Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

HỆ SỐ DI TRUYỀN VÀ GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH ĐỐI VỚI TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG VÀ CAI SỮA CỦA LỢN LANDRACE NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THỤY PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

HỆ SỐ DI TRUYỀN VÀ GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH
ĐỐI VỚI TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG VÀ
CAI SỮA CỦA LỢN LANDRACE NUÔI TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THỤY PHƯƠNG
Người thực hiện

: Nguyễn Tài Linh

Lớp

: CNTYA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. Đỗ Đức Lực
2. TS. Nguyễn Hồng Thịnh
Bộ môn


: Di truyền-Giống vật nuôi

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận này là trung thực, chính xác và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tài Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo,
đặc biệt các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi, những người đã
trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong
học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Đức Lực
và TS. Nguyễn Hồng Thịnh, Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, người đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề

tài và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu lơn
Thụy Phương – Viện Chăn nuôi và toàn thể cán bộ công nhân viên đang làm
việc tại Trung tâm đã giúp đỡ và đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân, gia đình và bạn bè,
những người luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội Ngày 23 tháng 8 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tài Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................... 3
1.1. Hệ số di truyền......................................................................................................... 3
1.2 Giá trị giống ước tính ............................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm giá trị giống .......................................................................................... 6
1.2.2 Phương pháp ước lượng giá trị giống .................................................................... 7

1.2.3 Ứng dụng và hiệu quả của việc ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn
lọc nhân giống .................................................................................................. 9
1.3 Phương pháp BLUP ................................................................................................ 10
1.3.1 Khái niệm ............................................................................................................ 10
1.3.2 Hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp BLUP trong chọn lọc nhân giống
lợn ................................................................................................................... 13
1.4 Các tính trạng sinh sản và yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái ... 14
1.4.1 Các tính trạng sinh sản của lợn nái ...................................................................... 14
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái.................................... 17
1.5 Giống lợn Landrace ................................................................................................ 23
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................ 24
Chương 2 ...................................................................................................................... 27
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG ...................................................................... 27
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 27
2.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 27
iii


2.3 Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 và 2 ........................................................... 27
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu nội dung 3 ................................................................... 28
2.5.3 Phương pháp nghiên cứu nội dung 4 ................................................................... 28
2.5.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 30
Chương 3 ...................................................................................................................... 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 31
3.1 Năng suất sinh sản của đàn lợn Landrace ............................................................. 31
3.1.1 Số con sơ sinh sống/ổ .......................................................................................... 31

3.1.2 Số con cai sữa/ổ ................................................................................................... 32
3.1.3 Khối lượng cai sữa/ổ ........................................................................................... 32
3.1.4 Tuổi cai sữa ......................................................................................................... 33
3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn Landrace ...................... 34
3.3 Hệ số di truyền của hai tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa .............. 38
3.4 Ước tính giá trị giống của tính trạng số con sơ sinh sống và cai sữa/ổ .................. 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 44

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ số di truyền ước tính của một số tính trạng quan trọng ............................ 6
Bảng 2.2. Năng suất sinh sản của một số giống lợn ngoại ........................................... 24
Bảng 3.1. Năng suất sinh sản đàn nái Landrace từ năm 1997 đến nay ........................ 31
Bảng 3.2. Năng suất sinh sản đàn nái Landrace hiện tại .............................................. 33
Bảng 3.3. Mức ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản đàn
lợn Landrace ................................................................................................... 34
Bảng 3.4: Số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ qua các lứa (con) ......................... 35
Bảng 3.5. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ qua các năm (con) ........................ 36
Bảng 3.6. Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ qua các mùa (con) ..................... 37
Bảng 3.7. Phương sai thành phần của tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai
sữa/ổ................................................................................................................ 38
Bảng 3.8. Hệ số di truyền của số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ ....................... 39
Bảng 3.9: Giá trị giống ước tính đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ................... 40
Bảng 3.10: Giá trị giống ước tính đối với tính trạng số con cai sữa/ổ ......................... 41

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Các chỉ tiêu số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ theo các lứa ............... 35
Hình 3.2. Các chỉ tiêu số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ qua các năm .............. 36
Hình 3.3. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ qua các mùa .................................. 37

