Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua phân môn vẽ tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.78 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG
NGÔN NGỮ TẠO HÌNH Ở HỌC SINH THCS THÔNG QUA
PHÂN MÔN VẼ TRANH

Người thực hiện: Hoàng Văn Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Trinh
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Mĩ thuật

THANH HOÁ NĂM 2018
1


MỤC LỤC
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
II-NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN luận
2.2 Thực trạngvấn đề trươc khi áp dụng SKKS
2.3. Thực hiện SKKN giúp học sinh học tốt và nâng cao chất


lượng bài vẽ ở phân môn vẽ tranh
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục:
III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
2
2
2
2
4
4
9
9
11
12
12

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài :
Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng
ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy
học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con
người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà
trường.
Dạy học đã khó, dạy mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh

những kiến thức cơ bản thì việc học mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho
mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, và
xung quanh mình trở nên gần gủi đáng yêu hơn. Đồng thời học mỹ thuật giúp
mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu cách lý giải của bản
thân. Làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Dạy và học mĩ thuật ở THCS không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ
thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện
cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận
dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về
cách nhìn cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật....của học sinh hay nói cách
khác là ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS trong bộ môn mĩ thuật, mà cụ thể
ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh.
Việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS sẽ giúp cho giáo
viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người
học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối
tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? dạy thật tốt hay bình thường còn
phụ thuộc ý thức học tập của mỗi chúng ta.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh THCS, mà cụ thể là học sinh THCS
Lớp 6,7,8,9. Lứa tuổi từ 11 đến 15 với những đặc điểm tính cách nhận thức
riêng. Bộ môn mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa
chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn, là loại kiến thức có ở xung quanh
ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta để biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên
ngoài việc phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải nắm vững kiến
thức ở các bộ môn liên quan như “ tâm lý học lứa tuổi, Xã hội khoa học tự
nhiên,...” Trong đó cái cốt lỏi cần phải nắm là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của
học sinh THCS mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này nó nằm trong phạm vi phân
môn vẽ tranh.
3



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt
công tác nhiệm vụ cần có rất nhiều yếu tố. Đó là chuyên môn nghiệp vụ, kiến
thức kinh nghiệm, và lòng say mê yêu nghề yêu trẻ.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, an
ninh, quốc phòng. Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến
sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát
triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục, thì mỹ dục
cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống
của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ, mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học
sinh THCS.
Với bộ môn mỹ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy mỹ thuật còn
ít kinh nghiệm. Không có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời
lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên, việc trao đổi và thảo luận gặp
nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào gần đây nhằm
đáp ứng nhu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện, luôn luôn hướng tới cái
đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người
ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và
thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan,
không chỉ là đối với người lớn, mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong
xã hội.
Giảng dạy mỹ thuật ở trường THCS cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá
trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa
tuổi sẻ có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có
cách cảm nhận lôgic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì
có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng
bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của
mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc

và tình cảm mới lạ. Nói là vậy nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận
của con người mỗi đổi thay. Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được
đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được
năng lực sự đam mê của các em. Đây cũng là lý do tôi chọn để viết tiểu luận
này ”Tìm hiểu một số nét đặc trưng, ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông
qua phân môn vẽ tranh”.
Dạy mỹ thuật cũng như dạy các bộ môn khác đối tượng chủ yếu là học
sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định.
Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là
ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức độ nào.
Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của hội hoạ nói chung bao gồm nhiều yếu tố,
như tính không gian tính tạo hình trực tiếp trong đó bao gồm đường nét hình
4


khối, màu sắc... Và ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS cũng không nằm
ngoài những yếu tố đó.
Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận lý giải như thế nào về những
sự vật hiện tượng xung quanh, về hình khối, màu sắc sự cảm nhận đó có khác gì
so với sự cảm nhận của người lớn, của từng lứa tuổi khác nhau. Nó có những
điểm thuận lợi khó khăn gì và những điểm mạnh điểm yếu trong cách nhìn nhận,
cảm thụ của học sinh THCS. Đó là những điều cần phải nghiên cứu tìm hiểu để
bổ sung vào lượng kiến thức chuyên môn của người giáo viên giảng dạy bộ môn
mỹ thuật.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
* Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu:
- Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực là tích hợp toàn diện và
mọi phương pháp đều hướng tới phát huy tính tích cực trong học tập của học
sinh.
- Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo thông qua việc học sinh tham

