Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.75 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


LÃ HÙNG ANH

NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI NỘI BỘ
NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ
CÁC NƯỚC ASEAN
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGÔ THỊ TUYẾT MAI

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự
thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Lã Mạnh Hùng


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ..................................................................................................................6
BẢNG......................................................................................................................................................6
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI BỘ.............................................................................................4


NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN.....................................................................................................................4
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................25
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI BỘ...................................................................................................25
NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN...............................................................25
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................55
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP...................................................................................................................55
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH NÔNG SẢN..........................................................................55
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN...............................................................................................55
3.1. Quan điểm phát triển thương mại nội bộ ngành nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN
..........................................................................................................................................................55
3.3.1. Với mặt hàng gạo...............................................................................................................61
3.3.2.Với mặt hàng cà phê...........................................................................................................62
3.3.3. Với mặt hàng rau quả........................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt
ATTP
CMH
CNH-HĐH
DNNN
KHCN
KNNK
KNXK
KTQT
KTXH
NK
TMQT

XK
NK
XNK

Nghĩa đầy đủ tiếng việt
An toàn thực phẩm
Chuyên môn hóa
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Doanh nghiệp nhà nước
Khoa học công nghệ
Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Kinh tế quốc tế
Kinh tế xã hội
Nhập khẩu
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu


Tiếng Anh
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

AEC


ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN

Asia-Pacific Economic

Diễn dàn hợp tác kinh tế châu Á

Cooperation

- Thái Bình Dương

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

ASEAN

Nations

Nam Á

EU


European Union

Liên minh châu Âu

APEC

Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông
FAO

of the United Nations

nghiệp Liên Hiệp quốc

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Gross National Income


Tổng thu nhập quốc dân

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

GVC

Global Value Chain

Chuỗi giá trị toàn cầu

ICO

International Coffee Organization

Tổ chức cà phê thế giới

IIT

Intra Industry Trade

Thương mại nội bộ ngành

IMF

International Monetary Fund


Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN

Most Favoured Nation

Quy chế tối huệ quốc

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ..................................................................................................................6
BẢNG......................................................................................................................................................6
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI BỘ.............................................................................................4
NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN.....................................................................................................................4
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................25

THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI BỘ...................................................................................................25
NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN...............................................................25
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................55
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP...................................................................................................................55
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH NÔNG SẢN..........................................................................55
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN...............................................................................................55
3.1. Quan điểm phát triển thương mại nội bộ ngành nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN
..........................................................................................................................................................55
3.3.1. Với mặt hàng gạo...............................................................................................................61
3.3.2.Với mặt hàng cà phê...........................................................................................................62
3.3.3. Với mặt hàng rau quả........................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................1

BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ..................................................................................................................6
BẢNG......................................................................................................................................................6
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................4


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI BỘ.............................................................................................4
NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN.....................................................................................................................4
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................25
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI BỘ...................................................................................................25
NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN...............................................................25
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................55
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP...................................................................................................................55
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH NÔNG SẢN..........................................................................55
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN...............................................................................................55
3.1. Quan điểm phát triển thương mại nội bộ ngành nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN

..........................................................................................................................................................55
3.3.1. Với mặt hàng gạo...............................................................................................................61
3.3.2.Với mặt hàng cà phê...........................................................................................................62
3.3.3. Với mặt hàng rau quả........................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................1


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế đã và đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đây là một xu thế
mang tính tất yếu khách quan với những biểu hiện mới về vai trò của thương
mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ,… Quá trình này đã có
tác động rất lớn đối với nền kinh tế thế giới và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi
cho thương mại quốc tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Kết quả là tốc
độ tăng trưởng của thương mại quốc tế lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng sản xuất, trong đó thương mại nội bộ ngành đã đóng góp đáng kể vào
tốc độ tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
Trong bối đó, Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998,
gia nhập WTO năm 2007… đã thể hiện mục tiêu và ý chí của mình trong việc
điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo hướng tự do và hội nhập quốc
tế. Những biến đổi tích cực này đã góp phần mang lại nhiều thành tựu cho
Việt Nam.
Thực tế đã cho thấy, trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia thì
thương mại nội bộ ngành ngày càng trở nên quan trọng. Thương mại nội bộ
ngành có thể được hiểu là xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời thời hàng hoá
trong cùng một nhóm ngành. Để xác định mức độ thương mại nội bộ ngành
các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình mà mở rộng cạnh tranh không hoàn

hảo sang một nền kinh tế mở với các giả định về lợi thế theo quy mô, khác
biệt hoá sản phẩm và sở thích của người tiêu dùng về nhiều loại hàng hoá
(Krugman, 1979; Lancaster, 1980).
Trên thực tế, tỷ trọng thương mại nội bộ ngành giữa các quốc gia trong
cùng một khối liên kết, các quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập hoặc