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- CP

: Cổ phần

- h2

: Hệ số di truyền

- L

: Landrace

- L71

: Nhóm nái lai có nguồn gốc từ VCN02

- MCTH

: Móng Cái tổng hợp


- Pi

: Pietrain

- PiDu

:Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Duroc

- REML

: Restrictedv MaximumLikelihood

- TNHH

: Trách nghiệm hữu hạn

- VCN01

: Dòng Yorkshire tổng hợp

- VCN02

: Dòng Landrace tổng hợp

- VCN03

: Dòng Duroc trắng

- VCN05


: Dòng Meishan tổng hợp

- Y

: Yorkshire

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi, để không ngừng nâng cao năng suất giống lợn, việc
chọn lọc nhằm phát huy các đặc tính quý của từng dòng, từng giống là hết sức
quan trọng. Chọn lọc càng trở lên quan trọng hơn với những dòng lợn cao sản vì
các giống lợn có nguồn gốc nước ngoài cần được chọn lọc nhằm tìm ra những cá
thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
ở Việt Nam để chũng có khả năng phát huy được đầy đủ các tính năng ưu việt
của nó. Các giống lợn cao sản là kết quả của quá trình chọn lọc hết sức chặt chẽ,
nếu không được tiếp tục chọn lọc thì rất dễ bị phân ly, thoái hóa biến chất, mất
dần những đặc điểm quý do chọn lọc mà tích lũy được.
Hiện nay, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt ở các nước có
nền chăn nuôi tiên tiến, nhiều phương pháp lai tạo, chọn lọc con giống hiệu quả
đã được áp dụng, rút ngắn thời gian chọn lọc, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất
lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng. Trong số đó, BLUP là
phương pháp tính toán tiên tiến, có độ chính xác cao và đang được áp dụng rộng
rãi trong việc ước tính giá trị giống, đánh giá tiềm năng di truyền, chất lượng
con giống phục vụ công tác chọn lọc, nhân đàn, nâng cao chất lượng con giống.
Để tìm ra phương thức chọn lọc chính xác, nhanh và có hiệu quả nhất, đáp
ứng nhu cầu sản xuất con giống, đặc tính sinh sản mà tiêu biểu nhất là 2 tính

trạng số con sơ sinh sống/ổ và cai sữa/ổ của lợn cần được nghiên cứu đánh giá
bản chất di truyền của chúng. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hệ số di
truyền và giá trị giống ước tính đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ô và cai
sữa/ô của lợn Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương”
làm khoá luận.

1


2. Mục đích của đề tài
- Xác định được một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hai tính trạng số con
sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của giống lợn Landrace nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu lợn Thụy Phương,
- Xác định được giá trị trung bình về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và
số con cai sữa/ổ của giống lợn Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn
Thụy Phương,
- Xác định được hệ số di truyền của 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và
số con cai sữa/ổ của giống lợn Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn
Thụy Phương,
- Xác định được giá trị giống ước tính của 2 tính trạng số con sơ sinh
sống/ổ và số con cai sữa/ổ của giống lợn Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên
cứu lợn Thụy Phương.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ số di truyền
Hệ số di truyền là tỷ lệ phần do gen qui định trong việc hình thành giá trị

kiểu hình hoặc hồi quy giữa giá trị di truyền lên giá trị kiểu hình của con vật.
Giá trị kiểu hình của con vật được biểu thị bằng công thức : P = G + E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu di truyền và E là tác
động của môi trường

b=

COV(G,P)
VarP

=h →h =
2

2

COV(G,G+E)
σ2 P

=-

σ2 G
σ2 P

Trong đó:
b: Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
COV(G,P): Hiệp phương sai di truyền
VarP: Phương sai kiểu hình của quần thể
σ2A: Phương sai giá trị di truyền cộng gộp
σ2P: Phương sai giá trị kiểu hình
Hệ số di truyền được tính theo công thức trên được gọi là hệ số di truyền

theo nghĩa rộng.
Trong thành phần phương sai di truyền bao gồm nhiều thành phần tạo nên

σ2 G = σ2 A + σ2 D + σ2 I…
Trong đó:
G là phương sai di truyền
là phương sai di truyền cộng gộp
D là phương sai của sai lệch trội
là phương sai của sai lệch át gen
Trong các thành phần của phương sai di truyền, thành phần 2A có khả
năng di truyền cho đời sau (đó là thành phần phương sai giá trị giống). Do đó,

3


trong thực tiễn chọn giống động vật người ta thường quan tâm đến hệ số di
truyền theo nghĩa hẹp và được tính theo công thức:

h2 =

σ2 A
σ2 P

Trong đó:
h2: Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
σ2A: Phương sai giá trị di truyền cộng gộp
σ2P: Phương sai giá trị kiểu hình
Từ định nghĩa trên, bản chất của hệ số di truyền chính là tỷ lệ giữa hai
phương sai di truyền cộng gộp và phương sai kiểu hình có liên quan đến một
tính trạng nhất định của một quần thể nhất định. Sự thay đổi của bất kì phương