quan các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức.
* Khẳng định tính sáng tạo và khoa học vào thực tiễn của vấn đề:
- Để nâng cao hiệu quả dạy học trong phân môn vẽ tranh, ngoài những kiến thức
về lí thuyết và thực hành giáo viên cần phải vận dụng khoa học, hợp lí, tích cực
các phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về vẽ tranh mới phát huy và nâng cao
năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi con người.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
*Đặc điểm tâm lý
Lứa tuổi học sinh THCS tuổi từ 11-15 đang theo học từ lớp 6-9, là lứa
tuổi bướng bỉnh khó bảo với sự mạnh mẽ về tâm sinh lý, biểu hiện tình cảm rõ
ràng, sự yêu, sự ghét đồng thời có biểu hiện của sự e thẹn ngại ngùng, ảnh
hưởng đến kết quả bài vẽ của các em. Trong quá trình làm bài các em thương
che bài vẽ của mình không để thầy cô giáo thấy, đồng thời cảm giác mình đã lớn
nên các em muốn độc lập trong bài vẽ của mình muốn thể hiện bản lĩnh của bản
thân rằng mình sẽ làm được, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào bài vẽ thì đa số
các em không thể hiện được ý tưởng của mình, vì sao?
Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Đa
phần các em còn bở ngỡ, vụng về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không
theo suy nghĩ của bản thân và lứa tuổi này còn ở tuổi ăn tuổi ngủ ham thích vui
chơi hoạt động, do đó trong bài vẽ đặc biệt là các bức tranh đề tài thể hiện rõ dấu
ấn của sự trẻ trung hồn nhiên ngây thơ, ngộ nghĩnh và hết sức chân thành.
Ở học sinh THCS đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình
hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ
5


không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. Chính vì vậy người giáo viên cần
hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng

của việc vẽ tranh đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt.
*Khả năng cảm nhận trong phân môn vẽ tranh của HS THCS.
Học sinh THCS có ngôn ngữ tạo hình có gì đó rất đơn giản nhưng cũng
rất sáng tạo phong phú. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung đề tài khác
nhau, một số em cũng tìm cho mình được nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm,
có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt nhưng cũng không ít bố cục thể hiện sự lõng lẽo
phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác và nhất là những
đặc điểm điển hình trong từng loại đề tài hay nội dung mà các em chọn. Bởi
hình tượng các em chọn để vẽ còn chung chung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều
sâu bức tranh. Các em vẽ tranh đơn giản chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động
tác của nhân vật, người, vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện
màu sắc trong tranh thường rực rỡ đôi khi trở nên đối lập về màu sắc khiến cho
tranh trở nên khô cứng ngay cả tranh về đề tài thơ mộng. Những đề tài được các
em ưa thích nhất là thường là tranh phong cảnh, bởi vì đó là những thứ gần gũi
được các em quan sát thu nhận một cách thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng
ghi nhớ của các em hết sức phong phú đa dạng. Nghệ thuật ngôn ngữ tạo hình
cũng từ đó mà được hình thành. Bộc lộ với những đặc trưng riêng của từng lứa
tuổi.
Chất liệu mà các em thể hiện chủ yếu là bút dạ là màu nước ngoài ra còn
có bút sáp và màu bột chính vì thế mà tranh các em thường là nhưng gam màu
rất sống động, tươi vui. Vì vậy đa phần những bài vẽ của các em có sự chênh
lệch về gam màu đậm nhạt rất lớn. Nhưng nhìn chung các em đã thể hiện được
đâu là hình ảnh chính, là phụ để tô màu.
* Hứng thú học tập trong phân môn vẽ tranh ở học sinh THCS
Nhìn chung phân môn này được đông đảo học sinh ưa thích bởi tính tự do
ít gò bó, nói như vậy nhưng dù ít dù nhiều thì vẽ tranh cũng phải tiến hành theo
các bước và cũng có những cách thức riêng mà tuỳ vào đặc điểm ngôn ngữ tạo
hình của từng lứa tuổi giai đoạn mà có cách thể hiện và sử dụng khác nhau, tuy
nhiên ở đây chúng ta tìm hiểu lứa tuổi học sinh THCS trong phạm vi phân môn
vẽ tranh và với những nội dung cụ thể sau.