2

giữa các quốc gia tồn tại cầu chồng chéo thường lớn hơn so với tỷ trọng tương
ứng giữa các quốc gia không cùng một khối liên kết do tận dụng được lợi thế
theo quy mô.
Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển với tỷ trọng ngành nông
nghiệp chiếm tới khoảng hơn 20% GDP,kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ
sản năm 2015 đạt 30,45 tỷ USD đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia
và là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Trong đó những sản
phẩm nông sản như gạo, cafe, rau quả là những mặt hàng xuất khẩu chiến
lược của Việt Nam.
Qua đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của thương mại nội bộ
ngành nông sản đến tăng trưởng, thúc đẩy phát triển thương mại cho các
quốc gia. Xuất phát từ những điều trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và
các nước ASEAN”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu, khái quát lý thuyết thương mại nội bộ ngành nói
chung và thương mại nội bộ ngành hàng nông sản nói riêng trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Đo lường mức độ thương mại nội bộ ngành hàng nông sản
hiện nay giữa việt Nam và Asean ở một số mặt hàng chủ yếu rồi đưa ra các
Giải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý thuyết thương mại nội bộ
ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và Asean
Hàng nông sản: Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản là
tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến chương XXIV và một số sản
phẩm cụ thể thuộc các chương khác trong Hệ thống mã HS trừ cá và sản
phẩm cá.


3

Như vậy, nông sản bao gồm:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa,
động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam như gạo,
café, rau quả và trong khối Asean
+ Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2012-2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với định lượng để đánh giá mức độ thương mại nội bộ ngành
giữa Việt Nam và Asean dựa trên những cơ sở thu thập thông tin, số liệu từ những
báo cáo về tình hình xuất khẩu trên website Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống
kê, ASEAN.org, Aseanstat, UN comtrade trên một số cuốn sách, tạp chí khoa học
và một số trang web khác... rồi từ đó vận dụng từ lý thuyết để thúc đẩy thương mại
nội bộ ngành hàng nông sản của Việt Nam với một số mặt hàng chủ yếu.
Trong đó phương pháp định tính thì sử dụng chỉ số Grubel-Lloyd để
tính toán mức độ thương mại nội bộ ngành hàng nông sản.

5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại nội bộ ngành hàng nông sản
Chương 2: Thực trạng thương mại nội bộ ngành nông sản giữa việt nam
và các nước Asean
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển thương mại nội bộ ngành
nông sản giữa việt nam và các nước Asean


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI BỘ
NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về thương mại nội bộ ngành hàng nông sản
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về thương mại nội bộ ngành hàng
nông sản trên thế giới là nghiên cứu của McCorriston và Sheldon(1991) đánh
giá về sự mở rộng thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Mỹ và Cộng
đồng Châu Âu trong giai đoạn 1977-1986. Trong nghiên cứu, tác giả đã nhấn
mạnh vai trò của khoảng cách địa lý cũng như độ mở của nền kinh tế và dựa
trên kết quả đo lường thì tác giả đã kết luận là GDP bình quân đầu người và
sự tương đồng GDP giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tích cực tới thương mại
nội bộ ngành. Christodoulou (1992) đo lường chỉ số IIT trong ngành công
nghiệp thịt và chế biến thịt (thịt lợn và thịt bò) ở các nước EC năm 1988. Kết
quả cho thấy sự đa dạng về sở thích của người tiêu dùng và sự cạnh tranh
không hoàn hảo là những nhân tố quan trọng nhất tác động tới thương mại nội
bộ ngành các mặt hàng nghiên cứu. Qasmi và Fausti (2001) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của NAFTA đối với thương mại nội bộ ngành trong các sản phẩm
thực phẩm nông nghiệp ở Bắc Mỹ và phần còn lại của thế giới. Các tác giả

này cũng chỉ ra rằng IIT trong các mặt hàng thực phẩm nông nghiệp ở Mỹ và
phần còn lại của thế giới tăng lên kể từ khi Hiệp định NAFTA nhưng chưa
đưa ra được lời giải thích cho vấn đề này. Chan và cộng sự (2001) nghiên cứu
về các yếu tố tác động tới thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Đài
Loan và Asean-5 bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất trong
giai đoạn 1970-1995. Theo kết quả của nghiên cứu này, quy mô thị trường có
tác động tích cực đối với IIT và tác động gián tiếp phát sinh từ thu nhập và sự