sai thành phần nào đều ảnh hưởng tới giá trị của hệ số di truyền. Phương sai di
truyền sẽ giảm do tác động của chọn lọc. Phương sai kiểu hình sẽ tăng do tác
động của ngoại cảnh. Ngoài ra, các phương pháp ước tính cũng gây nên sai số
đối với hai phương sai này.
Hệ số di truyền biểu thị khả năng di truyền của tính trạng. Hệ số di truyền
của tính trạng càng lớn khả năng di truyền của tính trạng đó càng cao và ngược
lại, hệ số di truyền của mỗi tính trạng nhỏ thì khả năng di truyền của tính trạng
đó thấp. Đồng thời, hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng lớn,
ngược lại hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc sẽ thấp.
Độ lớn của hệ số di truyền được biểu thị bằng số thập phân từ 0 đến 1
hoặc tỉ lệ phần trăm từ 0 đến 100%. Thường thường, người ta phân chia hệ số di
truyền ra làm ba mức khác nhau: h2 < 0,2 là h2 thấp; 0,2 < h2 < 0,4 là h2 trung
bình và h2 > 0,4 là h2 cao (Nguyễn Ân và cs., 1983 và Đặng Vũ Bình, 2001).
Những tính trạng có hệ số di truyền thấp là những tính trạng chịu tác động
lớn của môi trường. Các tính trạng sinh sản của lợn như số con sơ sinh sống/ổ,
số con cai sữa/ổ đều có hệ số di truyền thấp, chịu nhiều tác động của môi
trường. Vì vậy, việc chọn lọc tính trạng này theo cá thể khó đem lại hiệu quả
cao.
4


Hệ số di truyền được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
phương pháp phân tích anh chị em, phương pháp quần thể, phương pháp tương
quan, phương pháp hồi quy đời con theo bố mẹ….Nhưng thực tế phương pháp
thường được sử dụng là phương pháp tương quan và phương pháp phân tích
phương sai.
Ở Việt Nam, việc xác định hệ số di truyền các tính trạng sản xuất phục vụ
công tác giống lợn từ lâu được các nhà chọn giống đặc biệt quan tâm bằng các
phương pháp ước tính khác nhau.
Có nhiều tác giả đã sử dụng phần mềm VCE và MTDFREML để ước tính

hệ số di truyền tính trạng đối với các tính trạng sinh sản và sinh trưởng. Nghiên cứu
trên hai giống lợn Yorkshire và Landrace, sử dụng phương pháp REML (Restricted
Maximum Likelihood) trên phần mềm VCE5 (Groeneveld, 2003) đã xác định được
hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (0,11) và khối lượng hai mốt
ngày tuổi (0,17) (Nguyễn Hữu Tỉnh, 2009). Đào Thị Bình An và cs. (2010) cho biết
hệ số di truyền của hai tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa của dòng
lợn VCN02 là 0,27 và 0,06 và VCN05 là 0,03 và 0,04.
Sử dụng phần mềm MTDFREML để ước tính hệ số di truyền của các tính
trạng, Hà Xuân Bộ và cs. (2013) cho biết hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh
là 0,13, khối lượng cai sữa là 0,12, khối lượng 60 ngày tuổi là 0,25, khối lượng
7,5 tháng tuổi là 0,23. Bằng phương pháp REML, Trịnh Hồng Sơn (2014) đã
ước tính được hệ số di truyền cộng gộp của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
(0,19) và số con cai sữa/ổ (0,11) và hệ số di truyền theo mẹ của tính trạng số con
sơ sinh sống/ổ (0,12), số con cai sữa/ổ (0,01) của Dòng lợn VCN03.
Bằng phần mềm VCE 6.0, Đoàn Phương Thúy và cs. (2015) đã ước tính
được hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ ở
ba giống lợn Duroc (0,07 và 0,05), Landrace (0,08 và 0,05) và Yorkshire (0,04
và 0,03) nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO.

5


Tuyển tập công trình “Con lợn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thiện và
cs. (2005) đã tổng hợp giá trị về hệ số di truyền trên các tính trạng sinh sản của
lợn.
Bảng 1.1. Hệ số di truyền ước tính của một số tính trạng quan trọng
Tính trạng
Số con/ổ
Khối lượng sơ sinh
Khối lượng 21 ngày tuổi

Số con cai sữa
Tỉ lệ sống đến cai sữa
Tăng trọng trung bình/ ngày
Hiệu quả sử dung thức ăn
Số ngày để đạt khối lượng 105kg
Độ dày mỡ lưng
Diện tích cơ than
Độ dài thân thịt

h2
0,10
0,30
0,15
0,05
0,05
0,40
0,30
0,35
0,40
0,50
0,55

1.2 Giá trị giống ước tính
1.2.1 Khái niệm giá trị giống
Giá trị giống của một cá thể là một đại lượng biểu thị khả năng truyền đạt
các gen từ bố mẹ sang đời con. Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp được giá
trị giống cũng như khả năng sản xuất của con vật bởi vì có quá nhiều gen quy
định tính trạng số lượng.
Trong thực tiễn chúng ta chỉ có thể ước lượng giá trị giống (Estimated
Breeding Value – EBV). Trong các nguồn thông tin để xác định giá trị giống thì

nguồn thông tin về đời con của một cá thể là quan trọng nhất. Do đó, giá trị
trung bình của đời con của một cá thể chính là định nghĩa thực hành về giá trị
giống của nó.