a) Về bố cục
Bài vẽ tranh đề tài của các em học sinh trường THCS Hoằng Trinh chủ
yếu khối 6,7,8 . Điểm chung nổi bật của các em khi tiến hành bài vẽ là không
tuân theo trình tự các bước vẽ, nhiều em vẽ thẳng hình vào giấy nghĩ gì là thể
hiện ra mà không chú ý đến bố cục sắp xếp chính phụ, dẫn đến bố cục bị to bị
lệch, có em thì bố cục lỏng lẻo, có em lại chật chội ... dẫn đến kết quả bài vẽ
không cao. Ý thức về bố cục của các em chưa được rõ ràng. Bố cục như thế nào
là đẹp ? Và như thế nào là bố cục? có nhiều em hiểu rằng bố cục là sự sắp xếp
các mãng chính phụ sao cho hợp lý, các mãng không đều nhau, mãng chính
trước, mãng phụ sau, nhưng khi làm bài lại bỏ qua một bên không cần biết chính
phụ là gì. Điều đó cho thấy giữa thực hành và lý thuyết còn cả một khoảng cách
lớn đối với các em có lẻ thực hành là một chuyện, lý thuyết lại là một chuyện
6


khác cái cốt yếu là mình thích mình vẽ, nói thế nhưng củng có một số em ý thức
được bố cục đẹp và hợp lý đưa lại kết quả cao cho bài vẽ.

b) Về đường nét.
Đa số các em đã biết kết hợp giữa nét cong mềm mại để vẽ người và nét
thẳng để vẽ nhà cửa, và một số cảnh vật, kết hợp những nét công mềm mại và
những nét thẳng chắc khoẻ. Tuy nhiên để bắt đầu bài vẽ các em thường đi ngay
vào những nét vẽ chính không có sự phác nét trước, nét vẽ thiếu sự dứt khoát
linh hoạt và còn lưỡng lự, khô khan nét vẽ cứng. Đặc biệt khi vẽ khuôn mặt hay
chân tay của người thì đa phần các em chỉ vẽ mô phổng tượng trưng là chủ yếu.
Nhưng đó cũng là cái riêng ở lứa tuổi các em, làm cho bức tranh của các em có
vẽ gì đó ngộ nghĩnh, dí dỏm hồn nhiên.
Vì vậy mà người giáo viên phải biết được đặc trưng đường nét ở lứa tuổi
của các em để có cách nhận xét đánh giá cho phù hợp, tuy nhiên cũng cần có
phương pháp nắm bắt và uốn nắn dần tỉ mĩ cho các em, để các em vẽ bài linh

hoạt hơn nâng cao kỹ năng vẽ hình cho các em.

7


c) Về hình khối
Đa số các em ở học sinh THCS Hoằng Trinh khi vẽ tranh đề tài đều không
chú ý đến hình khối, vẽ chỉ là một mảng bẹt, thiếu chiều sâu cho không gian.
Thực tế các em khi vẽ người hay cảch vật chỉ chú ý diễn tả chiều rộng và cao
của nhân vật, chiều sâu do định luật xa gần tạo nên các em không nắm bắt
được.. có chăng chỉ diễn tả được rất ít rằng người ở gần thì to người ở xa thì
nhỏ, còn lại đều ngang nhau cùng nằm trên một mặt phẳng, nó mang tình chất
trang trí là chủ yếu kết hợp với những đường viền đậm. Một điều đáng lưu ý nữa
là khi các em vẽ tranh đề tài thì từ bước 1 phác bố cục nhưng khi sang bước hai
vẽ hình thì đa số các em nếu thực hiện theo trình tự các bước thì hình vẽ thường
vượt ra khỏi bố cục đã phác, hoặc nhỏ hơn dẫn đến hình vẽ không cân đối