5

ưa thích của người tiêu dùng có thể là yếu tố quyết định chính trong việc
quảng bá thương mại nông sản trong nội bộ các nước châu Á. Leităo và
Faustino (2008) đã phân tích các yếu tố quyết định IIT giữa Bồ Đào Nha và
EU (EU-15) trong ngành chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng phương
pháp phân tích số liệu hỗn hợp trong giai đoạn 1996-2003. Nghiên cứu này
đã sử dụng cả đặc tính của ngành và các quốc gia cụ thể như các biến giải
thích. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, tính kinh tế của quy mô và sự
khác biệt giữa các sản phẩm là những yếu tố quyết định chính của thương
mại nội bộ ngành.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu về thương mại nội bộ ngành còn khá mới và
chỉ có một số học giả nghiên cứu về vấn đề này như tác giả Nguyễn Thị Hiệp
(2012) với nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến thương mại nội bộ ngành chế
biến của Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến
thương mại nội bộ ngành bao gồm: GDP bình quân đầu người, sự khác biệt về
GDP giữa hai quốc gia, sự khác biệt về GDP bình quân đầu người giữa hai
quốc gia, khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia, mất cân bằng trong
thương mại giữa hai quốc gia, mức độ tập trung thương mại, độ mở của nền
kinh tế, có đất liền bao quanh. Nghiên cứu của Võ Thy Trang(2013) về “Vận

dụng mô hình trọng lực trong đo lường thương mại nội bộ ngành hàng chế biến
giữa Việt Nam với một số nước thành viên thuộc APEC”. Tác giả đã đưa ra kết
luận rằng sự gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế APEC đem lại tác động tích cực
cho thương mại nội bộ ngành giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối này.
Trần Nhuận Kiên và Trần Thị Phương Thảo(2016) với nghiên cứu “Xác định
thương mại nội bộ ngành trong công nghiệp chế tạo” nhằm đo lường mức độ
thương mại nội bộ ngành công nghiệp chế tạo với các đối tác chính trong giai
đoạn 2000-2013 và từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách.


6

Qua các nghiên cứu trên có thể thấy Việt Nam chưa có nghiên cứu về
thương mại nội bộ ngành hàng nông sản. Đó là cơ sở để tác giả tiến hành thực
hiện bài nghiên cứu này.
1.2. Lý thuyết thương mại nội bộ ngành
1.2.1. Khái niệm
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, đã có nhiều lý thuyết mới được xây
dựng để bổ sung cho các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ
điển. Theo lý thuyết của Heckscher-Ohlin, khác biệt về sự dồi dào các yếu tố
sản xuất là nguồn gốc của lợi thế so sánh. Trong khi đó, lợi thế so sánh là
một yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế. Do vậy, thương mại quốc tế
dựa trên lợi thế so sánh là thương mại liên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế mô
hình của Heckscher- Ohlin đã không giải thích được hiện tượng thương mại
giữa các quốc gia tương đồng nhau với sự dồi dào các yếu tố sản xuất như
nhau. Đây chính là điểm xuất phát của lý thuyết thương mại mới, thương mại
nội bộ ngành (IIT).
Khái niệm Thương mại nội bộ ngành đã được Balassa(1966) đưa ra và
được thừa nhận rộng rãi như sau:
Thương mại nội bộ ngành: là các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu

đồng thời các sản phẩm và dịch vụ tương đồng nhau. Tương đồng được hiểu
là hàng hóa và dịch vụ được phân chia là cùng loại. Để hiểu rõ hơn ta có thể
lấy ví dụ về mặt hàng ô tô. Thương mại nội bộ ngành diễn ra đó là Đức xuất
khẩu ô tô từ Nhật Bản và đồng thời cũng nhập khẩu ô tô từ Ý.
1.2.2. Phân loại lý thuyết thương mại nội bộ ngành
Có rất nhiều lý thuyết về thương mại nội bộ ngành và có thể chia chúng
thành hai loại là thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc (HIIT) và thương
mại nội bộ ngành theo chiều ngang (VIIT).
1.2.2.1. Thương mại nội bộ ngành theo chiều ngang


7

Một số tác giả nghiên cứu lý thuyết về loại thương mại nội ngành theo
chiều ngang bao gồm Lancaster (1980), Krugman (1981), Helpman (1981, 1987)
và Bergstrand (1990) và đưa ra khái niệm như sau: Thương mại nội bộ ngành
theo chiều ngang: là thương mại xuất hiện khi xuất khẩu và nhập khẩu về một
sản phẩm có chất lượng tương tự nhau, nhưng lại có đặc điểm khác nhau trong
cùng thời điểm (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang).
Ví dụ về thương mại nội bộ ngành theo chiều ngang: như Hàn Quốc
xuất khẩu và nhập khẩu điện thoại thành phẩm. Các sản phẩm này được chế
tạo với các công nghệ tương tự nhau, có các tính năng giống nhau và được
xếp chung một dòng sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm điện thoại do Sam
Sung xuất khẩu vẫn có những điểm khác biệt về hình dáng cũng như một số
đặc tính đặc trưng so với điện thoại Nokia nhập khẩu để phục vụ nhu cầu của
người tiêu dùng trong nước.
Theo mô hình nghiên cứu của Mora(2002) các quốc gia càng có nguồn
lực giống nhau thì thị phần của thương mại nội bộ ngành theo chiều ngang
càng lớn.
1.2.2.2. Thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc

Cơ sở lý thuyết cho loại thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc được
một số tác giả như Falvey (1981), Falvey và Kierzkowski (1987) nghiên cứu
và đưa ra.
Khái niệm: Thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc: là thương mại về
những sản phẩm có chất lượng khác nhau (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều
dọc). Ví dụ với mặt hàng máy tính- linh kiện điện tử thì Trung Quốc nhập
khẩu các chi tiết linh kiện điện tử và tận dụng lợi thế có nguồn lao động giá rẻ
để gia công lắp ráp rồi xuất khẩu máy tính thành phẩm sang các quốc gia như
Mỹ hay Châu Âu.
Thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc thường diễn ra giữa các nước


8

phát triển với nước đang phát triển do các quốc gia này có sự khác biệt nhau
về nguồn lực cũng như yếu tố sản xuất.
1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu và nội dung lý thuyết
Thương mại nội bộ ngành đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu mà lý thuyết
của Heckscher-Ohlin chưa thể trả lời đó là
Câu hỏi 1: Tại sao một quốc gia xuất khẩu ô tô mà lại nhập khẩu ô tô
mà không sử dụng nguồn lực đó để nhập khẩu mặt hàng khác như thực phẩm,
máy bay…
Câu hỏi 2: Tại sao các hàng hóa khác nhau lại được gộp chung
thành một loại, ví dụ trong ô tô thì xuất khẩu xe Volkswagen khác với
nhập khẩu Ferraris.
Nội dung lý thuyết
Thương mại nội bộ ngành dựa trên cơ sở sự thay thế lẫn nhau để tối
thiểu chi phí tao lợi ích lớn hơn thúc đẩy quan hệ, học tập lẫn nhau, mua bán
bí quyết sản xuất, tối ưu hóa chất lượng sản phẩm.
1.2.4. Nguyên nhân thương mại nội bộ ngành

Để giải thích cho hai câu hỏi trên, nghiên cứu của Grubel và Lloy
(1975) là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về thương mại nội
bộ ngành giữa các nước phát triển có mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất
tương tự như nhau. Nghiên cứu của họ tập trung vào giải thích tính đa dạng
về thị hiếu là nguồn gốc của thương mại. Hai công trình nghiên cứu lý thuyết
khác cũng ra đời sau công trình của Grubel và Lloyd, đó là nghiên cứu của
Dixit và Stiglitz vào năm 1977. Họ cũng tập trung vào “tính đa dạng của sản
phẩm” (product variety) và việc sản xuất mang tính độc quyền hơn là “cạnh
tranh hoàn hảo”. Lancaster (1997) cũng có một mô hình “tính đa dạng của sản
phẩm”. Trong mô hình này, sản phẩm có hàng loạt các đặc điểm khác nhau và
người tiêu dùng cũng đề ra hàng loạt đặc tính của sản phẩm họ ưa chuộng


9

nhất. Do đó có thể thấy người tiêu dùng có thói quen tiêu thụ rất đa dạng. Để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, nhà cung ứng
phải cung cấp nhiều loại sản phẩm với mẫu mã, kích cỡ, công dụng,… khác
nhau, nhưng do điều kiện và khả năng của mỗi quốc gia khác nhau nên họ chỉ
có thể sản xuất hiệu quả một vài sản phẩm đặc trưng của họ, và để đáp ứng sở
thích của các khách hàng còn lại thì buộc họ phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì
thế khác biệt hóa sản phẩm đã tạo nên thương mại nội bộ ngành.
Ngoài ra để giải thích cho hoạt động thương mại nội bộ ngành còn do
lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (internal economies of scale), chỉ một
vài người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm lý tưởng (ideal products), một
số khác mua được “sản phẩm khác biệt hóa” tương đương với hình mẫu sản
phẩm được họ ưa chuộng nhất. Phương pháp của Dixit-Stiglitz và Lancaster
về “sự khác biệt hóa sản phẩm” dựa vào “lợi tức tăng dần theo quy mô”
(increasing returns to scale) và “cạnh tranh độc quyền”. Tính kinh tế nhờ quy
mô: có nghĩa là khi quy mô sản xuất tăng lên thì chi phí sản xuất sẽ giảm.