6


Giá trị giống được Falconer (1993) định nghĩa như sau “Giá trị giống của
một con vật chính là năng suất trung bình của các con cái của nó. Nếu như một
con vật được phối ngẫu nhiên với nhiều con khác trong quần thể thì giá trị giống
của nó được tính bằng hai lần mức chênh lệch của nhóm con của nó so với giá
trị trung bình của quần thể. Sở dĩ phải nhân lên gấp đôi vì nó chỉ đóng góp một
nửa số gen cho thế hệ con cái. Giá trị giống được thể hiện bằng giá trị tuyệt đối
nhưng thông thường được thể hiện bằng mức độ chênh lệch so với trung bình
quần thể. Chính vì thế chúng ta không thể nói về giá trị giống của một con giống
mà không nói đến quần thể cụ thể của nó”.
Khái niệm trên không chỉ định nghĩa giá trị giống là gì mà nó còn kết hợp
phát triển cùng với lý thuyết chọn lọc. Trong một cặp gen được truyền lại cho
đời con có một gen được truyền từ bố và một gen được truyền từ mẹ. Một trong
hai gen này lại tiếp tục được truyền cho thế hệ tiếp theo, tổng ảnh hưởng của gen
gây lên ở đời con bởi

1

4

số gen nhận được từ đời bố mẹ của nó. Số gen nhận

được từ đời bố mẹ được gọi là 1 4 giá trị giống của bố mẹ. Có hai yếu tố cơ bản
tác động tạo nên sự khác biệt về năng suất giữa các cá thể là vốn gen di truyền

và điều kiện nuôi dưỡng. Một con vật có năng suất cao hơn có thể do vốn gen
được di truyền lại từ đời cha mẹ tốt hơn, cũng có thể do tay nghề của người chăn
nuôi mà con vật có điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và phát triển. Làm thế
nào để tìm được cá thể có vốn gen trội hơn các cá thể khác là vấn đề quan cần
tâm của các nhà nhân giống.
1.2.2 Phương pháp ước lượng giá trị giống
Giá trị giống biểu thị cho khả năng truyền đạt các gen cho đời con, chúng
ta không thể xác định chính xác được con vật đó mang gen gì mà chỉ có thể ước
lượng giá trị giống của con vật thông qua một số nguồn thông tin xung quanh
bản thân con vật như:
 Năng suất của chính bản thân con vật về tính trạng ta đang quan tâm
hay bất kì một tính trạng nào đó. Trong số liệu thu thập được từ bản thân con vật
7


có thể bao gồm cả kiểu hình của con vật về tính trạng đó. Khi thu thập số liệu
đôi khi ta sẽ gặp phải những tính trạng có nhiều số đo lặp lại của tính trạng đó
như số con sơ sinh sống/ổ hay số con cai sữa/ổ,
 Năng suất của anh chị em thân thuộc của con vật về tính trạng ta quan
tâm,
 Năng suất của cha mẹ, ông bà tổ tiên của con vật,
 Năng suất của thế hệ đời sau của con vật.
Giá trị của các nguồn thông tin trên phụ thuộc vào những yếu tố sau:
 Hệ số di truyền của tính trạng cần quan tâm. Hế số di truyền là một tỉ lệ
do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình. Các tính trạng có hệ số di
truyền cao thì sử dụng giá trị kiểu hình của bản thân tốt hơn giá trị kiểu hình của
anh em họ hàng. Còn đối với các tính trạng có hế số di truyền thấp nên kết hợp
sử dụng kiểu hình của anh em họ.
 Số lượng số liệu về tính trạng đó nhiều hay ít. Số liệu càng lớn thì việc
ước lượng giá trị giống càng chính xác nên con vật có hệ phả càng lớn, càng có

nhiều thành viên trong gia đình thì việc ước lượng giá trị giống sẽ càng đạt được
kết quả cao.
 Mối quan hệ của con vật đối với nguồn thông tin. Anh chị em có quan
hệ di truyền càng gần với con vật càng tốt. Một số mối quan hệ thường được sử
dụng: bố mẹ - con cái (1 2), anh chị em ruột (1 2), anh chị em cùng cha khác mẹ (
1

4),

cháu - ông bà (1 4).
 Mức độ giống nhau về kiểu hình của các cá thể trong nguồn thông tin.
Có thể sử dụng một số công thức sau để ước tính giá trị giống tùy theo

nguồn số liệu mà chúng ta có.
Công thức ứng dụng trong trường hợp chúng ta chỉ có một số liệu duy
nhất về bản thân con vật.