8


d) Về màu sắc
Màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo được hứng thú nhất cho học sinh. Phần lớn
do màu sắc là yếu tố tác động mạnh đến thị giác của con người, nhất là lứa tuổi
học sinh THCS đại đa số các em thích vẽ màu, đặc biệt là ở phân môn vẽ tranh,
phần vẽ hình vẽ đường nét được các em vẽ nhanh, và các em dành phần lớn thời
gian để vẽ màu. Vẽ màu kĩ, những màu sắc sặc sở, bắt mắt thường là những màu
được các em sử dụng nhiều nhất, một số học sinh có cách nhìn màu rất tốt, sự
cảm thụ màu hết sức nhạy cảm. Các em đã bắt đầu có sự suy nghĩ tìm tòi, đầu
tư về màu sắc trong bài vẽ của mình. Một số em đã biết cách pha màu, chồng
màu kéo màu từ mảng chính ra xung quanh một cách hợp lý, làm nổi bật trọng

tâm bài vẽ nhưng vẫn tạo được sự hài hoà về màu sắc.
Tuy nhiên nhiều em còn chưa thể hiện được độ đậm nhạt ở trong bức
tranh làm cho bức tranh đều đều màu sắc dàn trải, không tạo được chiều sâu của
bức tranh là” gần thì tỏ, xa thì mờ”. Nên đa phần tranh của các em mang đậm
tính chất trang trí.
Màu sắc nổi bật ở đây là gam màu tươi vui sống động, màu sắc trẻ trung,
nhưng cũng có những bài có gam màu hài hoà, nhẹ nhàng trong sáng...

* Đặt vấn đề:
Qua lịch sử chúng ta thấy rằng con người bắt đầu vẽ từ rất sớm, trước khi
có cả chữ viết và tiếng nói. Trong các hang động ta bắt gặp những hình vẽ hết
sức sống động, nhưng những tác phẩm lúc bấy giờ chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu
cuộc sống, là trao đổi thông tin với nhau thay thế cho tiếng nói. Ví dụ: “ hình vẽ
một quả và mũi tên chỉ vào miệng là quả ăn được” và những hình ảnh chỉ cái
không ăn được cái để làm công cụ ... Nói như vậy tức là vẽ xuất hiện từ rất sớm
nhưng con người chưa ý thức được vẽ đẹp ý nghĩa hình khối màu sắc và tác
9


dụng của nó đối với đời sống tinh thần, chỉ đơn thuần vẽ để đáp ứng nhu cầu
trao đổi thông tin.
Cũng tương tự như thế, với trẻ em những nét vẽ ngoằn ngèo và những
màu sắc trắng đỏ xanh được trẻ đặt cạnh nhau làm cho trẻ có vẻ thích thú, nhưng
chúng ta cũng không thể coi đó là vẽ mà đúng hơn là trẻ đang hoạt động để tự
hoàn thiện và phát triển cơ bắp, hoạt động này chỉ dược xem là hoạt động bản
năng. Nó chỉ có thể coi là hoạt động vẽ khi bắt đầu ý thức được vẽ đẹp màu sắc
hình khối đường nét... và hình vẽ của trẻ ngày càng được hoàn thiện hơn, nhiều
chi tiết hơn, là phương tiện để diễn tả thế giới xung quanh đầy màu sắc theo suy
nghĩ sự cảm nhận và lý giải của bản thân.
* Cách nhìn và cách cảm nhận.