Chính từ nguyên lý này mà mỗi nước sẽ dựa vào nguồn lực sẵn có của mình
mà chuyên môn hóa sản xuất một hay một vài loại mặt hàng, sau đó sẽ trao
đổi buôn bán với các nước còn lại, thu lợi từ việc tăng quy mô, giảm chi phí.
Đây là một nguyên nhân quan trọng tạo nên thương mại nội bộ ngành. Hơn
nữa, tính kinh tế nhờ quy mô động sẽ giúp củng cố và thức đẩy thương mại
nội bộ ngành giữa các nước. Tính kinh tế nhờ quy mô động là chi phí sản
xuất trung bình giảm khi sản lượng sản xuất cộng dồn theo thời gian tăng
lên, hay nói cách khác chi phí sản xuất càng thấp khi sản lượng tích lũy hiện
tại càng cao.
Phân phối thu nhập khác nhau: mức thu nhập có tác động đến nhu cầu
tiêu dùng, thu nhập khác nhau sẽ có nhu cầu về hàng hóa khác nhau. Các nhà
sản xuất dựa vào mức thu nhập của người dân mà sản xuất ra loại hàng hóa


10

phù hợp và được nhiều người ưa chuộng, còn số ít người còn lại thì sử dụng
hàng hóa được nhập khẩu từ các nước khác. Vì thế, sự phân phối trong thu
nhập khác nhau giữa hai nước có cùng mức thu nhập có thể dẫn đến thương
mại nội bộ ngành, do cơ cấu cầu giữa hai quốc gia càng giống nhau thì khả
năng thương mại nội bộ ngành giữa hai quốc gia đó càng mạnh (Burenstam
Linder, 1961, p.94).
1.2.5. Đo lường thương mại nội bộ ngành
Balassa (1966) đã đề xuất chỉ số thương mại nội bộ ngành đầu tiên để
đo lường mức độ thương mại nội bộ ngành – đồng thời nhập khẩu và xuất
khẩu hàng hóa trong cùng một ngành với một đối tác:

Bj: chỉ số thương mại nội bộ ngành với đối tác j
Xi: Giá trị xuất khẩu của sản phẩm i với đối tác j
Mi: Giá trị nhập khẩu của sản phẩm i với đối tác j

Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa thương mại ròng trên tổng thương mại, có
khoảng dao động từ 0 đến 1, khi Bj = 0 thì thương mại chồng chéo hoàn hảo,
do đó thương mại nội bộ ngành là thuần túy, trong khi 1 đại diện cho thương
mại liên ngành thuần túy. Mặc dù bản chất của chỉ số này vẫn còn nguyên vẹn
cho đến ngày nay, nhưng một chỉ số đo lường thương mại nội bộ ngành mà lại
cho giá trị thương mại nội ngành thuần túy một giá trị bằng 0 thì nhìn không
được hấp dẫn.
Do đó Grubel-Lloyd(1975) đã đề xuất một công thức thay thế và trở
thành phương pháp phổ biến nhất để đo lường mức độ thương mại nội bộ
ngành (ITT). Chỉ số Grube-Lloyd này là cách tính toán phổ biến và thích hợp
nhất để phân tích cơ cấu thương mại nội bộ ngành của một ngành hàng trong
một thời điểm nhất định. Khi đã có thông tin về giá trị xuất khẩu và nhập


11

khẩu của một ngành hàng xác định với một đối tác và khoảng thời gian xác
định ta có thể tính toán như sau:

Trong đó:
GL: Chỉ số thương mại nội bộ ngành của sản phẩm i với đối tác j
Xi: Giá trị xuất khẩu của sản phẩm i với đối tác j
Mi: Giá trị nhập khẩu của sản phẩm i với đối tác j
Công thức Grubel-Lloyd cho thấy một quốc gia nếu chỉ có xuất khẩu
hoặc nhập khẩu với đối tác thì sẽ không có thương mại nội bộ ngành diễn ra,
trong công thức thì giá trị của vế phải sẽ bằng 0. Còn trong trường hợp xuất
khẩu bằng với nhập khẩu thì giá trị vế phải sẽ bằng 1. Cho nên chỉ số GrubelLloyd chỉ có giá trị từ 0 (không có thương mại nội bộ ngành) đến 1(có thương
mại nội bộ ngành hoàn toàn).
1.2.6. Đánh giá chung về lý thuyết thương mại nội bộ ngành
1.2.6.1. Ưu điểm của lý thuyết thương mại nội bộ ngành:

Trong thương mại quốc tế ngày nay, thương mại nội bộ ngành có vai
trò ngày càng quan trọng giữa các nước. Qua thực tế cho thấy, các nước sẽ
hưởng lợi ích khi trao đổi buôn bán hàng hóa với nhau.
Thứ nhất, nhà sản xuất có thể tìm kiếm được một thị trường cung ứng
đầu vào với chi phí thấp và dồi dào từ các nước khác.
Thứ hai, tận dụng thương mại nội bộ ngành, mỗi nhà sản xuất của các
quốc gia chỉ việc chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm khác biệt với
qui mô lớn, điều đó giúp vận dụng được lợi thế theo quy mô.
Ngoài ra, thông qua thương mại nội bộ ngành, sản phẩm của nhà sản
xuất có cơ hội cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa,


12

người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ thương mại nội bộ ngành, có thể mua
hàng với giá thấp hơn từ việc tính kinh tế theo quy mô và thỏa mãn được nhu
cầu tiêu dùng từ việc khác biệt hóa sản phẩm. Cuối cùng, thương mại nội bộ
ngành còn tác động đến sự dịch chuyển và phân phối thu nhập của các yếu tố
sản xuất tương đối nhỏ, bởi vì các yếu tố sản xuất chỉ dịch chuyển trong cùng
một ngành, nên không đòi hỏi chi phí thích ứng và thay đổi lớn.
1.2.6.2. Nhược điểm của lý thuyết thương mại nội bộ ngành:
Lý thuyết này vẫn chưa giải thích được các trường hợp các quốc gia sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mặt hàng đó không có thị trường trong nước
ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc là các nước xuất khẩu cây thông Nô-en
nhân tạo. Trong khi đó các nước này là quốc gia không theo đạo thiên
chúa( tức là mặt hàng không có thị trường trong nước).
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại nội ngành hàng nông sản
Trong phần trước chúng ta đã đề xuất chỉ số G-L để đo lường thương
mại nội ngành. Mặc dù có một vài khó khăn và vấn đề trong việc đo lường
thương mại nội ngành, nhưng đã có một sự nhất quán chung trong tài liệu về

việc đo lường cái gì. Tuy nhiên điều đó chưa thể hiện được các yếu tố quyết
định thương mại nội bộ ngành nói chung hay thương mại nội bộ ngành hàng
nông sản nói riêng.
Kể từ khi các mô hình đầu tiên về thương mại nội ngành xuất hiện, thì
nhiều loại mô hình khác nhau cũng đã được tạo ra, có cả về thương mại nội
ngành theo chiều ngang và chiều dọc cũng như các cấu trúc thị trường thay
thế như cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm. Một số trong những mô
hình này thì có phân biệt sự khác nhau của các nhân tố quyết định, trong khi
những mô hình khác thì gặp khó khăn khi phân biệt giữa chúng. Bất chấp
những khó khăn này, vô số cuộc nghiên cứu thực nhiệm đã tìm cách để xác
định các đặc điểm chung cho tất cả hoặc hầu hết các mô hình này. Và dĩ


13

nhiên, những đặc điểm chung này là đối tượng của các sai số khi đo lường, và
nằm trong phần lớn các biến đại diện, một số trong những vấn đề lường ở trên
mà nó tác động đến, thì dường như không đáng kể. Những đặc điểm này đại
khái được phân loại như các nhân tố quyết định quốc gia cụ thể và các nhân tố
quyết định ngành công nghiệp cụ thể (Greenaway và Milner, 1989). Và với
thương mại nội bộ ngành nông sản, theo ý kiến tác giả có thể tính đến các yếu
tố sau:
1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia
Phát triển kinh tế được cho là một nhân tố quyết định của thương mại
nội ngành giữa hai quốc gia trong hai cách: thứ nhất là mức độ phát triển kinh
tế, thứ hai là sự khác nhau trong phát triển kinh tế. Mức phát triển kinh tế cao
thì có lợi cho thương mại nội ngành, bởi vì các nền kinh tế phát triển cao có
khả năng để phát triển và sản xuất các sản phẩm khác biệt hóa, tương ứng với
khả năng sản xuất các sản phẩm khác biệt hóa là một nhu cầu khác biệt lớn.
Các biến số phổ biến nhất được dùng để xác định yếu tố quyết định này là

tổng thu nhập quốc nội (quốc dân) bình quân đầu người, GDP/đầu người. Tỷ
lệ vốn – lao động cũng được sử dụng khi các nền kinh tế phát triển cao được
giả định có tổng lượng vốn trên đầu người lớn hơn.
Theo lý thuyết kinh tế, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất
trong lãnh thổ một quốc gia tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng tăng
lên và cơ hội xuất khẩu hàng hóa sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng
của nhân tố này đối với KNXK của từng nước và mặt hàng khác nhau lại có
sự khác nhau. Chẳng hạn: với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực phát
triển thì KNXK và GDP có quan hệ chặt chẽ với nhau. Song, với nền kinh tế
không lấy xuất khẩu làm mục tiêu chính thì lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất
ra trong nước chưa hẳn đã phục vụ cho hoạt động xuất khẩu - tức là KNXK
và GDP ít có liên quan tới nhau. Còn khi khả năng sản xuất tăng, giá trị sản