EBV = b(P - ᴨ)
8


Trong đó:
b: Hệ số cân đối, trong thí dụ này b chính là hệ số di truyền
p: Năng suất bản thân
П: Năng suất trung bình của nhóm tương đồng
Nếu có thêm nguồn thông tin từ anh em hoặc thế hệ con cái, có thể sử
dụng một chỉ số chọn lọc phức tạp hơn

EBV = b1(P1 - ᴨ1)+ b2(P2- ᴨ2)+ b3(P3- ᴨ3)
Trong đó:

b1, b2, b3: Các hệ sô cân đối tương ứng cho các nguồn số liệu
P1, P2, P3: Năng suất bản thân (P1) và năng suất trung bình của
anh chị em ruột (P2) và nửa anh chị em (P3)
П1, П2, П3: Năng suất trung bình của nhóm tương đồng tương ứng
cho cá thể, nhóm anh chị em ruột, nhóm “nửa” anh chị em.
Độ lớn của các hệ số b này phụ thuộc vào một số yếu tố như số lượng số
liệu, nguồn số liệu, hệ số di truyền, quan hệ thân thuộc giữa cá thể được xem xét
với các thành viên được đem ra để so sánh, tương quan di truyền…
1.2.3 Ứng dụng và hiệu quả của việc ứng dụng giá trị giống ước tính trong
chọn lọc nhân giống
a. Ứng dụng trong chọn lọc
Công tác chọn lọc giống lợn hiện nay tồn tại 2 loại chỉ số chọn lọc: Chỉ số
chọn lọc theo giá trị kiểu hình và chỉ số chọn lọc theo giá trị giống.
Việc sử dụng chỉ số chọn lọc theo giá trị giống cho độ chính xác cao hơn,
mang lại hiệu quả nhanh hơn. Nhưng đòi hỏi phải có hệ thống công tác giống
tương đối hoàn chỉnh, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ, đồng thời phải
có máy vi tính kèm theo phần mềm của các chương trình tính toán.
Chỉ số chọn lọc theo giá trị giống:

Index = b1GTG1 + b2GTG2 + ... + bnGTGn

9


Trong đó:
Index: Giá trị chỉ số chọn lọc theo giá trị giống của cá thể
b1GTG1: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 1
b2GTG2: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 2
b3GTG3: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 3
bnGTGn: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ n

Các hệ số b ở trên thu được từ phân tích BLUP dựa vào các đầu vào về
trung bình giá thị trường, chi phí, giá thành, năng suất của các tính trạng do từng
cơ sở giống tính toán cho đơn vị mình.
b. Hiệu quả chọn lọc
Trên thế giới hiện nay, chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị giống ước tính của
các tính trạng bắt đầu trở nên phổ biến trong các chương trình giống lợn từ khi
phương pháp BLUP được phát triển. Theo SIP (2002) cho rằng bằng phương
pháp này, tiến bộ di truyền của các tính trạng sản xuất ở đàn lợn giống đã tăng
0,04 - 0,5 con/ổ/năm với tính trạng sinh sản và giảm 0,4 - 9,5 ngày/năm với tuổi
đạt khối lượng 100kg (Trích dẫn Trịnh Hồng Sơn, 2014).
Ở Việt Nam, từ sau năm 2000, một số cơ sở giống lợn đã ứng dụng chỉ số
chọn lọc dựa trên giá trị giống của các tính trạng và bước đầu đem lại hiệu quả
khá cao: tăng số con sơ sinh sống 0,045 - 0,2 con/ổ/năm và giảm mỡ lưng 0,3 0,4 mm/năm (Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh, 2000; Đoàn Văn Giải và Vũ
Đình Tường, 2004; Trịnh Công Thành, 2002 và Kieu Minh Luc, 2001).
1.3 Phương pháp BLUP
1.3.1 Khái niệm
BLUP là một phương pháp dự đoán tuyến tính không chệch tốt nhất vì
BLUP cho phép sử dụng các thông tin có từ các cá thể thân thuộc (Tạ Thị Bích
Duyên, 2003). Phương pháp BLUP cũng đã được ứng dụng tại Việt nam
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2001; Tạ Thị Bích Duyên, 2003; Đoàn

10


Văn Giải và Vũ ĐÌnh Tường, 2004; Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2009; Phạm Thị
Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên, 2009).
Có ba mô hình được sử dụng với BLUP gọi là mô hình thú cha (the sire
model), mô hình lặp lại (the repeatability model) và mô hình thú (the animal
model). Trong đó mô hình thú là mô hình chung nhất. Mô hình tuyến tính cơ
bản trong tính giá trị giống có dạng như sau:


Y = Xb + Za + e
Trong đó:
Y= vectơ các số quan sát của các giá trị nghiên cứu
b= vectơ các ảnh hưởng cố định như trại, tháng, năm, giới tính…
a= vectơ giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp
e= vectơ ảnh hưởng ngẫu nhiên của môi trường đến giá trị kiểu
hình
X = ma trận yếu tố cố định
Z= ma trận yếu tố ngẫu nhiên di truyền trực tiếp
Để giải phương trình trên cần thiết phải tìm các biến b và a, phương pháp
BLUP của Henderson (1973) có dạng như sau:
' -1
' -1
X
R
X
X
R Z ) (b) = (X' R-1 Y)
(
Z' R-1 Z Z' R-1 Z + G-1 a
Z' R-1 Z

Trong đó:
- R là ma trận phương sai - hiệp phương sai do ảnh hưởng ngẫu
nhiên của sai số (V(e)=R),
-

G-1 là ma trận phương sai - hiệp phương sai di truyền giữa các tính


trạng (nếu phân tích đa tính trạng) và giữa các cá thể trong hệ phả.
Trong trường hợp phân tích đơn tính trạng ta có G-1= A-1 1/σ2a, A1

là ma trận nghịch đảo của ma trận quan hệ huyết thống của các cá

11


thể có trong hệ phả, σ2a là phương sai di truyền của tính trạng cần
xác định.
Độ chính xác của sự ước lượng các giá trị gây giống
Độ chính xác của ước lượng giá trị giống là tương quan giữa giá trị giống
của cá thể với nguồn thông tin dùng để ước lượng giá trị giống đó. Điều này cho
ta biết khả năng ước lượng giá trị giống A từ giá trị kiểu hình P.
Giải phương trình mô hình hỗn hợp sẽ cho ta giá trị giống được dự đoán
và phương sai sai số dự đoán (PEV)

PEV = (1 - R2AA' )σ2a
Trong đó:
r2AA' là độ chính xác của giá trị giống dự đoán
σ2a là phương sai giá trị di truyền cộng hợp
Độ chính xác của sự ước lượng các giá trị gây giống (EBV) được tính
theo công thức :

ru' ,u =√(1 -

PEV
σ2A

)


Ưu điểm của phương pháp BLUP:
 Có khả năng hiệu chỉnh giá trị di truyền của con vật theo ảnh hưởng cố
định của môi trường biết trước như mùa vụ, chăm sóc nuôi dưỡng,
 Giá trị giống của một cá thể được tính dựa trên năng suất của bản thân
nó và năng suất của các cá thể khác có quan hệ huyết thống trong hệ phả, do vậy
giá trị giống thu được có độ chính xác cao và cũng nhờ đó BLUP giúp tính giá
trị giống của các cá thể không có số liệu trên bản thân nó. Ví dụ: trường hợp
phải mổ khảo sát chất lượng thịt hay làm mất số liệu của con vật (Kiều Minh
Lực, 1999),

12


 Ưu điểm của BLUP đa tính trạng là làm tăng độ chính xác bởi vì nó sử
dụng cấu trúc phương sai - hiệp phương sai giữa các tính trạng và các số đo với
thông tin bị thiếu. BLUP đa tính trạng có thể loại bỏ sự thiên vị từ sự chọn lọc
trên các tính trạng có tương quan. Lin và Lee (1986) đề nghị rằng việc chọn các
tính trạng cho phân tích đa tính trạng phải được quyết định bởi mục tiêu giống.
Theo Nguyễn Quang Linh (2011): nếu mục tiêu giống là cải thiện một tính trạng
thì phải phân tích mô hình một tính trạng. Nếu mục tiêu giống là cải thiện 3 tính
trạng thì phải thực hiện mô hình 3 tính trạng.
Tuy nhiên, phương pháp BLUP cũng có những nhược điểm riêng của
nó. Giá trị giống của một cá thể được tính dựa trên năng suất của bản thân nó và
năng suất của các cá thể khác có quan hệ huyết thống trong hệ phả. Do đó, các
cá thể có giá trị giống ước tính cao được chọn lọc thường có quan hệ huyết
thống gần nhau. Điều này có khuynh hướng làm tăng nhanh mức độ cận huyết ở
các thế hệ tiếp theo ( Nguyễn Hữu Tỉnh, 2007).
1.3.2 Hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp BLUP trong chọn lọc nhân
giống lợn