Ở từng lứa tuổi thì sẻ có những cách nhìn và cách cảm nhận khác nhau,
tạo nên những nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình riêng của từng lứa tuổi, nó khác
với những nhà hoạ sỉ người nghiên cứu, khác với người lớn, thầy cô giáo. Cùng
với thời gian và sự phát triển trí tuệ, nét vẽ bài vẽ của trẻ ngày một khác hơn gần
giống với thật hơn, vẽ như thế nào cho đẹp cho đúng để được trẻ quan tâm và
tìm hiểu.
Và ở mỗi người thì sự cảm nhận cách lý giải sự vật hiện tượng cũng khác
nhau. Ở mỗi thời điểm khác nhau trẻ 1-2 tuổi sẻ nhìn sự vật khác với trẻ 5-6 tuổi
cũng như 10-11 tuổi . Sự thay đổi đi cùng với sự phát triển trí tuệ và đối tượng.
Có trẻ thích vẽ và tiếp tục phát triển với khả năng của mình nhưng có trẻ lại
không, đến một giai đoạn nào đó lại chuyển hoạt động, không còn thích thú với
hoạt động vẽ nữa. Điều đó cho thấy rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn
cách cảm nhận của trẻ trong đó sự phát triển, là yếu tố để hình thành ngôn ngữ
tạo hình của trẻ trong tường giai đoạn nói chung
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Qua việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trên ta thấy rằng việc nắm
bắt vấn đề và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là một điều hết sức quan
trộng, đảm bảo cho tiết dạy bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong
công tác giảng dạy.
* Thực trạng học tập.
1/ Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài
vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức .
2/ Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận về màu hết sức trong
sáng, lung linh đầy màu sắc, là một sự kết hợp những màu sắc tươi sáng tạo sự
trẻ trung cho bài vẽ.
3/ Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các
bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái nấy, ít chú trọng
trước sau hay chính phụ trong bài vẽ.
4/ Học sinh THCS chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ
hiệu quả hơn và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài

vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn.
5/ Kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột của học sinh THCS còn kém.
10


Từ những vấn đề cơ bản đó thì đối với phân môn vẽ tranh, phương pháp
giảng dạy phù hợp là phương pháp quan sát và phương pháp liên hệ với thực
tiễn cuộc sống. Ngoài ra là sự kết hợp các phương pháp dạy học như gợi mỡ,
vấn đáp, luyện tậpvv...
Vẽ tranh đề tài thì việc liên hệ vơí thực tiễn cuộc sống là một điều hết sức
quan trọng, đảm bảo cho việc tìm và lựa chọn hình tượng được sâu sắc hơn, nêu
rõ trọng tâm đề tài hơn.
2.3. Thực hiện SKKN giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài vẽ ở
phân môn vẽ tranh
* Chuẩn bị
Trước khi dạy một bài vẽ tranh đề tài thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng
nhất là đồ dùng dạy học.
Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì
một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh, ảnh minh hoạ) vì ở lứa
tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến cánh thị giác và trí nhớ của
các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng
đúng lúc,
Về phía học sinh củng phải có sự chuẩn bị đầy đủ, sách vỡ giấy vẽ, màu
chì tẩy, những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát
tham khảo những đề tài mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài.
Khi soạn giáo án cần soạn kỹ biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính
và câu hỏi gợi mở phải rõ ràng dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng
đối tượng học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lững
.
+ Đối với học sinh kém: cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chổ

chưa đúng chưa đẹp để bài vẽ đẹp hơn .Ví dụ: Bố cục có lỏng lẻo quá không,
hay màu sắc có lộn xộn quá không? vv...
+ Đối với học sinh khá, trung bình: thì có thể gợi mở để các em tìm tự
tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chửa. Ví dụ: Chổ này, màu này như thế nào ? Làm
sao cho bài vẽ đẹp hơn ?
+Với học sinh giỏi: thì yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài vẽ có chổ
nào chưa hợp lý? Có thể vẽ khác được không?
Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần phải có thời gian và
quá trình thâm nhập giáo án kỹ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy. Để vừa
đảm bảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả
nhất, và điều cốt yếu nhất là phát huy tính tích cực sáng tạo của từng em, đồng
thời phải tạo được bầu không khí vui vẽ thoải mái trong khi các em làm bài .
Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài
phải thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì? và kết hợp đồ dùng
minh hoạ để học sinh dễ nhớ dễ nắm bắt, và bài vẽ của học sinh lớp trước để các
em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của các hoạ sỹ về nội
dung. Tuỳ vào số lượng bài mà những bài sau có thể giảm thời lượng lý thuyết
và tăng dàn thời gian thực hành, hướng các em đi vào trình tự các bước vẽ tranh
11


Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẻ đem lại hiệu
quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói chung giáo
viên mỹ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà
khoa học đem lại. tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy.
* Phần lên lớp
Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, phải đảm bảo quy trình
thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học
ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ tranh theo ý thích đúng qui trình
thực hiện các bước vẽ.

+ Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung
Qua hình minh hoạ, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài,
tìm ra được cách thể hiện (cách vẽ) khác nhau, tìm ra những ý tưởng hay dí dỏm
cho tranh của mình
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh hoạ bảng
để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến
hành theo trình tự các bước đem lại, và nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết
sáo rõng. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh
không chú ý không nhận ra được cách tiến hành(đâu là mảng, đâu là hình trong
mảng )
- Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ giấy rõ
trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề.
- Vẽ hình, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung.
Vẽ màu thì không vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẻ rất khó để thể hiện, màu có thể
vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý. Tương quan giữa các màu,
không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu để thể
hiện được tính chất bài vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài
Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp
giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục mảng vẽ hình tìm
màu. Dùng phương pháp gợi mỡ trong khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh sẽ đạt
hiệu quả hơn cả.
Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất
quan trọng. Cần xác định được nội dung kiến thức trộng tâm và yêu cầu hợp lý
với đối tượng học sinh.
Luôn tạo được bầu không khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẽ trong từng tiết
dạy theo đặc điểm riêng của từng phân môn
Phải dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và xử lý linh hoạt
đem lại hiệu quả giáo dục cao. Ngoài ra cần phải cho học sinh thấy được tầm

quan trọng của việc nắm vững kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức vào bài
vẽ một cách linh hoạt không máy móc để làm cho bài vẽ sống động hơn có hồn
hơn, và tiến tới việc nắm bắt cách thức sáng tạo một bức tranh riêng đi sâu vào
chuyên ngành mình lựa chọn.
12


2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường:
Qua các bài học, các em vẽ đẹp hơn rất nhiều. Tôi chưa có thời gian in màu
những bức tranh đẹp của học sinh trường THCS nơi công tác để giới thiệu với
mọi người cùng đồng nghiệp, chỉ đang dừng lại ở việc lưu trữ, bảo quản để làm
đồ dùng dạy học và triển lãm tranh cho học sinh cuối năm học.
Điều nhận thấy rõ nhất là không khí học tập của học sinh trong nhiều
trường đối với môn Mỹ thuật, ngày càng có nhiều em thích học, bộc lộ thêm
nhiều năng khiếu đáng quý giúp tôi đạt được kết quả giáo dục thẩm mỹ đại trà
và có kế hoạch bồi dưỡng, dự nguồn đối tượng học sinh dự thi học sinh giỏi các
cấp môn Mỹ thuật sau này.
Và không khí phấn khởi học tập của học sinh chính là nguồn cổ vũ động
viên lớn, giúp tôi có thêm sự phấn khởi, hăng hái trong công việc dạy học và các
công việc khác mà nhà trường giao cho.
- Tranh của các em học sinh phản ánh sự khách quan một cách dễ dàng,
ngộ ngĩnh và đầy chất thơ. Bằng sự mô phỏng tự nhiên, không chút câu nệ theo
thực tế, các em giữ được trên giấy vẽ cái tinh thần làm chủ diễn đạt phóng
khoáng, táo bạo, tung hoành, nhiều nghệ sĩ lớn đã mê tranh của các em vì thấy
đó mọi giá trị chân thực của ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật hội hoạ. Nghệ thuật
hội hoạ ở lứa tuổi thơ cần phải bảo vệ hơn hết sự hồn nhiên, cái bản năng đặc
biệt của mỗi em. Đó là biểu hiện của những tâm hồn sáng tạo không ngừng.
Một cái hình không đúng thực lại hết sức tế nhị, có duyên làm sao. Một
mảng màu bôi không đều lại mềm mại, dễ yêu và vô cùng gợi cảm cho người