14

xuất của quốc gia giảm xuống thì trường hợp này GDP sẽ có tác động ngược
chiều với KNXK. Về mặt lý thuyết có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhau
với mức độ tác động của quy mô nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu đến
KNXK. Song trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hai nhân tố này cho
thấy mối quan hệ cùng chiều và chặt chẽ với nhau.
1.3.2. Quy mô thị trường
Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch
thương mại giữa hai quốc gia. Tức là, GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ cho
thấy nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên. Tuy
nhiên, khi GDP của một quốc gia tăng cho thấy khả năng sản xuất của quốc
gia đó tăng theo. Vì thế cơ hội cạnh tranh của sản phẩm ngoài nước với sản
phẩm trong nước sẽ càng gay gắt. Không chỉ vậy, mức cầu nước nhập khẩu
của một quốc gia là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của từng
loại hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn, với những hàng hóa thứ cấp khi mức

sống tăng, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Với hàng hóa thông thường khi thu
nhập tăng, cầu về hàng hóa đó cũng tăng theo song cùng với nó là sự tăng lên
của chất lượng sản phẩm. Song, với hàng hóa xa xỉ thì cầu và thu nhập lại tỷ
lệ thuận với nhau. Tuy vậy, việc xác định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiết
yếu hay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào quốc gia đó là xuất khẩu hay
nhập khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn đến KNNK của quốc gia đó tăng hay
giảm? Trên thực tế rất khó để khẳng định rõ ràng được tác động của quy mô
nền kinh tế nước nhập khẩu với KNXK là tác động cùng chiều hay ngược
chiều. Tuy nhiên, do nông sản là mặt hàng thiết yếu nên hầu hết các quốc gia
đều quan trọng thứ hàng hóa này để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người
dân. Điều này có nghĩa khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó đã
tập trung sản xuất để gia tăng sản lượng và nâng cao chất lượng nông sản
trong nước - đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm đi. Khi đó,


15

tác động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu tới KNXK là tác động
ngược chiều.
1.3.3. Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia
Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
cước phí vận chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển
hàng hóa nói chung và nhóm nông sản nói riêng. Khi khoảng cách giữa hai
quốc gia càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn kết hợp với đặc thù của hàng
nông sản là tươi sống nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nông sản.
Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện
hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng,… do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn
nguồn hàng, lựa chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng để xuất khẩu.
Qua phân tích cho thấy, khoảng cách địa lý có tác động lớn đến hoạt động
xuất khẩu của một quốc gia. Đây là lý do khiến các quốc gia thường chú

trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đường
biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực. Thêm vào đó, khoảng cách địa
lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa. Tuy rằng với mỗi
mặt hàng khác nhau thì mức độ tác động có thể là nhiều hay ít. Song với
nhóm hàng nông sản thì khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động xuất khẩu nông sản của một quốc gia.
1.3.4. Hội nhập kinh tế
- Độ mở của nền kinh tế của từng quốc gia
Ðộ mở nền kinh tế được sử dụng như một nhân tố đại diện cho chính
sách ngoại thương của một quốc gia, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu so với GDP. Chính sách ngoại thương càng theo hướng tự do
hóa, độ mở của nền kinh tế càng lớn khiến cho quy mô xuất nhập khẩu hàng
hóa càng tăng. Như vậy, độ mở nền kinh tế có tác động cùng chiều đến hoạt
động xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng.


16

- Các quan hệ kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập KTQT, các mối quan hệ kinh tế quốc tế có
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông
sản nói riêng của một quốc gia. Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó
có nghĩa là hàng hóa đã xâm nhập vào một thị trường khác và nhà xuất khẩu sẽ
phải đối mặt với những rào cản như thuế nhập khẩu hay vấn đề về hạn ngạch
nhập khẩu. Các rào cản này là chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc rất nhiều vào
quan hệ kinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Trong khi đó, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay đã tạo
điều kiện cho nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau như ASEAN,
APEC, EU,…được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa
phương giữa các nước và các khối kinh tế đã được ký kết với mục tiêu là giảm

thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá và thúc đẩy hoạt động thương mại
trong khu vực và toàn thế giới ngày càng phát triển. Đây sẽ là tác nhân tích cực
hay là rào cản với một quốc gia khi thâm nhập vào thị trường khác hoàn toàn
phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Như vậy, với một
quốc gia nếu có được những mối quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng, bền vững và
tốt đẹp sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong
nước nhằm tăng KNXK. Song để làm được điều này thì quốc gia đó cần tăng
cường tham gia vào các liên minh kinh tế cũng như việc ký kết các hiệp định
thương mại song phương hoặc đa phương với các khối và các quốc gia khác.
1.3.5. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của từng quốc gia
- Chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu
Các nhân tố về chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu có tác
động lớn đến KNXK và KNNK của một quốc gia. Song, tùy vào các công cụ
sử dụng khác nhau mà các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến XK và NK của một quốc gia. Các chính sách tác động đến xuất khẩu