Trong công tác chọn lọc và nhân giống, người ta dùng phương pháp
BLUP để xác định sai khác di truyền giữa các cá thể các dòng, giống và xác
định khuynh hướng di truyền của các tính trạng sản xuất. Nhiều nước đã thành
công trong việc sử dụng các chương trình máy tính ứng dụng phương pháp
BLUP để đánh giá di truyền trên đàn heo giống.
Theo Mabry (1998, trích dẫn từ Nguyễn Hữu Tỉnh, 2007), công nghiệp
chăn nuôi heo ở Mỹ đã sử dụng phương pháp BLUP trong chương trình đánh
giá di truyền giống heo trên từng đàn giống riêng biệt từ những năm 1988 và
hiện nay đã mở rộng thành chương trình đánh giá di truyền liên kết các đàn
giống trong toàn quốc.
Nhờ có phương pháp này mà các quần thể giống thuần ở Mỹ đã có tiến bộ
di truyền rõ rệt. Cụ thể trong mười năm đầu, tiến bộ di truyền về số heo con sơ
13


sinh sống/ổ đạt trên 0,5 cho toàn bộ quần thể, trong khi đó ở các đàn tốt hơn đã
cải tiến được trên một con sơ sinh sống/ổ. Giá trị di truyền về độ dày mỡ lưng đã
có sự cải tiến của toàn bộ quần thể là 3,6mm và tới đàn tốt hơn thì sự cải tiến di
truyền đạt trên 7mm. Ở Úc các nhà chọn giống vật nuôi cũng đã sử dụng BLUP
để chọn giống heo từ năm 1988 và xây dựng phần mềm PIGBLUP để ước tính
giá trị giống và chọn lọc, kiểm tra tiến bộ di truyền trong từng đàn giống riêng
biệt.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp BLUP còn khá
hạn chế. Có lẽ do yêu cầu về theo dõi, thu thập, quản lý dữ liệu, hệ phả của
phương pháp và đặc biệt việc chia sẻ thông tin về dữ liệu giữa các trại còn khó
khăn.
Một số nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp BLUP vào công tác chọn
lọc nhân giống (Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh, 2000; Kiều Minh Lực,
2001; Nguyễn Thị Viễn và Lê Thanh Hải, 2005; Nguyễn Hữu Tỉnh, 2007; Giang
Hồng Tuyến, 2007; Phạm Thị Kim dung và cs., 2007; Trần Thị Minh Hoàng và

cs., 2010; Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2008; Lê Thanh Hải và cs., 2010; Trịnh
Hồng Sơn, 2014).
1.4 Các tính trạng sinh sản và yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của
lợn nái
1.4.1 Các tính trạng sinh sản của lợn nái
Hầu hết các tính trạng sinh sản ở lợn là những tính trạng số lượng. Tính
trạng số lượng là những tính trạng được quy định bởi nhiều cặp gen và mỗi cặp
gen chỉ có hiệu ứng nhỏ. Tính trạng số lượng bị tác dộng rất lớn bởi môi trường
và sự sai khác nhau giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai
khác về chủng loại, đó là các tính trạng đa gen.
Một vài tính trạng sinh sản quan trọng của lợn nái là: tuổi đẻ lứa đầu,
khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ
sinh/con và khối lượng cai sữa/con.
14


a. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lần đầu cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của
lợn nái. Tuổi đẻ lần đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài và hiệu
quả chăn nuôi lợn nái càng cao.
Tuổi đẻ lứa đầu của giống lợn Landrace là 388,68 ngày, Yorkshire là
407,83 ngày (Nguyễn Thị Viễn, 2005). Tuổi đẻ lứa đầu F1(L x MCTH) (362,95),
F1(Y x MCTH) (362,70) và F1(Pi x MCTH) (359,45) nuôi trong trang trại tại
Bảo Thắng, Lào Cai (Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang, 2011). Tuổi đẻ lứa
đầu của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại Hải Phòng (350,57) và Lào Cai
(354,30) được công bố bởi Giang Hồng Tuyến và cs. (2010).
b. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ quyết định đến số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái.
Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn thì năng suất sinh sản lợn nái càng cao vì số lứa
đẻ/nái/năm càng cao nên số con sơ sinh và số con cai sữa nhiều dẫn đến hiệu

quả kinh tế càng lớn.
Trong chăn nuôi lợn nái, hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, số con cai
sữa/ổ là hai tính trạng được các nhà di truyền chọn giống lợn quan tâm nhất, đó
là hai tính trạng có tầm quan trọng quyết định năng suất của lợn nái.
c. Số con sơ sinh sống/ổ
Chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế chăn nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống luôn là tính trạng quan trọng nhất
để đánh giá chất lượng giống và hiệu quả của lợn nái thể hiện về khả năng sinh
sản. Nhìn chung, tính trạng số con sơ sinh sống của lợn nái có xu hướng tăng
dần từ lứa đẻ thứ nhất, đạt đỉnh ở lứa thứ 4 hoặc 5, sau đó giảm dần từ lứa thứ 5
hoặc 6 và phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trường.
Số con sơ sinh sống qua 8 lứa đẻ của dòng lợn Móng cái tổng hợp nuôi tại
Hải Phòng và Lào Cai đều tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5, sau đó giảm dần từ
lứa thứ 6 đến lứa thứ 8 (Giang Hồng Tuyến và cs., 2010). Tác giả cũng cho biết
15