thưởng thức. Trong đó có yếu tố ngẫu nhiên mà lại ăn ý, đúng chỗ, rất thực và
đáng yêu, táo bạo và nhuần nhuyễn. Xem tranh các em, ta như bắt gặp cái gì
đó trong tâm hồn mình, cái chân thực trên tác phẩm tuổi thơ hồ hởi của các em.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận:
Để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trước
hết mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi, đồng thời
bổ sung tinh thần yêu nghề mến trẻ thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với
ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy
dạy mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng cần phải làm cho học
sinh phấn khởi mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình qua bài vẽ.
Phân môn vẽ tranh hoạt động thực hành là chủ yếu vì vậy cần luyện tập
nhiều bài. Trong khi dạy học sinh làm bài , giáo viên cần bao quát lớp đễ theo
dỏi giúp đỡ, gợi ý , điều chỉnh, bổ sung những gì cần thiết.
Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản thân
củng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức hiện có, để
ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã lựa chọn. Rằng
trước hết mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học
sinh mà phải gần gủi với học sinh , nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh,
biết được từng đối tượng học sinh để có cách xữ lý phù hợp với từng trường hợp
xảy ra. luôn trăn trở với công tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có
13


hiệu quả nhất, vì sao các em thể hiện bài vẽ như thế này, Mà không như thế kia?
Do đâu? Cần bổ sung và sửa chửa những vần đề gì? vv... Chính điều đó làm tôi
thầm nghĩ , ngay từ bây giờ mình phải cố gáng rèn luyện tất cả các mặt nhiều
hơn nữa để xứng đáng là người giáo viên dạy giỏi, trau dồi những kiến thức, học
hỏi bạn bè, đúc rút kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái khi đứng lớp, tạo
điều kiện đầy đủ đễ có thể đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, xứng đáng là

người giáo viên của thời đại mới.
3.2.Kiến nghị
Thời gian tới, để nâng cao trình độ thực chất của giáo viên, ngành giáo
dục nên có biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn, không nên tự hài lòng với trình độ Đại học của giáo viên ở THCS,
tổ chức các hội thảo để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học tập nhau
trong quá trình công tác – dù với quan niệm của không ít người – môn Mỹ thuật
là một môn không quan trọng. Nhưng Mỹ thuật luôn có trong tâm hòn mỗi
người, bởi cái đẹp “theo đuổi” con người từ lúc lọt lòng cho đến khi “trở về với
cát bụi” và “Nghệ thuật là để làm thức tỉnh lương tâm con người, còn khoa học
là để tạo ra cuộc sống sung sướng cho họ” (Picasso)
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Văn Thanh

- Tài liệu tham khảo:
+ Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.
+ Sách bồi dưỡng thường xuyên.
+ Tài liệu: Giới thiệu quan điểm chỉ đạo biên soạn chương trình, những đổi mới
của chương trình THCS môn Mĩ thuật.
14


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH

NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Hoàng Văn Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác:Trường THCS Hoằng Trinh

TT
1.

2.

3.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Một số biện pháp nhằm nâng

cao chất lượng dạy hoc môn
Mĩ thuật ở THCS

Huyện

B

2009- 2010

Phương pháp nâng cao hiệu
quả dạy học phân môn vẽ
trang trí

Huyện

B

2012- 2013

Huyện

B

2015- 2016

Một số tiêu chí đánh giá bài
vẽ tranh của học sinh THCS

15




×