trường
mang tính nghệ thuật. ( đi dã ngoại, thăm bảo tàng, các danh lam thắng cảnh,
triển lãm…)
+ Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh, triển lãm tranh của trường, của cụm
hoặc huyện dành cho thiếu nhi.
+ Trong các giờ học cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học .
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi
bạn bè đồng nghiệp để có thể thường xuyên thay đổi những phương pháp phù
hợp gây hứng thú cho học sinh.
+ Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát thực tế bằng những bài vẽ
ngoài trời.
+ Dành nhiều thời gian cho việc đánh giá bài vẽ của học sinh giúp cho
học sinh thêm mạnh dạn, tạo điều kiện cho kỹ năng đánh giá phát triển.
+ Để học sinh mạnh dạn hơn và cảm thấy tự tin hơn trong các giờ học tôi
luôn coi phần đánh giá kết quả bài vẽ là quan trọng nhất vì qua phần nhận xét
học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, chưa đẹp để rút kinh nghiệm cho bài học
sau.
+ Khả năng thực hành có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để
phát huy khả năng này tôi luôn nhắc học sinh về nhà vẽ bài và làm bài ở bất kỳ
lúc nào rảnh rỗi. Những bài vẽ ấy sẽ đựơc chấm điểm và đánh giá một cách
khách quan.
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng

chưa phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ sung.
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học:
phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực quan;
phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những
đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ
chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh đựơc rèn luyện
kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài đó
có liên quan đến bài học.
+ Tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh
đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Là người trực tiếp thực hiện vận dụng các phương pháp bồi dưỡng và rèn
luyện các kỹ năng cho học sinh học môn mĩ thuật tại trường THCS Thị Trấn Vạn
13


Hà, Bản thân tôi nhận thấy rằng các tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú,
tích cực hoạt động và thể hiện năng lực cá nhân, cảm nhận cái đẹp trong nghệ

thuật tạo hình được thể hiện qua, bố cục, đường nét, hình mảng, hình khối,
đậm nhạt, không gian, ánh sáng, màu sắc... Từ đó các em có sự lựa chọn nội
dung đề tài theo ý thích mà thể hiện các kĩ năng theo cảm xúc riêng.
Sau một thời gian tổ chức thực hiện và áp dụng các biện pháp ở các lớp
thuộc khối 7 trường THCS Thị Trấn Vạn Hà trong thời gian từ giữa học kỳ
1đến giữa học kỳ 2 năm học 2016-2017. Thông qua các bài học, bài tập,
bài kiểm tra định kỳ đã cho thấy kết quả cụ thể như sau:
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm:

( Thời điểm khảo sát giữa học kỳ 2 năm học 2016-2017)

Khối lớp 7
Lớp Sĩ số
7A
32
7B
36
7C
31
7D
30

Đạt (Đ)
Số lượng
32
33
28
26

Tỉ lệ
100 %
92 %
90 %
87 %

Chưa Đạt (CĐ)
Số lượng
Tỉ lệ
0

0%
3
8%
3
10 %
4
13 %

Dưới đây là kết quả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khối lớp 7
Lớp Sĩ số
7A
32
7B
36
7C
31
7D
30

Đạt (Đ)
Số lượng
25
25
18
16

Tỉ lệ
78 %
69 %

58 %
53 %

Chưa Đạt (CĐ)
Số lượng
Tỉ lệ
7
22 %
11
31 %
13
42 %
14
47 %

So sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm ta
thấy hiệu quả mà những phương pháp tôi vận dụng trong giảng dạy là khá
tốt. Tỉ lệ các em chưa đạt giảm đi đáng kể, không những thế nhiều em có
các bài tập rất tốt, các em hào hứng với môn học hơn và điều qua trọng các
em đã tích lũy cho mình những kỹ năng và khẳng định được năng lực của
bản thân.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Theo tôi đối với bộ môn Mĩ thuật bậc THCS thì việc rèn luyện các kỹ
năng và phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh là rất cần thiết. Bởi môn
Mĩ thuật cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức, sự
đam mê, hứng thú. Để học tốt được bộ môn này không phải là sự phụ thuộc vào
những năng khiếu bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Với đặc thù
14



bộ môn rất riêng, khi dạy học mĩ thuật giáo viên rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng cơ bản là cốt lõi dẫn đến thành công cho việc học tập. Do vậy. Để làm
được điều đó, bản thân người giáo viên khi giảng dạy cũng cần trang bị cho
mình những kiến thức chuyên môn vững vàng, những phương pháp dạy học tích
cực, phù hợp với đặc trưng môn mĩ thuật và đặc biệt là các kỹ năng cơ bản cần
thiết để phát huy năng lực của từng học sinh, giúp các em có động cơ học tập
đúng đắn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi dạy học bộ môn mĩ thuật tại
trường THCS Thị Trấn Vạn Hà. Qua việc vận dụng của bản thân, tôi thấy giờ
dạy đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh rất hứng thú, nắm vững được kiến thức, phát
triển được các kỹ năng và vẽ tranh đẹp hơn cũng như vận dụng kiến thức học
được vào cuộc sống hằng ngày.
3.2. Kiến nghị
Để phục vụ cho việc giảng dạy môn Mỹ thuật ngày càng có hiệu quả hơn
tôi xin khiến nghị như sau:
+ Nhà trường và các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa tới đội ngũ giáo
viên dạy môn mĩ thuật.
+ Trang bị đầy đủ hơn các đồ dùng dạy môn mĩ thuật, các tranh ảnh, sách tham
khảo… ở trong nhà trường.
+ Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị như: máy chiếu, máy tính, phòng học
riêng cho môn mĩ thuật.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.


LÊ VĂN CƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng cho giáo viên về : “ Kỹ năng xây dụng nhà trường theo
định hướng phát triển năng lục học sinh ở trường THCS”
( tài liệu lưu hành nội bộ do Sở GD&ĐT Thanh Hóa lưu hành năm 2016)
2. “ Hướng dẫn tự học tích cực trong một số môn học cho học sinh THCS” –
Trần Đình Châu – Phùng Khắc Bình - NXB Hà Nội.

15


3. “ Một số kỹ năng trong dạy học mĩ thuật ” – Triệu Khắc Lễ - NXB Giáo dục
2009.
4. “ Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” - NXB Giáo dục Việt
Nam.
5. Khai thác các tài liệu trên internet về lĩnh vực mỹ thuật.
6. Tham gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật ( do Sở
GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức )

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Văn Cường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Thị Trấn Vạn Hà
16


TT


1

Tên đề tài

Năm học

“Phương pháp tổ chức lớp học
theo nhóm trong dạy vẽ theo
mẫu ở trường THCS”

2003-2004

2

“Vẽ theo mẫu ở Trường THCS
Thực trạng và Giải pháp”

2006-2007

3

“Một số phương pháp nâng cao
hiệu qủa sử dụng giáo án điện tử
trong dạy học mỹ thuật.”

2009-2010

Xếp loại
cấp

Trường

Xếp loại
cấp
Phòng
GD&ĐT

Xếp loại
cấp Sở
GD&ĐT

B

A

B

A

A

B

17



×