hầu hết, những giống lợn có khả năng đẻ nhiều như Móng Cái, Meishan thường
đạt giá trị cao nhất chậm hơn vì các giống có số con sơ sinh sống thấp hơn
khoảng 1 - 2 lứa đẻ và kéo dài số lứa đẻ hơn.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính trạng này. Giang
Hồng Tuyến và cs. (2010) cho biết nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại Hải
Phòng và Lào cai có số con sơ sinh sống lần lượt là 12,28 và 12,51 con. Số con
sơ sinh sống của tổ hợp lai F1(L x MCTH) là 11,32, F1(Y x MCTH) là 11,3,
F1(Pi x MCTH) là 11,94 con/ổ (Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang, 2011). Số
con sơ sinh sống/ổ của ba giống Landrace (9,6), Yorkshire (9,7), Meishan
(11,11) lứa 1 được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Nguyễn
Thiện, 2005). Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm nái lai L71 xuất phát từ dòng
Landrace tổng hợp là 10,56 con (Nguyễn Văn Trung, 2010). Số con sơ sinh
sống/ổ của lợn nái lai


F1(L x Y) phối giống với lợn đực Pieatrain (10,60) và

Duroc (10,34) (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2005). Ở mỗi giống lợn
đều có số lượng số con sơ sinh sống tùy vào giống lợn và điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng.
d. Số con cai sữa/ổ
Một trong những tính trạng sinh sản quan trọng, chịu ảnh hưởng lớn bởi
môi trường, do vậy việc chọn lọc với tính trạng này khó mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, tính trạng này vẫn được dùng vì mục đích của các chương trình nhân
giống là làm tăng số con cai sữa/ổ góp phần làm tăng số con cai sữa/nái/năm.
Có nhiều tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu hệ số di truyền và giá trị
giống đối với tính trạng số con cai sữa/ổ của các giống lợn khác nhau. Một số
kết quả đã được công bố:
Hệ số di truyền đối với số con cai sữa/ổ ở ba giống lợn Duroc (0,07)
Landrace (0,05), Yorkshire (0,08) nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân
DABACO (Đoàn Phương Thúy và cs., 2015). Hệ số di truyền số con cai sữa của
hai dòng lợn VCN02 (0,0664) và VCN05 (0,048) (Đào Thị Bình An và cs.,
16


2010), tính trạng số con cai sữa của giống lợn Landrace có hệ số di truyền là
0,08 ( Tạ Thị Bích Duyên, 2003). Hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng số
con cai sữa/ổ của một số công bố trên đều ở mức thấp, dao động từ 0,03 đến
0,12.
Việc đánh giá giá trị giống tính trạng này cũng hết sức cần thiết, là cơ sở
để hình thành đàn hạt nhân góp phần chọn lọc đàn giống theo phương pháp mới,
hiện đại và chính xác. Giá trị giống ước tính về số con cai sữa của 5 cá thể tốt
nhất trong đàn lợn nái dòng VCN03 có số hiệu là 3597 (1,115), 3492 (0,666),
3834 (0,645), 3583 (0,601) và 3829 (0,590)với độ chính xác tương ứng 0,68;

0,71; 0,63; 0,68 và 0,64 (Trịnh Hồng Sơn, 2014).
Trong các tính trạng sinh sản của lợn nái thì tính trạng số lợn con cai sữa
do một lợn nái sản xuất thường được dùng làm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp và
chính xác nhất năng suất của lợn nái trong một năm. Số lợn con cai sữa do một
nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu cấu thành tổng hợp từ các chỉ tiêu sau: số
con sơ sinh sống, số con để nuôi, tỉ lệ hao hụt của lợn con trong thời gian theo
mẹ, tuổi cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa.
Theo Trịnh Hồng Sơn (2014), số lợn con cai sữa do một lợn nái sản xuất
trong một năm phụ thuộc vào số trứng rụng, tỉ lệ lợn con sống lúc sơ sinh và tỉ lệ
lợn con sống tới lúc cai sữa, đây là các thành phần quan trọng nhất đánh giá
năng suất sinh sản của lợn nái.
Do vậy, việc nghiên cứu tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ
là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái
a. Các yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau, đã được nhiều
tác giả nghiên cứu và công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt,
các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính.

17


×