17

khá đa dạng nên trong khuôn khổ của Luận văn sẽ chỉ tập trung vào những
chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc
gia. Cụ thể:
+ Chính sách thuế quan và phi thuế quan
Rào cản thương mại quốc tế bao gồm các biện pháp thuế quan và phi
thuế quan. Tuy nhiên hiện nay trong xu thế hội nhập KTQT với hàng loạt các
FTA được ký kết thì các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan
không còn khả thi thì các quốc gia sẽ thiết lập hàng loạt các rào cản kỹ thuật
nhằm ngăn chặn nông sản NK. Có thể kể tới hàng loạt các yêu cầu nghiêm
ngặt về tiêu chuẩn chất lượng hay quy chuẩn nguồn gốc xuất xứ của thị
trường Nhật Bản, Mỹ hay EU. Kết quả sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể

làm giảm KNXK hàng hóa của một quốc gia. Ngược lại, khi các rào cản này
giảm đi (tức là quốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các
hiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt…) làm
giảm đi tác động của hàng rào thuế quan sẽ khiến hàng nông sản có nhiều sẽ
tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu quốc tế (thúc đẩy KNXK hàng hóa
của một quốc gia).
+Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này so với đồng tiền khác. Có
nhiều cách tiếp cận đến tỷ giá hối đoái nhưng Luận văn sẽ dừng lại ở khía
cạnh nghiên cứu sức mua của đồng tiền với các loại hàng hóa nông sản. Do
vậy, tỷ giá được đề cập đến chính là tỷ giá thực của đồng tiền ngoại tệ so với
đồng tiền nội tệ (ER).Thực tế cho thấy, tác động của chính sách tỷ giá hối
đoái tới KNXK về mặt bản chất là do những thay đổi trong mức tỷ giá hối
đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá hàng xuất khẩu - yếu tố
quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường. Khi đồng nội tệ của
một quốc gia giảm giá so với các đồng ngoại tệ khác tức là giá cả của hàng


18

hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ giảm, khi đó cầu của hàng hóa này tăng
làm cho sản lượng xuất khẩu tăng. Ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá so với
ngoại tệ thì sẽ khiến cho sản lượng xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là
tác động của tỷ giá tới khối lượng xuất khẩu, còn tác động của tỷ giá đến
KNXK như thế nào thì còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng xuất khẩu
đối với giá. Nếu cầu hàng hóa là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ so
với nội tệ tăng lên sẽ khiến tổng KNXK tính theo ngoại tệ tăng lên. Nếu cầu
hàng hóa ít co giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến KNXK tính theo ngoại tệ giảm
đi. Đối với các nhóm hàng khác nhau có mức độ co giãn của cầu theo giá là
không đồng nhất, tác động từ tỷ giá hối đoái cũng sẽ không đồng đều. Bên

cạnh tác động vào nhân tố cầu tại nước nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái cũng có
tác động đến cung hàng xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi khiến doanh thu của
doanh nghiệp tăng, chi phí đầu vào giảm sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất, tăng
cung hàng cho xuất khẩu. Bên cạnh việc tỷ giá tăng hay giảm có những tác
động trực tiếp trái chiều nhau tới KNXK thì biến động tỷ giá của các đồng
tiền cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Trong một số
trường hợp, khi tỷ giá biến động thì nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện
pháp đề phòng rủi ro (tức là chi phí họ phải bỏ ra cao hơn) khiến cho động lực
xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ngừng xuất khẩu do rủi ro tỷ
giá thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí rút lui khỏi thị trường. Với kết
luận về hai chiều tác động này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tối đa hóa lợi
nhuận và lựa chọn tăng hay giảm xuất khẩu là khác nhau.
1.3.6. Lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau về mặt lý
thuyết do nhận thức và quá trình chứng minh khác nhau.Phát huy lợi thế so
sánh là yêu cầu cơ bản của thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh bao gồm lợi
thế so sánh tự nhiên và lợi thế so sánh tự tạo. Lợi thế so sánh tự nhiên có từ


×